Trang chủ > Khác > Nhạc Trúc Phương

Nhạc Trúc Phương

Các bạn thân mến,
Hôm nay, Nguyệt Mai xin được hân hạnh giới thiệu với các bạn nhạc sĩ Trúc Phương, một người nhạc sĩ tài hoa nhưng phận bạc.

Đôi nét về nhạc sĩ Trúc Phương

Qua chương trình Bẩy Mươi Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam, nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam đã cho biết:

“Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ gốc miền Nam được yêu mến nhất, từng được mệnh danh là ông vua của thể điệu Bolero tha thiết trữ tình. Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, chào đời năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, tức Vĩnh Bình – một xứ Chùa Tháp thu nhỏ ở vùng hạ lưu sông Cửu Long…”

Vài Kỷ Niệm Với Nhạc Sĩ Trúc Phương

Năm 1984, nhạc sĩ Trúc Phương từ Duyên Hải, Trà Vinh lên Thị xã Vĩnh Long. Trong khi chờ đợi vào làm việc tại hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Cửu Long (lúc đó Vĩnh Long và Trà Vinh chưa tách tỉnh), qua sự giới thiệu của Họa sĩ Hồ Thủy, anh đến ở nhờ với chúng tôi. Thời gian đó, chúng tôi thuê nhà của chú Tư Lưu ở hẻm 25 (hẻm Lò bánh mì Phước Thành), đường 30-4 (đường Tống Phước Hiệp cũ) Thị xã Vĩnh Long (nay là Thành phố Vĩnh Long).

Gọi là “nhà” cho sang, chứ đó chỉ là một căn phòng nhỏ vỏn vẹn khoảng 8m2, nằm cặp sát mé sông Long Hồ, một nhánh của sông Cổ Chiên. Khi anh đến ở chung, sau khi hỏi ý chủ nhà, vợ tôi -Hà- đã chà rửa sạch cái chuồng heo cũ ở kế bên phòng của chúng tôi (trước đó chủ nhà nuôi heo ở đó), rồi lấy mấy tấm bảng hiệu cũ trải lên để làm chỗ ngủ cho anh. Ít lâu sau, hai em Long và Sơn là học trò học vẽ của tôi cùng đến ngủ chung với anh tại chuồng heo này!

Những ngày ấy, dù cuộc sống còn thiếu thốn nhiều nhưng rất vui. Sau các bữa cơm tối, đêm đêm, chúng tôi ngồi quây quần bên bếp củi nấu nước uống trà, uống café, đàn ca hát xướng… Bạn bè văn nghệ cũng thường xuyên đến chơi rất đông. Có những người quen cũ của anh như nhà văn Sơn Nam (cùng đi với nhà văn Lý Lan), nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (tức Nhật Trường), ca sĩ Duy Khánh…cũng đã từng đến thăm anh tại nơi này!

Thời gian này, theo sự đề nghị của tôi, Trúc Phương đã chép lại phần lớn nhạc của anh đã soạn trước 1975 để tặng cho tôi. Chữ viết của anh rất đẹp, anh thường dùng viết Bic màu đen để chép tay từng bản nhạc. Người bạn vong niên này của tôi cũng đã góp ý và trao đổi rất nhiều về kinh nghiệm soạn nhạc cho tôi… Anh cũng thường tâm sự với chúng tôi về những trải nghiệm trong cuộc sống, về những tháng ngày gian nan sau 1975 của anh. Anh kể: “ Sau 75, khi anh và vợ anh chia tay nhau, tài sản của anh vỏn vẹn chỉ có cái giỏ đệm đựng mấy bộ đồ, phải đi chân đất vì không có đôi dép mủ để đi…” (Chứ không phải khi mất, “tài sản chỉ có một đôi dép” như một số tài liệu đã ghi).

Lúc đến ở chung với chúng tôi, Trúc Phương khoảng trên 50 tuổi. Theo chính miệng anh kể lại, anh tuổi Quí Dậu, sinh năm 1933 (chứ không phải 1939 như Wikipedia đã ghi). Dáng người cao, lưng hơi tôm. Anh bị cận thị, lảng tai và mắc bệnh suyễn nặng. Anh có thói quen ăn mặc rất chỉnh tề, thích ăn ngọt và không uống rượu. Trong thời gian này, đã có mấy người đàn bà thoáng qua cuộc đời anh, như chị Vân, chị Hoa, chị Cúc. Mỗi khi quen với chị nào, anh thường tặng nhạc do anh mới sáng tác cho mỗi chị. Hà, vợ tôi, là liên lạc viên rất tích cực cho những cuộc tình chóng vánh này!

Đến khoảng giữa năm 1985, anh được nhận vào công tác, là Hội viên Hội Văn nghệ Cửu Long và được cấp một căn phòng tại số 6 Hưng Đạo Vương, Thị xã Vĩnh Long để ở. Từ đó, anh mới chia tay cái chuồng heo cũ ấy…

Có một kỷ niệm tôi nhớ mãi là vào năm 1988, lúc đó, tôi đang theo học trường Đại học Mỹ Thuật ở Sài gòn. Ngoài giờ học, tôi cùng với một số bạn bè như Lê Triều Điển, Đặng Can… đi làm thêm về mỹ thuật cho nhà hàng Đại Dương (nằm trên đường Kỳ Đồng, gần nhà thờ Chúa Cứu Thế) do Thầu khoán Chín Củi lãnh xây dựng. Anh Chín Củi gốc là dân Trà Vinh, quen thân với anh Trúc Phương, đã cưu mang anh trong thời gian này!

Gần chỗ công trình đang xây dưng, có một quán cơm bụi giá rẻ như bèo. Hàng ngày, chúng tôi thường cùng ra ăn cơm ở đó. Hôm đó nhằm chiều thứ bảy cuối tuần, anh Chín Củi dẫn cả bọn chúng tôi ra quán cơm bụi này để bồi dưỡng …cơm bình dân và lai rai rượu thuốc. Anh Trúc Phương dù không uống rượu nhưng cũng ngồi chung với chúng tôi. Cuộc vui của nhóm chúng tôi kéo dài nửa chừng, trời bắt đầu mưa tầm tã. Bất chợt, có hai người hành khất, một cụt chân, một mù hai mắt đội mưa bước vào! Cả hai -một đàn guitar thùng, một hát- bài “Mưa nửa đêm”.

Lúc đó, ánh mắt của anh Trúc Phương tối sầm lại. Anh lẩm bẩm :”Nhạc của mình biến thành nhạc ăn mày rồi!”
Thấy vậy, anh Chín Củi đứng dậy, kéo tay hai người hành khất kia, miệng nói:
– Lại đây hai chú em, ngồi xuống cùng ăn cơm và lai rai với chúng tôi cho vui.
Khi cả hai cùng ngồi xuống, bất chợt Trúc Phương buột miệng:
– Hai chú mầy hát nhạc của ai, biết không?
Một người nhanh nhẩu trả lời:
– Dạ biết, nhạc Trúc Phương đó!
Trúc Phương cười buồn, mắt ngân ngấn nước:
– Trúc Phương chính là anh, chính tác giả đây!
Hai người ăn mày sửng sốt trong giây phút, rồi người cụt chân chợt quỳ sụp xuống, hai tay nâng cây đàn lên ngang mày, miệng nói:
– Ôi, em xin bái kiến sư phụ. Em hát nhạc của sư phụ, mãi đến hôm nay mới được diện kiến sư phụ. Xin sư phụ chỉ giáo cho em!
Trúc Phương cầm lấy cây đàn:
– Để anh hát tặng mấy chú em bài hát này nhé!

“Tôi muốn hỏi có phải đời chưa trọn vòng tay
Có phải vì tâm tư dấu kín tâm tư còn đây
Nên những khi mưa nửa đêm
Làm xao xuyến giấc ngủ chưa đến tìm…”

Anh hát say sưa giữa hè phố Sài Gòn, hát tặng những người hành khất trong một quán cơm nghèo! Những người lao động có mặt trong buổi chiều mưa hôm đó ngồi lặng lẽ rồi lần lượt đến vây quanh anh. Cô bé con chủ quán cơm xúc động, giơ tay dụi mắt giấu lệ! Hôm ấy, Trúc Phương hát như một lời than đau đớn…

x x x

Ấy vậy, mà đã 16 năm trôi qua, kể từ ngày anh qua đời, 21-9-1996.

Tôi ghi lai những dòng chữ này để thay nén hương tưởng nhớ hương hồn anh, một nhạc sĩ đã để lại cho đời những bài nhạc Boléro luôn đi sâu vào lòng người như: Mưa nửa đêm, Nửa đêm ngoài phố, Buồn trong kỷ niệm, Đò chiều, Tàu đêm năm cũ, Hai chuyến tàu đêm…; và những bài hát sáng tác sau 1975: Về chín dòng sông hò hẹn, Về An Quãng Hữu, Hoa sách… (mà trong đó, tựa bài hát “Về chín dòng sông hò hẹn” của anh được chọn làm tên cho chương trình Hội diễn Văn nghệ hàng năm của các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

Vĩnh Long, ngày bão rớt tháng 4, 2012
Tín Đức
(nguồn: tongphuochiep.com)

***

GIỮ TRONG TIM ĐƯỢC KHÔNG?
NHỮNG CHUYỆN XƯA CỦA LÒNG *
(1)

Nhạc sĩ Trúc Phương sống cùng thời với tôi. Thuở ấy có lẽ ông là anh lính “ở miền xa”, còn tôi là cô nữ sinh áo trắng hậu phương. Chúng tôi đã có một thời được sống trong quê hương rất đỗi thanh bình:
“Hàng dừa cao nghiêng nghiêng soi bóng sông
Mộng ngày mai say sưa những ước mong” *
(2)

Nhạc Trúc Phương đã từng rất hiền:

“Quê em nắng vàng nhạt cô thôn
Dải mây trắng dật dờ về cuối trời”
*(3)

Rồi chiến tranh bỗng dưng rơi xuống đúng vào tuổi thanh xuân tươi đẹp của chúng tôi. Và nhạc Trúc Phương không còn mang giọng điệu thanh bình. Nhạc Trúc Phương bất thình lình trở nên ai oán như những tiếng nỉ non, than khóc trong những “đêm lạc loài, giấc ngủ mồ côi”* (4) của những người lính bị quăng vào cuộc chiến phi lý và dai dẳng.

Thuở ấy nhạc Trúc Phương gần gũi với quần chúng miền Nam hơn Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Ông nói được tiếng lòng người lính trẻ.
Người lính trẻ miền Nam là ai?
90% họ là những nông dân chân lấm tay bùn.
Những chàng trai mười tám, hai mươi ấy đáng lẽ phải được sống yên lành với ruộng đồng quê hương, bên “mẹ quê nâu sồng và người em mơ mộng” *(3) nhưng họ buộc phải trở thành người lính, họ lóng cóng cầm súng thay cho cây cuốc, cán cày.

Họ còn là những anh học trò ốm yếu , chưa hề bước chân vào đời, vừa cởi chiếc áo sơ-mi trắng đã phải khoác lên mình bộ quần áo nặng nề mang màu rừng núi cùng ba-lô và súng đạn xa lạ. Nhạc Trúc Phương là tâm sự của người thanh niên miễn cưỡng sống đời quân ngũ “đi lính xa đánh giặc từng giờ.” *(5)

“Đánh giặc từng giờ” là mỗi giờ anh đều có thể là kẻ cầm súng giết người hoặc có thể bị người giết chết trong khi anh vẫn thèm sống, thèm yêu. Anh ngồi tính toán chi li cho một ngày phép hiếm hoi thật tha thiết:
“Bốn giờ đi dài thêm bốn giờ về, thời gian còn lại anh cho em tất cả em ơi” *(4)

Người lính miền Nam đi lính nhưng không nghe anh nói tới kẻ thù, chỉ thấy anh xót xa cho người con gái đang chờ anh bên sân ga:

“Tàu cũ năm xưa mang người tình biên khu về chưa
Trắng đêm tôi chờ nghe
Tiếng tàu đêm tìm về”*
(1)

Tôi tìm đến nhạc Trúc Phương thật muộn màng. Thời còn trẻ, nhạc Trúc Phương vẫn vang lên hàng ngày bên tai tôi đấy thôi. Tôi biết nhạc của ông có ma lực lôi cuốn, nhấn chìm người nghe vào một nỗi buồn đau có thực. Nhưng không hiểu sao thuở ấy tôi quá vô tâm với ông. Có lẽ tôi không chịu được những sự thật quá đơn giản:
“Người yêu ta rồi cũng xa ta nên chung thân ta giận cuộc đời” *(6)

Tôi thích hơn những câu hát có ý tưởng lạ :
“Đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối” (TCS)
Hoặc mang phong cách thanh lịch như thời tiền chiến:
“mặt nhìn mặt cầm tay bâng khuâng không nói một câu” (Tô Vũ)

Tôi rất sợ những tối hậu thư kiểu lính:
“Đến với tôi, hãy đến với tôi
Đừng yêu lính bằng lời”
*(7)

Và tôi đã quên Trúc Phương cho đến một ngày. Một ngày quê hương không còn tiếng súng. Một ngày tôi và mọi người tự hỏi bây giờ mình sống bằng cách gì đây. Một ngày mà cái đói đã làm chúng tôi quên cả thưởng thức mùi vị của thanh bình. Một ngày tôi ngồi trên chuyến tàu chợ đông nghẹt người, làm “con buôn”.

Chuyến tàu hôm đó không “đưa tiễn người trai lính về ngàn” *(1) mà đưa người dân ngược xuôi tìm đường mưu sinh và trên toa xe có cả vài hành khách là bộ đội. Cái không khí ồn ào của một chuyến tàu chợ bỗng trầm hẳn xuống khi một người ăn mày mù cất tiếng hát bi thương trong tiếng đàn guitar phím lõm:
“Tôi ở miền xa
Trời quen đất lạ
Nhiều đông lắm hạ
Nối tiếp đi qua
Thiếu bóng đàn bà”*(7)
……………………………
Ngoài kia súng nổ
Đốt lửa đêm đen
Tầm đạn thay tiếng em”
*(7)

Có lẽ vì phải sống trong bóng tối, chẳng biết gì về thế sự, người ăn mày mới dám hát “nhạc vàng”. Chuyến tàu chợ cứ lắc lư và người ăn mày được… mấy anh bộ đội nài nỉ xin nghe lại bài hát. Lúc này tôi mới thấy hết cái diệu kỳ của nhạc Trúc Phương khi nó làm lay động tất cả mọi người không phân biệt chiến tuyến và tôi nghe như có một giọt nước mắt xúc động lặng lẽ rơi xuống từ trái tim tôi.
Tôi lân la hỏi người ăn mày:
“Giải phóng rồi sao bác không hát nhạc cách mạng?”
Bác nói thật thà:
“Hát nhạc ấy người ta không cho tiền..”
Từ đó tôi tìm lại nhạc Trúc Phương.

Nghe nhạc Trúc Phương tôi thấy lòng quặn đau, thương anh lính hiền lành nhũn nhặn và có lẽ giới hành khất thích nhạc Trúc Phương vì trong nhạc của ông “xin” và “cho” được nhắc đến rất nhiều:
Ai cho tôi tình yêu/ để làm duyên nụ cười” *(8)
“Xin đừng e ấp
Làm tim nghẹn lời”
*(8)

Khi biên giới của sự sống và cái chết quá mong manh, thì tình yêu, dù là một tình yêu không có đoạn kết vẫn là thứ người ta khao khát nhất.
Thật khác xa với người lính ở bên kia chiến tuyến:
“Anh đang hành quân
Ra nơi tiền tuyến
Mang theo tình yêu giai cấp trong tim”
Họ được dạy “nhắm thẳng quân thù mà bắn”. Quân thù được xác định rõ ràng là “giặc Mỹ cọp beo”, là người Việt bên kia vĩ tuyến 17. Còn người lính của Trúc Phương:
“Tàu xa dần rồi,
Thôi tiếc thương chi
Khi biết người ra đi vì đời”
*(1)

“Vì đời” là một cuộc sống tươi đẹp hơn khi hết chiến chinh hay “vì đời” có nghĩa là lỡ sinh ra trong cuộc chiến này, đời bắt thế thì phải thế chứ chẳng biết kêu ai, oán hận ai?

Số phận bi đát, tâm trạng cô đơn, hoang mang cùng cực của anh lính học trò, được ghi lại trong hầu hết ca khúc của Trúc Phương.
“Đơn vị thường xuyên
Nằm trên đất giặc
Thèm trong hãi hùng
Tiếng hát môi em
Tiếng hát ngọt mềm”
*(7)
Nhờ nhạc Trúc Phương hậu thế sẽ hiểu rằng trong cuộc nội chiến thảm khốc người lính miền Nam còn được tự do khóc than, trong khi người lính miền Bắc bị ném ra chiến trường với trái tim ngục tù câm nín.

Tôi rất ân hận khi đã từng nghĩ rằng lời nhạc Trúc Phương quá đơn giản. Bây giờ tôi mới ngấm được những câu chữ xé lòng của ông.
“Đi thêm một bước trót nhỡ thêm một bước” *(9)
Theo tôi thì “trót nhỡ” chứ không phải “trót nhớ”.
Và như vậy tình yêu, theo ông là thứ lênh đênh vô định nhất trên đời.
“Yêu thì chưa hết
Nên gọi tên tình chưa đỗ bến
*(8)
Và còn nhiều lắm những tâm tình tha thiết, những khát khao được sống, được yêu, được nhìn thấy đất nước thật sự thanh bình trong nhạc Trúc Phương.
Cuộc chiến 20 năm vừa qua quá ngắn ngủi so với 200 năm Trịnh Nguyễn phân tranh, nhưng oan hồn của hàng vạn anh lính trẻ thì có lẽ cho đến bây giờ vẫn chưa siêu thoát. Nỗi đau oan khuất, nỗi cô đơn ngút ngàn như vẫn còn chất chứa, vang vọng trong từng câu hát của Trúc Phương.
Có phải là định mệnh chăng, khi ông viết bài Nửa Đêm Ngoài Phố (10), là đã báo trước cho mình một cái chết lạnh lẽo, cô độc sau những ngày cuối đời lang thang trên đường phố Saigon.
Nhớ Trúc Phương, thương cho hàng triệu người lính trẻ đã chiến đấu trong cô đơn, buồn bã, và đã chết oan trong cuộc chiến vô cùng phi lý trên đất nước phải hứng chịu nhiều bi thảm nhất của thế giới.

Huyền Chiêu

***

* Lời ca khúc Trúc Phương

1) Tàu đêm năm cũ – Thanh Thúy

2) Tình Thắm Duyên Quê – Mạnh Đình & Sơn Tuyền

3) Chiều Làng Em – Tuấn Vũ

4) 24 giờ phép – Duy Khánh

5) Người xa về thành phố – Tuấn Vũ
6) Thói đời – Đan Nguyên & Chế Linh

7) Kẻ ở miền xa – Duy Khánh

8) Ai cho tôi tình yêu – Chế Linh

9) Buồn trong kỷ niệm – Thanh Thúy

10) Nửa đêm ngoài phố – Trang Mỹ Dung

(nguồn: blog Trần Hoài Thư)

Chuyên mục:Khác Thẻ:
  1. Võ Trung Tín
    12/04/2012 lúc 11:48

    Chị Năm ơi!!!!
    Còm này của ròm em, gọi là..TEM..hay..CÒ..dzậy!!!!!! hihihihihi…
    Tối về đọc sau, chị Năm nghen….

    • Võ Trung Tín
      13/04/2012 lúc 11:32

      Phay Van :Thế em thích gọi là tem hay cò?

      Vậy, “chị Năm thích ròm em gọi là tem hay cò?” hihihihihihi…
      À, chị Năm ơi!
      Tem thì có cách gọi trại của.. từ “Timbre” hay “Stamp”, thế thì “Cò” là có nguồn gọi trại của từ gì vậy chị Năm?
      Chị Năm là nhà sưu tập tem một thời: ” Một Thú Chơi Đang Mất Dần “, chắc chị Năm phải “rành sáu câu dzọng cổ”, giải thích cho ròm em biết từ “Cò” , đi chị Năm…

      • 13/04/2012 lúc 20:09

        Tín ơi, cảm ơn câu hỏi lý thú của em.

        Năm 1863, con Tem phát hành ở đất thuộc địa Nam Kỳ in hình con chim phượng hoàng (l’aigle impérial), biểu hiệu của hoàng đế Napoléon III, có giá trị từ 0,01 đến 0,4 Fr. (đồng Quan Pháp) hình này cũng như hình trên đồng bạc Mexicana giống nhau, là hình con đ ại bang, nhưng không hiểu vì sao người ta đều gọi là CON CÒ, “đồng bạc con cò”, “con cò gửi thư”. Do vậy con tem được gọi là con cò từ đó.

        Mời em đọc thêm bài này nhé.

    • Nguyễn Tuấn Anh
      14/04/2012 lúc 12:05

      Người đặt câu hỏi cũng hay, và người tích luỹ kiến thức cùng tư liệu trả lời cũng thật tuyệt!
      Thật thú vị và bổ ích khi biết được, kiến thức này, em nghĩ không phải có nhiều người biết lắm…

    • Võ Trung Tín
      14/04/2012 lúc 21:38

      Cám ơn chị Năm nhiều nghen.
      Ròm em biết là hỏi đúng..”địa chỉ xịn”..mà!

  2. Đinh Thành
    12/04/2012 lúc 19:36

    Đọc sơ qua về cuộc đời Ns Trúc Phương này, chợt nhớ đến nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên…thật!
    Đúng là…”Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”

  3. Trần thị Bảo Vân
    12/04/2012 lúc 20:54

    Thật tình thì Út..không mê dòng nhạc này lắm, tuy nhiên những dịp tới nhà bạn bè chơi, hoặc thi thoảng đi quán uống nước, thì “vô tình” cũng có nghe một số bản nhạc của dòng nhạc này…,và đôi lúc cũng thấy có nhiều bài..hay hay, ý nghĩa…
    Nhưng, Út rất “dị ứng” khi nghe ai đó gọi dòng nhạc này là..”nhạc sến”, với cá nhân Út, thì út gọi đây là dòng nhạc.. “trữ tình”..,và hôm nay đọc bài viết của chị Huyền Chiêu, Út “tự tin” cảm thấy mình đã có cảm nhận “đúng” về dòng nhạc này…
    Út có cảm nhận.. sai, không chị Năm?

    • Ngô Tấn
      13/04/2012 lúc 14:54

      Cháu Bảo Vân: Cháu đọc tham khảo thêm bài này nhé…
      ” Nhạc Bolero (sến) : Chất dinh dưỡng của tình yêu – tuan’s blog “

      • Trần thị Bảo Vân
        14/04/2012 lúc 14:54

        Bác Ngô Tấn kính: Dạ, con kính cám ơn bác đã giới thiệu cho con một bài viết hay và thú vị về dòng nhạc Boléro… nhiều ạ.

    • Trần thị Bảo Vân
      14/04/2012 lúc 14:54

      Chị Năm: “Chị mới là người sai.”

      Ủa!!!! Sao kỳ dzậy chị Năm, có lộn hông đó chị?! Út đâu thấy chị có còm..ý kiến, ý cò..gì đâu, mà chị nói chị sai, chị Năm nói dzậy…là sao dzậy??!!

  4. Trần thị Bảo Vân
    12/04/2012 lúc 20:56

    À, chị Ba chị Năm ơi!
    Có lần ngồi ở quán nước với nhóm bạn, Út có nghe bản nhạc “Thói đời” do ca sĩ hải ngoại Duy Trường thể hiện, thật sự Út có chú ý nghe, và rất có ấn tượng đẹp với phong cách trình diễn của anh ca sĩ Duy Trường này, một phong cách trình diễn nhẹ nhàng, thanh lịch với giọng hát thật đẹp, thật trữ tình đầy cuốn hút…
    Hôm nay đọc bài này Út mới biết tác giả bản nhạc “Thói đời” này là Trúc Phương…

    • Võ Trung Tín
      13/04/2012 lúc 12:01

      Nghe Bảo Vân nói, làm em cũng tò mò, vậy chị Ba, chị Năm tìm post bản nhạc “Thói đời” do ca sĩ Duy Trường trình bày, nghe thử xem sao…hai chị?

    • Trần thị Bảo Vân
      14/04/2012 lúc 14:55

      Chị Năm: Dạ, đúng giọng ca sĩ Duy Trường này rồi đó chị Năm, nhưng ý của Út muốn nói, là phải nghe xem video clip, thì mới có cái cảm nhận đẹp và hay về phong cách trình diễn của anh ca sĩ Duy Trường..( còn ca sĩ Lý Duy Vũ trong clip này, thì Út không đề cập đến…)

      P/s: Hôm ở quán nước đó, thì Út và các bạn xem đĩa nhạc của chương trình Paris by night

    • Trần thị Bảo Vân
      17/04/2012 lúc 11:47

      Chị Năm: Dạ, đúng video clip này rồi đó chị Năm.
      Nhưng.., sao hôm nay Út nghe xem lại, thì lại…không còn trọn vẹn cái cảm xúc như…hôm ở quán nước với các bạn!!!!
      Có lẽ, hôm ấy ở quán nước, trời mưa lâm thâm…nghe xem thì..cảm xúc thấm..hơn chăng??!!!

  5. Lãng Tử
    13/04/2012 lúc 10:25

    Một Nhạc sĩ miền Tây sông nước, thuộc dòng nhạc Boléro này cũng mới vừa ra đi vào cõi vĩnh hằng hôm 4/4/2012, nhưng ông may mắn và hạnh phúc hơn Ns Trúc Phương.
    – Nhạc sĩ Thanh Sơn, với bản nhạc đã làm xao xuyến biết bao thế hệ học trò: Nỗi Buồn Hoa Phượng.

    • Võ Trung Tín
      13/04/2012 lúc 12:09

      Chủ đề của entry này là Ns Trúc Phương, nhưng bác Lãng Tử có chia sẻ tin buồn về Ns Thanh Sơn!
      Vậy, ròm em mạn phép đề nghị chị Năm, tìm post bản nhạc “Nỗi Buồn Hoa Phượng”, coi như là thắp một nén nhang tưởng nhớ về Ns Thanh Sơn vậy, được không chị Năm?

    • Kha
      13/04/2012 lúc 14:26

      Cảm ơn bạn Lãng Tử cho biết tin này. Không biết có bạn nào biết về nhạc sĩ Thanh Sơn và bản “Nỗi buồn hoa phương” với giọng ca Thanh Tuyền năm 1965 cho các bạn nơi đây biết thêm. Nếu được nhờ Nguyệt Mai viết một bài về người nhạc sĩ mà học trò đều biết với bài Nỗi buồn hoa phượng.

      • Ngô Tấn
        13/04/2012 lúc 14:49

        Có bài viết này về Ns Thanh Sơn của Gs Nguyễn Văn Tuấn rất thú vị, mời các bác đọc nhé:
        ” Phát ngôn viên tuổi học trò đã ra đi – tuan’sblog “

      • 13/04/2012 lúc 19:52

        Cảm ơn “bạn” Kha và em Tín.
        Trong lúc chờ Chị Nguyệt Mai “viết”, thân mời cả nhà nghe “Nỗi buồn hoa phượng” của nhạc sĩ Thanh Sơn với tiếng hát của ca sĩ Thanh Tuyền:

      • Kha
        13/04/2012 lúc 23:43

        Cảm ơn bạn đã cho đường dẫn qua blog NVT, bài viết thật dễ thương và cảm động về cố nhạc sĩ Thanh Sơn. Chân thành giới thiệu với các bạn yêu mến nhạc sĩ Thanh Sơn.

      • 14/04/2012 lúc 13:53

        Dạ, không có chi, “bác” Kha. Chẳng hiểu sao trang của Nguyễn Văn Tuấn không xem được nữa.

      • 14/04/2012 lúc 19:21

        Cám ơn bạn Kha đã đề nghị, Nguyệt Mai sẽ có bài giới thiệu về nhạc sĩ Thanh Sơn và Nỗi buồn hoa phượng trong mùa hè này. Mời bạn đón đọc nhé.

  6. Lãng Tử
    13/04/2012 lúc 10:38

    ” Nhạc của mình biến thành nhạc ăn mày rồi! ”
    Đọc, biết được chi tiết này, sao mà thấy thật xót xa đến tê tái… cho người Nhạc sĩ!

  7. Võ Trung Tín
    13/04/2012 lúc 11:33

    ” Giải phóng rồi sao bác không hát nhạc cách mạng?
    Bác nói thật thà:
    – Hát nhạc ấy người ta không cho tiền.. ”

    Quả thật câu trả lời, ngẫm cho kỹ, thì là một…cái tát tai nảy đom đóm..cho giới sáng tác nhạc nô “đỏ” đấy chứ, đúng không chị Năm ơi?!

    • 13/04/2012 lúc 17:08

      to Võ Trung Tín@ :
      Riêng vấn đề này thì không hẳn thế đâu Võ Trung Tín@ à, những người hát rong có kiểu hát riêng ,( nói ra thì hơi dài ) đại khái là nếu ra bắc hát những bài thế này chưa chắc người ta thích, ngược lại nếu hát xẩm thì trong miền nam cũng ít người quen nghe,…. nếu hát rong mà hát ABBA thì cũng không ít người không nghe ( tuy rằng ABBA làm điên đảo the6e1 giời ) ,….. qua đó muốn nói việc hát nhạc đỏ người ta không cho tiền thì chí ít cũng không nên hiểu nhạc đỏ là không hay ! ( trong phạm vi hẹp này chúng ta hiều nhiều hơn những gì đã nói ở trên về mặt thuần túy âm nhạc thôi nhá ! )

    • Võ Trung Tín
      14/04/2012 lúc 21:53

      Bác trà hâm lại kính, cùng chị Năm: Dạ, ròm con “tiếp thu” những ý trong còm của bác Trà và chị Năm chỉ dạy ạ.
      Có điều, ý của con là chỉ muốn “so sánh” một chút về bản chất của 2 dòng nhạc: “vàng” và “đỏ”..thôi ạ:

      1/ về Tác giả:
      * nhạc đỏ: được đào tạo bài bản, nhưng chỉ là những “nhạc nô robot”, sáng tác phải theo lệnh hoặc đơn đặt hàng của tổ chức, chứ không bao giờ dám viết đúng thật sự cảm xúc rung động của mình.
      * nhạc vàng: có thể có người không được đào tạo bài bản, nhưng họ là những người hoàn toàn tự do trong sáng tác, không lệ thuộc bất cứ một thế lực chính trị nào, họ tự do sáng tác theo sự rung cảm của cảm xúc từ trái tim mình.

      2/ về Tác phẩm:
      * nhạc đỏ: Chỉ độc nhất mang đậm tính tuyên truyền, cổ động, thúc dục, thậm chí cưỡng bách mọi người chỉ có một con đường là phải lao vào chỗ chết cho một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn phi nghĩa, cho những tham vọng chính trị đen tối. vì vậy, đến giờ phút này, cá nhân con có thể nói: nhạc đỏ là loại nhạc “bất nhân” đối với dân tộc VN.
      * nhạc vàng: thể hiện rất đa dạng ở mọi lĩnh vực, phản ánh đa dạng những tình cảm cá nhân, gia đình, tình yêu, quê hương, đất nước, những tâm tư, những nỗi lòng, những tâm sự, những tự sự…mang đầy những chất nhân văn, nhân bản..trong từng bản nhạc…vì vậy, đến giờ phút này, cá nhân con có thể nói: nhạc vàng là loại nhạc nhân văn, nhân bản, nó đi vào lòng người một cách tự nhiên nhất…cho dù có nhiều người không cùng “gu” cảm thụ nó, nhưng điều chắc chắn là không một ai cho nó, nhạc vàng, là loại nhạc..”bất nhân”!

      Tuổi thọ, và sự tự nhiên đi vào lòng người của nhạc vàng chính là từ..”bản chất nhân văn nhân bản”…ấy vậy…….
      Mệnh yểu, hay chỉ được “hét ra rả” tra tấn màng nhĩ mọi người, ở những cái loa công cộng vào những ngày “kỷ niệm”, và chẳng ai thèm..”cho tiền” của nhạc đỏ…cũng chính là từ..”bản chất bất nhân”…đó vậy….

    • Trần thị Bảo Vân
      17/04/2012 lúc 11:51

      Ông Ròm dạo này lên tay..gõ còm..”độc”..thiệt, đó nghen!

    • Võ Trung Tín
      18/04/2012 lúc 11:22

      Mấy ngày nay ròm em để ý thấy chị Năm và..”ấy”..sao cho ròm em đi..”tàu bay giấy”..hơi nhiều đó nghen?! ( em bắt chước cụm từ của chị đó..hihihihi…)
      Có..”âm mưu diễn biến hoà bình đen tối”..gì không đó chị Năm và..”ấy”…ơi!!!!!!
      Sao ròm em..lo lo…quá…..

      • 18/04/2012 lúc 11:40

        Tín đa nghi như… Tào Tháo 😀

    • Võ Trung Tín
      18/04/2012 lúc 11:48

      “Tào Tháo”..rượt!
      Ý chị Năm nói..ròm em..ăn nhiều…đau bụng!!!!! hihihihihihihi,….

    • Võ Trung Tín
      18/04/2012 lúc 11:58

      Chị Năm: trò chuyện với chị..vui thật đó!
      Ròm em thích tánh chị Năm….

  8. 13/04/2012 lúc 17:02

    bây giờ mới biết ông nhạc sĩ này ! Thấy cũng được !

  9. Phạm Sơn
    13/04/2012 lúc 20:53

    Từ trước đến nay khi ngồi quán cà phê, cũng thường “được” nghe những bản nhạc thuộc dòng nhạc này, nhưng không lưu ý tìm hiểu lắm, nay đọc bài và những còm của các bác, biết được nhiều thông tin…thật thú vị.

    • 14/04/2012 lúc 13:55

      Em cũng thế bác Phạm Sơn ạ. Giờ mới được biết về tác giả của những bản nhạc mà mình thường “được” nghe hoài.

  10. Nguyễn Tuấn Anh
    14/04/2012 lúc 11:12

    Chẳng biết còm thế nào cả, vì lần đầu tiên em mới đọc biết thông tin về ông, hơn nữa “gu” nhạc của em lại không thuộc dòng nhạc này, thôi thì, em..dựa cột nghe các bác và các anh chị trò chuyện vậy!
    À, hôm nay trên Tuổi Trẻ Online cũng post một bài viết về Ns TP cũng của Tín Đức, như ở entry này đó chị Năm.

    • 14/04/2012 lúc 13:47

      Thế hở em. Bài này là của trang Tống Phước Hiệp đó em.
      Chị cũng đang dựa cột giống Tuấn Anh đây.

  11. 15/04/2012 lúc 10:27

    Tuyệt vời! Cảm ơn các tác giả và Phay Van đã cho Mô hiểu về một nhạc sỹ mà lâu nay Mô hằng yêu thích các tác phẩm của ông!

  12. Võ Trung Tín
    18/04/2012 lúc 11:35

    Câu này, cho ròm em hỏi nghiêm túc nghen chị Năm (tuy rằng ròm em đã hiểu ý chị Năm diễn đạt để trả lời còm của em):
    Thành ngữ: ” Chó NGÁP phải ruồi”..hay là..” Chó TÁP phải ruồi”
    Câu nào chính xác vậy chị Năm, vì em thấy, 2 động từ.. NGÁP, TÁP..sẽ làm cho câu thành ngữ có ý nghĩa khác nhau..liền!

    • Võ Trung Tín
      18/04/2012 lúc 11:37

      Phay Van :Không “xịn” đâu em ơi, đấy là vì chị (Năm) “chó ngáp phải ruồi”

    • Võ Trung Tín
      18/04/2012 lúc 11:45

      Vậy “Ngáp” ở đây là “không đúng và không chính xác” cho trường hợp..”miệt mài tích luỹ một bồ kiến thức”..của chị Năm rồi..!!!!! hihihihihihi..

  13. Võ Trung Tín
    18/04/2012 lúc 12:03

    Chớ không phải..”mèo mù vớ cá..chiên”..hở chị Năm…hihihihihihi…
    Trời nóng nực, thư giãn một chút.., đừng mắng em nghen…
    Chào chị Năm, em..dzọt..đây nghen…
    Chúc chị và anh Năm..ngon miệng..buổi trưa…hihihihihihi..

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: