Trang chủ > Tây Nguyên > Một Thánh lễ Misa của người Bahnar

Một Thánh lễ Misa của người Bahnar

Thân mời quý bạn thăm một cộng đồng người Bahnar ở Kontum.

Ở những nơi xa xôi hẻo lánh như vùng này- một xã nghèo gần “Ngã Ba Đông Dương”, thuộc địa phận Kontum, mỗi tuần chỉ có một thánh lễ vào Chúa nhật, và vị linh mục phải vượt vài chục cây số bằng xe honda để đến đây dâng lễ.

Lễ tạ ơn của Thầy Sáu (phó tế), “nay” (12/2010) là tân linh mục được coi là một biến cố lớn của xã. Từ vài ngày trước, bà con đã dựng một cái cổng bằng tre, và giăng cờ xí thế này:


.

Nơi cử hành Thánh lễ là một sàn gỗ ọp ẹp dựng tạm. Một người Bahnar cắt nghĩa: Hàng chữ trắng trên nền vải xanh đó có nghĩa “Con là linh mục đời đời”.

.

Các em thiếu nhi đang nô nức chờ đến giờ lễ:

.

“Ông Trùm” xướng kinh trước Thánh lễ. Những câu kinh ngắn, thưa đáp nhịp nhàng, lập đi lập lại nhiều lần đủ cho “kẻ ngoại đạo” biết đó là kinh Kính Mừng:

.

Ca đoàn “dã chiến”:

.

Ca nhập lễ: Ca đoàn hát bài Lên Đền Thánh (Lm. Thành Tâm) trong khi các thiếu nữ với trang phục cổ truyền múa minh họa:

“Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường…”

.

Các linh mục trong đoàn đồng tế tiến ra hôn chào Bàn thờ:

.

.

“Chúa ở cùng anh chị em.
– Và ở cùng cha.”

.

Giáo dân rước lễ từ tay vị Tân linh mục:

.

Sau lễ là hai tiết mục giải trí:

1. Uống rượu cần:

Những vị chủ nhà hiếu khách đã bày sẵn rượu ra sân cỏ từ khi Thánh lễ chưa chấm dứt:

.

Mỗi hũ có một mùi, vị riêng. Để thưởng thức thì bạn phải uống hết một vòng thế này:

.

2. Ai không thích “say sưa” thì coi văn nghệ:

.

Bạn chọn cách nào?

Chuyên mục:Tây Nguyên Thẻ:
  1. Võ Trung Tín
    19/10/2012 lúc 12:09

    Wow..!!!
    Loạt ảnh phóng sự này chị Năm thực hiện vào ngày tháng năm nào dzậy?
    Ủa..mà..bà chị Năm là..phóng viên ảnh..hở?!
    – Dzậy mà lâu nay cứ dzấu nghề..không đó nghen!
    hihihihihi…

  2. Võ Trung Tín
    19/10/2012 lúc 12:13

    Chị Năm đứng ở chỗ nào..sao hổng thấy dzậy!?
    Bộ chị Năm bị ép uống một vòng rượu cần, rồi..say..”quắc cần câu”..rồi hở?!
    – Rượu cần có..”ngon, bổ, rẻ”.. hông dzậy, chị Năm?
    hihihihihihi…

    • 19/10/2012 lúc 13:17

      Ngon lắm em ơi, mỗi “bình” một vẻ mười phân vẹn mười!
      Em có thấy cái can nhựa đựng nước (trắng) kế bên hũ rượu không? Hút cạn lại châm vào, hay lắm.

      • Võ Trung Tín
        21/10/2012 lúc 12:35

        Phay Van :Ngon lắm em ơi, mỗi “bình” một vẻ mười phân vẹn mười!Em có thấy cái can nhựa đựng nước (trắng) kế bên hũ rượu không? Hút cạn lại châm vào, hay lắm.

        Chị Năm,
        Dzậy, trong cái can nhựa, là..”nước lã” hay “rụ”.., chị Năm?
        Ai cũng thay phiên nhau hút..có mỗi một cái ống trong bình..hở chị?
        Ui..! Thế thì..”mất vệ sinh”..quá!!!???
        hihihihi…

      • 22/10/2012 lúc 16:03

        Can nhựa đựng nước lã em à. Hút cạn thì lại châm nước lã vào, vẫn cứ đậm đà như trước.
        Hút chung một ống mới tình cảm chứ em, mình hòa đồng, chan hòa với mọi người.

  3. Võ Trung Tín
    19/10/2012 lúc 12:19

    “Ai không thích “say sưa” thì coi văn nghệ…
    – Bạn chọn cách nào?”

    Chị Năm..quơi..!
    – Ròm em chọn..”uống Cà phê dzà hát..Karaoke”..được hông..dzậy?
    hihihihihi…

    http://www.youtube.com/watch?v=b4CxozvBotc

    • Võ Trung Tín
      21/10/2012 lúc 12:29

      – “Ra tới Tây Nguyên…”

      Chị Năm..quơi!

      – Đi “Lên” Tây Nguyên!
      Chứ..”Ra tới Tây Nguyên”..là..ra..răng..hỉ..?!
      hihihihi…

  4. Võ Trung Tín
    19/10/2012 lúc 12:25

    À..quên! Chị Năm ơi,

    – Thánh lễ Misa..là ý nghĩa gì vậy?

    Ròm em chờ chị Năm giải thích “tuốt tuồn tuột”..ngọn nguồn của Thánh lễ này đó nghen?

    • 19/10/2012 lúc 13:14

      Tín xem nhé, chị Năm (hihi) copy:
      Người Công giáo thường gọi Lễ Misa để chỉ Hy lễ Thánh Thể, tức là việc Chúa Giêsu đã làm xưa trong bữa Tiệc ly và trên Thánh giá, nay Người còn dâng mình trên bàn thờ cách thiêng liêng qua các linh mục thừa tác của Giáo hội.
      Chữ Misa bắt nguồn từ câu kết trong Thánh Lễ bằng tiếng Latinh (ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội), khi chủ tế tuyên bố giải tán dân chúng: Ite missa est (Lễ đã xong, anh chị em hãy ra đi).

      • Võ Trung Tín
        21/10/2012 lúc 12:24

        Chời..! Chời..!
        Bà chị giải thích “tuốt tuồn tuột”.. dzì mà..cụt lủn, gọn bưng..dzữ dzậy!!!???
        Làm Ròm em..”ngừ ngoại đạo”..đọc, thấy như đi trong..”bát quái trận đồ”..luôn đó!!!!????

  5. 19/10/2012 lúc 13:28

    Váy dài như thế , lúc văn nghệ qùy xuống thấy còn tự tin chút chứ váy ngắn như ở Sài gòn thì … ngại chết đi được ý !

  6. chinook
    20/10/2012 lúc 13:02

    “Phóng sự” của Chị giúp tôi nhớ lại Thánh lễ tôi dự năm 1972 ở Tân Rai ,B’lao, Lâm đồng , tại một nhà nguyện nhỏ của người K’hor. Buôn này nay chắc không còn vì dự án Bauxite.

    Chủ tế hôm đó là Cha Hóa. Ngài cử hành lễ và thuyết giảng bằng tiếng K’hor.

    Ấn tựơng tôi có về lòng thành kính, nét đơn sơ , mộc mạc của những Anh em K’hor và S’tiêng thật đậm nét.

    Cám ơn Chị PhayVan

  7. 20/10/2012 lúc 14:47

    Đơn sơ mà đủ thành kính, cảm giác ơn thánh chan hòa, hơn cả trong một vài nhà thờ nguy nga…
    Cuối tuần, ơn Chứa an lành hằng ở bên Phay Van!

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: