Kẻ ăn không hết người lần chẳng ra
Kẻ ăn không hết:
Chuyện xảy ra ở một xứ nọ. Tình hình những tháng cuối năm 2011 đã khiến nhiều người phải suy nghĩ và đặt câu hỏi: tại sao người dân bị theo dõi, bị bắt bớ, bị đánh đập, bị giam cầm nhiều thế. Người dân bị bắt vì những lý do rất… không đâu, nếu không muốn nói là tùy tiện, vô cớ. Có những người bị tạm giam đến cả hơn nửa năm mà “người ta” vẫn lúng túng vì chưa tìm ra tội để kết án họ.
Thế rồi có những kẻ thắc mắc thêm rằng đất nước này còn nghèo, tiền bạc đâu ra mà chi cho những khoản được gọi là bảo vệ an ninh quốc gia (không chính đáng) như thế này.
Có người mách câu trả lời là “giải ngân”. À, ra thế! Bây giờ em mới vỡ cái đầu ngu của em ra. Nhưng nếu vì mục đích đó mà gia tăng việc đàn áp, bắt bớ thì quả là “người là chó sói của người“.
.
… người lần chẳng ra:
Em nhớ thuở nhỏ có đọc câu chuyện vui vui thế này, may thời tìm lại được nó trong kệ sách cũ, xin kính mời các bác thưởng thức:
Phân loại
- Âm nhạc (3)
- Cambodia (3)
- Hoàng Sa- Trường Sa (12)
- Khác (43)
- Khoa học (2)
- Mỹ Thuật (36)
- Nha Trang (11)
- Nhà văn Trần Hoài Thư và TQBT (12)
- Tây Nguyên (8)
- Tem (21)
- Thằng Bờm (1)
- Tuổi Hoa (17)
- Tuổi Ngọc (7)
- Văn (99)
- Xã Hội (60)
- Đọc sách (36)
- Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (23)
Kho
Bài mới
Đang đọc
- Những câu chuyện về một thời (+GM Phaolô Lê Đắc Trọng)
- Exsultet- Bài Công Bố Tin Mừng Phục Sinh
- 8. Trường Lê Bảo Tịnh 1953-1957
- Thế Uyên
- 3. Cuộc nói chuyện với Đức Cha Cương Tại Nhà Khách Nhà Chung Hà Nội & 4. Cảnh phiêu bạt của các cha xứ
- Tháp Bà Po Nagar và Hòn Chồng
- 14. Hoàn Thành
- 9. Sáng 20-7-1954
- Tuý Hồng
- 18. Cải cách ruộng đất
Links
Còm
trang bạn hữu… trong Cõi Đá Vàng (đọc sách) | |
Nguyen duc vu trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Phay Van trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Nguyen duc vu trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Trò chuyện với Trần… trong Thơ Trần Thị Nguyệt Mai | |
Phay Van trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Phạm Trung Kiên trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Hoa trong Tòa Giám Mục Phnom Penh | |
Hãy nói giùm Tô Thuỳ… trong Tuần báo Đời Mới | |
Uyen Minh trong Học Trò Già |
Sách
- Đọc sách
- Cõi Đá Vàng
- Exodus – Leon Uris
- Phim
- Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
- Những Ngày Nắng Vỡ – Chuỗi truyện ngắn
- Anh Em Là Người Bạn Trời Cho
- Áo Đầm Trắng Gia Long
- Bay Cao Lên, Những Thiên Thần Bằng Sành!
- Bài Cho Nhi Đồng Tháng Tám
- Bài Nhạc Khẩu Cầm
- Bài Viết Cho Ngày Đầu Năm Tây
- Bao Giờ Còn Lồng Đèn
- Bé yêu, người bạn mới
- Bên Kia Chiếc Cầu
- Bên Nỗi Chết, Cám Ơn Cuộc Sống
- Bông Hồng Ngày Sinh Nhật
- Bụi Đường Xa
- Buổi Học Đầu
- Bước Chân Trở Lại
- Cái Ôm
- Cánh Chim Ưng Đã Bay Qua
- Chiến Trận
- Cô Bạn Chưa Kịp Thân và Vương Trường Giang
- Cô Bé Viết Truyện Hoa Tím
- Có Gì Bán Không
- Có Một Nụ Cười
- Cô Vân
- Con Búp-Bê Cụt Tay
- Còn Dấu Chân Người
- Con Tôm
- Cây Bút Của Ba Tôi
- Cây Chưa Lớn
- Cây Cổ Thụ Của Tuổi Hoa Đã Ra Đi
- Cây Giáng Sinh Tình Yêu
- Cây Mai Của Đồng Nguơn
- Chai Dầu Cho Bà Ngoại
- Chiếc Lồng Đèn Bốn Mươi Năm
- Chiếc Vòng Hoa Của Thế Vân
- Chờ Nghe Tiếng Còi Tàu
- Chùm Bóng Hy Vọng
- Chuồng Chim Trên Cây Thu-già
- Chuyện “Xanh Non Em”
- Chuyện ngày mồng Năm Tết
- Chuyện Ở Một Ngã Tư
- Chưa Một Lần Trở Lại
- Cô Bạn Chưa Kịp Thân
- Dấu Chân
- Dấu Chân Cha Đạo
- Đá Đợi
- Đêm Vô Cùng
- Đi Tìm Người Thương Binh
- Điều Mẹ Không Quên
- Đôi Giày Cho Người Lạnh
- Đông Hà
- Đợi Mưa Trên Rừng
- Gà con và Bụt
- Giải Nhất Văn Chương Phụ Nữ 1970
- Giống Như Một Ngày Tựu Trường
- Gởi Mỹ
- Hát Bài “Rừng Lá Thấp”
- Hành Trình Về Đến Trái Tim
- Happy Father’s Day, Daddy!
- Khi Về Dưới Bóng Cây
- Không Mang Riêng Nỗi Đau Em
- Khúc Lan Can Gãy
- Khung Kính Vỡ Và Chiếc Nhẫn Đồi Mồi
- Lá Cờ Trong Tim
- Lá Cờ Cũ
- Lá Khô Mùa Mưa
- Lá Thông Xanh, Hoa Ngũ Sắc
- Lá Thuộc Bài
- Làng Yên
- Lão Say
- Lời Hát Xa Xưa Trở Lại
- Lời Gió Mang Xuân Về
- Lưng Đồi Ridgewood
- Mạ
- Màu Kỷ Vật
- Miếng Ăn
- Món Tóc Tình Yêu
- Một Chút Hương Thừa Của TẾT
- Một Người Thầy
- Mùa Trăng Khổ
- Mùa Xuân, Chim Én
- Mùa Xuân, Mai Vẫn Nở
- Mùa Xuân Của Ông Ngoại
- Mứt Đắng
- Mứt Không Còn Đắng
- Ngày Gió Lên
- Ngày Sẽ Tới
- Người Bà Con Trong Kiếp Nào
- Người Khắc Bia Mộ (truyện dài)
- Người Khắc Bia Mộ (Truyện ngắn)
- Người Lính Già Chỉ Mờ Đi
- Người nghệ sĩ ở Phố Hầm Atlanta
- Nhà Bốn Anh Em
- Nhạc Du Ca Trong Nỗi Niềm Tôi
- Nhịn Đói Trên Xứ Mỹ
- Nhớ Người Thơ-Nhà Binh Đỗ Tư Long-Trần Miên Trường
- Những Thiên Thần Bằng Sành
- Những Ngày Nắng Vỡ
- Những Chiếc Vé Cuối Đời
- Những Mảng Bám
- Những Ngày Nắng Vỡ (Phan 3)
- Những Ngày Nắng Vỡ – Phần tiếp
- Những Người Lính Không Già
- Nơi Chân Thang
- Nơi Có Những Nụ Cười Di Lặc
- Nơi Lạ
- Nữ Chúa
- Ổ Kiến Lửa
- Ôn Của Thạnh
- Ơn Trong Từng Phút Giây
- Ông Già Nô-en Không Đến
- Ông Ngoại Của Na
- Phiên Khúc Ngày Mưa
- Qua Giấc Mù Sương
- Rời nhà mà đi
- Rừng Xuân Đã Khép
- Sài Gòn Tôi, Những Ngày Còn Mang Tên
- Sáng lên, những quả cầu!
- Suy Niệm Mùa Vu Lan
- Sửa Văn
- Tấm Thiệp Xuân, Một Cành Đào Trắng
- Tập Bản Thảo
- Thằng Chà
- Thấp Thoáng Áo Về
- Thầy Dạy Công Dân
- Thơ Bước Theo Chân
- Thơ Còn Mãi Trong Tâm
- Tiếng Súng
- Tim Tím Như Hoa Dại
- Tóc Dài, Mùa Xuân và Niềm Mơ
- Tôi Thấy Em Thấp Thoáng Áo Về
- Tôi Không Viết Nổi Một Câu Thơ
- Trái Mơ
- Trăng Thơ Ấu
- Trên Vai, Mùa Xuân…
- Tri Ân
- Trong Những Bức Thư Của Danh
- Trở Lại Với Cuộc Sống
- Tuổi Buồn
- Từ Đồi Cao
- Từ Một Góc Đời
- Tưởng Nhớ Trần Miên Trường
- Vẫn là mùa xuân, vẫn là nụ cười
- Vẽ Trên Xương Lá
- Viết Cho Hai “Nhà Thơ-Người Lính” Họ Phạm
- Villa International, Nhà… Ở Xa Nhà
- Xin Tha Kẻ Trộm
- 2014 Cha Vào Đất
- Ơn Trong Từng Phút Giây
- Chân dung Nguyễn Du
- Chân dung Nguyễn Du
- Vũ Hoàng Chương- Góp phần hiểu biết
- Nguyễn Văn Trung- Đặt lại vấn đề Truyện Kiều hay phê bình phê bình văn học
- Nguyễn Sỹ Tế- Triết lý đoạn trường
- Trần Bích Lan (Nguyên Sa)- Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do
- Doãn Quốc Sỹ- Tình quê hương của Thuý Kiều
- Vũ Khắc Khoan- Nguyễn Du và tình yêu
- Trần Thanh Hiệp- Để giải quyết mâu thuẫn trong Đoạn trường tân thanh
- Thanh Tâm Tuyền- Cửa vào Đoạn trường tân thanh
- Việt Tử- Minh oan cho Kiều
- Nguyễn Thị Sâm- Người em vườn Thuý
- Phạm Thếng- Tiếng khóc Tố Như
- Đinh Hùng- Người thơ thuần tuý Nguyễn Du trong Văn tế thập loại chúng sinh
- Tạp chí Văn- Số đặc biệt tưởng niệm Nguyễn Du
- Mục lục
- Lời ngỏ
- Một điểm Phật tính trong Truyện Kiều (Đông Hồ)
- Lấy ngữ pháp để giải thích Truyện Kiều [1] (Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê)
- Vài điều nghĩ về, triết lý trong Truyện Kiều (Nguyễn Văn Xuân)
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du (Quách Tấn)
- Đoạn trường tân thanh trên đường tìm kiếm người đọc (Huỳnh Phan Anh)
- Nguyễn Du giữa chúng ta (Nguyễn Quốc Trụ)
- Biên khảo của Gs. Nguyễn Văn Lục (nguồn: http://www.ngo-quyen.org/)
- Mười khuôn mặt văn nghệ và Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay (Tạ Tỵ)
- Antoine de Saint-Exupéry
- Alexandre Soljenitsyne
- HERMANN HESSE
- JOHN STEINBECK
- Yasunari Kawabata
- Tôi và em – Hoàng Ngọc Tuấn
- Trại Súc Vật
- Sách tôn giáo
- Những câu chuyện về một thời (+GM Phaolô Lê Đắc Trọng)
- 1. Lời Bạt & 2. Ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945
- 3. Cuộc nói chuyện với Đức Cha Cương Tại Nhà Khách Nhà Chung Hà Nội & 4. Cảnh phiêu bạt của các cha xứ
- 5. Hàng Giáo sĩ đi Nam có lợi hay có hại? & 6. Tình hình các địa phận sau 1954- Bắc 54 Là Thế Nào ?
- 7. Lễ Noel – Giáng Sinh
- 8. Trường Lê Bảo Tịnh 1953-1957
- 9. Sáng 20-7-1954
- 10. Đi gặp Mác – ănghen hay lên thiên đàng?
- 11. Chính sách hộ khẩu
- 12. Thành quả của cải cách ruộng đất
- 13. Phải chăng đó là trong chủ nghĩa duy vật?
- 14. Hoàn Thành
- 15. Phong trào cải cách ruộng đất khựng lại
- 16. Một số kinh nghiệm riêng tư về cải cách
- 17. Toà án nhân dân và những án tử hình
- 18. Cải cách ruộng đất
- 19. Quốc hội thứ I của nuớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
- Những câu chuyện về một thời (+GM Phaolô Lê Đắc Trọng)
- Vũ Khởi Phụng
- Virgil Gheorghiu
- Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
- Đọc Sách – 2
- tin nhắn
Ngẫm cho kỹ, thì tất cả mọi người chúng ta cũng đang…”ủ tờ” đấy chứ!
Bác Đinh Thành và Chị Năm ơi, “nhà tù lớn”..có ở trong thơ đây nè..
“…Miền Nam ơi!
Tôi thầm gọi
Đây là miền Nam trong căn phòng giam chật hẹp âm u
Ngoài kia là miền Nam trong nhà tù rộng lớn
Còn có nơi nào yên ổn
Xin chỉ cho tôi ẩn trốn
Hỡi miền Nam thương mến của tôi ơi..! ”
( Trích..Thơ tù – HT Thích Quảng Độ )
Chị Năm ơi, chị khen ròm em thiệt hay là tính..mắng em vậy!?
Em..hơi ngán ngán chị Năm..dzợt tưng tửng..ròm em quá!!!!!!! hihihihihi…
Đừng..mắng em kiểu này nghen chị Năm:
” Chú phỉnh”.. tôi rồi.. “Chính phủ”.. ơi!
“Chiến khu”..đong lúa..” Chú khiên”.. rồi!
“Thi đua”..sao cứ..”Thua đi” mãi!
“Kháng chiến”..lâu rồi..”Khiến chán”..thôi !
Chị Năm: Tào Tháo là ai vậy chị Năm? Em không hiểu?
Em chỉ nghe câu nói..” Bị tào tháo..rượt..!” , là để nói chuyện..tế nhị..đó đó..thôi mà!!!!! hihihihihihihi…
Chị Năm phải giải thích rõ ý này cho ròm em đó nghen?!
Công nhận chị Năm làu làu.. Tam Quốc Chí..thật!!!!
Chắc chị Năm đọc bộ Tam Quốc Chí này hồi trước 1975, như cuốn Cõi Đá Vàng.. chứ? hihihihihihihihi…
Chị thật đặc biệt!!!
Chị Năm; Dạ, em không có đọc sách truyện, mà chỉ có xem một vài phim bộ như Thuỷ Hử, Tam Quốc.., nhưng em cũng chưa lúc nào coi được hết bộ…
Còm trên em hỏi về Tào Tháo là để “thử” chị Năm xem sao đó! hihihihihiii…vì để ý, em thấy giới nữ thường ít quan tâm đọc những truyện loại này.
Không ngờ đụng đến..Thái sơn!!!!!
Em lầm to, vì thế em mới nói chị Năm..thật đặc biệt!
Chào Anh Đinh Thành.
Chính suy nghĩ đó an ủi, và giúp tôi vượt qua những ngày trầm luân trong trại cải tạo.
Tôi nhìn những cai tù, thậm chí cán bộ trong ban chỉ huy. Tôi thấy họ cũng bị tù như chúng tôi. Mà còn tệ hơn vì ngày nào đó chúng tôi sẽ ra khỏi, nhưng riêng họ thì không biết tới bao giờ.
Đọc bài xong, xin được góp…vui, với 2 bài thơ của Nguyễn Chí Thiện:
HOA ĐỊA NGỤC
Hoa địa ngục tưới bằng xương máu thịt
Trộn mồ hôi chó ngựa, lệ ly tan
Hoa trưởng sinh trong tù bệnh, cơ hàn
Hương ẩm mốc, màu nhở nham, xám xịt.
và….TÔI IM LẶNG
Tôi im lặng khi kẻ thù hành hạ
Sắt thép đưa vào, đau đớn, hôn mê
Câu chuyện anh hùng để trẻ con nghe
Tôi im lặng chỉ vì tôi tự nhủ:
Có ai đi rừng gặp loài dã thú
Lại mở mồm kêu xin chúng thương tha?
( Nguyễn Chí Thiện – 1974 )
Tôi im lặng khi kẻ thù hành hạ: Câu này nhà thơ Nguyễn Chí Thiện có lẽ dùng nhầm từ “kẻ thù”. Lẽ ra nó phải là “đồng chí”.
Chị Phay Van ơi.
Sao lại “đồng chí” được. “Đồng bào” chứ.
Cùng một truyện cực ngắn, thật là…!
BÁC
Bác tôi suốt đời thích sưu tầm đủ kiểu mặt nạ để thay đổi hàng ngày. Khi bác qua đời, mọi người trong cả nước tôi đều khóc, vì tưởng Bác là bác ruột của họ!
( Trần Tất Đạt )
Phạm Hoàng Trọng: Cám ơn bác, truyện cực ngắn mà bác chia sẻ thật là hay, cô đọng, và sâu sắc lắm!
Đọc truyện cực ngắn trên, tôi chợt nhớ có đọc bài này có cùng ý (nhưng…dài hơn nhiều!), xin chia sẻ cùng các bác đọc…vui vui…
Vô google các bác nhé: ” Khóc ngu – Nguyễn Hưng Quốc “
hay quá Phay Van@ à. bỗng dưng muốn làm tù nhân như ông kia quá … !
Bác Trà hâm lại ơi,
Dù có gì đi nữa cũng là..” nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”..mà bác, sao “bỗng dưng bác muốn?”..dzậy!!!!!!
Chưa chắc câu đó đúng đâu nha Nguyễn Tuấn Anh@ ! Bây giờ hình như … ” nhất nhật tại ngoại, thiên thu ở tù ” …?????
BácTrà hâm lại kính: Dạ, con còn nhỏ, chưa trải nghiệm nhiều, chỉ đọc và nghe nói..ở tù..là cảnh khổ sở cùng cực lắm ( dù là người có tội hay người bị oan ức )!
Bác nói ý.. “hơi ngược lại”, thành ra con chưa hiểu đượcý sâu xa lắm! Nếu không ngại và có gì phiền, bác có thể giảng giải cho con hiểu được ý của bác chứ ạ?
Con kính cám ơn bác ạ.
Bác Trà hâm lại ơi, có một bài thơ, mà khi đọc con cảm nhận được, có thể nói là diễn đạt hết mọi khía cạnh thâm độc của chế độ lao tù..hòng nhằm tạo nên cảnh khổ sở, đau thương..cho tù nhân, cũng như gián tiếp thâm độc giết người tù..khi ở trong tù!
Con xin phép gõ ra đây bác xem thử nghen ( con không biết tác giả ):
TÙ LAO THĂM THẲM
Tù lao thăm thẳm, chữ nghĩa quên tiệt
Mọi tin tức đều không được biết
Một tờ báo cũng không được đọc
Một đòn đánh hiểm vào BỘ ÓC!
Gia đình lãng quên hay âm thầm thương khóc?
Khoẻ, ốm, vui, buồn, cưới xin, tang tóc
Một phong thư không được nhận, vắng im
Một đòn hiểm đánh vào TRÁI TIM!
Tháng năm biền biệt nằm miết xà lim
Hạt muối, cọng rau hết phương kiếm tìm
Một bát cơm đầy mơ mới thấy
Một đòn hiểm đánh vào DẠ DẦY!
Y sĩ đao phủ tiếng tăm lừng lẫy
Nước thiếu, nước bẩn ghẻ lở đầy
Một chăn mỏng mùa đông độc ác
Một đòn hiểm đánh vào THỂ XÁC!
Bao năm tê tái một mái đầu bạc
Không nó, không cười, không người tâm tình
Một nấm mồ câm, âm thầm một mình
Một đòn hiểm đánh vào THẦN KINH!
Trong các ngón đòn (…) yêu tinh
Thời đòn DẠ DẦY là kinh tởm nhất
Thể xác, óc, tim, nó chơi hỏng tất
Nó rất có thể vùi tất trong đất!
( ? )
to Nguyễn Tuấn Anh@ :
Đơn giản chỉ là phép so sánh mà thôi, một cái này = nghìn cái kia và ngược lại là do người ta để lên bàn cân, do chưa có tính từ kèm theo nên có thể gây khó hiểu, ….
Nếu thêm vào , chẳng hạn : một ngày làm tù nhân của nhà tù Mĩ sẽ bằng ngìn năm sống dưới chế độ cộng sản ,…..
Bác Trà hâm lại kính: Cám ơn bác đã giải thích cho con hiểu sâu hơn về ý của bác ạ, bác thật là thâm thuý!
Bác làm con nảy ra ý thử chợt so sánh: “Một ngày trong tù ở Nam Triều Tiên, còn hơn sống ngàn ngày ở một đất nước bị nhồi sọ đến u mê như Bắc Triều Tiên”
Con thử so sánh như vậy được chứ bác Trà hâm lại?
Con kính chúc bác luôn mạnh khoẻ ạ.
Thế mới hay chính quyền Bọn Tư sản hay trong trường hợp này là Phong kiến còn phải học hỏi ta nhiều.
Kính anh Chinook,
Chẳng biết tin này Nguyệt Mai nghe có đúng không, nên muốn hỏi lại anh để kiểm chứng. Là ở Mỹ có những người vì nghèo, không có nhà ở và chỗ ăn, nên họ “giả vờ” vô các cửa hàng ăn cắp vặt, để được cảnh sát bắt vô tù ở. Vì trong nhà tù họ sẽ được phát cơm ăn, áo mặc đầy đủ, và cả thuốc men, nếu bệnh tật (cũng giống như nhân vật trong truyện của Phay đưa ra)…
“Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, nên câu chuyện này chắc không có thật đâu, phải không anh Chinook?
Chào chị Nguyệt Mai.
Tôi nhớ đã lâu , có đọc ở đâu đó một tin có nội dung tương tự.
Tôi nghĩ đây là một trường hợp rất cá biệt. Tiêng Mỹ có cụm từ ‘Free Meal and Board'(Ăn ở không mất tiền) để chỉ nhà tù, có lẽ người ta bỏ Medical services đi cho gọn .
Tuy dịch vụ y tế ở Mỹ rất đắt nhưng những người nghèo,không khả năng vẫn được chính phủ trả tiền, nhất lầ trong khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng. (Emergency) Còn ăn uống thì nêu nghèo,ngoài chính phủ mà nhiều người không thích vì cần thủ tục , có các tổ chức ‘vô vị lợi’ như Food Bank hay Soup Kitchen…
Tôi có một anh bạn người Mỹ da đen. Khi còn trẻ Anh bị tù mấy tháng vì tội lái xe gây tai nạn khi đang say rượu(DUI). Về kinh nghiệm đó Anh nói, đáng sợ nhất là cái không khí nhà tù, phải sống chung với những thành phần tệ nhất của xã hội, tiếng cửa đóng , cái bất tiện của điểm danh bất cứ giờ nào trong ngày… tóm lại là mất tự do .
Cám ơn anh Chinook đã trả lời cho Mai câu hỏi này.
Cũng cám ơn Phay Van đã giới thiệu một câu chuyện…với kết thúc thật bất ngờ. 🙂
Chị Năm: Trời.. trời!!!! Hôm nay chị Năm có làm sao không, mà đem chuyện..ở tù..ra nói cho.. vui vui!!!! Nghe ớn dzữ dzậy chị Năm??!!! hihihihihihi…
Chị Năm làm gì đó..?
Chị Năm: Dạ, hạnh phúc hơn những người sống trong chế độ cộng sản ( em ngộ ra theo ý bác Trà hâm lại đó nghen! ) hihihihihi….
Thân mời cả nhà xem những thước phim quý về Saigon thanh bình năm1945.
Một tư liệu quý hiếm thật!
Cám ơn chủ blog, xin phép download về lưu giữ nhé.
Cám ơn cô Phay Van đã tìm được và post lên chia sẻ một clip về những hình ảnh Saigon xưa thật là quý quá!
Trong clip tư liệu này, mỗi người trong chúng ta, ở một góc độ nào đó khi xem, sẽ có những cảm nhận thú vị riêng về những chi tiết hình ảnh Saigon quá khứ trong clip…
Với riêng tôi, thì có thú vị chú ý đến một chi tiết hình ảnh này: ” bảng quảng cáo bia con cọp Larue “…vì tôi thấy nó được xuất hiện lên rất lâu: từ phút 4:27 đến 4:42 ( tôi có cảm giác là người quay có…chủ ý quảng cáo cho hãng bia chăng?! )
Trước đây tôi cũng có đọc một bài viết, có những chi tiết thú vị liên quan về loại bia con cọp Larue này, vậy xin chia sẻ lại cùng các bác đọc thư giãn:
Gõ google các bác nhé: “LA DE” XƯA Ở SÀI GÒN << Một thời Sài Gòn "
Cám ơn Phay Van đã cho chị được nhìn thấy Saigon thuở đơn sơ, mộc mạc ấy.
Những hình ảnh quen thuộc này còn kéo dài đến thập niên 50,60.
Đồ Bà ba lụa và nón nỉ mấy người đàn ông trong hình đến đầu thập niên 60 vẫn còn phổ biến.
Mỗi sáng từng đoàn xe bò chở nông sản, mỗi xe đều có treo đèn chai, lọc cọc từ Hóc Môn Bà Điểm đi về huớng Saigon.
Mấy xe bò chở cây khoảng đầu thập niên 60 vẩn còn thấy ở miệt Hớn Quảng , Lộc Ninh.
Cám ơn chị Phay Van.
Chào chị Nha Trang, chị Nguyệt Mai, cùng Phay Van: Lâu nay cứ loay hoay bận bịu với các cháu quá, Bảo Trâm không vào thăm chơi được, các chị thông cảm nhé.
Hai chị và Phay Van vẫn vui khoẻ chứ?
Thân mến chào Bảo Trâm. Lâu ngày quá mới gặp được Bảo Trâm, nhưng mọi người đều hiểu là Trâm đang bận với các cháu nhỏ. Mai hiểu, cháu nhỏ nên cực lắm,
Chúc Bảo Trâm luôn vui nha.
Cám ơn chị Mai, Trâm cũng mong chị và gia đình luôn vui khoẻ, hạnh phúc nhé.
Phay Van và chị Nha Trang chắc là bận rồi thì phải, hai hôm nay vào chơi Trâm không thấy xuất hiện?
Cám ơn Bảo Trâm về lời chúc.
Chị Nha Trang đang bận chút việc riêng. Còn Nàng Phay mình cũng sắp về tới rồi Trâm ạ.
Phay ơi, em ở đâu? Chị Bảo Trâm đang chờ nè.
Phay Van: Xem clip em post lên về Saigon thanh bình năm 1945, thú vị lắm!
Đây là lần đầu chị được xem clip những hình ảnh Saigon xưa cũ quý hiếm này đấy, chị nghĩ, những hình ảnh này chắc là cũng có rất nhiều người VN chỉ mới được xem lần đầu.
Bảo Trâm cũng có dịp được đọc xem một trang có rất rất nhiều hình ảnh của Saigon xưa trước 1975, nếu được, thì Phay Van có thể copy về đây luôn để lưu giữ làm tư liệu, cũng như chia sẻ cho mọi người cùng thưởng thức, được chứ?
” SAI GON HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – VANG BÓNG MỘT THỜI “
Cám ơn Bảo Trâm đã giới thiệu trang này. Nhìn hình như sống lại kỷ niệm xưa.
Chị Nguyệt Mai: BảoTrâm không sinh trưởng ở Sài Gòn, nhưng trước1975, Trâm may mắn có được những năm tháng học ĐH ở Sài Gòn, những năm tháng ấy đã cho Trâm rất nhiều kỷ niệm về thành phố dấu yêu và thân thương này. Quả thật là… “Nhìn hình như sống lại kỷ niệm xưa”…há chị!
Trâm đoán, chắc chị Nguyệt Mai là người Sài Gòn gốc, phải không chị?
Bảo Trâm thân mến,
Nguyệt Mai sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Chỉ sống quanh quẩn ở SG và không được đi đến nhiều nơi trên đất nước.
Bảo Trâm thật hạnh phúc. Biết được ít nhất là hai thành phố, một miền biển, một miền đồng bằng.
Một chút vui vui về chính tả…khi viết tên của thành phố đã có mỹ danh ” Hòn Ngọc Viễn Đông “.
Có bao giờ, bạn để ý chính tả cách viết tên về thành phố này chưa? Và, theo riêng bạn, thì bạn chọn cách chính tả viết nào về thành phố nổi tiếng này?
1/ Saigon
2/ Sàigòn
3/ Sài gòn
4/ SAIGON
5/ SAI GON
6/ SÀI GÒN
7/ SÀIGÒN
8/ Sai-gon
9/ Sài-gòn
10/ SAI-GON
11/ SÀI-GÒN
………………….
Ở trên, là một số cách viết mà đây đó khi đọc, ta thỉnh thoảng, hoặc hay gặp…
Và, theo Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn thì:
” Xuất xứ của địa danh Sài Gòn cho đến nay vẫn là một bí ẩn, chưa được giải mã một cách rành mạch. Ngay bây giờ, viết tên Sài Gòn…cách nào cho đúng, thì các nhà ngôn ngữ cũng chưa có lời chỉ bảo..”
Các bạn nghĩ sao…
Cách đây ít lâu, trong siêu thị Uwajimaya sang trọng nằm trong khu China Town của Seattle Washington có một tiệm bán đồ ăn tên Saigon.
Chữ Saigon được viết với chữ I với 2 chấm mũ kiểu Pháp và chữ Nôm theo dạng chữ Hán. Vì nằm ngay trong phố Tàu nên người Hoa cho là viết sai , vì nếu viết theo người Tàu thì phải là Tây Cống.Người chủ tiệm giải thích là đó là viết theo kiểu chữ Việt cổ và giữ lai nguyên dạng.
Dù viết cách nào, cũng không thể lầm. Ta nhận ra ngay tên của thành phố thân yêu trong tim của bao nhiêu người. Hôm rồi trên Blog của Bác Hiệu Minh bàn về chuyện Win-Win(hai bên đều lợi), nhân dịp có người cho là tên Hanoi không hạp với tên của nước Vietnam,xung khắc Thủy Hỏa chi đó, tôi có góp ý là rất nhiều người muốn lấy lại tên cho Saigon. Có người bàn đến cả chuyện làm áp lực trên các chợ bán thực phẩm Á đông và các nhà nhập cảng thực phẩm, tẩy chay những sản phẩm có tên HochiMinh in trên bao bì và ‘tặng’ tên HochiMinh lai cho Hanoi.
Ý kiến của tôi chỉ có một phản hồi, còm sĩ đó ủng hộ ý trả tên cho Saigon , nhưng không muốn ‘vinh dự’ đó cho Hanoi.
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!
Sài Gòn… được thay bằng… Hồ Chí Minh.
Thế thì, có những cụm từ quen thuộc này, ta thử gọi “cách mới” xem thử có…thuận tai không, hay là bị…đội cho cái mũ…!?
Nhưng đây lại là rất…Logic:
1/ Du đãng Sài Gòn…được thay bằng…Du đãng Hồ Chí Minh.
2/ Đĩ Sài Gòn…được thay bằng…Đĩ Hồ Chí Minh.
3/ Điếm Sài Gòn…được thay bằng…Điếm Hồ Chí Minh
4/ Chó ghẻ Sài Gòn…được thay bằng…Chó ghẻ Hồ Chí Minh.
5/ Lấy vợ Sài Gòn…được thay bằng…Lấy vợ Hồ Chí Minh.
……………v.v…………
Phải trả lại tên cho…Sài Gòn…thôi!
Chứ không thì…chết với…”Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”…vậy!!!!
Thế thì mời các bác đọc thư giãn bài viết này xem sao:
Vô google: ” HÃY TRẢ LẠI TÊN EM THÀNH PHỐ SÀI GÒN – Ngọc Thiên Hoa “
Anh Ngô Tấn và anh Công Thành:
Nguyệt Mai rất đồng ý với hai anh: hãy trả tên Sài Gòn cho thành phố Sài Gòn. Mong lắm thay!
Bác Ngô Tấn đưa những ví dụ:
Sài Gòn…được thay bằng…Hồ Chí Minh
Thật là..thâm thuý..!
Anh Chinook và Bảo Trâm:
Mai đồng thuận với anh Chinook. Dù có được viết như thế nào thì hai chữ Sài Gòn đã ở trong tim của rất nhiều người. Nhưng Mai cũng có cùng một ý kiến với “còm sĩ” mà anh Chinook đã dẫn. Ba thành phố của ba miền đất nước nên là Hà Nội, Huế, Sài Gòn và không nên đặt một tên gì khác thay vào. Tất cả những tên ấy đã đi vào trong văn thơ, trong tim óc, và trong kỷ niệm của mỗi người Việt chúng ta.
Chào Chị nguyêt Mai.
Sở dĩ tôi gợi ý về việc tặng tên HCM cho Hanoi vì
– Win-Win solution ,( hai bên đều vui). Tôi nghĩ chắc cũng có một số người Hanoi ngưỡng mộ và mang ơn Ô HCM. Nên việc đặt tên Ô cho thành phố đó cũng được nhiều người tán thành.
– Và theo cảm nhận của tôi trong chuyên đi về thăm quê mấy năm trước tên HCM rất hợp với phong cách ,văn hóa chung của thành phố đó.
Anh chinook và chị Nguyệt Mai: Vâng, Bảo Trâm nêu lên một số cách viết tên Sài Gòn mà khi đọc ta hay gặp, là để góp chuyện cho…vui vui thôi…
Bảo Trâm cũng đồng thuận với Anh và Chị, là dù có viết Sài Gòn ở hình thức chính tả nào, Sài Gòn vẫn được mọi người nhận ra ngay tức khắc, và Sài Gòn vẫn là Sài Gòn yêu mến trong trái tim của tất cả mọi người, như bài thơ và nhất là 4 câu thơ cuối của tác giả Song Thuận, mà cháu Bảo Vân đã gõ chép chia sẻ lại:
” Thành Phố của mình không thể mất tên
Vì còn Anh, còn Em
Còn người thương người nhớ
Vẫn còn Sài Gòn trong triệu triệu trái tim…”
Anh Chinook và Bảo Trâm:
Tất cả chúng ta đều đồng thuận là hãy trả lại Saigon cái tên gọi nguyên thủy của nó. Chỉ một điều đó thôi nhưng cũng chưa biết khi nào thành hiện thực.
Còn tên của thành phố Hà Nội thì mình chỉ nêu lên ý kiến của riêng mình, góp ý cho vui thôi, chứ chắc gì người ta đã “nghe” mình, có phải vậy không thưa anh Chinook?
Mấy người lãnh đạo của ta rất ngộ. Không cần biết ý của người khác thế nào, cứ quyết tâm cao.. Đừng nói đến ý dân đen,cứ xem ngay di chúc của Hồ chí Minh, giấy trắng mực đen rõ ràng, họ cũng chẳng màng.
Khi Charles De Gaule , một Anh hùng quốc gia của Pháp qua đời, Chính phủ Pháp muốn làm quốc táng. Nhưng trong di chúc Ô De Gaule nói chỉ muốn một nghi lễ đơn giản, không muốn người trong chính phủ ,trừ những bạn chiến đấu trong thế chiến II của Ông tham dự , và an táng trong nghĩa trang nhà thờ làng Ông.Người ta phải tuân theo ý nguyện đó.
Khi Thuợng nghị sỹ Henry “Scoop” Jackson bang Washington qua đời. Nhớ đến công ơn Ông, chính quyền muốn lấy tên Ông đặt cho Phi truòng SeaTac . Gia đình Ông không đồng ý, người ta cũng phải bỏ.
Kính thưa các “còm sĩ” rất thân quý,
Em xin phép có một ý kiến thế này, về cái vụ trả tên cho Sài Gòn ấy mà. Các cụ mình có câu “con dại cái mang”, cho nên, mang cái tên ấy gán cho tỉnh Nghệ An là hợp lẽ nhất.
Chị Năm ơi, Theo em hiểu, ý sâu xa của chị Năm muốn.. “gán cho tỉnh Nghệ An” là để..”khen cho nó..chết”..đúng không? hihihihihi..
Nhưng đó là cảm tính! Đứng ở góc độ nhân văn nhân bản lịch sử, thì HCM sẽ bị.. “đo ván” khi.. “tranh tài” với các nhân vật lịch sử người Nghệ An sau đây chị Năm ơi:
1/ Phan Bội Châu
2/ Nguyễn Trường Tộ
3/ Phạm Hồng Thái
Em nói ý trên vì, nếu thật sự trưng cầu dân ý, em chắc chắn HCM sẽ luôn luôn “cầm đèn đỏ” sau 3 nhân vật lịch sử kia ngay!
Nhân nói về Sài Gòn, Nguyệt Mai thân mời cả nhà nghe Liên khúc “Ghé bến Sài Gòn” và “Sài Gòn đẹp lắm” do ban hợp ca Thúy Nga trình bày.
Cuối tuần này Nguyệt Mai thân mời cả nhà mình đi du lịch sang châu Phi với tác giả Bùi Văn Phú nghen.
Người Việt và nem, phở ở châu Phi [Bài 1]
Tác giả : Bùi Văn Phú
Nem. Nhưng không phải nem chua. Phở và người Việt hai tiếng tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Châu Phi đây là ở Xứ Ngà, nước Côte d’Ivoire, có thành phố Abidjan là trung tâm kinh tế tài chính. Abidjan là thủ đô từ 1933, đến năm 1983 Tổng thống Félix Houphouet-Boigny cho rời thủ đô chính trị và hành chánh lên Yamoussoukro, nơi sinh của ông.
Những năm dạy học ở Togo, tôi có đi chơi vài nước lân bang cho biết thêm về đời sống quanh vùng. Dịp nghỉ lễ Phục Sinh năm 1985, tôi đi chơi hai nước Ghana và Côte d’Ivoire.
Đi cùng với một người bạn qua xứ Ghana. Quãng đường từ Lomé qua Accra dài chừng 200 cây số nhưng mất năm giờ xe.
Đã quen với cuộc sống ở đây, nơi mọi thứ trôi qua chầm chậm, mỗi lần đi xe đò là trong túi đeo lưng đều có vài cuốn sách để đọc vì xe chạy lâu hay mau, bao giờ đến nơi thì mới rõ.
Lúc còn ở Mỹ, có một tài tử đóng phim hài, tôi đã quên tên mà chỉ nhớ cái mũi to như quả cà chua và chiếc mũ dạ, ông quảng cáo cho thẻ tín dụng American Express với khẩu hiệu: “Don’t leave home without it”, diễn nghĩa tiếng Việt là: “Đừng rời nhà nếu không có nó”. Từ ngày sang châu Phi, trước khi rời nhà đi chơi xa chúng tôi hay dùng khẩu hiệu này để nhắc nhở nhau đừng quên mang theo bên mình, không phải thẻ tín dụng, mà là hai thứ quan trọng hơn: sách truyện và giấy đi cầu. Đặc biệt là giấy đi cầu: “Don’t leave home without it” vì ăn uống lạ nước lạ cái nên bụng dễ bị biến chứng. Ra đi khó biết bao lâu mới đến nơi đã định. Có khi phải đợi ở bến cho đến khi đầy khách xe mới chạy. Có thể xe hư dọc đường, khi đó nếu phải đại tiện ở một góc rừng hay bờ đường thì có giấy mà dùng.
Chúng tôi đến Accra lúc ở đó đang bừng lên không khí chống Mỹ với biểu tình hàng ngày trước toà đại sứ Hoa Kỳ. Từ vài năm qua, sau khi Trung úy Jerry Rawlings lên nắm quyền lãnh đạo bằng đảo chính, tình hình chính trị trở nên bất ổn với nghi ngờ có người Mỹ nhúng tay. Hai năm trước chính phủ Ghana đã yêu cầu Hoa Kỳ rút về vài tình nguyện viên Peace Corps vì có những phát biểu chống chính phủ ở đây. Đời sống dân chúng khó khăn, đồng cedis mất giá. Du khách đi tắc-xi tài xế đòi trả bằng đô-la Mỹ chứ không nhận tiền điạ phương vì đổi chợ đen được giá cao gấp mấy lần hơn giá chính thức (1 USD = 50 cedis, giá chợ đen gấp ba hay bốn).
Khi nhập cảnh vào Ghana, du khách phải khai báo đem bao nhiêu tiền, khi ra phải chứng minh đã tiêu bao nhiêu, còn lại bao nhiêu, với biên nhận đầy đủ. Là những tình nguyện viên, sang đây chơi chúng tôi được ở miễn phí tại nhà trọ của Peace Corps nên không phải đổi tiền nhiều. Với kinh nghiệm gửi tiền về Việt Nam cho gia đình trong những năm qua, tôi giấu được ít tờ trăm cho mình và bạn, đem vào Ghana đổi chợ đen nên cũng đủ tiêu trong mấy ngày. Với tình hình như thế, văn phòng khuyên chúng tôi cẩn thận khi ra đường, không nên chụp hình, tránh đi lại trong khu vực quanh sứ quán. Chuyện chụp ảnh trên đường bị cảnh sát tịch thu hết phim thì chúng tôi đã có kinh nghiệm.
Rời Accra sau vài hôm ở đó, tôi đi chơi xứ Ngà một mình, bằng xe đò lớn như Greyhound có máy lạnh. Giá vé một chiều 2,500 cedis.
Từ Accra đi Abidjan nếu theo đường dọc biển khoảng cách chỉ hơn 400 cây số, nhưng vì có xung đột giữa hai quốc gia, cửa biên giới phiá nam không cho qua lại nên xe phải chạy lên hướng bắc, đến Kumasi là cố đô và nôi của văn hoá Ashanti, trước khi rẽ trái qua biên giới. Đường đi xa hơn nhiều, dài gần gấp đôi.
Xem bản đồ, mạn trên thành phổ cổ Kumasi có công viên quốc gia với tên gọi như họ của tôi – Bui National Park – nằm sát biên giới với xứ Ngà. Hai năm sống ở Togo cho tôi hiểu biết thêm về văn hoá, lịch sử khu vực. Nhiều quốc gia sau thời gian bị phương Tây đô hộ, được độc lập, dùng ngôn ngữ chính là tiếng Anh như ở Ghana, Nigeria hay tiếng Pháp như Bénin, Togo, Burkina Faso nhưng những bộ lạc vẫn giữ tiếng nói riêng của họ. Togo có người Ewe, Mina, Kabye với ngôn ngữ riêng cho từng bộ lạc. Bui ở Ghana gốc có thể là tiếng của người Ashanti chăng?
Khởi hành từ 6 giờ sáng. Đường đi băng ngang những đồn điền đất đỏ. Có lúc thấy xe hư nằm dọc đường trong rừng, hành khách đứng ngồi phe phẩy cho bớt cơn nóng. Tôi hơi lo. Nếu xe của mình cũng rơi vào tình cảnh đó thì không biết bao giờ mới đến nơi.
Gần đến Abidjan xe vào xa lộ rộng hơn với nhiều hàng xe chạy, ánh đèn điện toả sáng. Tôi ngạc nhiên khi thấy đường xá tân tiến ở đây vì đã đi qua mấy nước chung quanh nhưng không nơi nào có hệ thống giao thông tiến bộ như xứ Ngà. Nghe nói đây là khu đô thị phát triển nhất của châu Phi da đen.
Nằm bên một cù lao, thành phố về đêm rực sáng phản chiếu ánh đèn trên mặt nước cho tôi cảm tưởng như mình đang trở lại cuộc sống văn minh, gợi nhớ cho tôi San Francisco, Singapore. Ở góc độ so sánh Lomé của Togo với Abidjan thì như vừa từ quê lên tỉnh.
Sau hành trình dài 20 tiếng, đến khách sạn đã quá nửa khuya. Mệt mỏi. Tôi vùi đầu ngay vào giấc ngủ để lấy lại sức, mai còn đi chơi.
Buổi sáng đầu tiên tôi đón buýt xuống khu thương mại chính. Xe tiến vào trung tâm thành phố, Abidjan hiện ra với những toà bin-đinh trong ánh nắng ban mai. Boulevard de la République là đại lộ chính, nhiều chỗ khuất bóng mặt trời dưới những hàng cây xanh lá.
Xuống xe ở một trạm ngay trung tâm thành phố. Đi bộ vài bước, nơi góc đường thấy hai chú bé da đen đứng bán hàng sau một tủ kính phiá trước có sơn những chữ: NEM 75F, Beignet de crevette 50F. Thấy chữ như tiếng Việt, tôi tò mò đứng lại xem. Trong tủ kính nửa trên là những chiếc chả giò bằng độ hai ngón tay được xếp chồng lên nhau như kim tự tháp. Thì ra nem ở đây là chả giò. Nửa dưới tủ có bánh bột chiên vàng lớn bằng nửa nắm tay, như loại bánh cống đậu xanh ăn cùng bánh cuốn. Theo tên món ăn ghi bằng tiếng Pháp trên tủ thì đó bánh tôm tẩm bột chiên.
Tôi mua hai nem, 150F (1 USD = 500 CFA franc) coi như ăn điểm tâm. Cắn một miếng. Mùi thơm ngon quen thuộc mà lâu rồi chưa ăn làm tôi hít ha. Nhưng hương vị chưa trọn vẹn vì thiếu sà-lát, rau thơm và nước mắm như tôi thường ăn. Vừa đến xứ xa lạ mà lại gặp món ăn Việt ngay trên phố làm tôi tự hỏi từ đâu thức ăn quê hương lại lan trải đến đây. Cũng như tôi đã hết sức ngạc nhiên khi mới đến Togo thấy trong một siêu thị có bán nước mắm, có nhà hàng Việt để rồi thất vọng khi ăn phở ở đó vì quá dở.
Đi bộ về phiá những toà nhà cao tìm văn phòng hãng Air Afrique để mua vé cho chuyến về lại Lomé vì đi đường bộ quá xa và mệt mỏi. Rảo bước qua những con phố, ở một vài góc đường khác tôi cũng thấy những tủ kính bày bán hai món ăn Việt cạnh quầy bánh mì pa-tê, cà-phê. Tôi mua bánh tôm chiên ăn thử. Hỏi người bán hàng cho chắc là trong đó có tôm và bao nhiêu con. Anh ta trả lời hai ba con. Tôi thắc mắc vì so với giá nem, chiếc bánh tôm to mà lại rẻ hơn, 50F một chiếc. Ăn thử chỉ thấy vỏn vẹn một con tôm nhỏ, còn toàn bột.
(nguồn: buivanphu.wordpress.com)
Người Việt và nem, phở ở châu Phi [Bài 2]
Tác giả : Bùi Văn Phú
Rong chơi Abidjan tôi đi qua một rạp xi-nê mang tên quen thuộc như ở Sài Gòn: Rex. Vào một quán có bàn ngoài hiên bên cạnh, gọi ly cà-phê sữa nóng, ăn bánh croissant quệt bơ và mứt trái cây. Ngày ở quê nhà, con nhà nghèo nên tôi chẳng có cơ hội vào những quán ở trung tâm thành phố uống cà-phê, ăn sáng mà chỉ đi dạo chơi lề đường, ăn bò bía trước bưu điện hay vào Khai Trí đọc cọp sách. Sau bao năm xa cách quê nhà hôm nay nhìn quanh đây sao giống như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự Do năm nào. Abidjan được gọi là Petit Paris của miền tây châu Phi. Có lẽ đúng. Cũng như Sài Gòn từng được gọi như thế của miền Viễn Đông.
Thành phố nhiều bóng cây xanh, bin-đinh cao tầng với kiến trúc tân kỳ. Gần toà nhà kim tự tháp có ngân hàng CitiBank bên cạnh những cửa hàng quần áo, túi xách, mỹ phẩm. Đông người qua lại trên phố, âu phục có, trang phục địa phương cũng có, nhiều người mặc áo trắng dài, đội nón trắng theo phong tục Hồi giáo. Phụ nữ mặc váy dài như tu-nic hay quấn sà-rông mầu sắc rực rỡ, đẹp mắt. Giữa buổi sáng của một ngày trong tuần nhưng tôi thấy nơi đây mang vẻ tưng bừng, nhộn nhịp lạ thường. Hay tại hai năm qua sống ở một tỉnh nhỏ hiu quạnh, thiếu điện nước, nay có dịp du lịch thành phố lớn nên cho tôi cảm nhận như thế?
Uống cà-phê xong, qua bưu điện mua bưu thiếp gửi cho bạn bè phương xa. Mở xem niên giám điện thoại tìm tên người Việt. Họ Nguyễn có 5. Họ Trần 4 và Phạm 3. Không ai họ Bùi. Tìm nhà hàng bán thức ăn Việt có dăm bảy cái, tên Việt cũng có mà tên Pháp cũng có. Tôi ghi địa chỉ vài tiệm ở khu Plateau để dễ tìm đến khi đói.
Sau khi viết thư, gửi bưu thiếp xong, tiếp tục lang thang. Trời nắng nóng nhưng nhờ đường phố nhiều cây xanh bóng mát nên tôi thư thả đi bộ được lâu.
Boulevard de la République tràn ngập người đứng đón xe buýt vì đang là giờ tan sở giấc trưa. Nhìn những chuyến xe tấp vào bến liên tục tôi thấy hệ thống chuyên chở công cộng ở đây rất hữu hiệu. Cứ đôi ba phút một chuyến, xe nào cũng đông khách đứng ngồi chen chúc. Bên đường nhảy múa sắc mầu của trang phục. Trong đời, ngoại trừ vài lần xem diễn hành dịp lễ hội ở Togo, có lẽ tôi chưa bao giờ thấy đường phố ở đâu rực rỡ đẹp như nơi đây. Những thiếu nữ, những thanh niên mặc y phục mang đặc tính địa phương nhiều mầu sặc sỡ, nổi bật.
Tôi ghé vào một trạm xe, đưa địa chỉ hỏi thăm tìm đường đến nhà hàng Le Dalat, 12 Rue Paris-Village. Một thanh niên chỉ hướng cho biết cũng gần đây, có thể đi bộ.
Theo lời chỉ đường, vào lại khu thương mại chính. Đi ngang Trung tâm Văn hoá Pháp thấy nhiều biểu ngữ, bích chương quảng bá cho thảo luận, diễn kịch, chiếu phim về Victor Hugo nhân dịp kỷ niệm 100 năm húy nhật đại văn hào Pháp. Tôi ghé xem có gì lạ nhưng đang giờ nghỉ trưa nên trung tâm đóng cửa.
Ngoài sân nhiều người ngồi bên bậc thang và ghế dài trên sân cỏ ăn trưa. Tìm bóng mát dưới một tàn cây để dừng chân, dò lại địa chỉ nhà hàng. Hỏi một người xem còn cách bao xa, anh cho biết cũng gần thôi.
Rời trung tâm văn hoá, đi vài chục bước thấy một nhà hàng Việt, nhưng không phải tiệm đang muốn đến. Tên Kim Hoa thật to trên bảng hiệu đập vào mắt. Dưới là tủ kính bày nhiều chậu hoa che khuất phía trong. Vì đã đói nên tôi vào tiệm này thay vì tiếp tục đi tìm nhà hàng Le Dalat.
Bước vào trong. Người đàn ông đang ngồi ở quầy bán rượu ra đón đưa tôi vào một bàn. Lối trang trí vừa mang vẻ Việt Nam, mấy búp bê thiếu nữ đội nón lá; vừa vẻ Nhật, những chậu bonsai và vừa có nét Trung Hoa là tranh sơn thuỷ. Tờ thực đơn thuần món Việt: phở, hủ tiếu, các món rau, món xào nhưng giá khá đắt so với lương tình nguyện của tôi.
Tôi gọi tô hủ tiếu, 1.400F và nước đá lạnh. Quán có dăm bảy khách. Nghe những người làm việc nói tiếng Việt, tôi biết là gia đình người miền Nam.
Người hầu bàn da đen bưng ra tô hủ tiếu nóng hổi. Nước trong, bánh trắng đục lờ lờ, phiá trên có hai con tôm trắng hồng, vài miếng thịt, ít cải bắc thảo vàng, lác đác mấy cọng hành xanh trông đẹp mắt. Như thế là đầy đủ hương vị quê nhà nơi đất châu Phi xa xôi.
Ngon. Nhưng giá hơi đắt. Khi trả tiền tôi hỏi thăm và được biết tiệm mới mở được gần hai năm.
Chiều đón xe buýt qua khu Cocody. Theo sách hướng dẫn du lịch khu này có ngôi chợ nổi tiếng với nhiều trái cây nhiệt đới và những gian hàng bán đồ kỷ niệm bằng ngà, đá và đồng.
Xe dừng ngay trước chợ. Vừa bước xuống tôi đã bị một đám bạn hàng lôi kéo chào mua. Biết tôi là du khách, vì da vàng, nên ai cũng muốn kéo vào quầy hàng của họ để giới thiệu những món quà kỷ niệm. Tôi không ghé ngay mà rẽ vào nơi bán trái cây, rau cải. Nhiều nhất là xoài cát chín. Bên cạnh có măng cầu xiêm vỏ có gai, đu đủ vàng, roi hồng. Tôi mua bốn trái roi vì từ ngày rời Việt Nam chưa được ăn lại và một trái xoài, tất cả 200F.
Trở lại nơi bán đồ kỷ niệm lại bị níu kéo bởi năm bảy người bán. Chung quanh thấp thoáng có du khách Pháp, Nhật, Đức cũng đang bị mời mua hàng. Vô số đồ kỷ niệm bày bán la liệt dưới đất, trên kệ và dọc theo hành lang. Tôi chỉ muốn mua đồ đá hay đồng ở đây vì tay nghề mỹ thuật cao hơn những nước khác. Đồ ngà voi không biết thật giả và bị cấm mang vào Mỹ nên tôi không muốn mua.
Đi mua hàng ở đây, cũng như ở các nước chung quanh, là phải biết trả giá. Nghệ thuật này tôi học được từ ngày đến Togo làm việc. Hỏi giá một vài mặt nạ gỗ và tượng đồng hợp ý, người bán hàng ra giá từ 12.000F đến 20.000F. Du khách phương Tây thường không quen mặc cả nên trả giá cao. Nhất là mua đồ kỷ niệm mà trả một nửa là coi như hớ rồi, trả một phần ba có khi vẫn còn cao.
Một tượng đồng ông lão đang chơi nhạc cụ được ra giá 15.000F. Tôi trả 3.000. Người bán phân trần làm sao có thể bán một tượng to và đẹp thế này với giá đó. 14.000, anh ta xuống giá. Tôi lắc đầu. Giá chót 13.000. Người bán hàng xuống giá một lần nữa. Bỏ đi. Anh ta kéo lại. Giá chót của anh là bao nhiêu? Tôi trả 3.500. 12.000 là giá chót, chót, chót. Anh nhấn mạnh. Bỏ đi lần nữa. Người bán hàng nắm tay kéo lại, lấy tượng đặt vào tay tôi, kèm theo một câu: 10.000 tôi bán ngay, giá này rẻ nhất chợ. Tôi nhất định từ chối rồi qua một gian hàng khác. Như thế là không thể mua được tượng với giá 3.500F.
Qua nhiều quầy hàng, mặc cả tới lui tôi mua được ít món quà kỷ niệm. Hai tượng đồng cao 30 phân là một người đàn ông săn bắn và một phụ nữ phơi ngực đội thúng ra chợ rất đặc thù châu Phi, giá 8.000F. Thêm ba xâu chuỗi bằng đá giá cũng 8.000F sau khi trả giá từ 21.000F.
(nguồn: buivanphu.wordpress.com)
Không có chi, em ơi!
Người Việt và nem, phở ở châu Phi [Bài 3]
Tác giả : Bùi Văn Phú
Ra khỏi chợ Cocody, ngó quanh tìm trạm xe buýt cho chuyến về thì gặp một ki-ốt đặt bên hông chợ với chữ NEM thật to. Thấy người bán là Á đông, tôi hỏi thăm và biết là người Việt. Anh Vương Tường làm chủ ki-ốt, tuổi độ trung niên. Không như mấy tủ nem dưới phố, ki-ốt có bếp ga để chiên nóng tại chỗ và có cả nước mắm chua cay ngọt phục vụ khách.
Nem ở đây to hơn. Bánh tôm chiên nhỏ hơn nhưng đích thực là tôm chiên tẩm bột vì chỉ có đầu con tôm nhúng vào bột với đuôi tôm lòi ra. Tôi mua 4 nem và 2 tôm, 400F. (1USD = 500 CFA là đồng Franc dùng trong các nước nói tiếng Pháp ở miền tây châu Phi)
Với nước mắm, vừa ăn và trò chuyện với anh Tường vì muốn biết ít nhiều về người Việt sinh sống ở đây. Anh kể món nem và tôm chiên nguyên thủy do một người Hoa sống ở Nam Vang qua Việt Nam làm ăn, sau khi cộng sản vào, ông kẹt lại đến năm 1980 qua đây và sống bằng nghề làm chả giò và tôm chiên. Những người da đen bán hàng bên khu Plateau là làm công cho ông. Theo lời anh, bánh tôm chiên nhiều bột là kiểu châu Phi vì người địa phương thích ăn nhiều bột như thế. Còn bánh của anh đúng mốt Việt Nam, bán cho khách đa số là người Pháp cư ngụ trong khu Cocody. Hỏi thăm về người Việt anh cho biết bên khu Marcory có tiệm chạp-phô Sunky, bên Plateau có nhà hàng Hoà Bình là của người Việt làm chủ.
Anh Tường trước có cửa tiệm trên đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn, gần toà hoà giải rộng quyền. Cộng sản vào anh kẹt lại đến năm 1980 được bảo trợ qua đây. Anh tưởng Côte d’Ivoire là một tỉnh ở miền nam nước Pháp chứ không biết đây là một xứ châu Phi.
Lúc mới qua anh cũng đi làm mướn, ít lâu sau sang lại ki-ốt để tự do buôn bán. Ngày mở cửa từ 8 giờ sáng đến 1 giờ trưa và chiều từ 4 đến 8 giờ tối. Công việc không vất vả lắm. Ngày đắt khách bán 300 nem và 100 tôm chiên. Ít khách cũng được 200 nem, dăm chục tôm. Sau gần năm năm định cư anh đã mua được chiếc xe hơi Toyota.
Khách hàng đa dạng như tôi quan sát thấy. Có cặp vợ chồng người Phi Luật Tân mua 100 cái chả giò. Vài bà đầm mỗi người năm, bảy cái. Trẻ con cũng thích món ăn vặt này, có 75F là chạy đến mua ngay nem. Mấy em phát âm chữ “nem” nghe rõ ràng. Mấy cô gái Algérie da như bánh mật, mấy cô học trò bản xứ hay ăn quà cũng ghé vào mua đôi ba cái. Trong khoảng một giờ tại ki-ốt tôi ước chừng anh bán được đến hai trăm cái vừa nem rán và tôm.
Quá chiều tôi từ giã anh Vương lên xe buýt về nhà trọ. Khi xe dừng ở một trạm, có hành khách ngồi cạnh cửa sổ đập nhẹ vào tay tôi, rồi chỉ ra phiá ngoài. Ngó ra, qua ánh đèn là những người da đen bản xứ. Bỗng nghe từ đám đông có người hỏi lớn: “Anh người Việt Nam hả?” bằng tiếng Việt chính gốc, nghe không lơ lớ, lai lai. Tôi ngạc nhiên thấy có người da đen nói tiếng Việt sõi quá, rồi trả lời ngay: “Vâng. Tôi người Việt. Anh cũng người Việt hả?”. Thế là câu chuyện giữa hai chúng tôi bắt đầu. Anh hỏi tôi từ đâu đến, làm việc ở đây hay đi du lịch. Hành khách trên xe thấy chúng tôi nói ngôn ngữ lạ nên cười quá trời. Mọi người đã lên xuống hết nhưng tài xế vẫn chưa chạy để hai chúng tôi tiếp tục câu chuyện. Anh nhảy lên xe, nói chuyện tiếp, mời tôi lại nhà chơi vào ngày mai. Tôi nhận lời ngay và được anh chỉ cách cho tôi đón xe buýt đến nhà anh vào sáng mai, lúc 9 giờ. Trước khi từ giã, chúng tôi giới thiệu cho nhau biết tên. Đó là anh Hùng, làm việc soát vé cho công ti xe buýt, vì thế mà tài xế biết anh và đã không chạy khi chúng tôi còn đang nói chuyện với nhau.
Treichville là khu lao động, nhiều nhà trọ, khách sạn rẻ. Hai bên những con đường quanh khu vực tràn ngập hàng quán. Tối về ra quán bên đường ngồi ăn thịt gà, bò hay dê nướng than, vừa uống bia vừa thưởng thức nhạc trong ánh đèn chỗ mờ chỗ tỏ, trong ánh lửa phập phồng của bếp than, nhìn ngắm cuộc sống của cư dân cũng vui say, nhộn nhịp. Đủ loại nhạc: châu Phi với những điệu dễ làm làm người nghe nhún nhảy, nhạc Pháp tình tứ lãng mạn qua giọng hát Nana Mouskouri, Julio Iglesias. Nhạc Mỹ đem đến cho tôi nỗi nhớ nhà, nhất là bài “Hotel California” thịnh hành lúc tôi rời Mỹ, giờ đang vọng ra từ một quán, vang vang bên tai.
Sáng hôm sau tôi qua khu Adjamé gặp anh Hùng như đã hẹn. Anh sống trong một khu dân cư trông xập xệ, nghèo. Lề đường cũng có hàng quán nhưng không nhiều như bên Treichville. Vào khu xóm này tôi như thấy mình đang trở lại khu Bàn Cờ hay Khánh Hội.
Anh dẫn tôi trở lại Treichville ăn sáng kiểu châu Phi. Theo sách du lịch đây là khu bình dân. Ngồi quán ngoài đường uống cà-phê, ăn bánh mì bên cạnh lò than nóng hổi đang đun nước sôi. Chúng tôi kể cho nhau nghe về đời sống. Anh Hùng mang hai dòng máu, Việt và Côte d’Ivoire. Bố theo lính Pháp sang chiến đấu tại Việt Nam thời thập niên 1950. Anh mới được bảo trợ qua xứ này từ năm 1980. Nghĩa là anh Hùng đã sống ở Việt Nam có đến ba chục năm. Nhìn nước da đen của anh tôi nhớ bạn Phước học cùng lớp thời trung học ở trường Nguyễn Bá Tòng. Phước cũng là đứa con lai da đen, vui tính, rất thích kể chuyện và nhất là thích xướng giọng nhiều bài hát cộng đồng. Như thế anh Hùng hơn tôi vài tuổi, sống ở Việt Nam lâu hơn tôi vì năm 1975 tôi đã qua Mỹ và giờ làm việc ở châu lục này. Hai năm qua tôi không có dịp nói tiếng Việt nhiều như hôm nay.
Nghe kể về bố và cuộc đời anh, tôi liên tưởng đến một thời dư luận Sài Gòn xôn xao khi Tổng thống Cộng hoà Trung Phi Bokassa đi tìm con gái mà ông bỏ lại Việt Nam thời lính đã trở thành câu chuyện “cô bé lọ lem”. Anh Hùng không có phúc như thế, nhưng nay cũng đã ra khỏi Việt Nam là điều may mắn cho anh. Các lãnh đạo ở châu Phi tôi biết còn có Tổng thống Gnassingbé Eyadéma của Togo cũng là lính viễn từng chinh phục vụ ở Đông Dương.
Ăn sáng xong anh đưa tôi đi quanh chợ. Đây là khu chợ bình dân nổi tiếng buôn bán sầm uất nhất thành phố. Nhiều cửa hàng quần áo. Anh chỉ cho thấy mấy tiệm tạp hoá và thực phẩm của người Việt, một tiệm tên Nam Định với nhiều đồ gia dụng nhôm nhựa treo phiá trước.
Tôi mời anh đi ăn trưa và đề nghị nhà hàng Le Dalat mà anh có biết.
Lên xe buýt. Đến nơi mới thấy Le Dalat không xa Kim Hoa chỗ ăn trưa hôm qua, chỉ cách nhau mươi bước.
Ngoài hiên có người đàn ông gốc Á đang phì phào thuốc lá. Chưa đến giờ mở cửa nhưng ông mời chúng tôi vào sân trò chuyện. Khi biết tôi là người Việt đến từ Hoa Kỳ, ông kể cho nghe về những chuyến đi Mỹ của ông, đến San Francisco, ghé San Jose ăn Phở Saigon, xuống nam California ăn Phở 79. Biết tôi thích phở và là người đến từ California, ông lên tiếng bảo đảm: “Nhà hàng của tôi không quảng cáo rầm rộ, nhưng bảo đảm với anh là ngon và rẻ vô địch. Không ai bì được.” Xin phép hỏi tên. Ông giới thiệu quý danh Đỗ Đắc Lộc, nguyên tổng lãnh sự Việt Nam Cộng Hoà tại đây trước năm 1975. Sau khi miền Nam đầu hàng ông và gia đình chọn ở lại đây định cư và mở quán ăn vài năm nay.
Nhà hàng bên trong không lớn lắm. Trang nhã với mấy bình sứ Việt, ít lồng đèn Tầu, vài bức tranh trên tường, hoa trên bàn.
Tôi muốn ăn phở. Anh Hùng cũng thế. Tôi gọi hai phở bắc và dĩa bì cuốn ăn thêm. Bác Lộc cho biết không như những quán ăn Việt khác với thực phẩm nhập cảng từ Pháp, còn Le Dalat nhập cảng từ Hoa Kỳ. Mỗi năm bác đều qua California nghỉ hè, khi về đem theo nhiều tấn hàng.
Trên tờ thực đơn, phiá sau có bài báo New York Times năm 1982 giới thiệu nhà hàng, nội dung khen Le Dalat thuần túy Việt, ngon và rẻ. Tác giả cũng dùng chữ “nem” trong bài để nói về món chả giò của quán và cách ăn là cuốn với sa-lát, rau thơm, chấm nước mắm là ngon hết ý.
Hỏi về lịch sử món nem trên đường phố bác Lộc nói do mấy ông lính Lê Dương đem về nước sau thời gian phục vụ ở Đông Dương.
Người con của bác bưng ra hai tô phở tái bốc khói, thơm phức. Anh Hùng hỏi giá sống, bác nói mấy bữa nay nóng không làm giá được. Tôi hỏi rau thơm thì có húng quế. Tôi chầm chậm thưởng thức món quốc hồn quốc tuý của quê hương nơi vùng đất lạ. Phải công nhận phở Le Dalat vừa rẻ, 900F một tô lớn, thơm ngon không thua gì phở 13 ở San Jose. Bì cuốn giá 730F cũng ngon, nhất là mùi húng rất đượm, chắc do bởi khí hậu nhiệt đới giống ở Việt Nam.
Rời quán Le Dalat chúng tôi chia tay nhau vì đến giờ anh Hùng phải đi làm. Tôi cám ơn anh đã bỏ thời giờ đón tiếp và hướng dẫn tham quan ít nơi ở xứ Ngà, cho tôi hiểu biết hơn về đời sống thường nhật, về người Việt ở đây. Tôi hẹn anh có dịp gặp nhau bên Mỹ.
Mấy ngày du lịch Abidjan tôi còn gặp mấy nhà hàng bán thức ăn Việt nữa: Baguette d’Or, Kim Sơn, Hoà Bình, Santal, Mekong và ghé ăn thử vài nơi với các món cơm, sào. Nhưng ngon, rẻ và đầy hương vị Việt Nam nhất là Le Dalat.
Lúc ăn ở Le Dalat, đọc bài trên New York Times có ghi nhận số người Việt sinh sống ở đây hơn 3 nghìn.
Ở một nơi rất xa quê hương, chỉ có vài nghìn người Việt trong số hơn một triệu cư dân mà Abidjan cũng có đến chục nhà hàng, nhiều ki-ốt bán nem, bánh tôm chiên bên đường, có vài tiệm thực phẩm Việt. Món ăn Việt như thế cũng hấp dẫn và được phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới đấy chứ.
(nguồn: buivanphu.wordpress.com)
Trời!!!!Chị Năm đi đâu mà để các bác các chị vào chơi để lại còm nhiều dữ vậy chị Năm?
Chị không sao chứ? Mong chị bình an..
Út Vân,
Nói nhỏ nhỏ thôi nghe em. Sao em la chi mà lớn dzữ dzậy? Chị Năm bận việc một chút xíu thôi. Về bây giờ đó mà…
Thương em.
Bác Chinook, bác Ngô Tấn, bác Công Thành, chị Ba ơi!
Có một bài thơ rất hay và tha thiết mà Út Vân đọc được trên mạng, nói về việc đòi trả tên Sài Gòn lại cho Sài Gòn nè, Út gõ chép các bác và chị Ba xem nghen:
ĐÒI LẠI TÊN THÀNH PHỐ
Hãy trả lại tôi tên gọi Sài Gòn
Tên Phố tên Phường tôi đã nghe quen
Sài Gòn dấu yêu còn đầy kỷ niệm
Mãi mãi muôn đời không thể thay tên!
Ai về từ Đồng Tháp
Ai đến từ Cần Thơ
Có nhớ Phú Lâm, xe đò Lục tỉnh
Nhớ ly nước dừa, nhớ miếng khóm thơm
Nhớ thành phố xưa một thời náo nhiệt
Nhớ tên Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông
Từ Chợ Lớn dòng xe hơi xuôi ngược
San sát lầu đài, du khách len chân
Trần Hưng Đạo ta về thăm Nguyễn Huệ
Lấp lánh đèn màu như hội mùa Xuân
Em còn nhớ không?
Ngày chúa nhật ta thường hay dạo phố
Từ bến Bạch Đằng quanh tới Bùng Binh
Sáng tô phở, còn thơm mùi phảng phất
Chiều xi-nê, điệu hát mãi chưa quên
Qua cầu Phú Nhuận tìm em
Hỏi thăm Bến Nghé đò duyên nơi nào?
Thủ Thiêm khói sóng ba đào
Thị Nghè nhung nhớ đi vào mắt ai?
“Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”
Hãy trả lại tôi tên gọi Sài Gòn
Tên những Học Đường bè bạn thân quen
Tên những Công Viên rì rào lá đổ
Những buổi xuống đường khí thế đấu tranh
Này Chu Văn An, Trưng Vương
Gia Long, Pétrus Ký
Văn Khoa Trường Luật
Ngọn lử Sài Gòn, ngọn lửa yêu thương
Hãy cháy lên tinh thần Dân Chủ
Hãy cháy lên, Hội Nghị Diên Hồng
Từ Tân Sơn Nhất lửa cháy tới Bình Đông
Từ Bà Chiểu lửa cháy qua Dakao Tân Định
Nhà thờ Đức Bà chuông reo nhộn nhịp
Chùa Vĩnh Nghiêm hương khói uy nghiêm
Lời kinh cầu vang vọng đêm đen
Cầu cho Sài Gòn thức tỉnh
Để ta sẽ về
Đòi lại tên Thành Phố, nghe Em!
Hãy trả lại tôi tên gọi Sài Gòn
Trả lại con đường bóng mát quê hương
Hãy trả lại Tự Do, Công Lý
Là những con đường đúng nhất đi lên!
Hôm nay xa Sài Gòn
Anh có buồn không?
Sao Anh còn đứng đó
Em vẫn nhớ chăng?
Lau nước mắt đi Em
Thành Phố của mình không thể mất tên
Vì còn Anh, còn Em
Còn người thương người nhớ
Vẫn còn Sài Gòn trong triệu triệu trái tim…
( Song Thuận )
Cám ơn Bảo Vân nhiều lắm nha. Chị đã copy bài thơ này của em để phổ biến cho các bạn chị cùng thưởng thức rồi đó em.
Dạ, cảm ơn Chị Ba (đã phổ biến) và Út Vân (đã gõ tặng).
Út Vân giỏi quá, hén?
Chị thích bài thơ đó lắm. 🙂
Ui!!!! Lâu lâu tìm được một bài thơ hay hay chia sẻ lại, được chị Ba và Chị Năm thích, lại còn khen nữa, làm Út vui quá!!!!
Út cám ơn hai chị đã..”động viên” út nhiều nhiều ạ.
Chị Ba và chị Năm ơi, bài thơ này cũng đã được NS Xuân Điềm phổ nhạc..
Chị Ba và chị Năm tìm post lên luôn đi…
Chị Năm: Em không lầm như ý chị nói đâu, vì trước đây lúc học phổ thông, em có thử làm 2 trắc nghiệm khách quan nhỏ ( khoảng 20 người nữ, có trình độ học vấn lớp 10 – 12 )
1/ Kết quả: Chỉ có một bạn nói là có đọc Tam quốc diễn nghĩa, nhưng không đọc hết trọn vẹn.
2/ Cả 20 bạn nữ đều không hiểu ( không biết ), cũng như không thể giải thích được ý của các câu thơ sau là lấy từ..sự tích của tác phẩm nào:
” Ai về nhắn với Chu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng ”
Và:
“Anh hỡi! Tôn Quyền! Anh có biết
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng?”
Để khỏi nhận xét cảm tính, chị Năm thử vui vui..làm trắc nghiệm khách quan nhỏ, như 2 ý em nêu ở trên với 20 người Nữ.. “cùng độ tuổi, và trình độ học vấn với chị”.. xem sao? ( Em không đề cập đến các bác gái, cũng như các cô có trình độ học vấn cỡ lớp 12 ở miền Nam trước 1975 )
Lúc nào ranh rãnh, chị Năm làm trắc nghiệm thử, biết kết quả, để thư giãn xem sao.., nghen chị Năm?