Văn Hoá Đọc
Bạn thân mến,
Nhân thấy các em nhóm Kiến bàn luận sôi nổi về vấn đề dịch thuật, Nguyệt Mai xin chia sẻ bài viết sau đây của nhà văn Nguyễn Lệ Uyên, nguyên là giáo sư văn chương trước năm 1975, đã viết cách đây 5 năm.
Văn Hoá Đọc
Không phải ngẫu nhiên mà người xưa đã nâng sự đọc (sách) lên hàng nghệ thuật, ngang tầm với cầm-kỳ-thi-hoạ, và có câu để đời rằng: “một ngày mà không đọc một trang sách, khi mở miệng ra, nói lắm câu khó nghe”. Có lẽ vì vậy mà các bậc thức giả ngày trước, mỗi khi đọc sách đều tắm gội sạch sẽ, mặc áo dài, khăn xếp; xông trầm trước khi ngồi vào án thư mở quyển. Cốt cách nho phong ấy còn lưu giữ lại ở một số đông các học giả, nhà thơ mà gần đây nhất là thi sĩ Đông Hồ. Khi còn là giáo sư thỉnh giảng ở trường Văn Khoa, mỗi khi lên giảng đường giảng dạy cho đám môn sinh, ông đều xông trầm. Khói hương phảng phất như cuốn như bay theo những câu Đường thi cổ kính, khiến hàng trăm môn sinh lặng phắc lắng nghe từng câu, từng từ như thể được uống ly “bồ đào mỹ tửu” đến ngây ngất.
Tự mình đọc rồi suy gẫm nghĩa lý trong sách là cái thú; được các học giả, nhà văn, nhà thơ đưa ra những chủ kiến cá nhân, khiến người nghe cảm thấy thú vị khi đối chiếu với những suy nghĩ của mình (về một trích đoạn hay nguyên một tác phẩm), lại càng thấy như ta đang bước vào rừng văn, bể sách để khám phá những điều mới lạ hơn.
Đọc sách, nói thơ cũng đã được nhà văn Nguyễn Tuân tái hiện một cách tài hoa qua các truyện Đánh Thơ, Thả Thơ trong tập tuỳ bút Vang Bóng Một Thời. Những nhân vật cụ Nghè Móm, cô Tú, những Mộng Liên, Mộng Huyền, Mộng Thu, ông Kinh Lịch … mỗi khi đọc lại, lắng nghe hành động và ngôn ngữ của họ, ta có cảm giác như được sống lại không khí thuở xa xưa, thấy thấp thoáng đâu đó những Thất Hiền, Bát Tiên trên các bình, bát sứ cổ.
Ở phương Tây, con người thực tế hơn, họ không đi tìm kiếm cái xưa cũ như kiểu “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo” mà nói ngay, đọc ngay những cái hiện có. Vì vậy họ lập ra những salons littéraires để được nghe đọc rồi xúm xít lại cùng nhau bình một tác phẩm văn chương. Nhưng khổ thay, những salons này không được quảng đại quần chúng cho lắm, nó chỉ dành riêng cho giới quý tộc, những bà mệnh phụ phu nhân cho nên chỉ rầm rộ trong khoảng thế kỷ XIX và đầu XX rồi ngỏm.
Tại Việt Nam, hình thức đọc và nghe không phát triển ồn ào, không có những salons, giới thượng lưu chẳng mấy mặn mòi; ngược lại đám trung lưu và bình dân thì có vẻ hào phóng với thời gian với sách vở. Họ đọc được tác phẩm hay, bèn kéo vài thân hữu ngồi bên chén trà bình luận, cốt để thoả mãn tính chủ quan và khách quan mỗi khi đưa ra những nhận định cá nhân về nhân vật, về tác phẩm, tìm kiếm cái đẹp trong thế giới văn chương, để tâm hồn dịu lại. Dịu lại để điều chỉnh, tu dưỡng đạo đức, nhân cách con người.
Không nói đâu xa, chỉ từ khoảng năm 1986 trở về trước, khó khăn là thế, cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, hiếm hoi lắm mới với được chai bia nhỏ đã là điều sang trọng, vậy mà sách in ra cung không đủ cầu. Mỗi đầu sách lúc đó in đâu chỉ lèo tèo 500 hay 1.000 bản như thời bây giờ mà có đến hàng ngàn, hàng vạn! Xoay qua trở lại không kịp tới hiệu sách Nhân Dân vèo một cái hết ngay. Vậy là có “chiến dịch” đi mượn sách của bạn rồi giữ làm của riêng, của gia bảo! Bạn có hỏi bảo quên, có khi chối leo lẻo “mượn hồi nào?” (chỉ vì đó là quyển sách quý)! Hỏi mượn là điều chính đáng, nhưng cũng có nhiều vị không cần hỏi mượn, chờ chủ nhân lơ đãng là vội vàng cầm sách bỏ vào trong áo. Hành vi ấy, xét cho cùng chẳng có gì là xấu, bởi nhu cầu đọc của con người quá lớn mà túi tiền thì có hạn!
Nay thì văn hoá đọc gần như bị triệt tiêu phần lớn. Cơ sở để đưa ra nhận xét này, trước hết là nhìn vào số lượng in, được ghi cụ thể ở trang bên dưới và sau cùng của quyển sách: nhiều nhất 2.000 bản, trung bình 1.000, còn loại 500 bản thì chiếm số đông. Sách tái bản hoạ hoằn lắm mới có vài cuốn mà ta quen gọi là best seller. Sao vậy nhỉ? Đâu còn khó khăn như cách đây trên 20 năm? Hay tại sách không hay, giá bìa cao so với thu nhập bình quân? Không phải! Chắc là có một nguyên nhân sâu xa nào đó mà ta chưa lý giải được, đến nỗi các phương tiện truyền thông đại chúng đồng loạt gào lên rằng: “văn hoá đọc đã bị xoá sổ rồi”. Một lời than não nuột! Cũng phải thôi. Cứ nhìn cách học sinh ngày nay học văn rồi làm văn thì thấy rõ ngay. Nhân vật Kiều của cụ Nguyễn Du được các sĩ tử bình như thế này: “Kiều là người phụ nữ có nhan sắc mặn mà, có đức tính chung thuỷ của người phụ nữ Việt Nam. Nàng đã thủ tiết thờ chồng. Sau khi Từ Hải bị giặc bắt đưa xuống tàu đày đi Côn Đảo, nàng ở vậy nuôi con…”, đúng là thế hệ bây giờ chẳng còn biết Kiều là ai, Nguyễn Du là ai qua lời tự thán tiền định của chính cụ “bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Chưa đến 200 năm ngày cụ mất (1820) mà những người đang học cụ đã quên phéng nói chi đến 300 năm thì tác phẩm truyện Kiều sẽ được nhớ lan man thành truyện Vân Kiều, tên cụ sẽ là Nguyễn Văn Du hay thị Du gì gì nữa không chừng!
Điều này cũng chẳng trách các em, bởi có một giáo sư văn học hẳn hoi giải thích câu thơ của Thôi Hộ (trong sách văn học lớp 11, nxb Giáo Dục năm 1993): đào hoa y cựu tiếu đông phong = cánh hoa đào từ năm ngoái đã khô trên cành đến nay vẫn còn treo lủng lẳng, cười với gió đông!? (nguyên văn bài thơ: Khứ niên kim nhật thử môn trung/Nhân diện đào hoa tương ánh hồng/Nhân diện bất tri hà xứ khứ/Đào hoa y cựu tiếu đông phong). Chữ xưa, tích xưa mà giải thích như vậy thì nay, trách chi các em học sinh kêu Lão Tử = chết già, Tử Lộ = chết ngoài đường, Tử Cống = chết dưới cống dưới lù, Trang Tử = người chết thờ trên trang… cũng không sai. Hay như câu Chiều chiều ra đứng lầu tây/ Thấy cô gánh nước tưới cây ngô đồng rất có thể sẽ được giải thích rằng: gánh nước tưới cây ngô đồng = gánh nước tưới cây ngô (cây bắp) ngoài đồng ruộng!?
Cứ theo đà này, thì hai câu: Ngô đồng nhất diệp lạc/ Thiên hạ cộng tri thu sẽ được giải nghĩa là: ngô đồng = bắp ngoài đồng ruộng / nhất diệp lạc = có được dịp vui mừng / thiên hạ cộng = nhiều người họp lại (hợp tác xã) / tri thu = biết trước sẽ được bội thu. Rồi sẽ cao hứng dịch thành thơ: Vui mừng ruộng bắp trổ bông/ Phen này hợp tác ắt là bội thu. Hay như cuối đời Trần, Hồ Quý Ly khi lên ngôi, đã đổi quốc hiệu là Đại Ngu mà lại đi giải thích là ngu lớn, ngu to, ngu quá là ngu thì chỉ còn có nước kêu trời.
Mới đây, trên Văn Nghệ Phú Yên số Xuân Đinh Hợi có bài thơ Ngọn Cỏ Tịch Điền của nhà thơ Trần Huiền Ân, bài thơ không có gì làm xuất sắc, chỉ gửi gắm tâm sự của chính mình qua hình ảnh con trâu già, cũng đồng thời là tuổi thất thập Đinh Sửu của ông nhưng do có từ tịch điền, lại có thêm con trâu già chân què… thì có người giải thích ngọn cỏ tịch điền = ngọn cỏ trên cánh đồng chết thì quả là oan cho vua Nghiêu vua Thuấn của Trung Quốc và triều Trần, Lê cũng như vua Minh Mạng ở Việt Nam sau này, là những triều đại, những ông vua khuyến dân chăm lo việc cày cấy để bảo đảm đời sống no ấm, quốc gia thịnh trị, và sau đó trở thành điển tích: “Tịch Điền là thửa ruộng vua tự thân, đốc xuất việc cày cấy để lấy thóc mà cúng tế. Thường đầu năm, vua dự cuộc cày cấy đầu tiên trên thửa ruộng của vua, gọi là tịch điền. Hán thơ có câu: “Khai tịch điền, trẫm thân xuất canh” (khai ruộng tịch điền, trẫm thân chinh đốc xuất việc cày cấy). Trong Đại Nam Quốc Sử có câu: “Ban hành luật canh tịch điền” (GS. Trịnh Vân Thanh, Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển, trg 1224, Nam Chi Tùng Thư 1965). Rồi ở Việt Nam, thời Lê trung hưng có đặt ra phép Tĩnh điền là thửa ruộng chung, tức ngoài phần ruộng của mỗi cá nhân tự canh tác, ở chính giữa có một phần ruộng chung mà mọi người dân trong làng đều phải góp công sức cày cấy, chăm sóc. Hoa lợi trên phần ruộng này sẽ được dùng vào việc tế tự hàng năm của làng đó. Vậy nhưng nếu không hiểu về phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền của tổ tiên ngày xưa, ắt sẽ giải thích bừa bãi Tĩnh điền = thửa ruộng bỏ hoang!?
Đọc sách là món ăn tinh thần bổ ích, giúp cho con người củng cố tri thức, thu lượm những tinh hoa văn hoá, KHKT…của nhân loại. Đọc sách là việc làm không thừa. Vậy nhưng sau khi học, đọc xong hiểu nó như thế nào cho đúng mới là điều đáng quan tâm. Bởi có những người lấy cái sở học của mình để lý giải nghĩa lý ở đời để tự răn mình và làm đẹp cho đời là điều đáng trân trọng, nhưng cũng không ít kẻ có cái sở học lam nham, cụt đầu dài mõm chỉ mới vơ vội mấy chữ bé tí đã vội lên gân, lên cốt nắn gân thiên hạ, không ngờ chỉ tổ làm trẹo mồm chính mình mà thôi. Nói như học giả Nguyễn Hiến Lê: Sách là tinh hoa, tinh túy của nhân loại… Đọc để bổ khuyết những chỗ hổng trong kiến thức của mình. Nhưng sách viết một đằng, người đọc hiểu một nẻo rồi nhân đó mà tán rộng ra, suy diễn lung tung, rồi vội vã lên án, đả kích thì thật khổ thân cho tác giả đã mang nặng đẻ đau ra nó đã đành mà có vẻ như còn báng bổ cái bản sắc văn hoá dân tộc nữa là khác. Bước vào hầu hết các thư viện, không ai là không nhìn thấy câu đại tự treo trên cao, trong phòng đọc Học, học nữa, học mãi của V.I. Lenin.
Ôi, sao cái văn hoá đọc ngày nay nó xập xềnh làm vậy?
Nguyễn Lệ Uyên
(tháng 3.2007)
(nguồn: vanchuongviet.org)
– “Đọc sách cho chúng ta niềm vui và kiến thức”
( Reading affords pleasure and knowledge )
P/s: Ai không đọc, mất…”quyền lợi”…vậy! hehe…
Bác Đinh Thành: Dạ, nhất là đọc lại Cõi Đá Vàng trong thời buổi ngày nay, để một lần nữa nghiền ngẫm những lời tiên tri của nhà văn Nguyễn thị Thanh Sâm, bác nhỉ.
Chị Năm ơi,
Đọc cái còm của bác Đinh Thành, tự nhiên em nhớ ngay lập tức đến một cái còm này, em copy lại…tặng chị Năm đây! hihihihihi…
Nhưng em đố chị biết cái còm này là của…ai đó? hihihihihi…
“Phay Van mến ,
Trời ! …chị kinh ngạc khi em cho biết lúc còn lứa tuổi học tiểu học , mà đã ” chơi ” với những tác phẩm ” kinh điển , best seller ” này….! Cô cũng dạng đặc biệt đấy nhỉ !
Ừ , Đọc sách cho ta niềm vui và kiến thức – Reading affords pleasure and knowledge – vì vậy với thế hệ các anh chị – và chắc thời nào cũng vậy – thì ” 10 người như chục ” không một ai ” dám bỏ sót ” các tác phẩm nổi tiếng này cả em ạ …, vì bỏ sót là có cảm giác mình như …1 dòng nước đứng yên ngay !
À Phay Van em , nhân nhắc dịch giả Thế Uyên – Nguyễn Kim Dũng – , Chị chia sẻ 1 thông tin thú vị , đó là : Mẹ của nhà văn Thế Uyên , là em ruột của nhà văn Nhất Linh , nhà văn Hoàng Đạo , và là chị ruột của nhà văn Thạch Lam đấy !
Cảm xúc dâng trào khi nói tới đọc sách , vì vậy chị mạn phép gõ một vài câu danh ngôn liên quan đến cái thú đọc sách mà chị …nhơ nhớ thuở nào ! Đừng cười chị ” con nít ” nha …
* Đọc sách là một phần đối với bổn phận của người phong nhã . – Christine de Pisan –
* Đọc sách không chỉ mở mang kiến thức , mà còn để nâng cao tâm hồn . – L. Ghê nanh –
* Đọc sách thật là thú vị , đọc lại một cuốn sách đôi khi còn thú vị hơn . – Ê pha gơ –
* Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách , cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách . – Mông tê guy –
* Sau mỗi giờ đọc sách , thì nỗi đau khổ nào của tôi cũng biến mất – Montesquieu –
* Đối với tôi , sách quý hơn vàng . – Shakespeare –
* Nếu người ta cho tất cả của cải trên thế giới , nhưng lại cấm tôi đọc sách ; thì thà tôi nghèo và ở trên một cái gác xép còn hơn , miễn là tôi vẫn được đọc sách . – T. Ma cô lây –
* Ai đọc sách mà không biết được nhiều hơn những điều viết trong sách , thì người đó mới sử dụng sách có một nửa . Sách làm trí tuệ con người sâu sắc hơn và sáng sủa hơn .
– G. Lét xing –
*Thích đọc sách , tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời , lấy những giờ phút lý thú . – montesquieu –
* Sách là người bạn tốt nhất của tuổi già , đồng thời cũng là người chỉ dẫn tốt nhất của tuổi trẻ . – G. Fielding –
* Hãy luôn có trên tủ sách một cuốn sách mới , trong nhà một chai rượu vang đầy , và trong vườn một bông hoa tươi . – Bacon –
………………………………………………………………………………………………………………………………
Good night , ”
P/s:
– Đọc xong cái còm này, nhớ ra ai chưa chị Năm? hihihihihihi…
– Hồi đó, khi gặp đọc cái còm này, em có ghi chép lại các câu châm ngôn này vào sổ tay, nay thấy bác Đinh Thành còm câu châm ngôn trên, em sực nhớ lại ngay…
Cảm ơn Tuấn Anh. Chỉ cần đọc một vài câu đầu thì đã biết là còm của ai rồi. Chị đang nhớ Chị Hai Nha Trang đây.
Công nhận chị Năm!
Sao chị Năm nhận ra là còm của chị Hai, hay vậy? À, mà chị Hai còm hồi nào và ở đâu vậy chị Năm?
Vậy mà lúc nào chị Năm cũng luôn miệng nói…:”- trí nhớ em kém lắm…lắm!!!!”
– “Ai đọc sách mà không biết được nhiều hơn những điều viết trong sách, thì người đó mới sử dụng sách có một nữa….”
Đọc cái ý trong câu danh ngôn trên, và nhân lời dẫn nhập entry này của chị Ba…
– “Nhân thấy các em nhóm kiến bàn luận sôi nổi về vấn đề dịch thuật…”
Em copy đoạn bài viết sau đây, để minh chứng cho sự “cẩu thả”, “hụt hẫng” đầy chủ quan và…”Dốt-một-cách-tự-tin” ( chữ của Dr.Nikonian dùng ) tiếp nhận và “tiêu hoá” kiến thức khi đọc sách…
– “Bài viết của Trinh Tùng nêu ra một phát hiện rất lý thú về tài dịch của ông Dương Tường. Ngay trong “Foreword” của cuốn Lolita, có câu:
His lawyer, my good friend and relation, Clarence Choate Clark, Esq., now of the District of Columbia bar, in asking me to edit the manuscript, based his request on a clause in his client’s will which empowered my eminent cousin to use the discretion in all matters pertaining to the preparation of “Lolita” for print.
Ông Dương Tường dịch thành:
Ngài Clarence Choate Clark, nay là thành viên của luật sư đoàn miền Columbia , cũng là bạn và bà con của tôi, dựa trên một điều khoản trong di chúc của thân chủ của ông trao toàn quyền cho người anh họ lỗi lạc của tôi tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết cho việc in ấn cuốn “Lolita”.
District of Columbia tức là thủ đô Washington của nước Mỹ nhưng đã bị ông Dương Tường dịch thành “miền Columbia”!!! Thế thì những người chỉ đọc bản dịch tiếng Việt của ông Dương Tường làm sao biết được cái “miền Columbia” ấy nó ở chỗ nào???
Ngay cả tôi là cư dân tại District of Columbia, nếu chỉ đọc bản dịch tiếng Việt của ông Dương Tường, thì tôi cũng chịu thua, không biết cái “miền Columbia” nằm ở đâu.
Trên đất Mỹ có rất nhiều nơi gọi là Columbia:
Columbia ở Herkimer County, thuộc New York.
Columbia ở bang South Carolina.
Columbia ở bang Tennessee.
Columbia ở bang Georgia.
Columbia ở bang Missouri.
Columbia cũng là vùng đào vàng ở phía tây California.
Et cetera … et cetera …
Nếu “district” mà ông Dương Tường dịch thành “miền”, ngon ơ, thì ngoài cái District of Columbia tức là thủ đô Washington của nước Mỹ, lại còn có cái Columbia District ở bang Oregon nữa! Hoá ra ở Mỹ có ít nhất là hai “miền Columbia” hay sao? Thế còn cái Columbia Region ở Missouri thì dịch ra tiếng Việt là gì?
Nói tóm lại, ông Dương Tường thấy District of Columbia thì phang ngay một nhát thành ra “miền Columbia” ngon ơ, mà chẳng cần tìm hiểu xem District of Columbia là cái quái gì ở Mỹ…”
( Nguồn: tienve.org – James Nguyễn : “Miền Columbia” có lẽ sẽ là một phép ẩn dụ khác của ông Dương Tường ” )
Tuấn Anh: Cái tựa này hay nè em: “Miền Columbia” có lẽ sẽ là một phép ẩn dụ khác của ông Dương Tường ”
Trời…trời…! Tuấn Anh định…”dzợt” tiếp ông thần nước mặn dịch “giả” Dương Tường…này nữa…hở!!!!!!
Thôi, đã quá đủ…ê chề rồi, Tuấn Anh ạ!
– “Ôi, sao cái văn hoá đọc ngày nay nó xập xềnh làm vậy? ”
Thưa, bởi đó là hệ luỵ của một nền “giáo dục ưu việt xhcn”… đó thôi mà!
Mời mọi người đọc, rồi…!
NHỮNG BÀI VĂN CƯỜI RA NƯỚC MẮT
( Nguồn: Báo VN Express )
Trong khi chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay, các giáo viên lại bắt gặp rất nhiều bài làm văn học sinh viết rất ngây ngô, tréo ngoe. Những bài văn chương “rợn tóc gáy” này cứ tái diễn hằng năm.
Đây là nguyên văn một bài làm của học sinh: “Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn)
Những bài văn như thế này không thiếu. Có em chỉ cọ quẹt đôi ba dòng, viết lại cái đề rồi bỏ luôn phần còn lại. Bài làm văn được 1 hay 1,5 điểm phần lớn đều rơi vào trường hợp này. Các em cứ viết linh tinh, “quên trời quên đất”, được chăng hay chớ, miễn là có Mỵ và A Phủ mà chẳng cần biết mình viết gì.
Giáo viên chấm bài thi mà cứ tức anh ách. Không biết trong số mấy nghìn bài ở đây, có bài nào của học trò trong lớp mình dạy không. Điều mà mình dạy với điều mà học trò học chưa chắc đã giống nhau, bởi thế mới có mấy đoạn văn “đi mây về gió” như thế này:
– “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.
– “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.
– “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.
Khi đọc xong đoạn văn này nhiều giám khảo chấm thi cũng lắc đầu ngao ngán vì không thể hiểu nổi là thí sinh đang định diễn đạt điều gì.
“Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.
Những lời van xin khổ sở
– “Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.
– “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa”.
Đọc những bài thi, mới nhận ra khả năng bình luận văn chương của các nhà phê bình văn học kém hẳn so với “ tài năng” của các em: “Có thể chắc chắn một điều chắc chắn rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều”.
Còn đây là một kiểu suy diễn… chết người, ai manh nha tham vọng thành nhà thơ, đọc rồi sẽ tuyên bố bỏ nghề làm thơ:
“Quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta tòn thắng”; “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi không tiếc đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá”. Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải… bó tay!
Còn tác giả của “Dế Mèn” yêu quí của bạn nhỏ thì không biết sẽ bình luận gì trước những nhà bình luận văn chương tài ba này:
“Mỳ và A Sử sống gần gủi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc”.
Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”.
Tổ trưởng tổ chấm văn của một trường cấp 3 nói nửa đùa nửa thật: “Các thầy cô đừng có bắt lỗi chính tả làm gì, bắt lỗi chính tả thì không còn thời gian để chấm bài nữa, kệ, miễn học sinh viết được tiếng Việt thì thôi, mình đọc hiểu là được rồi, đừng có viết thành tiếng Tây tiếng Tàu là được. Một mắt nhắm, một mắt mở mà chấm, chấm mà mở hai mắt thì tối ngủ gặp ác mộng đó, tụi nó tưởng tượng khiếp quá mà”.
(Theo Tuổi trẻ)
Bác Phạm Sơn: Lỗi trước hết là do sách giáo khoa. Nội dung nhiều điều giả dối bịa đặt, dạy văn nhưng có định hướng (ngầm) dạy chính trị, theo kiểu tụng ca trong “Trại Súc Vật” (Animal camps- George Orwell): “Bốn chân tốt, hai chân xấu”. Điều này làm cho học sinh ngán ngẩm vì biết là sai sự thật mà vẫn cứ phải học. Em từng là nạn nhân.
Thứ đến là đội ngũ giáo viên “dỏm”: Cái thời của em (khoảng 1980- 1985) đa số những kẻ dốt mới vào sư phạm, vì thi đâu cũng hỏng, có duy nhất ngành sư phạm “vơ bèo vặt tép”, nếu không làm thế thì lấy đâu ra giáo viên cho đủ. Mà đã dốt tới nỗi phải vào sư phạm, lại còn không học nổi sư phạm toán, phải học văn thì đủ biết là cái dốt đã đi đến tận cùng. Cho nên ta có thể nói không sợ quá lời rằng thời đại hcm là thời đại của cái dốt, cái ác lên ngôi.
Trong lớp em, các bạn học dốt sau toàn ra làm giáo viên cả.
Sau này em lại có dịp học chung với một người từng tốt nghiệp đại học Tổng Hợp chuyên ngành Triết Mác-Lê. Vị này không thể giải phương trình bậc I một ẩn số, một điều rất ư đơn giản ở trình độ kiến thức phổ thông.
Đấy là em xin phép nói về tri thức, còn về đạo đức thì khỏi phải bàn, phải không bác, vì ta đã có đạo đức hcm làm kim chỉ nam rồi.
Con cháu chúng ta là sản phẩm của các vị ấy. Biết làm sao bây giờ. Chúng nó phải tự vượt thoát thôi, bằng cách tự học.
Bác Phạm Sơn và chị Năm ơi!
Những “bài văn” độc đáo mới đoạt giải…nhất, nhì, ba…của Bộ giáo dục và hội nhà văn VN…nè…
1/ Đề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều.
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau:
– “…Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt “ngầu”: “vai năm tấc”, ” thân mười thước”- y như ông Thần Đèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! ”
– Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả, phân tích bậy bạ, tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng… “tài quá xá”!
– 1 điểm.
2/ Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3, bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện ” Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân:
– “Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt… chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng… lòng mẹ.”
– Lời phê của giáo viên: Vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất… bất ngờ!
– O điểm.
3/ Còn đây là bài làm văn của HS thi vào lớp 10.
Đề bài: Em hãy tóm tắt truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
“Chuyện người con gái Nam xương nói về hình ảnh một cô gái đi xa quê hương. Vũ Nương là một cô gái rất lười, hay đánh chồng, Vũ Nương cũng chỉ là một cô gái hay làm những chuyện xấu. Một hôm chồng Vũ Nương hỏi là bà đi đâu về Vũ Nương bảo tôi đi chơi về ông hỏi làm gì nên hai vợ chồng họ đánh nhau Vũ Nương không chịu nổi Vũ Nương liền chạy đi không thấy Vũ nương về chồng rất sợ sao bà ấy chưa về ông ấy đi tìm nhưng không thấy ông rất hoảng hốt sao bà ấy đi đâu. Chồng của Vũ Nương đi tìm mãi tự Vũ Nương về đến nhà Vũ Nương xin lỗi chồng và hai người hoà giải. Người cùnglàng với nàng kể sự thật nhưng chàng không tin. Khi nhận được chiếc kiệu hoa chàng Trương đã giải oan cho vợ khi ra đến bến sông thì thấy Vũ Nương giữa dòng lúc ẩn lúc hiện…”
Bác Phạm Sơn và chị Năm…phải vỗ tay, đó nghen! hihihihi…
Tặng lại bác Phạm Sơn và Bảo Vân đây. Đọc xong xin đừng trách các em vì các em chỉ là nạn nhân, mà hãy trách những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục.
Hãy cho biết cảm nhận của bạn về nhà thơ Tú Xương qua bài “Thương vợ”
Tú Xương là một nhà thơ thương vợ
nên có nhiều con. Đồng thời ông cũng là một người thông minh, khôn khéo
biết nhường cho vợ những việc nặng nhọc mặc dù ông thi hoài mà không
đậu.
Tả cảnh trường em trước giờ học.
Đầu giờ học, khi tiếng trống trường báo hiệu vào mười lăm
phút đầu giờ, sân trường em thật hỗn loạn. Các bạn chen lấn xô
đẩy nhau.
Các bạn còn đè lên nhau, dẫm đạp nhau để kịp vào lớp đúng giờ. Trước
cổng trường, một vài cô giáo đi muộn hối hả chạy vào lớp vì bận cho con
bú.
Giải thích câu thành ngữ ” Anh em như thể tay chân ”
Anh em như thể tay chân nghĩa là khi
“chân” đau thì “tay” băng bó cho “chân”, còn nếu “tay” đau, thì “chân ”
đưa “tay”đi bệnh viện.
Tả về bà ngoại em.
Nhà em có nuôi một bà ngoại, mỗi sáng thức dậy bà
thường lên phòng bố mẹ và em hỏi to: “Vợ chồng, con cái chúng mày ăn gì
để tao còn mua?
Em hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: “… đi đôi với hành”.
Thịt đi đôi
với hành.
Em hãy thay lời Âu Cơ kể lại câu chuyện.
Lạc Long Quân hiện lên và nói với tôi rằng:
“Ta và nàng đến đây hết tình, ta đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con
lên bờ”. Nói xong rồi Lạc Long Quân nhảy tùm xuống biển.
Tả một chiếc xe môtô.
Gần nhà em có
một chú tên Khánh nhà chú có một chiếc xe môtô. Hằng ngày chú thường
xách xe ra đi chợ. Mỗi lần bước lên xe chú hụ ga thật lớn. Bởi thế mỗi
lần chú hụ ga là mẹ em bảo: “Thằng trời đánh”.
Tả cảnh đêm đông của gia đình em.
Đêm đông, gia đình em quây quần ấm cúng bên bếp lửa hồng.
Bố em ngồi đọc báo, mẹ em ngồi đan len, chúng em thì ngồi học bài, còn
ông nội bà nội em thì ngồi nói chuyện ở bàn ăn mà ngọn đèn dầu chiếu
hình lên trên tường trông giống như hai con khỉ vậy.
Em hãy đặt câu với từ ”thông thái”.
Bạn Thông thái rau giúp mẹ.
Đặt câu có cụm từ nối tiếp “Vả lại”.
Tối hôm qua em và chị gái em cãi nhau. Chị vả em một
cái, em vả lại chị một cái.
Tả về lớp học của em.
Trường em thật là đẹp, các phòng học thật là
xinh. Cô giáo giảng bài thật nhiệt tình và say sưa, miệng cô cứ líu lo
như chú chim suốt cả ngày. Trong cái nắng oi ả của mùa hè tiếng ve kêu
của những chú ve sầu và tiếng cô giáo quát bạn Nam làm cho em bị thức
giấc và cảm thấy khó chịu.
Tả buổi tối ở gia đình em.
Buổi tối, gia đình em sau khi ăn cơm
xong thường quây quần bên nhau. Bố em ngồi xem thời sự, mẹ em ngồi khâu
quần áo. Em ngồi học bài. Bỗng nhiên mẹ em giật mình và hỏi bố em: “Anh
ơi tháng này lĩnh lương chưa?”
Tả công viên.
Gần nhà em có một cái công viên. Buổi sáng hay có
các cụ già đi bộ tập thể dục. Buổi trưa hay có các bác xe ôm đỗ xe ngủ.
Buổi tối hay có các cô chú ngồi ôm nhau.
Tả con đường tới trường.
Con đường
đến trường thân yêu của em, em đi mỗi ngày. Đường rất xa khi em đi bộ
nhưng lại rất gần khi mẹ chở em bằng xe Honda.
Tả chú thương binh.
Gần nhà em có
một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và
một lần ở đùi.
Đặt câu với vần “iêu”
Mẹ em thích tiêu tiền.
Đặt câu có từ “tập thể”.
Sáng nào em
cũng tập thể dục.
Tả về cơn mưa rào.
Chiều qua, trời đang nắng chang chang bỗng nhiên sân nhà
em đổ cơn mưa rào. Tiếng mưa rơi bập bùng phập phồng nên bố em hát:
“Trời mưa bong bóng phập phồng.
Em đi lấy chồng để khổ cho
anh”.
Hãy đặt câu có từ “đỡ đần”.
Vì em chăm học nên em đỡ đần.
Hãy tả về một người bạn thân của em.
Em có cô bạn tên là Hương. Bạn có mái tóc đen nhánh. Đôi
mắt to, cái bụng của bạn trắng hếu.
Em hãy tả về bà của mình.
Nhà em có
nuôi một bà nội suốt ngày ngồi phẩy quạt nhưng ruồi không bay khỏi
miệng, mồm luôn dạy cháu phải sạch nhưng bà lại lấy khăn lau bàn để lau
ly uống nước.
Tả con trâu.
Quê em nhà nhà làm nông nghiệp nên gia đình ai cũng có
một con trâu. Chú trâu nhà em rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Ngày ngày chú
theo bố em ra đồng để cày ruộng. Thân hình chú vạm vỡ, 2 chiếc
ngà dương
lên oai hùng. Chân chú rất to và đen hơn chân bố em.
Tả buổi đi chơi mà em tham gia.
Chủ
nhật vừa qua cả nhà em được tổ chức đi Vũng Tàu. Mọi người dậy từ rất
sớm để tập hợp lên xe.
Đi được một quãng đường mọi người trên xe đều
ngủ chỉ trừ bác tài là còn thức vì bác đã uống thuốc chống
ngủ.
Tả bác công nhân.
Tay bác toàn dầu mỡ, trán thì lấm tấm mồ hôi, tai bác
như hai cái mộc nhĩ. Thỉnh thoảng bác hay ra bờ rào vườn rau nhà em đi
vệ sinh.
Tả em bé.
Gần
nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị
móp.
Đặt câu hỏi với vần: ôm, ốp.
Mẹ em tát em đôm đốp.
Tả cái cặp đi học.
Bố em mua cho em
cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp
đựng được
nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!
Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông
nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến
bữa ăn ông
ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?
Ngoan cố
Cô giáo ra đề bài tập làm
văn: Hãy tả con vật mà em yêu thích. Một học sinh viết:
– Con vật mà em yêu thích nhất là con rận…
Và học sinh này bắt đầu tả con rận, chi tiết đến từng
cọng lông. Nhưng cô giáo không hài lòng vì con vật này không được đẹp,
nên yêu cầu cậu học sinh tả con chó.
Hôm sau cậu bé nộp
bài:
– Con chó nhà em có rất nhiều lông, vì thế nó rất lắm rận. Sau đây em
xin tả con rận…
Hơi
bực mình, cô giáo bèn cẩn thận chọn một con vật không có rận,
là con cá,
và bảo cậu tả lại.
Cậu bé viết:
– Con cá sống ở dưới nước nên nó không có lông, nhưng nó có rất nhiều
vảy. Nếu nó sống trên cạn thì chắc hẳn nó phải có nhiều lông. Mà
nhiều lông thì sẽ có rận. Sau đây em xin tả con rận…
Hoàn toàn không hài lòng, cô giáo đưa ra yêu cầu chót:
Hãy tả bạn gái ngồi cạnh em. Cô chắc mẩm cậu bé
không thể nào gán
cho cô bạn xinh xắn kia là có rận cho được.
Cuối cùng cô nhận được
bài làm:
– Bạn gái ngồi cạnh em rất xinh xắn và sạch sẽ, bạn có mái tóc bóng
mượt, cho nên bạn không có con rận nào.
Tuy nhiên, em vẫn xin tả con rận…
Trời ơi là trời!!!!
Sao chị Năm…”chưng”…những “sáng tác để đời”.. của ròm em hồi ấy…lên đây…hở chời..!!!!!
hihihihihihi…
Tín: Ủa, của em hả? “Chời” ơi là “chời”!
“Đứt”…ơi là…”Đứt”! hihihihi..
Chớ chị Năm hổng nhận ra “dzăn phong” của ròm em ha? hihihihi…
Chớ chị Năm hổng thấy tụi nhỏ…”chết ngắt”…ở còm của bác Phạm Sơn rồi đó hay sao, mà còn đợi đến khi…lọt dzào tay em…nữa! hihihihi..
“Những lời van xin khổ sở
– “Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.
– “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa”.
“Ôi, sao cái văn hoá đọc ngày nay nó xập xềnh làm vậy?”
Và có phải chỉ riêng nó đâu?
Nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói:
– “Muốn viết một chữ trong bụng phải có một tấn chữ, muốn nói một từ trong đầu phải có một ngàn từ”
Do đó cần phải đọc sách, vì đọc sách là một trong những phương thức giúp chúng ta thư giãn, tích lũy kiến thức, cũng như làm phát triển khả năng tư duy…vậy!
Bác Ngô Tấn: Người trẻ ngày nay ít thích đọc sách hơn trước một phần cũng vì ảnh hưởng của lối sống nhanh và thực dụng.
Chào chị Năm!
Cả tuần nay ròm em có “chiện”..nên dzắng mặt, hôm nay dzào nhà trình diện..”đồng chí Chị”.. đây! hihihihi…
Chị Năm vẫn…”an toàn xa lộ”…chứ!? bởi, tối nay ròm em lại phải bắc cái thang mới để leo dzô nhà chị Năm đó nghen…
Chị Năm ơi! Thang tre là…”chiện nhỏ”…chị Năm ơi, Ròm em và cả nhóm kiến…chơi “thang” loại đặc biệt của SEAL = Lực Lượng Đặc Nhiệm Hải Quân Mỹ…đó! hihihihi…
P/s: Có một số “thang” leo vào nhà chị đọc bài được, nhưng gởi còm thì bị…knock out…chị Năm ơi!
Chị Năm ơi, Bảo Vân, Vân Anh, Hồng Nga, Thu Lan có cách…”giấu thang”..ở vài chỗ “an toàn xa lộ” lắm, phòng khi nhà chị Năm bị “quỷ đỏ” đánh phá…”ngặt nghèo”, thì cả nhóm…có thang trèo dzô nhà chị Năm…đó!
hihihihihi…
“Có lẽ vì vậy mà các bậc thức giả ngày trước, mỗi khi đọc sách đều tắm gội sạch sẽ, mặc áo dài, khăn xếp; xông trầm trước khi ngồi vào án thư mở quyển. Cốt cách nho phong ấy còn lưu giữ lại ở một số đông các học giả, nhà thơ mà gần đây nhất là thi sĩ Đông Hồ. Khi còn là giáo sư thỉnh giảng ở trường Văn Khoa, mỗi khi lên giảng đường giảng dạy cho đám môn sinh, ông đều xông trầm. Khói hương phảng phất như cuốn như bay theo những câu Đường thi cổ kính, khiến hàng trăm môn sinh lặng phắc lắng nghe từng câu, từng từ như thể được uống ly “bồ đào mỹ tửu” đến ngây ngất.”
Trời, đọc đoạn trên mà thấy các vị tiền bối hồi xưa khi đọc sách sao mà nghiêm cẩn thật, bảo sao mà người đời không tôn trọng cái cốt cách ấy, mà gọi là những…BẬC THỨC GIẢ!
Nét văn hoá đọc ấy, ngày nay chắc là…mò kim đáy biển quá, nên toàn là những…BẬC THỨC… “DỎM”!
hihihihihi…
Chị Năm ơi, chị Năm nhớ câu này là của tay “trôi sông lạc chợ”…nào nói không? hihihihi…
– ” Trí thức xhcn có giá trị không bằng một cục phân trôi sông, vì cục phân còn nuôi được…con chó! “
Chị Năm: “bỏ ngoài tai”
Thế khi cần để..”ní nuận”…dẫn chứng, nhằm…knock out…hoặc…vã vào mồm mấy tay khoác lác bày đặt..”nên nớp” mình, thì chị Năm dùng cách nào?
– Phải…”biết người biết ta…”…chứ chị Năm?
Chị Năm ơi, nhân bài viết có nói về thi sĩ Đông Hồ, ròm em chợt nhớ hồi còn học lớp 12, trong nhóm bạn tụi em có chuyền tay nhau đọc và chép lại bài thơ CÔ GÁI XUÂN của ông…
Chị Năm đã có từng đọc bài thơ này chưa?
CÔ GÁI XUÂN – Thi sĩ Đông Hồ.
Trong xóm làng trên, cô gái thơ,
Tuổi xuân mơn mởn vẻ đào tơ
Gió đông mơn trớn bông hoa nở,
Lòng gái xuân kia vẫn hững hờ.
Lững thững lên trường buổi sớm chiều,
Tập tành nghiên bút, học may thêu
Quần đen, áo trắng, khăn hồng nhẹ,
Ngọn xõa ngang vai, tóc bỏ đều
Lá rợp cành xoài bóng ngả ngang,
Cô em dừng bước nghỉ bên đường,
Cởi khăn phẩy giọt mồhôi trán,
Gió mát lòng cô cũng nhẹ nhàng.
Đàn bướm bay qua bãi cỏ xanh,
Lòng cô phất phới biết bao tình.
Vội vàng để vở bên bờ cỏ,
Thoăn thoắt theo liền đàn bướm xinh.
Áo trắng khăn hồng gió phất phơ,
Nhẹ nhàng vui vẻ nét ngây thợ
Trông cô hớn hở như đàn bướm,
Thong thả trời xuân mặc nhởn nhơ.
Đàn bướm bay cao, cô trở về,
Sửa khăn, cắp sách lại ra đi,
Thản nhiên, cô chẳng lòng thương tiếc,
Vì bướm ngày xân chẳng thiếu chi!
Cũng xóm làng trên cô gái thơ,
Tuổi xuân hơn hớn vẻ đào tơ.
Gió đông mơn trớn bông hoa nở,
Lòng gái xuân kia náo nức chờ.
Tưng bừng hoa nở, bóng ngày xuân,
Rực rỡ lòng cô, hoa ái ân.
Như đợi, như chờ, như nhớ tưởng,
Đợi, chờ, tưởng, nhớ bóng tình quân.
Tình quân cô; ấy sự thương yêu,
Đằm thắm, xinh tươi, lắm mỹ miều
Khao khát, đợi chờ, cô chửa gặp,
Lòng cô cảm thấy cảnh đìu hiu.
**
Một hôm, chợt thấy bóng tình quân,
Gió lộng mây đưa thoáng đến gần.
Dang cánh tay tình, cô đón bắt,
Vô tình mây gió cuốn xa dần.
Gót ngọc phăng phăng cô đuổi theo :
“Tình quân anh hỡi! Hỡi người yêu!
“Gió mây xin để tình quân lại;
“Chậm chậm cho em nói ít điều…”
han ôi ! Mây gió vẫn vô tình,
Cuồn cuộn bay trên ngọn núi xanh.
Nhìn ngọi núi xanh, mây khói tỏa,
Mắt cô, đôi giọt lệ long lanh.
Lá rợp cành xoài bóng ngả ngang,
Cô em dừng bước nghỉ bên dường.
Cởi khăn phẩy gió mồ hôi trán,
Gió mát, lòng cô những cảm thương.
Lủi thủi bên đường, cô ngẩn ngơ
Chốn này, đuổi bắt bướm ngày xưa,
Cô buồn, cô tiếc, cô ngui ngậm,
Cô nhớ ngày xuân, nhớ tuổi thơ:
“Đàn bướm bay qua bãi cỏ xanh,
“Lòng cô phất phới biết bao tình.
“Vội vàng để vở bên bờ cỏ,
“Thoăn thoắt theo liền đàn bướm xinh…
“Đàn bướm bay cao, cô trở về,
“Sửa khăn cắp sách lại ra đi
“Thản nhiên, cô chẳng lòng thương tiếc,
“Vì bướmngày uân chẳng thiếu chi!….”
Ái tình nào phải bướm ngày xuân,
Tình ái ngày xuân chỉ một lần.
Một thoáng bay qua không trở lại,
Gái xuân rỏ lệ khóc tình quân!
À chị Năm ơi, dạo này sao ròm em thấy chị Năm…”lơ lơ là là”.. dzới…âm nhạc dzậy, ròm em để ý mấy entries gần đây…thiêu thiếu cái không khí nhạc này đó nghen!?
Nhân tiện em copy bài thơ CÔ GÁI XUÂN của thi sĩ Đông Hồ, vậy ròm em cũng đề nghị chị Năm tìm post bản nhạc GÁI XUÂN của nhạc sĩ Từ Vũ, do ca sĩ Cẩm Ly trình bày, để cho có cái không khí thưởng thức cái…”văn hoá đọc”…đi…, OK chị Năm? hihihihihi…
Tín thân mến,
Em mới đi Bình Thuận về? Có nhớ để dành quà cho chị Năm không vậy? Chị Năm đang nhắc đó.
Theo lời đề nghị của em, chị Ba mời em nghe Gái Xuân với tiếng hát của Cẩm Ly nhé.
Chị Ba ơi, Phải là một trong những nghĩa này không chị Ba…
1/ Đại :
– lớn, to. –> Đại cường quốc.
– đời –> Cận đại.
– thay thế –> Đại diện.
2/ Ngu :
– u mê, tối tăm. –> Đồ ngu si.
– tiếng dùng khiêm nhượng để tự xưng mình. –> Ngu đệ.
– vui. –> Ngu lạc
– lễ sau khi an táng. –> Tế ngu. ( gồm 3 lần: sơ ngu, tái ngu và tam ngu )
Câu đố của chị Ba, thì, riêng em…chọn…hihihihi..
– Đại = lớn, to.
– Ngu = u mê, tăm tối.
Vậy, ĐẠI NGU, là…U MÊ LỚN…ạ! hihihihi…
Đừng mắng em đó nghen! hihihihihi…
P/s: Cám ơn chị Ba kính mến rất nhiều ạ, với câu đố vui vui về một chi tiết lịch sử của chị, đã cho cá nhân em nói riêng, và các bạn trẻ khác nói chung, có dịp kiểm tra lại cũng như học hỏi tìm hiểu sâu hơn những kiến thức cơ bản về lịch sử nước nhà ạ.
Trên tinh thần đó, em muốn chia sẻ lại bài viết này của tác giả QUẢN HÙNG, một bài viết mà khi đọc, theo em có nhiều dữ kiện, và những chi tiết lịch sử rất đáng đọc biết…cho tường tận ạ!
( em tính dẫn link cho gọn, nhưng nghĩ lại, copy bài này ở còm dưới về nhà chị Năm…”lưu trữ”…thì hay và chắc ăn hơn, vì tình hình mạng ở VN bị…”nhiễu nhương, quấy rối”…như hiện nay!
OK chứ, chị Năm, chị Ba?)
Tuấn Anh,
Cám ơn em đã có góp bài “Ý nghĩa của quốc hiệu Việt Nam” của Quán Hùng. Bài viết rất thú vị.
Cùng tất cả các em:
Ngày xưa khi còn đi học, nghe thầy giáo nói: “Hồ Quý Ly khi lên ngôi, đã đổi quốc hiệu là Đại Ngu.” Chị cũng đã hiểu nghĩa rất thô thiển của nó nên đã rất thắc mắc, tại sao vua đặt tên nước gì mà kỳ quá vậy? Đền khi thầy giải thích, thì mới rõ được chữ “Ngu” ở đây có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”, chứ không có nghĩa là “ngu si”.
Đúng là: “Không Thầy đố mầy làm nên”, em há?
Chị Ba: Dạ!
Chị Ba ơi, cho em đường đột tò mò một chút nghen:
– Hồi xưa, chị Ba đã từng…dạy học?
Tuấn Anh,
Đó là một nghề rất cao quý và chị cũng rất thích. Nhưng rất tiếc chị không phải là cô giáo, em ạ.
Phay Van:
Cám ơn em đã thương chị mà nói như thế.
Chị cũng học nhiều điều từ em mà…
Khỏe không em ơi
Hôm nay nhóm Kiến đã có mặt đầy đủ rồi. Vậy chị Ba đố mấy em vào cuối đời Trần, Hồ Quý Ly khi lên ngôi, đã đổi quốc hiệu là Đại Ngu, chữ Đại Ngu ở đây có ý nghĩa gì vậy?
Ý NGHĨA CỦA QUÔC HIỆU Việt Nam
A – Quốc hiệu: Ý nghĩa văn hóa
Lịch sử của nhiều quốc gia dân tộc như Trung Hoa, Nhật, Việt, thường bắt đầu bằng những huyền thọai. Chính trong những truyện truyền kỳ thần thọai, tuy có thể do người đời sau sáng tác ra, nhưng đã lưu truyền trong nhiều ngàn năm nên có thể ẩn chứa những dấu vết văn hóa lịch sử.
Giống như vậy, quốc hiệu Việt Nam trong thời huyền sử cũng ẩn chứa những dấu vết của nền văn hóa Cổ Việt thời xa xưa.
Hai quốc hiệu thời huyền sử gây nhiều tranh cãi là XÍCH QUỶ và VĂN LANG.
Quốc hiệu Xích Quỷ, còn gọi là Thích Quỷ, theo Việt Nam Sử Lược, là có nguồn gốc từ thủy tổ của người Việt là Kinh Dương Vương. Sách chép:
Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua Phuơng Bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là XÍCH QỦY. Bờ cõi nước Xích Qủy bấy giờ phía Bắc gíáp Động Đình Hồ (hồ Nam) phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành) phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên) phía đông giáp biển Nam Hải. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch) và lấy con gái Động Đình Quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân.
Đây là câu chuyện truyền kỳ, có thể do người đời sau viết ra nhưng phản ảnh nhiều điểm lý thú để tranh luận. Trước hết, nó có thể xác nhận sự khác nhau giữa hai nền văn hóa: văn hóa Trung Hoa ở phương bắc hồ Động Đình với nền văn hóa Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử. Danh xưng Xích Quỷ có liên hệ đến mầu đỏ (Xích = mầu đỏ). Xích Đế là Vị Thần Lửa phương Nam (1), Quỷ là Ma quỷ (2) Người Á Châu thường có thói gọi người lạ là quỷ như Bạch Quỷ, Hắc Quỷ. Chữ Quỷ còn có nghĩa là tên một vị sao trong nhị thập bát tú ( 3)
Chúng ta hẳn còn nhớ rằng trên mặt những trống đồng Đông Sơn của dân Lạc Việt, tức dân Cổ Việt, đều có điêu khắc những vòng tròn vớí những ngôi sao. Các nhà nghiên cứu thường cho rằng những biểu tượng này liên hệ đến tục thờ Thần Lửa và tục thờ Thần Mặt Trời. Quốc hiệu đầu tiên của dân Việt là XÍCH QỦY phải chăng chính là tục thờ mặt trời này chăng? Trong địa phận người Cổ Việt cũng có từ Nhật Nam, mặt trời phương Nam, cũng có liên hệ đến truyền thuyết này chăng? Một trong những vua cổ Trung Quốc là Viêm đế ( viêm = nóng, tượng trưng cho lửa), ý nói đến hỏa đức tức lòng nhân ấm áp. Viêm Đế là vị Hoàng đế nhân từ thương dân (4)
Quốc hiệu thứ hai là VĂN LANG, chắc cũng do đời sau thêm vào vì theo những thư tịch cổ sử thì vào đời các vua Hùng, chưa có văn tự rõ ràng. Văn Lang có nghĩa là quốc gia của những người có văn học, chứng tỏ không thua kém dân phương bắc. Theo Trần Gia Phụng thì Văn là vẻ đẹp, Lang theo chữ nho gồm chữ lương và bộ ấp”. Nói chung Văn Lang là vùng đất của những người lương thiện, thể hiện giá trị tư văn cao quý mà trời giao phó cho con người (5). Chữ LANG gợi cho chúng ta danh từ các quan Lang của những đồng bào Mường mà ngày nay thường được coi như cùng bọc trăm trứng với chúng ta không? Theo bác sỹ Hồ văn Châm dẫn theo GS Lê Hữu Mục thì VĂN tức là MÔN, LANG tức là LÀNG. Văn Lang là Làng Môn hay Làng của người Môn ( phát biểu trong Mạn đàm ngày 28-10-2007)
Văn Lang được coi là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam . Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu, với lãnh thổ gồm khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 trước CN. Về sau, Thục An Dương Vương chiếm được Văn Lang của các vua Hùng, sát nhập các bộ lạc Lạc Việt với Âu Việt thành nước Âu Lạc.
Theo Đào Duy Anh thì Âu Lạc gồm hai bộ tộc quan trọng là Tây Âu và Lạc Việt. Cuộc liên kết giữa các bộ lạc Bách Viêt này biểu lộ qua Quốc hiệu thứ nhì là ÂU LẠC của dân Cổ Việt. Gần đây, theo tác gỉa Trương Thái Du, Âu Lạc là ký âm Hán tự của cụm từ “Đất nước xứ sở “.Ông cho rằng không có quốc gia Âu Lạc của Vua An Dương Vương. Suốt vùng Lĩnh Nam gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Việt Nam, người ta gọi nơi sinh sống của mình là “Đất nước”, tức “Âu Lạc “(6)
B- Quốc Hiệu và thái độ nước lớn của Trung Hoa
Khoảng năm 208 trước CN, Triệu Đà, một tướng của Tần Thủy Hoàng mang quân sang chiếm Âu Lạc. An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ. Triệu Đà đặt quốc hiệu là NAM VIỆT
Nam Việt là quốc hiệu thời nhà Triệu (207 TCN-111 TCN). Vấn đề là quốc hiệu này có phải là một quốc hiệu của nước Việt Nam hay không? Triệu Đà là người Hán, quê huyện Chân Định, nhân lúc nhà Tần suy loạn đả nổi lên, lập ra nhà Triệu, lấy quốc hiệu là Nam Việt. Sử gia Lê văn Hưu và Ngô Sỹ Liên công nhận sự chính thống của nhà Triệu (7) và do đó công nhận quốc hiệu Nam Việt. Vua Quang trung, sau khi đánh bại quân Thanh năm 1789 đã có ý định đòi đất hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây với lý do đây là đất cũ của Nam Việt thời Triệu Đà
Nếu coi như Triệu Đà và Nam Việt không nằm trong dòng chính thống của dân Việt thi cũng có thể coi Triệu Đà mở đầu cho hơn 1000 năm Bắc thuộc về sau. Trong thời gian này, Trung Quốc coi Việt Nam như môt quận huyện của Trung Hoa, nên vấn đề quốc hiệu không được đặt ra. Tuy vậy, mỗi khi nổi lên dành độc lập, thủ lãnh dân Việt thường tự xưng vương. Thí dụ: Năm 544 đến 602, Lý Nam Đế khởi nghĩa, đặt quốc hiệu là VẠN XUÂN mặc dù Trung Hoa coi như không có quốc hiệu này.
Trong suốt thời kỳ Bắc Thuộc, từ 110 TCN đất đai Giao Chỉ được chia thành 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân mà đứng đầu mỗi quận là thái thú, Năm 679 nhà Đường lập AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ.
Tên An Nam trở thành quốc hiệu người Trung Quốc chỉ quốc hiệu Việt Nam đã có từ đây. Còn danh từ An Nam đã có trong thư tịch cổ Trung Hoa từ lâu ( mạn đàm 28-10-2007)
Ngay trong những thời gian đầu của thời kỳ Bắc Thuộc, Trung Hoa luôn luôn coi Xứ Giao Chỉ là nơi xa xôi man di mọi rợ. Theo học thuyết Khổng Mạnh, với tư tưởng Thiên Mệnh, người cầm đầu nhà Nước tự coi là Thiên Tử và coi Triều đại của họ là Thiên Triều. Họ tự coi mình ở giữa vũ trụ (Trung Quốc ) xem dân tộc mình là tinh hoa . Hoa làm chủ Trung Quốc còn các nước xung quanh là Nhung, Di, Man, Dịch. Họ gọi những người rợ phương bắc là Bắc Dịch, phương Tây là Tây Nhung, phương đông là Đông Di. Còn phương Nam la Nam Man, trong đó có người Việt Nam chúng ta. Chính vì thế nên danh từ An Nam có tính cách miệt thi và Trung Hoa tiếp tục sử dụng danh từ này như quốc hiệu chính thức cho Việt Nam đến tận năm 1804, đời Nguyễn Gia Long dù sau này Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lâp với những quốc hiệu khác nhau.
Ngay cả năm 939, Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, tự xưng vương, lập Hoàng Hậu, định triều nghi, Trung Hoa tiếp tục coi Việt Nam như là một quận huyện của họ.Vì thế họ chỉ phong cho Ngô Xương Ngập là con Ngô Quyền, làm TĨNH HẢI QUÂN TIẾT ĐỘ SỨ.
Năm 972 vua Đinh Tiên Hoàng cũng chỉ được Tống Thái Tổ phong cho làm GIAO CHỈ QUẬN VƯƠNG. Ba năm sau mới chiụ phong là NAM VIỆT VƯƠNG. Theo sử lệ Trung Hoa thì từ đời nhà Chu (1122-240 TCN ) chỉ có “cộng chủ” thiên hạ mới được phong tước Vương. Các vua chư hầu chỉ được phong là Công, Hầu, Bá,Tử, Nam. Về sau nhiều chư hầu cũng tự xưng là VƯƠNG. Đến nhà Tần, vua Trung Hoa mới xưng là Hoàng Đế. Đến nhà Hán, Trung Hoa chia các chư hầu thành quận huyện do Triều Đình trực tiếp cai tri. Đó là chính sách “Quận Quốc”. Tùy theo lớn nhỏ, người cầm đầu được phong tước VƯƠNG (Quốc Vương) hay HẦU (Vương Hầu) Tất cả đều là phiên thuộc(8).
Đến năm 1175 đời Lý Anh Tông, Trung Hoa mới chịu cống nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập và phong cho Lý Anh Tông làm AN NAM QUỐC VƯƠNG. Phan Huy Chú nhận xét: “
Nhà Đinh, nhà Lê khi mới dựng nước,cầu phong chỉ phong làm KIỂM HIỆU THA1 SƯ, GIAO CHỈ QUẬN VƯƠNG, lâu rồi mới được tiến lên NAM BÌNH VƯƠNG. Các vua nhà Lý đều nối theo như thế cả. Đến Lý Anh Tông cầm chính quyền việc bang giao đầy đủ ân cần, được vua Tống khen ngợi mới cho tên nước, phong làm Chân vương. Về sau các triều nối nhà Tống nổi lên tuy muốn làm cho nhỏ đi mà không thể đổi khác được. Nghi điển long trọng ít có, mấy trăm năm chưa từng thấy, cái công khởi xướng kể cũng là to”(9)
Tuy vậy, Trung Hoa ngoan cố vẫn coi Việt Nam như một quận huyện của mình dù phải công nhận Việt Nam là một quốc gia riêng. Nó biểu lộ trong cách gọi quốc hiệu AN NAM và phong cho vua Việt Nam là AN NAM QUỐC VƯƠNG, dù biết rằng các vua Việt Nam thường có quốc hiệu riêng để dùng trong nước. Các vị vua Việt Nam thường phải chiều theo Thiên Triều Trung Hoa để Trung Hoa không tìm được lý do xâm lăng nước Việt. Việc xin phong vương, cũng như việc triều cống theo quy định là những việc đặc biệt trong quan hệ ngoại giao giữa nước ta và Trung Hoa. Việc xin phong vương của các triều đại phong kiến Việt Nam cũng trải qua nhiều khó khăn, không không phải là ngay từ đầu đã được phong vương ngay.Việc phong vương cho các vua Việt Nam có ý nghĩa khẳng định tính chính thống của một người đã được Thiên Triều đồng ý công nhận, chính danh định vị, khẳng định tính hợp pháp của một Triều đại hay một ông vua, nhất là khi có sự thay đổi từ triều đại này sang triều đại khác. Từ đó Thiên Triều Trung Hoa có nghĩa vụ bảo vệ an ninh, sự toàn vẹn lãnh thổ cho quốc gia hay xứ đuợc công nhận, không thể vô cớ sang xâm lăng, trừ trường hợp nước đó trái đạo trời.
Ngoại trừ những vua Việt Nam tiếm chiếm ngôi vua như Mạc hay Hồ, thái độ nước lớn của Trung Quốc, coi Việt Nam như phiên thuộc, khiến cho Triều Đình Việt Nam phải thi hành những chính sách đặc biệt. Trước hết, đấu tranh chống kỳ thị bằng cách:
* Một mặt, trong các bài biểu, trần tình, thư, công văn phúc đáp, Triều đình Việt Nam và các sứ thần thường dùng những lời lẽ hết sức nhún nhường, khiêm tốn, hạ mình, tâng bốc sự sáng suốt của các Thiên Triều. Tuy hết sức nhún nhường nhưng bao giờ các văn biểu cũng giữ vững nguyên tắc là bảo vệ nền độc lập và chủ quyền dân tộc, khước từ mọi yêu sách vô lý làm hại đến quốc thể. Qua những văn kiện ngoại giao dưới đời Trần và Tây Sơn, ta thấy biểu lộ chính sách ngoại giao khôn khéo mà cương quyết này.
* Một mặt, khi đón tiếp sứ thần phương Bắc thì các vua Việt Nam thường tìm cách khoa trương sức mạnh quân sự và văn hóa của mình. Sử chép: Năm 990, Vua Tống Thái Tông sai hai sứ thần là Tống Cảo và Vương Thế Tắc đem chế sang phong cho Vua Lê Hoàn chức Đặc Tiến ( một chức quan to dưới hàng Tam công, chỉ những vua Chư Hầu có công đức được Triều Đình kính trọng mới được phong chức này) Vua Lê sai tướng là Đinh thừa Chính đem thủy quân gồm 9 chiến thuyền đến Thái Bình quân (Quảng Châu) đón sứ. Sự đón tiếp sứ thần cố làm vẻ sơ sài, kiêu ngạo. Khi sứ Trung Hoa sắp đến kinh đô mới có gian nhà lợp tranh đề chữ Àmao kinh dichÀ( Trạm qua đường lợp cỏ tranh) Đến khi quân ra đón ở ngoài thành thì quân dụng lộng lẫy, cờ xí dàn bầy khắp nơi. Vua Lê Đại Hành cùng sứ thần Tống Cảo dong ngựa đi song song. Theo sách Đại Việt Sử Ký Tòan Thư thì vua Lê đã cho bày thủy quân và chiến cụ để tỏ ra quân đội nghiêm minh, đã đánh thắng Chiêm Thành và cũng sẵn sàng bảo vệ đất nước nếu nhà Tống xâm lăng. Điểm đặc biệt là khi vào đến cung vua, đến cửa Minh Đức, vua giơ tay đón lấy bài chế của vua Tống từ tay sứ thần Tống Cảo để lên trên điện nhưng không lạy, lấy cớ bị đau chân vì ngã ngựa. Sử Trung Hoa cũng xác nhận vua Lê không chịu lạy. Nên nhớ là khi tiếp chiếu của Vua Trung Hoa, vua Việt Nam phải lạy 3 lạy 5 vái, vái Khâm sứ Tàu 2 vái (nhà Nguyễn)(10)
*Mặt khác, để tỏ nước Việt Nam là một nước có văn hiến, nên ngay từ nhà Đinh, các vua nước ta cũng rất thận trọng trong việc cử sứ thần đi sứ. Ngay từ đời Lý, vua cử sứ thần là những người có học vấn như Đào Tôn Nguyên, Lê văn Thịnh. Đời Trần cử những người gỉỏi như Phạm Sư Mạnh, Mạc ĐĩnhChi… Từ đời Lê, phần lớn những sứ thần đều là người đã đỗ Tiến sĩ, bởi vậy nhiều sứ thần như Mạc Đĩnh Chi được người Tầu kính phục văn tài đối đáp nên phong cho là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Họ lại còn là những người có dũng khí can đảm, không sợ chết để bảo vệ chính nghiã quốc gia. Nhiều sứ thần đã hy sinh như Lê Quang Bí bi giam 18 năm thời nhà Nguyên, Nguyễn Biểu bi thử thách ăn thịt đầu người rồi bị dìm chết…
* Các sứ thần còn phải tranh đấu đòi Trung Hoa phải bỏ lệ cống người vàng thay thế tướng Liễu Thăng chết trận. Đó là công của sứ thần Nguyễn Công Hãn đời Hậu Lê (Lê Dụ Tông, 1718) Nhưng gay cấn và dai dẳng là cuộc đấu tranh chống thái độ của Trung Hoa coi Việt Nam là một nước Man Di mọi rợ. Rất nhiều phái đoàn bang giao Việt Nam đều tìm cách chống lại cách gọi khinh bỉ đó. Năm 1762 khi sứ bộ Trần Huy Mật sang cống, các quan lại nhà Thanh vẫn dùng chữ di quan, di mục để gọi sứ thần ta.
Lê Qúy Đôn đã phản bác lại cách dùng khinh miệt đó để buộc Trung Hoa phải gọi sứ thần Việt Nam là “An Nam Cống Sứ “.
Năm 1790 thời Tây Sơn, chúng vẫn gọi sứ thần ta là “di quan”, Võ Huy Tấn đã phản bác và làm thơ biện luận tỏ rõ sức mạnh của ta. Cho đến tận thế kỷ 19, năm 1831, khi Lý Văn Phúc đi sứ bọn quan lại nhà Thanh lại dùng chữ “di quan”,Lý Văn Phúc đã phản đối, buộc chúng phải sửa đổi.
Mặc dù thế, quốc hiệu AN NAM do người Trung Hoa đặt cho Việt Nam không thay đổi đến tận năm 1804, là năm họ công nhận quốc hiệu mới là Việt Nam. Quốc hiệu An Nam cũng bị người Tây phương dùng trong thời hiện đại để chỉ Việt Nam .
Vua quan Việt Nam dùng hình thức khác để chống lại cái danh từ đầy tính cách miệt thị này. Trước hết, tuy bề ngoài nhận phong vương, được thiên triều gọi là AN NAM QUỐC VƯƠNG, ban cho sắc phong và ấn vàng tượng trưng cho quyền lực của thiên triều, nhưng những thứ đó luôn được cất kỹ. Ấn thiên triều chỉ dùng trong văn thư ngoại giao với Trung Hoa, còn trong nước thì các vua Việt Nam vẫn xưng là Hoàng Đế ngang hàng với Hoàng Đế Trung Hoa. Nước Việt Nam từ thời nhà Đinh đã có những quốc hiệu chính thức dùng trong nước và trong sử sách Việt Nam . Cũng để tỏ ra ngang hàng với Trung Hoa, các quốc hiêu này thường có ý nghiã nêu rõ một nước Việt to lớn, vĩ đại, đó là các quốc hiệu ĐẠI CỒ VIỆT, ĐẠI VIỆT, ĐẠI NGU. ĐẠI NAM.
C-Quốc Hiệu Việt Nam thời độc lập
1. Đại Cồ Việt (968-1053)
Nếu Vạn Xuân có thể là quốc hiệu đầu tiên của dân Việt thì Đạị Cồ Việt là quốc hiệu chính thức đầu tiên trong thời kỳ nước ta đã dành được độc lập. Sau khi dẹp xong 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua năm 968, đặt quốc hiệu là ĐẠI CỒ VIỆT. Quốc hiệu này có hai cách gíải thích: Cách thứ nhất là xem Cồ là một chữ thuần Nôm.Theo Đại Nam Quấc Âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, xuất bản tại Saigòn năm 1896, quyển I trang 177 thì Cồ là lớn, ví dụ vịt cồ, gà cồ. ( 11) Nếu theo cách giải thích này thì Đại Cồ Việt là nước Việt lớn, lớn tức là hai lần lớn. Vào thời Phùng Hưng, đã có danh hiệu thuần Nôm Cái trong Bố Cái Đại Vương và người Việt miền Bắc thường dùng từ “cáí “ để chỉ chữ lớn như sông Cái, chữ Cái…
Cách gỉải thích thứ nhì là xem chữ Cồ là một chữ Nho. Trần Gia Phụng cho biết như sau : Căn cứ trên cách viết quốc hiệu Đại Cồ Việt theo lối chữ Nho của Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược và dựa vào sách Từ Hải, do Thương vụ Ấn thư quán xuất bản tại Thượng Hải năm 1935, trang 954, chữ “Cồ” gồm ở trên hai chữ ÀmụcÀtượng trưng cho cặp mắt (mắt sáng), ở dưới là chữ “ chuy” là tên chung của những loài chim đuôi ngắn. Ghép chung hai chữ mục và chuy thành chữ cù đọc trệch là cồ có nghiã là loại chim ưng, mắt sáng đuôi cụt. Loại chim nầy cũng có thể là những chim cắt, chim đại bàng thỉnh thoảng ngày nay còn bắt gặp trong các vùng rừng núi Việt Nam (12).
Tự Điển Hán Việt của Đào Duy Anh cũng cho rằng cồ là sức trông xa của chim ưng (13). Nếu hiểu chữ cồ là loại chim ưng mắt sáng thì quốc hiệu Đại Cồ Việt có ý nghiã là Nước Việt có chim ưng lớn mắt sáng” hoặc Nước Việt lớn có loại chim ưng mắt sáng”
Nếu Đào Duy Anh cho rằng vật tổ của dân Lạc Việt là những chim lạc có khắc trên trống đồng,thì có thể chim ưng là biểu tượng Việt Nam thời Nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý cho đến năm 1054 chăng?
2. ĐẠI VIET(1054-1399)
Nhà Đinh (968-980) trị vì được 12 năm thì Lê Hoàn thay thế, lâp ra nhà Tiền Lê (980-1009). Năm 1010, Lý Công Uẩn thay thế nhà Tiền Lê, lập ra nhà LÝ, mở đầu thời kỳ hưng thịnh của nước ta. Trong suốt thời kỳ này, Trung Hoa tiếp tục coi Việt Nam là một quận huyện của họ và chỉ phong cho vua ta chức GIAO CHỈ QUẬN VƯƠNG. Năm 1164, khi bi rợ Kim uy hiếp phía bắc và năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh các châu Khâm, Liêm, Ung, Nhà Tống với vua Tống Hiếu Tông mới chịu đổi tên nước ta với quốc hiệu mới là AN NAM QUỐC và phong vua ta làm AN NAM QUỐC VƯƠNG năm 1175
Phan Huy Chú cho biết: Về sau ở Trung Hoa, các triều đại nối nhà Tống, tuy muốn làm cho nhỏ đi mà không thể đổi khác được. (14).
3. ĐẠI NGU (1400-1407)
Đại Ngu là quốc hiệu Việt Nam đời nhà Hồ. Sau khi đảo chánh nhà Trần, Lê Quý Ly lên làm vua. Lê Quý Ly vốn dòng dõi người Chiết Giang bên Trung Hoa. Ông tổ là Hồ Hung Dật di cư sang Cổ Việt thời Ngũ Đại (907-959). sinh sống tại làng Bào Đột, huyện Quỳnh Lưu Diễn Châu ( Nghệ An ), sau con cháu Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm di sang Thanh Hóa, vào làm con nuôi Lê Huấn nên chuyển sang họ Lê tức Lê Liêm. Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Liêm nên khi làm vua, Quý Ly trở lại họ Hồ. Theo truyền thuyết Trung Hoa, con của Ngu Yên là Vĩ Mãn, thuộc dòng dõi vua Thuấn, người nước Ngu, được Vua Vũ Vương nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công. Nên nhớ rằng chữ Đại Ngu thì chữ “ngu” ở đây có nghĩa là sự yên vui, chứ không phải là ngu si. Ngu còn là danh hiệu của nứơc Ngu thời Ngu Thuấn (2255-2208 tcn) Có lẽ Quý Ly mơ xây dựng một Đại Việt hoàng kim như thời Nghiêu Thuấn chăng?
Năm 1407, nhà Minh, dù đã sắc phong cho Hồ Hán Thương làm An Nam Quốc Vương năm 1403, vẫn đem quân xâm lăng Đại Ngu, bắt gia đình Hồ Quý Ly, xóa quốc hiệu Đại Việt, thi hành chính sách đồng hóa triệt để.
4. ĐẠI VIỆT (1428-1804)
Năm 1418, Lê Lợi khởi nghiã ở Lam Sơn. Mười năm sau, Lê Lợi toàn thắng quân Minh, lên làm vua tức vua Lê Thái Tổ, đặt trở lại quốc hiệu Đại Việt. Mãi đến năm 1431 sau nhiều thương thảo của nhiều sứ đoàn, Trung Hoa mới chịu công nhận và phong cho vua Việt làm “Quyền thự An Nam Quốc sự” (tạm quyền coi việc nước An nam). Mãi về sau mới phong làm An Nam Quốc Vương. Nhưng cũng như các đời trước, quốc hiệu Đại Việt vẫn được sử dụng cho đến tận đời Nguyễn Gia Long.(1804)
5. VIỆT NAM (1804-1837)
Ngay từ khi mới lên ngội, vua Gia Long đã cử sứ thần sang Trung Hoa xin nhà Thanh phong vương và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt với lý lẽ rằng Nam là Annam, Việt là Việt Thường. Nhà Thanh từ chối vì cho rằng Nam Việt là tên nước của Triệu Đà ngày trước, bao gồm cả vùng Lưỡng Quảng Trung Quốc. Thanh triều cho đổi chữ Việt ra trước thành tên Việt Nam .
Tháng giêng năm 1804, nhà Thanh sai sứ thần là Tế Bồ Sâm, Án sát sứ Quảng Tây sang Thăng Long tuyên phong Gia Long làm Việt Nam QUỐC VƯƠNG. Vua Gia Long chính thức đặt quốc hiệu là Việt Nam.
Về ý nghĩa từ Việt Nam, nhiều giả thuyết cho rằng từ Việt Nam kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam ). Có nhiều tác gỉả cho rằng Nguyễn Trãi trong Dư Địa Chí và sách Vân Đài Loại Ngữ có nói đến quốc hiệu Việt Nam từ trước đời Gia Long. Tác phẩm Dư Địa Chí có nói đến chữ “ Việt Nam ở mục số 2 và số 13. Vân Đài Loại ngữ, quyển thứ 3 là khu vũ loại có nhắc đến chữ Việt Nam. Nhưng theo Trần Gia Phụng thì đây không phải là quốc hiệu nước ta vì cả hai tác phẩm của Lê Quý Đôn và Nguyễn Trãi đều căn cứ vào bộ sử cũ như Toàn thư, Annam chí lược, Việt sử tiêu án, Cương Mục hoàn toàn không có nói đến quốc hiệu Việt Nam . Nguyễn Trãi và Lê Quý Đôn dùng chữ Việt Nam theo nghĩa nước Việt hoặc người Việt ở phương Nam, chứ không phải một nước có tên là Việt Nam (15). Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ thế kỷ 14 đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí ( nay không còn ) do Hàn Lâm viện học sĩ Hồ Tông Tốc biên soạn. Trong tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) ngay trang mở đầu tập Trình Tiên sinh quốc ngữ đã có câu “ Việt Nam khởi tổ xây nền “ Người ta cũng tìm thấy hai chữ Việt Nam trên những tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm(1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ(1590) ở Hà Tây, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh… Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: “ Việt Nam hầu thiệt, trấn bắc ải quan” ( đây là cửa ngõ yết hầu Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc)… Hiểu theo nghĩa Việt Nam quốc hay Người Việt phương Nam.? ai có lý ?(16))
Sau đây là Chiếu tuyên cáo đặt quốc hiệu mới của Vua Gia Long do Phan Huy Ích soạn:
Xuống chiếu cho thần dân thiên hạ đều biết. Trẫm nghĩ: Xưa nay các bậc Đế Vương dựng nước,ắt có đặt quốc hiệu để tỏ rõ sự đổi mới. Hoặc nhân tên đất lúc mới khởi lên, hoặc dùng chữ nghĩa tốt đẹp. Xét trong sách cũ đã có chứng cớ rõ ràng.Nước ta sao Dự, sao Chẩn, cõi Việt hùng cường. từ trước đã có Văn Lang, Vạn Xuân nhưng còn quê kệch. Đến đời Đinh Tiên Hoàng, gọi là Đại Cồ Việt, nhưng người Trung Quốc vẫn gọi là Giao Chỉ. Từ đời nhà Lý về sau quen dùng tên An Nam do nhà Tống phong cho ngày trước đặt làm hiệu nước. Do vậy vận hội dù có đổi thay nhưng trải bao dời vẫn giữ theo tên cũ, thực là trái với nghiã chân 1inh dựng nước . Trẫm nối theo nghiệp cũ, gầy dựng cơ đồ, bờ cõi đất đai rộng nhiều hơn trước. Xem qua sổ sách, tuần xét núi sông, nên đặt tên tốt để truyền lâu dài.
Ban đổi tên nước là Việt Nam
Đã tư sang Trung Quốc biết rõ
Từ nay trở đi, cõi Viêm bang bền vững, tên hiệu tốt đẹp gọi truyền.
Hễ ở trong bờ cõi đều hưởng phúc thanh minh.
Vui thay.
Nghĩa xuân thu nhất thống đã truyền khắp bốn phương, ân huệ lâu dài và muôn phúc cao dày mọi người cùng hưởng. Vậy bá cáo rộng khắp để mọi người cùng biết.
Nay chiếu
Giáp tý xuân phụng nghĩ tân kiến quốc hiệu tuyên cáo
Mùa xuân năm Gíáp Tý, vâng lệnh vua sọan bản tuyên cáo đặt quốc hiệu mới)
Theo Dụ Am văn tập,q. 5, tờ 14b-15b. Trần Lê Hữu dịch (17)
6. ĐẠI NAM (1838-1945)
Vua Gia Long thăng hà vào năm 1820. Vua Minh Mạng nối ngối (1820-1840) Với chính sách trung ương tập quyền, Vua Minh Mạng đã đưa Việt Nam thành một quốc gia lớn rộng và tương đối hùng mạnh trong vùng Đông Nam Á. Do vậy, ngày 3 tháng 2 năm Mậu tuất (1938) Vua Minh Mạng quyết định đổi quốc hiệu từ Việt Nam sang ĐẠI NAM.
Đại ý lời chiếu của nhà vua nói rằng… Đức Triệu Tổ (Nguyễn Kim) dựng nên cơ nghiệp ở cõi Nam, Đức Thế Tổ (Gia Long) lấy được cả đất Việt Thường, nhân dân thêm đông, lãnh thổ thêm rộng, nay đổi tên là Đaị Nam, kể từ năm thứ 20 (Minh Mạng), hoặc gọi là Đại Việt Nam cũng được(18)
Việc thay đổi quốc hiệu lần này, nằm trong chiều hướng một quốc hiệu cho nước Việt vĩ đại ở Trời Nam, dành cho người nước Nam, đã bắt đầu từ quốc hiệu Đại Cồ Việt ngày xưa. Đó cũng là sự tiép nối chính sách coi quốc hiệu Việt Nam như là biểu tượng cho một cộng đông người Việt ở Phương Nam, có dân, có đât và có văn hóa ngang hàng với các nước khác. ó cũng là biểu tượng của nền độc lập của Đại Việt, nơi mà ngay từ thời Lý Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư, Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư (non sông nước Nam do người Nam ở, đã ghi rõ trên sách Trời từ lâu)!
Quốc hiệu Đại Nam được Triều đình Việt Nam dùng đến năm 1945 nhưng thật ra, sau khi ký hòa ước 1884, Việt Nam đã bị Pháp xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa. Nước Việt Nam bị chia làm ba phần có chế độ chính trị khác nhau: Bắc Kỳ hay Tonkin theo chế độ bảo hộ. Nam kỳ hay Cochinchine là thuộc điạ Pháp do viên Thống Đốc cai tri. Riêng Trung kỳ vẫn thuộc Đại Nam nhưng bị bảo hộ gián tiếp trên thực tế. Cả ba phần đều nằm trong Liên Bang Đông Dương do viên toàn quyền Pháp đứng đầu. Mặc dù phải chiụ sự đô hộ của Pháp, Triều Đình Huế vẫn coi nước ta là nước thống nhất Nam Trung Bắc với quốc hiệu ĐẠI NAM cho đến tận 1545, dù rằng người Pháp gọi nước ta là ANNAM và vua nước ta là Vua Annam
D – Quốc hiệu Việt Nam vơi các tiêu đề chính trị
Từ 1945. đất nước Việt Nam bị cuốn theo cơn lốc chính trị với những cuộc đấu tranh giành độc lập, tự chủ hay mưu cầu áp dụng những chủ nghĩa mới, những hinh thức chính trị mới. Cho nên từ đấy mỗi khi nắm được chính quyền và đất nước, các nhà cầm quyền tìm cách thay đổi quốc hiệu bằng cách thêm vào quốc hiệu Việt Nam những từ để nêu rõ đường hướng chinh trị của mình. Ta lần lượt điểm qua vài thí dụ:
1. VIỆT NAM (3-5-1945)
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và lên tiếng trao trả độc lập cho Việt Nam . Ngày 11-3-1945, Vua Bảo Đại công bố Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, hủy bỏ những hòa ước đã ký với Pháp, giải tán nội các của Triều Đình Huế, mời Trần Trọng Kim lập chính phủ độc lập ra mắt ngày 17-41945. Ngày 3-5-1945 vua Bảo Đại tuyên chiếu xác nhận quốc hiệu mới như sau:
Chư Khanh, Nội các này là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập sau tám mươi năm thuộc quyền ngoại quốc thống trị..
Hiến Pháp tương lai của Việt Nam sẽ căn cứ vào sự hợp nhất quốc gia, quân dân hợp tác và quy định những quyền tự do,chính trị tôn giáo cùng nghiệp đoàn của nhân dân…À (19)
Như thế bản Tuyên chiếu này mặc nhiên gọi nước ta là Việt Nam như thời Gia Long. Các quốc hiệu về sau thường giữ tên Việt Nam, nhưng kèm những cụm từ để bổ túc nêu rõ những thể chế chính trị như Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chẳng hạn.
2. VIỆT NAM DÂN CHU CỘNG HOA
Ngày 14-8-1945, Nhật Bản đầu hàng. Năm ngày sau, Hồ chí Minh và Mặt Trận Việt Minh Cộng Sản cướp chính quyền tại Hà Nội. Bảo Đại tuyên bố thoái vị ngày 30-8. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh thành lập nước Việt Nam DCCH. Quốc hiệu này chỉ rõ rằng Cộng sản tuy nắm chính quyền nhưng vẫn núp sau chiêu bài đoàn kết dân tộc để lôi kéo các thành phần khác trong xã hội .
3. NAM KY QUỐC hay NAM KY CỘNG HOA QUỐC
Với ý đồ trở lại Việt Nam, Pháp ủng hộ việc thành lập một nước mới bù nhìn nằm trong Liên Hiệp Pháp nên ngày 26-3-1946 chính quyền Nam Kỳ Quốc hay Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc (République de Cochinchine) ra đời. Danh xưng này tồn tại được hai năm, sau đó giải thể, đổi tên lại thành Chính Phủ Nam Phần Việt Nam . Chính phủ này sát nhập vào chính quyền Lâm thời Quốc Gia Việt Nam ngày 2-6-1948. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng, chính phủ hữu danh vô thực này chỉ là trò múa rối của thực dân Pháp nên không thể coi danh xưng Nam Kỳ Quốc như là một quốc hiệu được.
4. QUỐC GIA VIET NAM
Quốc gia Việt Nam là danh xưng của chính quyền quốc gia trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, ra đời chính thức từ hiệp ước Élysée ký ngày 8-3-1949 giữa Tổng Thống Pháp Vincent
Auriol và Bảo Đại. Về danh nghiã, Quốc Gia Việt Nam là một quốc gia độc lập, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Danh xưng Quốc Gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền mới với quốc hiệu là Việt Nam Cộng Hoà.
Chúng ta nên nhớ rằng ngày 14-1-1950, phe Cộng Sản Quốc Tế với Liên Sô và Trung Cộng đã lập tức công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngày 7-2-1950 Hoa kỳ và Anh quốc thừa nhận Quốc Gia Việt Nam .
5. VIỆT NAM CỘNG HOA
Ngày 20-7-1954, Hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh Đông Dương, chia Việt Nam thành hai khu vực với hai thể chế khác nhau, lấy sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Phía Bắc theo chế độ CS với quốc hiệu Việt Nam DCCH, thủ đô là Hà Nội. Phía Nam, là Quốc Gia Việt Nam . Với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Ngô Đình Diệm thành công đưa khoảng 1 triệu người di cư trốn chạy CS vào Nam, tiêu diệt các gíáo phái ly khai và ổn định tình hình chính trị.
Ngày 23-10-1955 Thủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý, lật đổ quốc trưởng Bảo Đại. Ba ngày sau, Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nền Cộng Hòa với quốc hiệu là Việt Nam CỘNG HÒA, thủ đô là Saigòn. Việt Nam Cộng Hòa tồn tại trong 20 năm và sụp đổ vào ngày 30-4-1975.
6. CỘNG HOA MIỀN NAM VIỆT NAM
Năm 1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố không bị ràng buộc vào điều 4 hiệp định Geneve 1954 nên sẽ không có tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam . Chính phủ Việt Nam DCCH ở Hà nội quyết định dùng võ lực xâm lăng Việt Nam CH. Ngày 20-121960 Hà Nội thành lập Mặt Trận Dân Tộc Gỉải Phóng Miền Nam Việt Nam về phương diện quân sự. Đến ngày 10-6-1969 họ mới thành lập Chính Phủ Cách Mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Nhưng chính phủ nay không đất không dân nên caí gọi là CHMN Việt Nam, tương tự như danh xưng Nam Kỳ Quốc, danh xưng Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, một trong những chiêu bài chính trị để lừa bịp nhân dân quốc nội và quốc tế, cũng không phải là một quốc hiệu được công nhận.
7. CỘNG HOA XHCN VIỆT NAM .
Đó là lý do mà sau 30-4-1975. Việt Nam DCH nắm thực quyền trong cả nước Việt Nam nhưng vẩn duy trì chính phủ bù nhìn Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và cả hai chính phủ Việt Nam DCCH và CHMN Việt Nam cùng xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng bị khước từ. Quốc tế không ngu tí nào.
Cho nên, năm 1976, Hà Nội tiến hành gỉải tán chính phủ lâm thời CHMN Việt Nam, thực hiện cuộc “hiệp thương thống nhất nước nhà về mặt nhà nước” Ngày 2-7-1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam DCCH quyết định đổi tên nước là CHXHCN Việt Nam, thủ đô là Hà nội. Trò chơi lấy quốc hiệu đi bịp thế giới tạm chấm dứt!
Nhưng chưa đâu!. Vào tháng 4 năm 2007, Đảng Cộng Sản Việt Nam tìm cách tung tin đề thăm dò việc dùng quốc hiệu Việt Nam như là một lá bài chính tri để lừa bịp nhân dân quốc nội và quốc tế một lần nữa.
Tờ Straits Time của Singapore đưa tin: Một số các nhà lãnh đạo trong Đảng CS Việt Nam đang cân nhắc việc trở lại tên Đảng Lao Động Việt Nam. tức là tên do Hồ Chí Minh đổi từ Đảng CS Việt Nam sang từ năm 1951. Phóng viên Roger Mitton ở Hànội và Gíáo sư Tương Lai, nguyên Viện Trưởng Viện Xã Hội Học Hànội, cùng đưa tin rằng ĐCS Việt Nam sẽ bỏ danh xưng CS, trở lại với tên Đảng Lao Động Việt Nam cùng với tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Âm mưu này nhằm đánh lừa, môt lần nữa, mọi người về chủ nghĩa CS đã bị đào thải trên thế giới.(20)
Như thế có thề trong tương lai, lại một lần nữa, quốc hiệu Việt Nam của chúng ta lại bị dùng như một công cụ lừa bịp chính trị vậy.
Thay lời kết
Quốc hiệu do người đặt ra thay đổi với thời gian và nhu cầu của con người. Quốc gia dân tộc là một thực thể bền vững hơn nhiều. Do vậy, dù quốc hiệu nước ta có mang tiêu đề chính tri phe phái nào, hai tiếng Việt Nam vẫn vĩ đại và trường tồn trong tâm tư của mỗi người con dân Việt. Việt Nam vẫn’ nghe từ vào đời’, bây giờ và maĩ maĩ về sau….
Montréal 10/2007
Quản Hùng
Chú Thích:
1. Đào Duy Anh: Tự điển Hán Việt. Nxb KHXH 1996 tr. 576
2. Đào duy Anh, sđd, tr. 168
3 .Đào duy Anh tr. 168
4. Trần Gia Phụng, Việt Sử Đại Cương Nxb Non nước, Toronto, 2001 tr. 64
5. như trên . tr. 65.
6. Trương Thái Du; Cổ sử Việt Nam, một cách tiếp cận vấn đề. Nxb Lao Động 2007
7. Xem quan điểm của Lê văn Hưu và Ngô sỹ Liên trích trong Wikipedia tiếng Việt tr. 5
8. Trần Gia Phụng, Những câu chuyện Việt sử, Toronto 1999 tr. 65
9. Nguyễn Thế Long, Chuyện đi sứ -tiếp sứ Thời xưa. Nxb Văn Hóa Thông tin 2001 tr. 24
10. Nguyễn Thế Long, sđd, tr. 63-64
11. Trần Gia Phụng, Những câu chuyện Việt Sử tr. 37
12. id trang 38
13. Đào Duy Anh, Tự điển Hán Việt, sđd, tr. 110
14. Nguyễn Thế Long, sđd, tr. 24
15. Trần Gia Phụng, Những câu chuyện Việt Sử, sđd, tr. 51, 52.
16. Wikipedia, tr. 5
17. Trần Gia Phụng : Những câu chuyện..sđd,. tr. 13-14
18. Trần Gia Long, những câu chuyện.. sđd,tr. 45
19. Trần Gia Phụng, Những câu chuyện Việt sử, tr.46
20. Saigon Nhỏ, số 12 ngày 26-10-2007.tr.11
Còn Út là:…”Ngu thấy…bắt sợ!”…hihihihihi..
“Ôi, sao cái văn hoá đọc ngày nay nó xập xềnh làm vậy?”
Câu này chứng tỏ tác giả quá chủ quan và không tự trọng !
Văn hóa đọc không bao giờ xập xềnh mà chỉ là không còn ( nhiều ) những xập xềnh văn hóa đọc mà thôi !
Hì, cá nhân lão trà hâm lại chỉ thích nghe ….
Bác Trà hâm lại đáng kính ơi!
Đọc còm của bác, rồi thì…con cũng rất đắn đo khi gõ cái còm này…
Nhưng, cuối cùng con quyết định…gõ, để hỏi bác cho… “ra nhẽ”, và…”tường tận”…cái ý của bác gõ trong còm ạ, vì, con thấy ý còm của bác có vẻ…hơi hơi…”căng dây đờn”…ạ?! hihihihihi…
Đó là:
1/ “Hì, cá nhân lão trà hâm lại chỉ thích nghe….”
– Với ý câu này, thì, bác Trà thích nghe…”cái gì”…ạ?
2/ Câu kết của tác giả Nguyễn Lệ Uyên: “Ôi, sao cái văn hoá đọc ngày nay nó xập xềnh làm vậy?”
– Thế, theo bác Trà hiểu cái nghĩa của cái từ “xập xềnh”, là chỉ riêng trong cái câu này, hay là cái từ “xập xềnh” trong ý nghĩa chung của toàn bài…, thì như thế nào ạ?
Con kính xin lỗi bác trước nghen, mong bác hồi âm 2 ý con hỏi ở trên, được không ạ?
Bởi lẽ, cái câu còm của bác: “Câu này chứng tỏ tác giả quá chủ quan và không tự trọng !”
– Kính thưa bác Trà, tác giả Nguyễn Lệ Uyên…KHÔNG TỰ TRỌNG…ư?!
Vậy, kính hỏi bác được không ạ:
– Bác Trà hiểu nghĩa…Tự Trọng…, là như thế nào ạ!?
Con thật lòng hỏi để học hỏi, bác đừng có mắng con…đó nghen….hihihihi…
Con kính chúc bác luôn vui khoẻ ạ, vào chơi và còm nhiều nhiều…cho bọn trẻ tụi con học hỏi nhiều điều ạ.
Kính,
Lão hâm lại xin vắn tăt ( xin lỗi Nguyễn Tuấn Anh vì không thể nói dài được ở đây ) thế này :
1) Bác trà nói là chỉ thích nghe vì hiện giờ mắt kém nên cái sự đọc nó không hanh thông, vậy nên phải nghe chứ không tự đọc được như trước kia – hiển nhiên vì nghe nhiều quá ( phản xạ có điều kiện ) nên đâm ra thích nghe – đơn giản phải không nào ?
2) Lão trà hâm quan niệm rằng muốn người khác tôn trọng thì trước tiên hãy tôn trọng người khác ! Có những em bé và bà già bán vé số mời mua thì bác trà ( nếu không mua ) luôn có chữ ” dạ ” trước chữ không mua ! ( Dạ , cháu ( tôi/chú /… không mua ) – ngay cả những cán bộ dưới quyền lúc xưa nếu giải quyết công việc có sai sót thì cũng chưa bao giờ lão chê bai họ !
Ấy là nói về con người cụ thể !
Còn nói đến một phong trào, ví dụ ” mùa hè xanh “chẳng hạn – ai đó không thích thì việc chê bai một phong trào của nhiều người ( ba cây chụm lại nên hòn núi cao ) là điều tồi tệ lắm !
Đến đây chắc cháu hiểu vì sao bác không đồng tình với việc chê bai cả một nền ” văn hóa đọc ” – không thể nói ngày xửa ngày xưa văn hóa đọc hay hơn bây giờ , chúng ta đang ở trong một thời kì mà khoa học kĩ thuật phát triển cực hanh và mạnh – người Nhật họ tranh thủ đọc ngay trên tàu cao tốc lúc đi đến công sở không vì thế mà chê họ là văn hóa đọc xuềnh xoàng ( cổ điển là phải đọc trong thư viện (?) ) ….v.v….
Chắc cháu hiểu cả nên bác ngừng viết ở đây.
Người ta cũng nói tư cách của một người như là một phân số, sự chê bai nằm ở mẫu số, tử số là sự khen ngợi và tôn trọng người khác .
Vì vậy , đánh giá một ” nền văn hóa ” nói chung trong đó có văn hóa đọc cũng không nên … ” xập xềnh ” quá , phỏng ạ ?
Cảm ơn Bác Trà đã “còm” rộng hơn phạm vi bài viết. Bác cứ hay nói tắt thế dễ gây hiểu nhầm.
Em nhiều khi nhức mắt quá cũng đành phải nghe (giống bác).
Đây là ý kiến của một vị (có vẻ đồng ý với bác) về vấn đề này:
“Văn hóa đọc” không nên hạn hẹp trong việc đọc sách báo in. Ngày nay người ta “tranh thủ” đọc trên internet, và 1 loại “sách” rất mới nữa là “Kindle” ( http://www.amazon.com/kindle-store-ebooks-newspapers-blogs/b?ie=UTF8&node=133141011).
… “văn hóa đọc” xin hãy hiểu là “tiếp xúc với chữ viết, với văn chương, với lý luận thành văn”…
Bài viết cách nay 5 năm. Bây giờ hiện trạng sách báo cũng đã thay đổi khá nhiều. 5, 10 năm sau nữa, có thể sách báo in hoàn toàn biến mất. Nhưng cái giao lưu của con người trên thế giới sẽ tuyệt vời hơn hẳn.
Bạn Trà Hâm Lại,
Nguyệt Mai thấy thật không công bằng khi tác giả bài viết bị bạn “phán” cho một câu “xanh dờn” là “không tự trọng”. Dù rằng bạn bảo là “muốn người khác tôn trọng thì trước tiên hãy tôn trọng người khác! Có những em bé và bà già bán vé số mời mua thì bác trà (nếu không mua) luôn có chữ ” dạ ” trước chữ không mua ! ( Dạ , cháu ( tôi/chú /… không mua ) – ngay cả những cán bộ dưới quyền lúc xưa nếu giải quyết công việc có sai sót thì cũng chưa bao giờ lão chê bai họ”.
Trang nhà Phay Van chỉ là nơi để chúng ta trao đổi học hỏi lẫn nhau một cách vui vẻ và không nên dùng lời không hay như thế, nhất là đối với tác giả, người đã cho phép đăng bài của họ. Bởi, như Nguyệt Mai trình bày ở ngay lời giới thiệu, thấy nhóm Kiến bàn luận sôi nổi về vấn đề dịch thuật, nhân đọc được bài viết này (đã được tác giả viết cách đây 5 năm – nghĩa là cũng khá lạc hậu so với tình trạng hiện nay về mọi mặt) thấy nói đến những sai sót trong vấn đề dịch thơ Đường do trình độ hụt hẫng của người dịch, nên đã xin phép tác giả để được đăng lên.
Không ngờ lại dẫn đến sự việc như vậy…
Nên Nguyệt Mai đành phải viết thư nhờ tác giả lên tiếng, để tất cả quý bạn hiểu được phần nào sự việc.
Sau đây là thư của nhà văn Nguyễn Lệ Uyên:
Kính thưa bạn Trà Hâm Lại và cháu Nguyễn Tuấn Anh,
Trong bài Văn Hoá Đọc:
Tôi đã khu biệt trong khoảng thời gian từ năm 1986 trở về sau này để nhấn mạnh đến các vấn đề đọc sách ở VN:
1) Số người đọc sách rất thấp, theo thống kê, dân VN (trong nước) chỉ đọc 0,8 đầu sách/người/năm. Trong khi đó tại Pháp khoảng gần 70 đầu sách/người/năm; ở Mỹ, Canada là 60 quyển.
2 Hiện nay sự đọc đã ít, nhưng hiểu được ý của tác giả trong mỗi câu thơ, đoạn văn hay điển tích lại có những cái sai trầm trọng, như tôi đã dẫn chứng trong bài. Có một ông cán bộ tuyên giáo giải thích cái tựa Ngọn Cỏ Tịch Điền của nhà thơ Trần Huiền Ân rằng đó là cỏ mọc trên cánh đồng đã chết (ông ta hiểu TỊCH=CHẾT theo nghĩa từ viên tịch) và đưa bài thơ này ra phê bình bắt tác giả kiểm điểm, vì cho rằng nhà thơ báng bổ xã hội tốt đẹp của ta (VN). Đây cũng là điều hầu như xảy ra ở cả nước. Ví dụ tác phẩm CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN Nguyễn Ngọc Tư đã bị một số cán bộ lãnh đạo Cà Mau qui kết rằng nhà văn cố tình bôi đen tỉnh nhà, thậm chí có một ông Thạc sĩ văn hoá học, PGĐ Sở VHTT Cà Mau còn đòi truy tố nhà văn về tội nói xấu chế độ,v.v…
Câu kết: “Ôi, sao cái văn hoá đọc ngày nay nó xập xềnh làm vậy?” là để chỉ cho cách hiểu sai lệch của người đọc, đặc biệt là các quan chức có trình độ học vấn thấp nhưng học vị thì lộng kiếng treo đầy tường, lúc nào cũng giương cái quyền uy cá nhân ra để đánh giá tác phẩm văn học theo định kiến và càng không có khả năng cảm thụ cái đẹp của nghệ thuật.
Có lẽ ông chỉ bấu vào câu cuối cùng này để qui kết rằng tác giả bài viết thiếu tự trọng, vơ đũa… Xin ông bỏ chút thời gian đọc lại toàn bài, bởi đoạn trước đoạn sau bài viết đều có liên quan với nhau, chứ nhất thiết không nên “Chặt câu, bẻ chữ” rồi đưa ra kết luận.
Câu cuối cùng của bài viết, tôi nhắc lại: là để ám chỉ cho sự đọc và sự hiểu của người Việt trong nước mà thôi, tôi không nói đến người Nhật, người Mỹ, người Pháp…
Vả lại tôi thấy cách trả lời của ông cho cháu Tuấn Anh hơi đi xa vấn đề cháu hỏi.
Cảm ơn ông và cháu Tuấn Anh.
Nguyễn Lệ Uyên
Bác Trà hâm lại kính:
Con thành thật cám ơn bác Trà đã hồi đáp những ý hỏi của con ạ!
Nhưng thưa bác, bác cho phép con được nói thật, và nói rõ cái cảm nghĩ của riêng con khi đọc 2 cái còm của bác nghen:
1/ Với cái còm thứ nhất:
Bác còm… “cô đọng” quá, ( con xin lỗi, nếu không muốn nói là…cụt lủn, hơi hơi hụt hẫng, và ý còm của bác có hơi hướm… “căng dây đờn”, bởi, cái cụm từ “không tự trọng” bác dùng, theo con nghĩ, là bác quá…”thẳng tay” với tác giả, vì, bác KHÔNG DẪN CHỨNG CỤ THỂ.. cái ý nào, cái chữ nào, cái câu nào, cái đoạn nào…trong bài viết, mà bác.. chỉ nhận xét chung chung, rồi..”hạ bút”… là tác giả Nguyễn Lệ Uyên…”không tự trọng” !? )
Thưa bác Trà, đọc cái còm thứ nhất này của bác, con tin chắc 99% người đọc, tất nhiên là có con, sẽ cảm thấy hết sức ngỡ ngàng, thậm chí “sốc”…với cách “thẳng tay hạ bút không do dự”, khi dùng cụm từ “không tự trọng”…của bác, để.. “gán oan” cho tác giả Nguyễn Lệ Uyên…đó!?
Bởi lẽ, theo con nghĩ, khi đọc một bài viết, một cuốn sách…của một tác giả nào đó, người đọc có quyền nói lên những cảm nhận, những nhận xét, cùng ý kiến khen, chê của mình về bài viết, và chắc là tác giả nào cũng sẽ cảm thấy vui, thậm chí cảm thấy hạnh phúc khi thấy “tác phẩm” của mình được người đọc để ý đến, quan tâm đọc, và quan tâm cho nhận xét, thậm chí tranh luận nảy lửa,”mổ xẻ” đến tận cùng về nội dung bài viết…!
Nhưng, xin thưa, cái nhận xét, cái tranh luận, cái mổ xẻ tận cùng, cái khen chê ấy, phải đặt trên tinh thần TRANH LUẬN HỌC THUẬT chứ KHÔNG CÔNG KÍCH CÁ NHÂN! Nghĩa là những người tranh luận phải DẪN CHỨNG CỤ THỂ ĐỂ CHỨNG MINH CHO NHỮNG LẬP LUẬN CỦA MÌNH chứ KHÔNG ĐƯỢC DÙNG CÁI QUYỀN “TỐI THƯỢNG” CỦA NGƯỜI ĐỌC…để rồi đưa ra NHỮNG NHẬN XÉT…THIẾU CƠ SỞ HỌC THUẬT!
Bác Trà kính, với cái còm thứ nhất của bác, con thành thật nói thật rõ cái cảm nhận ở trên của mình, nếu có gì sai sót, con kính mong bác chỉ dạy con thêm ạ.
2/ Với cái còm thứ hai:
– Con đã rõ và hiểu ý bác, tại sao bác…”thích nghe”… rồì ạ! hihihihihi..
Thế mà lúc đọc còm của bác, con cứ tưởng bác thích nghe…( ! )…hihihihihi…
– Con kính cám ơn bác đã trả lời ý này, nhưng thật sự ý trả lời của bác con cảm thấy chưa thuyết phục con ạ!
Bởi lẽ:
a/ Bác chưa minh chứng cụ thể việc bác dùng “thẳng tay” cái cụm từ… “không tự trọng”, để nhận xét về tác giả bài viết “Văn Hoá Đọc”.
b/ Thưa bác Trà, chỉ với câu kết – “Ôi! sao cái văn hoá đọc ngày nay nó xập xềnh làm vậy? ”
Bác nhận xét tác giả Nguyễn Lệ Uyên là…”không tự trọng”.
Vậy, Tuấn Anh con, xin phép bác Trà, nêu một vài câu sau đây…,thì theo bác, những tác giả này có…”không tự trọng”…như bác nhận xét tác giả Nguyễn Lệ Uyên, không vậy bác?!
1/ Cụ Mặc Trai Trần Tế Xương…than:
– “Cái học ngày nay ĐÃ HỎNG rồi
mười người đi học, chín người thôi ”
2/ Tiến sĩ nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến:
– ” Cái nước mình nó thế…ấy mà!”
Bởi: ” Con Bò đưa sang Liên Xô, cũng trở thành tiến sĩ”
3/ Nhà thơ Nguyễn Bính:
– ” Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”
………..v..v………..
Bác Trà kính, con còn nhỏ, được bác thân mật, ưu ái trả lời còm…con thật tình thấy rất vui và thú vị ạ…
Nếu trong còm con lỡ vô ý có gì không phải, bác Trà cứ…mắng thẳng tay, để con học hỏi…nghen bác…
Con kính cám ơn bác.
Chị Năm ơi, chị.. “làm ơn làm phước”.. gõ chỉnh sửa lại…”Họ”…của bác tác giả…giúp em với:
Em sơ ý vô lễ với bác ấy…rồi! huhuhuhuhu…
( Ở dòng 17 từ dưới lên )
– TRẦN Lệ Uyên….thành….NGUYỄN Lệ Uyên.
Cám ơn chị Năm…nghen.
Thấy khuôn mặt chị Năm…”cừ”…mà…”bắt ghét”! hihihihihi…
“Ghét”..kiểu thơ Mường Mán đó chị Năm…ơi…!!!! hihihihi…
– ” Cứ mím môi rứa là rất xấu
“Chị”… cười tươi duyên dáng vô cùng….”
P/s: Chị Năm cũng thức khuya thế?
Em cảm nhận thật đó, chứ không có…”vẽ vời tưởng tượng”…đâu đó nghen, bởi, em có cơ sở “khẳng định”…đây:
1/ Với Chị Cam Li, đọc nhiều truyện và cảm văn phong trang nhã của chị ấy, thì khi nhìn thấy chân dung chị ấy…đúng là chị..đẹp trang nhã…như em suy nghĩ! hihihihihi…
2/ Với Chị Ba: Lời còm luôn mang tính…nhẹ nhàng, ẩn chứa tính dịu dàng nhân hậu. Vì vậy em tin chắc chị Ba…cũng đẹp…dịu dàng nhân hậu! hihihihi…
3/ Còn chị Năm: thì như các bác trước đây đã từng nhận xét…
– Bác Lãng Tử: – “Mạng internet thì ảo, nhưng rõ ràng blog trang nhà cô Phay thể hiện những tình cảm thật chân tình giữa chủ và khách đến chơi!
Mong tất cả mọi người chúng ta, trong ngôi nhà này, luôn giữ mãi những tình cảm thật chân tình như vậy mãi..
Xin chúc cho cô chủ Phay Van hiếu khách, thân thiện,.. luôn mãi mãi được mọi người yêu mến…”
( còm # 62 – Nha Trang )
– Anh Hai hth: – “Hình như các cô gái theo đạo gốc đều có cặp mắt đẹp tuyệt vời!”
( còm # 157 – Nha Trang Ngày Về )
– Chị Hai Nha Trang: – “Ai đời …bạn khách đến nhà chơi , mà ” cô chủ ” lại cứ phong cho…làm chủ…! Duyên đáo để …! Không biết cậu nào có phúc sở hữu …” cô chủ ” duyên đáo để này đây không biết…..hi..hi…”
( còm # 47 – Chùa Long Sơn )
– Bác Công Thành: – “Dạo không ít những blogs trên mạng , vào blog nhà cô chủ chơi , thật tình nhận thấy trang nhà của cô thật đáng mến , entries và comments của các bác tham gia comment chứa đầy những chia sẻ tri thức thông tin thú vị , chân tình , nồng ấm… mọi người đều vui vẻ hòa nhã qua những dòng comments . Cô chủ thì hiếu khách , lịch sự , đầy chất duyên …nhưng không khách sáo …, khiến mọi người cảm thấy vui thích tham gia trò chuyện .”
( còm # 144 – Chùa Long Sơn )
……………….
Vậy, chị Năm còn bảo em…”vẽ vời tưởng tượng”…nữa không! hihihihihi…
Thôi, em đi…”làm việc” đây…, BV điện hối gọi…dữ quá!
Tuấn Anh mến,
Chị Ba nghĩ nhà văn Nguyễn Lệ Uyên trả lời đã đầy đủ. Em đừng thắc mắc gì nữa với bác Trà. Mọi chuyện hãy cho qua đi em. Chị mong muốn mọi người trao đổi vui vẻ, hòa nhã với nhau để giữ nhà của chị Năm luôn sạch và đẹp.
Cám ơn em nhiều lắm.
Chị Ba kính mến: Dạ! Chị Ba cũng luôn vui…nghen.
Ui…!!!! Mệt quá chị Ba, chị Năm ơi…!!!!!
Út nghỉ giải lao 15 phút vào thăm nhà, đọc bài đọc comments thôi…đó nghen!
Chao ôi…! Đọc các còm xong…!
Chị Năm, chị Ba ơi…!!! Bật nhạc lên…thư giãn…đi hai chị…
Út đề nghị nghen:
1/ -Trong còm Tuấn Anh có 2 câu thơ của Nguyễn Bính, thế thì bật bản nhạc “Chân Quê” này lên đi hai chị.
2/ – Mình ơi ! của Ns Diệu Hương, ca sĩ Ngọc Hạ trình bày.
3/ – Top of the world – The Carpenters
4/ – Stay a while – The Bells
Thôi, bận quá, Út vào chơi một chút chút…cho đỡ nhớ, thôi nghen chị Năm….
Ủa! Hai bà chị bận…go shopping…hay sao mà không thấy bật nhạc theo đề nghị của…”kiến lửa” BV…vậy, hai chị?
Chị Ba, chị Năm….ơi…!!!!!!
Dạ, cám ơn chị Ba dẫn link nhạc em yêu cầu ạ.
( Chị Năm là chúa…”liềng bám”! hihihihi…)
– Chị Ba ơi, chị Năm…hổng dám…nhận quà đặc sản “Dông” của quê hương BT ròm em đâu!
Ròm em đoán chị Năm chắc…”ăn chay”…quá!?
Đúng không bà chị Năm? hihihihihihi…
Trời..trời..! Sinh viên nhà nghèo bọn em…đói và thèm ăn gần chết, ăn mì tôm “trường kỳ kháng chiến”, lâu lâu mới có món ngon đặc sản…bồi dưỡng, thế mà chị Năm lại khuyên…đừng đụng đến…! huhuhuhuhuu…