Trang chủ > Mỹ Thuật > Nguyễn Gia Trí – người họa sĩ đã nhìn ra cái khả năng kỳ diệu của sơn mài

Nguyễn Gia Trí – người họa sĩ đã nhìn ra cái khả năng kỳ diệu của sơn mài

Bạn thân mến,
Để kỷ niệm 19 năm ngày giỗ của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, người họa sĩ tiên phong trong nghệ thuật sơn mài, Nguyệt Mai xin hân hạnh giới thiệu với các bạn bài viết sau đây của họa sĩ Đinh Cường.

Kỷ niệm 19 năm ngày giỗ 20 tháng 6 năm 1993 – 20 tháng 6 năm 2012
NGUYỄN GIA TRÍ
người họa sĩ đã nhìn ra cái khả năng kỳ diệu của sơn mài

.

Bí quyết của nghệ thuật là không cố ý làm gì cả.
Để cái mờ, giữ cái bóng. Sơn dầu khác với sơn mài là không có cái bóng.

(Họa sĩ Nguyễn Gia Trí nói về sáng tạo, họa sĩ Nguyễn Xuân Việt ghi lại, nhà xuất bản Văn Học 1988)

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí, 1992

Tìm hiểu văn hóa của một đất nước không thể không nghiên cứu đến những tác phẩm hội họa, Nguyễn Gia Trí là một trong những tên tuổi hàng đầu của hội họa Việt Nam hiện đại. Ông sinh năm 1908 tại một làng quê nghèo bên sông Hồng, thuộc Tràng An, Thường Tín, Hà Đông (Bắc Việt), trong một gia đình làm nghề thêu phẩm phục triều đình.

Nguyễn Gia Trí pháp danh Thiện Trân do tuổi già yếu sức sau khi bị liệt thân thể do xuất huyết não, đã mất lúc 22 giờ 30 ngày 20 tháng 6 năm 1993, tại nhà riêng số 493 Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn, thọ 85 tuổi. Sau đám tang có lẽ không muốn thấy những kỷ niệm nhắc nhở đến người chồng thương yêu của mình, bà Trí đã bán căn nhà sau này và dọn đến đường Trương Minh Ký. Ông ra đi mới đó mà đã gần hai mươi năm…

Nguyễn Gia Trí tốt nghiệp Trường Mỹ Thuật Đông Dương (l’École des Beaux- Arts de l’Indochine) khoá 7 (1931-1936) cùng khóa với Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn… Đúng ra ông vào học khóa 5 nhưng bỏ dở, ông Giám Đốc Victor Tardieu đi tìm khuyên ông trở lại học, và ông đã trở thành một họa sĩ bậc thầy về tranh sơn mài. Bức sơn mài lớn “Cảnh Thiên Thai” được viên Toàn Quyền Decoux đặt làm để treo trong Dinh Toàn Quyền Đông Dương tại Hà Nội, nghe nói đến nay vẫn còn treo nguyên chỗ cũ, hiện là Phủ Chủ Tịch, Hà Nội.

Nguyễn Gia Trí không phải người Công Giáo nhưng ông đã để lại những tác phẩm về Công Giáo thật giá trị tại một vài nhà thờ ở Sài Gòn, như bức Giáng Sinh vẽ năm 1941 hiện được lưu giữ tại Dòng Mai Khôi đường Tú Xương, Sài Gòn là một bức rất quý.

Giáng Sinh

Từ những năm đầu của thập niên 30, khi còn là sinh viên, ông đã tìm tòi, sáng tạo để đưa sơn mài ra khỏi những công thức cổ truyền. “Nguyễn Gia Trí thể hiện một góc bờ Cửa Tùng với nền trời đỏ, nước đỏ, màu của sơn cánh gián pha son tươi, trên bờ cát có rặng phi lao nền đen rắc bạc tả khóm lá và chính giữa bố cục có một chiếc thuyền gỗ úp sấp phơi bụng có đắp nổi và rắc vàng pa-tin (patiner)… Áp dụng các sắc độ khác nhau của vàng bạc vụn rắc lên sơn, của bột sơn pha đậm nhạt, Nguyễn Gia Trí đã thể hiện một bộ bình phông cỡ trung bình “Cảnh Làng Quê” trên nền sơn đen tuyền với ngọn cau cận cảnh thể hiện các gam vàng vụn rắc pa-tin. Ở trên nền trời xa có những ngọn tre bay theo chiều gió và trên đường làng qua một cái cổng chống bằng tre có ba thiếu nữ gánh gạo đi như chạy tà áo phất phới bay…” (Phạm Đức Cường – Kỹ Thuật Sơn Mài, trang 12-13 nhà xb Văn Hóa 1992).

Cùng thời kỳ đó, các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Tiến Chung, Hoàng Tích Chù cũng cho ra đời tranh vỏ trứng trên nền đỏ tuyền. Mỗi tác giả đều tìm tòi một kỹ thuật cho riêng mình. Nhưng những tác phẩm sơn mài của Nguyễn Gia Trí trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật của Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1939 đã gây một sự bất ngờ lớn trước công chúng vì tranh sơn mài khó thành công bởi dễ lẫn lộn giữa mỹ nghệ và hội họa.

từ trái qua phải: Hoàng Lập Ngôn, Lương Xuân Nhị, anh Giang ( điêu khắc ), Đào Sĩ Chu ( dược sĩ / họa sĩ ),
Nguyễn Tiếng Chung, một người bạn

Tô Ngọc Vân (bút hiệu Tô Tử) nhận định về tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí như sau: “Đến cuộc thí nghiệm của Nguyễn Gia Trí, lối Sơn Ta không còn là một mỹ nghệ nữa. Ở óc, ở tâm hồn người làm ra nó đã được nâng lên mỹ thuật thượng đẳng. Nghệ thuật của Nguyễn Gia Trí là ý tưởng tình cảm của Nguyễn Gia Trí đúc lại, một nét, một vết, một màu đều ở tay nghệ sĩ mà ra. Đứng trước những tác phẩm ấy người ta cảm thấy tất cả cái băn khoăn yêu muốn khoái lạc – thứ nhất là khoái lạc của Nguyễn Gia Trí.”

Cũng như sơn dầu, tranh sơn mài cũng phải nói lên được cảm xúc, trí tưởng mạnh mẽ bằng một kỹ thuật độc đáo riêng, không ước lệ, mà bằng tiếng nói mãnh liệt của sáng tạo. Tô Tử viết tiếp: “Trên những màu hồng nhợt biến hóa, những sắc nâu ngon thiệt là ngon, những vỏ trứng như đổi cả thể chất thành quý vật, vài nét bạc, vài nét vàng sáng rọi, rung lên, rít lên như tiếng kêu sung sướng của xác thịt khi vào cực lạc. Chàng nghệ sĩ ấy yêu tấm sơn như ta có thể yêu một người đàn bà. Lúc âu yếm bằng những nét vuốt ve mềm mại, lúc dữ dội bằng năm bảy nét quẹt mạnh, dập tung, cào cấu. Vạn vật đối với nghệ sĩ chỉ đáng yêu có sắc và hình.” (Tô Tử – Nguyễn Gia Trí và Sơn Ta, báo Ngày Nay 146 – 21 tháng 1, 1939).

Từ 1940 trở đi, tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí được bố cục bởi cảnh và những thiếu nữ diễm lệ, đài các của Hà Nội thời đó, những thiếu nữ tân thời trong truyện của các bạn văn ông trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn . Sau đó ông cộng tác với nhóm này, viết và vẽ cho hai tờ Phong Hóa và Ngày Nay… Năm 1942, hội Quảng Trị (Huế) có xuất bản “Tập Văn Họa Kỷ Niệm Nguyễn Du“, Nguyễn Gia Trí đã đóng góp một họa bản sinh động “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh“. Tập thơ văn này được in trên giấy quý, với lời ghi: tiền thu được dùng về việc sửa mộ và dựng đài kỷ niệm tác giả Đoạn Trường Tân Thanh tại làng Tiên Điền.

Tại “Salon Unique 1943”, dân chúng Hà Nội đã hãnh diện với những tác phẩm hội họa của các họa sĩ Việt Nam, nổi bật là những tác phẩm sơn mài của Nguyễn Gia Trí, gây được tiếng vang lớn. Theo Tô Ngọc Vân: “Danh từ sơn mài (laque) là một danh từ mới đặt sau này để chỉ một kỹ thuật trước kia gọi là Sơn Ta nhưng đã biến hoá hẳn do nghệ thuật mài sơn. Kỹ thuật Sơn Ta cũng tương tự như sơn Tàu, có từ đời nhà Hán” [1]. Sử dụng cùng với Sơn Ta một nguyên liệu là sơn sống. Chất sơn sống này, ở nước ta, miền Phú Thọ sản xuất rất nhiều và vẫn bán sang Tàu cùng Nhật. Từ năm 1931 trở về trước, công dụng Sơn Ta cũng như Sơn Tàu ở Tàu và Sơn Nhật ở Nhật là phủ lên đồ vật làm nó tôn vẻ lộng lẫy, lên những vật dùng thường như cái khay, cái tráp, đôi guốc…đồ thờ như hương án dài, bát đĩa…đồ trang trí như câu đối, hoành phi, bình phong… màu sắc đại để có: son, đen, nâu cánh gián, vàng bạc theo cổ truyền. Nói rõ ra, Sơn Ta chỉ có công dụng trang trí, địa vị là ở trong trang trí. Mặc dầu ở Nhật, nghệ thuật sơn có tế nhị hơn cả, nhưng chưa một nước nào nghĩ đến tìm tòi, sử dụng nguyên liệu sơn một cách khác cổ truyền, phiêu lưu trong nghệ thuật sơn để tìm một con đường nào tăng phẩm giá mỹ thuật sơn bằng cách phát minh thêm khả năng của nó …

Chùa Bách Môn

Song, từ 1931 trở đi, nhờ sự tìm tòi thiết tha của một số họa sĩ có tài bỏ sơn dầu để chuyển hẳn về sơn mài, Sơn Ta đã vượt được ra ngoài nơi cầm hãm, ngang nhiên trên đường bao la của hội họa, cứ phương trời xa lạ mà tiến. Từ cái tráp, chiếc guốc, nó vượt lên bức họa lồng khung quý giá, từ một phương tiện phụ thuộc làm tôn vẽ đồ vật, nó trở nên một phương tiện độc đáo diễn đạt nổi tâm hồn người nghệ sĩ, một phương tiện lấn át cả Sơn Dầu. Quên dĩ vãng Sơn Ta đổi tên nhũn nhặn là Sơn Mài.” (Thuyết trình đọc trước Hội Nghị Văn Hóa Toàn Quốc năm 1948. In lại trên báo Văn Nghệ, số 5 tháng 9-1948).

Nguyễn Gia Trí với năng lực sáng tạo dồi dào, là một trong những họa sĩ có tài đã từ bỏ sơn dầu để định hình cho mình một bút pháp và phong cách riêng trong nghệ thuật sơn mài. Ông cũng là người cùng hoạt động trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn “…Cũng trong thời kỳ này (1933), anh Tam (nhà văn Nhất Linh) lập nhóm Tự Lực Văn Đoàn cùng Khái Hưng, Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ), Thế Lữ, Hoàng Đạo, Thạch Lam và Nguyễn Gia Trí, sau có thêm Nguyễn Cát Tường tức họa sĩ Le Mur…” (Nguyễn Thị Thế – Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường, trang 117).

Theo Trương Bảo Sơn, một đồng chí trong Việt Nam Quốc Dân Đảng thì “Khoảng cuối thập niên 30, anh cùng Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Văn Luyện, Khái Hưng Trần Khánh Dư, Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long thành lập đảng Đại Việt Dân Chính. Đảng này đã bị Pháp khủng bố, Nguyễn Tường Tam đã phải chạy sang Trung Hoa, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt đày lên Sơn La, một nơi nổi tiếng nước độc. Bọn thực dân và tay sai đã tra tấn, hành hạ anh khiến anh mang bệnh phổi và run tay. Chúng còn dùng một vòng sắt đóng đai lên đầu anh, gây thương tích nặng.” (Tiếc Thương Nguyễn Gia Trí, Trương Bảo Sơn – Tạp chí Nắng Mới, số 24 tháng 9 -1993). Sau này ông còn bị đưa vào an trí tại Thủ Dầu Một. “Nếu không bị Tây cầm chân một nơi, chắc tôi đã không đủ kiên nhẫn ngồi một chỗ để mà làm việc này” (Nhã Ca Hồi Ký, trang 508, nhà xb Thương Yêu 1991).

Ông cũng từng lưu lạc qua Hồng Kông, đã vẽ nhiều tranh phong cảnh bến tàu Hồng Kông bằng sơn dầu rất đẹp. Ông rời Hồng Kông năm 1952 về Sài Gòn, lập gia đình với bà Nguyễn thị Kim là em họ vợ họa sĩ Lemur Cát Tường (áo dài Lemur) năm 1955 và sống cho đến ngày mất.

Nguyễn Gia Trí, 1960 (ảnh tư liệu Đinh Cường)


Bà Nguyễn Gia Trí ( ảnh trích báo Thế Kỷ 21 Xuân Ất Dậu 2005 )

Thời kỳ trước 1954, ông sáng tác nhiều tranh sơn mài cỡ nhỏ, đáng kể nhất: Khỏa thân, Về chợ, Bên Hồ Gươm, Bờ Hồ Hoàn Kiếm, Thiếu Nữ Và Hoa Phù Dung, Bên Hoa Phù Dung, Chùa Thầy, Đèn Trung Thu, Thiếu Nữ Bên Hồ Sen, Vườn Xuân, Ai Mua Rươi Ra Mua…

Tranh ông được nhiều người Pháp sưu tập thời đó, kể cả nhiều tranh gần như chưa vẽ xong, hoặc những phác thảo có ký tên tác giả. Sau 1954 tới 1975, nhiều tranh quý của ông được nhiều người sưu tập, thường nằm trong những biệt thự sang trọng, bộ tranh sưu tập của bác sĩ Bùi Kiến Tín (chú họ nhà thơ Bùi Giáng) treo trong hãng dầu cù là Macphsu trên đường Trương Minh Giảng là một trong những bộ tranh quý.

Thiếu nữ bên hoa phù dung, 130 x 44 cm
1970


Những thiếu nữ trong vườn 100 x 64 cm

Những năm 1980, Việt kiều về nước săn tìm mua tranh Nguyễn Gia Trí, một thời gian sau có lệnh cấm của chính quyền, tranh Nguyễn Gia Trí được liệt vào hàng tài sản quốc gia (nhưng nhờ hối lộ vẫn đem đi được bằng nhiều cách). Thời kỳ “cởi trói, đổi mới” những năm 1989, Bộ Văn Hóa Thông Tin (trong cuốn Văn Hóa Việt Nam) chính thức công nhận ông là một trong mười họa sĩ đương đại có công xây dựng nền nghệ thuật tạo hình hiện đại Việt Nam.

Năm 1991, ông được mời ra Hà Nội dự lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, sau đó, UBND thành phố HCM đã mua bộ tranh “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” của ông với giá 600 triệu đồng VN (tương đương 100.000 dollars) để trưng bày trong Bảo Tàng Mỹ Thuật Thành phố. Bộ tranh được Thái Tuấn ghi lại: “Trong những ngày tháng mà đời sống miền Nam bị xáo trộn, sự giao thiệp và đi lại của anh còn hạn chế hơn nữa. Kể từ đó anh không còn nghĩ đến việc sáng tác. Nơi xưởng sơn mài của anh, vật liệu ngổn ngang, những bức họa đang làm dở được che lại. Tôi đã trông thấy trên tường một bức sơn mài lớn, khoảng 12 thước vuông, vẽ gần xong. Anh cho biết bức ấy của một nhà doanh nghiệp đặt anh, song lúc đó ông ta đã đi Pháp, anh rất bận tâm về việc giải quyết bức họa. Tôi bàn với anh, liên lạc với người đặt vẽ, và giúp anh chụp lại bức họa bằng một cuốn phim màu. Sau đó được anh cho biết người đặt tranh đã nhường quyền sở hữu bức họa cho anh. Khi tôi rời khỏi đất nước (Thái Tuấn đi Pháp năm 1985), bức hoạ vẫn còn trong tình trạng chưa hoàn tất.” (Họa Sĩ Nguyễn Gia Trí – Thái Tuấn, Thế Kỷ 21 số 23 tháng 3.1991).

Vườn Xuân Trung Nam Bắc, 2000 x 5400 cm
1970- Bảo Tàng Mỹ Thuật Saigon

Với một họa sĩ cả đời cống hiến cho nghệ thuật như Nguyễn Gia Trí, không màng tiền tài danh vọng. “Ngay cả trong thời gian khó khăn nhất, tôi cũng có thể thành triệu phú, nhưng tôi quý trọng tự do hơn tiền bạc. Để sống tự do và lương thiện, để được sáng tạo nghệ thuật, tôi có thể chỉ sống đạm bạc qua ngày mà vẫn vui lòng.” Đó là tâm sự của ông với bạn là nhà thơ Đoàn Phú Tứ (Họa sĩ Nguyễn Gia Trí và sơn mài – Bùi Quang Ngọc, Tạp Chí Mỹ Thuật tháng 12 – 1991).

Bây giờ thì người họa sĩ bậc thầy, hiền đức và phẩm cách đã nằm yên nghỉ tại nghĩa trang miền Vĩnh Nghiêm, Tân Phước Hiệp, Hóc Môn, ngoại ô Sài Gòn. Hình ảnh ông ghi mãi trong tôi: một vóc dáng nhỏ nhắn trong một đầu óc thâm sâu, khoáng đạt, mãnh liệt. Những kỷ niệm rất quý là lần gặp ông trong bộ bà ba lụa màu mỡ gà đến thăm anh Thái Tuấn trong con hẻm Bến Tắm Ngựa, Thái Tuấn có vẽ bức tranh sơn dầu lớn : Nguyễn Gia Trí ngồi dưới giàn hoa… thanh thoát lạ thường, bức tranh sau đó bán cho họa sĩ Nguyễn Văn Trung, không biết anh Trung có mang theo qua California, và lần cùng anh Thanh Tâm Tuyền ghé thăm ông tại căn nhà 26/8 đường Công Lý nối dài, ông ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế mây rộng, anh đã làm bài thơ đầy cảm xúc, đầy ấn tượng khi vừa đi tù về :

Quanh co đường hẻm
giữa sáng Chủ Nhật
đến gặp bất ngờ một Thiền Sư

Ngồi im lắng nghe và ngắm

Sét đánh bao giờ
hằn dấu sẹo trắng nửa sọ trái
Chiếc đầu nghiêng cúi
Đôi tai dài vểnh đón nghe
lời trên môi buột thốt
Đôi mày tối rậm
lấp lánh ánh trắng những ngày tới

Và những ngón tay tự run rẩy
Buông tiếng cười ròn tan
như nắng đùa trên dàn hoa giấy
lẫn trong tiếng xe cộ trẩy hội ồn phố xa

Chiều mưa tầm tã
Mùa mưa đến sớm hơn mọi năm
Trời thâm xám sũng gió
như manh áo rạn lấm lem sơn
Khoác thân mảnh khảnh người gặp thăm

Ngày tối rữa
trong mưa thoắt im.

(chân dung họa sĩ ngt ngày về thăm – thanh tâm tuyền – Thơ Ở Đâu Xa, Trầm Phục Khắc xuất bản, cơ sở Văn phát hành 1990, trang 73-74)

Như Phong – Nguyễn Gia Trí – Lê Ngộ Châu ( ảnh tư liệu Đinh Cường)

Trong bức thư cuối cùng của Van Gogh gởi cho em trai, đề ngày 27 tháng 7-1890, Van Gogh viết đôi lời tuyệt bút: “…Về tác phẩm của chính đời mình, anh đang đánh cả một ván đời mình cho nó, và cả thần trí của anh gần như sụp đổ, nửa chừng đứt đoạn rụng rơi…” Họa sĩ Nguyễn Gia Trí không nửa chừng đứt đoạn rụng rơi mà ông đã đánh cả ván đời mình cho những tác phẩm sơn mài mang gam màu Nguyễn Gia Trí, không thể lẫn lộn. Những tác phẩm đã nằm im trong một không gian và thời gian vĩnh cửu. Đâu đó trong các Viện Bảo Tàng, trong những nhà sưu tập khắp nơi, kể cả hàng trăm bức ghi chép (sketch) trên giấy báo.

Phác thảo chì


Phác thảo chì

Ông không có môn đệ nào. Ông đi trên đường nghệ thuật một mình. Nghệ thuật với ông là một định mệnh…

Trưa nay nóng gắt, những dòng chữ viết về ông không đầy đủ. Bây giờ còn lại cụ bà, tuổi già sức yếu nằm một chỗ từ hơn nửa năm nay và người con trai nuôi. Chúng ta có thể làm gì được thiết thực hơn như in một tập sách có giá trị, chưa nói đến điều ước mơ là có được một Bảo Tàng về Nguyễn Gia Trí để tưởng nhớ và ghi ơn một họa sĩ có công lớn trong lịch sử hội họa Việt Nam, người đã nhìn ra cái khả năng kỳ diệu của sơn mài.

Virginia, 7.1993 – xem lại và viết thêm 6.2012
Đinh Cường

*

[1] Theo góp ý của Đặng Tiến :
– Nói về tranh sơn mài, người ta thường trích dẫn bài tham luận của Tô Ngọc Vân, cho rằng có từ nhà Hán (206 trước- 220 sau TL). Cần thêm rằng, thời Hán đã có công xưởng sản xuất sản phẩm phủ sơn mài.
– Tại Viện Bảo Tàng Kansas City có trưng bày một cái tráp tròn có nắp, cao 9 cm, đường kính 20 cm bằng gỗ phủ sơn mài, toàn bích, đào thấy tại Tchang Cha, Trung Quốc, được xếp vào thế kỷ thứ 3 trước TL.
– Ngoài ra còn có một mảng đàn cầm bị vỡ, tranh sơn mài rất đẹp, tượng trưng cảnh săn bắn, tìm thấy ở một ngôi mộ ở Hồ Nam, thuộc thế kỷ thứ 4 trước TL.
– Bảo Tàng Hồ Bắc có trưng bày một quan tài thời Chiến Quốc, được niên định 433 trước TL, 46x46x184cm, phủ sơn mài, trang trí hình rồng phượng.
– Như vậy kỹ thuật sơn mài phải có trước thời Hán từ lâu, có lẽ từ cuối đời Thương.
– Alix Aymé (1894 – 1989) bà học sơn mài tại Việt Nam và sau làm giáo sư trường Mỹ Thuật Đông Dương, còn nhắc là sơn mài du nhập Việt Nam từ thời Lê Nhân Tông, 1443 ( trong bài Technique de la laque, đăng trên Illustration, numéro spécial sur l’ Indochine).


 

***

Thưa quý bạn,
Bạn Trúc Hà tình cờ ghé thăm trang PV và có nói đến hai bức tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí mà gia đình bạn đang lưu giữ. Bạn viết như sau:

Gia đình mình hiện đang lưu giữ hai bức tranh của cụ Trí, một bức cụ Trí vẽ Hòa Thượng thích Quảng Đức tự thiêu và một bức “Hồn Thêng”, Chú mình biết hôm qua là giỗ của cụ Trí, chú ấy rất muốn đến nhà cụ Trí để thắp nhang cho cụ, nhưng rất tiếc không biết được gia đình cụ Trí hiện ở địa chỉ nào? buồn lắm.

Theo đề nghị rất hay của Chị Nguyệt Mai, bạn đã chụp lại và gởi tặng hình cho trang PV. Xin chân thành cảm ơn bạn và xin phép được đưa hai bức tranh đó vào entry này, ngay sau bài viết của họa sĩ Đinh Cường để quý bạn (nếu không đọc “còm”) thưởng lãm.
 

Chuyên mục:Mỹ Thuật Thẻ:
  1. Nguyễn Tuấn Anh
    20/06/2012 lúc 11:14

    Một hoạ sĩ tiền phong tài danh của nền hội hoạ VN!
    Không dám so sánh vì sợ khập khiểng, nhưng đọc bài xong, tự nhiên có một cảm nghĩ hơi…ngậm ngùi:
    – Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái thì được người đời ghi nhớ bằng cách đặt tên ông cho một con đường toạ lạc ở vị trí rất đẹp trong thành phố Đà Nẵng, còn Hoạ sĩ tiền phong, tài danh, người đã sáng tạo ra bộ môn tranh sơn mài, Nguyễn Gia Trí, thì “người ta” lại “cố tình”…thờ ơ…đến…quên lãng!
    Phải chăng, vì Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí…là dân Bắc di cư vào Nam năm 1975…chăng?!
    Một câu hỏi đầy trăn trở…đến ngậm ngùi…với một hoạ sĩ tài danh VN, của một người…đọc trẻ yêu hội hoạ…như tôi!?

    • Mai
      21/06/2012 lúc 10:14

      Tuấn Anh mến,
      Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí không phải là dân Bắc di cư vào Nam năm 1975. Bởi vì theo bài viết trên thì:
      Theo Trương Bảo Sơn, một đồng chí trong Việt Nam Quốc Dân Đảng thì “Khoảng cuối thập niên 30, anh cùng Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Văn Luyện, Khái Hưng Trần Khánh Dư, Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long thành lập đảng Đại Việt Dân Chính. Đảng này đã bị Pháp khủng bố, Nguyễn Tường Tam đã phải chạy sang Trung Hoa, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt đày lên Sơn La, một nơi nổi tiếng nước độc. Bọn thực dân và tay sai đã tra tấn, hành hạ anh khiến anh mang bệnh phổi và run tay. Chúng còn dùng một vòng sắt đóng đai lên đầu anh, gây thương tích nặng.” (Tiếc Thương Nguyễn Gia Trí, Trương Bảo Sơn – Tạp chí Nắng Mới, số 24 tháng 9 -1993). Sau này ông còn bị đưa vào an trí tại Thủ Dầu Một.
      Ông cũng từng lưu lạc qua Hồng Kông.. Ông rời Hồng Kông năm 1952 về Sài Gòn, lập gia đình với bà Nguyễn thị Kim là em họ vợ họa sĩ Lemur Cát Tường (áo dài Lemur) năm 1955 và sống cho đến ngày mất.
      Như vậy sau khi rời Hồng Kông năm 1952, ông đã sống tại Sài Gòn từ lúc đó. Nhờ vậy ông đã có được tự do sáng tác để thành hình những tác phẩm tuyệt vời mà như bài viết của họa sĩ Đinh Cường thì “nhiều tranh quý của ông được nhiều người sưu tập, thường nằm trong những biệt thự sang trọng… Tranh Nguyễn Gia Trí được liệt vào hàng tài sản quốc gia… Những tác phẩm đã nằm im trong một không gian và thời gian vĩnh cửu. Đâu đó trong các Viện Bảo Tàng, trong những nhà sưu tập khắp nơi, kể cả hàng trăm bức ghi chép (sketch) trên giấy báo”

      • Nguyễn Tuấn Anh
        21/06/2012 lúc 16:12

        Dạ, em cám ơn chị Ba và chị Năm.
        Tụi em khi còm, thông tin có gì không “chuẩn”, mấy chị phải chỉ dạy, hoặc mắng tụi em thẳng tay…để tụi em học hỏi…đó nghen…
        Có câu thành ngữ em mới “sáng tác” đây: – “em hư tại…mấy chị” hihihihihi….

  2. Nguyễn Tuấn Anh
    20/06/2012 lúc 11:32

    “UBND thành phố HCM đã mua bộ tranh “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” của ông với giá 600 triệu đồng VN (tương đương 100.000 dollars) để trưng bày trong Bảo Tàng Mỹ Thuật Thành Phố.”

    – “100.000 dollars”!
    Wow…! Thật là giá…kỷ lục…bán tranh ở VN.
    Tuy nhiên, em hơi…”thắc mắc”…vì không rõ…100.000 dollars, là…
    – USD ?
    – SGD = S$ ?
    – AUD ?
    ………etc…………..

    P/s: 100.000 dollars (dấu chấm), theo em cần gõ chỉnh lại trong bài…

    – 100,000 Dollars ( dấu phẩy, và viết hoa D )

    • Mai
      21/06/2012 lúc 10:38

      Tuấn Anh,
      Ở đây, ý tác giả muốn nói tương đương với 100.000 USD. Vì đang dùng tiếng Việt, nên tác giả dùng như vậy là đúng rồi em ạ.
      Trường hợp đây là một bài viết tiếng Anh, tác giả sẽ viết:
      It was equivalent to $100,000 or 100,000 US dollars.
      Dollars không cần phải viết hoa em à. Em đọc bài này nhé:
      http://en.wikipedia.org/wiki/United_States_dollar
      Thân chúc em và nhóm Kiến luôn vui nhé.

      • Nguyễn Tuấn Anh
        21/06/2012 lúc 15:54

        Chị Ba kính mến: Dạ, cám ơn chị Ba đã giải thích “thắc mắc”, và cho link đọc bài tham khảo ạ.
        Dạ, chắc là do thói quen khi viết của em – em luôn viết hoa Dollar, cũng như dùng dấu phẩy ở đơn vị ngàn trong tiếng Anh -, nên khi nhìn đọc cụm từ trong bài “tương đương 100.000 dollars”, phản xạ tự nhiên trong em là hơi…”thắc mắc”…ạ! hihihihihi…

        Tuy nhiên, em thử có một nhận xét nho nhỏ…cho vui vui…nghen chị Ba, đó là, câu trên khi viết tiếng Việt, thì nên viết là:
        – “tương đương 100.000 Đô-la (Mỹ)” , hoặc: “tương đương 100.000 đô la (Mỹ)”

        P/s: hihihihi…Em cố gắng học và trau dồi những lời trực tiếp dạy và nhắn nhủ cho nhóm kiến tụi em của chị Cam Li đó:

        – ” Cam Li quan niệm mình hãy làm phong phú tiếng Việt, không kỳ thị, không cố chấp, miễn sao mình cương quyết loại bỏ những “quái ngữ” để tiếng Việt luôn trong sáng, các em đồng ý không?”
        ( Comment # 83 , Entry: “Hành Trình Về Đến Trái Tim”… của chị Cam Li )

        Chị Ba, chỉ là vui vui, em copy một bài viết thú vị này ở còm dưới…chia sẻ với cả nhà nghen…

      • Nguyễn Tuấn Anh
        21/06/2012 lúc 15:57

        ĐỒNG VIỆT NAM – HÃY TRẢ LẠI TÊN EM!
        ( Tác giả: Phamen )

        Việt Nam Đồng, một cụm từ suốt ngày văng vẳng bên tai khiến tôi cảm thấy khó chịu và như bị sỉ nhục khi phải nghe chúng. Đi đến đâu bạn cũng nghe thấy nó, từ ngoài đường, công sở, ngân hàng và đặc biệt hơn, trên chính các đài truyền hình – cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng và Nhà nước.

        Nếu bạn để ý nghe trên Đài THVN, VTC và một số đài khác nữa, bạn sẽ nghe thấy cụm từ này xuất hiện rất nhiều, đặc biệt là ở các Bản tin tài chính, Thời sự, Giá cả và thị trường, v.v.. Tôi tự hỏi, không biết các biên tập viên, phát thanh viên và người chịu trách nhiệm nội dung của các nhà đài không có kiến thức, học đòi sính ngoại, hay hùa theo số đông mà vô tâm đọc “Việt Nam Đồng” vô tư và tự nhiên đến thế.

        Việt Nam Đồng, cụm từ ngược đời và khó nghe này bắt đầu từ đâu? Có lẽ là do cái kí hiệu quốc tế mà chúng ta đang sử dụng – VND.

        VND = Việt Nam Đồng?

        Trước tiên, tôi muốn phân tích đễ kí hiệu “VND”, một mã tiền tệ được chuẩn hóa bởi tổ chức ISO, chi tiết xin tham khảo ở đây.

        “VND” là một mã tiền tệ viết bằng tiếng anh. Và viết đầy đủ thì nó phải là:

        VND = Vietnamese Dong

        Tính từ “Vietnamese” đứng trước, danh từ “Dong” đứng sau cũng như bao nhiêu mã khác:

        THB = Thai Baht chứ không phải Thailand Baht

        RMB = Malaysian Ringgits – Maylaysia Ringgits

        IDR = Indonesian Rupiah – Indonesia Rupiah

        LAK = Lao Kip – Laos Kip

        AUD = Australian Dollar – Australia Dollar

        CAD = Canadian Dollar – Canada Dollar

        SEK = Swedish krona/kronor – Sweden Krona

        Và còn rất nhiều ví dụ khác nữa.

        Chính vì vậy:

        Nếu bạn muốn phát âm “VND” bằng tiếng Anh và nói chuyện với người nước ngoài, xin hãy đọc nó là ”Vietnamese Dong”, đừng nói “Vietnam Đồng”.

        Còn nếu bạn muốn đọc nó bằng tiếng Việt và nói chuyện với người Việt, xin hãy đọc là “Đồng Việt Nam”. Xin hãy trả lại tên đích thực cho em.

        Tôi, Max Skill King, là người Việt Nam, và tôi rất tự hào vì mình mang trong người dòng máu của dân tộc Việt Nam, với nền văn hóa, con người và đất nước Việt Nam. Tôi cũng rất tự hào khi được nói tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi.

        Tiếng Việt, trải qua bao thăng trầm lịch sử với biết bao người con, bao thế hệ đã ngã xuống mới giữ vững được đến ngày hôm nay. Ấy vậy mà, nó đang bị tàn phá và hủy hoại nghiêm trọng trong thế hệ chúng ta, những người đang sống trong hòa bình, không một mũi tên hay tiếng súng nào.

        Tôi buồn, rất buồn khi thế hệ của chúng ta đang lai căng, đang sính ngoại và đang dần đánh mất đi tiếng Việt và sự trong sáng của nó.

        Nếu bạn đang nói “Đồng Việt Nam”, hãy tiếp tục như thế nhé. Còn nếu bạn đang nói “Việt Nam Đồng”, xin bạn hãy sửa lại. Nếu nghe thấy ai nói “Việt Nam Đồng”, xin hãy nhắc để họ nói đúng

        Nếu là người Việt Nam, hãy chung tay cùng Max Skill King, chúng ta hãy bảo vệ lấy tiếng Việt thân thương của mình.

      • Mai
        21/06/2012 lúc 17:56

        Tuy nhiên, em thử có một nhận xét nho nhỏ…cho vui vui…nghen chị Ba, đó là, câu trên khi viết tiếng Việt, thì nên viết là:
        – “tương đương 100.000 Đô-la (Mỹ)” , hoặc: “tương đương 100.000 đô la (Mỹ)”

        Tuấn Anh mến,
        Theo thiển ý của chị, từ dollars trong bài có thể viết nhiều cách: Viết như em để nghị cũng được hoặc viết như tác giả cũng không sai. Vì nó đã quá quen thuộc với mọi người. Chẳng hạn trong văn, khi nhắc đến ma soeur (nữ tu Công giáo), nhà văn hay dùng nguyên gốc tiếng Pháp nhìn đẹp hơn là dịch ra tiếng Việt “ma-sơ”. Hoặc blog nhìn đẹp hơn là dùng “bờ-lốc”
        Chị rất vui khi thấy em,một người thuộc lớp trẻ, còn quan tâm nhiều đến tiếng Việt.
        Cám ơn em đã chia sẻ bài viết thú vị về “Đồng VN”.
        Mến chúc em và nhóm Kiến có những ngày hè thật vui nhé.

        Nàng Phay ơi, em sửa giùm chị câu tiếng Anh ở trên, nên là:
        It was equivalent to $100,000 or 100,000 US dollars.

        Và giúp Tuấn Anh sửa lại:
        Tiếng Việt, trải qua bao thăng trầm lịch sử với biết bao người con, bao thế hệ đã ngã xuống mới giữ vững được đến ngày hôm nay.
        Cám ơn em.

      • Trần thị Bảo Vân
        21/06/2012 lúc 21:31

        Ui..! Cám ơn chị Ba, nhờ cái link chị Ba dẫn giới thiệu cho Tuấn Anh, mà Út – click vào hình những tờ Dollars – mới được nhìn thấy lần đầu tiên thật rõ ràng và tường tận các tờ USD đó, và nhất là các tờ :
        – Five Thousand Dollars
        – Ten Thousand Dollars
        – One Hundred Thousand Dollars in gold.

        Một vài thông tin thú vị mà Út đọc biết… ( nhưng chỉ đến hôm nay mới nhìn thấy rõ những tờ USD…đầy đủ! ):

        1/ Đồng xu: Quarter Dollar : In hình Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ : George Washington.
        2/ Tờ: One Silver Dollar : In hình Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ : George Washington.
        3/ Tờ: Two Dollars : In hình Tổng Thống thứ 3 của Hoa Kỳ : Thomas Jefferson.
        4/ Tờ: Five Dollars : In hình Tổng Thống thứ 16 của Hoa Kỳ : Abraham Lincoln.
        5/ Tờ: Ten Dollars : In hình Chuyên Gia Tài Chính Hoa Kỳ : Alexander Hamilton.
        6/ Tờ: Twenty Dollars : In hình Tổng Thống thứ 7 của Hoa Kỳ : Andrew Jackson.
        7/ Tờ: Fifty Dollars : In hình Tổng Thống thứ 18 của Hoa Kỳ : Ulysses S. Grant.
        8/ Tờ: One Hundred Dollars : In hình Chính Trị Gia Hoa kỳ : Benjamin Franklin.
        9/ Tờ: Five Hundred Dollars : In hình Tổng Thống thứ 25 của Hoa Kỳ : William Mc Kinley.
        10/ Tờ: One Thousand Dollars : In hình Tổng thống thứ 22 & 24 của Hoa Kỳ : Grover Cleverland.
        11/ Tờ: Five Thousand Dollars : In hình Tổng Thống thứ 4 của Hoa Kỳ : James Madison.
        12/ Tờ: Ten Thousand Dollars : In hình Bộ Trưởng Tài Chính Hoa Kỳ : Salmon P. Chase.
        13/ Tờ: One Hundred Thousand Dollars In Gold : In hình Tổng Thồng thứ 28 của Hoa Kỳ : Woodrow Wilson.

        – Barack Obama, là đời Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 44.
        – Như vậy có 3 người không phải là Tổng Thống Hoa Kỳ, được in hình lên tờ USD.

        Một chút thông tin góp chuyện để…”thư giãn”..mà Út gõ ở trên, có sai sót gì không…chị Ba, chị Năm!? hihihihihi…

      • 22/06/2012 lúc 04:58

        Bảo Vân: Sai hay không thì Trời biết, Đất biết, em biết, Chị Ba biết 😀
        Chị (Năm) chịu thua.

      • Mai
        22/06/2012 lúc 18:36

        Cám ơn nàng Phay giúp chị sửa.
        Chị cũng đang … học tiếng Việt khi giúp sửa lỗi chính tả đó em à.
        Luôn vui em nhé.

      • Mai
        22/06/2012 lúc 18:52

        Bảo Vân thương mến,
        Cám ơn em đã chia sẻ một bài về chân dung những người được in trên đồng tiền Mỹ. Thật thú vị em hở em? Thú thật, khi cầm tiền trên tay, chị cũng không để ý đó là vị nào nữa em ạ.
        Chị đã xem lại những thông tin của em rất chính xác nhờ ở nguồn này:
        http://vtc.vn/311-242615/quoc-te/chan-dung-nhung-nguoi-duoc-in-tren-dollar-my-ky1.htm

        http://vtc.vn/311-242771/quoc-te/chan-dung-nhung-nguoi-duoc-in-tren-dollar-my-ky-2.htm

        Thương chúc em có một mùa hè thật vui nhé.

      • Trần thị Bảo Vân
        23/06/2012 lúc 12:08

        Phay Van :Bảo Vân: Sai hay không thì Trời biết, Đất biết, em biết, Chị Ba biết Chị (Năm) chịu thua.

        Trời..trời…!!!! Chị Năm “giấu nghề” rồi…phán…”trớt quớt”…không hà…!!!!

      • Trần thị Bảo Vân
        23/06/2012 lúc 12:08

        Mai :Bảo Vân thương mến,Cám ơn em đã chia sẻ một bài về chân dung những người được in trên đồng tiền Mỹ. Thật thú vị em hở em? Thú thật, khi cầm tiền trên tay, chị cũng không để ý đó là vị nào nữa em ạ.Chị đã xem lại những thông tin của em rất chính xác nhờ ở nguồn này:http://vtc.vn/311-242615/quoc-te/chan-dung-nhung-nguoi-duoc-in-tren-dollar-my-ky1.htm
        http://vtc.vn/311-242771/quoc-te/chan-dung-nhung-nguoi-duoc-in-tren-dollar-my-ky-2.htm
        Thương chúc em có một mùa hè thật vui nhé.

        Dạ, Chị Ba thật là chu đáo tường tận. Út rất cám ơn chị Ba đã dành thời gian để tìm những nguồn “kiểm tra” thông tin mà Út còm “góp chuyện” ạ!
        Dạ, Út quan niệm và coi blog của chị Năm là nơi học hỏi, do đó, nếu lỡ thông tin mà Út còm có gì thiếu hoặc sai sót, thì chị Ba chị Năm và các bác.., với những kiến thức thâm hậu của mình, phải “dzợt và chỉnh” Út…để Út học thêm…nghen mấy chị…

      • Nguyễn Tuấn Anh
        23/06/2012 lúc 21:26

        Phay Van :Dạ, em đã sửa lại theo như Chị Ba đề nghị.… blog nhìn đẹp hơn là dùng “bờ-lốc”: một số vị thương binh ở HN còn gọi là cờ lốc nữa kìa, Chị Ba ơi.
        Tuấn Anh: tác giả Phamen mải nói về tiếng Anh mà quên chính tả tiếng Việt kìa, chị Ba mới nhắc đó.

        Chị Ba, chị Năm: Dạ, em đã thấy lúc copy rồi…nhưng tôn trọng nguyên bản, nên không dám sửa hai chị ạ!
        Vậy, “thay mặt” tác giả Phamen…em cám ơn hai chị nghen! hihihihihi…

      • Mai
        25/06/2012 lúc 09:25

        Bảo Vân: Trời..trời…!!!! Chị Năm “dấu nghề” rồi…phán…”trớt quớt”…không hà…!!!!

        Năm ơi,
        Sao không giúp Út Vân sửa lại “giấu nghề” đi em.

  3. Lãng Tử
    20/06/2012 lúc 15:18

    Cả tuần nay không vào nhà cô được, bây giờ lần đọc các bài xong, comment sau nhé…

    • Mai
      21/06/2012 lúc 10:46

      Anh Lãng Tử,
      Chào anh. Anh khỏe không?
      Ở một bài trước, nàng Phay có chỉ cách để vào là anh gõ google search “Cửa mở rồi vui quá” thì sẽ hiện ra trang Phay Van, và anh có thể vào nhà được. Đơn giản lắm anh ạ. Ở cột bên phải, Nguyệt Mai cũng thấy Phay chỉ cách vượt tường lửa, anh thử áp dụng xem.

      • Lãng Tử
        22/06/2012 lúc 15:16

        Chào cô Nguyệt Mai,
        Vâng, cám ơn cô hỏi thăm, tôi vẫn khoẻ bình thường cô ạ, có điều hơi bận một chút nên dạo này ít vào nhà cô Phay Van thường xuyên chơi được.
        Vâng, cách gõ google “cửa mở rồi, vui quá!” để vào trang nhà cô Phay Van cũng gọn và nhanh, như cách trước đây tôi hay gõ “Phay Van” để vào.
        Vào đọc, thấy nhiều entries thú vị và mọi người trò chuyện trao đổi vui vẻ, nhất là các cháu sv “nhóm kiến” có những comments hay hay, thấy vui và mừng cho trang nhà cô Phay Van lắm…
        Chúc cô Mai cùng gia đình luôn dồi dào sức khoẻ và an lành nhé.

      • Lãng Tử
        22/06/2012 lúc 15:43

        Phay Van: Mình thật sự “dốt” cái khoản này cô Phay Van à, nên “leo trèo” chắc không xong! Thôi thì cứ theo cách gọn, đơn giản mà cô đã chỉ vậy, gõ google: “Cửa mở rồi, vui quá!” cũng vào…”ngọt”…lắm cô Phay Van ơi!

        À, Phay Van này!
        Lãng Tử tôi thật tình xin lỗi làm phiền…nhờ cô một việc, được chứ, vì thấy cô rất giỏi vấn đề kỷ thuật vi tính này.
        Đó là, nếu không phiền, cô có thể dẫn thêm link của blog “Bs Hồ Hải”, vào trong cái khung “blogs” ở trang nhà của cô, được chứ?
        Thật tình, mỗi khi vào mạng, blog này cũng là một trong những trang tôi cũng hay vào đọc, nhưng bây giờ có sự cố “ngăn chận”, thì “khả năng” và “sức” của tôi không thể nào “leo trèo” vào nhà bác này được!
        Thành thật cám ơn Phay Van trước.

        Còn nếu không được cũng không sao, tôi hiểu, không có gì đâu cô Phay Van!
        Vui cô nhé…

      • 22/06/2012 lúc 15:57

        Bác Lãng Tử: Dạ, em đã thêm link của blog Bs. Hồ Hải. Xin bác mở thử xem sao nhé. Có gì trục trặc xin cho em biết. Cảm ơn bác.

      • Lãng Tử
        22/06/2012 lúc 20:33

        Cám ơn Phay Van thật nhiều, đã nhiệt thành giúp với cái đề nghị đường đột của Lãng Tử tôi nhé.
        Nhưng, sao tôi click 2 links, mỗi link 5 lần…và đến giờ này vẫn chưa vào được Phay Van à!
        Làm phiền thời gian của cô, thật tình…ngại quá…!
        Lần nữa cám ơn cô nhé…

      • Lãng Tử
        23/06/2012 lúc 10:07

        “Không có phiền chi cả. Em rất vui với đề nghị của bác”

        Phay Van thật đáng mến, rất cảm kích và cám ơn cô!

        Giờ này 9h45, Tôi đã thử vào lại 2 links “Bs Hồ Hải”, cũng như click vào tất cả blogs trong khung “blogs” cô dẫn, tất cả blogs đều vào được, chỉ trừ:
        – 2 links blog “Bs Hồ Hải”
        – và…link blog “Hoàng Yến”

        Sao thế nhỉ?!
        À, tôi dùng máy tính để bàn và thuê bao mạng VNPT của bưu điện, Phay Van à….

      • Lãng Tử
        23/06/2012 lúc 10:49

        Luôn tiện, tôi cũng thử click vào 2 khung links “Báo Chí” và “Khác” trong trang nhà của cô, tất cả links đều vào được, chỉ trừ link:
        – “Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam”…là không vào được?!

      • Trần thị Bảo Vân
        23/06/2012 lúc 12:28

        Chị Năm: Đọc các còm của chị và bác Lãng Tử trao đổi, Út cũng thử vào 5 links “Bs Hồ Hải” và link “Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam”, ngay giờ phút này 12h25…cũng không vào được chị Năm à…

        Come on! Come on!…Chị Năm ơi…..!!!!! hihi…

    • Mai
      22/06/2012 lúc 18:55

      Cám ơn anh Lãng Tử về lời chúc.
      Nguyệt Mai cũng chúc anh và gia đình một cuối tuần thật vui vẻ, anh nhé!

      • Lãng Tử
        22/06/2012 lúc 20:39

        Vâng, cô Mai,
        Cũng chúc cuối tuần vui vẻ đến tất cả mọi người trong ngôi nhà Phay Van đáng yêu này…

  4. Đinh Thành
    20/06/2012 lúc 20:15

    “Kỷ niệm 19 năm ngày giỗ 20 tháng 6 năm 1993 – 20 tháng 6 năm 2012
    NGUYỄN GIA TRÍ : Người họa sĩ đã nhìn ra cái khả năng kỳ diệu của sơn mài”

    Đọc bài xong.
    Xin được góp thắp một nén hương trong entry này nhân ngày giỗ của ông: một hoạ sĩ tài hoa của VN.

    • 21/06/2012 lúc 16:08

      Bác Đinh Thành: Dạ, cảm ơn họa sĩ Đinh Cường về bài viết này nhân ngày giỗ họa sĩ NGUYỄN GIA TRÍ, như lời nhắc nhở mọi người.

  5. Phạm Sơn
    20/06/2012 lúc 21:04

    Tôi nhớ có đọc được một đoạn này…

    – “Sài Gòn sau năm 1975, ai cũng biết rõ: ông đã dứt khoát đóng cửa, lạnh nhạt không tiếp những nhân vật lãnh đạo văn hóa nghệ thuật từ Hà Nội vào, ghé đến thăm viếng.”
    ( Trích bài… – “Một chân dung lớn của nền Mỹ Thuật VN thế kỷ XX ” – của Huỳnh Hữu Uỷ )

    Tôi rất tâm đắc khi gặp đọc đoạn trên của tác giả Huỳnh Hữu Ý, khi nói về nhân cách và thái độ của Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí với “chính quyền mới”…mà ông cùng gia đình đã từng…”vượt thoát được”…từ năm 1954!

  6. 21/06/2012 lúc 09:49

    Gia đình mình hiện đang lưu giữ hai bức tranh của cụ Trí, một bức cụ Trí vẽ Hòa Thượng thích Quảng Đức tự thiêu và một bức “Hồn Thêng”, Chú mình biết hôm qua là giỗ của cụ Trí, chú ấy rất muốn đến nhà cụ Trí để thắp nhang cho cụ, nhưng rất tiếc không biết được gia đình cụ Trí hiện ở địa chỉ nào? buồn lắm.

    • Mai
      21/06/2012 lúc 10:54

      Bạn Trúc Hà,
      Xin chia sẻ nỗi buồn với bạn. Mình cũng không biết địa chỉ nhà cụ nên không giúp bạn được. Gia đình bạn thật may mắn lưu giữ được hai bức tranh rất quý của họa sĩ. Ước gì bạn có thể chụp post lên cho các bạn trang Phay Van được xem.

  7. Trần thị Bảo Vân
    21/06/2012 lúc 21:20

    Hù.ù..ù..!!!! Mệt quá chị Ba, chị Năm ơi!!!!!
    Thi xong, nghỉ hè, nhưng nhóm kiến tụi em “có việc”, khiến…bận túi bụi luôn đó!
    Vì vậy lỡ có..”lơ lơ”…vào chơi, thì chị Năm cũng thông cảm cho tụi em nghen!

    P/s: “Ông” Tín ròm lại tranh thủ…dzọt về nhà, không biết có vào sớm không biết?

    • Trần thị Bảo Vân
      23/06/2012 lúc 12:02

      Chị Năm: Dạ, Út chưa về nghỉ hè thăm nhà lúc này được chị Năm, vì cả nhóm kiến “có việc” phải làm xong trong khoảng 20 ngày chị Năm à!
      Hơn nữa, Ba Má Út vừa rồi có việc vào Saigon, và có ghé thăm Út 2 ngày!…hihihihi…

  8. 22/06/2012 lúc 09:54

    Mình muốn post 2 hình lên để mọi người thưởng thức, nhưng không biết cách, có ai chỉ dum mình với!

    • Phạm Hoàng Trọng
      22/06/2012 lúc 10:46

      Thật là thú vị! Xin được cám ơn bác Trúc Hà trước.
      Mong cô trang chủ blog, hoặc những bác nào biết cách, hầu giúp bác Trúc Hà…khâu kỷ thuật này, để mọi người có dịp thưởng thức.

      • Lãng Tử
        22/06/2012 lúc 15:49

        Cám ơn bạn Trúc Hà.
        Vậy là mọi người có dịp chiêm ngưỡng thêm 2 hoạ phẩm của ông!

      • 22/06/2012 lúc 15:58

        Bác Phạm Hoàng Trọng: Dạ, em đã thêm tranh vào cuối bài viết của họa sĩ Đinh Cường.

    • Mai
      22/06/2012 lúc 18:28

      Cám ơn Trúc Hà rất nhiều đã chia sẻ những bức tranh quý này.
      Khi nào rảnh, bạn ghé vô nhà Phay trao đổi, trò chuyện cho vui, bạn nhé!

    • Trần thị Bảo Vân
      23/06/2012 lúc 12:20

      Bác Trúc Hà ơi!
      Rất cám ơn bác đã rất nhiệt tình và rất hào phóng post lên chia sẻ trình làng 2 bức tranh quý của hoạ sĩ NGT thuộc tài sản sỡ hữu của gia đình bác, để mọi người có dịp thưởng lãm.

      Vậy, con xin lỗi trước, nếu không có gì ngại, con xin phép được hỏi thêm một vài chi tiết tế nhị về 2 bức tranh này, được không ạ? đó là:

      1/ Hoạ sĩ NGT sáng tác 2 hoạ phẩm này vào năm nào?
      2/ Hai hoạ phẩm này được gia đình bác mua từ một cuộc triễn lãm tranh, hay là đặt cho hoạ sĩ vẽ ạ? và thật sự 2 bức tranh trên thuộc tài sản sỡ hữu của gia đình bác vào năm nào ạ?

      Rất cám ơn bác, nếu con được bác ưu ái vui vẻ hồi âm ạ…

      • Nguyễn Tuấn Anh
        23/06/2012 lúc 21:35

        Em cũng cám ơn bác Trúc Hà đã chia sẻ post lên 2 bức tranh của Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí cho cả nhà cùng xem.
        Và cũng mong muốn bác ấy hồi đáp những ý mà bạn BV…đã hỏi!

      • Nguyễn Tuấn Anh
        24/06/2012 lúc 23:52

        Nhờ chị réo thật…”bự”.. và…”lãnh lót”..hihihihi…, mà bác Trúc Hà…xuất hiện hồi đáp đó!
        Công đầu…thuộc chị Năm…

  9. Phạm Hoàng Trọng
    22/06/2012 lúc 10:43

    – “Những năm 1980, Việt kiều về nước săn tìm mua tranh Nguyễn Gia Trí, một thời gian sau có lệnh cấm của chính quyền, tranh Nguyễn Gia Trí được liệt vào hàng tài sản quốc gia (nhưng nhờ hối lộ vẫn đem đi được bằng nhiều cách).”

    Đọc đoạn này mà cứ muốn buột miệng để…”chửi thề” cái bọn ngu xuẩn “đỉnh cao trí tuệ” “ba que xỏ lá”…”làm văn hoá”, miệng chúng cứ ra rả nào là…”bảo tồn văn hoá”, nào là… “đậm đà bản sắc dân tộc”…! ( Xin lỗi quý vị trên diễn đàn này, vì cái “bức xúc” này của tôi nhé! )
    Chẳng qua là chúng “xỏ lá” , dùng thủ đoạn giả vờ “nghiêm cấm”…để thuộc cấp làm khó dễ người mua, lấy hối lộ rồi ăn chia cùng nhau thôi; chứ thật tình chúng có màng gì đến…”bảo tồn bảo tiếc”…những di sản văn hoá “tàn dư phản động”…của người miền Nam VN đâu!

    Nhưng nói đi rồi nói lại, cũng nhờ cái thủ đoạn “xỏ lá” ấy, mà ngày nay trên khắp thế giới, người yêu thưởng ngoạn hội hoạ mới có dịp hoặc cơ hội để chiêm ngưỡng những tác phẩm của một hoạ sĩ tài năng bậc thầy: Hoạ sĩ NGUYỄN GIA TRÍ!

    Xin được góp thắp nén nhang tưởng nhớ, nhân ngày giỗ của ông.

    • 22/06/2012 lúc 16:01

      Bác Phạm Hoàng Trọng: Nhờ cái bọn “đạo đức giả” ấy mà tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã có mặt nhiều nơi trên thế giới.
      (Cũng như mặt trái của biến cố 30.04.1975 vậy, bác nhỉ.)

    • dtg
      24/06/2012 lúc 10:20

      Đọc , tự dưng nhớ đến Điềm Phùng Thị

      http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/diem-phung-thi-khong-sao-dau-em-van-dep-nhu-thuong
      +
      trích từ 1 diễn đàn :
      “rất buồn là tác giả Điềm Phùng Thị nổi danh thế giới, nhưng có lẽ đánh giá của quê hương đối Với bà còn hời hợt. Bằng chứng là bản đồ du lịch Huế tôi mua, ấn phẩm năm 2008, không hề có tên Bảo tàng của bà, mặc dù có một số bảo tàng khác (tôi nghĩ ít có khách muốn đến thăm) lại có tên. Khi đến bảo tàng Điềm Phùng Thị,ta có thể thấY sổ lưu niệm có rất nhiều khách quốc tế ghi cảm tưởng, chứng tỏ nghệ thuật của bà cuốn hút công chúng thế nào.”

      ——————————————————————————————
      2002 tôi có về lại Huế, và ghé thăm “bảo tàng” Điềm Phùng Thi.
      (Tôi đã thấy hình các tác phẩm của bà từ những năm 80 và rất thích)
      Vắng tanh, chỉ có mình và thằng bạn , không thấy có người tiếp khách/bảo vệ( không để ý có gắn camera không, chắc là không ). Nhìn vào trong “kho” thấy sách in bìa cứng bị mưa giột , hư cả…phía sau nhà cũng hoang tàng…
      Thấy buồn, và tiếc.
      Sau khi xem xong, muốn hỏi mua sách mới có 1 anh chạy ra bán( giá không rẻ , mà lại để hư, ố vàng cả ! )
      Bài báo trên, thấy viết 2008, cũng nói y như vậy về cái nhà kho…???!!!!! không chừng còn tệ hơn 6 năm trước ??
      Chẳng hiểu bây giờ ra sao nữa.

      Gia tài nghệ thuật 1 đời trao lại cho quê hương
      nhưng tôi cứ băn khoăn
      vì thấy tận mắt, là trao lầm ” ! ”

      Chỉ biết thở dài

      • Nguyễn Tuấn Anh
        25/06/2012 lúc 00:10

        Anh dtg ơi, cho phép em đường đột có một đề nghị nhỏ này với riêng anh nha, đó là:

        – Với con mắt nhà nghề của một Kiến trúc sư, và con mắt của một nghệ sĩ gấp giấy Origami đầy nội tâm tài hoa như anh, thì anh có thể chọn một vài tác phẩm điêu khắc nghệ thuật tiêu biểu phong cách sáng tác của Điêu khắc gia Điềm Phùng Thị, cùng một vài lời bình của riêng anh cảm nhận…post lên giới thiệu ở entry này…cho mọi người chiêm ngưỡng, thưởng thức…được không anh?

        Rất háo hức mọng được anh ưu ái vui vẻ đồng ý ạ.
        Em xin được rất cám ơn anh dtg trước.

      • Mai
        25/06/2012 lúc 10:19

        Cám ơn Giang đã chia sẻ về một họa sĩ tài hoa khác của VN.
        Đọc những giòng này nghe sao buồn quá:

        Tôi cũng đọc một tài liệu khác nói rằng, vẫn còn khoảng 50% tác phẩm nghệ thuật của bà đang nằm im trong kho. Chưa đến được với công chúng đã đành, hàng trăm tác phẩm chất chồng lên nhau trong những bao hàng, nồng nặc mùi ẩm mốc, phủ đầy bụi và mạng nhện; trong căn phòng nhỏ không điện, không quạt, không điều hoà. Hầu hết các tác phẩm làm bằng những chất liệu dễ hỏng như giấy, vải, đất, gỗ… Các bức tranh không có khung bảo vệ, toan vải ngả màu, ố vàng.

        Nghệ thuật của bà là một tài sản quý giá, không phải để bị “nhốt” và hư hỏng dần trong kho. Đó sẽ mãi là một nỗi nuối tiếc khôn nguôi.

        Đã có bao người “trao lầm” gia tài nghệ thuật một đời của mình, Giang nhỉ?

    • dtg
      26/06/2012 lúc 09:57

      @ T.Anh : tôi cũng chỉ là một người xem tượng của bà, và cảm. Vậy thôi. Mới gởi cô Mai và chị Phay ít hình + 3 xu.

      cô Mai : Điềm Phùng Thị có vẽ, nhưng bà được biết đến như một nhà điêu khắc tài hoa hơn là một họa sĩ.
      bài sau đây cũng rất thú vị
      http://vietbao.vn/Van-hoa/Diem-Phung-Thi-em-toi/20004065/181/
      —————————————————————————————————————–
      Có lẽ chỉ có các nhà sưu tập cá nhân (ở VN hay nước ngoài ) là giữ gìn các tác phẩm. Nhà nước, chính quyền VN , như trường hợp DPT , không biết trân quý , giữ gìn . Mà không chỉ tranh, tượng thôi đâu.
      Vào Đại nội Huế giờ phải trả tiền , và nhìn họ “phục chế”, “bảo tồn” mà thấy sợ- thà để rêu phong còn xem hay hơn là sơn vàng sơn đỏ với nhiều họa tiết rất kém.

      Quay lại với sưu tập tranh tượng VN, ở nước ngoài có nhiều tác phẩm quí , nhưng người sưu tập phần lớn tuổi cao , không biết đến đời con cháu thì sao, có biết giá trị các tác phẩm đó không. Ở VN có lẽ cũng vậy. Mà có lòng “trao lại” cho quê hương thì chẳng ai muốn , thà để cho bảo tàng ngoại quốc nếu được nhận còn hơn. Không thì đem bán lại cho người sưu tập khác.

      Vì vậy, tương lai của một bảo tàng nghệ thuật VN thật sự vẫn chỉ là một giấc mơ. Buồn.

      Tuấn Anh và các anh chị nếu thích thì có thể tìm xem thêm về nữ điêu khắc gia tài hoa này.
      Ở đây, chỉ xin đưa lên 1 vài hình tác phẩm cùng vài cảm nhận (3 xu ) ngắn gọn.
      Khi xem tác phẩm, tôi “cảm” nhiều hơn “nghĩ”, nên hỏi “tại sao…” không dễ trả lời.

      Những tác phẩm đầu của DPT là những tác phẩm mang phong cách cổ điển tả thực.
      “Chân dung một người bạn” -1961 rất có hồn.

      Sau đó bà tìm tòi thêm, đơn giản hóa hình khối, giai đoạn này tôi thích loạt các em bé và Mẹ con.
      Đơn giản,
      hồn nhiên,
      thô mộc,
      gần gũi.
      gợi nhớ 1 chút Brancusi( nhà điêu khắc tôi yêu thích )

      Tên tuổi bà gắn liền với những tác phẩm trong giai đoạn kế tiếp , sau khi bà sáng tạo ra 7 “mẫu tự” tạo nên “ngôn ngữ Điềm Phùng Thị”.

      7, nhưng rất nhiều
      Tây, nhưng vẫn rất Đông
      vẫn hồn nhiên
      và sâu lắng

      1994 – Em bé
      (so sánh với Em bé -1970
      Khác
      Nhưng vẫn hồn nhiên )

      .

      Cuối đời,càng gọt dũa, đơn giản hơn
      thoảng hương Thiền

      Mộ 2 vợ chồng bà là 1 tác phẩm đẹp.
      đơn giản,
      2 “mẫu tự” nối thành 1 vòng
      tròn đầy

      người,
      bước qua cổng hư vô

      • 26/06/2012 lúc 15:53

        Anh Đinh Trường Giang: Nguyên nhân có lẽ tại những người được giao trách nhiệm bảo tồn bảo tàng thì không có lòng với nghệ thuật. Khó mà có được một cụ Vương Hồng Sển thứ hai, trong cái xã hội VN hiện nay.

      • Mai
        26/06/2012 lúc 18:06

        Cám ơn Giang đã giới thiệu bài viết. Đọc bài của bà Phùng thị Đậu viết về em gái Phùng thị Cúc thuở nhỏ rất thú vị. Từ đó, tìm thêm ra được link này cũng hay lắm:
        http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=6614

      • Võ Trung Tín
        26/06/2012 lúc 22:44

        Nhân anh dtg và các chị nói chuyện trao đổi về điêu khắc, ròm em mạn phép chia sẻ một chút thông tin này về điêu khắc…của tác giả Trùng Dương…

        – “…Lần đầu nhìn thấy hình pho tượng mang tựa đề “Pregnant Woman” (Người đàn bà mang thai), do điêu khắc gia Ron Mueck, gốc Úc hiện định cư tại Luân Đôn, tôi không khỏi sững sờ, ngây ngất, vì tính cách hiện thực tới độ gần như siêu thực, và đề tài độc đáo: phơi bầy một cách không dấu diếm, mà vẫn nói lên được tính chất mong manh, mệt nhọc song dịu dàng của một người đàn bà mang bầu khỏa thân đứng cao lớn hơn người thật, hai tay vắt chéo trên đầu như để thêm sức đỡ cho cái bụng bầu to tướng tròn vo, khuôn mặt hơi cúi nét mệt mỏi, đôi mắt nhắm, cặp môi hé, những lọn tóc lòa xoà trên làn da mịn lấm tấm mồ hôi.

        Nói chung, những tác phẩm điêu khắc của Ron Mueck có cái lớn hơn người thật, có cái nhỏ hơn, không có cái nào bằng người thật. Nhưng lớn hay nhỏ thì bức tượng nào cũng được Mueck chăm sóc từ sợi tóc, cái lông nheo, lỗ chân lông, hết sức tỉ mỉ tinh vi, sống động và hiện thực có lẽ hơn cả… thực tại, với những đề tài của đời sống quanh ta mà nhiều khi chính ta tuy có hoặc tưởng là đã thấy đấy song thực sự chưa thực thấy.

        Vài trong số những tác phẩm điêu khắc của Ron Mueck, với nội dung bao gồm những đề tài muôn thuở, về sinh, lão, bệnh, tử, như: Một đứa bé gái vừa lọt lòng mẹ to lớn, gấp cỡ chục lần một hài nhi bằng người thật, cuống rốn còn nguyên chưa cắt lòng thòng, máu me từ bụng mẹ vẫn còn vương trên da thịt (“A girl”). Hai bà già nhỏ hơn người thật đứng đối diện nhau nhưng cùng nhìn vào một đối tượng nào đó với cái nhìn soi bói mà người xem không thể biết câu chuyện họ đang trao đổi là cái gì nhưng vẫn không khỏi tò mò thắc mắc (“Two women”). Một phụ nữ, to gấp mấy lần người thật, nằm trên giường nét mặt còn vương giấc ngủ ánh mắt bâng khuâng như cố nhớ lại giấc mơ vừa trải qua, hay bị bệnh nằm một chỗ nghĩ tới bao việc phải làm? (“In bed”). Một người đàn ông mập mạp, to gấp đôi người thật, trần truồng ngồi thu lu trong một góc phòng triển lãm, nét mặt khắc khoải, vẻ cô độc (“Big man”). Một cậu bé ngoại khổ khom người ngồi xổm, nửa khuôn mặt khuất sau cánh tay tì trên đầu gối, mắt hé dòm ra ngoài (“Crouching boy”). Và nhỏ hơn người thật là pho tượng một người đàn ông nằm chết trần truồng, nhỏ nhoi, vô nghĩa, tựa là “Dead Dad”, trên một phiến hình chữ nhật mầu trắng trống trải. Tác phẩm sau cùng này, được hoàn tất vào năm 1996, bằng chất silicone và mầu acrylic, cũng chính là tác phẩm đã đưa tên tuổi của Mueck vào giòng nghệ thuật tạo hình chính thống. Hình ảnh của những tác phẩm vừa kể trên có thể tìm thấy tại Web site này:

        http://www.canada.com/cityguides/ottawa/galleries/ron_mueck.html?g=0, ….. “

      • Võ Trung Tín
        26/06/2012 lúc 22:53

        Hình ảnh của những tác phẩm vừa kể trên có thể tìm thấy tại Web site này:

        http://www.canada.com/cityguides/ottawa/galleries/ron_mueck.html?g=0,

        Ron Mueck sinh năm 1958 tại Melbourne, Úc. Bố mẹ gốc Đức, hành nghề làm đồ chơi, sang định cư tại Úc. Lớn lên trong bối cảnh đó, Mueck học nặn tượng lấy, không qua một trường đào tạo mỹ thuật nào. Vào giữa thập niên 1980, ông sang Los Angeles làm hình nộm và special effects cho chương trình The Muppets và phim “Labyrinth” của Jim Hensen. Sau đó ông sang định cư tại Luân Đôn, mở một công ty riêng chuyên sản xuất hình nộm cung cấp cho các hãng làm làm phim quảng cáo cần người nộm. Ông được gìới yêu chuộng nghệ thuật biết tới khi triển lãm bức tượng “Dead Dad”, dựa vào hình ảnh cái xác chết của chính bố ông, trong cuộc triển lãm lưu động chung, “Sensation: Young British Artists from the Saatchi Collection”, với các nghệ sĩ trẻ Anh vào năm 1997. Sau đó ông dành toàn thời cho việc sáng tạo.

      • dtg
        26/06/2012 lúc 23:00

        cám ơn chi Phay và cô Mai đưa giúp hình lên.

        đúng ra cái “còm” trên dừng ở ngôi mộ

        hình cuối gởi e-mail sau vốn không có trong “còm”, nhưng không sao.
        tựa của tác phẩm đó là “Ông Quan” :), đúng ra để ở phần trên( lắp ghép = những “mẫu tự” )

        đọc về bà DPT lúc nhỏ cũng thấy được những ký ức tuổi thơ vẫn luôn theo bà và phảng phất trong 1 số tác phẩm
        ——————————————————————

        Người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước thì hoặc không có lòng với nghệ thuật, hoặc không có kiến thức.
        Tài chính cũng góp phần quan trọng. Ví dụ như các bảo tàng phải có máy điều hòa, kiểm tra được độ ẩm và nhiệt độ…

      • 28/06/2012 lúc 10:46

        Dạ, cảm ơn anh Đinh Trường Giang. Vì là kẻ “ngoại đạo” nên thấy dư ra cái hình “Ông Quan”, chẳng biết để vào đâu đành cho tạm vào cuối bài. May là anh đã nhắc nhở.

      • Nguyễn Tuấn Anh
        27/06/2012 lúc 12:33

        Anh dtg kính: dạ, em cám ơn anh đã gởi ảnh những tác phẩm điêu khắc của bà cho cả nhà cùng xem, kèm những dòng cảm nhận thật ngắn gọn nhưng đầy súc tích ạ.
        Em rất thú vị với cảm nhận súc tích, bàng bạc chất thơ…này của anh”

        – ” 7, nhưng rất nhiều
        Tây, nhưng vẫn rất Đông
        vẫn hồn nhiên
        và sâu lắng. ”

        Rất mong anh vào chơi thường xuyên, còm nhiều nhiều, để tụi em…”học lóm”…ạ! hihihihii..
        Em kính chúc anh luôn vui khoẻ, anh dtg…nghen…

  10. Nguyễn Tuấn Anh
    23/06/2012 lúc 21:29

    Phay Van :Tuấn Anh và nhóm kiến giỏi mà.

    Tào Tháo Tín ròm “thường hay” nói…”Chị Năm khen…cho nó chết”…đó! hihihihihi…

    Chị Năm ơi, tụi em còn phải cố gắng học hỏi rất rất nhiều..nữa mà chị Năm!

    P/s: À, chị Năm đọc Lolita qua bản dịch của dịch “giả” Dương Tường chưa?
    Link đây chị Năm:

    Link đến ebook bản dịch Lolita:
    http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=49059

    • Nguyễn Tuấn Anh
      24/06/2012 lúc 23:42

      Nhiều lúc em cũng rất…ngạc nhiên…với tính cách của chị đó, chị Năm!

  11. Trần thị Bảo vân
    24/06/2012 lúc 11:33

    Chị Năm ơi…!!!!! Cấp cứu…!!!! Cấp cứu…!!!!!
    Nhà chị đang bị…”quỷ đỏ”…”Oánh”… nữa kìa!
    Út tranh thủ ghé vào một chút, nhưng 2 links vào được mấy ngày vừa rồi là:
    – “Cửa mở rồi, vui quá!”
    – “Em ngươi đâu?”
    Nhưng hiện giờ này đang bị chận lại nữa rồi đó, chị Năm phải kiểm tra cập nhật links thường xuyên để các bác các anh chị có thể dễ dàng dzô nhà chị chơi…đó nghen!

    P/s: Út “trèo” bằng link này nè:
    https://123hoang.wordpress.com/cam-li-nguyễn-thị-mỹ-thanh/

    Thôi, Út đang bận túi bụi, tranh thủ ghé một chút…báo động, thôi nghen…

    • Trần thị Bảo Vân
      25/06/2012 lúc 22:26

      Hôm nay giờ này – 22h20 -, Út thử gõ Google cũng không vào được 2 trang đó!?
      Út “trèo” theo cái link hôm qua đây!

  12. 24/06/2012 lúc 16:41

    Trần Thị Bảo Vân: mấy ngày mình không lên mạng nên không đọc tin nhắn của ban, cám ơn bạn đã quan tâm về 2 bức tranh.
    – Thời điểm sáng tác của 2 bức tranh: cùng thời điểm ngay sau khi chứng kiến khoảnh khắc Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963.
    – Nguồn gốc của bức tranh: sau 75 người bạn thân của chú mình vượt biên không mang theo 2 bức tranh được nên nhượng lại cho chú mình, bởi vì chú mình cũng là một người rất đam mê tranh của cụ Trí và đã gìn giữ cẩn thận 2 bức tranh đến ngày hôm nay xem như là bảo vật trong nhà.

    • Nguyễn Tuấn Anh
      24/06/2012 lúc 23:47

      Cũng là một trong những người…tò mò và háo hức chờ đợi bác Trúc Hà ưu ái trả lời những ý hỏi của bạn Bảo Vân, vì vậy, em cũng thành thật cám ơn bác Trúc Hà đã có còm hồi đáp những thông tin thú vị về 2 bức tranh ạ.

    • 25/06/2012 lúc 13:16

      Cảm ơn bạn Trúc Hà đã cho biết thêm thông tin về hai bức tranh quý giá này.

    • Trần thị Bảo Vân
      25/06/2012 lúc 22:22

      Bác Trúc Hà: Dạ, Bảo Vân xin được kính chào bác.
      Cám ơn bác rất nhiều vì đã dành thời gian vào mạng, và vui vẻ hồi âm cho những câu hỏi tò mò của Bảo Vân.
      Bảo Vân đã thoả mãn với những ý trả lời của bác về 2 bức tranh của gia đình bác rồi ạ.

      Kính chúc bác cùng gia đình luôn vui khoẻ, và rất mong bác dành thời gian vào trang nhà chị Năm chơi để cùng các bác các anh chị ở đây trò chuyện trao đổi…cho vui ạ.

  13. Nguyễn Tuấn Anh
    24/06/2012 lúc 23:39

    Phay Van :Thi xong rồi hở Tuấn Anh? Em không về thăm nhà cùng đợt với Tín ròm sao?

    Chị Năm: Dạ, cả nhóm có nhận một “nhiệm vụ mới” do BV làm nhóm trưởng chị Năm à!
    Tín ròm sở dĩ kết hợp về thăm nhà, là cũng đi làm “nhiệm vụ nặng nề”, đó là thu thập tài liệu mà BV và cả nhóm phân công đó chị, ngày mai Tín ròm nó vào lại Saigon…chị ơi.

    • 25/06/2012 lúc 13:14

      Thế sao? Tuấn Anh nhớ nhắc Tín ròm để phần “quà” Bình Thuận cho chị (Năm) với nhé.

      • Võ Trung Tín
        26/06/2012 lúc 22:57

        Phay Van :Thế sao? Tuấn Anh nhớ nhắc Tín ròm để phần “quà” Bình Thuận cho chị (Năm) với nhé.

        Chị Năm có dám ăn…”Dông”…đặc sản của Bình Thuận, quê hương của ròm em và Tuấn Anh…hông?! hihihihihi…

  14. Trần thị Bảo Vân
    25/06/2012 lúc 22:30

    Phay Van :Bảo Vân: Theo còm trên đây thì… em cũng nên xưng “con” với… hihi, chị (Năm)

    Ủa…! Là sao chị Năm?!
    “Chị” và “bác” Trúc Hà là…thế nào?!

  15. Trần thị Bảo Vân
    25/06/2012 lúc 22:35

    Phay Van :Bảo Vân: Em được có Ba Má vào thăm, sướng quá.Còn quà không? Chia cho chị (Năm) với

    Chị Năm ơi, cả 2 tuần nay rồi, còn đâu nữa mà còn…dzới bọn “quỷ sứ” sv cùng phòng đói rã họng và…thèm háu ăn như…cọp cái…!!!! hihihihihi…

  16. Lưu Quốc Bình
    02/08/2012 lúc 12:13

    Bài viết hay,mình cũng có một bức tranh ký họa của HS Nguyễn Gia Trí vẽ HS Tô Ngọc Vân năm 1931 tặng Bố mình năm 1976 (sao không đăng hình lên được nhỉ)

    • 03/08/2012 lúc 12:22

      Xin bác Lưu Quốc Bình chụp lại bức tranh đó, rồi email về địa chỉ: phayvan12345@gmail.com, em sẽ tìm cách đưa nó lên bài này luôn, bác nhé.
      Chân thành cảm ơn bác trước.

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: