Trang chủ > Tây Nguyên > Kontum 2010

Kontum 2010

1. Gia Lai:

Một nhà thờ của người Jrai ở Pleikly:

.

Trẻ em Jrai với những cuốn sách giáo khoa cũ từ miền xuôi gởi lên. Các em mặc những chiếc áo mới nhất, chờ suốt một buổi chiều ở đây để đón sách. Nhưng… chúng em chỉ cần sách tiểu học thôi!

.

.

2. Kontum:

Một nhà thờ ở gần thành phố Kontum, của người Bahnar:

.

Kìa người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm.” (Mc 4, 3-8)

.

Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

(Tv 125, 5)

.

Phía trong nhà thờ- Bàn thờ chính:

.

Các nhà thờ ở đây thường được làm theo mẫu của những nhà rông như thế này:

.

Rời thành phố Kontum chúng tôi đi về huyện Sa Thầy. Đây là hình ảnh con sông Dakbla. Tháng 12 là mùa khô nên cây cối xác xơ và dòng sông thì cạn nước:

.

Theo lời người dẫn đường, đồi Charlie ở phía xa, bên kia vạt núi này. Charlie, cùng với một số địa danh khác được nhắc đến trong một bản nhạc quen thuộc:

Anh ! Anh ! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh ! Anh ! Hỡi anh giã từ vũ khí

Toumorong, Dakto, Krek, Snoul
Ôi Dambe, Ðức Cơ, Krek, Snoul
Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu
Anh ! Cũng anh vừa ở lại một mình,
vừa ở lại một mình
Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.

Xin một lần thôi, một lần thôi
Vẫy tay tạ từ Charlie

(Người ở lại Charlie- Trần Thiện Thanh)

.

.

Một bữa ăn của người Bahnar:

Cơm được nấu từ một loại gạo dẻo gần như nếp:

.

Món này là cà pháo, lá khoai mì và kiến vàng trộn với nhau:

.

Đọt mây luộc chấm với nước mắm. Chủ nhà cho biết: Món này dùng đãi khách quý (có lẽ vì hiếm):

.

Một tiết mục văn nghệ bỏ túi:

.

Cuối cùng, quý bạn xem đây là cái gì nhé:

(Mai sau dù có bao giờ…)

Chuyên mục:Tây Nguyên Thẻ:
  1. Nguyễn Tuấn Anh
    22/10/2012 lúc 21:36

    Wow…hay nhỉ!!!
    Đêm nay em vừa vào nhà là “bóc tem”…entry mới rồi!
    hihihihihi…

    • Nguyễn Tuấn Anh
      23/10/2012 lúc 12:30

      Dạ,
      Vậy…Chị Năm làm Trưởng đoàn, tổ chức và bao ăn ở…từ A –> Z…đó nghen!
      Em đăng ký trước…6 suất cho nhóm kiến đó!
      hihihihihi…

    • Nguyễn Tuấn Anh
      23/10/2012 lúc 12:36

      Chị Năm:
      Em nhơ nhớ có đọc ở đâu đó nói rằng, người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, nói chung, đa phần là họ theo đạo Tin Lành ( Đạo Tin Lành du nhập vào Việt Nam vào đầu thế kỷ XX . Năm 1911, Hội thánh Tin Lành đầu tiên của Việt Nam mới được xây dựng ở Đà Nẵng…)
      Vậy, chị Năm cho em tò mò hỏi một chút nghen:

      – Chị Năm là người theo đạo Tin Lành hay Thiên Chúa Giáo?
      – Nếu có thể, chị Năm sơ lược vài nét giống và khác nhau của Tin Lành và Thiên Chúa Giáo, được chứ chị Năm?

    • Nguyễn Tuấn Anh
      23/10/2012 lúc 22:56

      Phay Van :Tuấn Anh: Đi Kontum phải uống rượu cần đó nhé

      Wow…! Cả nhóm kiến lại đi “về miền Tây”…công tác, mấy ngày nay rồi!
      Còn lại mình em uống “trọn” hủ rượu cần…chắc là “tiêu tán đường”…quá chị Năm…ơi!!!!
      hihihihi…

      • 24/10/2012 lúc 13:47

        Tuấn Anh: Mỗi hũ mình hút một chút thôi. Hút giáp vòng (khoảng 60-70 hũ) là đủ “tiêu tán đường” há 😀

    • Nguyễn Tuấn Anh
      23/10/2012 lúc 23:03

      “…Sơ lược vài dòng, Tuấn Anh nhé.”

      Dạ, em cám ơn chị Năm!
      Mà…chị Năm có “bực mình” khi…em hỏi mấy ý đó không vậy?
      hihihihi…

    • Nguyễn Tuấn Anh
      24/10/2012 lúc 21:50

      Phay Van :Tuấn Anh: Mỗi hũ mình hút một chút thôi. Hút giáp vòng (khoảng 60-70 hũ) là đủ “tiêu tán đường” há

      Học, lẫn một mình làm tổng hợp bài của cả nhóm gởi về…mệt và bù đầu quá…chị Năm ơi!
      Tranh thủ giải lao một chút, em vào “tám”…với chị Năm đây…
      hihihihihi…

      – Trời…Trời…!
      Bộ mỗi lần uống, mình phải “tham dự hút” đủ giáp vòng như vậy mới đúng…”nhập gia tuỳ tục”…hở chị Năm???!!!

      Thôi…thôi…! Em xin rút…phiếu đăng ký lại…chị Năm ơi!!!!
      hihihihihi…

    • Nguyễn Tuấn Anh
      24/10/2012 lúc 21:53

      Phay Van :Không bực Tuấn Anh ơi, mà rất vui vì em đã quan tâm.

      Thật…hở, chị Năm! hihihihi…
      Thế thì, cho em tò mò…tiếp nghen:

      – Bên Công Giáo, vị Linh Mục được gọi xưng là…Cha.
      – Bên Tin Lành, vị Linh Mục được gọi xưng là…Mục Sư.

      Thế, ý nghĩa và quyền hạn của 2 “chức vụ” này có gì giống và khác nhau, vậy chị Năm? Xem phim ảnh, em có để ý, hình như trang phục của 2 vị LM này cũng khác nhau…thì phải?

      P/s: Chị Năm không “bực”, thì em sẽ cứ tò mò hỏi chị Năm miết thôi…đó nghen!
      hihihihihi…

  2. Nguyễn Tuấn Anh
    22/10/2012 lúc 21:44

    Chị Năm:
    – Các ảnh nhà thờ bằng gỗ thật “bề thế” ở hình 1 và 2, (em đoán mò…hihihihi…), chắc phải là do “Việt kiều người dân tộc thiểu số” gởi về đóng góp xây dựng phải không chị?
    – Và…Cái mái nhà thờ hình số 5, lợp bằng vật liệu gì mà đẹp vậy, chị Năm?

    • 23/10/2012 lúc 09:32

      Tiền làm nhà thờ được quyên góp từ nhiều nguồn em ạ.
      Nhà thờ hình số 5 lợp tôn mà em. Đây là hình chụp từ sau:

      • Nguyễn Tuấn Anh
        23/10/2012 lúc 12:39

        Xem kỹ lại những tấm ảnh, em thấy phong cách kiến trúc nhà thờ ở Gia Lai và Kontum này, hình như không giống với phong cách kiến trúc nhà thờ “cổ điển” ở các thành phố, đúng không chị Năm?
        Chị Năm có biết…lý do sự khác nhau trong phong cách kiến trúc này?

  3. Nguyễn Tuấn Anh
    22/10/2012 lúc 21:52

    “1. Gia Lai:
    Một nhà thờ của người Jrai ở Pleikly:”

    Chị Năm: Cho em hỏi một tí nghen:
    – “Pleikly” hay là “Pleiku”…vậy chị?

    Nếu em nhớ không lầm (học môn Địa lý hồi Phổ thông), thì trước 1975 VNCH có 3 tỉnh mang tên theo “ngôn ngữ” của người Dân tộc thiểu số thì phải: Kontum, Pleiku, Daklak?

    1/ Kontum: (Kon là Làng, Tum là Hồ) = Làng Hồ.
    2/ Pleiku: (Plei là Làng, Ku là người em) = Làng của người em.
    3/ Daklak: (Dak là Nước, Lac là Hồ) = Nước Hồ.

    Sau năm 1975, (không hiểu lý do vì sao?!) nhà nước vnxhcn lại đổi tên tỉnh Pleiku thành…”Gia Lai”!
    Vậy, chị Năm có biết…“Gia Lai”…có nghĩa là gì, không ạ?

    • 23/10/2012 lúc 09:26

      Sau 30.04.75, tỉnh Pleiku bị đổi tên thành Gia Lai, đồng thời người ta ghép hai tỉnh Gia Lai Kontum thành 1, sau này lại thấy tách ra. Rảnh ghê!

      Pleikly thuộc huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, em ạ.

      Tặng Tuấn Anh đoạn này:

      Pleikly được người Jrai gọi là Pleiky Phun, nghĩa là làng đá gốc. Do đó, người Pleikly nói, người Jrai ở Pleiku (đi về phía Bắc 60 km) hiểu, và người Cheoreo (đi về phía Phú Yên 80 km) cũng hiểu. Pleikly năm trên trục phân thuỷ (theo quan niệm của người Jrai xưa). Từ quốc lộ 14 trở về phía biển (Phú Yên, Quy Nhơn), gọi là gah ngọ (phía trên, phía mặt trời mọc), từ quốc lộ 14 chạy về phía Campuchia gọi là gah yụ (phía dưới, phía mặt trời lặn).

      Ngày 10.10.1969, Đức cha Paul Seitz đã dẫn bốn tu sĩ DCCT đến làng Pleikly này, không hề có một căn nhà tạm nào của Giáo hội đã được thiết lập. Đức cha mở Thánh Kinh đọc đoạn Luca 10, 1-12 và tuyên bố: Chúa Yêsu sai 72 môn đệ lên đường. Nay tôi sai DCCT đến với người Jrai. Nay các anh chỉ có bốn, nhưng trong tương lai có 72 người thì tôi cũng nhận. Hiện nay DCCT có mặt tại năm vùng truyền giáo: Pleikly (gồm các huyện Chư Sê và Chư Pưh), Cheoreo-Tơlui (gồm thị xã Ayunpa, các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa), Pleichuet (gồm thành phố Pleiku, huyện Đăk Đoa), Đức Cơ (gồm huyện Đức Cơ), Châu Khê-Hra (gồm huyện Măng Yang). Bốn trung tâm đầu lo mục vụ và truyền giáo cho người sắc tộc Jrai, trung tâm cuối chăm sóc người Bahnar.

      (nguồn)

      • Nguyễn Tuấn Anh
        23/10/2012 lúc 12:51

        Dạ, em cám ơn chị Năm!

  4. Nguyễn Tuấn Anh
    22/10/2012 lúc 21:57

    “Cuối cùng, quý bạn xem đây là cái gì nhé:”

    Có phải là…”nhà mồ”…của người Ê- Đê…không, chị Năm?

    • 23/10/2012 lúc 09:15

      Nghĩa địa của người Bahnar đó em.

      • Nguyễn Tuấn Anh
        23/10/2012 lúc 12:50

        – “Nghĩa địa…” ?

        Ủa…! Người dân tộc thiểu số ở TN, cũng gọi là “nghĩa địa” như người dân tộc Kinh, chứ không phải gọi là…”nhà mồ”…hở chị Năm?

        – Ở còm trên em nói: “nhà mồ”…của người Ê- Đê”
        Vì, em đã đọc và xem hình “nhà mồ” (ảnh cuối cùng) ở trang này…nè chị Năm:

        http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_m%E1%BB%93_T%C3%A2y_Nguy%C3%AAn

      • Nguyễn Tuấn Anh
        23/10/2012 lúc 22:49

        Hihihihihi…
        – Chị Năm của tụi em…”đa tài”…quá hén!
        Vừa là “phóng viên ảnh” vừa là “phiên dịch viên”…diễn nôm!!!
        hihihihihi…

      • 24/10/2012 lúc 13:47

        Gọi nghĩa địa nghe gần gũi em há. Nhà mồ nghe thấy ghê ghê.

      • Nguyễn Tuấn Anh
        24/10/2012 lúc 22:20

        Chị Năm ơi,
        Gọi:
        1/ “Nhà mồ nghe thấy ghê ghê.”
        – Dạ, nghe cũng…ghê ghê…thật!

        “Theo phong tục tang lễ của một số tộc người ở vùng Tây Nguyên, sau khi chôn người chết, người ta làm một chòi nhỏ sơ sài trên nấm mộ để che mưa che nắng cho người chết. Trong chòi thường đặt một số đồ dùng của người đã khuất.
        Sau đó một hoặc vài ba năm, thân nhân gia đình người chết phá nhà mồ cũ, dựng nhà mồ mới khang trang hơn, kiên cố hơn, trang trí tượng gỗ, có hàng rào xung quanh nhà mồ…”

        http://www.skydoor.net/place/5386

        2/ “nghĩa địa nghe gần gũi em há”
        – Dạ, nghe cũng…gần gũi…nhưng cũng thấy…hơi buồn buồn, chị Năm ơi!

        XÓM NGHĨA ĐỊA
        “Ngay cả người dân sống lâu năm ở đây cũng không biết chính xác cái “xóm nghĩa địa” nằm bên dòng kênh Rạch Lào, khu phố 4, phường 15, quận 8, TP.HCM có tự khi nào. Chỉ biết “xóm nghĩa địa” kỳ lạ này tồn tại ngay giữa trung tâm TP.HCM đã mấy chục năm nay. Mặc cho xung quanh nhiều cao ốc chọc trời mọc lên cùng những con phố sầm uất, nhộn nhịp thì khu dân cư sống chen lẫn với nghĩa địa này vẫn cứ tồn tại.
        (…)
        Không biết rồi cuộc đời của những người dân nơi đây sẽ ra sao và số phận của những đứa trẻ nheo nhóc, ít được học hành nơi nghĩa địa tăm tối này sẽ trôi về đâu…”

        http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan//Tuoi-tre-cuoi-tuan/309705/%e2%80%9cXom-nghia-dia%e2%80%9d.html

        3/ Thôi thì, mình gọi là…NGHĨA TRANG…cho nó thanh thoát, và…nhẹ nhàng…nghen chị Năm!
        hihihihi…

        NIỆM KHÚC NGHĨA TRANG

        “Mỗi lần viếng nghĩa trang, là một dịp nhắc nhớ cho mỗi chúng ta niệm khúc quí giá về tình người, về chữ hiếu, về cuộc sống đời này, về một niềm hy vọng vào đời sau…”

        http://danchuahiepthong.com/index.php?option=com_content&view=article&id=3138:nim-khuc-ngha-trang&catid=37:chia-s&Itemid=545

  5. Nguyễn Tuấn Anh
    23/10/2012 lúc 23:19

    Chị Năm ơi,
    Trong entry, chị Năm có đề cập đến đồi Charlie; hơi tò mò, em tìm đọc được một bài viết nói về diễn tiến trận đánh diễn ra ở cứ điểm Charlie này, thấy thật là hay…đến xúc động!

    NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE
    (…Charlie không hẳn là một căn cứ , mà chỉ là một ngọn đồi .
    Khi liên lạc với các tiền đồn người ta gọi cứ điểm A là Alpha , cứ điểm B là Beta , cứ điểm C là Charlie , D là Delta . . .
    Vậy, Charlie là một trong những cứ điểm tiền phương trong trận địa đó …)

    http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/NOL-chatlie.htm

    Chị Năm trước đây, đã từng biết và đọc một bài viết nào nói về trận đánh này…chưa vậy?

    • 24/10/2012 lúc 13:44

      Cảm ơn Tuấn Anh.
      Trước 1975 chị có được đọc Mùa Hè Đỏ Lửa em ạ, và được nghe bản nhạc NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE. Về tác giả Phan Nhật Nam, em còn nhớ entry này không: Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba.

  6. Nguyễn Tuấn Anh
    23/10/2012 lúc 23:22

    Wow…! Chị Năm ơi…
    Lang thang tình cờ vào đọc trang này em có 2 bất ngờ thật thú vị…

    1/ Bản nhạc (Người ở lại Charlie- Trần Thiện Thanh) chị post, được chủ “Tây Bụi’s blog” dịch sang tiếng Anh.
    2/ Chủ Tây Bụi’s blog này, mới hôm qua cũng lấy entry “Kontum” của chị về nhà “ổng”…đó!
    (ở mục: Danh sách blog của tôi)

    http://taybui.blogspot.com/2011/03/nguoi-o-lai-charlie-he-who-stayed.html

    Chị Năm có…”quen”…với ông “Tây Bụi” này…không vậy?
    hihihihi…

    • Nguyễn Tuấn Anh
      24/10/2012 lúc 22:02

      Phay Van :Trang PV hân hạnh nằm trong mục Danh sách blog của tôi bên đó. Và nó luôn tự động cập nhật entry mới nhất em ạ (chứ ông không có lấy về).Chị không có hân hạnh được quen ông.

      Thế, chị Năm đọc bài bên nhà “ổng” thì…thấy thế nào?
      hihihihihi…

  7. 24/10/2012 lúc 17:43

    Tấm ảnh thứ tư (trên xuống), ánh mắt háo hức của bọn trẻ nhìn những cuốn sách thật là ấn tượng!

  8. 24/10/2012 lúc 22:17

    Không biết mình có nên yêu … Kontum không nữa ?
    Ngày xưa người ta đã có ý định ghép 3 tỉnh : Đáklak, Kontum, Pleiku nhưng thấy cách ghép tên và phát âm không ổn nên … thôi !

  9. Nguyễn Tuấn Anh
    24/10/2012 lúc 22:33

    Chị Năm ơi, xem tấm ảnh mái nhà thờ ở hình thứ 5, thấy có bức phù điêu được “nặn phỏng” theo bức hoạ “The Last Supper” của Danh họa Leonardo Da Vinci…!
    Nhưng em hơi thắc mắc, là…không hiểu sao cái vị “Điêu khắc gia” nào (?) lại đi “nặn phỏng” sai “một cách thô thiển” cái ý nghĩa và tinh thần nội dung của “nguyên tác” The Last Supper… nhiều đến vậy?!
    Bởi, theo ý nghĩa nội dung của bức hoạ mà em đã được dịp đọc biết, thì…

    Tinh thần nội dung của bức họa Bữa Tiệc Ly:
    “Bức tranh mô tả một sự kiện tôn giáo trong Kinh Thánh: Giuđa Iscariôt – một môn đệ của Chúa Giêsu – đã tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng thầy của mình chỉ với 30 đồng bạc.
    Chính giữa bức tranh là chúa Giêsu đang nói với các môn đệ: “Trong anh em có người sẽ bán rẻ Thầy”.
    12 môn đệ ngồi đồng bàn, mỗi người một vẻ mặt khác nhau:
    – 3 người thì thầm bàn bạc.
    – 3 người tỏ vẻ giận dữ (trong đó có 1 người đập mạnh tay xuống bàn).
    – 1 người lộ vẻ nghi ngờ.
    – 1 người tỏ ra ngạc nhiên.
    – 1 người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành.
    – 2 người lộ vẻ xúc động.
    – Chỉ có 1 môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền – đó chính là Giuđa, người mặc áo xanh thứ tư từ bên trái, tay cầm bọc tiền, có thể là tiền bán Chúa. Sau lưng ông là một khoảng tối, còn sau lưng Chúa Giêsu là ô cửa đầy ánh sáng. Những tia sáng chiếu vào gương mặt Chúa Giêsu làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ mà cương nghị. Sự tương phản mạnh mẽ này đã biểu đạt được sự căm giận sâu sắc của tác giả đối với lũ gian ác, sự ngưỡng vọng đối với chính nghĩa…”

    http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20101216/8050

    • Nguyễn Tuấn Anh
      24/10/2012 lúc 23:15

      Chị Năm ơi,
      Theo thông tin bài viết ở link còm trên…thì:

      – “…Danh họa Leonardo Da Vinci vẽ bích họa Bữa Tiệc Ly (The Last Supper) mất 3 năm liền – không là 7 hoặc 20 năm như một số người nghĩ…”

      Còn theo cái bài ở link này…thì:

      – “Leonardo da Vinci vẽ bức “Bữa tiệc ly” hay “Bữa ăn tối cuối cùng” (The last supper) mất 7 năm liền. Đó là bức tranh vẽ Đức Jesu và 12 vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Chúa bị Judas phản bội.
      Leonardo tìm mẫu vẽ rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông chọn được một chàng trai 19 tuổi có gương mặt trong trắng, thánh thiện, một nhân cách tinh khiết tuyệt đối để làm mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt 6 tháng trước chàng trai, và hình ảnh Chúa Jesus được hiện trên bức vẽ.

      Sáu năm tiếp theo, ông lần lượt vẽ xong 12 vị tông đồ. Chỉ còn có Judas Iscariot, tông đồ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc (tương đương 16.96 đô la Mỹ và tương đương 254.400 đồng Việt Nam)…”

      http://yume.vn/vietamgroup/article/cau-chuyen-ve-buc-tranh-bua-tiec-ly-the-last-supper-leonard-da-vinci.35CBC4EF.html

      Vậy, với chị Năm, là một người Công Giáo, thì cái…thông tin nào là…”khả tín”…chị Năm?

      P/s: À, chị Năm lục tìm bức hoạ “The Last Supper”, mà theo chị là “nguyên bản” nhất này…post lên nghen…chị Năm!

      Ui cha…! Thôi…quá và hết giờ giải lao rồi, em rời nhà…nghen
      Good night, chị Năm!

      • 28/10/2012 lúc 07:02

        Về nguyên bản bức họa, có lẽ chúng ta nên lấy ở trang này.

        Ba mươi đồng là giá trị tiền công lao động một tháng của người Do Thái ngày xưa (một đồng/ ngày), em ạ.

  10. Nguyễn Tuấn Anh
    24/10/2012 lúc 22:56

    Một cái còm của em…tự nhiên bị spam!?
    Chị Năm lôi nó ra đi!

  11. Nguyễn Tuấn Anh
    27/10/2012 lúc 00:30

    Phay Van :Lôi rồi em ạ.

    Chị Năm!?
    Trời…trời…!
    Chị lôi “nó” ra, rồi chị…”quăng”…nó ở chỗ nào, mà em tìm “gần chết” chẳng thấy “nó”…ở đâu cả, vậy?

  12. Nguyễn Tuấn Anh
    27/10/2012 lúc 21:37

    Hổng phải “nó”…chị Năm ơi!?
    – “Nó”…là cái còm cuối cùng đêm hôm ấy…em muốn hỏi chị mấy ý, và “nó” có lời chúc Good night…tới chị cơ!

    Nhưng thôi, cho nó…Hide-and-seek…luôn đi chị Năm!
    hihihihihihi..

  13. 19/11/2012 lúc 08:03

    Trời đất, những bức tượng nhà mồ biến mất hết rồi sao?
    Nhớ Kontum quá!

    • Võ Trung Tín
      19/11/2012 lúc 23:01

      Wow..! Thật là vui mừng hết sức..!
      Bởi, lâu quá mới thấy chị Tư xuất hiện còm lại ở nhà chị Năm!
      Ròm em kính chào chị Tư vào chơi ạ.

      Chị Tư cùng gia đình có khoẻ không vậy?
      Công việc bận lắm hay sao mà chị Tư (cũng như mấy chị khác)…”đi mất biệt”..luôn..dzậy!?
      huhuhuhuhu…

      Lần nữa, thay mặt nhóm kiến (các bạn đi công chuyện hết chị Tư ơi), ròm em kính chào chị Tư vào còm chơi nghen!

      • 20/11/2012 lúc 05:57

        Cảm ơn bạn, mình bận lu bu nên cũng ít đi các nhà bạn à.
        Mình có nhiều kỷ niệm với Kontum cũ, đơn giản vì ngày đó mình rất mến vùng đất Kontum thanh bình và yên ả, con người sống hiền hòa…

    • Võ Trung Tín
      19/11/2012 lúc 23:11

      “Nhớ Kontum quá!”

      Chị Tư ơi,
      Chị Tư đã từng có dịp tới thăm Kontum vào năm nào vậy?
      Lúc ấy chị đi tham quan Kontum cùng gia đình, hay là với bạn bè của chị?
      Nếu có thể được, ròm em rất mong chị Tư kể lại một vài kỷ niệm với Kontum trong chuyến đi tham quan đó..đi chị Tư?

      Ròm em chờ nghe chị Tư kể..đó nghen!
      hihihihi…

      • 20/11/2012 lúc 05:58

        cảm ơn bạn quan tâm đến những kỷ niệm Kontom của mình thật ra cũng không có gì quá đặc biệt cả chỉ là ấn tượng về một vùng đất-vùng văn hóa còn cái gfi đó nguyên lành thôi..nhưng sau này mình quay lại thì đã mất di ít nhiều!

      • Võ Trung Tín
        22/11/2012 lúc 13:20

        Hơi bận một chút, cho ròm em xin lỗi chị Tư vì vào hồi âm còm trễ..nghen!

        Cám ơn chị Tư đã nhanh chóng hồi âm câu hỏi của ròm em ạ!

        – Thế, hồi ấy đi tham quan, chị Tư có dịp chụp nhiều hình ảnh về cảnh quang hoang sơ, nguyên lành của Kontum ngày ấy, không ạ?
        Nếu có thể được, mong chị Tư hãy post lên một vài ảnh, để mọi người cùng chiêm ngưỡng, so sánh..với ngày nay, được chứ ạ?

        Ròm em xin cám ơn chị Tư trước..đó nghen!

        P/s: Ui..! Chị Tư ơi…
        Tự nhiên có cái cảm giác..sao mà..Chị Tư..”xưng hô”..với ròm em là..”bạn”, nghe như có vẻ..”xa lắc xa lơ”..dzữ dzậy..chị Tư!?

        Huhuhuhuhuhuhu…

      • Võ Trung Tín
        23/11/2012 lúc 23:31

        “Chết rồi! Chị Tư quên mất Tín Ròm rồi há.”

        Sao..? Thật thế hở chị Năm?
        Ui..! Thế thì ròm em đành tiêng tiếc một chút dzà..buồn 5 phút..dzậy!
        Huhuhuhuhuhu…

        – Quên là những gì mất đi hết trong ký ức sau khi nhớ!
        – Nhớ là những gì còn lại trong ký ức sau khi đã quên hết!
        Cho nên:

        -Ta biết rằng cố quên là sẽ nhớ
        Nên dặn lòng cố nhớ để mà quên…

        Hẳn..chị Năm chắc là còn nhớ những cái còm rất thật lòng này của..Ròm em chứ:

        1/ Võ Trung Tín
        Tháng Mười Một 12, 2011 lúc 16:02 | #75
        Em ròm …chào chị Năm ạ! ( chị Hai Nha Trang, chị Ba Nguyệt Mai, chị Tư Hà Linh, Chị Năm Phay Van, và…” ấy ” út….! Từ nay mấy chị cho em gọi như vậy nghen, nhà em chẳng có chị gái gì cả!!!! )

        2/ Nguyễn thị Nha Trang
        Tháng Mười Một 12, 2011 lúc 21:17 | #82
        Chà…chà…! Cái thằng em trai còm nhom này có cái ý…cũng lém lĩnh hay hay đấy chứ !
        Ý kiến mấy bồ tèo thế nào đây ?

        3/ Phay Van
        Tháng Mười Một 13, 2011 lúc 06:25 | #83
        Chị Nha Trang: dạ, thưa chị Hai. Em Năm đây

        4/ Mai
        Tháng Mười Một 13, 2011 lúc 11:13 | #84
        Em Tín đã phân chia thứ tự các chị rạch ròi, nhưng còn Tín là thứ mấy nhỉ, sao chị chẳng nghe em nói gì cả?

        5/ Phay Van
        Tháng Mười Một 13, 2011 lúc 13:30 | #85
        Chị Mai: Tín là “ấy” của Út Vân rồi.

        6/ Võ Trung Tín
        Tháng Mười Một 13, 2011 lúc 16:17 | #86
        Chị Ba kính: Dạ, em là con đầu gọi thứ hai, chị Ba à! em có một thằng em trai học lớp 10, nhà có 2 anh em trai chẳng có chị hay em gái gì cả chị Ba ơi! Mấy chị nhận em làm em trai, em mừng muốn hết ròm luôn vậy đó!!!!
        Em có gì không phải cứ cự em thẳng tay nghen mấy chị!

        (…)

        https://123hoang.wordpress.com/2011/11/12/truy%E1%BB%87n-tranh-tu%E1%BB%95i-hoa/

      • Võ Trung Tín
        25/11/2012 lúc 10:32

        Chời..! Chời..!
        – Khóc, mà cũng có..”bè”..phụ nữa, hở chị Năm?
        hihihihihihi…

        Thôi, chị Năm..quơi…
        Ròm em..”Vẫy tay, vẫy tay chào nhau”, dzà..”Buồn ơi, chào mi”…dzồi…!
        hihihihihihi…

      • 25/11/2012 lúc 15:21

        Thì… chị em mình “giúp” nhau lúc hoạn nạn mà em 😀

      • Võ Trung Tín
        26/11/2012 lúc 15:49

        “Thì… chị em mình “giúp” nhau lúc hoạn nạn mà em”

        – Dạ, cám ơn bà chị Năm đã hết lòng hết sức..”bè” phụ..thật to lấn át hơn..giọng trầm bi ai “hu hu” của ròm em ạ!
        hihihihihihi…

    • 21/11/2012 lúc 19:25

      Nàng Phay sắp đi à, HL nhắn là còn chút gì của KT gắng mà giữ lấy! không mai kia HL về thăm KT thấy như đến nơi xa lạ thì buồn!

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: