Trang chủ > Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp > Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (2): Hình Bìa

Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (2): Hình Bìa

Công trình tập thể đáng trân trọng nhất và thành công nhất của các linh mục – tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam trong công cuộc tông đồ bằng ngòi bút là Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Tờ Nguyệt San ra đời tháng 6 năm 1935 và tồn tại cho đến tháng 4 năm 1975.
(nguồn: cuuthe.com)

(hình: internet)

Lòng tôn sùng Đức Mẹ với tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp được phổ biến rộng rãi là nhờ sự truyền bá của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Như hầu hết giáo dân Việt Nam, cha mẹ tôi có lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (ĐMHCG) cách đặc biệt. Trên bàn thờ nhà tôi, dưới chân cây Thánh Giá là bức ảnh ĐMHCG (ảnh người phụ nữ áo đen mang theo trong cuộc di cư 1954 ở hình trên).

Chúng tôi (tức là mấy chị em tôi) bắt đầu chịu ảnh hưởng của Dòng Chúa Cứu Thế từ khi cha tôi đặt mua dài hạn những cuốn Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Một người chú của cha tôi là cổ động viên của báo này. Hằng tháng tôi được theo chân các bà chị yêu quý đi lãnh báo, cũng là dịp được chơi với mấy con chim bồ câu trong vườn nhà ông.

Những số báo ngày xưa có trang bìa giống hệt nhau, đó là bức ảnh ĐMHCG, chỉ khác nhau ở màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, thay đổi luân phiên mỗi tháng … đại loại như thế. Cho đến khoảng đầu thập niên 1970 thì có một cuộc cách mạng trên bìa báo. Những cái bìa từ đây là những tác phẩm nhiếp ảnh, tùy theo chủ đề từng số báo.

.

Xuân Tân Hợi 1971:

Giáng Sinh: Quan điểm (19)71:

Vượt chiến tranh:

Bà Mẹ Việt Nam:

Xuân Nhâm Tý 1972:

Chiến nạn 1972:

Ra khơi:

Ma túy:

Thanh thiếu niên bụi đời:

Dự bị hôn nhân:

Sinh hoạt Dân Chúa: Đào tạo về Công Lý

Công Giáo Việt Nam: “Thế mạnh và thế yếu”

Cho đến tận cùng thế giới (1):

Cho đến tận cùng thế giới (2):

Nhìn về tương lai:

Năm Thánh: Năm Hòa Giải (07/1973)

Dựng lại nhà, dựng lại người (08/1973):

Bi quan hay lạc quan về tuổi trẻ hôm nay? (09/1973):

Nhìn qua “xã hội vô thần” (10/1973):

Giáng sinh 1973

Đức Mẹ như một dấu lạ (03/1974):

Tuyên ngôn của Văn phòng Phát triển (05/1974):

Thần khí trong Giáo Hội (06/1974):

Phúc Âm và (chống) Tham Nhũng (08/1974):

Chuyển động (09/1974):

Giáng Sinh 1974

Xuân Ất Mão 1975

Chuyên mục:Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thẻ:
  1. Nguyễn Tuấn Anh
    12/10/2012 lúc 14:15

    À…quên…!
    Mở cửa lấy con tem của entry này, rồi mới đi chứ…!
    hihihihihi…

    • 13/10/2012 lúc 13:06

      Tuấn Anh thấy hình (bìa báo) đẹp không?

      • Nguyễn Tuấn Anh
        13/10/2012 lúc 21:44

        Phay Van :Tuấn Anh thấy hình (bìa báo) đẹp không?

        Chị Năm: – Dạ, ĐẸP !
        Bởi, em nhìn thấy được “cái Đẹp” trong giác độ ý nghĩa…là :
        – Các bìa báo xưa cũ qua 41 năm (1971- 2012) đã được chị Năm trân trọng giữ gìn bằng hết cả tấm lòng “đức tin” thật sự của mình, rồi post lên chia sẻ với mọi người.
        – Tính nhân văn, nhân bản…ở ý nghĩa tên của tờ Nguyệt san: ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP.

        Cơ sở để em “thấy được cái Đẹp”…ấy, vì em “cảm” ý nghĩa của 2 câu này:

        1/ Cái đẹp không nằm trong sự vật cụ thể mà nằm trong điều nó tượng trưng.
        (Beauty lay not in the thing, but in what the thing symbolized.)
        – Thomas Hardy

        2/ Tất cả mọi thứ đều có thể nhìn thấy dưới ánh sáng của lòng nhân đức, và vì vậy, trong khía cạnh của cái đẹp; bởi cái đẹp là hiện thực giản đơn được nhìn qua con mắt yêu thương.
        (All things are perceived in the light of charity, and hence under the aspect of beauty; for beauty is simply reality seen with the eyes of love.)
        – Evelyn Underhill

  2. Mai
    12/10/2012 lúc 23:33

    Cám ơn cô em Phay Van đã post lên những trang bìa của tờ báo ĐMHCG để mọi người có thể hình dung sinh hoạt báo chí của miền Nam trước năm 1975.

    • Trần thị Bảo Vân
      13/10/2012 lúc 12:14

      Út Vân kính chào…chị Ba ghé nhà ạ!

      Trời…trời…! Chị Ba đi đâu mà…”mất biệt tăm”…luôn vậy đó?!
      Bận lắm sao chị Ba?
      Chị Năm biểu Út tìm…”mo cau” chia lại cho chỉ, vì, chị Ba…”không can”…đó!!!!
      hihi…

      • Mai
        14/10/2012 lúc 07:39

        Thân mến chào hai em Út Vân và Tuấn Anh,
        Lâu nay chị Ba bận bịu quá nên ít vào “còm” tuy thỉnh thoảng có làm độc giả thầm lặng ghé về thăm nhà.
        Cám ơn hai em đã hỏi thăm chị.
        Sắp tới đây khi có ebook của TQBT số 54, chị sẽ gởi cho chị Năm post lên cho các em đọc nhé.
        Mến chúc các em một cuối tuần vui vẻ nghen..

    • Nguyễn Tuấn Anh
      13/10/2012 lúc 22:24

      Chị Ba kính mến,
      Tuấn Anh em kính chào chị Ba “xuất hiện” lại ạ!
      Vào còm thường xuyên cho vui vẻ …đi chị Ba?

    • Mai
      14/10/2012 lúc 07:40

      Cám ơn nàng Phay.

    • Trần thị Bảo Vân
      14/10/2012 lúc 22:28

      Chị Ba kính mến,
      Dạ, Út đã vào nhà bác THT đọc entry: “Giới thiệu sách, báo mới” !
      Út thấy có tên chị Ba ở trang bìa nữa đó!
      Chị Ba…”xịn”…ghê đó nghe!
      Chị Ba “hối” bác THT…mau mau nghe!
      hihi…

      P/s: Chị Năm là…”chiên dza”…làm biếng…đó chị Ba…
      hihi…

  3. 13/10/2012 lúc 05:01

    NGUYỆT SAN ÐỨC BÀ HẰNG CỨU GIÚP
    CHÀO ÐỜI: 1-7-1935

    Song song với các tuần Ðại Phúc và thập niên 30-40, việc tôn sùng Mẹ Hằng Cứu Giúp lan rộng trên toàn cõi Việt Nam cách riêng từ ba trung tâm mà dân chúng quen gọi là Ðền Ðức Mẹ: Thái Hà Ấp, Huế và Kỳ Ðồng. Ðể “phát huy đức tin và cổ võ lòng sùng kính Ðức Mẹ”, một tờ nguyệt san mang tên “Ðức Bà Hằng Cứu Giúp” ra mắt công chúng ngày 1-7-1935 tại Hà Nội. Vị chủ bút kiêm chủ nhiệm là một Linh mục thừa sai Dòng, gốc Gia Nã Ðại, tên là Joseph Laplante, tên Việt: cha Thanh. Ngài là một học giả, một thứ “mọt sách”. Không vấn đề gì mà ngài không biết và biết đến nguồn gốc. Ngài cũng được dân chúng gọi là “ông cha chầu” vì mỗi ngày thứ Bẩy, ngài lãnh việc chủ sự chầu Mình Thánh ngắn kết thúc ỏ mỗi 5 buổi kính viếng Ðức Mẹ. Vì chưa thông thạo tiếng Việt, nhiều khi còn phát biểu “ba xí ba tú”, nói gì đến việc viết văn, trong khi anh em Việt Nam chưa chịu chức linh mục để lãnh trách nhiệm truyền thông, Cha Laplante, nhà học giả ấy, đã viết tất cả những số báo đầu tiên bằng Pháp ngữ, rồi đưa cho ông Ðông Bích, một nhà báo kỳ cựu của tờ Trung Hòa nhật báo, phiên dịch ra Việt ngữ và hình thành tờ Nguyệt San “Ðức Bà Hằng Cứu Giúp” đầu tiên.

    Trong số ra mắt độc giả ngày 1 tháng 7 năm 1935 (xem phóng ảnh), Cha Giám Ðốc Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Ðông Pháp” là Cha E. Dionne, CSsR đã viết lời giới thiệu nói lên tôn chỉ của tờ báo, biểu dương những vinh hiển, quyền lực và các ân huệ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp … và hoài bão đưa rộng cái phạm vi lời đến cả những vấn đề tôn giáo: Luân lý (morale), giáo lý (dogmatique), tu đức (ascetique) và minh giáo (apologetique) … và mục thuật truyện thánh. Số ra mắt ấn hành 2,000 bản khổ nhỏ, 24 trang, giá bán 1 đồng một năm.

    Năm 1940, Báo đạt được 5,000 độc giả dài hạn. Năm 1944, quân Nhật bị giải giới rút lui. Năm 1947, tháng Sáu, Báo tục bản với danh xưng Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp thay cho Ðức Bà Hằng Cứu Giúp. Theo Thánh Têrêxa Hài Ðồng Giêsu, một người con của Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, thì “Trinh Nữ Maria là Mẹ đúng hơn là Bà Hoàng”. Báo được in khổ lớn. Linh mục Louis Roy, Bề trên tu viện Thái Hà Ấp là Giám Ðốc, Linh mục Joseph Vũ Ngọc Bích là chủ bút với sự cộng tác của các Linh mục Antôn Tuyên và Hồng Phúc. Báo phát triển mạnh với 3,000 độc giả dài hạn vào năm 1953. Phần kỹ thuật do họa sĩ kiêm văn sĩ Nguyễn Bích Vân (Hà Châu) hiện ỏ Paris thực hiện (vài nét về tiểu sử Cha Vũ Ngọc Bích, CSsR là linh mục Việt Nam đầu tiên làm chủ bút Nguyệt San sau Cha Laptante và thiết lập cơ sở xuất bản Cứu Thế Tùng Thư ở Hà Nội). Báo Ðức Mẹ đã đi vào trong các gia đình công giáo, mạnh hơn cả là ở địa phận Vinh, theo một cuộc điều tra cho biết. Cơ sở xuất bản Cứu Thế cũng bắt đầu ra loại sách phổ thông như Hạnh tích của bà Thánh Maria Goretti của Linh mục Vũ Ngọc Bích, Tìm hiểu cách xưng tội của Cha Antôn Tuyên, Nhìn lên ảnh Mẹ của Cha Hồng Phúc và nhất là cuốn Ý nghĩa sự đau khổ của Cha Antôn Tuyên.

    Hồi ấy “sự lạ Fatima” mới được dân chúng biết đến và pho tượng Ðức Mẹ Fatima lần đầu tiên vào Việt Nam được cung nghinh từ bến tàu Hải Phòng đến nhà thờ lớn, Nguyệt San Ðức Mẹ đã cử người theo dõi cuộc thánh du qua các thành phố lớn, để tường thuật trên báo Mẹ.

    Tờ báo Mẹ đang lên thì đất nước lâm vào cảnh loạn ly, bị chia đôi do Hiệp Ðịnh Geneve ngày 20 tháng 7 năm 1954. Gần 1 triệu người, trong đó có 800 ngàn người Công Giáo đã di cư vào Nam. Tất cả các dòng tu nam đều di tản, chỉ Dòng Chúa Cứu Thế ở lại để bảo vệ tôn sùng Ðức Mẹ và lo việc mục vụ cho giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà xung quanh đền Ðức Mẹ. Và người tình nguyện ở lại, ngoài hai cha Dòng quốc tịch Gia Nã Ðại là Cha Vũ Ngọc Bích, chủ bút Nguyệt San Ðức Mẹ và hai Thầy, trong đó phải kể đến Thầy Marcel Văn, người bị chết trong tù Việt Cộng ở Việt Bắc và ngày nay đã được tôn phong Ðáng Kính. Một ký giả quốc tế đã ghi lại được hình ảnh hi hữu nhưng đầy ý nghĩa của một bà cụ, hối hả bước ra phi cơ tại Gia Lâm để vào Nam. Bao nhiêu gia tài của bà được gói ghém trong một bọc vải, một tay bà giữ ngang vai, nhưng tay kia bà xách theo một bức Ảnh Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp to tướng. Ra đi làm lại cuộc đời nhờ Ðức Mẹ. Bức hình được đăng trên nhiều báo quốc tế, nói lên ý nghĩa cuộc di cư vĩ đại.

    Tòa báo Ðức Mẹ cũng được di chuyển từ Hà Nội vào Saigon do thầy Mathêu và nhà văn Tổng Thơ Ký Bích Vân phụ trách, gồm một chiếc máy chữ “cà cộ” và một danh sách độc giả nay không biết đã di cư vào đâu. Tất cả đều phải tổ chức lại. Chúng tôi đang mãn khóa nhà tập thứ hai ở Ðà Lạt, chuẩn bị cho một tuần Ðại Phúc lớn trong tất cả các xứ đạo Saigon thì được lệnh Bề Trên về Saigon … lãnh nhận việc điều khiển Nguyệt San Ðức Mẹ. Mộng làm thừa sai vung cánh ngang trời, nay trở thành… một nhà văn bất đắc dĩ, ngồi miệt bàn giấy. Nhưng bắt chước cha Thánh Anphongsô, người đã viết 111 cuốn sách, chúng tôi cũng mạo muội viết và viết cho đến hôm nay hơn 50 năm, để “phát huy Ðức Tin và truyền bá lòng sùng kính Ðức Mẹ”. Một ban biên tập mới thành hình gồm nhiều Linh mục Dòng và Triều như các Cha Trần Hữu Thanh, Antôn Tuyên, Nguyễn Tự Do, Văn Thi, Phan Phát Huồn, Xuân Ly Băng, Mai Ngọc Sơn, Ðông Xuân Bích và một số nhà văn Công Giáo như Hà Châu, Phạm Ðình Tân, Từ Linh và nhiều nhà văn quân đội. Song song với ban biên tập, 10 nhân viên tòa soạn phụ trách liên lạc với độc giả bốn phương, cách riêng với các cổ động viên được đặt từ Bến Hải đến mũi Cà Mau. Tờ báo lại phát triển mạnh nhờ những bài viết về Tin Mừng với thời cuộc của Linh mục Trần Hữu Thanh, về gia đình của Linh mục Antôn Tuyên và Văn Thi, về mục giải đáp thắc mắc của Linh mục Hồng Phúc, về những truyện ngắn dí dỏm nhưng sâu sắc của nhà văn Hà Châu, về học hỏi Thánh Kinh của Linh mục Barnain tu hội Xuân Bích, về Việt Nam Giáo Sử của Linh mục Phan Phát Huồn… Bộ mặt tờ báo cũng được tô điểm lộng lẫy bằng mẫu Ảnh Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp in Ofset 4 mầu do nhà in Missi ở Lyon (Pháp) ấn hành với sự giúp đỡ của Cha Naidenof S.J. chủ nhiệm. Và sau đó, do Saigon ấn quán, một nhà in lớn nhất thủ đô. Số phát hành Nguyệt San Ðức Mẹ lên đến con số khả quan 26 ngàn độc giả dài hạn. Song song với tờ báo, nhà sách Ðức Mẹ Dòng Chúa Cứu Thế cũng phát hành nhiều sách, đặc biệt là cuốn Kinh Thánh, bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR, ấn hành năm 1976, mười ngàn cuốn trên giấy lụa.

    Năm 1956: Tòa báo Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp và nhà sách xinh xắn được xây dựng bên cạnh nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Ðồng do một kiến trúc sư tên tuổi vẽ kiểu.

    Năm 1963, Linh mục Chân Tín được bổ nhiệm làm Giám Ðốc Nguyệt San Ðức Mẹ. Ðây là thời gian sôi động của miền Nam. Linh mục Chân Tín là một Linh mục rất danh tiếng, vì lập trường chính trị của người được coi là thuộc thành phần thứ ba: không theo cũng như không ủng hộ phe nào. Lập trường mờ ấy bị khối Công Giáo miền Nam, nhất là khối di cư, không ưa thích và gây ảnh hưởng cả cho tờ báo mà Linh mục làm Giám Ðốc ví thế Cha trao quyền điều khiển lại cho Linh mục Ðào Hiếu Toàn. Cuối năm 1972, vị Giám Ðốc mới Tây du và bị lạc lại sau biến cố 75. Linh mục Trần Hữu Thanh đứng ra lãnh trách nhiệm với sự cộng tác của Linh mục Vũ Khởi Phụng. Tờ báo lên lại rồi dừng lại đó cho đến 30 tháng Tư năm 1975, tờ báo bị lên án tử và cơ sở ấn loát bị chiếm . Báo chết, hưởng thọ 40 tuổi.

    http://baoducme.com/index.php?option=com_content&view=article&id=566&Itemid=139

    • 13/10/2012 lúc 15:28

      Bác Doan Tran@ hình như là một pho từ điển sống ! Kính phục , kính phục !

  4. Trần thị Bảo Vân
    13/10/2012 lúc 12:08

    Chị Năm:
    – Entry thì thông tin: “Tờ Nguyệt San ra đời tháng 6 năm 1935 ”
    – Còn còm của bác DoanTran thì thông tin: “NGUYỆT SAN ÐỨC BÀ HẰNG CỨU GIÚP
    CHÀO ÐỜI: 1-7-1935”

    Vậy…thông tin nào là…chính xác vậy?!

    • 13/10/2012 lúc 12:57

      Còm của bác Doan Tran là chính xác đó em. Chị Năm tìm thấy bài này, em sẽ đọc thấy lịch sử thăng trầm của tờ báo.

  5. Trần thị Bảo Vân
    13/10/2012 lúc 12:09

    Chị Năm:
    “Đức Bà” hay “Đức Mẹ” thì Út…hơi hiểu hiểu…qua cái còm của bác DoanTran, nhưng còn…

    – “…Hằng Cứu Giúp”

    Thì ý nghĩa là như thế nào vậy…chị Năm?
    Út là người ngoại đạo, hỏi, nếu có gì không phải, chị Năm đừng có “mắng”…đó nghe!
    hihi…

    • 13/10/2012 lúc 12:51

      Bảo Vân: Em cứ hiểu theo nghĩa bề mặt của từ, hihi.

      Mời em đọc bài này:

      “Khi đã thấy Đức Mẹ một lần thì chỉ mong chết để được nhìn thấy lại gương mặt của Mẹ.” (Bernadette)

      Lần kia, muốn biết giữa các kiểu ảnh Đức Mẹ đã được in ra phổ biến khắp nơi, ảnh nào giống Đức Mẹ thật nhất, người ta bày ra trước mặt chị Bernadette Soubirous, người đã được diễm phúc nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra 18 lần tại hang đá Lộ Đức. Các bức ảnh lần lượt được duyệt qua dưới con mắt chăm chú của chị Bernadette. Lúc ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (bức ảnh mô phỏng theo bức hoạ cổ truyền HODEGETRIA) vừa phớt qua thì chị Bernadette chụp lấy ngay và reo lên: “Bức ảnh này có một cái gì đó tương tự.” Không chỉ có chị Bernadette mà thôi, mà cả chị Lucia là người thấy Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, khi nhìn thấy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng bảo rằng mẫu ảnh này giống với Đức Mẹ. Giống nét mặt hay giống bởi mầu nhiệm chất chứa trong đó ?

      Gốc tích

      Tương truyền rằng, ngày xưa Thánh Lu-ca có vẽ một bức họa Đức Mẹ bồng Chúa Giê-su Hài Đồng. Như ta biết, thánh Lu-ca là người đã viết những chuyện liên quan đến Đức Mẹ thật chi tiết. Có người cho rằng sở dĩ ngài đã viết được như thế là vì được Đức Mẹ “thủ thỉ” kể cho nghe. Khi bức họa được dâng lên cho Mẹ xem thì Mẹ phán: “Ơn thánh Mẹ sẽ theo bức ảnh này.”

      Sang đến thế kỷ thứ V, tại thành Constantinople, có một bức họa rất thời danh được mọi người ca ngợi là tuyệt tác, lịch sử ghi dấu dưới cái tên HODEGETRIA (Đức Mẹ dẫn đường). Thời đó người ta cho rằng thánh Lu-ca là người đã phác hoạ nên nguyên bản bức ảnh này.

      Vào đầu thế kỷ XII, tại đảo Crêta, Địa Trung Hải, bức hoạ HODEGETRIA được các hoạ sĩ Âu – Á dung hoà hai quan niệm hội hoạ Âu – Á để vẽ ra nhiều bức ảnh thời danh. Ngày nay, nguyên bản bức HODEGETRIA đã bị thất lạc. Tuy nhiên, người ta còn giữ được nhiều bản phụ mô phỏng theo bức hoạ đầu tiên mà bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là một trong các phụ bản đó.

      Đến cuối thế kỷ XV, trên đảo Crêta, bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được các tín hữu sùng kính đặc biệt và được mệnh danh là bức ảnh hay làm phép lạ. Thế rồi một sự cố bất thường xảy ra. Người ta biết được biến cố này là nhờ tìm thấy tại sở văn khố Va-ti-ca-nô ba mảnh giấy rất cũ, chúng là bản sao của một mảnh giấy ghi lại lịch sử của bức ảnh, nội dung mảnh giấy đó như sau:

      Bức ảnh bị đánh cắp

      Cuối thế kỷ XV, một thương gia buôn bán rượu, người đảo Crêta đã ăn trộm bức ảnh trong một tu viện và đem qua Rô-ma. Sau khi thoát khỏi một tai nạn đắm tàu, ông đến Rô-ma và lâm bệnh nặng. Trước lúc qua đời, ông kể lại cho một người bạn Ý nghe việc ông đã đánh cắp bức ảnh đó từ đâu và nó được tôn kính như thế nào. Với giọng yếu ớt của người hấp hối, ông khẩn khoản nài xin người bạn Ý đem bức ảnh trả lại cho một nhà thờ nào đó để được công khai tôn kính. Sau khi người lái buôn chết, người bạn lục lọi trong đống hàng hoá thì quả thật, có thấy bức ảnh Mẹ. Ông định tâm đem bức ảnh trả lại cho nhà thờ gần nơi ông ở. Nhưng đang lúc đó, vợ ông biết được, ngăn cản ông trả lại bức ảnh và giữ lại cho bằng được. Giữa lời hứa với người quá cố và sự biện bạch của người vợ thân yêu, ông đã chiều lòng vợ, không đem trả bức ảnh. Thời gian qua đi, ông quên lời cam kết và bức ảnh vẫn được giữ lại trong phòng của vợ chồng ông 9 tháng. Nhưng một hôm, Đức Mẹ hiện ra cho ông biết: ông không có quyền giữ lại bức ảnh mà phải đem đến một nơi xứng đáng hơn. Ông làm ngơ. Mẹ lại hiện ra lần hai, ông vẫn ngoan cố. Mẹ lại hiện ra lần nữa cảnh cáo ông. Lần này ông hoảng sợ, ăn không ngon, ngủ không yên. Ông đem chuyện kể cho vợ nghe và xin vợ thi hành ý định của Mẹ. Vợ ông là người ương ngạnh, khi nghe ông nói thì cho là điều vu vơ, mộng mị nên không đồng ý. Mẹ lại hiện ra lần thứ tư và bảo ông: “Ta đã hiện ra bao lần để cảnh báo con mà con không chịu nghe. Vậy con phải ra khỏi nhà này trước, rồi Ta sẽ đi đến một nơi xứng đáng hơn.” Ít ngày sau, con người “nể vợ” này ngã bệnh và qua đời.

      Trước cái chết đột ngột của chồng, bà vợ cứng lòng vẫn chưa lay chuyển, bà cứ khư khư giữ lại bức ảnh. Một hôm, đứa con gái 6 tuổi của bà hớt hải chạy đến nói với bà: “Mẹ ơi, con vừa gặp một bà đẹp lắm. Bà ấy bảo con về nói với mẹ rằng : Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp muốn được trưng
      bày trong một ngôi thánh đường ở thành Rô-ma để dân chúng sùng bái, và Người muốn ra khỏi nhà chúng ta”. Nghe con nói vậy, bà mẹ bắt đầu nao núng, phát nghi là mình đã nhúng tay vào cái chết của chồng. Bà trù trừ… rồi quyết định vâng lời Đức Mẹ. Nhưng phút cuối bà lại gặp phải bà hàng xóm khô đạo. Bà này khi nghe chuyện liền nói với bà: “Hơi đâu tin chuyện trẻ con, Đức Mẹ bận tâm chi bức ảnh nhân tạo này. Không tin bà cứ đem quăng bức ảnh vào lửa, nó sẽ bốc cháy như bất cứ thanh củi gỗ nào. Nếu bà ngượng tay, bà để tôi.” Rồi bà ta còn hỗn láo nhiều lời với Đức Mẹ nữa. Đến chiều tối, lúc về nhà, bà khô đạo này đã lăn ngã xuống đất, trong mình đau nhức, ở cánh tay có cái ung độc mọc ra, sưng lên mỗi lúc một to. Trước cơn bệnh kỳ lạ, bà sực nhớ đến lỗi mình đã phạm. Bà khóc lóc, kêu van, xin đem ảnh Mẹ đến. Trước tôn nhan Mẹ, bà cầu nguyện xin ơn tha thứ. Một sự lạ bất ngờ xảy ra: tay bà vừa đụng vào bức ảnh thì bệnh lạ kỳ kia biến tan, không để lại vết tích gì. Một câu hỏi nảy ra trong đầu hai người phụ nữ sám hối này: Mẹ muốn chúng ta đưa Mẹ đi đâu ? Mẹ liền hiện ra với em bé và nói: “Con hãy nói với mẹ của con là Ta muốn được trưng bày ở khoảng giữa nhà thờ Đức Bà Cả và nhà thờ thánh Gio-an Lateranô, tức trong ngôi thánh đường kính thánh Mát-thêu”. Lần này, người mẹ nghe theo lệnh của Mẹ và đã liên lạc với các cha dòng Augustin là những người đang phụ trách nhà thờ thánh Mát-thêu. Bà mời các cha đến nhà, kể lại sự tình và chuyển giao bức ảnh cho các ngài.

      Ba trăm năm tại nhà thờ thánh Mát-thêu

      Ngày 27.3.1499, các cha dòng Thánh Augustin đã tổ chức một đám rước cực kỳ long trọng đưa ảnh Mẹ về nhà thờ Thánh Mát-thêu. Cũng vào ngày ấy, Mẹ mở đầu “sứ mệnh hằng cứu giúp” của Người bằng một phép lạ cả thể: một người đàn ông bị bại tay nhiều năm đã khiêm nhường cầu xin với Mẹ, nài xin người ta cho được chạm vào ảnh Mẹ, khi vừa chạm vào ảnh Mẹ, cánh tay khô cằn kia liền được chữa lành ngay tức khắc. Ông liền đi theo đám rước hát mừng ngợi khen Mẹ. Đây là phép lạ đầu tiên Đức Mẹ làm tại kinh thành Rô-ma. Phép lạ khai mào cho một chuỗi dài ơn thiêng mà Mẹ sẽ làm dưới tước hiệu “Mẹ Hằng Cứu Giúp”.

      Năm 1778, là năm mà theo Sở Văn Khố Dòng Chúa Cứu Thế, bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp được tôn vinh gần 3 thế kỷ XVI, XVII, XVIII trên đồi Esquilinô, trong thánh đường kính Thánh Mát-thêu. Dân chúng tấp nập đưa nhau tới kính viếng và cầu nguyện với Mẹ Hằng Cứu Giúp và Mẹ đều đáp lại bằng muôn vàn ơn thiêng.

      300 năm lừng danh Mẹ đã chinh phục lòng giáo dân Rô-ma. Nhưng rồi một biến cố xảy ra. Năm 1798, khi rầm rộ tiến vào Rô-ma để công bố cái gọi là “cộng hoà tự do cho người Rô-ma”, đạo binh của Napoléon I đã mặc sức hoành hành, phá huỷ gần 300 ngôi thánh đường trong đó có nhà thờ kính Thánh Mát-thêu (ngày 3.6). Các cha, các thầy Dòng Augustin phải lên đường tản cư mang theo bức ảnh về tu viện Đức Thánh Trinh Nữ ở Posterula. Vì đã có bức ảnh Đức Trinh Nữ trong nguyện đường, nên các ngài đặt ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong một nhà nguyện nhỏ của Dòng.

      Vị tu sĩ già và chú giúp lễ

      Thời kỳ loạn lạc kéo theo năm tháng dài thầm lặng. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp như bị quên lãng. Nhưng Mẹ còn có một người đi theo Mẹ trên đường lưu lạc. Đó là thầy Augustin Orsetti. Nay thầy đã là một cụ già 86 tuổi, sức yếu, mắt đã loà, nhưng không ngày nào thầy quên đến quỳ trước ảnh Mẹ để cầu nguyện.

      Từ năm 1838 đến 1851, tại nhà thờ Đức Trinh Nữ Posterula, có một cậu bé người Ý thường đến giúp lễ, tên là Mi-ca-en Marchi. Thầy Orsetti và cậu lễ sinh trở nên thân thiện. Cậu thích ngồi bên thầy già để nghe kể lại sự tích về mẫu ảnh Đức Mẹ và đã nhiều lần thầy Orestti dẫn bé Marchi đến trước bức ảnh linh thiêng đề cầu nguyện. Khi biết mình sắp rời khỏi cõi đời, thầy gọi Marchi đến và như muốn truyền cho cậu cả mối tâm sự của mình: “Con hãy nhớ, bức ảnh này trước đây đã được tôn kính đặc biệt tại nhà thờ kính Thánh Mát-thêu. Đừng quên nghe con… Con có hiểu không? Ôi, ngày xưa Đức Mẹ đã làm bao nhiêu phép lạ !” Cái giọng run run của thầy càng làm cho cậu bé cảm động. Cậu có ngờ đâu mình đến đây để thừa tự một lời di trối. Ít lâu sau, thầy Orsetti qua đời (1853). Năm 1855, Mi-ca-en Marchi xin gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế.

      Duyên “tiền định”

      Cũng chính năm ấy, Dòng Chúa Cứu Thế mua Villa Caserta tại Rô-ma để lập nhà chính. Sau khi hoàn thành công việc xây cất năm 1862, một thành viên văn khố là cha Edouard Schwindehammer, trong lúc lục lọi thư viện đã tìm thấy một mảnh giấy ghi lại những truyện lạ về bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được trưng bày tại nhà thờ Thánh Mát-thêu trên đồi Esquilinô, mà nay, trên chính mảnh đất này một ngôi thánh đường nguy nga vừa được xây lên để dâng kính Thánh An-phong, Đấng Sáng Lập Dòng. Và chính trong vườn của Nhà Dòng, người ta còn thấy vết tích của ngôi thánh đường kính Thánh Mát-thêu bị phá huỷ trước đây. Cha Edouard mang mảnh giấy đọc cho anh em nghe. Cha Mi-ca-en Marchi như người ngủ mê bỗng tỉnh dậy, vui mừng nói: “Vậy thì bức ảnh ấy ngày nay vẫn còn, tôi biết bây giờ ở đâu nữa. Vì chính mắt tôi đã từng thấy nhiều lần. Nguyên lúc còn nhỏ, tôi thường hay đi lại dòng Thánh Augustin. Một thầy dòng đã có tuổi và rất đạo đức tên là Orsetti không lần nào gặp tôi mà không chỉ và nói cho tôi nghe về bức ảnh hay làm phép lạ đó. Bức ảnh gần như không được tôn kính, không được trang hoàng gì, ngay cả bên cạnh không có ngọn đèn để thắp nữa… Bức ảnh ấy bị bụi bặm phủ đầy và chẳng ai đến kính viếng. Trong nhiều năm giúp lễ ở đó, tôi đã nhiều lần ngắm nhìn bức ảnh ấy.”

      Cũng trong năm đó, tại nhà thờ Giê-su của các cha Dòng Tên, cha Francesco Blosi, một diễn giả trứ danh đang lần lượt giảng về các bức ảnh Đức Mẹ trong thành Rô-ma. Ngày 7.2.1863, khi giảng về ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ngài nói: “Kính thưa anh chị em, hôm nay tôi đến để nói với anh chị em về một bức ảnh Đức Mẹ, vốn rất nổi tiếng nhờ những phép lạ. Nhưng tiếc thay, mẫu ảnh linh thiêng ấy đã thất lạc 70 năm nay, từ ngày biến cố chiến tranh bùng nổ, không có dấu hiệu nào cho biết bức ảnh ấy hiện giờ ở đâu (…) Ước vọng của Mẹ là được trưng bày trong ngôi nhà thờ khoảng giữa hai Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả và Thánh Gio-an Latran. Chúng ta biết rằng vinh dự tìm thấy bức ảnh được dành cho thời đại chúng ta. Ai có thể biết hết những ơn lành được ban xuống trên thế giới với việc hồi sinh lòng tôn kính Đức Trinh Nữ, dưới tước hiệu Hằng Cứu Giúp mà Người đã chọn cho mình?”
      Bài giảng hùng hồn ấy vọng đến tai các cha Dòng Chúa Cứu Thế, các cha chưa biết gì về ước muốn của Đức Mẹ. Cái tin kia khiến các ngài rất vui sướng. Giữa hai Vương Cung Thánh Đường, không có ngôi nhà thờ nào ngoài nhà thờ kính Thánh An-phong. Phải chăng Đức Mẹ đã tiền định cho các ngài duy trì bức ảnh? Với niềm mong ước, các ngài đã cầu nguyện, tìm tòi, tra cứu, âm thầm dõi theo bước chân của Đức Mẹ trong ba năm. Quả thực, mẫu ảnh các ngài cần tìm còn trong nhà nguyện nhỏ Posterula.
      Dòng Chúa Cứu Thế đón Mẹ

      Ngày 11.12.1865, Cha Bề Trên Cả Mauron và cha Marchi xin vào yết kiến Đức Thánh Cha Pi-ô IX. Sau khi thuật lại cho Đức Thánh Cha nghe lai lịch bức ảnh và niềm mong ước của Mẹ, cha Mauron xin rước ảnh Mẹ về nhà thờ Thánh An-phong để thực hiện mong muốn của Mẹ. Ngài còn dâng lên Đức Thánh Cha một bản tường trình các việc do cha Marchi viết và nhận thực. Đức Thánh Cha Pi-ô IX, một tông đồ nhiệt thành của Đức Mẹ, rất cảm động, vì thân mẫu ngài đã từng dẫn ngài

      đến cầu nguyện trong nhà thờ Thánh Mát-thêu. Ngài không ngần ngại khi có thể làm hiển danh Mẹ. Ngài liền chuẩn y, ban phép cho các cha Dòng Chúa Cứu Thế rước ảnh Mẹ về với điều kiện: thay thế cho nguyên bản bằng một bức hoạ mô phỏng để lại cho các cha Dòng Augustin. Các cha Dòng Chúa Cứu Thế vui sướng trước cái hân hạnh được Đức Mẹ chọn làm kẻ giữ gìn bức ảnh của Người và nhiệt tâm chuẩn bị cho một cuộc rước linh đình.
      Ngày 19.1.1866, cha Michel Marchi và cha Ernest Bresciani đến tu viện Posterula để thương lượng về việc chuyển giao bức ảnh. Bước vào ngôi nhà nguyện nhỏ, cha Marchi nhớ lại cách đây 15 năm khi còn là chú giúp lễ tí hon. Cha cảm động ngước nhìn lên ảnh Mẹ còn đó, cũng một vẻ hiền lành, khả ái, cũng màu sắc ấy, nhưng năm tháng đã ghi lên bức ảnh nhiều vết tang thương.
      Sau khi đã lãnh nhận bức ảnh Đức Mẹ từ tay Cha Bề Trên tu viện Posterula chuyển giao, các cha Dòng Chúa Cứu Thế đem ảnh về nhà, mời hoạ sĩ trứ danh Leopold Nowotny người Ba Lan đến tu bổ lại nguyên bản.
      Sau 70 năm trong bóng tối, ngày 26.4.1866, ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ra mắt lần thứ hai với dân thành Rô-ma. Ảnh Mẹ được rước qua các thành phố Rô-ma hết sức trọng thể. Trong lúc ảnh Mẹ đi ngang qua một con phố, bao lời kinh dâng Đức Mẹ vang lên, thì trong một căn nhà nhỏ bên đường đang có cảnh rất đau thương: một em bé bốn tuổi đang hấp hối trước đôi mắt bất lực của bà mẹ. Bà mẹ bỗng vụt ra một sáng kiến. Bà ẵm con chạy ra cửa sổ, với một lòng trông cậy mãnh liệt, bà nói to vọng qua cửa sổ: “Lạy Mẹ nhân từ, xin Mẹ hãy chữa cho con của con khỏi bệnh hoặc xin cho nó về thiên đàng.” Bỗng nhiên đứa bé tỉnh lại, bệnh tình thuyên giảm dần… Ngày hôm sau, hai mẹ con đến trước bàn thờ Đức Mẹ thắp một cây nến để tạ ơn. Chuyện thứ hai, trong một nhà khác, một bé gái lên tám, chân bị tê liệt đã bốn năm, khó nhọc lắm mới cử động được. Lúc cuộc rước ảnh Mẹ đi qua, người mẹ đứa bé liền cầu xin Đức Mẹ chữa bệnh cho con mình. Đứa bé bị xúc động mạnh, bệnh tình khỏi đi một nửa. Hôm sau bà giục con đến trước bàn thờ Đức Mẹ cầu nguyện rằng: “Lạy Mẹ Ma-ri-a, xin Mẹ hãy hoàn tất việc Mẹ đã khởi công.” Tức khắc, dước con mắt kinh ngạc, sửng sốt của mọi người, em bé đứng dậy ngay và đi lại như thường. Đây là hai ơn lạ đầu tiên được ghi vào sổ vàng chính thức ngày Đức Mẹ ra mắt dân thành Rô-ma nơi thánh đường kính Thánh An-phong. Ảnh Đức Mẹ được trưng bày nơi bàn thờ chính.
      Ngày 5.5.1866, Đức Thánh Cha Pi-ô IX thân hành đến kính viếng Mẹ nơi ngôi thánh đường mới và uỷ thác cho các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế phải truyền bá Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho toàn thế giới. Nhìn lên ảnh Mẹ, ngài kên lên: “O quam formosa est… Ôi, Mẹ đẹp thật!”
      Ngày 23.6.1867, sau tuần Tam Nhật Thánh long trọng, các kinh sĩ thuộc Hội Kinh Sĩ Thánh Phê-rô tại Rô-ma đã tổ chức một nghi lễ đặc biệt để tôn kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Trước sự hiện diện của đám đông khách hành hương, các kinh sĩ đã đặt một triều thiên quí giá lên đầu Chúa Giê-su Hài Đồng và một triều thiên khác trên đầu Đức Mẹ. Sau đó, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã chọn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp làm bổn mạng cho sứ vụ chính của Dòng là giảng đại phúc. Và Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được thành lập ngày 31.3.1876.
      Ngày ngày dân chúng lũ lượt kéo nhau lên đồi Esquilino nhà thờ Thánh An-phong để chiêm ngắm và cầu nguyện với Mẹ. Từ nay, nơi này cũng như trên khắp các lục địa, Đức Mẹ tiếp tục thi ân với tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp cho tất cả những ai đến cầu xin Mẹ với lòng tín thác.

      • chinook
        14/10/2012 lúc 03:05

        Tôi xin thêm một chút để phụ Chi PhayVan trả lời Bác Trà và Bảo Vân.

        Đức Bà hay Đức Mẹ là hai tư người Công giáo hay dùng để gọi Đức Maria, Mẹ Đức Jesus.

        Đức Mẹ có ý nghĩa thân mật, Đức Bà có ý trang trọng hơn. Gần như trong tôn giáo dân gian ta gọi Bà Chúa…(trong Bà Chúa Ngàn, Bà Chúa Xứ…) hay Bà (trong Chùa Bà).

      • Trần thị Bảo Vân
        14/10/2012 lúc 22:45

        chinook :Tôi xin thêm một chút để phụ Chi PhayVan trả lời Bác Trà và Bảo Vân.
        Đức Bà hay Đức Mẹ là hai tư người Công giáo hay dùng để gọi Đức Maria, Mẹ Đức Jesus.
        Đức Mẹ có ý nghĩa thân mật, Đức Bà có ý trang trọng hơn. Gần như trong tôn giáo dân gian ta gọi Bà Chúa…(trong Bà Chúa Ngàn, Bà Chúa Xứ…) hay Bà (trong Chùa Bà).

        Bảo Vân con kính chào bác Chinook kính mến ạ,
        Dạ, con kính cám ơn bác đã ưu ái thân tình giải thích thêm ý nghĩa của từ “Đức Bà” và “Đức Mẹ” cho những người trẻ ngoại đạo như chúng cháu biết cặn kẽ ạ.

        Bảo Vân con kính chúc bác luôn vui khoẻ, rất kính mong bác vào chơi, và còm thường xuyên để cho chúng cháu được học hỏi thêm nhiều kiến thức, mà không có trong sách vở…ạ!

    • 13/10/2012 lúc 15:30

      Con bé này trẻ con ghê ( có bồ chưa vậy ? ) ! Thì đầu tiên là mẹ rồi thời gian sau có cháu sẽ lên chức bà thôi ,

      • 13/10/2012 lúc 16:14

        Bác Trà: …đầu tiên là mẹ rồi thời gian sau có cháu sẽ lên chức bà

        Trong Công Giáo thì Đức Bà là một từ kính trọng để chỉ Đức Maria, mẹ Đức Jesus.
        Còn khi nói Đức Mẹ thì người ta muốn nhấn mạnh đến việc Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (vì Đức Jesus là Thiên Chúa nhập thể). Đức Jesus khi hấp hối trên Thánh giá đã trối Đức Maria lại cho thánh John (một biểu tượng của nhân loại). Cho nên Đức Maria cũng là Mẹ của các tín hữu.

      • Trần thị Bảo Vân
        14/10/2012 lúc 22:26

        trà hâm lại :Con bé này trẻ con ghê ( có bồ chưa vậy ? ) ! Thì đầu tiên là mẹ rồi thời gian sau có cháu sẽ lên chức bà thôi ,

        Cái còm này của bác Trà sao mà…”nhạy cảm”…quá vậy bác Trà?!
        Bác Trà cứ “trêu” Út con…không đó nghe!
        hihi…

        P/s: Bác còn “nợ” Út con “phiên dịch” cái từ tiếng Bắc: “nhạy cảm”…ra tiếng Nam đó nghe bác…
        hihi…

      • 16/10/2012 lúc 22:15

        Hì, vụ phiên dịch đó nhẽ bác thua luôn rùi ,….

      • Trần thị Bảo Vân
        17/10/2012 lúc 13:26

        Bác Trà ơi,
        – Bác lại “mắc cỡ” và khiêm tốn…để “trêu” Út con…không hà!
        hihi…

    • Mai
      14/10/2012 lúc 07:47

      Út Vân,
      Chị Ba cũng là người ngoại đạo như Út. Nhưng cũng nghe nói đến việc Đức Mẹ đã hiện ra ở Lộ Đức (Lourdes – Pháp) và ở La Vang (Quảng Trị – VN), xin chia sẻ với em:

      http://www.kinhmungmaria.com/__LeKinh/LeMeLoDucFeb11.htm

      http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%A9c_M%E1%BA%B9_La_Vang

      • Trần thị Bảo Vân
        14/10/2012 lúc 22:34

        Chị Ba kính mến:
        Dạ, Út cám ơn chị Ba đã thân tình chia sẻ thông tin ạ, nhờ đọc 2 bài này mà nay Út mới hiểu thêm nhiều điều thú vị, trong đó có “xuất xứ” của từ La Vang!

        – “Một giả thuyết tương tự về tiếng “la vang” đã từ đặc tính của âm thanh chuyển thành danh từ riêng, nói rằng nơi chốn rừng rú này xưa kia có nhiều cọp beo hại người. Do đó, những người đi rừng nếu ở lại đêm thì thường chia nhau thức canh, thấy động thì “la vang” lên để mọi người đến tiếp cứu.

        Một cách giải thích khác là khi giáo dân chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện ra và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Viết “lá vằng” không dấu thành La Vang.

        Một thuyết khác cho là địa danh “phường Lá Vắng” đã có từ trước đó, thuộc làng Cổ Vưu, nằm về phía Tây cách đồn Dinh Cát, về sau là tỉnh lỵ Quảng Trị, 4 cây số và cách Phú Xuân, tức Kinh Đô Huế, 58 km về phía Bắc.”

  6. 13/10/2012 lúc 15:32

    Phay Van,
    Trong các dòng tu thì dòng nào là tốt nhất, ví dụ khi người ta mốn theo vào đạo thiên chúa chẳng hạn, làm sao biết dòng nào hay mà xin vào ? ( yêu cầu giải thích rõ ràng mạch lac để người đọc dễ hiểu nha )

    • 13/10/2012 lúc 16:29

      Bác Trà: Dạ muốn vào đạo CG thì người ta phải nhận phép rửa tội, tất nhiên là sau một thời gian tìm hiểu và học giáo lý CG. Theo đạo không có nghĩa là gia nhập dòng tu, bác ạ.

      Các dòng tu CG là để dành cho những tín hữu CG nào muốn… đi tu. Để được nhận vào nhà dòng, ứng sinh phải đáp ứng một số điều kiện về tuổi tác, sức khỏe, trình độ học vấn…, tùy theo qui định từng dòng. Qua thời gian thử thách, huấn luyện (trung bình là 10 năm), ứng sinh sẽ trở thành tu sĩ thực thụ của nhà dòng đó.

      Nói chung thì dòng nào cũng tốt. Nhưng mỗi dòng lại có những linh đạo, tôn chỉ riêng, các hoạt động chuyên biệt trong các lãnh vực: giáo dục (Don Bosco, Lasan), thuyết giáo (Dominico), bệnh viện (Gioan Thiên Chúa), rao giảng và phục vụ người nghèo (Chúa Cứu Thế, Phanxico)… Đấy là các dòng hoạt động. Ngoài ra còn có các dòng chiêm niệm như dòng Kín hay các đan viện Benedicto, …

  7. Nguyễn Tuấn Anh
    13/10/2012 lúc 21:56

    – “Năm 1963, Linh mục Chân Tín được bổ nhiệm làm Giám Ðốc Nguyệt San Ðức Mẹ. Ðây là thời gian sôi động của miền Nam. Linh mục Chân Tín là một Linh mục rất danh tiếng, vì lập trường chính trị của người được coi là thuộc thành phần thứ ba: không theo cũng như không ủng hộ phe nào. Lập trường mờ ấy bị khối Công Giáo miền Nam, nhất là khối di cư, không ưa thích…”

    Chị Năm ơi,
    Trong cái còm của bác DoanTran có đoạn trên…làm em hơi “trúc trắc” một tí!? hihihihi…

    – Bởi, em nhớ là em đã có đọc ở đâu đó, có nghe nói Linh mục Chân Tín, là dạng người…”Ăn cơm Quốc Gia thờ ma cs”?!
    Bởi, ông và Lm Nguyễn Ngọc Lan (?) trước 1975 có lập tờ “Đối Diện”, viết bài…”đánh phá dữ dội”… chính quyền VNCH?!
    Và, sau 1975, 2 ông được chính quyền cs cho phép lập tờ…”Đứng Dậy”?!

    Đúng không chị Năm?

    • Ngô Tấn
      14/10/2012 lúc 11:19

      Xin lỗi cô Phay Van,
      Mạn phép, mời cậu sv Tuấn Anh đọc bài này cũng như một số comments để tham khảo nhé:

      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070227_nguyen_ngoclan.shtml

      Trích một số comments…

      Huỳnh
      …Theo tôi Nguyễn Ngọc Lan là người không xu thời, có lý tưởng và dám xả thân vì lý tưởng. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Lan không phải là trí thức dù ông có học vị tiến sĩ tại một trường đại học danh tiếng, lý do: Xưa nay trí thức là người “ôn cố tri tân khả dĩ vi sư hỉ”.
      Những hành động trong đời ông đã cho thấy phần “tri tân” của ông quá kém. Ông đã không thấy được bản chất thật của Cộng Sản Việt Nam nên thân bại danh liệt: Trước 1975 ông đối lập, người ta vẫn để ông viết, ông nói dù đôi khi có bị làm khó dễ. Sau 1975 ông tưởng những khẩu hiệu như “độc lập, tự do, hạnh phúc” là thật, ông tiếp tục nói và viết theo kiểu cũ (có lẽ cao trào là bài viết rất thật về chuyến ra thăm miền Bắc xã hội chủ nghĩa)nên ông bị “đánh” quỵ và không “đứng dậy” nổi.

      TPT, Đồng Nai
      Sẽ còn bao nhiêu trí thức Việt Nam rất thông minh và trí tuệ nhưng vì nhận thức “quá thơ ngây” nên đã bị lừa và “mắc kẹt” như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Phạm Huy Thông, Nguyễn Khắc Viện, Trịnh Đình Thảo, Lê Văn Hảo, Phạm Văn Huyến, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan…và một số Trí thức Việt Kiều hiện nay…
      Chính sách ký trên văn bản không quan trọng, quan trọng là hành động, là những áp dụng luật lệ của từng địa phương là chữ “tín” của nhà cầm quyền, không nên căn cứ trên những lời “hoa mỹ” của các cơ quan tuyên truyền mà mắc lừa. Thông minh nhưng nhận thức kém và thiếu “tinh thần khoa học”: thuộc quy tắc thứ nhất trong 4 qui tắc của René Descartes là: hãy chứng minh một sự kiện đúng là sự thật rồi mới tin đó là sự thật”. Các trí thức bị lừa nhiều lần vì thiếu tinh thần này.

      TN
      Mấy ông Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín cùng với mấy nhà sư và một số trí thức, nhà báo ở miền Nam trước 75 không hiểu gì về CS cả, hay nói cho đúng hơn họ chỉ hiểu phần lý thuyết qua sách vở. Đối lập mà thiếu xây dựng một cách khôn khéo, chừng mực chỉ tổ cho CS lợi dụng để triệt hạ chính quyền miền Nam lúc đó mà thôi. Họ sống ở miền Nam về mặt thực tế nhưng mơ ước một “thiên đường CS” về mặt lý thuyết. Hậu quả là thân phận họ sau đó được CS xử dụng ra sao ai nấy đều biết.
      Đây là một đặc điểm của CNCS và cũng là một bài học có giá trị lớn cho những ai muốn hiểu về nó: không ở trong chăn làm sao biết có rận. Những người Bắc di cư vào Nam năm 1954 tị nạn CS nói ra thì ít ai tin và chính họ mới thực sự hiểu CS một cách sâu sắc.

      (…)

    • Ngô Tấn
      14/10/2012 lúc 11:28

      Và câu trả lời của Lm Chân Tín, cậu Tuấn Anh nhé!

      Hỏi:
      -“Nhiều người cho rằng: trước đây linh mục Chân tín đã có thời “thân cộng sản”, điều này có đúng không và có phải vì có thời kỳ đó mà cha đã có nhiều kinh nghiệm với cộng sản hay không? Nếu có thể xin cha nói về vấn đề này?

      Trả lời:
      – Linh mục Chân Tín: Trước 1975, tôi và một số linh mục cùng một số giáo dân trí thức đã chống chế độ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vì đã bắt bớ sinh viên và những người hoạt động chính trị. Các sinh viên và những người này bị bắt và bị tra tấn. Chúng tôi, 8 linh mục đã điều tra cẩn thận, nên đã lên tiếng yêu cầu trả tự do cho họ. Cuộc đối đầu giữa sinh viên và chế độ Nguyễn Văn Thiệu kéo dài và tờ báo Đối Diện của tôi đã bênh vực các sinh viên ấy. Cộng sản lợi dụng cuộc đấu tranh đó và nghĩ là chúng tôi về phe họ. Nhiều người trong chế độ cộng hòa cũng nghĩ như vậy. Tôi quan niệm rằng có bất công dù ở chế độ nào thì tôi cũng lên tiếng vì đó là sứ mạng ngôn sứ tôi đã lãnh nhận. Sau khi cộng sản chiếm Miền Nam, tôi tiếp tục đấu tranh chống chế độ cộng sản. Dù bị cộng sản kết án 3 năm quản chế tại Cần Giờ, tôi vẫn tiếp tục chống cộng sản cho tới nay.
      Dù sao, tôi rất thông cảm với những người, đặc biệt là những anh em, những công chức của chế độ Việt Nam cộng hòa đã bị cộng sản hành hạ, bắt bớ, tù đầy. Tôi mong anh em hiểu rằng tôi không bao giờ theo cộng sản.
      Có anh em cho rằng tôi theo cộng sản, vì ngày 30/4/1975, họ thấy tôi ở trong trại cộng sản tại Phi trường Tân Sơn Nhất. Đây là một hiểu lầm. Ngày 28/4/1975, tướng Dương Văn Minh lên nắm quyền Miền nam. Qua ngày 29/4, tướng Minh đã gửi một phái đoàn của chính phủ cầu hòa với cộng sản nhưng bất thành. Chiều 29/4, tướng Minh có nhờ tôi cùng với giáo sư Châu Tâm Luân và luật sự Liễng – là những người được coi như thành phần thứ ba, không theo cộng sản cũng không ủng hộ chế độ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, làm trung gian vào trại Davis để điều đình cứu quốc. Khi biết các tướng tá cộng hòa đã tháo chạy từ sáng sớm, và như thế sẽ chẳng có chống đối kịch liệt, nên chúng tôi yêu cầu bộ đội cộng sản dừng pháo kích ồ ạt tàn phá giết hại đồng bào thành phố. Tướng Tuấn của cộng sản điện ra cho tướng Võ Nguyên Giáp nói lại yêu cầu của chúng tôi. Ông Võ Nguyên Giáp đồng ý và chúng tôi xin rút về nhà. Nhưng bấy giờ, bộ đội cộng sản đã tiến vào Tân Sơn Nhất, chúng tôi không còn đường ra nên phải ở lại trong trại Davis cho tới chiều 30/4 mới về nhà được.
      Sự việc chỉ có thế, không như có người vì hiểu lầm bảo Chân Tín vào trại Davis đón cộng sản vào Sài Gòn.”

      http://www.nuvuongcongly.net/cong-giao/d%E1%BA%A7u-nam-ph%E1%BB%8Fng-v%E1%BA%A5n-linh-m%E1%BB%A5c-chan-tin-v%E1%BB%81-giao-h%E1%BB%99i-va-d%E1%BA%A5t-n%C6%B0%E1%BB%9Bc/

  8. chinook
    14/10/2012 lúc 01:24

    Bức hình người phụ nữ mang theo Hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp khi di cư được phổ biến rộng rãi trong truyền thông thời đó và làm cả thế giới xúc động.

    Cha cố Anthony Trần văn Kiệm kể lại buổi tối Ngài cùng theo dõi chương trình truyền hình ở New York với Hồng y Francis Spellman. Cả hai vị đều xúc động đến khóc.

    Sau đó Hồng y Spellman tích cực hơn vận động trợ giúp chương trình di cư và Linh mục Trần văn Kiệm bỏ dở chương trình Tiến sĩ Quantum Physics để hồi huơng, phục vụ Tổ quốc và Giáo hội.

  9. 14/10/2012 lúc 14:11

    Cảm ơ nbác Doan Tran@, bác chinook@ và Phay Van@ đã cho tôi hiểu biết thêm về công giáo .

    • 14/10/2012 lúc 21:19

      Liệu người ta có cho vô dự không nhỉ ?

    • Trần thị Bảo Vân
      14/10/2012 lúc 23:11

      Út “cá” với chị Năm là người ta sẽ…không cho Bác Trà…”vô”…đó!
      hihi…

    • Trần thị Bảo Vân
      17/10/2012 lúc 13:28

      Chị Năm cứ hỏi “trực tiếp” bác Trà là biết liền…thôi mà!
      hihi…

  10. Trần thị Bảo Vân
    18/10/2012 lúc 12:10

    “Hai bác cháu em có “phi vụ” gì thế Bảo Vân?”

    – Bác Trà ơi…!!!!
    Bác…”ợ mô”… rồi???
    “Răng bạc…đệ”…chị Năm…”tò mò”…đến háo hức…”tề”? hihi…
    Bác thử…”lên tiệng”…đi bác???
    Hihi…

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: