Kích Động Nhạc
Các bạn thân mến,
Xin gởi đến các bạn một tùy bút của Nhà văn Mai Thảo. Bài do bạn Thuy Tien đánh máy gởi tặng. Xin chân thành cảm ơn bạn.
Bài này phản ảnh tâm trạng của những thế hệ sinh vào thập niên 1920- 30, là sự ngỡ ngàng của những tâm hồn đã quen cảm thụ âm nhạc với những trống ngũ liên, những đàn năm dây, với dòng nhạc tiền chiến mượt mà, dịu dàng, êm ả trước làn sóng nhạc kích động Âu Mỹ du nhập vào miền Nam Việt Nam vào khoảng đầu thập niên 1960
Nhưng trước khi đọc, xin mời cả nhà nghe Chị Cam Li hát bài: I KNOW WHY THE CAGED BIRD SINGS như một món quà của Chị gởi cho trang PV nhân ngày 08.03.
I KNOW WHY THE CAGED BIRD SINGS
Lời: Maya Angelou
Nhạc: Đỗ Quân- Hòa âm: Đỗ Quân
Trình bày: Cam Li NTMT
A free bird leaps on the back of the wind
and floats downstream till the current ends
and clips his wings in the orange sun rays
and dares to claim the sky.
But a bird that was kept in his narrow cage
and seldom see things all his bars of rage
And his wings are clipped and his feet are tied
so he opens his throat to sing.
The caged bird then sings with a fearful thrill
of things unknown but it longed for still
and his tune is heard on the distant hill
for the caged bird sings of freedom.
The free bird then thinks of another breeze
All the trade winds soft through the sighing trees
The fat worms are waiting on a dawn-bright lawn
He names the sky his own.
But a caged bird is standing on the grave of dreams
His shadow would shout on a nightmare scream
And his wings are clipped and his feet are tied
So he opens his throat to sing.
*
KÍCH ĐỘNG NHẠC
Tùy bút Mai Thảo
Chỗ tôi ở hiện nay là một căn phòng nhỏ, phía sau, trên tầng lầu thứ nhất của một ngôi nhà hai tầng ngó xuống một con đường sầm uất nhất của khu Ngã Sáu. Nhà dưới, lầu trên của phần trước ngôi nhà, không biết những năm trước kia được sử dụng cho loại kinh doanh và mậu dịch nào. Chỉ biết từ khi tôi đến, đã một phòng trà có âm nhạc bên trên, đi xuống cầu thang là một quán ăn tầng dưới. Mở cho nó một sinh hoạt về khuya, tới kề sát giới nghiêm, ngôi nhà đã lập tức tạo được cho nó hai không khí, hai khuôn mặt, hai hình thái sống khác biệt. Một của ban đêm, một của ban ngày. Và tôi đến ở đây đã từng ngày được chứng kiến hai cảnh tượng đối nghịch nhau, có như là thấy mình đứng trên bờ đất ngăn chia hai giòng sông, một phía là dòng chảy lặng lẽ hiền hòa, một phía là ào ạt nước tuôn, khi mặt trời đã lặn sau những đỉnh thu lôi, đèn đường bật sáng, chiều tím thẫm và buổi tối khởi đầu bằng dạo nhạc.
Mỗi buổi chiều xuống phố ăn cơm trở về, những bản nhạc dạo đầu trong ngôi nhà của trình diễn giải trí đã thánh thót thoát khỏi những khung cửa sổ mở rộng hết mọi cánh, vọng tới tôi từ xa còn ở rất xa. Ấy là lúc ngôi nhà đã đánh thức lũ bàn ghế im lìm, mọi ngọn đèn đồng loạt cháy sáng đánh tan đi im lìm và bóng tối, sửa soạn cho nó cuộc đón tiếp nhiều ồn động trẻ trung nhảy nhót của một quán hàng trình diễn loại nhạc phòng trà thời thượng bây giờ là kích động nhạc. Những chiếc kèn đồng bóng loáng được chở tới. Kèn vào nhà. Lên thang. Những cỗ trống lớn, kềnh càng, được khệ nệ khuân lên. Trống đặt xuống. Trống chễm chệ ngồi trên bục nhạc. Và sau trống, sau kèn, là những người hát nhạc và dạo nhạc của tuổi hai mươi, kẻ trước người sau lục tục kéo tới. Trong khoảng thời gian chuẩn bị ngắn ngủi của trình diễn này, ngôi nhà có cái cảnh tượng tương tự với cái cảnh tượng sắp sửa mở màn của một sân khấu nhỏ. Cũng những hình ảnh thấp thoáng, những tiếng động khó phân định thoát ra từ một hậu trường che kín không nhìn thấy. Cũng những va chạm, những xô đổ, những tìm kiếm bối rối cuối cùng của trước giờ ra mắt, bởi vì, định luật của trình diễn là như vậy, tới những phút cuối chót, trong cái trục tưởng đã quay tròn, những hạt cát trục trặc mới hiện ra. Những trình diễn muộn phải mở. Những người khác trẻ tuổi yêu trống kèn và yêu những âm thanh dồn đuổi, chói gắt, đã có mặt. Thế là một tấu khúc của tuổi trẻ gió bão và tuổi trẻ nổi giận đã từ những lòng kèn và những mặt trống phẫn nộ bay lên.
Những ngày mới mở cửa, sức thu hút của nhạc kích động khá mãnh liệt. Những buổi tối đẹp trời, con đường trước mặt phơi phới và thênh thang gió, xe hai bánh gắn máy đứng xếp hàng đặc kín suốt một khoảng vỉa hè. Tuổi trẻ tắt máy. Tuổi trẻ vào nhà, lên thang, đi lên, mỗi khuôn mặt náo nức với âm điệu bốc lửa đã là hình ảnh của từng cây kèn đồng đựng hết hơi thở và máu hồng trong thanh xuân lồng ngực. Những đêm mưa con đường lướt thướt, cây rũ rượi khóc, tôi đinh ninh quán nhạc vắng tanh. Vậy mà không. Bằng áo mưa trên vai hay nhật trình làm mũ, người đến nghe vẫn từng lớp đội mưa kéo vào. Tuần lễ khai trương chín giờ tối trở đi, những chiếc ghế thấp đã không còn một chỗ trống. Căn phòng khói của những điếu thuốc lá trên môi, trên tay tuôn ra mờ mịt. Bục nhạc run rẩy vì chân đập làm nhịp cho một trăm chân phía dưới cùng đập. Kèn đảo trong không khí quằn quại cho hàng trăm mái đầu cùng quay đảo theo. Trống ngũ liên kiểu mới. Đàn năm dây bây giờ. Tóc kích động phủ dài tới gáy. Và nhạc bò rừng, nhạc giác đấu, nhạc thái cực đạo điên đảo sướng thỏa, nhạc lên đầy, hân hoan tận cùng, từng đêm như thế, trong suốt cái phần trước của ngôi nhà tôi đang ở đã đưa những người trẻ tuổi vào một cuộc hành trình về gần và tại chỗ là thế giới và tâm hồn của họ.
Không phải chỉ ở một khu phố, trong ngôi nhà tôi đang ở, mà trên khắp trái đất, bằng nhiều hình thái của cát bay và gió nổi khác biệt, bằng trống điên cuồng và kèn giận dữ, đã mênh mông cái biển âm thanh ngập trời của kích động nhạc dâng lên. Những chiều thứ bảy, những tối chủ nhật, biển kích động gào thét cuồng nộ hơn bao giờ, căn phòng tôi đóng kín cũng tràn đầy nhạc tới. Kiếm tìm yên lặng tôi đã ra khỏi phòng, leo thang lên thêm một tầng lầu nữa, tới khoảng sân thượng lộ thiên ở trên cao. Ở đó, tôi gặp lại những vì sao im lặng sáng, những khoảng rộng vô hình, những bóng tối vô tận. Tôi nghe gió nhẹ, giữa đêm lại hiền. Và tôi nhớ lại cái thế giới tuổi trẻ của những người như tôi, đã lâu rồi tuổi trẻ đã đi qua. Những âm thanh và những hình ảnh cũ hiện về. Một tiếng đàn thánh thót dưới đêm trăng. Đàn nói rất chậm, rất khoan thai từng lời tình tự. Một con đường có mùa thu lim dim và lá vàng thiêm thiếp. Trận mưa phùn một buổi chiều nào, đánh thức những thương nhớ dịu dàng. Một người trẻ tuổi đứng nghe tình yêu thả lụa mềm từ một cửa sổ trên cao. Những lá thư tình được viết trong đêm, thư gửi đi rồi, kẻ viết thư bỏ nhà lang thang trên một con đường đồng khuất tịch. Cái khuôn mặt lắng đọng, hiền từ đó của một tuổi trẻ cũ, cái khuôn mặt ấy đã mất hoàn toàn. Bây giờ khác rồi. Tôi chỉ việc từ khoảng sân lộ thiên đi xuống. Xuyên qua một vùng khói thuốc mù mịt. Đi vào một biển tiếng bàng hoàng. Những lòng kèn điên cuồng, những mặt trống phẫn nộ sẽ nói cho tôi biết như vậy, là cái khuôn mặt, cái thế giới đặc thù của một tuổi trẻ ngày nào của tôi, của những người cùng một lứa tuổi, một thế hệ như tôi đã hoàn toàn qua đi. Hoàn toàn mất tích.
Mai Thảo
(Tuổi Ngọc số 1, tuần lễ từ 27-5 đến 3-6-1971)
Đọc văn của Mai Thảo vẫn thấy nét nhẹ nhàng, sâu lắng trong từng câu văn, con chữ, dù tựa đề của tuỳ bút: “KÍCH ĐỘNG NHẠC”, có gợi lên chút gì đó trong người đọc, khoảng cảm giác không gian âm nhạc bừng bừng…kích động của ngày nào xa xưa ấy…
Vậy là, liên tưởng một chút…nhớ: Hùng Cường – Mai Lệ Huyền, cùng câu nói của cố TT Nguyễn Văn Thiệu: ” Lính mà chưa biết Mai Lệ Huyền thì chưa thật sự là…lính! “
Vâng, vì vậy mà đọc bài này lòng thấy hơi mang mác, cùng liên tưởng một chút…nhớ, chị ạ!
Chân thành cám ơn bạn Thủy Tiên đã đánh máy lại bài văn này của nhà văn Mai Thảo cho mọi người được đọc.
Nhân anh Đinh Thành nhắc đến cặp song ca: Hùng Cường & Mai Lệ Huyền, Nguyệt Mai xin gửi đến các bạn album của cặp tài danh này. Thân mời các bạn thưởng thức:
http://lyric.tkaraoke.com/10319/Album/Hung_Cuong___Mai_Le_Huyen/
Và các bạn cũng có thể xem tiểu sử của ca sĩ Mai Lệ Huyền ở trang này:
http://music.vietfun.com/bio.php?ID=120
Nghe bản nhạc” 100% “, nghe nhạc thì thấy “khí thế” thật, nhưng mà em chẳng hiểu “cắm trại 100%”..là nói cái gì cả?
Tức là vi phạm, hay “quậy” cái gì đó, rồi bị..”nhốt kỷ luật” hở chị Năm?
À em nghe nói có từ “ba gai”, là sao? Sao không “hai gai’ “bốn gai”..? hihihihihi..
À, còn từ..”nhốt cô-nét”..nữa chứ??!!! Là sao chị Năm?
Phay Van và cháu Tín: Giải thích thì dài dòng, thôi thì có bài này, thuật lại một chút cho vui vui để biết sơ sơ thế nào là “lính ba gai” và bị “nhốt Connex” nhé!
Vô google: Lính Ba Gai – hoadu.com “”
Hãy lo học cho thật giỏi, đừng có mà léng phéng “ba gai” để bị…người yêu…”nhốt Connex” đấy nghe…Tín ròm! hehehe…
Hello Tín, chào Chị Phay Van
Về từ Conex. Tôi không chắc nguồn gốc lắm. Có lẽ là do hai từ Container và Exchangeable ghép lại.
Container xuất hiện ở Vietnam vào khoảng đầu thập niên 60.
Đó là những hộp hình khối vuông bằng sắt, hay thép, hay hợp kim nhôm có kích thuớc mỗi bề khoảng 2.5m. Thời đó chưa có Shipping Container có bánh xe kích thuớc 20′ hoặc 40′ có bánh xe như hiện nay.
Người ta dùng những conex đó để chứa đồ cần chuyển, giúp vận chuyển an toàn,bốc rỡ nhanh, dù phương tiện chuyên chở là tàu biển, máy bay, xe lửa hay xe vận tải.
Trong chiến tranh, ở những nơi đóng quân, quân đội cũng dùng làm lô cốt chiến đấu sau khi biến cải chút đỉnh như khoét lỗ để làm lỗ châu mai, và đắp bao cát chung quanh và trên nóc.
Nó cũng được dùng để nhốt các chàng lính phạm kỷ luật. Conex kỷ luật thuờng không có bao cát chung quanh nên dưới cái nắng nhiệt đới, nó trở thành một lò nướng. Đây là một hình phạt, tuy không chết người nhưng rất khắc nghiệt.
Tuy thế nhiều chàng lính trẻ sẵn sàng chấp nhận hình phạt này để đổi lấy vài ngày không phép bên người yêu.
Dạ, cảm ơn lời giải thích thú vị của bác Chinook. Em có được vào cái conex đó rồi, ngay giữa trưa nắng luôn, nhưng có máy điều hòa nhiệt độ (hi hi, nó là văn phòng của một shipping co. tại cảng).
Dạ, con kính chào bác Chinook kính mến ạ.
Con kính cám ơn bác đã lưu ý đọc còm của con, và giải thích cho con rõ những cụm từ mà thế hệ trẻ tụi con chưa hiểu ạ.
Thưa bác, tụi con khi đọc ở một số bài nói về Lính VNCH, còn thấy có các cụm từ: “ký củ”, lảnh củ”.., nghĩa nó là gì vậy bác?
Bác đừng mắng con tò mò hỏi “lung tung” nghen, vì con rất thích tìm hiểu những gì chưa biết ở thời trước 1975, dù chỉ là hỏi những điều có vẻ vụn vặt.
Con kính chúc bác luôn khoẻ mạnh ạ.
Bác Công Thành kính.
Con kính cám ơn bác đã giới thiệu một bài có câu chuyện thật vui vui về “Lính Ba Gai” và “bị nhốt Connex” ạ.
Qua câu chuyện này, đã cho con phần nào hiểu được những khía cạnh đời sống và sinh hoạt “vui vui” của người Lính VNCH ngày trước ạ.
Con kính chúc bác luôn khoẻ mạnh.
Cám ơn chị Mai.
Và đây là một link nhạc khác để nghe Hùng Cường & Mai Lệ Huyền:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=WqxcGTKeB_
Chị Ba và chị Năm: Còn những ca sĩ nào tiêu biểu cho loại “NHẠC KÍCH ĐỘNG” này không hai chị?
Hai chị biết thì giới thiệu họ cùng những bản nhạc “kích động” tiêu biểu mà họ trình bày luôn, nghen hai chị.
Cô Phay Van, cháu Tín và Tuấn Anh: Tôi có đọc trang này, thấy tương đối có nhiều thông tin hơn, theo ý mà các cháu hỏi cô, vậy gắn link vào giúp cho phong phú entry, cô Phay Van nhé:
” Diễn đàn Lê Quý Đôn – Xem đề tài – Phong Trào Nhạc Trẻ thời 60 – 70 “
Đoạn phê bình này nói hơi oan . Tango, Be-bop, valse…. đều do các thế hệ trước để lại, chỉ có twist là mới.
Hơn nữa, nói Mỹ hóa cũng không đúng vì số bài gốc Pháp nhiếu hơn tiếng Anh và nhiều bài tiếng Anh cũng không phải là Mỹ. Một chi tiết cũng khá thú vị là thời đó Bài Quantanamera cũng khá phổ biến , dù gốc Cuba.
Giới trẻ thời đó cũng chỉ chuộng Twist và Be-Bop cũng như giới trẻ hiện nay thích Hi-Hop vì nó sinh động, tiêu nhiều sinh lực(energy)
Nhân nhà văn Mai Thảo có nhắc đến trống ngũ liên, em nhớ đến một bài phú mô tả một anh lính thú đời xưa:
Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa…
Chị Năm: “Ngang lưng thì thắt bao VÀNG”
VÀNG..bốn 9999 SJC, hở chị Năm? Lính thú hồi xưa giàu thiệt!!!!! hihihihihihihi…
NHẠC KÍCH ĐỘNG!
Nghe cái tên là thấy bừng bừng..khí thế!!! Nhưng “kích động” cái gì nhỉ?
Nhưng thật tình thế hệ tụi em ngày nay, không rõ lắm ý nghĩa và mục đích của dòng nhạc này, nó tác động vào cuộc sống như thế nào, nhất là giới trẻ thời ấy?
Chị Ba và chị Năm hay những bác khác sống vào thời đó có thể giải thích thêm không ạ?
Tặng em Tín link này để tham khảo:
http://huyvespa.wordpress.com/2008/06/19/nh%E1%BA%A1c-tr%E1%BA%BB-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-1975con-chut-gi-d%E1%BB%83-nh%E1%BB%9B/
Tín đọc thêm nhé (nguồn: wikipedia):
Vào cuối thập niên 1950, nhạc kích động châu Âu và Mỹ bắt đầu thâm nhập thị trường miền Nam. Một số thanh niên trẻ con các thương gia, các học sinh học theo chương trình của Pháp thường nghe các ca khúc của Mỹ và Pháp. Nhưng phải tới khoảng thời gian 1963-1965 thì phong trào nghe các ca khúc phương Tây này mới thực sự bành trướng qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia. Các danh ca của Mỹ như Paul Anka, Elvis Presley, The Platters… của Anh như Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones… của Pháp như Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida… trở thành thần tượng của giới trẻ Sài Gòn.
Đầu những năm 1960 thì nhạc trẻ trở thành một hiện tượng của âm nhạc Việt Nam. Những ban nhạc trẻ kích động như C.B.C., The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Spotlights (sau đổi thành Strawberry Four với Tùng Giang, Đức Huy, Tuấn Ngọc và Billy Shane) và một số ca sĩ Việt thích kèm theo tên ngoại quốc bên cạnh tên Việt như Elvis Phương, Pauline Ngọc, Prosper Thắng, Julie Quang, Carol Kim… nổi danh với các bạn nhạc ngoại quốc hát bằng lời Anh hoặc Pháp. Những hộp đêm Mỹ ngày càng nhiều từ năm 1968 khuyến khích nhiều ca sĩ hát nhạc Mỹ. Nhiều bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng được các nhạc sĩ Phạm Duy, Quốc Dũng, Nam Lộc, Tùng Giang, Trường Hải… đặt lời Việt.
Không chỉ dừng lại ở việc hát nhạc ngoại quốc, nhiều nhạc sĩ tự sáng tác các bạn nhạc kích động. Một trong những người đầu tiên có thể kể tới là Khánh Băng với Sầu đông, Có nhớ đêm nào, Tiếng mưa rơi. Các nhạc sĩ khác như Quốc Dũng, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà cũng là những người đầu tiên Việt hóa thể loại nhạc này.
Quốc Dũng, với nhiều ca khúc nổi tiếng, cùng với Thanh Mai tạo thành một đôi song ca được nhiều mến mộ. Ban Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà và ca sĩ Elvis Phương trở thành một trong nhưng ban nhạc thành công nhất của Sài Gòn giai đoạn đó.
Tới năm 1971, đại hội nhạc trẻ đầu tiên được tổ chức tại sân Hoa Lư do Trường Kỳ, Tùng Giang và Nam Lộc tổ chức. Sự thành công của đại hội nhạc trẻ đầu tiên ở Sài Gòn đã đẩy mạnh nhạc trẻ lên cao độ. Tiếp theo đó nhiều đại nhạc hội khác được tiếp tục được tổ chức: năm 1971 tại trường trung học Taberd với hơn 10.000 người nghe, năm 1974 tại sở thú với trên 20.000 khán giả.
Cám ơn chị Năm, bây giờ đang học, em mới đọc lướt qua, tụi em sẽ đọc sau nghen!
Chị Năm đang làm gì đó?
Thời đó còn có cặp Vợ chồng Minh Xuân- Minh Phúc cũng rất tài hoa. Họ hát bằng Ba ngôn ngữ Anh- Pháp- Việt rất xuất sắc. Sang Mỹ, họ còn trình diễn cho tới khoảng giữa thập niên 80.
Rất tiếc là trong clips chị Phay Van dẫn, phần trinh diễn của họ âm thanh không được tốt.
Cảm ơn bác Chinook. Em tìm được cái link này:
album nhạc của Minh Xuân- Minh Phúc
Em nghe nói trước 1975 ở miền Nam có phong trào “Hippy”, sống theo “chủ nghĩa hiện sinh”, xâm mình, hút “xì-ke”, ăn mặc”hổng giống ai”…v.v…
Chị Ba và chị Năm có biết những điều này không ạ?
Một số nét về cái gọi là phong trào hippy:
Khởi nguồn từ phong trào phản chiến những năm cuối thập niên 1960 tại Mỹ và “đổ bộ” vào Việt Nam những năm đầu thập niên 1970, văn hóa hippy (cách viết khác của hippie) bao gồm cả phong cách ăn mặc “bụi”, phóng khoáng, chống lại những quy ước, lề thói cứng nhắc. Ở Sài Gòn những năm 1970, thời trang hippy thể hiện ở những chiếc ống quần tây rộng thùng thình mà có thời được gọi là ống “bát”, ống “voi”.
Tặng Tín cái link này: http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=2215
Trời ..trời!!! Nước Nga lúc đó là cộng sản, là CNXH mà sao lại có phong trào này vậy chị Năm?
Em cám ơn chị Năm, xem link chị cho, thấy hơi ngỡ ngàng, vì em cũng nghĩ như Tuấn Anh, công an Nga sao không có “chuyên chính” với phong trào nàynhỉ, lạ thiệt đó??!!
Dạ, tụi em dừng nghen chị Năm, tối xem lại..
Chị Năm nghỉ việc chưa? Anh Năm tới đón chị chở về chưa?
Thế, trưa nay chị Năm có còn “cắm trại 100%”..dzới anh Năm nữa không đó?! hihihihihihihi…
Chị Năm “giận” dzì mà lâu dzữ dzậy..chị Năm?
Cho đến cuối thập niên 60, đại đa số thanh thiếu niên đều đi học. Ăn mặc nếu không đẹp lắm cũng tươm tất. Con gái bận áo dài hoặc váy ,con trai đa số trường bắt mặc quần dài và bỏ áo trong quần, có thể là quần ống loe.Con gái không được đi giầy cao
Những năm 60, con gái có một thời trang rất đơn giản mà đẹp là Robe Sac. Có thể mô tả như một cái túi có khoét lỗ để lọt đầu và hai tay,thừong bằng vải hơi dày. .
Mấy điều này chắc chị Nguyệt Mai rành hơn tôi
Chuyên xâm mình thì mãi tới khi vô lính , tôi mới thấy bạn bè có nhưng cũng không phổ biến.
“Dân xâm mình” được coi như là “thứ dữ”.
Bác Chinook: em mới “chôm” được cái này: quần loe=quần pattes d’éléphant đó, phải không bác?
Kính anh Chinook,
Nguyệt Mai cũng đã quên “mốt” thuở xưa rồi anh à. Nhưng nghe anh nhắc đến loại áo rộng chui đầu thì có nhớ lại. Loại áo đó rất được các cô trẻ tuổi, như Nguyệt Mai lúc ấy, ưa thích.
Áo đó mặc chung với quần tây ống loe (hay ống voi – như Phay hỏi) hoặc jean thì đúng là một bộ.
Tụi em đang học, tranh thủ vào thăm chị Năm đây!!!!
Đọc bài, thấy nhà văn viết truyền cảm quá!
Giới thiệu vài nét về nhà văn Mai Thảo này đi chị Năm.
Tuấn Anh: Mai Thảo là tiểu thuyết gia nổi tiếng, có thể xem là ăn khách nhất ở miền Nam Việt Nam trước 1975.
Em xem nhà phê bình văn học Tạ Tỵ viết về Mai Thảo tại đây.
và đọc thêm bài Nói Chuyện Với Mai Thảo (trang dutule.com):
http://www.dutule.com/D_1-2_2-139_4-4037_15-2/
Trong bài nói chuyện với Thụy Khuê, Mai Thảo có đề cập đến tình bạn của Ông với Pham đình Chương. Tình bạn giữa hai công tử(gentlemen) Hanoi này chắc phải độc đáo lắm.
Tiếc là không tìm được bài nào nói về tình bạn này.
Mai Thảo hay nói đùa là Ông cũng chủ trương Bốn không :
1/ Không lấy vơ.
2/ Không lái xe.
3/ Không nói tiếng Anh , dù tiếng Pháp Ông rất thông thạo.
4/ (Không này tôi không nhớ), Bạn nào biết, xin bổ túc dùm.
Cảm ơn bác Chinook.
Đây là đoản văn Mai Thảo viết tưởng mộ Phạm Đình Chương, bạn thân của ông:
“Bao nhiêu năm vẫn chỉ một con người, vẫn chỉ một phong cách. Ở giữa Hợp ca Thăng Long lẫy lừng như vì sao ở giữa, hoặc cây Tây-ban-cầm ôm trước ngực ngoài tiền trường mênh mông lỗi lạc một mình, Phạm Đình Chương với những ca khúc ở mãi cùng lòng người, và Hoài Bắc với tiếng hát nam tôi cho là hay nhất, vẫn là Hoài Bắc Phạm Đình Chương của một con đường, một cõi nhạc riêng.
Con đường ấy, suốt bốn mươi năm đã đi hết những buồn vui và những mộng tưởng một thời. Vẫn còn những biển khơi và những chân trời đi tới. Cõi nhạc ấy, trọn bốn mươi năm có tài năng và có tâm hồn làm thành mưa nắng, nên đã là một cảnh thổ và khí hậu hàng đầu của âm nhạc Việt Nam.
Cuối cùng là chẳng có một đổi thay nào. Sau bốn mươi năm, chúng ta vẫn yêu mến Hoài Bắc Phạm Đình Chương bằng một mến yêu không bao giờ thay đổi.”
Có bác nào biết cái không thứ tư của Nv. Mai Thảo không? Xin chia sẻ.
Kính thưa bác Chinook, đọc bài theo link chị Năm dẫn ở còm trên, con thử đoán và bổ túc cái.. “không thứ 4” của nhà văn Mai Thảo xem sao, đó là:
4/ KHÔNG.. THÈM VỀ VIỆT NAM!
Có được.. Logic không bác Chinook kính mến ạ.
Anh Chinook: Phải chăng cái không thứ 4 là: ” Không hiểu”!?
Vì Mai Thảo có một bài thơ có tựa đề “Không hiểu”, mà Ts Nguyễn Hưng Quốc cho là: “Một trong những bài thơ tuyệt cú hay nhất của thi ca Việt Nam”:
” Thế giới có triệu điều Không Hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao, khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi ”
Xem toàn bài: ” Thơ Mai Thảo, tiếng mưa thầm rơi trên Nam Hoa Kinh – Nguyễn Hưng Quốc “
Chào Anh Ngô Tân – Hi Tín.
Tôi cố lục trong trí nhớ mình, nhưng thú thực , tôi KHÔNG chắc.
Trước 1975, người nghe nhạc thường thích dùng những loại máy nào để nghe?
Xin chia sẻ với mọi người một vài hình ảnh, cũng như một bài viết khái quát về các loại máy nghe nhạc của thời ấy nhé, Gõ google:
1/ ” HCM – Bán máy hát băng cối các hiệu Akai và Teac “
2/ ” Sài Gòn Tiếp Thị Online – Khoa giáo – AKAI đang trở lại “
Chúc mừng đ/c Phay Van ngày dành riêng cho phụ nữ. 😀
Cảm ơn bác hth. Em quên ngày tháng rồi, chắc phải bắt chước ông Dương Nghiễm Mậu mà chụp hình với hai cây kim đồng hồ rớt xuống 😀
Chào anh Hai hth kính. Anh Hai khoẻ không?
Dạo này anh Hai đi đâu mà..”mút mùa Lệ Thuỷ” không vào còm “têu tếu” ở nhà chị Năm..dzậy!!!!!
Trời..trời..!!!! Anh Hai chẳng Galant với phái Nữ gì cả!!! lý do:
Bộ Anh Hai chỉ có chờ một ngày 8/3 mới chúc mừng phụ nữ sao, anh Hai!? hihihihihihi..
Út kính chào anh Hai hth,
Anh Hai “phẻ” hông anh Hai?
Anh Hai cùng chị Hai đi “du lịch” ở đâu mà thấy dzắng lâu dzữ dzậy, anh Hai?!
Anh Hai hth ơi!!!!!
Hình như ròm em có nghe câu nói này nè anh Hai – đại ý -:
” Khi người ta HỎI, tức là mình NỢ người ta một câu TRẢ LỜI “…đó nghen anh hai!?
Đừng có “làm lơ, làm thinh” rồi..mắng ròm em đó nghen!!!!! hihihihihihi…
Chào Bảo Vân và Tín nghe! Lóng rày anh hơi bận chút xíu, còn lại là lông bông hơi nhiều, hê hê hê….., đi phượt lu bu, mấy ông bạn lại bắt nhậu quần quật nên hơi bận. Hôm rồi thấy bài viết về TCS anh thích quá, nhưng vẫn chưa đọc kỹ được. Chúc mấy em luôn khỏe, vui.
À, mà ” Cấm trại” chứ không phải ” cắm trại ” nghen! Còn lính ba gai thì ở đâu cũng vậy, bên nào cũng thế, cũng đều có nhiều chuyện vui… 😀
Út kính chào anh Hai hth,
Phải dzậy chớ! anh Hai đi gì mà “lâu lắc lâu lơ”..chẳng ừ hử gì với đám em út cả!
Tín nói đúng đó anh Hai, các còm “têu tếu” của anh Hai, Út thinh thích vì nó cho thấy tính cách hóm hỉnh, hoạt bát và khoáng đạt của anh Hai đó!
Anh Hai bộ không sợ bệnh hay sao mà anh Hai “nhậu quần quật” dzữ dzậy!!!! Chị Hai đâu, sao không can ngăn anh “nhậu quần quật” hở!!!!????
Trả lời Út mau??!!! hihihihihihi…
Luôn dzui phẻ..và vào “tám chiện” nhen anh Hai…
P/s: Dạ, cám ơn anh Hai về chính tả “cấm trại” và “cắm trại”!
Tụi em cứ nghĩ là “cắm trại” không đó anh Hai.
Chị Năm ơi, Ut đã có nghe bản nhạc “Bang Bang” do ca sĩ Mỹ Tâm hát, và nghe nói đây là bản nhạc rất được giới trẻ trước 1975 yêu thích.
Vậy trước 1975, những ca sĩ nào hát thành công bản nhạc này, chị Năm có biết?
Nếu có thể, chị tìm được post lên nghe đi chị Năm.
Nhạc trẻ không đồng nghĩa với nhạc kích động em ạ.
Tặng em cái link này nhé (tha hồ nghe): http://amnhacviet.net/tapebef75-nhactre.htm
Tôi xin thay chị Phay Van trả lời cho Bảo Vân về bản Bang Bang.
Bài này gốc là “My baby shot me down” ,do Cher trình bày đầu tiên. Nancy Sinatra cũng thành công với bản này. Bản tiếng Pháp do Sheila.
Ở Vietnam Thanh Lan trình bày cả bằng tiếng Pháp và Việt.
Trong clip này Thanh Lan cũng trình bày “La plus belle pour aller danser” và có vài hình ảnh về lối ăn mặc của thanh niên thời đó.
Dạ, cảm ơn bác Chinook nhiều.
Thân mời cả nhà nghe ca sĩ Joan Baez với bài Bread and roses.
Cám ơn Chị Phay Van
Không biết sao mỗi khi tôi nghe Joan Baez tôi nghĩ đến chị Cam Ly và ngược lại.
Dạ cảm ơn bác Chinook. Em quý Chị Cam Li lắm nên cái còm của bác làm em rất vui.
Kính mời bác Chinook và cả nhà nghe một bài “nhạc kích động”: I KNOW WHY THE CAGED BIRD SINGS như một món quà của Chị Cam Li gởi cho trang PV nhân ngày 08.03.
(Xin lỗi, em đã đưa bài hát lên phía trên.)
Con kính cám ơn bác Chinook và chị Năm ạ.
Nhạc Pháp, nghe cảm thấy thật là nhẹ nhàng, quyến rũ và đầy lãng mạn.
Bác Chinook ơi, qua những còm của bác ở nhà chị Năm, Út con biết bác thời học sinh trước đây, bác theo học chương trình Pháp và trường Pháp, nếu không có gì là khó nói, bác có thể chia sẻ một vài thông tin về tiêu chuẩn được vào học,chương trình học, sự sinh hoạt…v.v…, của học sinh trường Pháp lúc ấy với học sinh trường Việt, cho lớp trẻ hiện nay tụi con có chút ít khái niệm, được không ạ?
Con kính cám ơn bác trước ạ.
Chị Năm, đây là lần đầu tiên Út nghe ca sĩ Joan Baez hát ( Út nghe 5 lần bản nhạc này), Út không “nói theo” bác Chinook, nhưng Út cũng cảm nhận, qua bài hát này, đúng là chất giọng của ca sĩ Joan Baez cũng làm Út liên tưởng đến chất giọng của chị Cam Li đó!
À, chị Cam Li ơi, cho Út “cả gan” hỏi chị: Chị đã có từng hát bản nhạc Pháp nào chưa?
Nếu đã, chị post lên giới thiệu cho mọi người thưởng thức luôn, được không chị Cam Li?
Đừng mắng Út dám “cả gan” hỏi..nghen chị.
Câu hỏi của Bảo Vân về truòng Pháp hơi khó trả lời vì tuy học nhưng tôi không ranh lắm về nguồn gốc và cách tổ chức. Dau thế , tôi ráng trả lời theo kiến thức và qua trải nghiệm cá nhân.
Miền Nam thời tôi có ba hệ thống : Công lập , Tư thục và bán công.
Hệ thống tư thục cũng chia làm hai. Một do các tôn giáo, một hoàn toàn do tư nhân.
Tất cả các trường đều phải theo quy định và chương trình do Bộ Giáo dục ấn định.
Lý do tôi học trương Pháp có lẽ vì hoàn cảnh lịch sử và gia đình. Khi tôi tới tuổi đi học, ảnh huởng của Pháp còn rất mạnh. Gia đình tôi theo Thiên chúa giáo nên ngay từ nhỏ tôi đã hoc truòng Công giáo.
Sau này tôi nghe nói trường Pháp là dành cho nhà giàu, cho giai cấp thống trị. Điều đó không dúng với cảm nhận của tôi. Vì gia đình tôi và nhiều bạn cùng lớp không thuộc thành phần đó.
Đến giờ, nhìn lại tôi có cảm tưởng trường tôi lựa học sinh theo nhiều tiêu chuẩn : trình độ,năng khiếu và nguồn gốc gia đình và sắc tộc. Bạn học của tôi có nhiều người khác tôn giáo, khác sắc tộc, được học bổng để theo học dù không xuất sắc lắm.
Học phí của chúng tôi cao hơn so với trường Việt, tôi không nhớ cụ thể nhưng cũng chỉ gấp 2-3. Bù lại chúng tôi có truòng sở tương đối chu đáo hơn và tỷ lệ thầy trò thấp hơn so với đa số trương Việt.
Chương trình học của chúng tôi tương đương với một học sinh cùng lớp bên Pháp và trường Việt. Chúng tôi cũng được học(bắt buộc có trong chương trình thi) sử, địa và tiếng Viêt.Trịnh công Sơn là một trương hợp đặc biệt vì phần lớn chúng tôi kém tiêng Việt, nhất là nhưng gì liên quan đến điển cố.
Bằng BEPC(trung học Đệ I cấp) và BAC(Tú tài) được hệ thống giáo dục Pháp trên toàn thế giới công nhận.
So sánh với các trường chương trình Việt, không khác nhau nhiều cả về sinh hoạt lẫn phẩm chất, tuy chúng tôi chịu ảnh huởng của văn hóa Tây phương trực tiếp hơn. Tôi biết rõ điều đó vì rất nhiều bạn tôi học trương Việt và trong gia đinh tôi, ba người em nhỏ cũng học truòng Việt.
Hy vọng Bảo Vân thấy những chia sẻ này hữu ích.
Con kính chào bác Chinook ạ.
Con kính cám ơn bác rất nhiều, vì đã dành thời gian giải thích cho con biết một số nét về trường Pháp trước đây bác đã theo học, mà con đã tò mò hỏi.
Dạ, biết thêm được một số điều bác chia sẻ thật là thú vị. Con kính mong bác luôn luôn được vui khoẻ.
Chị Năm; Dạ, Út cám ơn chị Năm, Út và Thu Lan, Hồng Nga, đang nghe đây chị Năm.
Hi Bảo Vân.
Bản Une femme amoureuse ra đời khoảng thập niên 80.
Tôi nhớ có nghe Khánh Hà hát bằng nguyên bản tiếng Anh “Woman in love” và cả bằng tiếng Việt. Nhưng tôi tìm không ra.
Tôi có một chuyện muốn nhờ Bảo Vân, tôi chưa có dịp nghe một bản tình ca nào của Nga , Bảo Vân có thể giúp tìm và giới thiệu được không ?
Thanks
Chị Phay Van – Bảo Vân.
Ya mustapha thời tôi cũng là “chế” thôi. “Mấy chú Ba tàu……”
Nhưng riêng bon tôi, lúc đó mới lớn, vắt mũi chưa sạch, cứ học theo mấy anh lớn :
” Chérie je t’aime , Chérie je t’adore….” nghĩ laị mà mắc cười.
Bác Chinook kính mến,
Thôi, chết Út con rồi!!!
Thưa bác Chinook kính mến, thú thật, không biết Út con có phải là người “cố chấp cực đoan” không nữa, nhưng thật tình, hể bất cứ cái gì, hoặc những lĩnh vực gì mà liên quan đến nước Nga cs( Liên Xô cũ), là Út con đều ” chẳng thèm quan tâm để ý đến”!!!!
Âm nhạc cũng thế, thành ra bác hỏi về nhạc của Nga, Út con đành..”ú ớ” luôn!!!! hihihihihihihi…
Tuy nhiên, bác đã ưu ái nhờ con, con cũng gõ thử Google search, thì có trang:
” Những Bản Tình Ca Nga – Album chọn lọc”
Bác vào nghe thử xem sao nhé.
Phần Út con thì chịu, bác ạ!
Nghe xong bác cho biết cảm tưởng của bác, nghen bác?
Góp vui thư giãn với ” NHẠC KÍCH ĐỘNG”:
1/ ” Video hài – Dàn trống độc đáo “
2/ ” Dàn trống của Rocker Nguyễn “
Hi Tín.
“tụi con khi đọc ở một số bài nói về Lính VNCH, còn thấy có các cụm từ: “ký củ”, lảnh củ”.., nghĩa nó là gì vậy bác?”
——————————————-
Củ là một từ lóng của lính, theo ngôn ngữ chính thức là “ngày trọng cấm” ,ngày tù giam.
Nguồn gốc của từ này thì tôi chịu, không biết và cũng không suy đoán được.
Bác Chinook kính.
Dạ, con kính cám ơn bác đã dành thời gian giải thích cho con hiểu cụm từ mà con kính hỏi bác ạ.
Thưa bác, qua giải thích con mới rõ đó là tiếng lóng để nói về..”bị kỷ luật” của người lính!
Thế mà lúc đọc gặp cụm từ này, con cứ mường tượng là người lính đi: ” ký lãnh nhận các..(củ) khoai lang, khoai mì…!!!!! ” hihihihihihi…
Mai Thảo là một nghệ sỹ đích thực .
Ông giải thích việc Ông không lấy vợ là để cả đời “chơi” văn nghệ.
Tuy uống rượu nhiều nhưng Ông có một trí nhớ rất minh mẫn.
Chữ viết của Ông rất đẹp. Đặc biệt là Label dán trên tạp chí Văn gửi cho độc giả mua báo qua Bưu điện Ông luôn đích thân viết tay.
Bác Chinook: có một bài viết của Nguyễn Vy Khanh trên trang dunglac.org, em copy tặng bác đây:
Trong một thời gian ngắn đầu năm 1998, hai tên tuổi gắn liền với thăng trầm hệ lụy của nền văn học miền Nam 1954-1975 đã tiếp nối nhau ra đi: Mai Thảo và Nguyên Sa, 10-1 và 18-4. Trong thương tiếc và mất mát, đã và sẽ có người nhận ra hình như hai ông khác nhau cũng nhiều, từ đóng góp cho nền văn học đó cũng như nhân cách văn nghệ và cả cảm tình của độc giả và những người yêu văn học nghệ thuật.
(…)
Tạp chí Sáng Tạo đã là chỗ tụ của Mai Thảo và Nguyên Sa, nhưng hai ông là hai mẫu người nghệ sĩ tương phản nhau : một người sống hết mình cho văn nghệ và bạn bè đến độ khó chấp nhận người khác đến cuối đời vẫn sống độc thân, một người sống cho gia đình đến nỗi không ăn nhà hàng và thời trai trẻ có đi phòng trà thì cũng xin kiếu bạn về sớm. Và hai ông đã có những bất đồng ý kiến văn nghệ và có thể cả về hoại động báo chí. Nhưng họ tôn trọng nhau và tôn trọng quan điểm của nhau. Hơn nữa, ngay cái gọi là “chủ trương văn nghệ” có tính cách sáng tạo cũng như chủ trương “thơ hôm nay”, “thơ tự do”, những “thành viên” (đúng ra là cộng tác viên) của “tạp chí Sáng tạo” đã hơn một lần trái nghịch nếu không muốn nói mâu thuẫn nhau.
(…)
Mai Thảo và Nguyên Sa khác biệt nhau vì mỗi ông đại diện cho một khuynh hướng và hành trang trí thức khác nhau. Mai Thảo từng theo kháng chiến, đã di cư từ Hà Nội vào và tiếp tục chống Cộng với kinh nghiệm của mình và theo trào lưu chính trị của miền Nam thời đó. Trong khi đó, Nguyên Sa, cũng như Nguyễn Văn Trung, Trịnh Viết Thành, Nguyễn Khắc Hoạch,… du học ở Âu châu về, từ một Âu châu vừa ra khỏi kinh hoàng của đệ nhị thế chiến và đang hối hả sống cho hôm nay, một Âu châu “trí thức” theo mốt hiện sinh, quán rượu và lối sống buông thả trước những “buồn nôn” và “phi lý” của cuộc đời.
(…)
Tập đoàn cộng sản Hà Nội và những người “nằm vùng” như Lữ Phương, đã kết án Mai Thảo và Nguyên Sa làm CIA. Họ quan trọng hóa quá đáng cái gọi là “công tác”, “tay sai” của hai ông cũng như nhiều văn nghệ sĩ miền Nam khác vì “tự kỷ ám thị” và suy luận hơn là bằng chứng cụ thể.
Bài ” Sans Elle” rất nổi tiếng thời nhạc trẻ thịnh hành . Bản tiếng Việt tên hình như là “Khi bên Nàng”.
Nhạc hay, lời đẹp. Đặc biệt câu cuối cùng “Sans Elle, je ne suis rien” (Không nàng, tôi không là gì cả.)
Xin tặng những người Đàn Ông đang yêu, đặc biệt là Võ trung Tín.
Tín coi người trong Clip có giống ai không?
Bác Chinook kính mến.
Con kính cám ơn bác Chinook thật nhiều ạ.
Con thật xúc động khi bác có những chi tiết rất ưu ái đặc biệt với con, dù chỉ là tặng một bản nhạc, nhưng trong con, con cảm nhận được thật sự sâu sắc, cái tình rất ưu ái của bác ạ.
Bác chọn nhạc thật tâm lý tuyệt vời, bản nhạc chỉ cất lên giai điệu đầu tiên là con đã mê ngay – con nghe tới 10 lần luôn đó bác – nó rất hợp với tâm trạng và trường hợp của con ạ.
Để chứng tỏ, con xin gõ chép lại lời của bản nhạc, và cũng để gọi là thể hiện sự kính trọng và kính mến của con tới sự ưu ái mà bác đã dành cho con ạ.
Dạ, thưa bác Chinook, trong 7 khuôn hình thiếu nữ trong clip nhạc, có một khuôn hình..giông giống..”người ấy” của ròm con đó, nhưng con không dám tiết lộ vì ròm con sợ..Xiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii…quá, bác Chinook ơi..!!!!!!!! hihihihihihihi…
Con kính chúc bác luôn khoẻ mạnh ạ.
SANS ELLE – ca sĩ Claude Michel Chonberg.
Je la connais depuis longtemps
Et moi je l’aime
Mais elle est encore une enfant
C’est mon problème
Pourtant elle m’a dit un jour
Que j’étais son premier amour
Oui mais elle a que dix sept ans
Elle est plus douce qu’un printepms.
Sans elle mon coeur s’ennuie
Près d’elle tout me sourit
Sans elle mes jours sont gris
C’est elle qui est ma vie
Sans elle j’ai le coeur lourd
Je l’aime et pour toujours
Près d’elle je suis si bien
Sans elle je ne suis rien.
Je voudrais parfois lui parler
Mais, que lui dire
Que je veux vivre a ses côtés
La voir sourire
Oui chanter des chansons d’amour
Dire que je l’aimerai toujours
Ses mots que j’ai pensé cent fois
Mais que je garde au fond de moi.
Tôi sai rồi Tín ơi. Sans Elle dịch sang tiếng Việt là Nếu vắng Nàng. Nhưng tôi mới tìm được bài “Xa Em rồi” do Trung Hành trình bày.
Tôi xin lỗi Tín.
Kính bác Chinook và chị Năm,
Nhạc Pháp chắc là thế hệ của bác Chinook, chị Năm và các bác các chị lớn tuổi.., hồi đó rất thích và thịnh hành?
Từ ngày vào nhà chị Năm chơi, được nghe các bác các chị trò chuyện về nhạc Pháp, tự nhiên Út thấy thú vị, thích, vì vậy thỉnh thoảng cũng hay nghe nhạc Pháp, một số bản mà Út thích nghe như:
1/ Comme toi – Jean Jacques Goldman
2/ À toi – Joe Dassin
3/ La nuit – Adam
4/ L’amour c’est pour rien – Enrico Macias
5/ La Maladie d’amour – Michel Sardou
6/ Un Roman d’aitie – Elsa Glen Medeiros
7/ Une femme amoureuse – Sylvie Vartan
8/ Pour en arriver la – Dalida
…….v.v……
Bác Chinook ơi, những bản nhạc trên, vào thời bác, có thịnh hành và giới trẻ hồi ấy có thích không ạ, và có những ca sĩ Việt Nam nào trình bày những bản nhạc này với lời Việt không ạ? Nếu tìm được bác và chị Năm có thể post lên cho mọi người cùng thưởng thức luôn đi, được không bác Chinook và chị Năm?
Mấy bài hát tiêng Pháp Bảo Vân hỏi thời tôi chỉ có 2 bài phổ biến :
“La nuit” Adamo hát và “L’amour c’est pour rien” do Enrico Macias .
Cả hai bài này có bản tiêng Việt. Bản La nuit tôi không nhớ ai hát nhưng L’amour c’est pour rien thì Elvis Phương trình bày rất thành công. Tôi ráng nhưng post lên đây được.
La femme amoureuse, Sylvie Vartan hát sau này, thập niên 80. Khoảng cuối thập niên 60, chiến tranh tàn khốc, ảnh huởng của văn hòa Mỹ bắt đầu mạnh , tôi nghe nhạc Mỹ nhiều hơn. Nhạc Pháp tôi đổi khuynh huớng, thích Jacques Brel và Jean Ferrat.
Thởi tôi mới lớn có một bài nhạc Pháp rất nổi tiếng Mustapha ya Mustapha, do Bob Azzam ca, bọn tôi ê a suốt ngày. Có người đặt lời Việt nhưng không trình diễn chinh thức. Bảo Vân nghe coi có thấy quen không .
Cảm ơn bác Chinook, em nghe bài Mustapha ya Mustapha và thấy rất quen thuộc, nhưng hồi xưa con nít chúng em hát nhạc “chế”, nay nhờ bác em mới biết gốc của nó là bài này.
Kính mời bác Chinook nghe L’ amour C ‘ est Pour Rien với tiếng hát Elvis Phương nhé.
Bác Chinook kính.
Dạ, nghe giai điệu bản nhạc thật là vui nhộn, con không biết lời Việt, nhưng như chị Năm nói, con cũng đã từng nghe lời nhạc “chế” của bản nhạc này, và hôm nay mới biết bản nhạc gốc này ạ!
Kính anh Chinook và Út Vân:
Nguyệt Mai cũng không tìm được Khánh Hà hát bằng nguyên bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt bài hát “Woman in love”. Nhưng đã tìm được “Une femme amoureuse” do cố ca sĩ Ngọc Lan hát bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, rất dễ thương, xin gởi tặng các bạn:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=K2PHEARRW1
Kính bác Chinook và Chị Ba:
Dạ, Út con cám ơn Bác Chinook và chị Ba đã dành thời gian lục tìm bản nhạc để chia sẻ lại ạ.
Bác Chinook và chị Ba ơi, Chị Cam Li mình có hát bản nhạc “Woman in love” , mà ở còm # 10 và # 11 của entry “Rừng Xuân đã khép” hôm trước Tuấn Anh có đề nghị đó, Bác và Chị ạ.
Chị Năm ơi, vậy chị dẫn link bản ” Woman in love ” với giọng ca của chị Cam Li lại, nghe đi chị Năm.
Kính mời Bác Chinook, Bảo Vân cùng cả nhà nghe Chị Cam Li hát Woman in Love (Barry & Robin Gibb).
Dạ, Út cám ơn chị Năm đã dẫn lại link bản nhạc “Woman in love” với giọng ca của chị Cam Li.
P/s: Chị làm gì mà vắng nhà 2 bữa dzữ dzậy, chị Năm?!
Chị Năm: Bộ chị Năm không nhớ có lần em “tranh luận” với bác Dong à?
Bác ấy nói “giọng chị Cam Li.. mộc mạc…”
Út em dùng lập luận “tranh luận” lại với bác ấy: ” giọng chị Cam Li..ngân trong vắt..”
Thế là, sau đó bác Dong có còm “đính chính” lại theo ý cảm nhận của em! hihihihihihihi…
Chị Năm không nhớ sao, mà còn hỏi út nữa!!!! chị Năm thiệt là…
À, út cùng cả nhóm cũng cảm nhận như Tuấn Anh ở còm # 78 ở entry “Khu Suối dầu và mộ bác sĩ A. Yersin “
Chị Năm: Trời..trời..! Chuyện thú vị gì chị Năm không nói ra luôn đi, mà còn biểu Út và các bạn chờ nữa!!!!!
Tánh Út là.. “bộp chộp”, mà chị Năm cứ..”nhem nhem” không hà!!!!
Ghét chị Năm thiệt ghê đó…
—————————
Bảo Vân nghe bài này nhe, thây gì không ?
Kính Bác Chinook.
Dạ, con cám ơn bác giới thiệu clip nhạc có lời của 3 ngôn ngữ thật thú vị – Con không biết ngôn ngữ thứ 3, nó là tiếng Tây Ban Nha, phải không bác Chinook? –
Riêng bản tiếng Anh trong clip, nghe giai điệu thì giống, nhưng lời thì con thấy khác với bản nhạc: “Scarborough Fair” mà con đã nghe – do ca sĩ Simon & Garfunkel trình bày trong Album: ” Parsley, Sage, Rosemary and Thyme” thu vào năm 1966 ( con sẽ gõ lời bản nhạc này ở còm dưới sau ).
Về phần lời Việt do Phạm Duy chuyển ngữ, lấy tựa đề ” Giàn Thiên Lý Đã Xa”, Út con đã nghe các ca sĩ Ái Vân, Thanh Lan, Don Hồ, và nay là chị Cam Li hát.
Bảo Vân rất tinh.
Bản Chèvrefeuille ở đây là “phóng tác?” trên nền nhạc của Scaborough Fair với bản dịch tiếng Anh và Tây Ban Nha của ca từ tiếng Pháp này.
Pham Duy chuyển ngữ theo bài này.
Ca từ Paul Simon & Garfunkel hát là ca từ nguyên bản Scaborough tiếng Anh.
Bác Chinook kính mến: Bác “khen” làm con vui quá!
Bác trò chuyện với con cháu thật thân tình, Út con thấy kính mến bác thật lòng luôn đó.
Nói như ý chị Năm – con hỏi trúng tủ – Vậy, hể gặp nhạc Pháp hay văn hoá Pháp nói chung, bác cho phép Út con được phép hỏi bác, và bác đừng có phiền lòng khi con hỏi “lung tung” nghen!
Con kính chúc bác luôn khoẻ mạnh ạ.
SCARBOROUGH FAIR – Paul Simon & Garfunkel
( Album: Parsley, Sage, Rosemary and Thyme – 1966 )
Are you going to Scarborough Fair?
Parsley, sage, rosemary and thyme
Remember me to one who lives there
She once was a true love of mine
Tell her to make me a cambric shirt
Parsley, sage, rosemary and thyme
Without no seams nor needlework
Then she’ll be a true love of mine
Tell her to find me an acre of land
Parsley, sage, rosemary and thyme
Between the salt water and the sea strand
Then she’ll be a true love of mine
Tell her to reap it in a sickle of leather
Parsley, sage. rosemary and thyme
And to gather it all in a bunch of heather
Then she’ll be a true love of mine
Are you going to Scarborough Fair?
Parsley, sage. rosemary and thyme
Remember me to one who lives there
She once was a true love of mine.
Cam Li mến chào cả nhà.
Thuở nhỏ Cam Li cũng rất quen thuộc với “kích động nhạc” nên entry này rất có ý nghĩa đối với Cam Li. Dù Cam Li không hát kích động nhạc nhưng sau này Cam Li cũng thích hát nhạc rock, như bản “I know why the caged bird sings” mà Cam Li vừa tặng cả nhà.
Kính anh Chinook, Cam Li hân hạnh được có một sự liên tưởng khi anh nghe Joan Baez. Đó không chỉ là tiếng hát, mà còn là trái tim.
Út Bảo Vân mến, Cam Li có hát một số bản nhạc Pháp mà Cam Li thích, sẽ thu lại và gửi em nghe nhé!
Mến chúc cả nhà vui vẻ trong cuối tuần này.
Út kính chào chị Cam Li vào chơi nhà chị Năm ạ.
Dạ, Út và cả nhóm “kiến” háo hức chờ chị trình làng giọng ca của chị với những nhạc phẩm của Pháp. Nhanh nhanh..nghen chị! hihihihihi…
Út kính chúc chị luôn vui khoẻ, mong chị vào chơi và tặng quà thường xuyên ạ.
Kính chị Cam Li.
Cám ơn Chị đã giúp tôi nghe rõ được nỗi đớn đau cũng như niềm thiết tha hy vọng trong giọng hát của Chị cũng như Joan Baez.
” Những Bản Tình Ca Nga – Album chọn lọc”
Bác vào nghe thử xem sao nhé.
Phần Út con thì chịu, bác ạ!
Nghe xong bác cho biết cảm tưởng của bác, nghen bác?
—————–
Hi Bảo Vân.
Tôi đã vô và nghe nhiều lần.
Thú thực cảm xuc không nhiều lắm vì những gì được đề cập đến trong những bài hát hơi xa cách đối với tôi.
Phần nhạc và các nghệ sĩ trình diễn tôi cảm nhận được độ chuyên nghiệp của họ. Được đào tạo chu đáo, họ là những ngưòi thợ khéo hơn là những nghệ sĩ tài năng.
Có lẽ vì ảnh huởng của nền giáo dục đề cao cá nhân nên tôi thích những phá cách, ngẫu hứng của nghệ sĩ.Nhạc Bảo Vân giới thiệu như cao lương, lâu lâu thuởng thức một lần thì thích. Nhưng nếu ăn hàng ngày thì hơi khó tiêu.
Nghe nhac này, tôi liên tưởng đến đoàn Nghệ thuật Tre xanh, đặc biệt là nghệ sĩ Đinh Thìn tôi được thuỏng thức cuối thập niên 70 và Đoàn Hợp ca Hồng quân Liên xô ở Seattle giữa thập niên 80.
Thanks Bảo Vân
Kính mời bác Chinook nghe thử một bài tình ca Nga: Đôi Bờ.
“Đôi bờ” (tiếng Nga: Два берега), lời của Grigorii Mikhailovich Pozhenyan, nhạc của Andrey Yakovlevich Eshpai, được viết cho bộ phim của Liên Xô tên là Жажда (Khát nước) năm 1959. Ban đầu bài hát có tên là “Bài hát của Ma-sa” (Песня Маши). Ma-sa là tên của một nhân vật nữ trong bộ phim.
Cám ơn chị Phay Van.
Có thế chứ. Qua đến nay,nghe clips links Bảo Vân cho,rồi cố tim qua Rusian Folk songs,chắc tìm chưa tới nên tôi cứ băn khoăn. Một dân tộc Nga giầu tình cảm . Đất nước của Tchaikovski, Stavinsky, Glazunov mà nhạc tình lại “nghèo” thế sao?
Cám ơn chị đã giúp tôi.
Kính bác Chinook.
Cám ơn bác đã cho con biết cảm tưởng của bác sau khi nghe những bản nhạc Tình Ca Nga, mà con “giới thiệu”.
Dạ, Út con cũng luôn luôn có cảm giác, và luôn luôn coi những người gọi là nghệ sĩ ở tất cả mọi lĩnh vực nghệ thuật – Văn, Thơ, Nhạc, Hoạ – được đào tạo nhồi sọ như con rối, trong chế độ cs nói chung, đều chỉ là..NHỮNG CON VẸT, hay NHỮNG NGƯỜI THỢ, thôi ạ!
Tôi muốn mời chị Phay Van và các bạn nghe bản “I dónt know how to love Him” của Anh do ca sĩ Mỹ Yvonne Elliman trình bày