Bốn mươi năm
Sau cả năm chuẩn bị, ngày 30 tháng 3 năm 1972 Quân đội miền Bắc pháo kích vào các căn cứ phòng thủ của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) gần khu phi quân sự ở Quảng Trị. Sau đó họ ào ạt đưa quân vượt qua sông Bến Hải để mở đầu Mùa Hè Đỏ Lửa kéo dài hơn 5 tháng. Trận chiến kết thúc ngày 16/09/1972.
Đây là một trận chiến tàn khốc với cái chết của hàng chục ngàn thường dân vô tội. Người dân chết trong bữa ăn, chết trong giấc ngủ, chết trong lúc chạy loạn, chết trong lúc đang mang tang trắng bên quan tài của người thân …! Lửa khắp nơi nơi … Lửa lan tràn trên từng con đường, góc phố … Lửa cháy từ thôn quê ra đến thị thành …
(viết theo: lytuongnguoiviet.com)
Gia đình tôi không sống ở miền Trung tang thương để nếm mùi chiến tranh. Hơn nữa năm 1972 tôi còn quá nhỏ để có thể hiểu biết hết những gì đang xảy ra quanh mình. Chúng tôi sống rất gần Sài Gòn, cũng rất gần… Quân Đoàn III và Sân bay quân sự Biên Hòa.
Tuổi thơ tôi hồi đó là những buổi chiều theo các chị đi xe lam. Những chuyến xe lam già nua ì ạch leo hết ba cái dốc dài đưa chúng tôi lên nhà bà ngoại ở Hố Nai (một vùng dân cư được coi là yên ổn) để ngủ tạm qua đêm. Mỗi sáng chúng tôi lại dắt díu nhau về nhà để đi học, cứ thế, đều đặn, nhịp nhàng như cái đồng hồ.
Tuổi thơ tôi có khi là những đêm thức trắng dưới hầm- căn hầm chìm dưới đất, rung lên từng cơn như muốn sập, bên tai là những tiếng pháo kích nổ xé trời. Chúng tôi thức đọc kinh dưới hầm, đọc suốt cả đêm dài, không buồn ngủ, cũng không thấy mỏi mệt. Sau này có lẽ chẳng bao giờ chúng tôi cảm nghiệm những thời khắc cầu nguyện tha thiết, sốt sắng đến thế. Tuy nhiên vào ban ngày thì cái “nóc” hầm lại là một chỗ chơi đùa lý thú của chị em tôi. Chúng tôi leo trèo, chơi đùa, nô giỡn trên đó, như thể chưa từng có chuyện gì xảy ra đêm trước. Nóc hầm được đắp bằng gỗ và bao cát. Tôi thường lấy đà từ xa rồi… phi thẳng một phát lên nóc hầm, khiến cho nhiều bao cát lủng, cát chảy ròng ròng xuống sàn nhà. (Tất nhiên hậu quả là những trận đòn quắn đít sau đó.)
Là những tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời, thả những trái sáng sau mỗi trận pháo kích. Là những hơi cay xộc thẳng vào hầm làm cay xè mắt mũi, khiến nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Mỗi lần trúng hơi cay như thế cha tôi lại nhỏ “thuốc giải” là… nước chanh vào mắt chị em tôi. Đến giờ tôi vẫn nghi ngờ về công hiệu của nước chanh trong cái vụ này.
Là những sáng leo lên khỏi hầm, dụi mắt ngỡ ngàng nhìn tường nhà mình nứt toác, nhìn cảnh đổ nát của những ngôi nhà hàng xóm, với những tin tức người này, kẻ nọ trong xóm vừa thiệt mạng đêm qua. Những cái chết thật gần gũi, thật thân thiết. Cái chết như những người “bạn” mình không mong gặp. Một kỷ niệm kinh hoàng của tôi hồi đó là một đêm, căn nhà người Nùng đối diện nhà tôi bị trúng pháo kích sập tan tành, cả ba chị em gái cùng chết. Tôi vẫn còn nhớ như in trong trí hình ảnh ba chị em hay ngồi trước hiên nhà vào mỗi buổi chiều, tóc xõa dài ngang vai dịu dàng, đan những cuộn len nhiều màu. Cha mẹ họ từ rẫy biết tin, vội trở về để chôn xác một lượt ba đứa con, ba cái quan tài nằm song song.
Hồi xưa ngồi đọc kinh dưới hầm chúng tôi hay hát bài hát này, một bài hát giúp người ta cầu nguyện với Đức Mẹ, bài hát có những câu: “Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam. Trời u ám chiến tranh điêu tàn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an. Đưa Việt Nam qua phút nguy nan.”
Chiến tranh thật tàn khốc. Mùa Hè Đỏ Lửa mới đó mà đã bốn mươi năm. Bài hát trên, dù trong (cái gọi là) “thời bình” hiện nay- như nhiều người lầm tưởng, tôi vẫn được nghe, được hát, trong những thánh lễ thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình. Hóa ra ngày nay hòa bình là một cái nhãn hiệu, một thứ hòa bình giả tạo. Những thánh lễ cầu nguyện như thế đã và đang tiếp diễn trên đất nước tôi.
*
Một vài bìa báo cũ thời ấy:
*
*
*
Cô Phay Van: Tôi chưa có dịp tham quan Biên Hoà lần nào!
Thế, sân bay quân sự Biên Hoà ngày ấy, nay…”thời bình” nó có còn là sân bay?
Cô Phay Van viết, nhắc lại 2 từ “pháo kích”, khiến tôi mường tượng lại cái cảm giác như vừa lạ, lại vừa…quen!
Những ai trong độ tuổi 35-36 hiện nay, chắc không thể nào nhận biết được cái cảm giác…vừa lạ nhưng vừa quen ấy được!
“Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng quắc.
Nghe đâu đây tiếng vọng hoà bình.
Lệ nhạt nhoà đôi mắt long lanh
Nghe tin con…vẫn còn ngày xanh…”
Chiến tranh thật… tàn khốc!
Nhưng, hôm nay “thời bình”, thì “chính quyền nhân dân” lại đối xử với người dân quá…tàn nhẫn!
Đúng không chị Năm?
Chứ gọi là thời…gì, cho chính xác đây, chị Năm? hihihi…
AI…dã man PHÁO KÍCH vào người dân lành vậy chị Năm?
TỘI ÁC TRỜI KHÔNG DUNG, ĐẤT KHÔNG THA, NHỮNG KẺ ĐÃ PHÁO KÍCH VÀO…TRƯỜNG HỌC LÀM CHẾT BIẾT BAO HỌC SINH VÔ TỘI!
BAO GIỜ MỚI THẤY
( Viết cho các em học sinh Trường Tiểu Học Cộng đồng Cai Lậy )
Sắp hàng em vào lớp
Tiếng trống đã điểm rồi
Bỗng đâu tiếng nổ chụp
Máu và máu mà thôi…
Gục quỵ dưới sân trường
Bao em thơ vô tội
Khi nét mặt còn vương
Những nụ cười rạng rỡ
Tay còn cầm bánh quà
Tay còn ôm sách vở
Tuổi đang là tuổi hoa
Tuổi hãy còn rất nhỏ
Những miểng đạn không tha
Ghim người em cùng khắp
Trong khi em chỉ là
Học trò đến học tập
Tôi không cầm nước mắt
Trước người mẹ loạn điên
( Con yêu nay đã chết )
Có ước mơ thật hiền:
” Phải chi mà tôi biết
Chiều cho cháu ở nhà
Phải chi mà tôi biết…”
( Ước mơ đã vời xa )
Tim tôi đã đau nhói
Nhìn vết thương của em:
Đầu, tim, ruột và phổi
Còn chi da thịt em?
Em học trò tỉnh nhỏ
Chịu rất nhiều thiệt thòi
Giữa xa hoa thành phố
Tôi thẹn với chính tôi
Chẳng làm gì được cả
Giúp cho em bớt đau
Chỉ mong một phép lạ
Em sẽ bình phục mau
Tôi vẫn hằng mơ ước
Ngày quê hương thanh bình
Nhưng bao giờ mới được
Thấy ngày hội hoa xinh?
( Trần thị Nguyệt Mai – Saigon đêm 12/3/1974 )
Bài thơ đọc thấy nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng những tình cảm xúc động chân thành thật mạnh của tác giả về một sự kiện “pháo kích”, đã gây ra bi kịch thương tâm cho các em học trò nhỏ ngây thơ vô tội…
Căn cứ vào ngày tháng xảy ra sự kiện “pháo kích” (theo link dẫn: 9/3/1974), và ngày tháng sáng tác bài thơ: 12/3/1974, người đọc chúng ta có thể khẳng định đây là một sự kiện rõ ràng mang tính tội ác dã man của “cách mạng” là có thật 100%, chắc chắn người dân miền Bắc hồi ấy đều bị…dấu nhẹm!
Bởi, đây không phải là một bài thơ mang tính “tuyên truyền” của chế độ VNCH, mà nó là sự xúc động thật tình của một cô học trò, một cô sinh viên Saigon…ngày ấy!
Tuấn Anh hay thật! Tìm được bài thơ của chị Ba sáng tác vào ngày xưa ấy thật là đúng với chủ đề của entry này.
À, chị Năm ơi! Út cũng nhơ nhớ đâu như ở một entry nào đó, hình như chị Hai Nha Trang cũng có trò chuyện đề cập và bình bài thơ này, khi nhắc đến vụ Pháo kích trường Tiểu Học Cai Lậy này với chị Ba Nguyệt Mai và chị Tư Hà Linh rồi thì phải…đúng không chị Năm?!
Đây nè…đây nè..! Bà chị..”vô tình” ơi..!!!
Entry: ” Thơ Trần Thị Nguyệt Mai – 25/8/2011 ”
Lúc đó – tháng 8 – nhóm kiến tụi em chưa vào nhà chị Năm chơi đâu, nhưng khi vào rồi, thì ròm em có lục tung toé.. entries and comments..của nhà chị Năm để viết “tác phẩm” trích dẫn còm các bác khen tặng chị Hai đó…
Trời..trời..! Vàng và đồ quý cất trong nhà chị, mà chị Năm còn nhờ nhóm kiến “tham lam” tụi em..lục lọi..”ăn cắp” mất hết..thì sao!
Chị Ba, chị Năm ơi!
Hai chị đã sống vào những thời gian đó, vậy hai chị có thể tìm những chứng cứ số liệu, nhằm minh chứng hùng hồn cho cái vụ Pháo kích vào trường TH CAI LẬY này…được chứ!
Tuấn Anh xem thêm chi tiết ở đây nhé.
“Pháo kích”..nó tròn méo ra sao dzậy chị Năm? hihihihi…
Nghe chị Năm kể..” nóc hầm lại là chỗ chơi đùa lý thú của chị em tôi..”
Khiến ròm em thích có..Pháo kích.. ngay bây giờ.. quá trời luôn đó! hihihihi…
Tuổi thơ thật là..đẹp!
Ròm em đề nghị chị Năm post bài hát ” Đêm Nguyện Cầu ” – của Lê Minh Bằng, lên nghe đi chị Năm…
À, ròm em nhớ mang máng ở trong một cái còm nào đó, hình như chị Năm có nhớ và post một bài thơ (của tác giả nào đó ròm em quên) viết về sự kiện pháo kích trường Tiểu học Cai Lậy thì phải…?
Bài hát ” Đêm Nguyện Cầu” vào giờ khuya này click nghe thật là hay và thấm, nội dung bài hát, Út thấy sao giống nội dung bài hát mà chị Năm trích trong entry quá….
“Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam. Trời u ám chiến tranh điêu tàn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an. Đưa Việt Nam qua phút nguy nan…”
Bài hát chị Năm trích là… Thánh Ca? Tựa đề và Tác giả…chị Năm?
Cám ơn chị Năm đã dẫn link bài hát nghen.
Thời ấy pháo kích..ghê lắm, nhưng ròm em suy đoán:
– Thời ấy chị Năm sống cảm thấy hạnh phúc hơn..”thời bình” bây giờ, đúng không bà chị “khắc nghiệt”?..hihihihi…
Cái còm này của chị Năm, làm ròm em nhớ đến câu chuyện “Lời Nói Kẻ Bắt Rắn” trong sách Cổ Học Tinh Hoa quá!
Với lời bình:
“Ôi! Một chính phủ mà vững bền hay hư hỏng có thể nghiệm ở lòng dân..yêu hay ghét “
“Tôi thường lấy đà từ xa rồi…phi thẳng một phát lên nóc hầm…”
Trời..trời…! Chị Năm tập luyện “khinh công” để đóng phim..Cô Gái Đồ Long…hở?!
Bà chị Năm này hồi nhỏ cũng hiếu động…quá thể…như con trai đó chứ!!!!! hihihihihi…
“Chị toàn chơi lá cây và đất cát”
Ủa! trò chơi gì mà lạ dzậy…chị Năm?!
Có chơi năm , mười không ?
Bác Trà: Dạ có chơi, nhưng không thể trốn trên… nóc hầm, mà chui xuống hầm thì… sợ ma. Chơi năm mười thì em lại phải chuyển vùng hoạt động ra… ngoài vườn, bác Trà ạ.
Hồi đó..anh Năm ròm em có được chơi chung những trò chơi này hông đó..bà chị? hihihihi…
Huuuuuu ù…! Chào chị Năm!
Mấy hôm nay Út có việc không ở nhà, nên không vào chơi được, nhớ chị Năm quá…chời luôn đó!!!!
Ủa! Có kỷ niệm gì, hay nhớ lại chuyện gì mà post bài…chiến tranh lẫn pháo kích chết chóc…ớn dzữ dzậy, chị Năm?
Bà chị Năm này thiệt là…Nhớ gì không nhớ lại nhớ…Mùa Hè Đỏ Lửa!?
À, ròm em hiêu hiểu chút chút rồi:
– Mùa Hè Đỏ Lửa có…Mối Tình Đầu..trong đó, phải không bà chị? hihihihihi…
Không có mắng ròm em đó nghen….
Chị Năm tính giở chiêu..đánh trống lảng..dzới ròm em chứ gì..!
“Mối tình đầu của tôi là cơn mưa giăng, giăng ngoài cửa lớp….
“Những chuyến xe lam già nua ì ạch…”
“Xe lam”..là xe gì mà chị Năm miêu tả thấy nó…”thê thảm”.. dữ vậy chị Năm?
Có hình ảnh nào minh hoạ cho Út biết không chị Năm?
Bảo Vân:
Chị Năm: Cái câu mà bác Trà còm ở trên, là một câu kinh, hay là một lời chúc vậy chị?
Dùng nó trong ngữ cảnh nào thì phù hợp?
Hì, và bao hàm sự cảm thông và chia sẻ nữa chớ Phay VAn ? Con bé Bảo Vân này hỏi chi lạ rứa hè ? Có những câu , những điều phải tự hiểu mới …sướng chớ !
Ví dụ mẹ nói với các con sinh cho bà đứa cháu, không lẽ hỏi ngược lại là :” Làm thế nào mà sinh được ?” Hoặc giả khi mẹ nói :” Tao sinh ra mày ….” thì cũng chẳng ai hỏi lại là :” Mẹ sinh con ra từ … đâu ? ”
Hihihihihihihi, cô cử nhân tương lai thấy có buồn cười không ?
“Chiến tranh là một bi kịch. Đã đành. Ký ức về chiến tranh nhiều khi cũng là những bi kịch. Có lúc còn thảm hơn nữa” ( NHQ )
TRUYỆN CỰC NGẮN VỀ CHIẾN TRANH – Nguyễn Như Núi –
1/ Lần đầu tiên hắn đeo khẩu súng trên vai, nòng súng tự dưng dài ra, dài ra mãi, chấm xuống mặt đất. hắn hoảng hốt ghì chặt lấy báng súng. Nòng súng cứ tiếp tục dài thêm, nhấc hắn lên cao, lơ lửng trên mặt đất…Hắn cứ lơ lửng mãi như vậy cho đến tận ngày nay.
2/ Khi bị bại trận, hắn kê khẩu súng sát vào màng tang. Và bóp cò. Gần ba mươi năm sau, hắn vẫn chưa nghe tiếng súng nổ.
3/ Từ khi hắn mặc bộ quân phục vào người, hắn không cởi ra được nữa. Cuối cùng, hắn chọn giải pháp: hắn khoác các bộ đồ mới bên ngoài.
Bảo Vân thương mến,
Chị sang thăm trang blog của nhà văn Trần Hoài Thư, thấy ông có đăng bút ký chiến tranh này:
http://tranhoaithu.wordpress.com/2012/05/22/canh-dieu-tren-dong-co/#more-7179
Vào lúc đó, nhà văn đang làm phóng viên chiến trường vùng Bốn. Căn cứ vào thời điểm sáng tác truyện (ngày 11-3-74), chị chắc chắn ông đã viết về vụ pháo kích trường tiểu học cộng đồng Cai Lậy.
Vậy em và các bạn đọc nhé để hiểu rõ hơn.
Tháng 12/1972, hơn 3 tháng sau mùa hè đỏ lửa ở QT là 12 ngày đêm B52 của Mỹ đánh Hà nội.
Sáng ngày 19/12/1972, gia đình tôi cùng rất nhiều gia đình khác từ Gia lâm, ngoại thành Hànội lũ lượt đi sơ tán sau trận bom B52 và các loại bom khác bất ngờ dội xuống tối hôm trước. 2 bên đường, gần nhà máy sản xuất toa xe lửa cách nhà tôi chừng hơn 500m là những hố bom, những ngôi nhà đổ sập, chăn màn còn vương cả trên những ngọn cây trụi lá.
Suốt 12 ngày dạo đó máy bay Mỹ chỉ đánh đêm, ngày nghỉ. Ngày lễ Nô en cũng nghỉ.
Chiến tranh đã qua, và người dân vô tội VN ở cả 2 miền đều nếm trải những mất mát. Nhưng có những điều làm cho vết thương mãi vẫn không kín miệng được. Lẽ nào Chúa muốn như vậy?
Có những điều cơ bản trong cuộc chiến VN mà chúng ta cần nhận rõ bản chất cuộc chiến để không mơ hồ, đó là:
– Đây là một cuộc chiến ý thức hệ giữa Cộng Sản miền Bắc và Quốc Gia miền NamTự Do.
– Cộng Sản miền Bắc luôn núp dưới chiêu bài “đánh đế quốc Mỹ xâm lược để thống nhất đất nước”, nhưng thực chất lại là làm tay sai cho Cộng sản Quốc Tế, nhằm bành trướng cái chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Dương. ( mà ngày nay người dân cả 2 miền Nam Bắc, và cả thế giới đều nhận thấy rõ )
Từ 2 điều cơ bản trong bản chất của cuộc chiến VN ở trên, qua thực tế cuộc chiến, chúng ta nhận thấy:
– Quân đội VNCH và nhân dân miền Nam không là tác nhân gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn, Quân đội và nhân dân miền Nam chỉ bảo vệ ( hay chính xác hơn là tự vệ ) nền Tự Do Dân Chủ của mình, và nên nhớ rằng, miền Nam không có chủ trương Bắc Tiến để gây chiến tranh.
– Ngược lại, lãnh đạo CS miền Bắc là phía luôn luôn hiếu chiến, lúc nào cũng muốn phát động chiến tranh, tuyên truyền nhồi sọ nhân dân miền Bắc hãy “giải phóng miền Nam”, xua đẩy thanh niên miền Bắc “hăng hái” tòng quân vượt Trường Sơn vào miền Nam, để rồi gây nên bao thảm cảnh chết chóc thương vong cho người dân vô tội ở cả 2 miền Nam Bắc.
Comment phân tích một ý như thế, không phải là để nói lên hoặc dấy lên cái gọi là “hận thù” gì giữa người dân hai miền Nam Bắc ( vốn cùng là nạn nhân của CNCS ), mà nói lên, là để chúng ta cùng NHẬN CHÂN CHO RÕ CÁI BẢN CHẤT LUÔN GÂY HẬN THÙ, CÁI BẢN CHẤT LUÔN PHÁT ĐỘNG CHIẾN TRANH, CÁI BẢN CHẤT TÀN BẠO DÃ MAN XẢO QUYỆT… CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM NÀY…vậy!