Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba
Các bạn thân mến,
Cuộc chiến đã chấm dứt, nhưng những hệ lụy, đổ vỡ của nó vẫn còn trong mỗi gia đình, dù Bắc, dù Nam. Nguyệt Mai thân mời các bạn đọc truyện ngắn “Thanh Minh trong tiết tháng ba” của nhà văn Phan Nhật Nam để thấy xót xa cho thân phận Việt Nam.
*
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba
PHAN NHẬT NAM
●Viết về những người lính, người vợ của hai bên,
●Gởi riêng Lý, KB; Lợi “râu”, và “Anh Đại”.
1. Tháng 9, 1972 Quảng Trị
Trong căn hầm tối nhờ nhờ mờ đục đào sâu dưới đất vùng đồi dương liễu khu Nhà Thờ La Vang, tỉnh Quảng Trị, Trung Sĩ Phan Tâm thầm thì tiếng nhỏ với viên Thượng sĩ Thường Vụ Tiểu Đoàn 18 Thủy Quân Lục Chiến: “Ông thầy nói giùm với “ông Đại” cho tôi về lại với đại đội 1.” Tại sao? Thường Vụ Lý tròn xoe cặp mặt đứng tròng nóng rực những tia gân đỏ do thức khuya và mệt nhọc nhìn qua khoảng sáng tối cố tìm xem nét mặt của trung sĩ Tâm. “Tại vì ở đây, đại đội chỉ huy yên quá mà trên thằng 1 thì đụng lia chia, tôi không nỡ bỏ anh em trên đó.” “Dẹp! Mầy không thấy bao nhiêu chuyện đang bầy hầy, với chẳng lẽ bộ chỉ huy tiểu đoàn nầy là đơn vị văn phòng ngồi chơi xơi nước sao mầy… Lại thêm vụ ông Anh của đại đội 1 thì vừa bị bể gáo. Mầy về lại với ai trên đó? “Ông Đại” đang điên lên vì vụ mất ông thầy của mầy. Coi chừng mầy vừa bò quá Ngã Ba Long Hưng thì đã kéo xác mầy trở về lại đây. Thằng vi-xi đầu trọc nơi cao điểm Trường Nguyễn Hoàng đang đợi mầy đấy! Cái thằng khốn nạn vừa cho ông thầy mầy và mấy đứa con của đại đội 1 đi phép dài hạn… Đ.m bàn giao với nhảy dù chưa kịp đánh đấm gì cả đã mất gần hết một đại đội. Đừng có ham! Về đi!” Thượng sĩ Lý hít mạnh hơi thuốc quân tiếp vụ tỏ ý muốn chấm dứt câu chuyện sau một tràng gầm gừ, nguyền rủa. Trung sĩ Tâm kèo nài tha thiết: “Cũng vì vậy tôi mới xin Thượng sĩ nói với Trung tá cho tôi về lại trên đại đội 1.” Thường vụ Lý nhìn chăm Trung sĩ Tâm qua khoảng tối và hiểu ra: Khi người lính đã gọi đến những cấp bậc tức câu chuyện đã thật sự nghiêm trọng, khẩn cấp. “Được. Để tao đưa mầy lên gặp ổng… Mà vết thương nơi chân mầy tháng trước dưới Hải Lăng nay đã khá chưa?” – Thượng sĩ Lý trầm giọng thân mật, anh đưa bao thuốc nhăn nhúm về phía Trung sĩ Tâm: “Làm một điếu đi rồi bò theo tao.” Ánh sáng hộp quẹt lóe lên. Đến bây giờ Thường vụ Lý mới nhìn rõ mặt gã trung sĩ trẻ tuổi. Anh gật gù: “Bọn nó gọi mầy là “Tâm em” cũng phải. Mầy nhỏ như thằng con nít không à…” Hai người cúi thấp xuống bò theo những giao thông hào có nắp che chắn về phía hầm chỉ huy của tiểu đoàn.
Trung Tá Quân, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 18 Thủy Quân Lục Chiến và ban chỉ huy đang ngồi chen chúc ngột ngạt quanh chiếc bản đồ ngang dọc những mũi tên xanh đỏ dưới ánh sáng vàng yếu của mấy bóng đèn nhỏ thắp bởi pin máy truyền tin. Tất cả đồng mặc áo lót ngụy trang màu sẫm, mồ hôi đẫm ướt mặt chảy đường lớn trôi xuống ngực. Ông Quân khản giọng mệt nhọc: “Đây là những mục tiêu của tiểu đoàn mình… Bắt đầu từ đường Lê Huấn, dài theo đường Quang Trung gồm trường Phước Môn, nhà thờ Thạch Hãn, ty cảnh sát Quảng Trị… Nhưng muốn chiếm được thì phải clear mấy cái chốt, quan trọng nhất là đám chốt kiền ở cao điểm trường Nguyễn Hoàng chỗ có thằng vi-xi bắn sẻ đã hạ ông đại úy Anh.” Trung tá Quân ngưng nói, ông châm điếu thuốc, đè xuống xúc động: “Tôi đã nói với ông Anh rồi, bên nhảy dù từ tháng 7 đến giờ bị mấy cái chốt nầy kềm chặt. Mấy ông phải rất cẩn thận, kỳ nầy không phải như ở Huế năm Mậu Thân. Đây là bọn 320 và 325 tổng trừ bị ngoài Bắc mới đưa vô. Nó không được phép rút lui để đám vi-xi bên Paris được thế nói chuyện với Mỹ. Ở Huế năm 68 mình chỉ đụng với bọn địa phương, chủ lực miền, còn bây giờ là trận địa chiến với lính chính quy Bắc Việt. Hầm ở đây là công sự của mình bỏ lại giúp nó chịu được cả bom. Khổ thật, ông Anh lại mới lấy vợ.” Trung Tá Quân ngừng nói quay về phía đầu căn hầm khi nghe tiếng chào của viên thường vụ. Gì đấy ông? Trung tá, có Trung sĩ Tâm muốn xin Trung tá cho về lại đại đội 1. Tâm nào? Dạ, “Tâm em”, thằng mang máy cho ông Anh kỳ mới ra trường… Sao nữa? Thượng sĩ Lý lục đục chuyển động. Đó, mầy lên nói thẳng với ổng… Trung sĩ Tâm bò tới vùng ánh sáng: “Ông Đại… dạ Trung tá cho em về lại đại đội 1.” Ông Quân thoáng suy nghĩ, hỏi dồn: “Mầy xin về lại đại đội 1 làm gì?” Tâm trả lời mau như đã định sẵn: “Để xử cái thằng nơi trường Nguyễn Hoàng, rửa mặt cho ông thầy em. Em người miền ngoài nầy, lớn lên, đi học ở đây, nên em biết cách, biết đường đi vô trường đó.” Tiểu đoàn trưởng Quân cười tiếng nhỏ: “Tưởng mầy xin về hậu cứ cưới vợ chứ xin về lại đại đội 1 thì tao ok liền… Đây, mầy muốn đi phép 24 tiếng về Huế hay theo Đại Úy Lộc, ông thầy mới của mầy về vị trí đại đội 1 bây giờ.” Tâm hứng khởi: “Em đi liền. Hết hành quân, Trung tá cho em đi phép về Thủ Đức, gần cả năm rồi không gặp mặt vợ.” Trung Tá Quân nói vui: “Không có gì trở ngại, ông thanh toán được cái chốt đó tôi xin sư đoàn cho ông lên hai cấp, móc luôn cái lon thượng sĩ khỏi qua trung sĩ nhất. Có cả tiểu đoàn nầy làm chứng lời tôi.” Khi Trung Tá Quân sử dụng cách xưng hô “ông, tôi” với thuộc cấp tức đã là lời tuyên bố chính thức. Từ lâu ông được tiếng là “Anh Đại” do lòng kính yêu của toàn đơn vị. Khi bò ra khỏi hầm chỉ huy, Đại Úy Lộc, người có danh hiệu “Lộc râu”, đại đội trưởng cứng nhất của binh chủng mới được điều về thay thế viên đại đội trưởng vừa tử trận để thực hiện kế hoạch đánh chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị với Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến giữ nhiệm vụ mũi tiến công chính. Khi ra khỏi hầm bộ chỉ huy tiểu đoàn, “Lộc râu” chắc lưỡi cười cười nói với Tâm: “Tâm em” mầy chơi bạo thiệt, vừa rồi tao nghe mầy mới bị thương hôm tháng 6 mà nay đã xin ra lại đại đội tác chiến… Không sợ sao em? Tâm bình thản nói gọn: “Đời có số mà Đại Úy.” Bỗng nhiên Tâm chợt nghĩ đến cô vợ trẻ ở Thủ Đức, nơi hậu cứ Sóng Thần của đơn vị. Đã lâu Tâm không gặp vợ, tuy nhiên cô nhỏ luôn có mặt với anh. Vào những lúc nguy nan anh có phản ứng gần gũi với cô như một phần của bản thân hơn là một người khác phái với liên hệ vợ chồng. Nghĩ đến ngày phép sẽ có sau khi xong hành quân lòng Tâm chợt ấm áp bình an. Nhưng nỗi vui của anh không kéo dài khi nhớ lại chiếc đầu bị bắn vỡ của Đại Úy Anh, người chỉ huy mà Tâm đã theo cùng từ đầu năm 1968 ở mặt trận Thành Nội Huế khi ông Anh mới ra trường sĩ quan, và Tâm vừa mãn khóa căn bản của binh chủng về đại đội 1 mang máy truyền tin cho Thiếu Úy Anh. Hai thầy trò đã sống cùng nhau qua dài ngày lửa đạn và sự chết. Suốt năm 1968 khởi đầu kia hai người đã hành quân hơn ba trăm năm mươi ngày đánh từ Huế vào đến vòng đai Sài Gòn, và năm 1972 nầy thì hầu như các tiểu đoàn của binh chủng không hề về lại hậu cứ ở Thủ Đức khi bộ tư lệnh tiền phương của sư đoàn dời ra xã Hương Điền ở Quận Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Tâm nhớ lời nói đùa của Đại Úy Anh: “Biết thế nầy mầy và tao lấy vợ người Huế còn có đường đi phép về thăm”. Tâm thấy trong mắt có cảm giác cay cay khi nghĩ về ông thầy và tiếng khóc rấm rức của cô Anh khi từ Sài Gòn ra Huế nhận xác chồng ở nhà xác bệnh viện Nguyễn Tri Phương chỉ với một người thân bên cạnh – Trung sĩ Tâm hay Binh nhì “Tâm em” mang máy truyền tin cho ông Anh từ năm 1968.
Trung đội phó trinh sát Lê Văn Hưu nhìn quanh những bộ đội dưới quyền đang ngồi chật trong căn hầm dưới nhiều tầng bê-tông cốt sắt của ngôi trường đổ sụp, nén chặt, ép cứng lại sau bốn tháng chiến trận hứng đủ vô lượng đạn pháo, bom của cả hai bên. Lợi dụng thời gian ngắn yên lắng giữa những trận đánh, sau các cuộc xung kích, phản công, theo đúng chỉ thị của chính ủy đơn vị mà nay đã thành thói quen, Hưu bắt đầu cuộc học tập trong ngày với các tổ viên bằng lời tố cáo đã được học tập thuộc lòng: “Chỗ nầy là trường học của nhân dân nhưng bọn ngụy ác ôn đã phá sập trước khi rút lui từ đầu tháng 5. Thủ trưởng lệnh cho đơn vị ta chốt ở đây là điểm xa nhất để không cho bọn ngụy phản công trong kế hoạch chiếm lại cổ thành nầy. Chúng ta là đội quân tiên phong của đảng quang vinh và bác Hồ kính yêu vì nhân dân giải phóng Quảng Trị để đồng bào thoát khỏi ách kềm kẹp của Mỹ-Ngụy. Hưu ngập ngừng thoáng ngắn, đổi giọng rắn rỏi: “Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta là kẻ thù của nhân dân ta. Bọn ngụy quân ngụy quyền là tay sai của đế quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta. Bộ đội ta vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh chiến đấu dưới sự lãnh đạo của đảng quang vinh và bác Hồ kính yêu… Đánh… đánh cho Mỹ cút… Đánh… đánh cho ngụy nhào thống nhất đất nước thực hiện nhiệm vụ chiến sĩ tiên phong của phong trào cộng sản quốc tế do Liên Xô và Trung Quốc lãnh đạo…” Sau phần phát biểu hướng dẫn, Hưu ra hiệu cho gã bộ đội giữ súng phóng lựu B40 ngồi bên cạnh. Đồng chí Trung phát biểu. Gã bộ đội vẫn cúi mặt xuống đất lặp lại ngắt khoảng qua tiếng thở bị nén. “Đế quốc… đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, là kẻ thù… kẻ thù của… nhân dân ta… Bọn ngụy quân ngụy quyền… là kẻ thù, kẻ thù của… nhân dân ta…” Khi các tổ viên thay phiên lặp lại lời học tập, Hưu nhìn quanh ra bên ngoài qua lỗ hổng của căn hầm… Toàn cảnh thị xã Quảng Trị chỉ là một khối gạch đá vụn vỡ tan nát với những xác người vương vãi không còn nguyên vẹn tay, chân, đầu, mình… Không biết là xác dân hay lính ngụy nhưng chắc chắn không phải là lính Mỹ do nhận dạng qua những bàn chân trần, ngón nhỏ bầm tím máu khô; những chiếc sọ vỡ nát (phải là sọ của người dân vì không có chiếc nón sắt) há hốc nhìn lên bầu trời luôn xám đục khói đạn pháo, hơi bom, và mùi thây người bốc lên ong óng dày đặc. Sau khi các tổ viên đã giáp vòng phát biểu, Hưu muốn tiếp tục kể thêm về tội ác Mỹ-Ngụy theo nội dung đã được học tập từ trước khi vào trận địa, nhưng các tổ viên hầu như không còn sức lực để ngẩng đầu lên nghe lời anh. Hưu kìm giữ tiếng thở dài, đưa tay lên vò đầu, những sợi tóc ngắn lởm chởm nham nháp chạm vào da lòng bàn tay. Ầm! Ầm! Những trái bom bất chợt rung dội căn hầm như địa chấn trước khi nghe âm thanh máy bay lướt qua. Khẩn trương! Khẩn trương… Chúng nó lại phản công! Hưu và các tổ viên nhanh chóng phân tán vào các vị trí chiến đấu, anh cùng hai tổ viên theo những khối gạch vỡ bò lên điểm tác xạ cao nhất nhìn xuống con đường chạy xéo về phía hướng Nam, ngoại vi thị xã. Tổ ba người trang bị hai tiểu liên AK 47, ngoài đơn vị đạn cơ hữu hai tổ viên còn trang bị thêm đạn phóng lựu B40 do Hưu sử dụng; anh còn được tăng cường thêm một súng trường Nga có gắn máy nhắm. Vừa bò lên vị trí, Hưu vừa gầm gừ lẩm bẩm: “Địt mẹ chúng mầy. Địt mẹ chúng mầy!” “Chúng mầy” trong câu chưởi không vì lòng giận dữ bao gồm nhiều đối tượng mà chính Hưu cũng không xác định rõ là ai. Chỉ biết từ sâu trong lòng, Hưu không chưởi riêng bọn lính ngụy có thể đang bắt đầu tập trung đợt phản công mới. Quái chúng nó lại trốn mất đâu rồi. Từ trên cao điểm, Hưu nhìn dọc theo con đường không bóng người đang sập tối với trần mây thấp u ám chập choạng khối nhà cửa tang hoang đổ nát. Có con chó cúi đầu chạy lóng ngóng, thỉnh thoảng tru dài âm ai oán rờn rợn… “Địt mẹ chúng mầy có trốn ông cũng giết tất!” Lần nầy anh chưởi rõ bọn lính ngụy mà theo ý anh là nguyên nhân gây nên cảnh chết chóc tan hoang của thị xã nầy và hoàn cảnh tuyệt vọng của bản thân anh và những tổ viên trinh sát. Qua ống nhắm súng bắn sẻ, Hưu cố dò tìm những chấm đen đầu người di động thấp thoáng ẩn hiện giữa đám gạch ngoài ngổn ngang mặc chung quanh ầm vang âm động đạn pháo binh 105 li tiếp theo đợt bom vừa chấm dứt để yểm trợ tiếp cận cho đám lính thủy đánh bộ tấn công. Pháo từ phía bắc vùng Đông Hà, Cam Lộ bắt đầu phản pháo được bộ đội tiền sát cố thủ trong cổ thành điều chỉnh rơi chính xác giữa đội hình quân ngụy. Thân thể người theo cùng gạch đá bay lên. Bây giờ Hưu đã hoàn toàn biến dạng nên thành một con người mới với phản ứng cơ bắp mau lẹ, trí não săn sắt ý chí quyết liệt như khi nhận lời động viên trực tiếp qua hệ thống điện thoại từ tư lệnh mặt trận Nguyễn Việt xuống mỗi đơn vị cơ sở: “Một tấc không đi. Một li không dời. Quyết chiến, quyết thắng Giải phóng Quảng Trị. K3“Tam Đảo” còn, Thành cổ Quảng Trị còn; Triệu-Hải (Triệu Phong-Hải Lăng) anh hùng diệt gọn hai sư!” (Ý nói Trung Đoàn 27 Độc Lập có danh hiệu Triệu Hải đánh tan hai sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù của quân đội miền Nam..) Đấy cũng là lời động viên mà đã có lần Hưu tự nhủ thầm: “Nói láo cũng vừa phải thôi, trung đoàn 27 gần hai ngàn người kia đã không còn đầy hai-mươi mống mà đánh đéo thế nào được với hai sư của bọn lính thủy đánh bộ và bọn dù ngụy.” Trở về với thực tại, Hưu nhìn qua bóng tối của căn hầm đang nháng lửa rung rinh bởi loạt pháo bắn điều chỉnh càng ngày càng chính xác chứng tỏ tiền sát pháo binh đối phương đang định đúng vị trí của tổ trinh sát. Ngoài ra Hưu còn có nhận xét qua kinh nghiệm hơn ba tháng chiến đấu là chen trong đợt pháo cường tập xuất phát từ nhiều vị trí của lần nầy có những vị trí pháo khởi hành rất xa không nghe được đâu từ hướng đông, phía bờ biển với loại đạn có sức công phá mạnh gấp bội loại đạn 105 li cơ hữu của pháo binh ngụy; loại đạn pháo mới mà Hưu không định rõ danh hiệu nầy hiện đang bao trùm toàn thể khu vực ngôi thành cổ, ngay trên đầu của vị trí đơn vị Hưu. Qua ánh lửa loé sáng từng chập liên tục, Hưu bắt gặp ánh mắt thất thần của những tổ viên khiến anh muốn nói lên lời than vãn… “Chắc không thoát khỏi trận pháo nầy đâu chúng mầy ạ, với loại pháo mới nầy bọn ngụy quyết tâm dứt điểm mình.” Nhưng thật ra Hưu chỉ có ý nghĩ với mối kinh hoàng đang dâng ngập. Trời bên ngoài đã sập tối, giữa chuỗi âm động của đợt pháo không dứt khoảng, bỗng nhiên Hưu nghe rõ thanh âm sắc đục của những miếng tôn lợp nhà do có thân người đang chuyển động bên trên… Anh lạnh buốt sống lưng… Bỏ mẹ, bọn ngụy đang bò dưới chân mình. Chúng đã lợi dụng lúc dội bom và đợt pháo để xâm nhập vào vị trí của anh. Nghĩa là chúng cũng chia chung phần cơn bom và đợt pháo đang dội xuống. Thật ra tất cả ý nghĩ như trên chỉ hiện ra trong một chớp mắt theo luồng ánh sáng và tiếng nổ xé toang bóng tối cùng lúc giúp Hưu kịp nhận ra dạng một chiếc sào dài theo lỗ hổng được đưa vào căn hầm. Và sau tiếng nổ từ đầu cây sào, Hưu chìm xuống bóng tối dầy. Màn tối thẫm của cái chết có hình khối với những tảng vách tường nhà, và gạch đá đổ xuống đè lên thân anh. Trong vũng bóng tối dầy đặc, dưới khối gạch đá ngổn ngang chồng chất, Hưu nghe dần tiếng nói xì xào của lính miền Nam… Đ. má cái chốt nầy đây, không chơi trò “cần câu cá” cho nó ăn claymore theo cách “ông râu” thì còn lâu mới vào được. Hưu nghe rõ bước chân người đang đi trên gạch đá chụp trên thân anh. Hưu dùng sức mạnh còn lại cuối cùng lần gỡ trái lựu đạn chày nơi thắt lưng, tháo khóa an toàn, đẩy theo khe hở dò dẫm được bởi những ngón tay vô thức. Ánh sáng lóe lên. Tiếng nổ xé toang và giọng Trung sĩ Tâm gào lớn: “Chết anh, Thanh em ơi!!”
Đại úy “Lộc râu” nói như reo với Trung Tá Quân: “Trình Phu Quân (danh hiệu truyền tin của ông Quân) thằng “Tâm em” câu được cái chốt ở trường Nguyễn Hoàng với claymore rồi. Phu quân cho cua (chiến xa) lên chỗ tôi rồi mình cùng vào nướng (sử dụng súng phun lửa) cái bánh chưng (chiếm Cổ Thành Quảng Trị).” “Xong rồi, có ngay cua cho ông, và đưa thằng em lui gặp moa.” Tiểu đoàn trưởng Quân hân hoan phấn khởi. Giọng Đại Úy Lộc chuyển nhanh sang nghẹn cứng, đanh lại xót xa: “Tâm em bị thằng vi-xi xé áo luôn rồi.” “Sao?” – Trung tá Quân hỏi dồn. “Vi-xi nó chơi đòn sát thủ trước khi chết. Tôi đang tìm cách “moi” thằng em ra.” Nhưng Đại Úy “Lộc râu” không còn cơ hội để tìm ra xác của “Tâm em” bởi một loạt pháo của phía cộng sản mạnh mẽ hơn từ Ái Tử, bắc sông Thạch Hãn đổ dồn xuống vị trí chốt của tổ trưởng Lê Văn Hưu trong đó có xác của Trung sĩ Tâm và hai khinh binh Tiểu Đoàn 18 Thủy Quân Lục Chiến. Và chỉ vài giờ sau có thêm rất nhiều người chết mới của cả hai bên kéo dài cho tận buổi sáng ngày 14 tháng 9 năm 1972 khi ngọn cờ Vàng Ba Sọc đầu tiên được dựng lên khối gạch, đá ngổn ngang của Cổ Thành Quảng Trị. Sau ngày 16, khi rút quân về phía sau, Đại Úy “Lộc râu” muốn chỉ vị trí “Tâm em” đã chết cho ông Quân, nhưng anh không làm sao định được nơi người lính đã ngã xuống. Theo thống kê sau nầy về trận đánh cuối cùng trong tháng 9 năm 1972, mỗi ngày không kể phần nhảy dù, biệt động, và bộ binh, chỉ riêng Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến có khoảng một trăm năm mươi người lính hy sinh. Phía bộ đội cộng sản thì cho biết: Ngoài Trung đoàn Triệu Hải bị xóa sổ; Trung đoàn 48B thuộc Sư Đoàn 320B, đơn vị chiếm giữ trung tâm thị xã (theo hồi ký phổ biến vào năm 1997 của Trung tướng Lê Tự Đồng, tư lệnh lực lượng cộng sản tại mặt trận tỉnh Quảng Trị) và các trung đoàn tham chiến đồng bị tổn thất hơn 80% quân số. Điển hình Tiểu đoàn 4 thuộc Trung đoàn 95 từ khi vào cổ thành đến khi rút ra (kể từ ngày 13 tháng 7 đến ngày 10 tháng 9 năm 1972) chỉ còn đúng mười hai người sống sót vượt sông Thạch Hãn tại làng Nhan Biều chạy về phía Bắc.
2- Tháng Tư sau năm 1975.
Cô giáo Thanh luôn có cảm giác “Làm sao sống được tới ngày mai?” từ buổi chiều ngày 30 tháng tư năm 1975 khi bế đứa con nhỏ, tay xách bịch ni-lông áo quần, kinh hoàng rời khỏi khu gia binh Trại Sóng Thần của Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Cô đã không thể phân biệt những hỗn loạn chung quanh đang ầm vang tiếng chưởi mắng, nạt nộ chen lẫn tiếng súng xử bắn những người không kịp rời nhà theo lịnh của bộ đội cộng sản nói tiếng vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh. Súng nổ không tiếng đạn bay ra vì đầu đạn đã ghim sâu vào thân con người ép dính sát đầu nòng súng. Địt mẹ chúng mầy là vợ con của bọn ngụy “trâu điên” (Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến lừng danh của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa). Chúng ông không banh xác chúng mầy ra thì thôi chứ đừng hòng lấy được cái áo, cái quần, cái bát, đôi đũa. Đồ đạc trong nhà nầy là do bọn chồng ngụy chúng mầy đã cướp đoạt của nhân dân mà có. Cút!! Cút ra khỏi đây mau… Tên bộ đội miền Bắc túm đầu tóc cô đẩy ra cửa trong khi cô luống cuống ôm đứa bé và gói áo quần vừa nhặt nhạnh được. Tuy nhiên cô cũng nhớ ra xác của Hạ sĩ Lượm, người lính cùng đơn vị của chồng nằm chỏng chơ bên cạnh chiến xe lăn mà tên lính cộng sản vừa hất anh ta xuống để đoạt chiếm. Xác Hạ sĩ Lượm chết không nhắm mắt chắc đang cố tìm hình ảnh của vợ con không biết vừa chạy đi đâu. Cô Thanh cũng không nhớ sau đó bằng cách nào, trong bao lâu cô đã bồng con về được ấp Suối Nghệ, Phước Tuy với cha mẹ. Cô hồi tưởng một cách mơ hồ, đứt khúc đoạn đường từ Trại Sóng Thần cô đi lần ra chợ Thủ Đức, theo xa lộ đi về hướng Biên Hòa. Tuy nhiên lại cô nhớ như in đoạn đường nầy vì khi đi ngang qua Nghĩa Trang Quân Đội, Thanh đã nhìn thấy rất rõ bức tượng Tiếc Thương bị giật sập đổ ngược xuống. Sở dĩ cô chú ý đến địa điểm nầy vì từ ba năm qua cô đã nhiều lần đến đây với hy vọng tìm ra được xác người chồng chết từ một ngày tháng 9 năm 1972 tại Quảng Trị. Cô giáo Thanh sở dĩ sống qua được bao năm cũng vì thằng Thành càng ngày càng giống người vắng mặt, và hơn thế nữa cô không hề nghĩ anh Tâm đã chết. Cô có cảm giác rất thật là người chồng chỉ vắng mặt đâu đó cho dầu đã bao lâu và cách bao xa. Nên cô vượt sống với, bởi nghĩa vụ tự đặt ra cho chính mình: Sẽ có một ngày đi gặp chồng. Cũng quả thật cô cũng không cảm thấy đau khổ quá đỗi nặng nề do lần vắng mặt lâu dài không tung tích của người chồng, vì cảnh sống từ ngày 30 tháng Tư năm 1975 kia đã tạo nên trong lòng cô phản ứng thường hằng: Coi như bản thân mình đã chết. Và cũng bởi người chết nào biết đến cường độ của cơn đau. Mỗi buổi sáng khi nhấn lưỡi cày sâu xuống mạch đất của thửa ruộng chạy dọc bên suối Sông Cầu dưới chân Núi Đất, cô thường nhắm mắt lại trong khoảnh khắc với lời nói ra tiếng: “Anh Tâm ơi, anh ở đâu, anh cầu cho mẹ con em. Để sẽ có ngày em tìm ra anh nghe anh Tâm.” Rất nhiều lần khi nói lời than tội nghiệp nầy cô mong được tuôn trào giòng nước mắt, nhưng điều cầu mong nầy cũng chỉ là mối ao ước không thành, bởi hình như lượng nước mắt đã cạn khô từ bao lâu. Dẫu Thanh luôn có cảm giác cay cay sâu trong mắt khi nhận ra thực tế cảnh sống của mỗi ngày, giờ đang trải qua. Thanh cũng không hề nghĩ ra rằng cô vừa qua tuổi hai mươi, và đã một thời là cô giáo đứng giữa đám trẻ con tập hát lời vui hòa sống động yêu thương. Tháng Tư một năm sau 1975 cô quyết đi tìm. Anh Tâm ơi, em đi gặp anh đây. Anh ở đâu cho em gặp anh. Cô lặp đi lặp lại lời cầu mong ngắn ngủi nầy chen trong chuỗi thầm thì tôn kính an ủi… Kính mừng Maria đầy ân phước… liên lũy lần hạt Mân Côi khi đã yên chỗ ngồi trong toa tầu chen chúc nhớp nháp của chuyến tàu lửa Bắc Nam. Lên từ ga Xuân Lộc trong buổi chiều váng vất nhá nhem tối chung quanh rừng Long Khánh loang tỏa khói mờ, chiều tối ngày hôm sau cô giáo Thanh đến ga Quảng Trị. Từ nhà ga, Thanh cảm thấy rờn rờn sự chết bao trùm lẩn khuất đâu đây khi nhìn lên khối gạch đá đổ nát nằm hỗn độn bên bờ sông cạn đáy mà người dân chỉ cho cô biết đấy là cổ thành Quảng Trị một thời trấn đóng trên sông Thạch Hãn. Anh Tâm ơi… Anh ở đâu? Bất ngờ nước mắt cô chảy ra lúc nào không hay. Thật ra cô muốn gào lớn tiếng: Anh Tâm ơi, anh chết nơi đâu? Chữ “chết” mà bao lâu cô không hề nói ra. Không dám nghĩ đến.
Từ Huyện Cẩm Thủy chị Trịnh Thị Hàn bắt đầu cuộc hành trình theo đường 119 đi về hướng Đông-Nam ra thị xã Thanh Hóa. Trước khi đi bà mẹ chồng đã có lời than: “U không dám cản con, nhưng con nên nghĩ lại, từ đây ra tỉnh những mấy mươi cây số, con đi cũng mất một ngày. Xong theo tàu hỏa vào Nam mà u biết tàu chỉ chạy đến Hà Tĩnh hoặc ra Hà Nội. Cả đời con chưa đi quá huyện Yên Định thì biết đâu đường đi vào Nam tìm thằng Hưu. Nhà ta quá nghèo nếu u đi theo chỉ làm con thêm bận bịu, tốn kém, vả lại u còn phải ở lại nhà để nom mấy sào ruộng, nhưng quả thật để con đi một mình u không yên tâm được. Hay con đợi đến qua thu hoạch, nhà có dư đôi chút, u đi theo con luôn thể, nó là chồng con nhưng là con của u.” Nhưng chị Hàn đã có lời cương quyết dứt khoát: “U không phải lo cho con, đây là bổn phận riêng của con đối với anh ấy. Mấy năm trước trong chiến tranh chống Mỹ, một mình con cũng đã hoàn tất được những công tác mà xã phải huy động đến cả cụm, cả tổ mới xong được. Con đã từng ứng chiến tổ phòng không suốt đêm, sáng ra đồng cày ruộng, chiều đi tập phòng thủ chống biệt kích đổ bộ. Quần quật suốt cả mùa đông năm 1972 còn chịu được huống gì đoạn đường từ đây ra ngoài tỉnh, với đoạn xe hỏa vào Nam khi nước nhà đã hòa bình thống nhất.” Cô vừa trả lời vừa đậy chiếc nắp ba-lô lên túi hồ sơ của anh Hưu có ghi địa chỉ đơn vị với nét chữ lớn viết bằng mực tím: 271003 TB 04. Thật ra chị muốn nói thêm với bà mẹ về lá thư của anh Hưu với nội dung mà chị đã thuộc lòng: “Vấn đề bồi dưỡng tại chiến trường lúc nầy đã tiến bộ, không còn thiếu thốn như thời gian di chuyển nữa. Áp lá thư em vào ngực, anh đọc đã mấy chục lần. Có thể nói từ khi anh và em bắt tay xây dựng vợ chồng thì hai chủ nhật đầu tiên từ ngày anh ra đi là hai chủ nhật khó khăn và nặng nề khó vượt qua lắm. Trong những giờ phút đó anh muốn hét thật to để làm sao ôn lại cho em những lời nói của anh. Anh đã bước đi như một con người không có tri giác. Em đã nằm giữa trái tim anh, dòng máu anh đã cùng chảy theo nhịp thở của em, cho nên dù ở phương trời nào em vẫn luôn có mặt với anh.” Lá thư viết từ một ngày đầu năm 1972 tại một nơi mà anh Hưu chỉ ghi tắt là QT và chị nhận được sau ngày giải phóng Quảng Trị trong tháng 4 năm 1973 cùng lần với giấy báo tử mà chị đã giấu kín không muốn cho bà mẹ hay. Và nay đã đến lúc chị phải đi tìm bởi lời nói của anh Hưu mà chị nghĩ là chân thành thắm thiết nhất: “… Cho dù ở phương trời nào em vẫn luôn có mặt với anh.” Phải, chị Hàn luôn có mặt với chồng cho dù đã bao lâu không thấy mặt, hay cách biệt bao xa kể cả từ, sau, bởi cái chết mà riêng chị âm thầm chịu đựng bao năm qua. Chị xốc ba-lô lên vai, cột túi cơm khô quanh bụng, cúi xuống rút chặt quai dép lốp, đội lên đầu chiếc nón cối cứng. “Xong, con đi đây! Con đi tìm chồng con, bộ đội Lê Văn Hưu. U ở nhà yên tâm.” Chị Hàn bước ra khỏi nhà, xuống con dốc lần theo sông Mã đi ra đường 119 với cảm ứng: “Đi gặp mặt chồng”. Chị không hề có cảm giác anh Hưu đã chết dù tờ giấy báo tử kẹp chặt với lá thư ép trong túi ni-lông đeo trước ngực. Trước khi lên con lộ chính, Hàn băng qua khu ruộng ngô mà anh Hưu đã cuốc vỡ đất trước lần đi nghĩa vụ quân sự. Khu ruộng ngô mà chị và chồng đã gieo những hạt giống của mùa đầu tiên, nơi hai người đã một thời vui đùa trong tuổi trẻ đã quá xa tưởng như một điều không thực. Tuy nhiên chị lại nhớ rất rõ những câu nói bâng quơ, cách trầm giọng làm ra vẻ quan trọng của anh Hưu, tiếng cười khúc khích của hai người giữa những luống lá dày xanh xám khi cây ngô lớn quá đầu người. Những sự việc tưởng như vừa xẩy ra, đang tiếp diễn khiến chị Hàn nhớ rõ mùi vị hạt ngô đầu mùa nướng lửa ngọn đốt từ đống lá vun trên đất. Mạch đất từng làm chứng tình yêu của hai người sáng nay trong nắng cuối xuân ươn ướt lớp sương mai gây trong lòng chị mối cảm xúc bất chợt đưa đẩy trí nhớ về lại hạnh phúc của một thời. Hoá ra hạnh phúc của hai người cũng mong manh và nhạt nhòa như lớp sương sớm đang khô dần trên đất dưới ánh nắng. Thật ra chị Hàn chưa đến tuổi ba mươi.
Sau ba ngày với những chuyến tàu lửa chợ ngừng lại tại nhiều ga xép, những chuyến xe hàng chen chúc, ngột ngạt, kể cả những đoạn đường thăm thẳm lầm lũi cuốc bộ, cuối cùng chị Hàn bước lên chiếc cầu sắt đi vào thị xã Quảng Trị với cảm giác thản nhiên lạnh lẽo của người đã kiệt sức cùng đường. Cảm giác hiện thực khi chị hỏi đường đến văn phòng tỉnh đội và được người dân chỉ lên những khối gạch đá đứng chơ vơ bên bờ sông cạn đáy phơi bãi cát loang nắng… Đó… đó… Cổ thành đó!! Và chị bật lên tiếng kêu không ngờ…Trời đất ơi!! bởi đang biết rõ một điều: Anh Hưu chồng chị đã chết thật nơi những đống gạch đá tan vỡ nầy. Chị Hàn đi vào văn phòng Ban Quân Sự Tỉnh Quảng Trị với cách quyết liệt của người chấp nhận cái chết đang chực sẵn… Các đồng chí có thể cho tôi biết mộ của các liệt sĩ trong vùng nầy bố trí ở đâu, và có thể cho biết danh sách bộ đội liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh năm 1972. Đây là giấy báo lần chồng tôi hy sinh, anh ấy là trung đội phó trinh sát thuộc Trung Đoàn 48B, sư 320B quân đội nhân dân. Viên thượng úy thường vụ tỉnh đội tiếp nhận tờ giấy, đọc qua với cách lơ đãng, xong đưa lại cho chị Hàn, trả lời với vẻ miễn cưỡng dẫu cố che giấu: “Tỉnh đội cũng như các đồng chí lãnh đạo trong ủy ban nhân dân tỉnh và nhân dân Quảng Trị đời đời nhớ ơn công lao của các anh hùng liệt sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và bộ đội nhân dân anh hùng đã giải phóng Quảng Trị thoát khỏi ách chiếm đóng của bọn Mỹ-Ngụy…” Nói đến đây, viên thượng úy khẽ liếc nhìn người đàn bà đang ngồi xổm trên mặt đất theo dõi câu chuyện của chị Hàn. Viên thượng úy nói tiếp: “Nhưng, như chị đã thấy, bọn ngụy ác ôn sau khi rút khỏi Quảng Trị đã phá hủy tất cả nhà cửa dân chúng cũng như cơ sở của bộ đội cách mạng… Bọn chúng cũng cố tình tiêu hủy tất cả hài cốt của chiến sĩ ta… Nên… nên… sau giải phóng (ý nói sau năm 1975), chúng tôi chỉ tập trung được hài cốt của những chiến sĩ thuộc địa phương Quảng Trị mà thôi, còn những người đã hy sinh trong những trận đánh với bọn quân Ngụy năm 1972, 73 thì không cách nào để thu nhặt… Chúng tôi chỉ còn cách là chôn tất cả vào một mộ tập thể và di dời ra ngoài La Vang.” Đến đây hình như viên thượng úy đã tìm ra được một cách thức giải quyết vấn đề khó khăn đang gặp phải, y xoay qua người đàn bà đang ngồi dưới đất nói với giọng hả hê: “Đó tôi có giấu giếm chị gì đâu, đến như liệt sĩ bộ đội nhân dân chúng tôi còn không tìm được ra dấu tích, hài cốt huống gì chồng chị là lính Mỹ-Ngụy “trâu điên” ác ôn…” Viên thượng úy cộng sản định nói thêm điều gì nữa nhưng đột nhiên im bặt vì người đàn bà, cô giáo Thanh, đứng bật dậy rắn rỏi dứt khoát: “Chồng tôi không là lính “Mỹ-Ngụy” mà là lính Tiểu Đoàn 18 Thủy Quân Lục Chiến, nhưng không phải là Tiểu Đoàn 2 “Trâu Điên”… Chồng tôi lại là người ở đây, ở làng Công Giáo Trí Bưu, họ hàng chồng tôi nếu còn sống sẽ làm chứng là bên chồng tôi và anh Tâm tôi chưa hề ác ôn với ai ở đây hết… Cha chồng tôi là thầy giáo cả đời dạy học ở tỉnh Quảng Trị nầy.” Cô giáo Thanh cao giọng khẳng định thêm một lần: “Chồng tôi là lính Thủy Quân Lục Chiến không là lính Mỹ-Ngụy.” Quả thật, Thanh cũng không ngờ phản ứng bất chợt mạnh mẽ của mình. Nỗi oan hận, uất hờn từ bao năm bùng lên như một tia lửa. Viên thượng úy bực tức luống cuống… Vệ binh, vệ binh đâu đưa chị nầy ra ngoài xử lý!! Những tên lính trẻ ùa vào vây quanh cô giáo Thanh… Khẩn trương! Khẩn trương… Đi ra!… Đi ra!… Âm giọng miền Nghệ An sắc nhọn, dữ dội, đe dọa. Chị Hàn dẫu chưa thấu hiểu hết nguyên nhân, diễn tiến câu chuyện nhưng vội vàng can thiệp. Các đồng chí, các đồng chí cho tôi nói chuyện với chị nầy. Chị Hàn mau chóng nắm tay cô Thanh dẫn vội ra cửa. Sau phản ứng mạnh mẽ của một lúc bất ngờ tất cả năng lượng trong người hầu như tan biến, Thanh nhu thuận, lặng lẽ đi theo chị Hàn với bước chân không chủ đích. Ra khỏi văn phòng tỉnh đội, hai người ngồi xuống lề đường, trên mô đất lồi lõm. Thanh úp mặt vào gối, nói trong tiếng nấc nén xuống: “Chị ơi, em khổ quá! Em đến đây đã mấy ngày rồi. Hỏi ai cũng không biết! Họ hàng bên chồng em chết hết. Chết đâu từ năm 68, 72 bởi đạn cộng sản. Em đi khắp nơi trong Quảng Trị nầy. Không ai biết. Không ai thấy.” Chị Hàn nhìn lên trời. Nhìn lên những khối đá gọi là Cổ Thành Quảng Trị. Trong một động tác bất chợt, chị ngồi sát gần người đàn bà bên cạnh đang úp mặt giấu tiếng khóc. Chị muốn kêu lên tiếng tuyệt vọng. Anh Hưu ơi! Anh Hưu ơi! Chị cũng mong được bật lên tiếng khóc.
Từ thị xã Quảng Trị theo chỉ dẫn của người dân, hai người đàn bà đi về hướng Hạnh Hoa Thôn, qua ngã ba Long Hưng theo Quốc Lộ I đến khu nhà thờ La Vang. Hai người tới trước khối nhà thờ đổ nát khi chiều đã xuống bên sườn núi phía Tây. Gió se lạnh thổi rờn rợn u uẩn. Nơi nầy là gì hở em? Hàn trầm giọng hỏi cô Thanh do không khí chung quanh quá tịch mịch thê lương. Nhà Thờ La Vang nơi Đức Mẹ hiện xuống chị ạ. Hàn muốn hỏi về Người Mẹ mà cô Thanh vừa kể đến, nhưng dẫu không biết rõ người ấy là ai, chị vẫn cảm nhận hình như có một điều ấm áp bình an khi đi theo cô Thanh đến trước bức tượng hình dạng một người nữ có nét mặt buồn đau. Mẹ đấy chị. Mẹ cũng khổ đau như chị em mình. Mẹ Khổ Đau vì con người khổ đau. Cô Thanh quỳ trên đất, đầu cúi xuống ngực, thân hình bất động, im lặng sâu lắng thăm thẳm. Khi Thanh đứng dậy thì hình như đã là một người trút xong gánh nặng, cô thân mật nói cùng chị Hàn: “Bây giờ mình không biết các anh ở đâu. Anh của chị và anh của em. Chung quanh đây là mộ hoang chôn tập thể nhiều người. Vậy chị một bên, em một bên, có bao nhiêu hương mình mình thắp cho kỳ hết. Em biết, ngoài lính hai miền, nhiều người dân cũng đã chết khắp nơi đâu đây.” Trong bóng chiều ngả vàng vùng đồi đá sỏi nhỏ màu đỏ như rây máu, bóng hai người đàn bà lướt thướt im lặng trên bụi lùm xao xác lay động dưới cơn gió cuối xuân thổi từ biển vào. Khi đã cắm hết hai bó nhang lớn, từ hai đầu cánh đồi đang khuất dần bóng nắng, cô Thanh và chị Hàn đi trở lại gặp nhau. Bóng hai người in đậm lên nền trời lặng lẽ như dạng hình tượng Đức Mẹ Sầu Bi. Khối tượng đã tồn tại như một nhiệm mầu sau bao đợt lửa đạn do pháo nặng, hỏa tiễn từ hai bờ Nam-Bắc sông Thạch Hãn bắn tập trung, từ biển khơi dội vào, từ máy bay trút xuống suốt năm 1972. Trên đất khổ La Vang chiều tháng 4 năm 1976 có hai người đàn bà tồn tại như một điều thường hằng sau cuộc chiến dài hơn trí nhớ theo cùng vận mệnh của một dân tộc lầm than.
Sau khi chia tay ở ga Quảng Trị, cô giáo Thanh và chị Hàn hứa với nhau sẽ trở lại trong mùa Lễ Thanh Minh năm tới. Dịp tìm kiếm và đắp điếm mồ người chết, cũng vào ngày tháng tư sụp vỡ miền Nam.
Phan Nhật Nam
Ngày trở thành Người Lính năm mươi năm trước
(23/11/1961-23/11/2011)
(nguồn: Blog Trần Hoài Thư)
Một thời để nhớ!
BácTrà hâm lại kính: Trước đây, Bác đã từng là bộ đội phải không bác?
Đừng mắng câu hỏi này của con nghen..
Đúng rồi, Trần thị Bảo Vân@ à, mà đay là câu hỏi hay chớ ! Bác từng đi bộ và đội nón đó !
“Bác từng đi bộ và đội nón đó!”
Bác trà hâm lại thật là..hóm hỉnh, khi trả lời cho BV!!!!
Con nhớ có lần ở còm Bác sĩ A. Yersin, bác có nói chuyện với chị Năm, bác có tham gia một công trình dẫn nước ngầm gì đó..?
Con chắc chắn, ít nhất bác trà hâm lại là một kỷ sư ở bên dân sự, chứ không phải..”chú bộ đội”..ngơ ngơ ngáo ngáo khi vào miền Nam năm sau 1975 ( con biết điều “ngơ ngơ ngáo ngáo” này, vì có nghe nhiều bác chú lớn tuổi kể, cũng như đọc nhiều câu chuyện “bi hài kịch” của “chú bộ đội” khi lần đầu vào miền Nam chứng kiến cảnh..miền Nam bị đế quốc Mỹ..bóc lột đến tận xương tuỷ..!!!!!!)
Cháu Tuấn Anh chắc đã đọc mẫu chuyện này, và biết rồi chứ?
…Đó là lần đầu tiên người dân miền Nam “xuống đường”, không phải để đi đấu tranh, mà là để đi coi…”bộ đội VC” ?! Cũng giống như đi coi…thú…ở sở thú vậy!
Một phóng viên miền Bắc hỏi:
* Một bà già miền Nam:
– Thế “giải phóng” bà Má có vui không nào?
– Ờ, vui chớ! Nhờ có mấy ông “bộ đội giải phóng” về kịp mới yên, chớ không tụi… việt cộng, nó pháo kích riết…chắc chết quá!
* Anh đạp xích lô:
Vui chứ sao không vui! Đạp xích lô như tui, mà lúc nào cũng bị nghi là việt cộng!? Anh coi, mặt tui như vầy có giống…việt cộng không?!
……….
Bác Trà hâm lại kính: Dạ, Út con cám ơn bác hồi âm còm cho con ạ.
Vậy là đã biết bác trà hâm lại là..”đi BỘ ĐỘI nón”..rồi ạ! Bác quả thật là..hóm hỉnh như bạn Tuấn Anh nói! hihihihihi..
Con kính chúc bác luôn vui khoẻ và lúc nào cũng..dí dỏm ạ.
Nguyễn Tuấn Anh@ :
Công nhận cháu đoán đúng. Tuy vậy đôi khi chúng ta phải thông cảm cho những người lính vì bản thân họ không có tội, mà bản thân họ lại rất tội nghiệp! Chuyện cũng đã qua đi gần hai thế hệ rồi đấy! Các cháu phải là những người nói lên hai tiếng VIỆT NAM với thế giới !
…
…
Trần thị Bảo Vân@ : cháu có nghe câu ” dốt như bò đội nón ” bao giờ chưa ? Ý bác nói bác đã từng đội nón là cũng có lúc dốt như bò đó ! Hihihihi,…
bác cũng hỏi ( xin lỗi trước nha ) : Cháu đang học ngành gì, học ở đâu thế ?
Bác Lãng Tử kính: Dạ, cám ơn bác. Con đã có từng đọc các mẫu chuyện mà bác kể lại rồi ạ, hồi cháu còn học ở PTTH.
Thật là “bi hài kịch” bác nhỉ!!!!!
Nhanh quá, có những cái người ta không kịp quên ,…
Bác trà hâm lại kính: Bác quá khiêm tốn rồi! Con để ý thấy bác là người khách lớn tuổi vào chơi trang nhà chị Năm lâu nhất, cũng như còm trò truyện đều đặn nhất đó, và Chị Năm cũng khen bác rất thâm thuý mà.., và con cũng cảm thấy bác như thế…
Còn câu hỏi của bác, Dạ, con còn nhỏ đâu có gì bác phải xin lỗi, vậy con xin phép trả lời bác nghen, nhưng cách trả lời của con là kiểu..”chơi trốn tìm”, vì trước đây cũng có một Chị đáng kính hỏi con y như câu hỏi của bác, và con đã trả lời rồi…hiihihihihihihi…
Bây giờ con..trốn..ở entry: “Lời tỏ tình vang dội – 10/2011”
Bác..tìm..nghen?! hihihihihihihi….
Nếu biết trước thì có lẽ bác khuyên cháu không nên học ngành này.
Bác Trà hâm lại kính: Sao thế bác?!
Con rất kính mong nghe lời khuyên chỉ bảo thân tình của bác, nếu bác không phiền, được chứ bác?
Con kính cám ơn bác trước ạ.
Trần thị Bảo Vân@ :
Cũng không hẳn thế, vì bác nói nhanh quá đó thôi. Đúng ra ( chỉ là nếu thôi nhé ) thì mình nên có một chuyên môn nào khác và làm việc bằng tiếng Anh ( ngôn ngữ văn phòng ) thì hay hơn là chỉ chuyên Anh ,…
Hi vọng đây chỉ là ý kiến cá nhân bác mà thôi !
Bác trà hâm lại kính: Dạ, thế hệ trẻ tụi con, mỗi người sẽ cố gắng học và làm hết sức mình có thể, để cho bạn bè khắp nơi, khi nghe hai tiếng VIỆT NAM , trong họ, phải thật sự trân trọng, như lời bác trà nhắn gởi ạ. Chúng con chỉ sợ và ngại những người lãnh đạo dùng những thủ thuật/ thủ đoạn ép “uốn nắn” theo con đường một chiều thôi ạ…
Gs NBC..sẽ không phải là hình tượng mà tuổi trẻ chúng con – ít nhất là con- ngưỡng mộ đâu ạ!
Bác Trà đã về hưu? Hiện bác sống ở trong nước?
Con chúc bác luôn mạnh khoẻ ạ.
to Nguyễn Tuấn Anh@ :
Hiện nay bác đã nghỉ làm rồi. đang sống ở TP.HCM. Với cuộc sống không thể tiết kiệm hơn ! Được cái mình giàu thời gian và tình cảm!
Chúc thế hệ trẻ như các cháu xứng đáng là con Rồng cháu tiên !
Những ngày này, những cụm loa ” công cộng” ở các góc hẻm, bắt đầu ra sức hót…ra rả những “bài ca”, nhằm… “tra tấn” màng nhĩ tất cả mọi người!
1/ Cô gái vót chông…
…………………………………
Chiến tranh thật kinh khủng. Chứng kiến những cái chết của lính hai bên, những trai tráng đúng tuổi sung suc nhất. Những hệ lụy kéo dài cho tới nay làm tôi chỉ ước mong ước là không bao giờ đất nước ta phải trải qua những trải nghiệm đau thuơng tương tự.
Mấy hôm truóc đây , đọc trên VnExpress thấy “hồi ức nữ biệt đông….” tôi thực không hiểu được những “chuyện phong thần” tương tự cứ tiếp tục được đưa ra để làm gì nữa.
Thật đấng buồn.
Chị Năm ơi, mấy ngày nay học bù đầu, tranh thủ vào thăm chị một chút..không đọc bài kịp, chị Năm ơi…
Thông cảm cho Út nghen..
Tuấn Anh:
Ông gởi..mật mã..gì, cho chị Năm vậy??!!! hihihihihihi…
Bảo Vân: “mật mã” gì đâu!!!!
Máy trục trặc, người đẹp ơi…
Cuối tháng, viêm màng túi nữa chứ!!!!! huhuhuhuhuhu…
Hi Tuấn Ạnh
Cám ơn Tuấn Anh giúp tôi biết được một thành ngữ mới rất dễ thuơng : Viêm màng túi.
Nếu dịch ra ngôn ngữ thế hệ chúng tôi : hết tư cách.
Con kính chào bác Chinook ạ: … “hết tư cách”
Ròm con nhớ có lần ở một entry nào đó ( con xin lỗi không nhớ rõ entry nào ):
1/ Bác Chinook có nói thành ngữ…”hết tư cách”
2/ Bác Công Thành nói thành ngữ…”hết đạn”
3/ Chị Năm có đặt câu hỏi, đại ý: “..khi đi với chị Bảo Trâm, mà anh..”hết đạn”..thì “Thiên Thần Mũ đỏ”.. xử lý thế nào..?
Trời ơi..!!! Con hồi hộp rán theo dõi..hồi âm..của bác Công Thành..để học lóm cách galant của những vị..tiền bối hào hoa, lịch lãm!!!!
Nhưng không thấy bác Công Thành..ừ..hử..gì cả!!!!
Ròm con, tiếc thật là tiếc!!!!
Bác Công Thành ơi!!!!!!
Bác đừng thèm…tiết lộ..cho ông ròm biết để..học lóm…đó nghen!!!! hihihihihihihi…
Câu chuyện hay, gây xúc động!
Thật đáng nguyền rủa cho những kẻ có đầu óc chuyên phát động chiến tranh, mà lại là một cuộc chiến tranh nội chiến, nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn, với bao thảm cảnh của mọi gia đình người dân Việt…
Phạm Sơn: Bác làm tôi sực nhớ đến một câu của ai đó nói, đại ý:
“…Chiến tranh là sự bắn giết nhau của những người không quen biết nhau, nhằm phục vụ cho những người quen biết nhau, nhưng không hề bắn giết nhau…! ”
Và với VN: Sau chiến tranh – 1975 -, kẻ được gọi là “giải phóng”, “chiến thắng” (sic)…vẫn tiếp tục tiến hành một cuộc chiến khác tàn nhẫn hơn, cũng như vô cảm chà đạp lên mọi đạo lý làm người:
– Cuộc chiến chống những người chiến bại, cũng như những ai bị oan uổng, bị đội cho cái nón:”diễn biến hoà bình?! ”
…………
Chị Năm ơi, đọc các còm của bác Phạm Sơn, Bác Chinook, bác Lãng Tử..đề cập về chiến tranh, Út chợt nhớ đến 2 bài thơ thật hay mà Út đã có dịp đọc, hai bài thơ chứa thật đầy niềm tự sự trăn trở của thế hệ các bác đã sống vào thời chiến tranh “nội chiến nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn”..của những người lính ở 2 đầu chiến tuyến..
1/ Thế hệ chiến tranh – của thi sĩ Trần Hoài Thư
2/ Khóc cho ai – của thi sĩ Lưu Giao Đồ Trọc
Út gõ, chị Năm nghen…
THẾ HỆ CHIẾN TRANH
Thế hệ chúng tôi mang đầy vết sẹo
Vết sẹo ngoài thân và vết sẹo trong hồn
Không phạm tội mà ra toà chung thẩm
Treo án tử hình ở tuổi thanh xuân
Thế hệ chúng tôi loài ngựa thồ bị xích
Hai mắt buồn che bởi tấm da trâu
Quá khứ tương lai, tháng ngày vô vọng
Đàn ngựa rủ bờm, không biết về đâu
Thế hệ chúng tôi chỉ thấy toàn lệ máu
Chưa bao giờ thấy được một ngày vui
Thời chiến giày Saut, bạn cùng sống chết
Hoà bình áo tù, trâu ngựa khổ sai
Thế hệ chúng tôi già như quả đất
Râu tóc mỗi ngày mọc những vết thương
Lòng phẫn nộ, cả chán chường ẩn khuất
Đếm những nỗi buồn bằng lời nhạc Trịnh Công Sơn…
( Trần Hoài Thư )
Và…
KHÓC CHO AI
Khi ta sinh ra
Đất nước phân tranh – giặc giã
Tổ quốc
Hai đầu trĩu nặng xương máu anh em
Khi ta lớn lên
Lửa đạn khắp mọi miền
Đất nước quặn đau
Khóc trong máu mắt
Khi ta già đi
Tha hương để tìm lòng nhân ái
Như đứa trẻ
Lần tìm bầu vú mẹ
Chẳng thấy sữa đâu…
Chỉ máu, nước mắt tràn………
( Lưu Giao – Đồ Trọc )
Phay Van: “nắn lại” con đường…theo…nền kinh tế thị trường định hướng xhcn…, phải không cô Phay Van! hehehe..
Vui cô nhé.
“…đã có lần Hưu tự nhủ thầm: NÓI LÁO cũng vừa phải thôi…”
Theo tôi, chi tiết cụm chữ “Nói láo” này, tác giả… “hơi gượng ép”?
– Vì bản chất tư tưởng luôn bị nhồi sọ đỏ 100% như một cái khuôn đúc ở trong đầu của một “trung đội phó trinh sát”, thì anh ta, chắc chắn là một đảng viên cuồng tín mù quáng, sẽ không bao giờ dám suy nghĩ thật “một cách trung thực” như thế!
Nhưng thời điểm bây giờ, 2012…thì có thể…
Không biết tỷ lệ các thanh niên miền Bắc khi cầm súng mà thực tin tưởng là mình chiên đấu cho độc lập , tự do là bao nhiêu.
Trong một xã hội như miền Bắc thời đó, họ chỉ có một con đường cầm súng để họ và gia đình có thể tồn tại và nếu may mắn thì sống sót…
Tôi nghĩ chi tiết liên quan đến “Nói láo” không hề gượng ép, vì ít có người từng va chạm với thực tế chiến trường, vào sinh ra tử mà lại không nhận ra chuyện thật giả. Cái gượng ép có lẽ là ở cái đoạn tả cảnh tụng kinh này: “Lợi dụng thời gian ngắn yên lắng giữa những trận đánh, sau các cuộc xung kích, phản công, theo đúng chỉ thị của chính ủy đơn vị mà nay đã thành thói quen, Hưu bắt đầu cuộc học tập trong ngày …”
Nhưng riêng với tôi, thì thật ra trong một tác phẩm văn học điều này không quan trọng bằng việc tác giả đã nói rất đúng về một điều rất đáng nói.
Bác Cua Đồng kính: Con xin lỗi “vô lễ” xin phép có ý kiến..hỏi bác..ạ:
1/ Bác Cua Đồng đã đọc tác phẩm rất giá trị ( theo cảm nhận của thế hệ sv trẻ hiện nay của tụi con ) :”Cõi Đá Vàng”?
2/ Một cách thật sự khách quan, bác suy nghĩ gì về những nhân vật: Trần, Huỳnh, Huyên… trong tác phẩm “Cõi Đá Vàng”?
2/ Lẽ ra, bạn con ( Tuấn Anh, máy bị trục trặc ) gõ còm này, nhưng, tụi con có cùng quan điểm và nhận thức, do đó, Ròm con kính xin phép, mời bác Cua Đồng, nếu không cho tụi con là..trẻ con, thì Ròm con kính mời bác..thử đọc cái còm # 26 , ngày 14/3/2012 trong entry ” Cõi Đá Vàng ( chương XXXIV , ngày 9/3/2012 )” của bạn Tuấn Anh..thử xem sao?!
Rất mong bác Cua Đồng..còm.. ý kiến, cho tụi con..”sáng tỏ”.. hơn ạ.
Con và bạn Tuấn Anh kính cám ơn bác.
Bác Cua Đồng kính: Con xin phép..”vô lễ”..có ý kiến hỏi bác vài ý, rất kính mong bác..hồi đáp, được không ạ?
1/ Bác đã từng có đọc tác phẩm ” Cõi Đá Vàng” ?
2/ Bác suy nghĩ gì về các nhân vật trí thức trẻ: Trần, Huỳnh. Huyên…trong tác phẩm Cõi Đá Vàng?
3/ Con kính mời bác Cua Đồng, nếu không chê..”chính kiến” sv trẻ tụi con là..”con nít”.., kính mời bác ghé thử đọc cái còm # 26 lúc 00: 35, ngày 14/3/2012, ở entry ” Cõi Đá Vàng ( chương XXXIV )” trong blog của chị Năm Phay Van?
Rất kính mong bác Cua Đồng có ý kiến hồi âm, cho tụi con học hỏi ạ.
Kính cám ơn bác.
Cảm thụ văn học thì đa dạng, nó tuỳ vào tâm thế, cũng như góc nhìn của mỗi độc giả… Nhưng, dù nhìn ở góc độ nào, thì mọi độc giả luôn mong muốn tác phẩm ấy – cho dù là có ít nhiều hư cấu đi nữa – cũng phải tuân theo trình tự khi xây dựng tâm lý nhân vật và quy luật logic tâm lý của truyện, nếu không, ắt nó sẽ làm giảm chân giá trị những điều mà tác giả muốn đề cập, bởi, sự thật phải là tiêu chí đầu tiên của một người cầm viết chân chính…
Chỉ là một độc giả bình thường, nhưng tôi rất tâm đắc khi đọc câu kết, như muốn… “hét to lên dữ dội” của nhà văn THT trong bài viết:
” Viết lúc 4AM – Võ Minh – Và những người lính thám báo miền Nam ” ( blog Trần Hoài Thư )
” Láo vừa chứ, ông Hồ Anh Thái ơi. Nổi lửa để mà “lạy ông tôi ở bụi này à? Tưởng tượng gì mà độc địa ghê gớm như vậy, hở Trời? ”
Vì vậy, chi tiết “Nói láo” trong truyện ở entry này, đơn giản chỉ là 2 từ, nhưng nội hàm tâm lý, mà tác giả viết…”hơi gượng ép” của nó, sẽ “không trung thực và logic với tâm lý thật sự của nhân vật Hưu ” ( Hưu chắc chắn là đvcs vì ở cương vị chỉ huy).
Một lổ mội nhỏ có thể làm vỡ một cái đập!
Một chi tiết nhỏ không trung thực và hợp logic tâm lý, có thể làm cho tác phẩm…kém thuyết phục và giá trị vậy!
Chỉ là một ý cảm nhận của cá nhân, mong các bác có thể trò chuyện thêm…
To Võ Trung Tín@: Bạn đừng khách sáo thế làm tôi ngại quá 🙂
Những câu hỏi của bạn rất đáng suy nghĩ và tôi cố gắng nói tóm tắt thế này: tôi chưa có dịp đọc hết tác phẩm ”Cõi Đá Vàng”, nhưng nếu có đọc tôi cũng sẽ không đi quá sâu vào thân phận của các nhân vật như những con người có thực, có lẽ đó là một cách đọc của riêng tôi thôi. Tôi chỉ quan tâm đến việc tìm hiểu bối cảnh chung của một thời kỳ mà thú thực là tôi cũng không được hiểu rõ lắm vì khi đó tôi vẫn còn nhỏ (năm 1971 tôi mới có 7, 8 tuổi gì đó), nhất là từ một góc nhìn rất mới đối với tôi.
To Phạm Sơn@: Rất đồng ý với bác “… dù nhìn ở góc độ nào, thì mọi độc giả luôn mong muốn tác phẩm ấy – cho dù là có ít nhiều hư cấu đi nữa – cũng phải tuân theo trình tự khi xây dựng tâm lý nhân vật và quy luật logic tâm lý của truyện”. Tuy nhiên tôi nghĩ không phải là mọi “chi tiết nhỏ không trung thực và hợp logic tâm lý” đều có thể làm cho tác phẩm “kém thuyết phục và giá trị” 😀 Dù sao tôi cũng vẫn đánh giá rất cao điều mà tác giả Phan Nhật Nam đã nói trong truyện này.
cua đồng: Cám ơn bác cùng trò chuyện.
Vâng, tôi cũng đồng ý với bác ở điểm: “đánh giá cao điều mà tác giả Phan Nhật Nam đã nói trong truyện này”.
Còn chi tiết cụm từ “Nói láo” mà tác giả đã cho nhân vật Hưu “tự nhủ thầm”?!
Cá nhân tôi cảm nhận là tác giả viết “hơi gượng ép”, và tôi có suy nghĩ dù chỉ là chi tiết nhỏ, nhưng không hợp lý, thì phần nào “vô tình” có thể giảm đi tính thuyết phục…
Chắc bác cua đồng còn nhớ vụ “ném đá dữ dội” năm 2011, gây nên một cuộc tranh luận văn học sôi nổi của nhà phê bình Trần Mạnh Hảo về một chi tiết “láo” nhỏ, là… “cây ngô” trong tiểu thuyết “Hội Thề” của nhà văn Nguyễn Quang Thân, đoạt giải A của hội nhà văn VN chứ?
Một cuốn tiểu thuyết đoạt giải A của hội nhà văn VN, nhưng, với một chi tiết “láo” nhỏ…là “cây ngô” không hợp lý, không đúng trình tự thời điểm ( tất nhiên cuốn tiểu thuyết “Hội Thề” này còn có nhiều chi tiết “láo” nhỏ nữa lắm ), đã bị Trần Mạnh Hảo “ném đá” tơi tả, và chính một /những cái láo nhỏ không hợp lý này, đã làm cho giá trị giải A của tiểu thuyết “Hội Thề”…rớt thê thảm trong mắt độc giả…
Vài ý trò chuyện cùng…
Vui bác cua đồng nhé.
Bác Cua Đồng kính: Bác là người lớn mà, thanh niên trẻ tụi con phải kính trọng chứ!
Cám ơn bác đã đọc còm của con và thân tình hồi âm cho con ạ.
Con chúc bác luôn luôn vui khoẻ…
Chị Năm: em xin lỗi, hồi hôm tự nhiên, máy của em bị..trục trặc.., đưa đi bác sĩ rồi???!!!!!
Chị Năm xoá giúp cái còm mật mã..”có duyên bí hiểm tào lao” của em nghen.
Cám ơn chị.
Máy sửa chưa xong, em đăng ký..tạm vắng nghen!!!!! hihihihihihi..
Chị Năm ơi, lúc mà hiện cái còm “có duyên bí hiểm tào lao” ấy, chị Năm đã nghĩ gì, và có bực mình hoặc giận em không? hihihihihihi…
Chắc Bác Công Thành mắc bận nên tôi chen vô ừ hứ một chút để trả lời Tín.
Bác Công Thành hay tôi cũng như Ông Adam khi xưa , Tín và Tuấn Anh hiện nay và cácnam thanh niên các thế hệ tưong lai…… phải ráng sao cho người kia xiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii i i i i một cái cho thiệt dài hoặc lật ra đếm xương sườn thôi chớ biết làm sao ?
Lịch sử luôn lập lại mà.
OK Tín ?
Dạ, con kính chào bác Chinook ạ.
Ròm con thật vui và kính cám ơn bác đã đọc còm, rồi rất tình cảm..”ừ hứ một chút” cho ròm con ạ.
Thưa bác, không hiểu tại sao, nhưng trong con, luôn có những tình cảm rất đặc biệt (có thể nói đó là lòng kính trọng cùng ngưỡng mộ) dành cho các bậc tiền bối trí thức sống và làm việc công tác ở mọi khía cạnh nghề nghiệp, cả Nam lẫn Nữ, những người đã từng sống ở miền Nam trước 1975 ạ, bởi lẽ ở họ, về Nam thì toả ra cái nét gì đó mang chất..oai hùng lãng mạn, ngang tàng nhưng đầy lịch lãm chất văn hoá ứng xử..của học thức thật sự.
Về Nữ, thì ở họ lan toả nhẹ nét thanh nhã, tri thức sâu sắc..,bàng bạc trong văn hoá ứng xử giao tiếp, mỗi khi trò chuyện, trao đổi..! Không đâu xa, dù là mạng ảo, nhưng ngay trong blog của chị Năm, những cái còm của các chị Cam Li, chị Nha Trang, chị Nguyệt Mai, chị Bảo Trâm.., ròm con để ý và thấy nó ẩn chứa cái nét..”thanh nhã, tri thức sâu sắc” ấy…
Bác Chinook ơi, thật tình cá nhân ròm con cũng rất hay để ý xem thử những bác, chú, cô, dì, anh, chị.., những thế hệ sinh sau 1975 cho đến nay sống ở VN, xem thử ở họ có..toả ra cái nét và cái chất gì đó như con đề cập ở trên không, thì thật tình, con hiếm thấy ở họ toả ra những cái nét, cái chất ấy…
Bác Chinook kính mến ơi, với vài ý cảm nhận ở trên của cá nhân con, bác thấy con có..cố chấp và..sai, không ạ?
Ròm con luôn kính mong bác Chinook lúc nào cũng vui khoẻ ạ.
Dạ, tuân theo gợi ý của bác, ròm con từ nay cũng quyết tâm..” phải ráng sao cho người kia Xiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii i i i i một cái cho thật dài…” ạ! hihihihihihihi…
Con gõ chép một câu chuyện ngăn ngắn, kính mời bác đọc..thư giãn ạ:
BÀN TAY
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau.
Một lần vào quán nước, sợ tôi không đủ trả, em lòn tay xuống gầm bàn đưa ít tiền.
Vô tình đụng tay em…mềm mại…
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi…
Bận nọ tiền lương vơi quá nửa, đem về đưa em…,chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai sần..
Tự trách, mấy lâu mình quá…vô tình!
( Võ Thành An )
Cám ơn Tín. Câu chuyện ngằn , rất ý nghĩa.
Phụ nữ Việt thật tuyệt vời. Trong đời sống hàng ngày hiện nay cũng như trong thời chiên trước kia, họ đã chịu can đảm chịu đựng , đóng góp, hy sinh. Ta cần trân quý những hy sinh đóng góp đó.
Đừng như đám vô lại. Chúng lợi dụng tình cảm, trái tim của phụ nữ cho mục tiêu thấp hèn của chúng, và tặng lại họ những xưng tụng trống rỗng.
Tôi đã được đi , đã được sống , với kinh nghiêm của tôi,đàn ông Việt chúng ta được spoiled (nuông chiều, hư hỏng?) quá.
Đùng để ngày nào đó phải nói bấy lâu mình vô tình.
Bác Chinook kính: DẠ !
Chị Năm: Sao lại buồn?!
Bộ…anh Năm là nhân vật trong truyện hở! hiihihihihihi…
Đừng mắng ròm em đó nghen……
30/4 gần kề rồi…chị Năm nghĩ gì nhỉ?!
Sao entry này chưa có bản nhạc nào cả?!
Chị Năm dám..”chơi”.. bản nhạc của ông nội Ns “bất hiếu” không?
Đố chị Năm, ông nội Ns “bất hiếu”…là ai đó? hihihihihihi…
P/s: Chọn nhạc hay bật nghe chị Ba, chị Năm ơi……….
Út nói..”trỏng trỏng” mà chị Năm biết…ông nội Ns “bất hiếu” này..thật hở? hihihihihihihi…
Sao chị đoán ra…hay vậy ta!
Chị Năm, Bảo Vân: “ông nội” Ns bất hiếu:
“Như có bác trong ngày vui đại thắng” phải không? hihihihihihi…
Nguyệt Mai thân mời các bạn nghe bài hát “Tấm thẻ bài” với giọng ca Khánh Ly.
Chị Ba kính: Trời…trời..!!!! Sao có một bản nhạc duy nhất…vậy chị Ba???!!!!!
Nhiều nhiều cho có không khí dzui dzẻ…chị Ba, chị Năm ơi….
Ủa!!!! Còn..giận và bực mình… anh Năm..hở chị Năm???!!! hihihihihihi…
Công nhận chị Năm giận..dzai..thiệt đó!!!! hihihihihi…
Xin đồng thuận với Bác Trà. Đại đa số chúng ta đều là nạn nhân của một trò chơi dơ bẩn, tàn ác của những thế lực chính trị lớn với sự cộng tác của một số hoạt đầu chính trị bịnh hoạn và đám Xuân Tóc đỏ.
Trong chiến tranh, lính Mỹ thuờng chỉ phục vụ một Tour of duty 12 tháng tại Vietnam mà khi về nước, biết bao người cần sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý(psychiatrist) và thuốc, để trở lại cuộc sông bình thuờng.
Điều đáng nói là hai thế hệ đã qua, vết thuơng không thuốc men chữa trị gì, cần được để yên cho lành , thì những người cầm quyền lâu lâu lại khơi lại bằng những kỷ niệm “chiến thắng” trống rỗng và những “chiến tích” tưởng tượng.
Nếu các cụ Phan bội Châu, Phan chu Trinh, Trần quý Cáp……sống vào thời nay thì chính quyền sẽ đối xử với các cụ thế nào ? Liệu có được như Thực dân Pháp và chính quyền “phong kiến tay sai” thời đó không?
… biết bao người cần sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý(psychiatrist) và thuốc, để trở lại cuộc sống bình thuờng
Bác Chinook mới nhắc đến cái thiệt thòi, mất mát của người cựu chiến binh Mỹ. Thế còn những thương binh VNCH còn kẹt lại ở VN sau 1975 mới là điều đáng nói.
Nếu các cụ Phan bội Châu, Phan chu Trinh, Trần quý Cáp……sống vào thời nay …: các Cụ sẽ không bị Minh đại úy “đạp vào mặt” đâu, mà các Cụ sẽ bị khép vào điều 79 và 88 luật hình sự.
Không chỉ những cựu chiến binh VNCH không đâu chị Phay Van ạ, cần phải kể cả những cán binh….. và còn nhiều người nữa, có thể nói không quá là toàn dân tộc Vietnam.
Bản thân tôi không biết điều đó cho đến khi nói chuyện với một người bạn là một Psychiatrist. Anh này cũng là một cựu chiến binh Vietnam. Anh rất hiểu biết và da giúp đỡ tôi rất nhiều.
Hậu quả chiến tranh thật kinh khủng.
Chào tất cả!
Truyện để đọc và để ngẫm thôi, tranh cãi về một thời nồi da xáo thịt ấy mãi e rằng không đi đến đâu. Đúng-sai nhiều khi phải chờ thời gian mới tỏ tường được. Nghe nói ở Đức, trong bảo tàng thì giai đoạn phát xít hoàn toàn không được chưng bày. Họ không muốn vội vàng đánh giá.
Dạ, bác Dong làm em nhớ câu nói của nhà văn Nhất Linh để lại trước lúc quyên sinh: “Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả.”
Con kính chào bác Dong ạ!
Sao bác lại nói..”tranh cãi”?! con chưa đồng thuận cụm từ..”tranh cãi” này của bác..( bác đừng mắng con đó nghen..hihihihihihi…)
Út con thấy các bác..trò chuyện, trao đổi..chủ đề này với nhau rất thân tình, lịch sự và rất tôn trọng nhau mà..!!!??
Cho dù có khen hay có chê, có đồng thuận hay không đồng thuận, theo con, những sự kiện liên quan đến lịch sử phải được mọi người ở thế hệ hiện tại, từ già đến trẻ, từ nam và nữ, có quyền xoáy nhìn từ nhiều góc độ, có như thế mới khách quan; chứ để mấy ông.. “sử nô” của chế độ csvn nắn theo một chiều thì các thế hệ sau này..chỉ có ngọng và ra rả nghe theo thôi…
Ai chứ, “sử nô” của csvn thì..nắn lịch sử một chiều..”có nghề” lắm bác ơi!!!!!
82 năm..khoá chặt miệng và chễm chệ ngồi trên lưng người dân cả nước VN, là một minh chứng đó chớ bác…
Mà bác Dong ơi, Bác đừng nói bác cũng là một..đvcsvn..đó nghen!!!!! hihihihihihihi
Con chúc bác Dong luôn vui khoẻ ạ.
bác Dong@ nói đúng đó Trần thị Bảo Vân@ !
Những vấn đề lịch sử có thể hàng trăm năm sau người ta MỚI DÁM đánh giá, vội vàng là giết chết lịch sử đó !
Một gương nhãn tiền : Khi chiến thắng phát xít Đức, gần trăm năm sau mới có những đánh giá rụt rè về cuộc chiến – và ngưới Nga đã như ngày nay ! Còn chúng ta, ngày 2/9/1975 tại cuộc mít tinh , ông TBT nói oang oang :” Từ nay đất nước chúng ta vĩnh viễn không còn bóng dáng tên xâm lược ” – khi nước miếng còn chưa khô, phía Nam thì PolPot, phía bắc thì quân bành trướng Bắc Kinh xâm lược ,…..
Lịch sử cần nhất là chính xác – công bằng và thận trọng !
Bác Trà hâm lại và bác Dong kính: “..hàng trăm năm sau mới dám đánh giá”
Kính thưa hai bác, cháu còn nhỏ, không dám múa rìu qua mắt thợ, nhưng hai bác cho phép cháu..thử bày tỏ ý kiến sau ạ:
Cháu đặt vấn đề:
* Hàng trăm năm sau, người ta ( ở thế hệ tương lai) sẽ dựa vào.. CÁI GÌ..để đánh giá?!
– Phải chăng là dựa vào..Tài Liệu, ( hay chính xác hơn là Sử Liệu ) bởi, quá khứ còn tồn tại được trong hiện tại là nhờ ở Tài Liệu; Như sử gia Benedetto Croce đã nói “Lịch sử nào cũng là hiện sử”
Mà tài liệu (sử liệu) thì đã được các sử gia chia làm 2 nguồn:
1/ Tài liệu trực tiếp hay tài liệu đầu tay ( Primary source): bằng chứng để lại bởi chứng nhân đã nghe tận tai hay nhìn tận mắt.
2/ Tài liệu gián tiếp ( Secondary source): bằng chứng để lại bởi bất cứ một ai không phải là chứng nhân, nghĩa là, bởi một người đã không chứng kiến trực tiếp các biến cố mà họ tường thuật lại.
Qua ý cháu trình bày ở trên, thì rõ ràng, nếu ở thế hệ hiện tại mà chúng ta già, trẻ, nam, nữ, thụ động, không bày tỏ ý kiến đa chiều, mà chỉ để hoặc trông chờ cho những “sử nô” uốn nắn lịch sử một chiều, thì cháu chắc rằng các thế hệ tương lai sẽ…”ngọng” và cứ theo con đường một chiều đó ngay!
Hai bác có ý kiến gì về…ý kiến non nớt..của cháu ạ?
Chiều ý của Bảo Vân, Nguyệt Mai thân mời các bạn nghe nhạc phẩm “Trời chưa muốn sáng” của Trần Thiện Thanh qua giọng hát của Nguyên Khang và Diễm Liên.
Con kính chào bác Chinook ạ. Con xin lỗi bác, vì máy của con bị trục trặc nên hồi âm chậm ạ.
Dạ, mỗi thế hệ có những thành ngữ diễn đạt thật thú vị bác nhỉ.
Con cũng kính cám ơn bác đã cho thế hệ tụi con biết được thành ngữ “hết tư cách” đồng nghĩa với “viêm màng túi” ạ.
Thế, thưa bác Chinook, hồi xưa ấy, có lúc nào bác cùng đi chơi với “bạn gái” mà bác..”hết tư cách”..lần nào chưa? Bác xử lý tình huống này thế nào ạ? Kể cho tụi con..học đi bác….
Con kính chúc bác và gia đình luôn hạnh phúc.
Ui!!! sao còm của em hồi âm còm bác Chinook lại chạy lên đây??!!!
Chị Năm chỉnh giúp em đưa về vị trí đúng đi chị Năm.
Cám ơn chị.
Hi Tuấn Anh.
Thanh niên thế hệ nào cũng tương tự. Tôi thời đi học không có bạn gái, tiền tiêu tính hàng tuần nên cũng không có tai nạn nào nặng nề, trừ một lần vào năm chót trung học.
Năm đó tôi có một người bạn khác phái khá thân, lớn tuổi hơn tôi nhưng rất xinh. Bữa đó , bài thi dễ ,lớp tôi làm bài xong sớm, cả lớp rủ nhau đí Ciné. Vì chiều đó tôi có hẹn gia đình phải về Biên hòa kỵ giỗ bà ngoại nên tôi hơi ngần ngại nhưng cô bạn đó nói vô,khuyến khích, tôi đành tặc lưỡi , tính là sau Ciné sẽ đi thẳng xe về Biên Hòa.
Buổi Ciné ở Rex thật vui, cả lớp kéo qua Givral ăn kem. Xong xuôi tôi lấy xe và lên đường, màng túi viêm nặng vì đã tiêu sạch đồng tiền cuối cùng.
Ra tới xa lộ, xe Velo Solex của tôi hết xăng. Tôi kéo máy lên và đạp. Đây không phải là chuyến đầu tiên tôi đi xe hai bánh về nhà Dì Hai. 3 năm trước tôi đã từng đạp xe máy(xe đạp) đi và về khỏe re.
Nhưng phần vì Velo Solex không được chế tạo để đạp , có cặp giò ngắn, phần vì trời nắng, phần vì muốn tới sớm nên tôi ráng đạp.đạp và đạp….Mấy cái dốc ngày thuờng không lấy gì làm dài mà bữa đó trở nên như vô tận.
Cuối cùng tôi cũng tới được nhà Dì Hai tôi, trong một trang thái chắc là thê thảm lắm vì má tôi lo lắng hỏi : Bộ con trúng gió hả ?. Tôi mệt, bí , chẳng biết trả lời sao.
À, quê ngoại bác Chinook ở Biên Hoà sao? Thân mẫu bác là người miền Nam? (vì em thấy bác gọi chị của Má bằng Dì).
Chị Phay Van.
Quả thức số phận những thuơng phế binh VNCH thật nghiệt ngã. Cách nhà nước đối xử với họ thật vô nhân đạo
Chị Phay Van
Má tôi người Thủ dầu Một, đúng ra là Dầu tiếng .
Bác Trà kính, cùng chị Năm: Út thì lại nghĩ khác ạ, thoạt đầu khi chọn ngành học, Út chỉ nghĩ đơn giản: ” học môn ngoại ngữ, thì tự do và ít bị..nhồi sọ nhất! ”
Nhưng, khi vào học thật sự rồi ( Út nhấn mạnh: học thật sự ) thì mới thấy cái hay, cái bay bổng, cũng như cái ứng dụng thực tế của ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ạ, chỉ sợ khả năng và năng khiếu của mình với không tới thôi…
Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, theo Út, cũng là..”Quốc Sỉ”..trong thời kỳ hội nhập toàn cầu đấy chứ ạ!
Cựu Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Gia Khiêm, là một minh chứng hùng hồn mới nhất về..”Quốc Sỉ”..đấy chứ? Chắc bác Trà và chị Năm biết chuyện này?
Chỉ vô tình sai lệch ý tứ một chút, thì hậu quả có thể sẽ là..quốc nhục, chứ không chơi! Mọi chuyên môn “cao cấp” khác sẽ..đổ sông đổ biển hết..thôi ạ!
Út nghĩ vậy…