Em ngươi đâu?
Kính mến tặng Chị Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Sách Sáng Thế (Genesis)- cuốn sách đầu tiên trong bộ Kinh Thánh Cựu Ước- có thuật lại việc này:
Con người ăn ở với E-và, vợ mình. Bà thụ thai và sinh ra Ca-in. Bà nói: “Nhờ Ðức Chúa, tôi đã được một người.” Bà lại sinh ra A-ben, em ông. A-ben làm nghề chăn chiên, còn Ca-in làm nghề cày cấy đất đai. Sau một thời gian, Ca-in lấy hoa màu của đất đai làm lễ vật dâng lên Ðức Chúa. A-ben cũng dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng. Ðức Chúa đoái nhìn đến A-ben và lễ vật của ông, nhưng Ca-in và lễ vật của ông thì Người không đoái nhìn. Ca-in giận lắm, sa sầm nét mặt. Ðức Chúa phán với Ca-in: “Tại sao ngươi giận dữ? Tại sao ngươi sa sầm nét mặt? Nếu ngươi hành động tốt, có phải là ngươi sẽ ngẩng mặt lên không? Nếu ngươi hành động không tốt, thì tội lỗi đang nằm phục ở cửa, nó thèm muốn ngươi; nhưng ngươi phải chế ngự nó.” Ca-in nói với em là A-ben: “Chúng mình ra ngoài đồng đi! ” Và khi hai người đang ở ngoài đồng thì Ca-in xông đến giết A-ben, em mình.
Ðức Chúa phán với Ca-in: “A-ben em ngươi đâu rồi? ” Ca-in thưa: “Con không biết. Con là người giữ em con hay sao? ” Ðức Chúa phán: “Ngươi đã làm gì vậy? Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta! Giờ đây ngươi bị nguyền rủa bởi chính đất đã từng há miệng hút lấy máu em ngươi, do tay ngươi đổ ra. Ngươi có canh tác đất đai, nó cũng không còn cho ngươi hoa màu của nó nữa. Ngươi sẽ lang thang phiêu bạt trên mặt đất.” Ca-in thưa với Ðức Chúa: “Hình phạt dành cho con quá nặng không thể mang nổi. Ðây, hôm nay Ngài xua đuổi con khỏi mặt đất. Con sẽ phải trốn tránh để khỏi giáp mặt Ngài, sẽ phải lang thang phiêu bạt trên mặt đất, và bất cứ ai gặp con sẽ giết con.” Ðức Chúa phán với ông: “Không đâu! Bất cứ ai giết Ca-in sẽ bị trả thù gấp bảy.” Ðức Chúa ghi dấu trên Ca-in, để bất cứ ai gặp ông khỏi giết ông. Ông Ca-in đi xa khuất mặt Ðức Chúa và ở tại xứ Nốt, về phía đông Ê-đen.
(St 4, 1-16, Bản Việt Ngữ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)
Có hai điều đáng suy gẫm nhân đọc lại bản văn Kinh Thánh trên đây, xin phép được chia xẻ:
1. “A-ben em ngươi đâu rồi? “
Chúng ta sống ở đời này là sống là sống cùng nhau, với nhau và liên đới với nhau. Liên đới là một trong những nguyên tắc trong Giáo huấn Xã hội Công Giáo (GHXHCG).
GHXHCG đã khẳng định: tình liên đới chân thực bắt đầu với sự nhìn nhận giá trị bình đẳng của tha nhân, nhưng nó chỉ đạt tới sự viên mãn khi chúng ta thực sự muốn đặt mình phục vụ người khác.
Về điểm này, Chúa Giêsu đã làm gương khi hạ mình rửa chân cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly. Tin Mừng Gioan thuật lại: sau khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu đã ân cần căn dặn họ rằng: “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”. (Ga 13, 14-15)
Thi sĩ Bùi Giáng đã cô đọng ý nghĩa lời trăn trối của Đức Kitô bằng một ngôn ngữ thật nên thơ: “Ngài đã về giữa bụi hồng, rửa chân cho bụi hồng nhân gian, bây giờ Ngài vĩnh biệt nhân gian, Ngài vui lòng vĩnh biệt, và lời chúc phúc tối hậu của Ngài hẳn nhiên là: bụi hồng ở lại hãy tiếp tục rửa chân cho nhau.” (*)
Nói cho dễ hiểu thì phục vụ chính là việc bác ái. Nhìn lại thực tế xã hội VN hiện nay: tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng gia tăng, bạo lực, bất công đầy rẫy. Công bình không có, làm sao nói tới bác ái? Trong các xã hội độc tài thì việc “nhìn nhận giá trị bình đẳng của tha nhân” là điều mà nhà cầm quyền không thể và không hề muốn chấp nhận.
Phần mình, trong môi trường mà Chúa đặt để, tôi đã làm (hay không làm) gì để góp phần cải thiện tình trạng tồi tệ này?
Tới ngày nhắm mắt xuôi tay, Thiên Chúa cũng sẽ hỏi tôi câu này: “Anh, chị, em ngươi đâu?” Tôi sẽ trả lời thế nào nếu trong cuộc đời hiện tại tôi đã ngoảnh mặt làm ngơ không cúi xuống những mảnh đời bất hạnh của anh chị em quanh tôi; hay khi mà tôi còn coi những chuyện bất công người khác gặp phải là chuyện của họ, không dính dáng gì đến tôi.
2. Điều làm cho con người thành vĩ đại (**)
Tiểu thuyết gia người Mỹ John Steinbeck (1902 – 1968) có tác phẩm East of Eden, 1952 (Phía đông vườn địa đàng). Tên và nội dung của tác phẩm được nhà văn lấy cảm hứng từ câu chuyện Kinh Thánh trên đây. Trong tác phẩm East of Eden có ba nhân vật khá đặc biệt là Adam Trask, ông bạn già hàng xóm Samuel Hamilton và Lee- chú đầu bếp người Trung Hoa của gia đình Adam Trask. Ba nhân vật này đã có những buổi bàn luận xoay quanh chủ đề lấy ý từ đoạn Kinh Thánh trên. Đây cũng là cái “lõi” của tác phẩm.
Giả thuyết chung đồng ý rằng Bộ Kinh Thánh Cựu Ước (The Old Testament) được viết và bổ sung vào khoảng thời gian từ năm 1.500 tới năm 500 trước Chúa Giáng Sinh. Đó là một khoảng thời gian khá dài đủ để… “tam sao thất bổn”. Để tìm hiểu cặn kẽ, thấu đáo bản văn, Chú Lee đã bỏ ra hai năm “tầm nguyên”…đi học tiếng Hebrew, là thứ tiếng nguyên thủy mà người Do Thái dùng viết sách này.
Dưới đây là đoạn trích cuộc trò chuyện thú vị giữa Chú Lee và ông Samuel, sau khi Chú Lee đã có câu trả lời cho thắc mắc của họ năm xưa:
– Đã gần tới mười năm, Lee nói. Vâng, càng nghĩ đến chuyện đó, tôi càng thấy thâm thuý. Nhớ lại những nhận định của mỗi người chúng ta, tôi thấy không có gì trái ngược nhau, chỉ có một điểm làm tôi thắc mắc. Đó là đoạn Thượng Đế hỏi Cain tại sao Cain nổi giận?
Theo bản dịch của King James thì như vầy:
“Nếu ngươi làm lành há chẳng ngước mặt lên sao? Còn như chẳng làm lành, thì tội lỗi rình đợi trước cửa thềm ngươi lắm, nhưng ngươi phải quản trị nó.” Chính mấy tiếng “ngươi phải quản trị nó” đã làm tôi thắc mắc, vì mấy tiếng đó rõ ràng là lời khuyên và hứa hẹn Cain sẽ thắng lướt được tội lỗi.
Ông Samuel gật đầu nói:
– Nhưng con cái Ngài đã không làm theo lời dậy của Ngài.
Lee nhấp một ngụm cà phê:
– Nhưng theo bản dịch mới thì câu đó hơi khác: “Ngươi phải kiếm chế nó”. Đây không phải là lời khuyên mà là một mệnh lệnh. Tôi không hiểu nguyên văn của người chép nguyên thuỷ như thế nào.
Lee rót thêm rượu vào mấy chiếc tách xinh xắn, tay anh ta hơi run, anh ta cao giọng:
– Bản dịch mới của Hoa Kỳ thì dùng từ ngữ có ý nghĩa ra lệnh cho con người phải thắng vượt tội lỗi. Bản dịch King James thì lại dùng từ ngữ có nghĩa như một lời hứa ngầm con người chắc chắn sẽ thắng lướt tội lỗi. Nhưng nguyên văn cổ ngữ Do thái dùng tiếng “Timshel” nghĩa là “ngươi có thể” ngầm ý cho một cơ hội chọn lựa.
Tiếng đó vô cùng quan trọng, nó cho thấy con đường vẫn mở rộng cho loài người. Nếu nói “ngươi có thể” thì cũng có thể nói rằng “ngươi có thể không”, ông thấy rõ như vậy chứ? Chính điều đó làm cho con người thành vĩ đại, vì trong sự yếu đuối xấu xa và trong tội ác giết em mình, Cain hoàn toàn tự do chọn lựa. Anh ta có thể chọn đường lối chống nghịch lại tội lỗi và thắng lướt nó.
Giọng Lee đầy vẻ đắc thắng.
Đoạn trò chuyện của Chú Lee trên đây có thể được coi như là thông điệp của tác phẩm East of Eden.
“Cảo thơm lần giở trước đèn”. Tôi đang có hai bản văn trong tay:
1. “The Holy Bible” (bản của King James, nhà xuất bản Thomas Nelson, 1977):
And the Lord said unto Cain, Why art thou wroth? and why is thy countenance fallen?
If thou doest well, shalt thou not be accepted? and if thou doest not well, sin lieth at the door. And unto thee shall be his desire, and thou shalt rule over him.
2. “The Holy Bible- Contemporary English Version, 2003”:
The Lord said to Cain:
What’s wrong with you? Why do you have such an angry look on your face? If you had done the right thing, you would be smiling. But you did the wrong thing, and now sin is waiting to attack you like a lion. Sin wants to destroy you, but don’t let it!
Hoan hô King James. Không phải cái gì mới cũng hoàn hảo hơn cái cũ.
Timshel– Sự tự do làm cho con người trở thành vĩ đại. Vĩ đại tới nỗi con người có thể quay lưng lại phủ nhận Đấng Tạo Hoá.
Hơn bao giờ hết người ta cần quay trở lại với Kinh Thánh để thấy tội lỗi là một vấn đề nghiêm túc đáng suy tư. Toàn bộ cuộc sống con người là một sự dấn thân của riêng bản thân họ vào điều thiện, hay ngược lại vào điều ác. Chọn điều thiện là chọn hướng tăng trưởng trong đời sống luân lý và ngược lại, chọn điều ác là chọn hướng suy thoái. Tội lỗi được nhận diện như là sự lạm dụng tự do- món quà tặng của Thiên Chúa trao ban cho loài người. Tội lỗi để rơi khuôn mặt thật của nó đó là sự hận thù chống lại ý định yêu thương của Thiên Chúa.
Người tội lỗi muốn chứng minh sự độc lập tuyệt đối của mình, họ dùng sự tự do của mình để làm điều ác và làm phương hại khả năng hướng về điều thiện, họ gắn bó cuộc sống của mình vào tình trạng liên đới với sự ác. Người tội lỗi tự do “nói không” với Thiên Chúa, vì thế họ dấn thân vào tình trạng đánh mất Thiên Chúa, và hệ quả tất yếu không tránh khỏi đó là họ trở thành nô lệ cho sự tội.
Công đồng Vatican II đưa ra một khái niệm về tội lỗi như một quá trình bi đát: “Khi con người ít lo tìm điều chân thật và điều thiện, cũng như khi vì thói quen phạm tội, mà lương tâm dần dần trở nên mù quáng” (GS số 16). Khi mà lương tâm hết nhạy bén và trở nên mù loà, khả năng hướng về điều tốt bị bào mòn, kẻ phạm tội trở thành nô lệ cho sự sai lầm. Kết quả là người ta sẽ bước đi trong bóng tối của sự ích kỷ và xấu xa.
Thực trạng nền đạo đức trong xã hội VN ngày nay ở mức khủng hoảng, suy thoái trầm trọng, từ “vua chúa quan quyền” cho đến “thứ dân”. Đây chẳng phải là điều ngụy tạo của “các thế lực thù địch trong và ngoài nước” nhằm “diễn biến hoà bình” như luận điểm của một số “con vẹt”. Cứ nhìn vào các trang báo “công an nhân dân” thì ai cũng rõ.
Cầu xin cho lương tâm của những kẻ “mù loà” được thức tỉnh, để họ thôi ở lì trong tối tăm, thôi là nô lệ cho bóng đêm tội lỗi mà biết hoán cải đời mình để trở thành con cái của Tự Do, con cái của Ánh Sáng. Chúng ta cầu nguyện và hy vọng cho một “Ngày Sẽ Tới”, ngày mà nền Hoà Bình và Công Lý sẽ hiển trị trên quê hương Việt Nam.
—————————————————-
Hình trên là một món quà đặc biệt của Chị Cam Li gởi trong tháng Tư vừa qua. Xin chân thành cảm ơn Chị.
(*) Bùi Giáng, Thi Ca Tư Tưởng, An Tiêm, tái bản lần thứ nhất, Paris, 1998, tr. 13
(**) “vĩ đại” xin được hiểu theo nghĩa thông thường, không dành riêng cho một lãnh tụ được thần thánh hoá như đa số vẫn ngộ nhận.
Wow..! Chị Năm post entry này…căng thẳng thần kinh.. dzữ đó nghen!
Ròm em đọc lướt..đặt cục gạch..xí.. chỗ trước, sẽ “nghiền ngẫm” sau.. chị Năm nghen!
Chị Năm và các bác ơi, cho ròm con thử đặt một câu hỏi…
– Vẫn biết các cặp phạm trù…”xấu-tốt”, “thiện-ác”…luôn tồn tại song hành trong cuộc sống, và thiên hướng của con người là luôn hướng thiện, nhưng tại sao..cái “xấu”, cái “ác” lúc nào cũng…thắng thế..cái “tốt”, cái “thiện”…vậy..?! Chẳng hạn như thực tế hiện tình “đạo đức” của xã hội VN ngày nay..?!
Chị Năm: Ròm em “làm gan” thử..”phản biện” một ý với chị Năm về cái..”nền tảng vô thần”…để học hỏi nghen:
Theo em hiểu, VÔ THẦN là một khái niệm triết học, nó đề cập đến những gì thuộc phạm trù phi khoa học, và mọi việc đều đặt trên nền tảng nền tảng duy lý trí.
Như vậy, theo ý ở còm trên của chị Năm, thì chị Năm cho người cộng sản là..vô thần, đúng không? Ròm em thấy cái mệnh đề này của chị Năm…chưa thuyết phục lắm để trả lời cho ý câu hỏi trong còm trên của ròm em….hihihihi…
Vì, tự trong bản chất và thực tế ở xã hội VN, thì ròm em thấy người cộng sản đâu có..vô thần! hihihihi..
Bằng chứng là họ có xây lăng, đúc tượng thờ “linh hồn” các “thánh tổ” cộng sản của họ là..Marx, Lenin.. Hồ chí Minh…đó chứ!
Ngoài ra trong thực tế cuộc sống, ròm em thấy, chính người trong xã hội cộng sản là người…cúng bái tràn lan… nhiều nhất đấy chứ, bằng chứng là các lễ hội…lu bu…năm nào báo chí cũng làm rùm beng…!
Chị Năm nghĩ thế nào về cái ý.. “phản biện”…tréo ngoe..này của ròm em….hihihihihi…
Như vậy..”vô thần”..không phải là tiền đề nguyên thuỷ cho cái “ác”, cái “xấu”..lộng hành hiện nay, mà THỦ PHẠM chính là cái.. “quái thai cs”, đúng không chị Năm!
Ròm em chấp nhận..cái ý này của chị Năm là…thuyết phục. hihihihi..
Thế, ròm em làm gan..”phản biện” chị một ý nữa coi nào…
Nói theo ý của chị thì..
1/ Người theo Đạo Khổng cũng..”vô thần”…sao?
-Vì, Khổng Tử cũng đã từng nói…” Không hề có ma quỷ thần thánh gì cả!?
2/ Người theo Đạo Phật cũng..”vô thần”…sao?
– Vì cái khái niệm “sinh-tử, luân hồi”?!
Tiếc quá, trình độ kiến thức của ròm em chưa đủ “đô” để vui vui phản biện..với chị Năm, nhằm học hỏi cái.. “lý luận tranh luận”.
Nhưng ròm em cũng còn cứ thấy..vương vướng..với cái khái niệm..”vô thần”!
Bởi ròm em nghĩ, “vô thần” không giới hạn nghĩa trong một phạm vi hẹp là..”không theo một tôn giáo nào thì là..vô thần?! ”
Chẳng hạn, những người chỉ thờ cúng ông bà, tổ tiên…
Em nghĩ vậy, chị Năm biết nhiều, chị Năm..khai triển thêm, cho ròm em bớt..vương vướng đi!
” Khổng Tử có thuyết Chính Danh, chắc em có nghe.”
Phải cái này không chị Năm…
– ” Quân quân, Thần thần. Phụ phụ, Tử tử ”
– ” Quân tử ư kỳ sở bất tri, cái khuyết như dã. Danh bất chính tắc ngôn bất thuận. Ngôn bất thuận tắc sự bất thành. Sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng. Lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng. Hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc. Cố quân tử danh chi tất khả ngôn dã. Ngôn chi tất khả hành dã, quân tử ư kỳ ngôn vô sở cẩu nhi dĩ hỹ ”
hihihihihihi, lâu ngày, ròm em..dzợt “mỏng mỏng”.. múa rìu qua mắt thợ..cho vui vui…, đừng có mắng ròm em đó nghen chị Năm! hihihihi…
Hổng phải.. “lộn tùng phèo”, mà là một…”xã hội ba rọi”, chị Năm ơi!
hihihihi…( ròm em bắt chước cụm từ..”ba rọi”…mà chị Hai và chị Năm..hay dùng; cũng như cụm từ..”lưu manh xhcn” )
Bởi “lộn tùng phèo”..nguyên hàm nghĩa của nó thì.. hiền hiền, không có mang tính chất..”cay độc”!
Còn..”ba rọi” hay “lưu manh xhcn”..thì nó mới đúng cái bản chất của xã hội csvn cầm quyền..”lưu manh” hiện nay!
Nhân loại chiến tranh, giết chóc triền miên.
Biết bao kẻ vì mộng ước điên rồ làm chết biết bao sinh linh ‘
Có một câu đố : Ai đã, trực tiếp hay gián tiếp giêt 1/4 nhân loai
?
Bác Chinook kính: Cho con mạn phép hỏi lại bác, là : Câu đố này của bác sẽ lấy mốc tổng số dân số nhân loại…vào năm nào, để ta có thể tính biết được là…1/4 nhân loại…ạ?!
Một vài con số thống kê mà con có dịp đọc biết:
1/ Mao Trạch Đông: giết khoảng 77 triệu người.
2/ Stalin : giết khoảng 43 triệu người.
3/ Hitler : giết khoảng 13 triệu người.
4/ Pol-Pot : giết khoảng 1,7 triệu người
5/ Đệ nhất thế chiến : chết khoảng 39 triệu người
6/ Đệ nhị thế chiến : chết khoảng 62 triệu người
7/ Đại dịch cúm năm 1918 : chết khoảng 40 triệu người
8/ Cuộc chiến tranh Việt Nam :
– Miền Bắc : khoảng 1,1 triệu người tử trận + 600 ngàn người bị thương
– Miền Nam : khoảng 350 ngàn người tử trận + 1,2 triệu người bị thương
– Hoa Kỳ : khoảng 58.209 người tử trận + 305 ngàn người bị thương.
Có ai giết, và cuộc chiến nào, có số người tử vong…cao hơn nữa không bác?
Kính.
Hi Tuấn Anh.
Mốc tổng số nhân loại là tinh vào thời ky cuộc thảm sát xảy ra.
Bật mí thêm : You’re very close.
Ráng lên
Bác Chinook kính: Thưa bác, con tin chắc “tác giả” mà bác đố là đây rồi: tên đồ tể…Lê-nin!
Ba công cụ giết người tập thể do Lenin sáng tạo là:
1/ Các trại tù lao động khổ sai ở những vùng khí hậu khắc nghiệt (Siberia), ăn uống thiếu thốn, bệnh tật không thuốc men, sức lao động của tù nhân bị vắt cạn. Các trại tù này được thành lập từ năm 1919, giam giữ bất cứ ai chế độ thấy cần phải giam giữ mà không cần phải có bằng cớ về tội phạm.
2/ Giết người tập thể bằng nạn đói do chế độ cs cố tình tạo ra, như là một vũ khí để đạt được những mục tiêu khủng bố chính trị của ông ta. Đây là cách mà người VN gọi là ” Cai trị bằng cách nắm bao tử”.
3/ Hành quyết! Trong thời đại Lenin, cách giết người bằng cách hành quyết đóng vai trò quan trọng hơn là bắt giam để đối tượng chết dần chết mòn trong các trại tù lao động khổ sai. Công an, mật vụ (Cheka)…là lực lượng chính thực hiện việc giết người kiểu này.
Với sự “sáng tạo” 3 công cụ giết người tập thể này, Lenin chính xác là tay đồ tể trực tiếp hoặc gián tiếp đã giết 1/4 nhân loại, phải không bác Chinook?
P/s: Con có đọc thấy một con số thống kê cho biết, KHI CÒN SỐNG Lenin áp dụng 3 công cụ giết người trên, đã làm khoảng 100.000.000 người chết.
( nguồn: http://theblackbook.wordpress.com/2006/11/ )
Sau khi Lenin chết, các quốc gia cs khác đã đem áp dụng triệt để 3 cộng cụ giết người này của Lenin, thì con số người bị chết oan tính đến ngày nay, thì chắc là…kinh khủng hơn nữa!
Đá xoáy…đâu mà..đá xoáy…cs ! Chị Năm toàn nói…oan cho em không…đó nghen!
Em “yêu” các “ông tổ cs” chớ bộ!
Chị Năm không tin hở? Thế thì, bằng chứng đây…
ÔNG LÊ-NIN
Ông Lê-nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam
Cũng vầng trán rộng thênh thang
Y như trán Bác mênh mang đất trời
Cũng đôi mắt đẹp sáng ngời
Y như mắt Bác đang cười với em
Cũng yêu các cháu thiếu niên
Y như tình cảm thiêng liêng Bác Hồ
Ông Lê-nin ở nước Nga
mà em lại thấy rất là Việt Nam.
( ĐẠI BỒI BÚT – TRẦN ĐĂNG KHOA )
hihihihihihi… Em còn yêu ông Sít-ta-lin…nữa đó…! Chị không tin hở…
Thì đây…
ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo ông trắng giữa mây hồng
Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, ông đã…làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi! Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười
Yêu con, yêu nước, yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có Người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có Người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác, một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ ông!
Thương ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời!
( ĐẠI ĐẠI BỒI BÚT – TỐ HỮU
Alexandre Solzenitsyn: ” Khi thấy thằng cs nói láo, ta phải có can đảm đứng lên nói nó nói láo! Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên đi ra không ở lại nghe nó nói láo! Nếu ta không có can đảm đứng lên bỏ đi, ta phải ngồi lại, và ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác “
Dù những tên Tuấn Anh nêu ra đều là những mass murderers có đẳng cấp tính theo số người bị chết.
Nhưng tên kẻ sát hại 1/4 nhân loại nằm ngay trong bai viết của chị Phay Van .
Tên hắn là Ca in , Thời sơ khai đó nhân loại mới chỉ có 4 người : Ca in, Abel và cha mẹ họ.
Có lời khen Tuấn Anh đã tìm tòi và chia sẻ.
It’s not the destination, but the journey that counts
Hihihihi… Chị Năm muốn…có tên trong bản quyền, và…chia nhuận bút…phải hông?! hihihihihi…
Bác Chinook kính:
Wow ! Thông tin đáp án thật là…đầy bất ngờ với con, bác ơi!
Cám ơn bác, con xin tiếp nhận kết quả thông tin kiến thức thú vị này, và cũng kính cám ơn bác đã ưu ái…”khen” con ạ!
Mong bác luôn chia sẻ những thông tin kiến thức thú vị như thế nhiều hơn nữa, để con cũng như các bạn khác học hỏi thêm nhiều…ạ!
Con kính chúc bác cùng gia đình luôn an bình, hạnh phúc.
Kính.
Bác Chinook: Có một kẻ còn làm hư hỏng 1/2 nhân loại nữa cơ 😀
Điều này dễ quá, ai cũng biết nên không nên đố, chi Phay Van a
Chào Phay Van, Khoẻ không cô?
Dạo này tôi hơi bận, nhưng trưa nay sắp xếp vào thăm trang nhà Phay Van một lát đây!
Chà…chà…Entry này Phay Van và cậu Tín ròm…trò chuyện rôm rả nhỉ…!
Chào Tín! Bác tham gia một ý để lý giải cho câu hỏi của cháu nhé:
Trong tư tưởng đạo đức, chúng ta thường quan niệm: cái Tốt, cái Thiện, thì luôn thắng cái Xấu, cái Ác.
Nhưng trong thực tế cuộc sống thì… hơi ngược lại: cái Ác, cái Xấu thường lấn át cái Tốt, cái Thiện! Tại sao thế?
Bởi vì: cái Ác luôn vận dụng toàn lực để thắng mà không bị cản trở của…đạo đức, lương tâm. Còn cái Thiện thì luôn bị cản trở, ngăn chặn của…lương tâm , đạo đức.
Nhà Phân tâm học Sigmund Freud đã lý giải vấn đề trên trong cái nhìn Triết học.
Freud cho rằng: Cá tính con người gồm 3 phần:
1/ Siêu ngã ( tínhThiện )
2/ Bản ngã ( cái Tôi )
3/ Dục vọng ( tính Ác )
Siêu ngã và Dục vọng lúc nào cũng luôn đứng trên đôi vai của Bản ngã, và khi cái Tôi (bản ngã) đối diện với một quyết định, thì Thiện (siêu ngã) và Ác (dục vọng) luôn chiến đấu, ra sức tranh giành ảnh hưởng để tác động thúc đẩy cái Tôi (bản ngã) thực hiện hành vi…
Và như đã nói ở trên, cái Ác thường thường lấn át cái Thiện…vì nó luôn vận dụng toàn lực để thắng mà không bị cản trở của…lương tâm, đạo đức!
Đối chiếu với cái xã hội xhcn Việt Nam phi đạo đức ngày nay, ta thấy lý giải triết học của Freud là đúng hoàn toàn vậy: Một xã hội xhcn không đặt trên một nền tảng đạo đức CHÂN, THIỆN, MỸ , mà chỉ độc tài chuyên chính và đặt quyền lợi của đảng phái mình lên trên quyền lợi của Quốc Gia Dân Tộc, thì cái Ác luôn lấn át cái Thiện…cũng là điều không có gì là khó hiểu vậy!
Thật là cay đắng, xót xa…cho cái nghiệp chướng của Dân tộc Việt Nam thật!
Nhân tiện, cũng xin chia sẻ một bài viết của một tác giả CÁCH ĐÂY 2 NĂM, mà khi gặp đọc lại ta thấy cũng hơi…tức cười, nhưng là cái tức cười đầy…xót xa, ngán ngẫm…đến buồn thiu… cho cái nghiệp của nước Việt vậy!
” THƯA CÁC QUAN PHỤ MẪU !!! – BS HỒ HẢI “
Người ta thường lấy một cái gì đó không ai cầm nắm, sờ mó, nhìn thấy ,…v.v…. để làm gương và hướng người khác theo mình! Kẻ buôn ngoài chợ thì cũng dụ dỗ ( quảng cáo ) cho hàng mình tốt, cao hơn là những công ty,…. cao hơn nữa là những ” lãnh tụ ” ….
Ông Hồ Chí Minh, khởi đầu cũng hứa hẹn những gì đó để dân theo mình , rộng hơn là những tôn giáo , tất cả mọi tôn giáo đều hướng thiện ! tôn giáo chỉ ra cho chúng ta những khiếm khuyết để chúng ta sống tốt hơn,…v.v…. kể cả cộng sản, họ cũng muốn làm cuộc sống tốt hơn lên,…. nhưng – như đã nói, tất cả chỉ là thứ ngoài tầm tay vì cuộc sống là của người trần mắt thịt !
Không thể nói thứ tôn giáo nào hay và tốt hơn tôn giáo nào, chỉ có con người – đó mới là sự sống và chính nó mới là tốt – xấu !
Bác Trà hâm lại kính:
Thưa bác con mạn phép thêm một ý ạ, đó là: Tốt – Xấu, theo con, nó còn tuỳ thuộc vào môi trường mà chúng ta sinh sống, cũng như môi trường giáo dục của gia đình… nữa chứ, phải không bác?
Chẳng thế mà tục ngữ có câu: ” Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng “!
Hay như bà mẹ Chương Thị của thầy Mạnh tử, ba lần dời chuyển chổ ở để con mình không bị nhiễm thói hư tật xấu của môi trường sống xã hội xung quanh.
Bác Trà: Cảm ơn ý kiến của bác.
Để tránh ác và làm điều thiện, người ta cần phải rèn luyện lương tâm. Ngoài cái gọi là “lương tri” (common sense) mà ai cũng có như nhau, thì người ta phải học hỏi, rèn luyện để lương tâm mình ở mức cao hơn ban đầu, để có lương tâm chắc chắn hơn, nhạy bén hơn. Về điểm này thì các tôn giáo giúp người ta rất đắc lực. Còn các thể chế chính trị thì xã hội dân chủ giúp người ta tiến bộ hơn, trái lại các chế độ độc tài (như chế độ CS) thì ngược lại, nó làm thui chột, thậm chí hủy hoại lương tâm con người, hệ quả là tội ác nảy sinh.
Ly thuyết thì rât hay. rất gần nhạu .
Tây có câu ” Words are cheap, deeds are priceless”
Ta lại có câu : Xem trái biết cây . Trái dở thì ta có thể khẳng định cây có vấn đề.
Luật lệ ở nước ta thì có cũng như không. Các môn đồ phụ trách truyền bá tư tưởng thì nói một đàng, làm một nẻo. Chính họ không tin vào những gì họ thuyết giảng thì làm sao họ có thể thuyết phục được ai.
Lương tâm (hay lương tri) chúng ta rất khác nhau, vì nó chịu anh huởng nhiều yếu tố quanh ta. Bản thân tôi, mỗi khi đứng trước một chuyện gì phân vân , tôi nghĩ đến Cha Mẹ tôi.Tôi tự hỏi nếu Ông bà còn sống, se khuyên tôi thế nào.
Sau đó, tôi luôn thanh thản trong quyết định của mình.
Cha mẹ tôi là lương tâm, (hay lương tri) của tôi .
Bác Chinook: Các môn đồ phụ trách truyền bá tư tưởng thì nói một đàng, làm một nẻo. Chính họ không tin vào những gì họ thuyết giảng thì làm sao họ có thể thuyết phục được ai. Điều này đúng lắm, ngay cả trong các tôn giáo, bác ạ. Cho nên ta hãy xét lý thuyết của họ, mà đừng dừng lại ở hành vi cá nhân con người, vì “nhân vô thập toàn”.
Về Lương tâm, em xin phép tóm lược vài ý trong cuốn Thần học Luân Lý (tác giả: Lm. Giuse Nguyễn Đức Quang, Giáo sư môn Thần học Luân lý, ĐCV Saigon, 2005): chúng ta tạm nhìn lương tâm dưới ba chiều kích như sau:
a/ Lương tâm như một khả năng (lương tri, luật tự nhiên): là đặc điểm nơi con người. Đây là khả năng biết và làm những điều tốt, tránh những điều xấu. Khả năng này chưa đủ làm cho ta lựa chọn điều đúng trong mỗi trường hợp đặc thù, cho nên ta cần đến (b)
b/ Lương tâm như một kiến thức luân lý: sự nhận thức xác đáng và lý luận đúng về mặt luân lý. Đây là mục tiêu của tiến trình đào tạo lương tâm, hầu giúp người ta nhìn đúng và nghĩ đúng.
c/ Lương tâm như một phán đoán: đưa người ta đi từ nhận thức, lý luận đến hành động.Phán đoán ở đây rất quan trọng, nó luôn luôn là một phán đoán cho tôi, tôi sẽ dùng tự do của mình để phán đoán.
Câu nói “hãy để lương tâm bạn hướng dẫn” phải được giải thích theo nghĩa của (c). Khi (b) làm tốt công việc chuẩn bị, nó nhường bước cho (c)
(c) ở đây được thực hiện trên nền tảng của sự hiểu biết và tự do của mỗi người.
Vì lương tâm cần được soi sáng và hướng dẫn, nên con người có trách nhiệm đào tạo lương tâm của mình.
Chị Năm ơi!
Theo link chị cho, em có vào đọc bài “Ngày Sẽ Tới” của chị Cam Li.
Em thấy có một sơ sót “thiếu” nhỏ trong khâu gõ phím thì phải? (như em đã từng nói, khi đọc Văn của chị Cam Li em rất chú ý chính tả…để học hỏi ) , vậy chị Năm nhắn chị Cam Li gõ thêm vào cho hoàn chỉnh câu văn đi, vì qua đọc Văn của chị Cam Li, em cảm nhận chị Cam Li là người rất cẩn trọng khi viết.
Đó là câu văn ở dòng thứ 2, từ trên xuống của truyện đầu tiên “Chuyến xe nào bình yên”
Câu:
“…đã cố tình làm cho con người HẦU QUÊN hay không muốn biết đến…”
Theo em có sơ sót gõ phím thiếu từ… NHƯ : “… hầu NHƯ quên…”
Đúng không chị Năm?
Tuấn Anh: Chị còn cuốn Tuổi Hoa số 179, trong đó có bài phóng sự (không phải truyện) Ngày Sẽ Tới của Chị Cam Li, nhưng tiếc là mất trang đầu nên không dò lại giúp em được.
“hầu quên” cũng được chứ sao em (vẫn giữ nguyên nghĩa), đâu nhất thiết phải là “hầu như quên”.
Chị Năm: Không biết mọi người đọc khác thì thế nào, nhưng với riêng em, thì Văn của chị Cam Li…trong sáng, giản dị, nhưng đượm đầy chất…”Văn, Thơ, Nhạc, Hoạ”…, vì vậy khi đọc em cảm nhận một cách thoang thoáng như làn gió mát…rất dễ chịu! hihihihi…
( Em rất ấn tượng và nhớ rất rõ, cũng như cảm được 4 cái chất này trong Văn của chị Cam Li…là từ… một cái còm có lời bình rất tinh tế tuyệt vời của chị Hai Nha Trang ở entry post truyện “Phiên Khúc Ngày Mưa” của chị Cam Li, đúng không chị Năm? )
Do đó, khi đọc cụm từ.. “hầu quên”…, em cảm thấy trong lòng như có một cảm giác…vương vướng…trúc trắc…không được…”thơ” như cụm từ…”hầu như quên”, đó chị Năm! hihihihi…
Chị Năm: “giống con vi trùng lờn thuốc.”
Chị Năm…ý chị là sao?
Câu này chị Năm dùng, sao em thấy hơi…trúc trắc..và…”hình tượng”…không ổn, đó nghen!?
hihihihihi…Chưa thấm…văn phong của chị Cam Li…đâu đó nghen, chị Năm!
Em…”dị ứng”…với từ…”con vi trùng”…của chị đó, bà chị ơi! Nghe…hết hồn luôn! hihihihihi…
Chị Năm và chị Cam Li ơi!
Có một từ mà khi đọc em thấy hay hay, nhưng lại…hơi lướng vướng về chính tả, em lập tức tra “Từ điển tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học”…nhưng lại không có từ này, đó là từ: ” DANG NẮNG” trong câu…” lũ trẻ vẫn không ngừng DANG NẮNG…”
Em hơi lướng vướng, bởi, khi đọc đây đó em vẫn thấy có người viết…”GIANG NẮNG”, hoặc gõ Google: “Dang nắng” , “Giang nắng”…đều có cả?!
Vậy, chị Cam Li vui lòng có thể giải thích xác định, cho em được biết chính xác rõ cái từ ” DANG NẮNG hay GIANG NẮNG này, được không ạ?
Em kính cám ơn chị.
Tuấn Anh: “Dang nắng” quen được dùng hơn “giang nắng”. Hồi nhỏ chị còn bị mẹ “mắng” là hay đi “đày nắng”.
(về “d” hay “gi”, đôi khi ta thấy dùng cả hai đều được, như “dép” và “giép”).
Cuốn “Từ điển tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học” mà em nói đó có thể chưa hoàn hảo, vì cũng do… con người soạn ra mà thôi. Người soạn thì còn phải coi lại, vì… chưa chắc hơn Chị Cam Li.
Tôi mất niềm tin vào những vị hay cơ quan trách nhiệm về cách viết chữ Viêt.
Không biết họ lấy đâu làm chuẩn? Căn cứ vào đâu để quyết định cách viết.
D với Gi , S với X trên báo chí, cơ quan chính thức của Chính phủ viết cũng không rõ ràng .
Từ “Cachet” của Pháp được Việt hóa thành Cát-xê khiến tôi thắc mắc Những người có trách nhiệm có làm việc hoặc có khả năng không.
Chị Năm: Dạ!
Thế còn ý của chị Cam Li?
Chị Cam Li ơi…chị vui lòng ghé..”tệ xá”..của chị Năm còm vài dòng…cho em trai này…được chứ chị?
Chị Năm: Cám ơn chị Năm, nhờ có chị..”réo” phụ thật..”lãnh lót”…nên chị Cam Li mới…dừng “gót ngọc”…ghé “tệ xá”..của chị đó! hihihihi..
Mời mọi người đọc một bài viết, và suy ngẫm thử cùng tác giả:
” Ai làm cho Hà Nội trở thành thế này? – Nguyễn Hưng quốc – “
“Ðức Chúa đoái nhìn đến A-ben và lễ vật của ông, nhưng Ca-in và lễ vật của ông thì Người không đoái nhìn”.
Đoạn này hơi khó hiểu. Nếu Chúa đối xử công bằng hơn thì liệu Cain có phạm tội không nhỉ? Và thông điệp từ chi tiết này là gì?
Bác Cua: Dạ, những bản văn Kinh Thánh Cựu Ước thường có tính ước lệ, ví dụ đoạn nói về công cuộc sáng tạo trời đất muôn vật trong… 6 ngày. Ý tác giả muốn nhấn mạnh đến việc Thiên Chúa là Đấng sáng tạo, hơn là việc Ngài hoàn thành tất cả chỉ trong 6 ngày. Đoạn văn về Cain và Aben cũng thế, tác giả muốn nói đến sự ganh tị, ghen ghét (là nguồn gốc của tội lỗi) hơn là việc Chúa đối xử không công bằng (mà cái việc đối xử này cũng được nhìn theo nhãn quan ganh tị của Cain).
Thông điệp là tội lỗi đã tràn vào thế gian khi con người xa rời Thiên Chúa và để cho ý riêng của mình trỗi dậy (kiêu ngạo, ghen ghét, …)
Phay Văn và Tuấn Anh thân mến,
Người viết mà được độc giả ưu ái để ý từng câu, từng chữ thì thật là hạnh phúc vô biên. Chị cám ơn ý kiến của Tuấn Anh. Và đúng như PV nói, “hầu quên” thì cũng nói đủ ý, nhưng “hầu như quên” thì nhẹ và rõ hơn. Chị cũng đã thêm vào chữ “như” dễ thương đó. Tuấn Anh cảm thấy nhẹ rồi chứ?
Khi viết bài này và một số lớn các bài đăng trong Tuổi Hoa, chị còn là cô bé tuổi teen, văn của mình chỉ dùng để gửi gắm tâm tình, chị không nghĩ sẽ là “khuôn mẫu” cho người khác. Tuy nhiên, chị tôn trọng những gì mà nền giáo dục nhân bản ngày xưa đã bồi đắp cho học sinh. Khi đánh máy lại, chị đã sửa những trục trặc nhỏ, nếu có, trong tiến trình sắp chữ và in. Ngày xưa in sách báo rất cực khổ mà cũng không tránh khỏi những lỗi nhỏ các em ạ!
Riêng về những chữ “gi” và “d” thì có một số chữ dùng như nhau, chẳng hạn “dép” và “giép”, nhưng có những chữ không thể dùng lẫn lộn: thí dụ “giành” (tranh giành) khác với “dành” (để dành, dành cho), “dang nắng” chứ không “giang nắng”. Học sinh ngày trước được dạy viết “dang nắng”. Những tự điển đáng tin cậy của VN trước và sau 1975 đều chỉ có “giang” là “sông”. Còn những gì mà chúng ta thường thấy trên internet thì chưa hẳn là đúng nhé em.
Thân quý chúc anh chị em trang PV một cuối tuần an vui.
Cam Li
Chị Cam Li kính mến:
Dạ, em kính cám ơn chị đã ghé thăm trang nhà chị Năm và đã còm trả lời những “vương vướng” nho nhỏ của em ạ.
Thưa chị, em đã rất vui, và cảm thấy…nhẹ…rồi ạ. hihihi…
Thế hệ trẻ chúng em nói chung, có thể khẳng định rằng, đa số hầu như ít nhiều bị…”khuyết tật” về chính tả tiếng Việt, bởi ở cấp lớp nhỏ nhất, cấp một, nhưng lại là cấp lớp quan trọng nhất để hình thành nên tính cách và nhân cách “chuẩn” của một học sinh, thì không may, các thế hệ chúng em đã được (bị) hấp thu những gì không là “chuẩn mực” giáo dục của đa số “thầy, cô”…chưa “đúng chuẩn”!
( Em kính xin lỗi những thầy cô, những người… “thật sự chính danh Thầy, Cô”, và “thật sự đáng kính trọng” trong công việc giáo dục…về điều này)
Em kính chúc chị và gia đình luôn an bình, hạnh phúc.
Chị Năm ơi!
Dạ, vì quan điểm sống của em là học theo Binh pháp của Tôn Tử dạy…mà, cho nên em chủ trương…”không bịt tai, bịt mắt” ! hihihihi…:
“Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi; bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ; bất tri bỉ, bất tri kỷ, mỗi chiến tất bại”
(Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng, một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại.)
Hay, như VN ta…”chế biến” gọn: “Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng”