Bài cho Valentine
Các bạn thân mến,
Ngày lễ Valentine, ngày lễ của Tình Nhân, đã gần kề. Biết rằng đây là ngày lễ của những người yêu nhau, nhưng Nguyệt Mai ước mong sao mình biến nó thành ngày lễ của tình yêu, nhưng không giới hạn trong tình yêu nam nữ, mà là tình yêu giữa người với người, giữa anh em, bè bạn. Một ngày sao cho không còn hãm hại, bắt bớ, đánh đập, giam cầm, giết chóc… giữa những người anh em, người bạn cùng một giòng máu đỏ. Ước mơ đó có xa vời thực tế lắm không, hở bạn?
.
Xin mọi người hãy nhìn nhau
bằng đôi mắt yêu thương
và nói:
I love you
trước khi bạn làm một việc gì…
Bạn sẽ thấy lòng dịu lại
I love you
không cằn nhằn trách móc
I love you
không chửi rủa xỏ xiên
I love you
không còn những chuyện đảo điên
tranh giành hay cướp đất
để mọi người đều mất
chỉ có ta là còn
I love you
yêu người như yêu thân
yêu người như cha mẹ
yêu người như tình nhân
nên nỡ nào làm hại
để nhìn người long đong
I love you
sẽ còn mãi mãi
tin yêu muôn đời
tình sẽ sáng ngời
cho dù dâu biển
I love you
loài người sao còn thua loài thú
giở những trò bất nhân
không còn chút lương tâm
giam cầm dân vô tôi.
I love you
xin người hãy dừng lại
yêu thương xin tỏ bày
xin hướng tới ngày mai
với tình yêu dào dạt
cho người thấy tương lai
một bầu trời hạnh phúc
mầu mây không vẩn đục
mầu nắng sẽ chói lòa
tình yêu sẽ thăng hoa
quê hương mình hạnh phúc
thôi không còn tủi nhục
thôi không còn buồn đau
mọi người nắm tay nhau
cùng nhìn về một hướng
I love you
I love you…
Trần thị Nguyệt Mai
14-2-2012
.
Nguồn gốc ngày Valentine
Có rất nhiều ý kiến tranh luận xung quanh nguồn gốc của Ngày Tình Yêu. Một số các chuyên gia cho rằng nó được khởi nguồn từ thánh Valentine, một người La Mã đã tử vì đạo do từ chối bỏ đạo Thiên Chúa. Ông mất vào ngày 14 tháng 2 năm 269 trước công nguyên (*), đúng vào ngày mà trước đây người ta gọi là Ngày May Rủi của tình yêu. Truyền thuyết cũng kể rằng thánh Valentine đã để lại một bức thư ngắn để tạm biệt con gái của người cai ngục mà trước đó đã trở thành bạn của ông. Bức thư ký tên ông và đề bên dưới ” Valentine của em”. Có một số chi tiết khác của câu chuyện cũng cho biết thánh Valentine là một thầy tu ở điện thờ dưới thời bạo chúa Claudius. Bạo chúa Claudius sau đó đã tống giam ông vào ngục do ông đã dám thách thức ông ta. Năm 496 TCN (*), giáo hoàng Gelasius đã quyết định lấy ngày 14 tháng 2 để tưởng nhớ tới thánh Valentine. Dần dần, ngày 14 tháng 2 đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và thánh Valentine đã trở thành vị thánh bảo trợ của những đôi tình nhân. Người ta kỷ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và những món quà như hoa và kẹo. Thông thường, người ta cũng tổ chức một cuộc gặp gỡ mang tính chất bạn bè hoặc một buổi khiêu vũ. Ở Mỹ, cô Esther Howland được coi là người gửi những chiếc thiệp Valentine đầu tiên và các bưu thiếp Valentine mang tính chất thương mại đã được giới thiệu từ những năm 1800 và hiện nay ngày lễ này đã được thương mại hóa rất nhiều. Thành phố Loveland, tiểu bang Colorado là nơi kinh doanh các dịch vụ bưu điện cho ngày 14 tháng 2. Sự cuốn hút của cái đẹp của ngày Thánh Valentine vẫn được duy trì khi người ta gửi bưu thiếp cùng với những bài thơ tình và trẻ con trao đổi nhau những chiếc thiệp Valentine ở trường họ.
Lịch sử ngày Valentine
Ngày Valentine được bắt đầu từ thời kỳ đế chế La Mã. Dưới thời La Mã cổ đại, ngày 14 tháng 2 là ngày tưởng nhớ Juno. Juno là nữ hoàng của các nam thần và nữ thần La Mã. Người La Mã cũng coi bà là nữ thần cai quản phụ nữ và hôn nhân. Ngày tiếp theo của ngày 14 tháng 2, ngày 15 tháng 2 là ngày đầu tiên của lễ hội Lupercalia. Cuộc sống của các chàng trai và cô gái trẻ bị ngăn cấm vô cùng hà khắc. Tuy vậy, họ vẫn có thể đến với nhau thông qua phong tục rút thăm tên nhau. Vào đêm hôm trước ngày hội Lupercalia, tên của những cô gái La Mã được viết lên một mảnh giấy nhỏ và được cho vào trong các bình đựng. Mỗi một chàng trai trẻ sẽ rút thăm một cái tên bất kỳ và sau đó chàng trở thành bạn của cô gái mà anh ta chọn trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Ðôi khi, việc kết đôi của đôi bạn trẻ kéo dài suốt cả một năm ròng và thông thường họ yêu nhau và sau đó thì cưới nhau.
Dưới sự trị vì của Hoàng đế Claudius đệ nhị, đế chế La Mã tham gia nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu và không được người dân ủng hộ. Claudius bạo chúa gặp phải khó khăn khi động viên các chàng trai trẻ gia nhập vào đội chiến binh của ông ta. Claudius bạo chúa cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của mình. Bởi vậy, Claudius ra lệnh cấm tất cả các đám cưới hoặc lễ đính hôn ở thành La Mã. Thánh Valentine tốt bụng là một linh mục ở thành La Mã dưới thời Claudius đệ nhị. Ông cùng thánh Marius đã giúp đỡ những người Cơ Ðốc giáo phải chịu cảnh đọa đầy và cho những cặp vợ chồng bí mật cưới nhau. Vì hành động nhân ái này mà thánh đã bị bắt giam và bị kéo lê trước mặt tên thái thú thành La Mã. Hắn đã xử thánh Valentine phải bị đánh bằng gậy đến chết và sau đó phải bị chặt đầu. Valentine phải chịu cuộc hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 vào khoảng năm 270 TCN (*). Vào thời gian này đang diễn ra một phong tục truyền thống của người dân thành La Mã, thực ra đó là một lễ hội rất cổ xưa được tổ chức vào tháng 2, lễ hội Lupercalia, lễ hội để nhớ đến một vị thần của người La Mã. Vào dịp này, trong số rất nhiều các nghi lễ thì có một lễ rút thăm một cách ngẫu nhiên tên của các cô gái trẻ trong những chiếc bình như là một trò chơi may rủi của tình yêu. Các mục sư từ những nhà thờ Cơ Ðốc giáo ở La Mã đã cố gắng loại bỏ yếu tố ngoại đạo bằng cách thay thế bằng tên của các vị thánh cho những ngày hội của các thiếu nữ này. Bởi lễ hội Lupercalia bắt đầu vào giữa tháng 2, có vẻ như các mục sư đã chọn ngày Thánh Valentine làm ngày kỷ niệm cho lễ hội mới này. Như vậy, dường như phong tục các chàng trai trẻ chọn các thiếu nữ làm người yêu của mình (trong dịp Valentine) hay chọn cho mình các vị thánh bảo hộ cho năm tới cũng phát sinh từ đây.
(nguồn: http://www.petalia.org/Loveland/Valentineday.htm)
(*) ghi chú của Phay Văn:
1. Có lẽ có sự nhầm lẫn của người dịch. Theo nội dung bài viết thì thời gian phải là Công Nguyên (sau Chúa Giáng Sinh). Chúng tôi tôn trọng nguồn nên xin phép không sửa trong bài viết. Rất mong các bạn thông cảm.
2. Chị Cam Li mới tặng trang PV một cái nguồn.
Như thế bản trên đây dịch nhầm AD là “trước CN”. Xin kính báo.
Happy Valentine Day!
Nhân ngày lễ Tình Nhân, Nguyệt Mai cũng muốn gởi tặng nhóm Kiến của Bảo Vân và các bạn cái clip “Phỏng vấn Nam & Trang” này, tiếp nối cái clip “Lời tỏ tình vang dội” mà Phay Văn đã post ngày 10/10/2011 năm ngoái và đã thu hút được rất đông các bạn sinh viên vào xem.
“… Nguyệt Mai ước mong sao mình biến nó thành ngày lễ của tình yêu, nhưng không giới hạn trong tình yêu nam nữ, mà là tình yêu giữa người với người, giữa anh em, bè bạn. Một ngày sao cho không còn hãm hại, bắt bớ, đánh đập, giam cầm, giết chóc… giữa những người anh em, người bạn cùng một giòng máu đỏ.”
—
Cho tớ cùng ước như vậy nữa nhé!
Chúc một tuần mới nhiều tốt lành!
Một clip đã thật sự gây ấn tượng đẹp và làm “vang dội”..giới trẻ sv năm ngoái, nay xem clip phỏng vấn này, nghe họ trò chuyện, mới thấy TÌNH YÊU ĐÚNG NGHĨA thật là đẹp!
Chúc mừng đôi bạn trẻ.
Chị Ba và chị Năm post entry có cái clip phỏng vấn này, quả là tâm lý thật!
Năm ngoái, khi xem clip “lời tỏ tình vang dội”, cũng có đây đó một số ý kiến cho là 2 anh chị trong clip này “màu mè, muốn chơi trội để nổi tiếng?! “..
Nhưng nay xem clip phỏng vấn post trong entry này, em nghĩ là những người có ý kiến trên..chắc đã nghĩ lại!
Xem nét mặt và phong cách trả lời phỏng vấn anh chị ấy trong clip, anh chị ấy thật sự là một cặp tình nhân tuyệt vời, mang đầy mơ ước thầm kín được một lần thể hiện.., chắc là của rất nhiều người..đấy chứ?
Chị Năm ơi: Dạ, em cũng mong ước sao mình có điều kiện và khả năng để làm cho người mà mình..yêu mến..được thăng hoa hạnh phúc lắm chứ chị!
Nhưng, hiện bây giờ em vẫn còn..”lẻ loi một mình”..thôi chị Năm ơi!!!!! hihihihihi..
Vào đọc bài, xem clip phỏng vấn trong entry này, xong quay lại xem clip ở entry “Lời tỏ tình vang dội”..,
Cảm nhận được: Cặp tình nhân này thật sự hạnh phúc!
Thật là tuyệt vời!
Có một chi tiết tôi hơi thắc mắc.
“Trước Công Nguyên” hay TCN nôm na là Trước Chúa Giáng sinh thì đâu đã có Linh Mục , Giáo Hoàng(Thiên Chúa Giáo).
Tôi có cảm tưởng Tác giả lầm nghĩa của “AD”.
Bác Chinook: Dạ em cũng nghĩ như bác. Trước CN thì chưa có đạo Công giáo :D.
Hơn nữa khoảng thế kỷ thứ 2-3, Giáo hội Công giáo sơ khai bị các hoàng đế La Mã bách hại tới nỗi các Kitô hữu phải trú ẩn dưới các hầm sâu dưới lòng đất. Có rất nhiều vị tử đạo vào thời kỳ này.
Còn cái này:“Các mục sư từ những nhà thờ Cơ Ðốc giáo ở La Mã…” thì sai trầm trọng.
Đọc còm của bác thanhvdgt1, trích dẫn lời dẫn nhập của entry mà chị Ba viết, Út chợt nhớ có đọc một bài thơ của bác…( Út đố chị Năm đó? hihihihihi… ) mà khi đọc tự nhiên Út cảm thấy dâng tràn cảm xúc về tình yêu thương, bàng bạc và ẩn chứa trong bài thơ là cái nét nhân văn tình người hết sức…
Bác…ơi, cho phép con gõ chép lên đây nghen:
TÂM SỰ
Có nhiều điều không thể chia sẻ với nhau
Bởi giữa chúng ta là làn ranh cách biệt
Đừng giận hờn và đừng nuối tiếc
Ngọt ngào nào chẳng vương chút đắng cay.
Có nhiều điều đừng chia sẻ cho nhau
Bởi giữa chúng ta có tí ti dị biệt
Niềm vui của người này có khi là nỗi đau người khác
Lỗi đâu ngày ngắn để đêm dài?
Nhưng có một điều hãy chia sẻ cho nhau
Bởi giữa chúng ta không hề cách biệt
Đừng để đời trôi trong nuối tiếc
Thương thật lòng là nâng đỡ trái tim yêu.
( ….. )
Bác gì đó ơi, có cô bé Bảo Vân “rinh” thơ của bác vào đây này 😀
Chị Năm ơi, bác ấy còn có một bài thơ mà khi đọc em tự nhiên thích ghê gớm, bác ấy diễn đạt tình cảm thật là..lắng sâu, đại ý: ” chỉ một cái..hẫng mình..trên máy bay, mà bác ấy “ngộ” ra được nỗi nhớ..người yêu vợi vợi! ”
Em rất ấn tượng với cái..”ngộ”..về nỗi nhớ này.. của bác ấy!
Chị Năm ơi, Em biết bài thơ mà Bảo Vân đề cập đến rồi đó! hihihihihi…
Vì trước đây, Chị và Anh Hai hth có nói em thử qua blog của bác Đồ Trọc đọc.., Em đã đọc bài thơ này, cảm giác đọc xong thấy bác ấy diễn đạt cảm xúc rất thật, và khiến em liên tưởng đến lời của một bài hát do ca sĩ Bảo Yến trình bày ( em quên tên bài hát ), trong đó có câu: ” Có khoảng không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ…”
Em gõ chép lại bài thơ này nghen:
NHỚ
Người ta thường ví
Nỗi nhớ người yêu như biển rộng sông dài
Tình trao nhau như núi cao rừng thẳm
Nhưng từ độ cao mười ngàn mét
Biển xanh như cái ao làng
Sông chẳng dài và núi chẳng cao
Rừng chỉ là một vệt loang màu thẫm
Và cái hẫng mình của máy bay trong không khí loãng
Anh chợt nhận ra
Nỗi nhớ em chẳng đong đếm và so sánh được đâu em.
( Đồ Trọc – 7/7/2010 )
Chị Năm: Đó là nhờ chị Năm “mách nước” chứ bộ! Chị Năm còn nhớ trước đây chị bảo em phải học đàn guitar, tìm đọc thơ và tập làm thơ không?
Làm thơ thì đến nay..em chưa làm được!!!! nhưng đọc thơ và học đàn guitar..thì cũng kha khá rồi đó chị Năm ơi!!!!!! hihihihihihi…
Chị Năm: ” Tín giỏi ghê này..”
Chị Năm “khen” đó nghen, đừng có bày đặt..lổ mũi..nở như trái cà chua đó nghen ông..ròm!!!!!!
Nhân ngày Valentine, có hai bài thơ diễn đạt về tình yêu thật cô đọng nhưng thật dạt dào chan chứa tình cảm hết sức, Út cũng xin phép gõ chép chia sẻ mừng ngày Valentine..
1/ ĐÊM TÌNH NHỚ
Thức đêm mới biết là đêm ngắn
Chỉ có em thôi mới thật dài
Nhớ em từ gót chân lên trán
Đến sáng mà chưa kịp nhớ vai…
2/ RƠI
Vật rơi thường dễ vỡ
Anh càng rơi càng bền
Vực em thăm thẳm đó
Anh biết mình rơi lên!
( Trần Mạnh Hảo )
Chị Ba: Thay mặt nhóm “kiến”, Út cám ơn chị Ba rất nhiều vì khi viết gởi bài này, đã nhớ tới nhóm “kiến quậy” của tụi em ạ!
Nhân ngày Valentine, Út kính chúc chị Ba luôn vui vẻ và hạnh phúc trong tình cảm yêu thương quý trọng của mọi người ạ.
Bảo Vân thương mến,
Chị Ba cám ơn em rất nhiều về lời chúc. Chị cũng chúc em như thế nhé: luôn vui tươi, hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người.
Tôi cũng thiển nghĩ chắc tác giả hoặc người gõ phím sơ sót chi tiết “TCN”, nên kiểm tra lại theo nguồn mà entry này cho, nhưng đọc thấy cũng là TCN, và không thấy tên tác giả?!
Vậy nên chăng, cô Nguyệt Mai và cô Phay Van cần nên có chú thích bên dưới entry, để đính chính cho chi tiết này chính xác hơn?
cầu mong cho nhân loại có 365 ngày Va – len – ten ,… … ten ten ten …
Louis Aragon, một thi sĩ nổi tiếng của Pháp và thế giới thế kỷ XX làm rất nhiều thơ tình. Thơ của Ông được Jean Ferrat phổ nhạc và trình bày.
Một trong những bài đó là “Nous dormirons ensemble” Tạm dịch :”Chúng ta sẽ ngủ chung”
Đây là lời :
Que ce soit dimanche ou lundi, soir ou matin, minuit, midi
Dans l’enfer ou le paradis, les amours aux amours ressemblent
C’était hier que je t’ai dit, nous dormirons ensemble
C’était hier et c’est demain, je n’ai plus que toi de chemin
J’ai mis mon cur entre tes mains avec le tien comme il va l’amble
Tout ce qu’il a de temps humain, nous dormirons ensemble
Mon amour ce qui fut sera, le ciel est sur nous comme un drap
J’ai refermé sur toi mes bras et tant je t’aime que j’en tremble
Aussi longtemps que tu voudras, nous dormirons ensemble
tạm dịch những câu đầu : Dù là Chúa nhựt hay Thứ Hai, chiều hay sáng , nửa đêm hay chánh ngọ. Dưới Địa ngục hay trên Thiên đường, tình yêu(luôn)giống nhau. Chính ngày hôm qua Anh(Em) đã nói với Em(Anh) chúng ta sẽ ngủ chung.
Thế hệ bọn tôi rất thích bài này và vì “Les amours aux amours ressemblent”, tôi xin chia sẽ với các Bạn ( Dac biet la Vo trung Tin) như món quà Ngày Valentine.
Bác Chinook kính: Hôm nay vào đọc còm của Bác, cháu xúc động thật sự với cái tình cảm thật ưu ái mà Bác dành cho cháu.
Bác đã gõ chép chia sẻ nhạc phẩm ” Nous dormirons ensemble” cho tất cả mọi người, cũng như Bác mở ngoặc “Dac biet là Vo trung Tin” .
Thưa Bác Chinook, chỉ với dòng còm “Dac biet la Vo trung Tin”, Bác đã cho cháu một sự xúc động thật sự, và từ cái cảm xúc này cháu lại liên tưởng nhớ đến người Bác ruột của cháu quá, vì trước đây khi còn sống, Bác của cháu cũng thường có những “tình cảm ưu ái” gây xúc động cho cháu như thế..
Không gì hơn, cháu thật lòng cám ơn cái tình cảm của Bác, và kính chúc Bác luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc ạ.
Thưa Bác Chinook, Nhạc sĩ Jean Ferrat sáng tác nhạc phẩm ” Nous dormirons ensemble”, có phải là phổ từ bài thơ dưới đây của Thi sĩ Louis Aragon..không ạ?
( Cháu có học “lóm lém” chút ít tiếng Pháp, nhưng mới chỉ là biết chút chút thôi ạ..)
VERS À DANSER
Que ce soit dimanche ou lundi
Soir ou martin minuit midi
Dans l’enfer ou le paradis
Les amours aux amours ressemblent
C’était hier que je t’ai dit
Nous dormirons ensemble.
C’était hier et c’est demain
Je n’ai plus que toi de chemin
J’ai mis mon coeur entre tes mains
Avec le tien comme il va l’amble
Tout ce qu’il a de temps humain
Nous dormirons ensemble.
Mon amour ce qui fut sera
Le ciel est sur nous comme un drap
J’ai refermé sur toi mes bras
Et tant je t’aime que j’en tremble
Aussi longtemps que tu voudras
Nous dormirons ensemble.
( Louis Aragon – Le fou d’Elsa )
Đúng thế Tín à.
Bài thơ này là thể “Bát(8) âm”(Octosyllabe) và sizain, mỗi đoạn 6 câu.
Tôi Copy từ Ca từ của bài hát nên hai câu thơ kế nhau được ghép lại. Có thể gọi là hình thức “Thơ Uyên Ương” cho ngày Valentine không ?
Bác Chinook kính: ” Thơ Uyên Ương ” Một cụm danh từ mới mà bác nghĩ ra hở Bác?
Con cũng không biết có “hợp tình hợp lý”..hay không, vì kiến thức của con còn hạn hẹp quá bác Chinook ơi!
Tuy nhiên cụm từ “Thơ Uyên Ương” của Bác, làm con nghĩ đến một cụm từ ” Uyên Ương Hồ Điệp Mộng” , một điển tích của văn học Trung Quốc, lấy từ ý thơ của Lý Bạch.
Và con cũng đã có nghe lời bài hát ” Uyên Ương Hồ Mộng Điệp” được chuyển sang tiếng Việt, do ca sĩ Lý Hải trình bày.
Con xin phép gõ chép Bác xem nghen:
Kỷ niệm đó đã xa thật rồi
Trong lòng vương vấn bao ưu phiền
Như lá rơi bên hồ đời cuốn trôi
Rồi năm tháng đắng cay nhạt nhoà
Ly rượu say giúp ta quên người
Khi đã yêu ta sầu một mình ta
Sướng vui cùng ai trong nỗi đau
Trong giấc mơ ta ngậm ngùi
Hồ điệp uyên ương ơi số kiếp ta
Mang sầu như hoa tàn thu sang
Trời xanh có hay, tình duyên có là
Đâu hồ điệp mộng uyên ương
Duyên ngàn năm còn hay chăng
Nếu là duyên số tình còn đây…
Hi Tín.
Thú thực kiến thức về thơ tiếng Việt của tôi dở lắm nên không dám bàn. Cụm từ Thơ uyên ương là tôi bày ra để giải thích hai câu thơ sao lại đi sánh vai với nhau . Sở dĩ tôi bày như thế vì nghe đâu uyên ương là một loại chim mỗi con chi có một cánh, muốn bay hai con phải ráp lại.
Không biết thực hư thế nào nhưng là một hình ảnh tuyệt đẹp.
Nguyệt Mai cũng thân mời các bạn nghe bài hát “Main dans la main” do ca sĩ Christophe trình bày.
Và liên khúc “Anh còn yêu em – Khúc Thụy Du” của nhạc sĩ Anh Bằng với sự trình bày của ba ca sĩ Nguyên Khang, Thiên Kim và Y Phương .
Nghe giai điệu những bản nhạc tiếng Việt, tiếng Pháp của Bác Chinook và chị Ba Nguyệt Mai giới thiệu thật là tuyệt! ( dù rằng vốn tiếng Pháp của em chỉ ở mức độ..sơ đẳng )
Để tràn ngập âm nhạc, và làm phong phú thêm cho entry nhân ngày Valentine tuyệt vời này, chị Năm có thể cho em đề nghị 2 bản nhạc tiếng Anh được chứ:
1/ My Valentine – qua giọng ca của Martina Mcbride
2/ Stay here forever – qua giọng ca của Jewel
Em cám ơn chị Năm nghen.
Chào Vân Anh.
Có hề chi !
Bài thơ tình yêu của Louis Aragon thật tuyệt vời, cũng như những bài thơ tình hay và đẹp của những ngôn ngữ khắp thế giới xưa nay, vì nó phát xuất từ trái tim,đơn giản và chân thật.
Tuy cách diễn đạt khác nhau, nhưng chúng vô cùng giống nhau.
Aragon phát biểu : ” La femme est l’avenir de l’homme ”
thì Pham Duy viết :” Ráo riết, miệt mài Anh biết yêu lần cuối…
… cuống quýt, dạt dào Em biết yêu lần đầu…”
Thật là thú vị quá! Năm ngoái chị Ba và chị Năm posted entry ” Lời tỏ tình vang dội”, đã làm giới trẻ sv tụi em thật phấn khích! Nay được xem clip phỏng vấn 2 nhân vật chính “hậu lời tỏ tình vang dội”, thật là thoả mãn trí tò mò.
Cám ơn chị Ba và chị Năm nhiều. Vậy tụi em đề nghị chị Ba và chị Năm hãy tiếp tục “theo dõi” đoạn kết cuộc tình của 2 nhân vật này, để khi nào có thì post lên, cho trọn bộ nghen hai chị..
Nghe đoạn phóng vấn, nhân vật nữ luôn muốn nhân vật nam chỉ là sở hữu của riêng mình, em chợt nhớ bản nhạc mà nội dung có ý: “Tình yêu luôn có chút ích kỷ, em và anh là của nhau..”
Vì vậy em đề nghị chị Năm giúp em tìm post bản nhạc này nghen:
– I’m yours – ca sĩ Jason Mraz
Em cám ơn chị Năm.
Thu Lan mến,
Theo lời đề nghị của em, chị sẽ tiếp tục “theo dõi” đoạn kết cuộc tình của 2 nhân vật này, để khi nào có thì post lên cho các em xem.
Cám ơn em đã yêu thích entry này.
Vậy để phong phú âm nhạc thêm nữa, chị Năm post 2 bản nhạc..tiếng Nhật..nói về ngày Valentine..luôn đi chị Năm. ( Út..chẳng biết tiếng Nhật, nhưng có nghe 2 bản này! hihihihihi…)
1/ Ashita no kioku – ca sĩ Arashi
2/ Sukizaki – ca sĩ Kyu Sakamoto
Chắc phải cầu cứu chị Tư Hà Linh..dịch lời quá, phải không chị Năm?
Chị Ba ơi, Đây là lần đầu tiên em nghe bản nhạc “Anh còn yêu em – Khúc thuỵ du” của Ns Anh Bằng mà chị post lên đây.
Nghe và xem phong cách trình diễn của 3 ca sĩ, em thấy thật là tha thiết, dạt dào, hay và thấy thấm một cách tự nhiên quá!
Nhưng chị Ba ơi, em thật sự chưa hiểu 3 từ “Khúc thuỵ du”..là gì, chị Ba hay chị Năm và các bác, có thể giảng cho em hiểu rõ thêm được không ạ?
Em rất cám ơn ạ.
Hồng Nga ơi,
“Khúc thụy du” là một bài thơ của nhà thơ Du Tử Lê, đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc.
Trong thi ca.net, họ giải thích như vầy:
“Về tên gọi của bài thơ có hai giả thuyết. Một là: Thụy là tên riêng của bà Thụy Châu, vợ cũ của nhà thơ Du Tử Lê, còn Du lấy từ bút danh của chính tác giả. Hai là, theo nghĩa Hán Việt, “Thụy Du” là một khúc hát về giấc ngủ, cái chết, hoặc một chuyến đi dài. ”
Em có thể đọc nguyên bài thơ ở link này:
http://www.thica.net/2008/02/04/khuc-th%E1%BB%A5y-du/
Có thông tin này liên quan một chút về ngày Valentine, chia sẻ mời cả nhà đọc…vui vui…
” Những quốc gia “hắt hủi” lễ tình nhân Valentine”
Chị Năm ơi: Cho phép em chen vô hỏi chị thử câu này nghen: Người đàn ông Hồi Giáo được phép lấy..4 bà vợ!!!!
Thế theo luật pháp VN hiện tại quy định thì chỉ ” một vợ một chồng”. Vậy người đàn ông Hồi Giáo ở VN lấy..4 bà vợ, có vi phạm luật hôn nhân và gia đình VN..không chị Năm? hihihihihihi…
Đừng mắng em..cắc cớ..hỏi câu này đó nghen…
Xin lỗi cho tôi chen vô để trả lời cho Tuấn Anh.
Có lẽ Tuấn Anh là tín đồ Hồi Giáo hay đương muốn cải đạo ?
Tôi không biết mấy người đàn ông nhiều vợ hay bồ tài giỏi ra sao. Nhưng bản thân tôi, khi còn độc thân có một giai đoạn tôi có hai bồ ở cùng một thành phố. Không nói chi những chuyện khác, chỉ nguyên chuyên ăn cơm là thấy phiền rồi. Tôi có thể ăn 4 chén cơm một lúc , nhưng ăn 4 chén chia làm 2 bữa cách nhau 1, 2 giờ thật là một cực hình. Vì thế giai đoạn này của tôi không kéo dài.
Có người nói thế này :
Người phụ nữ lấy nhiều chồng hợp lẽ tự nhiên hơn người đàn ông lấy nhiều vợ vì :
– Tự bản chất, người đàn ông rộng lượng , bao dung hơn phụ nữ.
– Thiên nhiên tạo nên ngưòi đàn ông lúc nào cũng muốn, nhưng không phải lúc nào cũng có thể ,và đàn bà thì ngươc lại.
Luật đó theo tôi ở các nước phát triển, xã hội dùng để bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Vì khi gia đình tan vỡ,người phụ nữ hầu như luôn luôn được quyền giữ con và ngưòi đàn ông phài trả tiền cấp dưỡng. Trong nhiều trường hợp người đàn ông chỉ còn vừa đủ tiền sống qua ngày. Ở Vietnam, luật này chỉ có tính cách trang trí.
Bác Chinook kính: Dạ, con kính cám ơn bác đã đọc còm của con, rồi còn cho con biết thêm một số ý về chuyện con vui vui hỏi chị Năm ạ.
Dạ, gia đình con theo đạo Phật, chứ không phải đạo Hồi bác à.
Sở dĩ con..”cắc cớ”..hỏi chị Năm, bởi vì trước đây vô tình con có đọc được đoạn này, liên quan đến chi tiết người đàn ông Hồi giáo được phép lấy 4 bà vợ, nay con gõ chép lại, Bác và chị Năm xem nghen:
“…Xã hội Ả Rập hồi xưa đàn ông chết nhiều vì chinh chiến, rất nhiều phụ nữ ở goá nuôi con, do đó Thiên Kinh Q’ran được mạc khải như sau: “…và nếu các người không thể đối xử công bằng với các con mồ côi, hãy cưới những người đàn bà (khác) mà các ngươi vừa ý, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn. Nhưng nếu các người sợ rằng không thể đối đãi công bằng với tất cả thì hãy cưới một bà thôi, hoặc người phụ nữ nào thuộc quyền kiểm soát của các người…”( Surah 4:3 )
Do đó, nếu nói Islam cho phép cưới 4 vợ, là một ý niệm sai lầm. Islam chỉ cho phép điều đó khả thi với điều kiện là phải..”Đối Xử Công Bằng”..!
Người ngoại đạo chỉ ngắt một phần trong đoạn kinh Surah 4:3 của Thiên Kinh, rồi bảo Islam khuyến khích lấy..4 vợ?! Một cách chính xác là Islam chỉ cho phép điều đó khả thi với điều kiện là phải..”Đối xử công bằng với tất cả các bà vợ”!
Là người không phải đạo Hồi, nhưng trước đây, vô tình con có đọc được đoạn trên, vì vậy nay khi đọc còm thấy chị Năm nói ” cho phép lấy 4 vợ”, do đó con có ý “cắc cớ” hỏi chị Năm cho..vui vui thôi, là vậy đó Bác ạ.
Con kính chúc Bác luôn mạnh khoẻ ạ.
Trong ngày lễ Valentine này, Nguyệt Mai thân gởi các bạn bài nhạc “Hello” với Lionel Richie. Xin mọi người hãy nói lời yêu thương nhau để cho thế giới này sẽ là vườn địa đàng, không còn những nỗi khổ đau hay buồn bã.
I love you!
Cám ơn em.
Nghe bài nhạc này, chị đã cảm hứng viết nên một bài thơ “con cóc”. Gởi để em đọc cho vui.
Thông điệp tình yêu
Xin mọi người hãy nhìn nhau
bằng đôi mắt yêu thương
và nói:
I love you
trước khi bạn làm một việc gì…
Bạn sẽ thấy lòng dịu lại
I love you
không cằn nhằn trách móc
I love you
không chửi rủa xỏ xiên
I love you
không còn những chuyện đảo điên
tranh giành hay cướp đất
để mọi người đều mất
chỉ có ta là còn
I love you
yêu người như yêu thân
yêu người như cha mẹ
yêu người như tình nhân
nên nỡ nào làm hại
để nhìn người long đong
I love you
sẽ còn mãi mãi
tin yêu muôn đời
tình sẽ sáng ngời
cho dù dâu biển
I love you
loài người sao còn thua loài thú
giở những trò bất nhân
không còn chút lương tâm
giam cầm dân vô tôi.
I love you
xin người hãy dừng lại
yêu thương xin tỏ bày
xin hướng tới ngày mai
với tình yêu dào dạt
cho người thấy tương lai
một bầu trời hạnh phúc
mầu mây không vẩn đục
mầu nắng sẽ chói lòa
tình yêu sẽ thăng hoa
quê hương mình hạnh phúc
thôi không còn tủi nhục
thôi không còn buồn đau
mọi người nắm tay nhau
cùng nhìn về một hướng
I love you
I love you…
Trần thị Nguyệt Mai
14-2-2012
DẠ! Chị Ba, Út cũng.. I LOVE YOU !
Cám ơn Bảo Vân.
I love you, too.
Chị Năm ơi, chú ý nghe lời hát ( vì em cũng chẳng biết tiếng Nhật ) trong clip mà chị post lên, thì – có lẽ – đúng là bản nhạc Ashita no kiaku (?!), nhưng, chị Năm ơi, nhóm tụi em có nghe bản nhạc này với sự hoà âm phối khí khác, mà tụi em cho là hay và thích hơn chị Năm ạ.
Chị gõ google ” Những ca khúc tiếng Nhật cho ngày Valentine ” sẽ ra đúng bản nhạc” Ashita no kiaku” mà BV đề nghị đó chị Năm.
Nguyệt Mai đọc được câu chuyện sau đây thật cảm động. Xin chia sẻ với các bạn.
Cụ ông 92 săn sóc vợ tai biến trong nursing home.
Ngọc Lan/Người Việt
GARDEN GROVE (NV) – “Sống mạnh giỏi cũng vợ chồng mà đau ốm cũng còn tình nghĩa vợ chồng chứ! Mặc dù không gần gũi nhau, nhưng tình thương vẫn phải giữ, chứ đâu có lúc nào phai lợt được.”
Câu nói mộc mạc, chân chất đó chính là của một người đàn ông đã ngoài 90 tuổi, người suốt 28 năm qua miệt mài chăm sóc cho người vợ 80 tuổi bị tai biến mạch máu não, hiện đang nằm tại viện an dưỡng Garden Park.
Ông Bùi Truyền, 92 tuổi, người miệt mài chăm sóc cho vợ bị tai biến mạch máu não
trong suốt 28 năm qua. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Ông tên là Bùi Văn Truyền (Bùi Truyền), sinh năm 1920, tức năm nay ông đã 92 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Garden Grove, Orange County. Vợ ông là bà Ðoàn Thị Cảnh, 80 tuổi, bị “đứt mạch máu não từ năm 1984, lúc còn ở Bến Tre.”
Ðiều đáng nói hơn nữa là bà ngã bệnh ngay khi ông vừa trở về nhà chẳng bao lâu sau gần 9 năm bị “giam trong xà lim ở Bến Tre” vì “tội” làm xã trưởng 17 năm ở xã An Hội, tỉnh lỵ Bến Tre trước năm 1975.
***
Hình ảnh người đàn ông nhỏ nhắn, lúc nào cũng sẵn sàng nở nụ cười, hằng ngày đều đặn vào thăm vợ đang nằm tại nhà an dưỡng Garden Park, lau mặt, bóp tay bóp chân, hút đàm, chậm nước dãi, và ngồi lặng lẽ bên cạnh người vợ hàng tiếng đồng hồ, đã trở nên khá quen thuộc với nhân viên viện an dưỡng lẫn những người thăm nuôi người bệnh tại đó.
Ông Na Nguyễn, giám đốc điều hành chương trình chăm sóc người lớn tuổi Việt Nam của viện an dưỡng Garden Park, nói ngay với phóng viên Người Việt không cần đắn đo khi nghe nhắc đến tên ông Bùi Truyền, “Ông đó là nhất ở đây đó. Ổng chín mươi mấy tuổi rồi mà ngày nào cũng như ngày nào đều vô chăm sóc vợ, không sót một ngày nào.”
“Sống mạnh giỏi cũng vợ chồng mà đau ốm cũng còn tình nghĩa vợ chồng chứ! Mặc dù không gần gũi nhau, nhưng tình thương vẫn phải giữ, chứ đâu có lúc nào phai lợt được.” Trong hình: Ông Bùi Truyền đang dùng máy hút đàm cho vợ trong viện an dưỡng Garden Park. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Vừa cầm ống hút đàm cho vợ một cách thành thục, ông Truyền vừa nói: “Những chuyện này mình làm được, nên không cần nhờ đến y tá. Hồi bả chưa vào đây, ở nhà cũng tôi làm thôi.”
Bà Cảnh vào nằm hẳn ở viện an dưỡng Garden Park này mới hơn một năm, còn hai mươi mấy năm trước đó, một tay ông chăm sóc cho bà ở nhà, từ khi còn ở Việt Nam cho đến lúc qua Mỹ năm 1997, theo diện H.O.
“Tội lắm cô ơi. Tôi thấy bả nay nằm yếu lắm rồi, nhưng mình biết làm sao bây giờ đây! Số trời đã định rồi, tới đâu hay tới đó.” Ông nói khi đưa tay chải những sợi tóc bạc của vợ, rồi lấy tay vuốt nhè nhẹ lên trán, lên má người vợ đang nằm yên trên giường bệnh.
Dù không nói được, nhưng đôi mắt khi thiêm thiếp, khi như mở lớn hướng về phía chồng của bà Cảnh cho thấy bà nghe hết, và cảm nhận được hết những gì ông dành cho bà, từ mấy mươi năm nay. Một điều gì đó đầm ấm và gắn bó, quyến luyến đến lạ lùng khi ông ngồi nắm lấy tay bà xoa nhẹ, bóp nhẹ, và bà cũng bóp nhẹ lấy tay ông.
“Bả cho người ta mượn tiền làm lò kẹo. Ðến lúc đòi, họ không trả mà còn nói ‘xóc hông’ nên bả tức lên đứt mạch máu não luôn.” Ông Truyền nhớ lại nguyên nhân khiến vợ ông mang căn bệnh ngặt nghèo từ 28 năm qua.
Theo lời ông Truyền, năm 1984, sau khi bị “đứt mạch máu não,” bà Cảnh nằm hôn mê trong bệnh viện Bến Tre cả tháng, “em vợ và thằng con trai tôi đòi đem bả về nhà để lo hậu sự nhưng tôi nói còn nước còn tát, chừng nào má mày ‘đi’ thì hãy hay.” Suy nghĩ như vậy nên ông Truyền không đồng ý cho bác sĩ rút dây thở của vợ mình.
Ông cụ 92 tuổi đang xoa bóp tay cho vợ 80 tuổi bị stroke, “Tôi thương con người bả biết điều. Lúc tôi ở tù bả ở nhà lo nuôi con, lo đi thăm nuôi tôi. Tình nghĩa như vậy, lúc bả bệnh hoạn, mình bỏ bả sao đành.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Không biết có phải từ niềm tin của ông không mà sau đó bà Cảnh “hơi tỉnh tỉnh lại, mở mắt được.” Vậy là ông đưa bà lên bệnh viện Chợ Rẫy.
Theo lời ông kể, “Bả còn sống được là nhờ ông Bác Sĩ Ðà, người Bắc, mà tôi không có biết họ của ổng.” Vì khi cầm tờ giấy bệnh viện không nhận chữa trị trường hợp của bà Cảnh, ông Truyền đứng “rớt nước mắt” ngoài bệnh viện. Bác Sĩ Ðà tình cờ nhìn thấy tình cảnh đó, đã giúp ông đưa bà vô lại bệnh viện, sau khi tự nhận “đây là chị của Bác Sĩ Ðà.”
6 tháng trong Chợ Rẫy là 6 tháng ông Truyền túc trực chăm sóc cho vợ. “Tôi được người ta ‘tuyên dương’ là nuôi bệnh giỏi đó cô, vì bả nằm một chỗ như vậy mà không hề bị lở loét chút nào hết trơn,” ông khoe với nụ cười tươi rói.
Rời bệnh viện, ông tiếp tục để vợ ở lại Sài Gòn thêm 3 tháng để tìm người làm vật lý trị liệu cho bà trước khi đưa lại về Bến Tre.
“Về nhà, tôi chặt tầm vông để làm chỗ vịn đỡ cho bả tập đi. Tôi tập hoài mà không được.” Ông buồn so.
Dù có 6 người con, nhưng ông Truyền vẫn giành phần chăm sóc cho bà. “Tôi nhai cơm đút bả ăn, như đút cho con nít vậy đó cô. Qua đến Mỹ tui cũng còn nhai cơm đút bả ăn mà. Chỉ có vài năm nay, bả không ăn được bằng miệng nữa, phải cho ăn sữa truyền qua bụng, thì tôi cũng gắn ống, gắn đây nhợ làm cho bả được hết.”
Không chỉ vậy, lau mình, làm vệ sinh, thay quần áo, cắt tóc, gội đầu, lăn trở bà qua lại cho không bị hầm dễ sinh ra lở loét,… tất cả đều tự tay ông.
“Tự dưng lúc đó mình phải nghĩ ra được cách để làm sao à cô. Tôi đỡ bả lên cho bả dựa vào tôi để tôi lau phía lưng cho bả. Tôi để bả nằm, đầu xích ra khỏi giường rồi kê thau lên gội đầu cho bả. Cái gì tôi cũng làm gọn gàng hết đó cô.” Ông lại cười, mắt nhìn vợ, tay lấy khăn giấy chậm nước dãi cho bà.
“Làm những việc như vậy có khi nào cảm thấy bó buộc chân tay, quạu quọ, cáu gắt không bác?” Nghe tôi hỏi, ông lắc đầu quầy quậy, “Không có đâu. Tôi vui vẻ với bả lắm, không có quạu quọ gì hết. Ðừng bao giờ nghĩ đó là gánh nặng cho mình hết cô à. Ðừng bao giờ nghĩ vậy.”
Ngồi trầm ngâm một chút, ông bỗng bật cười, nhớ chuyện đời xưa, “Hồi nhỏ tôi cũng ‘trật búa’ lắm, cũng đi chơi tung tăng tung ta khắp nơi hết á.”
“Vậy chứ khi bác gái còn mạnh khỏe, bác có bồ bịch tùm lum không?” Nghe tôi hỏi, ông già cười ngất một cách khoái chí, “Nói chuyện ra nghe mắc cười chết đi cô! Ðàn ông mà, ai cũng thương vợ thương con, nhưng mà làm sao tránh khỏi chuyện đó.”
Ông kể chuyện, lúc đó ông cũng có một “cô bồ.” Ông hẹn bồ đi coi hát mà không biết là vợ “bắt xích lô” đi theo.
“Khi đến nơi, người ta ngồi chật ních hết rồi, chỉ còn một chỗ bên ngoài cho tôi, còn ‘nhỏ’ đó ngồi bên trong. Trong lúc ‘nhỏ’ đó đứng lên để đổi chỗ cho tôi vô trong, ‘nó’ ra ngoài, thì bả đã đứng ngay đó nói: ‘Thôi, chỗ nào cũng chỗ, ngồi đại đi chứ đổi làm chi.’” Ông kể và cười như nắc nẻ.
Mấy mươi năm rồi mà khi nhắc lại, gương mặt ông Truyền vẫn còn đầy vẻ ngạc nhiên, “Bả không chửi bới, không nói nặng tiếng nào hết nha. Bả chỉ nói ‘chuyện tôi nói lâu rồi mà cứ chối, hôm nay tôi bắt tại trận rồi thì không chối nữa hé. Giờ tôi về trước mua trà bánh, lát nữa ông dẫn ‘nó’ về ăn bánh uống trà rồi mình nói chuyện với nhau ở nhà.’”
Chính từ cách cư xử mà ông Truyền cho rằng “không làm xấu mặt chồng ngoài đường” mà khi về đến nhà, dù bị bà vợ “tát cho hai cái tát vô mặt” ông cũng “nhịn luôn. Mình lỗi thì mình chịu chứ đâu có dám làm hung với vợ con.”
Dù biết rằng đó là lỗi, nhưng “hồi đó tôi bay bướm quá mà. Sau lần đó, tôi cũng lén lén thêm vài vụ khác. Bả bắt gặp, nhưng không bao giờ bả làm xấu chồng ngoài đường, mà chờ về đến nhà mới làm dữ.” Người đàn ông sống gần hết một thế kỷ cười lớn như che giấu sự “lăng nhăng” một thời của mình. Xong, ông lại ngậm ngùi, xót xa, “Tôi thương con người bả biết điều. Lúc tôi ở tù bả ở nhà lo nuôi con, lo đi thăm nuôi tôi. Tình nghĩa như vậy, lúc bả bệnh hoạn, mình bỏ bả sao đành. Cũng từ khi bả bệnh rồi, thấy bả nằm vậy là khổ quá rồi, mình còn vui sướng gì nữa. Nên chuyện bồ bịch cũng chấm hết, tôi chỉ dành thời gian lo cho bả.”
***
Sang Mỹ năm 1997 theo diện H.O, ông Bùi Truyền vẫn tiếp tục công việc chăm sóc tinh thần lẫn thể xác cho người vợ đau ốm của mình, dù “con trai, con dâu cũng có phụ chút chút, bởi đứa nào cũng có công ăn việc làm phải lo.”
Theo ông nói, thời gian trước vợ ông vẫn còn có thể nói chuyện, dù chỉ nói một cách ngọng nghịu, nhưng tay chân bà dùng chính là chân tay của ông. Bà ngồi, ông nâng đỡ. Bà nằm, ông lăn trở. Bà ăn, ông đút mớm. Bà lên xe, ông ẵm bồng. Cứ vậy, ông dìu bà đi suốt chặng đường hai mươi mấy năm qua.
“Mặc dù khi bả vô đây nằm thì tôi có khỏe hơn, nhưng mà buồn lắm, bởi khi bả ở nhà thì lúc nào tôi cũng nhìn thấy bả. Bả vô đây, tôi về nhà thấy vắng ngắt.” Ông vừa dứt lời, tôi trông thấy người vợ mở mắt hướng đầu về phía chồng.
Ông Truyền bảo: “Bả nghe đó, nghe hết đó. Tội nghiệp lắm. Tôi vô bả mừng, không thấy bả buồn.”
Tôi hỏi: “Bằng cách nào bác biết bà vui hay buồn?”
“Nhìn mắt bả. Có hôm bả nói chuyện nữa, không phải nói thành tiếng mà nhìn môi bả mấp máy, tôi đoán được. Có hôm tôi mặc đồ mới, bả nói ‘hôm nay đẹp vậy!’ Nhìn môi bả thì biết.” Ông lại đưa tay vuốt lên tóc vợ một cách trìu mến.
Ông Sang Võ, ngoài 80 tuổi, một người “bạn già” của ông Bùi Truyền, nói về bạn mình một cách ngưỡng mộ, “Nói về chuyện chăm sóc người bệnh thì ổng là đứng nhất. Ổng lớn tuổi như vậy mà ổng chăm sóc bả một cách tận tình, ai nhìn thấy cũng phải khen hết. Thật tình lắm. Hiếm có người tốt như ổng lắm đó. Nếu người ta ở vào hoàn cảnh ổng cũng phải buồn chứ, đằng này ổng giữ cho tinh thần vui vẻ lắm. Con ổng giành làm, ổng không cho, ổng muốn chính ổng săn sóc vợ.”
“Với bệnh đó nhiều người chăm sóc không kỹ thì khi vô thăm sẽ nghe hôi, thúi, nhưng ổng sửa soạn một cách đặc biệt, như người mạnh vậy, không có nghe mùi gì hết. Ổng là đệ nhất trong việc chăm sóc vợ bệnh đó!” Ông Sang nói thêm.
Mà đâu phải chỉ chăm lo cho bà như vậy, năm 2006, ông Truyền còn đưa vợ về Việt Nam cho bà được thăm con cháu tại quê nhà.
“Ðưa đi như vậy cực lắm chứ! Nhưng mà phải ráng, phải cho bả về thăm quê hương, thăm con cháu một lần chứ!” Ông cười.
Hỏi ông mơ ước điều gì, ngay lúc này, người đàn ông có giọng nói hiền lành chân chất cười một cách hồn hậu, “Giờ tui chỉ ước mong vui vẻ, khỏe mạnh để có thể chăm sóc cho bả thôi, chứ chẳng mong gì nữa.”
Hôm nay ngày Valentine, người ta bán hoa hồng nhiều lắm. Nhưng nghĩa tình này, liệu có ai mua nổi không?
(nguồn: người việt online)
Không có chi, cô em!
Chị Nguyệt Mai đã chia sẻ một câu chuyện có thật, thật cảm động chứa đầy nghĩa tình chồng vợ! Đúng là ” nghĩa tình này, liệu có ai mua nổi…”
Đọc phóng sự này, chợt nhớ lại ” Bài Thơ Tặng Vợ ” của thi sĩ Hồ Dzếnh, cũng với những thi từ đầy cảm động của nghĩa tình chồng vợ…
Bài Thơ Tặng Vợ
Mình vừa là chị, là em
Tấm lòng người mẹ, trái tim bạn đời
Mai này tới phút chia đôi
Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau?
Xót Mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ Mình
Cuộc đời đâu phải phù sinh
Nước non chan chứa nghĩa tình Mình ơi.
– Hồ Dzếnh –
Cám ơn anh Phạm Hoàng Trọng đã chia sẻ “Bài thơ tặng vợ” của Hồ Dzếnh quá hay và cảm động.
Hồ Dzếnh cũng có những câu thơ viết về phụ nữ Việt Nam cũng hay lắm, anh ạ:
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ HY SINH có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
Nguyệt Mai xin mời anh nghe Hoàng Oanh ngâm thơ nhé:
Cuối thập niên 40 thế kỷ trước Edith Piaff, nữ ca sỹ Pháp nổi tiếng nhất thế giới có trinh bày bài l’hymne à l’amour. Duói đây là lời :
Le ciel bleu sur nous peut s’effondrer
Et la terre peut bien s’écrouler
Peu m’importe si tu m’aimes
Je me fous du monde entier
Tant qu’l’amour inond’ra mes matins
Tant que mon corps frémira sous tes mains
Peu m’importe les problèmes
Mon amour puisque tu m’aimes
J’irais jusqu’au bout du monde
Je me ferais teindre en blonde
Si tu me le demandais
J’irais décrocher la lune
J’irais voler la fortune
Si tu me le demandais
Je renierais ma patrie
Je renierais mes amis
Si tu me le demandais
On peut bien rire de moi
Je ferais n’importe quoi
Si tu me le demandais
Si un jour la vie t’arrache à moi
Si tu meurs que tu sois loin de moi
Peu m’importe si tu m’aimes
Car moi je mourrais aussi
Nous aurons pour nous l’éternité
Dans le bleu de toute l’immensité
Dans le ciel plus de problèmes
Mon amour crois-tu qu’on s’aime
Dieu réunit ceux qui s’aimen.
Tạm dịch :
Bầu trời xanh trên đầu ta có thể sập
Và trái đát rất có thể sụp
Chẳng nhằm gì, nếu Mình yêu Em(Anh)
Em (Anh) bất chấp cả thế giới
Bao lâu tình yêu còn phủ ngập những buổi sang của Em(Anh)
Bao lâu thân thể Em(Anh) còn run rẩy dưới bàn tay Mình
Chẳng nhằm gì những vấn nạn
Người yêu ơi, vì Mình yêu Em(Anh)
Em(Anh) sẽ đi đến tận cùng thế giới
Em(Anh) se nhuộm tóc màu vàng
Nếu Mình yêu cầu Em(Anh) điều đó
Rm sẽ đi móc Mặt trăng xuống
Em(Anh) se đi cướp của
Nếu Mình yêu cầu Em(Anh) điều đó
Em(Anh) sẽ chối bỏ Tổ quốc của mình
Em(Anh) sẽ từ bỏ bạn bè của mình
Nếu Mình yêu cầu Em(Anh) điều đó
Thiên hạ có thể cười Em(Anh)
Nhưng Em(Anh) sẽ làm bất cứ gì
Nếu Mình yêu cầu Em(Anh) điều đó
Nếu một ngày cuộc đời tách Mình xa rời Em(Anh)
Nếu Mình chết vì xa Em(Anh)
Chẳng nhằm chi nếu Mình yêu Em(Anh)
Vì Em(Anh) cũng sẽ chết
Chúng ta sẽ có cả cõi vĩnh hằng cho mình
Trong màu xanh của bao la vô tận
Trong bầu trời không còn vấn nạn
Người yêu ơi, Mình có tin là ta yêu nhau
Thuợng đế tái hợp những kẻ yêu nhau.
Chắc Tổ tiên loài người Adam và Eva cũng nói với nhau những lời tương tự.
Dạ, kính mời bác Chinook nghe lại giọng hát Edith Piaf qua bài L’Hymne à l’amour nhé.
Cám ơn Chị Phay Van.
Lâu lắm tôi mới nghe lại Edith Piaf với cách phat âm chữ “R” rất đăc trưng của Ba cũng như tiếng Pháp thời đó. Qua phần chị post, tôi lại được thuởng thức(Bonus) L’hymne à L’Amour do Johnny Hallyday trình bày khoảng 20 năm sau. Thật thích thú.
Một lần nữa, cám ơn Chị
Khoảng đầu thập niên 60, tôi mới lớn, Johnny Hallyday bắt đầu được phổ biến ở Vietnam, cùng thời với Elvis P. Cả hai Ông này trình bày theo phong cách của Elvis Presley. Tôi thích Elvis thật hơn .
Mãi nay mới có dịp nghe lại, thấy Johnny Hallyday thay đổi và tiến bộ quá.
Câu cuối cùng là tôi thêm vào mà quên ghi chú. Tôi xin lỗi.
Vào cuối đời Edith Piaff và Theo Sarapo, người chồng cuối cùng có trình diễn chung một bài rất thành công : A quoi Ca sert l’Amour tạm dịch là : Tinh yêu ích gì? Sau đây là lời và Bản dịch tiếng Anh.
French
A quoi ca sert l’amour
A quoi ça sert, l’amour?
On raconte toujours
Des histoires insensées
A quoi ça sert d’aimer?
L’amour ne s’explique pas!
C’est une chose comme ça!
Qui vient on ne sait d’où
Et vous prend tout à coup.
Moi, j’ai entendu dire
Que l’amour fait souffrir,
Que l’amour fait pleurer,
A quoi ça sert d’aimer?
L’amour, ça sert à quoi?
A nous donner d’la joie
Avec des larmes aux yeux…
C’est triste et merveilleux!
Pourtant on dit souvent
Que l’amour est décevant
Qu’il y a un sur deux
Qui n’est jamais heureux…
Même quand on l’a perdu
L’amour qu’on a connu
Vous laisse un gout de miel –
L’amour c’est éternel!
Tout ça c’est très joli,
Mais quand tout est fini
Il ne vous reste rien
Qu’un immense chagrin…
Tout ce qui maintenant
Te semble déchirant
Demain, sera pour toi
Un souvenir de joie!
En somme, si j’ai compris,
Sans amour dans la vie,
Sans ses joies, ses chagrins,
On a vécu pour rien?
Mais oui! Regarde-moi!
A chaque fois j’y crois!
Et j’y croirait toujours…
Ça sert à ça l’amour!
Mais toi, tu es le dernier!
Mais toi’ tu es le premier!
Avant toi y avait rien
Avec toi je suis bien
C’est toi que je voulais!
C’est toi qu’il me fallait!
Toi que j’aimerais toujours…
Ça sert à ça l’amour!
English
What good is it, love?
What good is it, love?
People are always telling their
foolish stories.
But what good is it, love?
Love can’t be explained.
It comes, just like that,
from where no one knows
and suddenly it takes hold.
Me, I’ve heard it said
that it makes you suffer,
it makes you cry,
what good is it?
what good is it?
It brings us joy
with tears in our eyes.
It is sad and marvelous.
People say its’ a deceiver,
that there is one in every pair
who is never happy.
Even when one has lost
a love one knew,
there is a taste of honey,
love the eternal.
That’s all very pretty,
but when all is over and done,
it leaves you nothing
but a huge unhappiness.
All that now seems to
be tearing you apart,
tomorrow will be
a memory of pure joy.
All in all, if I understand it,
without love in your life,
without its joys and sadness,
you’ve lived for nothing.
Ah yes. Look at me.
I have believed in it every time
and will believe always.
That is what love is for.
But you, you are the last.
You are the first.
Before you there was nothing.
With you I feel fine.
It is you who I want,
You who I need,
You whom I will love always,
That’s what love is for.
Bác Chinook xem có phải bài này không nhé.
Đúng bài này rồi chị Phay Van ạ.
Cám ơn Chị
Chào Phay Van: Dạo này bận quá không vào chơi được! Hôm nay ghé vào một chút đọc bài và comments của mọi người…
Chúc cả nhà vui vẻ nhé.
Cách nói này Tây gọi là “xyz” tạm dịch : “Vụng chèo khéo chống”
Oh ! Phải chi…….
Nghe người ta nói :” kinh nghiệm giống như cái lược , Thuợng đế cho người già khi không còn tóc ”
Phần tôi hơi khác một chút : Tóc không còn mà lược cũng chua có. Tuy thế mọi chuyện vẫn OK vì luôn….thanh thản.
Cám ơn Chị Phay Van đã chỉ vẽ. Tôi sẽ dùng trong……kiếp sau.
Chị Năm ơi: Đọc câu chuyện về nghĩa tình vợ chồng của chị Ba Nguyệt Mai chia sẻ, Út thấy các bác ấy thật chung tình đầy cảm động.
Út chợt nhớ có một Bác thật tài năng và tài hoa, nhưng hồi còn trẻ chắc là Bác cũng rất..bay bướm đào hoa lắm lắm..!
Mới “nóng hổi” hai ba ngày trước đây, ông có sáng tác một bài thơ này, Út còn trẻ, nhưng khi đọc, cảm nhận được như là lời của Bác.. “tạ lỗi đầy thân thương trìu mến”..với người bạn đời của mình, xúc cảm của ông đã bật tuôn trào tứ thơ thật hiền hoà, đầy dạt dào tình cảm và cảm động lắm..( Út đố chị Năm là ai đó..hihihihihi….). Út gõ chép chị Năm và các bác đọc nghen:
NHỔ TÓC SÂU CHO VỢ
Em ngồi lại đây để anh vạch tóc
Tìm sợi nào sâu, sợi ngứa em yêu
Anh sẽ nhổ dịu dàng từng chân gốc
Bởi sợi tóc nào anh cũng nưng niu
Tay anh vụng, nên nhổ hoài chẳng được
Mắt anh mờ, đen trắng cũng phân vân
Vâng em ạ, từ lâu anh lỡ dại
Mắt sáng chỉ dành những bóng giai nhân
Em yêu dấu, cụ Tú Xương biết lỗi
Làm bài thơ tặng bà vợ ven sông
Anh cũng theo gương làm thơ hối lỗi
Của một tên chồng mất nết hư thân…
(………- 14/2/2012 )
P/s: Chị Năm ơi, Bác nhà thơ này có lần vui vui đã.. “thú tội”..riêng với Út..rồi đó, chị Năm tin không? hihihihhihihi…
“…Người biết nhiều nhất là bà xã của bác, cháu à. Nào Thái trắng, nào Trung quốc (……), nào Việt, Ấn độ, nào trẻ, nào già…Cháu làm ơn tha cho bác nhé…”
Út đố chị Năm..Bác nào đó!?
Chị Năm: Vậy để Út ỷ..là..” cháu gái nhỏ”..quậy..Bác ấy một chút nghen?! hihihihihi…
Út Vân: Để tránh hiểu lầm cho người mới vào trang nhà Phay Van đọc những comments của em, chị xin được “dẫn giải” một chút. Ở entry #42 trong “Gặp nhau sông núi trở màu đắng cay” mà bác ấy đã trả lời cho em: Tất cả những nhân vật “được tạo nên bởi tác giả … để tác giả qua đó mà gởi gắm nỗi lòng hay chủ đề mình muốn chuyên chở…” Mà nhân vật nữ của bác ấy thì có nhiều lắm, ngoài những nhân vật người Việt chị được biết, còn có Chi Ming Wang (người Trung Quốc) trong truyện ngắn cùng tên, H’Pery (người Ê- Đê) trong truyện ngắn Ban Mê Thuột, mùa cỏ may… “Người biết nhiều nhất là bà xã của bác” vì bác gái được đọc tất cả những truyện của bác ấy viết ra.