Trang chủ > Văn > Mứt Không Còn Đắng

Mứt Không Còn Đắng

Các bạn thân mến,

Món quà Xuân kế tiếp mà chị Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh “lì xì” cho trang nhà của mình là một truyện ngắn mới toanh: “Mứt Không Còn Đắng”. Đây là một sự nối tiếp (sau gần bốn mươi năm) của truyện Mứt Đắng.

Một độc giả trung thành của Chị (một “người của ngày xưa”) nhận xét: “Chị Cam Li có tài viết tiếp đoạn sau của những truyện ngày trước. Văn của Chị thật trong sáng, cả về hình thức và nội dung. Truyện của Chị luôn “đẹp” một cách hướng thượng.”

Nhưng trước khi đọc truyện, xin mời các bạn nghe tiếng hát của chị Cam Li với bài Xuân Tha Hương, sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Bài hát do Chị gởi tặng trang Phay Văn- như một món quà Xuân.

Em xin thay mặt “cả nhà” kính cảm ơn Chị Cam Li..

Nhà văn Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh

1

Ba giao cho tôi công việc để làm:
– Con trai làm chuyện này hợp nè!
– Cái gì vậy Ba?
– Xếp giùm Ba mười lăm khối vàng bạc, tám bạc, bảy vàng.
– Sao phải mười lăm? Rồi sao phải tám bạc bảy vàng hở Ba?
Ba cười vang:
– Cái thằng dốt toán! Lấy giấy bút đưa đây, Ba giảng cho nghe!
Gì chứ cái sự vẽ vời là tôi thích nhất, hơn nữa việc này sẽ làm chậm lại một chút cái việc mà Ba định giao. Tôi chẳng là cái thằng mê ăn biếng làm, như câu mắng yêu của Ba Má tôi đó sao? Tôi lấy giấy bút đưa cho Ba. Ba cầm bút vẽ lên tờ giấy một mô hình. Ồ, giản dị quá! Tôi hiểu ra liền. Ba tượng trưng mỗi khối vàng bạc bằng một hình vuông, đó là cái đáy của khối, và sắp xếp thành năm tầng. Tầng dưới cùng có năm khối, tầng kế có bốn, tầng trên nữa có ba, rồi hai, rồi một ở trên chóp. Và vì Ba cho xen kẽ vàng và bạc nên cuối cùng tôi đếm ra có tám thỏi bạc và bảy thỏi vàng. Tôi thích thú. Ba lấy các tờ giấy vàng và bạc, loại giấy Má mua để cúng ông bà, và Ba dạy tôi xếp. Tôi cũng khá thông minh đấy chứ! Cho nên chỉ qua lời hướng dẫn của Ba, xếp thế này, thế này… là tôi đã xếp được những thỏi vàng và bạc ngay ngắn đẹp đẽ… như thật. Tôi thì làm, còn Ba chỉ nói thôi. Ba không có đủ tay để xếp giấy như tôi.

Khi đã hoàn thành một đĩa vàng bạc thật đẹp, hai cha con nghiêng đầu ngắm. Ba bưng đĩa vàng bạc đặt lên bàn thờ ông bà. Ba nói:
– Thật ra mỗi năm đến Tết Ba Má đều xếp vàng bạc để cúng và đặc biệt nhớ tới ông bà và cha mẹ, chứ mình không có tin dị đoan con ạ! Người chết là hết, vàng bạc đối với họ đâu có ý nghĩa gì! Ý nghĩa là với người sống thôi! Sống sao cho đẹp, đó là mình đã làm cho họ vui lòng.

Ba hay nói như vậy đó, đối với tôi không lạ. Đôi khi tôi cũng có một cái gì chưa đồng ý với Ba lắm, nhưng tôi không cãi. Tôi, dưới mắt của Ba Má, là một đứa bé khá ngoan. “Khá ngoan” thôi, có nghĩa là chưa ngoan lắm. Vì nhiều khi tôi cũng tỏ ra bướng bỉnh, không làm đúng lời Ba Má bảo.

Tết năm nay, tôi lên mười. Chà, nghe có vẻ “lớn” lắm rồi đấy! “Lên mười”! Tôi cũng học cách nói này theo sách vở, nghe hay hay, hơn là nói “tôi mười tuổi”. Lên mười, tôi thích khám phá những trò chơi mới. Tôi là con một, nên dù sao tôi cũng có chút sung sướng hơn mấy đứa bạn tôi có anh chị em. Và mặc dù nhà tôi không giàu, Ba Má vẫn mua sắm tương đối đầy đủ cho tôi những thứ cần thiết. Quần áo, sách vở, dụng cụ học sinh… tôi không thiếu. Duy có một điều là tôi không được Ba Má mua cho những đồ chơi điện tử. Nhất là mấy cái “game”, tôi thèm thuồng lắm nhưng có được đâu! Ba nói chơi “game” mất thì giờ không học hành được. Nhưng tôi hiểu, ngoài lý do đó, còn có lý do là Ba Má không đủ tiền để mua những bộ “game” cho tôi. “Game” đổi mới liên tục, có mua cũng không chạy theo kịp. Tôi đành làm đứa trẻ ngoan, không dám xin xỏ gì nữa.

“Lên mười”! Hình như cái con số tròn trịa này làm cho tôi cảm thấy có một cái gì rất quan trọng đối với tôi. Tôi nghe mình đã hơi “lớn lớn” rồi đấy! Tôi lên mười và sắp “tốt nghiệp” tiểu học. Tôi lên mười và được Ba Má giao làm một số công việc trong nhà. Tôi lên mười và Má thì hay khuyến khích tôi ăn nhiều cho mau lớn, cho học giỏi, “ăn vóc học hay”. Tôi lên mười và được Ba kể cho nghe một vài câu chuyện bắt đầu bằng chữ “Hồi đó…”

Hồi đó Ba không biết đến những trò chơi điện tử như bây giờ. Để xem, trò chơi Ba hay chơi nhất là ném lon hay còn gọi là “tạt lon”. Tay cầm một chiếc dép, ném ngang theo cạnh của chiếc dép, sao cho trúng cái lon là thắng. Dễ ợt! Tôi cười và nói môn bowling khó hơn nhiều. Ba cười: “Có một tay thì chơi tạt lon thôi!”

Hồi đó Ba đi học trễ lắm, mười lăm tuổi mới học lớp Năm. Thật ra thì Ba đi học đúng tuổi như các bạn vậy, nhưng có một thời gian Ba không được đến trường. Ba phải làm lụng để nuôi ông nội và một đứa em. Sau này Ba mới được nhà chùa giúp đỡ và Ba đi học tiếp lớp Năm và lên hết trung học. Tôi nhìn Ba với vẻ nể phục cộng với sự thương xót. Không ngờ Ba khổ như vậy.

Hồi đó Ba mất cha mẹ sớm, trong chiến tranh. Có lúc Ba bơ vơ, không còn nhớ cái gì là tình gia đình, cái gì là hơi ấm của cha mẹ. Ba đã không còn biết khóc. Ba nói như vậy và Ba ngưng lại, nét mặt Ba cứng ngắc. Nhưng tôi nghe đến đó thì tôi khóc.

Ba thấy tôi khóc thì Ba không kể nữa. Ba dẫn tôi ra sân, nói rằng Ba Má sẽ dành dụm mua cho tôi một bộ “game”, với điều kiện tôi phải luôn luôn học giỏi, đứng hạng cao. Dĩ nhiên là tôi hứa ngay.

2

Ba đón tôi ở trường về. Trẻ em học tiểu học, tức là cấp Một, như tôi, đi học khỏe lắm, vì trường ở rất gần nhà. Trừ khi cha mẹ có tiền nhiều thì chọn những trường sang cho con học, có khi phải đi xa, chứ bọn nhóc như tôi cha mẹ làm không đủ ăn, nên ở đâu thì đã có trường ở đó. Ba hay Má chỉ cần dẫn tôi đi bộ là được. Ba nói khi nào tôi lên trung học thì Ba mua xe đạp cho tôi tự đạp xe đi học.

Nhưng không biết đến lúc đó tôi có bạo dạn thêm chút nào hay không, chứ tôi thấy mình hiện tại rất nhát. Không phải tôi không có “chí khí của thằng con trai” đâu, mà là do mỗi lần ra đường, tôi chẳng biết người ta đi theo luật lệ gì nữa. Ái chà, xe chạy ngang chạy dọc, không ai nhường ai, thậm chí có đèn xanh đèn đỏ người ta cũng muốn phá lệ, bên kia vừa mới đèn vàng thì bên này hàng đoàn xe đã vọt lên làm những người đang chạy xe phía kia hết hồn. Nhiều lần Má chở tôi đi chơi hoặc gia đình đi tắc-xi, tôi thấy cảnh đó và sợ lắm! Ba Má cũng đồng ý với tôi là “Sợ thật!”

Tôi nắm tay Ba đi trên lề đường và cảm thấy yên tâm lắm. “Chết rồi!”- tôi tự nghĩ, không lẽ phải có Ba thì tôi mới thấy yên tâm sao? Mai mốt tôi cũng sẽ lớn mà! Tôi len lén đưa mắt nhìn Ba. Tôi nghĩ đến câu chuyện Ba sớm mất cha mẹ, làm tôi rưng rưng. Má cũng vậy, Má mồ côi và sống ở trong chùa. Vậy thì tôi có cả Ba và Má, tôi thấy mình quá may mắn. Ba chắc không biết thằng nhóc đang suy nghĩ lung tung, nên Ba vẫn thản nhiên bước đều và chuẩn bị dắt tôi băng qua đường.

Bỗng có tiếng lao xao ở lề đường bên kia. Hai cha con tôi nhìn qua theo hướng đó. Ba tôi kêu lên một tiếng và dắt tôi bước đến. Một cảnh tượng tôi chưa từng thấy đang diễn ra trước mắt tôi. Một đám đông đang bu quanh một người đàn ông. Người này bị chứng bệnh gì tôi không biết, mà ông đang co giật lăn lộn dưới đất. Mười ngón tay ông nắm chặt lại, vai và cánh tay ông co rút. Chân ông rung thật mạnh. Hai con mắt của ông trợn ngược lên, giống như giận dữ. Nhưng cả gương mặt của ông thì trông như dại đi. Tôi hoảng hồn bấu lấy tay Ba.

Ba bước tới, nói với vài người đàn ông đang cố đè giữ người đang co giật:
– Xin các bạn đừng làm vậy, làm không đúng cách sẽ vô tình khiến cho ông ấy sái khớp hay gãy xương đó!

Và Ba nói với đám đông đang vây quanh:
– Xin bà con vui lòng vãn ra xa một chút, để cho ông ấy thở.

Cơn co giật của ông ấy chỉ có khoảng hai, ba phút mà sao tôi thấy quá lâu. Tôi nén sợ hãi. Nhưng sau đó ông ấy đã có vẻ êm. Ba ngồi xuống bên ông ấy, hỏi thăm vài câu và Ba cũng như yên tâm khi thấy ông ấy cố gắng trả lời được một vài tiếng. Ba cùng một thanh niên đỡ ông ấy ngồi lên, dựa lưng vào bờ rào. Ba hỏi thăm nhà ông ấy ở đâu, ông ấy có thuốc uống không, có cần đến bệnh viện không. Khi ông ấy nói rằng chỉ cần gọi giùm một chiếc xích lô để đưa ông về nhà, Ba hỏi ông có tiền không, ông nói có. Ba liếc nhìn thấy một vài tờ giấy bạc ló ra khỏi túi áo của ông, Ba liền nói:
– Anh hãy đợi, tôi có cái này cho anh.

Rồi Ba lấy trong túi của Ba ra một cái bịch vải nhỏ như cái phong bao lì xì, có dây rút, bảo ông:
– Tặng anh cái túi này, anh bỏ tiền vô đó, rút dây lại rồi cột cho chặt. Sợi dây này dài đủ để anh đeo lên cổ, rồi bỏ vào túi áo. Như vậy nếu anh có bị như hôm nay, anh cũng không lo bị văng tiền ra ngoài. Thời buổi phức tạp, nhiều người lợi dụng lấy tiền của anh thì khổ.

Người đàn ông lắp bắp nói cám ơn. Một người phụ nữ nhanh nhẩu gọi chiếc xích lô. Ba nhờ hai thanh niên đỡ ông ấy lên xe. Hai cha con tôi còn đứng nhìn theo chiếc xe đưa ông ấy đi.

Tôi thắc mắc:
– Sao Ba có cái túi vải đó hay quá vậy Ba? Con đâu có thấy Ba xài. Ai cho Ba cái túi đó vậy?
– À, của một cô bạn hồi Ba mười ba tuổi… tặng cho Ba. Cô bạn may cái túi ấy, may bằng tay con ạ.
– Để Ba đựng tiền hả Ba?
– Ừ.
– Sao bây giờ con không thấy Ba đựng tiền?
– Bây giờ Ba không có tiền.

Thấy tôi ngơ ngác, Ba cười giải thích:
– Tiền đã có Má giữ, Ba cũng đâu có đi làm ngoài đường mà cần giữ tiền. Mỗi ngày đều đã có Má lo rồi. Má phát tiền cho Ba đủ xài trong ngày, đâu có bao nhiêu!

Ba cười vui vẻ. Tôi cũng cười theo. Nhưng tôi vẫn còn thắc mắc về “cô bạn nhỏ” của Ba, đúng ra là “cô bạn hồi Ba còn nhỏ”. Hồi Ba mười ba tuổi. Hồi đó…

3

Ai cũng có một hay vài người bạn thân. Tôi cũng vậy, quá nhiều bạn thân là đằng khác. Tôi có những trò chơi cần chơi nhiều người. Và thân nhiều bạn là vì vậy thôi.

Tôi chưa hề thắc mắc Ba hay Má có bạn thân hay không. Từ nhỏ tôi cứ nghĩ họ chính là bạn thân của nhau rồi. Tôi nghe Ba Má kể rằng hai người đều được nhà chùa nuôi nấng, lớn lên trong chùa và sau này cưới nhau trước sự chứng kiến của nhà chùa. Sau đó họ ra sống tự lập ngoài đời, dĩ nhiên là có sự giúp đỡ ít nhiều của các sư cô.

Ba ngồi nhà dạy kèm học trò nhỏ trong xóm. Rảnh rỗi Ba có viết lách nhưng chỉ như một cách để giải trí. Tôi không nghe nói Ba đăng báo gì cả. Má buôn bán nhỏ ngoài chợ. Hai đầu lương ít ỏi cộng lại cũng đủ nuôi sống một gia đình ba người. Tôi biết thế thôi và cũng có cảm giác mình đã có một gia đình đầy đủ và yên ấm.

Bây giờ thì tôi biết thêm về một cô bạn nhỏ của Ba. Tôi chưa gặp cô ấy bao giờ. Má cũng chưa, nhưng Má hầu như biết hết những chuyện của Ba “hồi đó”. Một người bạn có một món quà nhỏ được giữ gìn kỹ lưỡng. Một món quà được giữ gìn lâu nay lại được người giữ nó đem tặng cho một kẻ xa lạ gặp tình cờ trên đường. Mấy chuyện này quả đã vượt quá óc suy luận đơn sơ của một thằng nhóc như tôi rồi!

Hôm nay đã là ngày hai mươi chín Tết. Ba cùng tôi quét dọn nhà cửa. Ba ngắm nghía bàn thờ ông bà với đĩa vàng bạc hai cha con xếp hôm trước, tỏ vẻ hài lòng. Tôi nói:
– Ba, mình còn chưa có mứt.
– Ừ, chưa có mứt. Nhưng Má nói Má sẽ mua hoặc làm một ít.
– Con thích ăn mứt.

Ba cười:
– Ừ. Con nít đứa nào cũng thích ngọt.
– Ba, con thấy Ba ít ăn ngọt.

Ba lại cười sang sảng:
– Ba bị bệnh tiểu đường mà lị!

Tôi cười theo Ba. Bỗng có một lúc đôi mắt Ba như tối đi. Tôi thấy lạ lắm! Tôi lên mười, chưa bao giờ hỏi han Ba vui hay buồn. Nhưng bất chợt tôi thấy mình đã hơi “lớn lớn”, tôi hỏi:
– Ba buồn hả Ba?

Ba giật mình, nói ngay:
– Buồn gì mà buồn?

Nhưng rồi Ba bảo tôi ngồi bên cạnh Ba, và Ba nói như kể chuyện:
– Ba thích ăn mứt, giống như con vậy. Má lại biết làm mứt, nên nhà mình không bao giờ thiếu món này. Nhưng trong thời thơ ấu của Ba, có những khi Ba thèm một cái gì ngọt mà không có. Con biết không, Ba nghèo lắm, đi bán cà-rem nuôi ông nội của Ba và nuôi một đứa em trai. Gia đình Ba không còn nguyên vẹn. Ba cũng mất một cánh tay trong chiến tranh. Ngày ngày Ba ôm thùng cà-rem có sợi dây đeo trước ngực, đi bán kiếm tiền. Ba có cô bạn nhỏ bằng tuổi Ba, tên cô là cô Tú. Cô ấy đi học về là đến mua cà-rem và nói chuyện với Ba. Ba thì hầu như không bao giờ khóc, con trai mà, nhưng cô Tú thì mau nước mắt lắm. Lần đầu tiên cô nói chuyện với Ba là lúc cô ấy nước mắt nước mũi tèm lem. Người chi mà hay khóc vậy kìa! Nhà cô ấy không giàu, nhưng có đủ cha mẹ chị em. Có cái gì ăn cô ấy cũng đem đến chia xẻ với Ba. Ngày Tết, cô mua hộp mứt cho gia đình, cũng để dành cho Ba một gói nhỏ.

– Bây giờ cô Tú ở đâu, Ba?
– Ba không biết. Ba và cô Tú chỉ làm bạn như hai đứa nhỏ trên đường phố. Ba không biết nhà cô ấy. Cô ấy cũng chưa bao giờ đến nơi Ba tá túc. Rồi sau khi “đổi đời”, cô ấy đi đâu không biết. Dạo đó có những gia đình làm không đủ ăn, dọn đi “vùng kinh tế mới”. Ba đoán nhà cô ấy chắc cũng vậy. Rồi Ba và chú con được một vị sư cô thương hoàn cảnh khó khăn, cho vào chùa nương náu sau khi ông nội của Ba mất. Hai anh em lớn lên trong chùa, cùng với những trẻ mồ côi khác. Trong chùa cũng cực khổ lắm! Mấy đứa nhỏ lúc nào cũng thèm ngọt…

Tự nhiên tôi nuốt nước miếng. Nghĩ đến ngọt thì tôi cũng thèm. Không giấu được cử chỉ đó với Ba. Ba cười:
– Ăn ngọt thì dễ bị mập. Nhưng khi con người ta thiếu ăn, cái thèm đầu tiên là thèm ngọt. Sinh vật nào cũng thế. Nhỏ xíu như con vi trùng cũng tìm cái ngọt ăn trước, mà to tướng như con voi cũng thích ăn ngọt.

Tôi cười khanh khách. Ba dẫn dụ hay thật! Tôi chợt ao ước lớn lên mình sẽ học thật giỏi, tôi sẽ tìm hiểu cái thế giới muôn loài hấp dẫn và thú vị ra sao. Nhưng trong đó, cái thế giới của con người, hình như là rất khó hiểu, và cũng thú vị lắm.

Tôi nêu một thắc mắc:
– Ba ơi, vậy còn cái túi vải nhỏ đó, lúc nào Ba cũng mang theo hả Ba?
– Ừ, chính Má muốn Ba mang theo.
– Chi vậy Ba?
– Để lỡ có tiền nhiều thì bỏ vô đó, rút dây lại.
– Nhưng Ba nói Ba không dùng để đựng tiền…
– Ừ thì tại vì… Ba đâu có còn đi bán cà-rem.
– Nhưng sao Ba lại tặng cho ông kia?
– Ờ… tại vì ông đó tội nghiệp, giống như…
– Giống như ai?

Ba lắc đầu. Chắc Ba nghĩ thằng nhóc bắt đầu hỏi xà quần rồi. Ba xua tay:
– Câu chuyện đến đây tạm ngưng nghe cậu nhóc! Đi xuống bếp giúp Má đi! Mau, ba thương.

Dĩ nhiên là tôi nghe lời. Tôi cũng là đứa bé khá ngoan “mà lị”, nói theo cách của Ba.

4

Hai cha con lên một chiếc xe buýt. Ba tập cho tôi đi xe buýt cho quen, hoặc nếu mai mốt lên cấp Hai có đi học xa một chút thì tôi cũng có thể đi xe buýt đến trường. Ba vốn tính cẩn thận như vậy đó! Dù bận về, chuyến xe có hơi đông người một chút nhưng hai cha con vẫn có chỗ ngồi vì có hai anh lớn hơn tôi đứng dậy nhường cho chúng tôi. Chắc là vì họ thấy Ba chỉ có một tay. Ba cám ơn họ và tỏ vẻ hài lòng. Tôi nhớ bài học “hãy nhường chỗ cho người yếu ớt” ai cũng biết nhưng không mấy khi áp dụng trong những hoàn cảnh mà con người quá đông đúc và ai cũng quá lo cho cái lợi lộc của mình.

Một bà lớn tuổi ngồi bên cạnh Ba, chăm chú xem một quyển sách dày. Bà mỉm cười gật đầu như chào Ba. Ba cười, gật đầu chào lại. Bà khách cúi xuống tiếp tục đọc sách. Khi đến trạm cuối, mọi người lục tục đi xuống. Ba bảo tôi hãy nán chút và xuống sau vì mình không có gì gấp, chỉ là đi dạo chợ Tết và về tới nhà rồi. Bà khách lại mỉm cười chào hai cha con tôi và đi xuống. Khi tôi đứng lên, tôi chợt thấy một cái phong bì nằm trên sàn xe. Tôi chỉ cho Ba thấy. Ba lượm lên. Hai cha con trố mắt khi cầm cái phong bì thấy nặng nặng. Cái phong bì không dán, trong đó, một xấp tiền dầy cộm. Ba nhìn quanh. Hành khách đã xuống xe hết, chỉ còn người tài xế. Ba nói với tôi:
– Í da, hẳn là của bà khách ngồi cạnh Ba hồi nãy…
– Làm sao đây Ba?
– Chắc chắn là của bà ấy rồi! Mình hãy xuống tìm bà ấy.

Không đợi tôi phản ứng, Ba dắt tay tôi đi nhanh xuống khỏi xe. Bà ấy kia kìa! Nhưng bà đã đi khá xa. Ba bảo tôi hãy đi nhanh theo Ba. Chưa bao giờ tôi thấy Ba đi nhanh đến thế. Như chạy. Tôi cũng chạy theo Ba. Trong lúc đó một hình ảnh lướt nhanh qua trí tôi: tôi thấy hai cha con tôi đem cái phong bì tiền ấy về nhà, cùng Má mở ra xem. Ôi một số tiền khá lớn, đủ cho cả nhà tôi sắm Tết và con dư đủ để mua một cái máy chơi “game” cho tôi. Tôi sung sướng lắm!..

Nhưng rồi tiếng gọi của Ba làm tôi giật mình:
– Bà ơi! Bà!

Ba đã đuổi theo kịp bà khách nọ. Thật ra là nhờ bà ấy quay trở lại. Nét mặt bà dáo dác, hớt hải. Ba thở hổn hển, nói:
– Bà! Bà!..

Bà khách nói như reo:
– Ôi! Ông ơi! Tôi phải trở lại xe để tìm gói tiền của tôi. Thật vô ý quá, tôi kẹp trong cuốn sách, rồi chắc là nó rơi ra mà tôi không hay…

Ba hỏi:
– Gói tiền của bà ra sao?
– Là một cái phong bì, ông ạ! Tôi… Ối Trời ơi chắc là mất tiêu rồi, hoặc xe đã chạy mất rồi!…

Ba đưa cái phong bì ra, hỏi:
– Cái này phải không ạ?
– Phải, phải rồi! – Bà khách như rú lên vui mừng – Phước đức quá! Cám ơn ông…
– Cũng may là tôi nghi cái phong bì là của bà.
– Cám ơn ông nhiều lắm! Không có số tiền này, tôi không thể trang trải tiền nằm bệnh viện của mẹ tôi…
– Vậy xin bà hãy cất cho kỹ. Chào bà.

Bà khách như sực tỉnh, nói nhanh:
– Ồ, ông ơi, tôi xin đền ơn ông….
– Không, không, xin bà đừng làm vậy, chúng tôi không nhận đâu! Bà hãy lo công việc của bà.

Bà khách cám ơn rối rít và chào tạm biệt chúng tôi. Tôi cũng chào bà.

Ngõ vào nhà tôi đây rồi! Nhưng chợt tôi nghe có tiếng gì là lạ bên tai. Ba đang đi bỗng nhiên ngồi thụp xuống, như có cái gì kéo Ba sập xuống vậy. Tôi ngạc nhiên hỏi:
– Ba sao vậy Ba?

Ba đáp yếu ớt:
– Ba … chạy… nhanh… Ba mệt….

Tôi chưa kịp làm gì thì bỗng thấy Ba co giật tay chân nhè nhẹ. Tôi hoảng hồn mếu máo:
– Ba ơi, Ba có sao không?

Ba lắc đầu, lắp bắp nói:
– Ba… không… sao, nhẹ thôi… con à! Đừng… đừng… có… sợ…

Nhưng tôi thật sự sợ lắm! Lần đầu tiên tôi thấy Ba như thế, tuy không dữ dội như người đàn ông hôm trước, nhưng cũng làm tôi kinh ngạc. Ôi, Ba cũng có chứng bệnh này sao???

5

– Phải, Ba đã từng bị chứng động kinh từ hồi đó. Là từ khi Ba mất cha mẹ, Ba mất một cánh tay và Ba bị chấn thương não trong chiến tranh. Ba đã từng đi bán với cái thùng cà-rem đeo trước ngực. Hình ảnh thằng bé cụt một tay bán cà-rem ở dãy phố đó, hầu như ai từng sống ở đấy đều đã biết. Ba bán tàm tạm qua ngày vì ai nhìn thấy thằng bé cũng đều xót thương. Nhưng mỗi một lần thằng bé lên cơn kinh giật thì bao nhiêu tiền bạc nó bỏ trong túi đều rơi ra cả, thế là bọn trẻ con sống lang thang trên hè phố, và có cả người lớn nữa, hè nhau chạy tới lượm hết tiền của nó. Không thương xót. Qua cơn co giật nó lả cả người và đau đớn đến tận xương, miệng khô cổ đắng và tuyệt vọng khi thấy tiền của mình đã bị người ta lượm hết. Quãng đời đó đối với thằng bé thật là cay đắng, mặc dù tên của nó là Ngọt. Vậy mà có một lúc, một cô bạn nhỏ đã đến chia sẻ với nó từng viên kẹo, từng miếng mứt cô để dành cho nó. Khi nó bị chiếm đoạt hết tiền thì cô Tú mảnh mai kia đã hét lớn như một đứa con trai và muốn xông vào đánh những kẻ vô nhân. Và Tú đã may cho Ngọt một cái túi vải để mang vào cổ, rút dây lại sau mỗi khi bỏ tiền. Tú còn dặn sau này khi Ngọt hết bệnh – nếu may ra – thì Ngọt cứ cho người khác, khỏi cần hỏi ý của Tú. Ngọt không có dịp hỏi ý của Tú, vì Tú cùng gia đình đã đi đâu mất tăm. Ngọt may mắn sống trong chùa và được chữa trị bằng một loại thuốc Nam. Thuốc đó phải uống cả đời.

Chứng động kinh đã được ngăn chận, thỉnh thoảng vẫn trở lại, nhưng rất hiếm, chỉ còn một hai lần trong một năm. Mỗi lần Ba thấy mình sắp co giật thì Ba vào phòng đóng cửa lại, uống thuốc và ráng chịu đựng. Thằng nhóc tôi chưa bao giờ biết về căn bệnh của Ba. Cái chứng bệnh nghe thì không mấy nguy hiểm nhưng có thể cô lập một con người với cuộc sống. Nhưng mà Ba đã rất may mắn. Vì Ba gặp được những người quá tốt. Ba được trị bệnh bằng thuốc, và bằng cả tình thương nữa.

Ba nói Ba ao ước gặp lại cô Tú, cô bạn nhỏ. Tôi chợt không ao ước có trong tay cái máy chơi “game”, mà tôi cũng mong cả nhà tôi được gặp lại cô Tú. Tôi lên mười, giờ đây hiểu được cái gì ảnh hưởng đến cuộc sống của một con người mạnh mẽ nhất. Đó là những hình ảnh của yêu thương. Ba từ vũng lầy khó thoát của cuộc sống khắc nghiệt, đã vươn lên nhờ những từ tâm. Ba làm gương tốt cho tôi, giúp tôi hiểu thế nào là lòng nhân ái, sự thẳng thắn và nhất là tính không tham lam. Tôi lên mười, chỉ quen viết những bài văn đơn giản, chỉ để nộp cô giáo mà không bị cô chê văn vụng về và cho ít điểm. Nhưng viết về những điều tốt đẹp này, tôi nghĩ tôi cũng “dư sức”.

Má làm cho tôi mứt dừa, mứt bí, mứt hạt sen…, nói chung là đủ loại, mỗi thứ một ít. Riêng Ba có một loại là mứt khổ qua. Eo ơi! Cái loại trái chi mà đắng teo cả lưỡi, tôi nếm một miếng mỗi khi Má nấu canh đã hết hồn. Má nói với Ba:
– Anh ăn đi! Mứt… ngọt lắm!

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Đầu năm 2012

Chuyên mục:Văn Thẻ:
  1. Trần thị Bảo Vân
    26/01/2012 lúc 11:08

    Chào chị Năm..mồng Bốn tết!

    “Mứt không còn đắng”..hở chị Năm..
    Vậy là câu chuyện..có hậu!
    Tuy nhiên, cá nhân út, khi đọc truyện này sao cảm nhận có chút chút gì đó..vương vướng, tạm thời chưa cảm nhận rõ nét!
    út sẽ đọc lại vài lần trong sáng nay, và sẽ còm..lại..

    • Võ Trung Tín
      26/01/2012 lúc 11:43

      ẤY..ơi!!!!!

      NHỎ..ơi!!!!!

      Nhớ quá..chời..luôn..đó..nghen!!!!! hihihihihi…

    • Nguyễn Tuấn Anh
      26/01/2012 lúc 11:47

      Bảo Vân ơi, Tuấn Anh cũng thấy..vương vướng..một chút! hihihihihihi…
      Nhưng, Bảo Vân thử..nói trước coi?!

      • Nguyễn Tuấn Anh
        27/01/2012 lúc 12:40

        Bảo Vân không đi chơi mà ở nhà đọc bài kỹ..thiệt!

    • Trần thị Bảo Vân
      26/01/2012 lúc 13:15

      Chị Năm ơi!
      Út nhất trí với lời nhận xét của một độc giả mà chị Năm đã giới thiệu ở đầu entry:

      ” Chị Cam Li có tài viết tiếp đoạn sau của những truyện ngày trước.Văn của chị thật trong sáng, cả về hình thức và nội dung. Truyện của Chị luôn “đẹp” một cách hướng thượng. ”

      Tuy nhiên như út đã có nói ở còm trước, là khi đọc xong truyện này, tự nhiên cái cảm nhận đầu tiên trong út, là có cái cảm giác gì gì đó..vương vướng.., nhưng chưa rõ nét..!

      Chị Năm ơi, Út đã đọc lại..5 lần, và..lần đọc thứ 5 , thì cái..vương vướng ấy..đã hiện rõ trong út..
      Đó là, qua truyện tự nhiện út cảm nhận rất rõ nét cái…SỰ VÔ CẢM HIỆN NAY Ở VN !

      Truyện được chị Cam Li viết xong vào đầu năm 2012, lấy bối cảnh ở VN hiện tại – dù là hư cấu -, vì vậy khi đọc 2 đoạn :
      1/ Người cha nhiệt tình săn sóc cho người đàn ông qua đường bị cơn co giật.
      2/ Người cha chạy đuổi theo người phụ nữ để trả lại bịch tiền.

      Út liên tưởng đến 2 trường hợp Vô Cảm đến tàn nhẫn mà báo chí VN cũng như nước ngoài đã đưa tin:
      1/ Năm 2010, ở Thủ Đức, một người đàn ông bị xe tải tông cán nát nửa người. Ông ta kêu cứu, nhờ những người chung quanh gọi điện cho gia đình, nhưng không một ai xung quanh đó có phản ứng gì cả..! Cuối cùng ông đã chết trên vũng máu…

      2/ Vào ngày 7/10/2011, một chiếc “xe điên” do một bác sĩ lái, tông hết người này đến người khác, khiến 2 người chết và 17 người bị thương! Những người xung quanh không chịu cứu giúp người bị nạn, mà ngược lại đám đông ấy lại xông vào..” hôi của “..của những người bị nạn, khiến có người chết, mà 3,4 ngày sau thân nhân họ mới biết, lý do vì.. ví xách lẫn giấy tờ tuỳ thân và nữ trang bị đám người VÔ CẢM..” hôi của “..sạch.., nên không ai biết địa chỉ của nạn nhân..!!!

      Chị Năm ơi, tất nhiên là còn nhiều nhiều trường hợp VÔ CẢM..nữa, phải không chị!
      Ở góc độ nào đó khi đọc của cá nhân út, Út cảm nhận được sự chuyển tải ” Đạo ” của truyện này..
      Chuyện út..vương vướng..là vậy đó..chị Năm..! hihihihihhh…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        26/01/2012 lúc 21:20

        @ Phay Van & Bảo Vân mến yêu :

        Wow…! Vào nhà hôm nay , thấy cô Năm cô Út trò chuyện ngày Xuân…thật thân mật và rôm rả…đấy chứ !
        Vậy…Chị Hai có câu đố cho hai cô…nè :

        Thế hai em…đọc 2 bài ” Mứt Đắng ” và ” Mứt Không Còn Đắng ” , hai em có thấy một chi tiết về hình thức ” chính tả ” rất thú vị , mà chị Cam Li…thay đổi không ?

      • Nguyễn thị Nha Trang
        26/01/2012 lúc 21:54

        @ Phay Van mến yêu :

        Một thay đổi…” hình thức chính tả ” , mà cá nhân chị rất thích dùng từ trước tới giờ đó em .
        Và theo chị , thì chị Cam Li…có ý thay đổi chính thức đó .

        Em gái thử tập…quan sát…đọc lại xem có nhận ra không nào ! hi..hi..

        Bảo Vân ơi…, một bài tập quan sát…, chị Hai ra đề đó nghen…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        26/01/2012 lúc 22:04

        @ Phay Van mến yêu :

        Cô mà không…” phát hiện ” ra chi tiết này…! Thì chị Hai…phạt cô…ĐỌC RÀ LẠI TỪNG TỪ MỘT…đó nghen…! hi..hi..

      • 26/01/2012 lúc 22:06

        Chị Nha Trang: viết hoa Ba Má phải không Chị? (Không cần Chị phạt, nãy giờ em “rà” muốn chết) 😀

      • Nguyễn thị Nha Trang
        26/01/2012 lúc 22:26

        @ Phay Van mến yêu :

        Chính xác rồi đó em yêu !

        Phải tập kỷ năng…quan sát…này với những người mà ta…quý mến em nhé !

    • Trần thị Bảo Vân
      26/01/2012 lúc 13:27

      Ông Tín ròm: NgàyTết mà ông hát..Cải Lương hay Chèo..dzậy!!!!!!

    • Nguyễn Tuấn Anh
      27/01/2012 lúc 12:34

      Tín đang..ư..hử..Hát bội đó..Bảo Vân! hihihihihihi..

  2. Nguyễn Tuấn Anh
    26/01/2012 lúc 11:32

    Chị Năm ơi! Vào chơi hôm nay em gõ tặng chị bài thơ này nè!
    Chị Năm biết của ai hông? hihihihihihihi…

    ” Này cô bé nhỏ ơi!
    Sáng nay trời đẹp lắm
    Mây xanh và nắng ấm
    Em thức dậy đi thôi…

    Kìa tiếng chim ríu rít
    Trên những cành lộc non
    Có tiếng cười khúc khích
    Mùa Xuân đang tới gần…

    Em hãy diện áo dài
    Dành cho ngày lễ hội
    Tôi muốn được trao tay
    Những đồng tiền mừng tuổi…

    Em: Mùa Xuân cỏ biếc
    Em: Trong sáng, dịu hiền
    Tôi đã yêu tha thiết
    Nét tươi thắm, hồn nhiên…

    Hãy cười nghe cô bé
    Hỡi Mùa Xuân của tôi
    Cho cuộc đời mãi trẻ
    Như lộc non đâm chồi…

    Xin mùa Xuân mãi mãi
    Còn ở lại nơi này
    Xin những tình thân ái
    Còn hoài như hôm nay…”

    ( ? )

    • Nguyễn Tuấn Anh
      26/01/2012 lúc 11:37

      Tuấn Anh em CÔNG NHẬN chị Năm..luôn đó!!!!
      Chị Năm đang làm gì vậy?

    • Võ Trung Tín
      26/01/2012 lúc 11:40

      Chị Năm mà!!!!!

      À, chị Năm có..kính lúp chưa? và 2 khổ thơ..ròm em đố chị Năm đó, chị tính sao..dzậy!!??

    • Võ Trung Tín
      26/01/2012 lúc 11:56

      Chị Năm: trời..trời!!! Ròm em tưởng chị hôm nay tìm có kính, để ròm em xin phép chị Cam Li.., nói cái “thú vị”..của chị Cam Li mà ròm em phát hiện..cho chị nghe chứ! Chị Năm..thiệt là..
      Tìm kính nghen chị Năm..

      Còn 2 khổ thơ.., thiệt tình chị Năm..không muốn nói hở???

    • Nguyễn Tuấn Anh
      26/01/2012 lúc 11:58

      Chị Năm..mà..GIÀ!!!! trời sập đó chị Năm!!!!!
      À, anh Năm có ở nhà hay đi..nhậu..rồi chị Năm?! hihihihihi..

    • Nguyễn thị Nha Trang
      26/01/2012 lúc 21:30

      Tuấn Anh…cũng chịu đọc thơ chị Ba Nguyệt Mai…dữ hén !
      Nhưng sao đố ai không đố…, lại đi đố chị Năm !
      Muốn ” bắt chẹt “…chị Năm cái gì vậy…Tuấn Anh ?

    • Nguyễn thị Nha Trang
      26/01/2012 lúc 21:33

      @ Phay Van mến yêu :

      Tụi nhỏ…” tấn công bao vây dồn dập “…chuyện Anh Năm…dữ hén !
      Chịu nổi…hông Năm ? hi..hi..

    • Nguyễn thị Nha Trang
      26/01/2012 lúc 21:38

      Ủa ! Vụ…kính lúp…gì vậy Phay Van và Tín ?
      Cho chị Hai…biết được không ?

      • 26/01/2012 lúc 21:46

        Chị Nha Trang: Trong bài Rừng Xuân Đã Khép, Tín hỏi em có kính lúp ở đó không, sẽ chỉ cho em thấy cái gì đó. Thực tình em cũng chẳng hiểu, và có trả lời là chắc Tín nhầm. (Hình như em Tín chưa đọc cái còm đó của em, nên hôm nay lại hỏi kính lúp nữa :D)

    • Nguyễn thị Nha Trang
      26/01/2012 lúc 21:41

      @ Phay Van mến yêu :

      Ừ…, bài thơ Nguyên Đán này chị cũng đã đọc rồi…
      Nguyệt Mai sáng tác năm 2010…đúng không em !

    • Nguyễn thị Nha Trang
      26/01/2012 lúc 21:44

      @ Phay Van mến yêu :

      Cha …cha…! Tự tin dữ hén !

      Dzậy chị Hai..dzô phe…tụi nhỏ…” tấn công “…luôn nghen…! hi..hi..

    • Nguyễn thị Nha Trang
      26/01/2012 lúc 21:59

      @ Phay Van mến yêu :

      Vậy là em Tín nói ở entry trước hở !
      Để chị lướt qua lại entry ấy…xem nào…
      Cậu Tín này cũng có nhiều…” trò “…hay hay…đó chứ…

    • Nguyễn thị Nha Trang
      26/01/2012 lúc 22:21

      @ Phay Van mến yêu ơi !

      Chị…” phát hiện “…ra điều thú vị mà…Tín ròm…đố em rồi đó ! hi..hi..

    • Nguyễn thị Nha Trang
      26/01/2012 lúc 22:29

      @ Phay Van mến yêu :

      HỔNG PHẢI….

      Lại là một bài tập…QUAN SÁT….hi..hi..

      P/s : Chị Hai…không cần…kính lúp…như Tín nói…đó nghen…! hi..hi..

    • Võ Trung Tín
      27/01/2012 lúc 12:32

      Chị Hai cũng phát hiện ra rồi hở? Thiệt không chị Hai?
      Còn chị Năm?! Chị thật tình không…thấy gì sao?!
      Chị Năm đọc lại bài cho kỹ và xem hình đi..!?

    • Võ Trung Tín
      27/01/2012 lúc 13:10

      Chị thì lúc nào cũng..dốt..dốt!!! Ghét chị thiệt!!!!!
      À, mà cái này là..QUAN SÁT..như chị hai..nói đó!

      Để em gõ một còm xin phép chị Cam Li..nghen..

    • Nguyễn Tuấn Anh
      27/01/2012 lúc 13:15

      Chị Năm: Tín nói em biết rồi!
      chi tiết này thú vị..thật đó chị Năm!

    • Mai
      29/01/2012 lúc 01:23

      Tuấn Anh thương mến,
      Hôm nay thì chị Ba mới xong công việc để vào đọc và viết “còm” cho em đây. Em làm chị Ba thật sự cảm động vì chị chưa post bài thơ “Nguyên Đán” này lên trang Phay Van mà em đã tìm đọc và giới thiệu nó lên rồi. Chị cám ơn em rất nhiều đã yêu mến chị.
      Nhân dịp đầu năm mới, chị Ba thương chúc em, Trung Tín, Bảo Vân, Hồng Nga, Vân Anh, và toàn bộ nhóm Kiến nhà em một năm Nhâm Thìn nhiều sức khỏe, học hành giỏi giang và sẽ làm được những điều tốt đẹp, dù là rất nhỏ, cho những người chung quanh mình, các em nhé!

  3. Đinh Thành
    26/01/2012 lúc 19:49

    Mạch truyện được viết nối kết sau gần 40 năm rất liền mạch, tự nhiên lắm, làm người đọc không cảm thấy…xa lạ với nội dung của truyện, và người đọc có thể hiểu được nội dung ý chuyển tải của tác giả…
    Tuy nhiên có một chi tiết nhỏ mà khi đọc, tôi cảm thấy…hơi “xa lạ” và có lẽ “quá tầm”…so với lứa tuổi lên 10 của nhân vật người con, đó là so sánh môn Bowling với trò chơi “tạt lon”!

    Có thể nói 90% trẻ em lên 10 ở VN, chắc có lẽ hiếm biết môn Bowling này…
    Chị Cam Li có thể cho biết ý của mình, khi đưa chi tiết này vào truyện được chứ?
    Cám ơn chị.

  4. Lãng Tử
    26/01/2012 lúc 20:36

    “Mứt Đắng”, được viết khi tác giả còn trẻ, và…” Mứt Không Còn Đắng” được viết nối tiếp sau gần 40 năm, khi tác giả đã trải qua nhiều suy ngẫm chiêm nghiệm cuộc đời!
    Hai truyện đáng cho người đọc ngẫm suy về cái từ – cái vị – “Đắng” của cuộc đời ở nhiều góc độ lắm.

  5. Nguyễn thị Nha Trang
    26/01/2012 lúc 22:08

    Cũng là…” Mứt Đắng “…, nhưng lại là thơ !
    Tác giả đã thật sự suy tư , chiêm nghiệm đầy trăn trở trong cái xã hội đầy sự ” lẫn lộn vàng thau “…hiện tại…
    Xin chia sẻ cùng mọi người, đọc vui vui…chiêm nghiệm…

    MỨT ĐẮNG

    Này này Anh ăn Tết có vui không ?
    Câu hỏi lạ , đã là vui như Tết
    Sao còn hỏi Tết đến vui hay buồn
    Ừ thì Tết , ngày vui ngày buồn , thấm mệt

    Ngước nhìn lên , Thánh Giá Người còn đổ sập
    Mở Email , đọc tin muốn khóc đất lành
    Có những người đi dáng người như cúi rạp
    ( Lợi mà chi , danh mà chi rồi cũng vút qua nhanh )

    Tết dân nghèo chìa tay nơi phố chợ
    Tết quyền uy chớp nháy những ánh đèn
    Tết suy tư mắt buồn người mục tử
    Tết hả hê kẻ được mướn chăn chiên

    Miếng mứt đường bỗng thành chua và rất đắng
    Như những lời ” đối thoại ” được bọc nhung
    Hạt dưa nhạt màu không ai buồn cắn
    Bánh chưng dày biết có phải ” nhân trung ” ?

    Mồng bốn Tết ăn chay dọn lòng mùa cứu độ
    Màn nhà thờ như được xé làm đôi
    Chia nỗi đau cùng dân thánh của Người
    Mùa chay đến trước rồi , từ những ngày thống khổ

    Rồi cũng qua những ngày Xuân mai nở
    Hoa mai vàng rụng xuống khóc ven đường
    Nếu ngày mai Giuđa vào hôn chủ
    Biết ai còn vội tuốt những thanh gươm ?

    Chúa dạy con ” Hãy tra gươm vào vỏ ”
    Nhưng cũng rằng ” Hãy đứng dậy ngẩng lên ”
    Đường bình an đi lên từ gian khổ
    Khắc ghi Lời ” Ai vì Ta mà thân ấy dám quên ”

    ( Gioan Lê Quang Vinh )

  6. Nguyễn thị Nha Trang
    26/01/2012 lúc 22:16

    @ Phay Van mến yêu :

    Vậy hở em !
    Khi gặp bài thơ này…, đọc , chị rung động thật sự đấy !

    • Nguyễn Tuấn Anh
      27/01/2012 lúc 13:03

      Chị Hai, Chị Năm: Phải 2 câu này không chị?

      ” Tết suy tư mắt buồn người mục tử
      Tết hả hê kẻ được mướn chăn chiên “

  7. Võ Trung Tín
    27/01/2012 lúc 12:30

    Chị Năm ơi..! Vậy là..hết Tết..rồi!!!!! Chị Năm đang làm gì đó?

    Hết Tết
    Bì lì xì dốc ngược
    Hoa rã rượi bên mẹt bánh tét
    Vỏ hạt dưa vun đùn đỏ loét
    Tiếng ai đó..ái chà!
    Giờ đi làm thì chán chết!
    ……..
    Hết Tết
    Nghĩa là sắp cạn tháng Giêng
    ………..
    Nghĩa là lúc sinh viên lại sắp tựu trường
    Cũng là lúc mẹ vai đồng gánh lệch
    ………..
    Hết Tết
    Dấu hai chấm lừng khừng
    Sau dấu chấm hết.

    ( ? )

    • Ngô thị Thu Lan
      27/01/2012 lúc 12:44

      Trời..trời.., Ông Tín!!!! Thơ của ai mà..”quái chiêu”..vậy!

    • Võ Trung Tín
      27/01/2012 lúc 12:57

      Bài thơ này mới “quái” hơn..lan ơi..

      Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra
      Con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó
      Con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi

      Con cóc trong hang, con cóc KHÔNG nhảy ra
      Con cóc KHÔNG nhảy ra, con cóc ngồi đó
      Con cóc ngồi đó, con cóc KHÔNG nhảy đi

      Con cóc KHÔNG trong hang, con cóc nhảy ra
      Con cóc nhảy ra, con cóc KHÔNG ngồi đó
      Con cóc KHÔNG ngồi đó, con cóc nhảy đi

      Con cóc KHÔNG trong hang, Con cóc KHÔNG nhảy ra
      Con cóc KHÔNG nhảy ra, con cóc KHÔNG ngồi đó
      Con cóc KHÔNG ngồi đó, con cóc KHÔNG nhảy đi

      ( ? )

      Hhihihihihihihihi…Thơ…TRIẾT LÝ..đó nghen…Lan ! Hiểu gì không???

      • 27/01/2012 lúc 13:01

        Tín: bài này mới quái nè em:
        Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc
        Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương
        Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống
        Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng phải sống
        Ai cũng phải sống nhưng không ai hài lòng
        Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay đồng ý.

        (nguồn: báo Ong Nâu- của Đông Âu)

    • Nguyễn Tuấn Anh
      27/01/2012 lúc 13:19

      Chị Năm còn..khiêm tốn!
      Nãy giờ đọc còm chị Hai và Chị nói chuyện ở trên, Tuấn Anh em thấy chị..THÔNG MINH..quá trời luôn!

    • Nguyễn Tuấn Anh
      27/01/2012 lúc 13:32

      Chị Năm: La..đâu..mà ..La!
      Hai chị nói chuyện..thân mật..chân tình..thật đấy!
      Chị Hai gọi chị trong còm là..” em gái yêu ”
      Em chưa thấy ai gọi thân mật như thế..trong còm cả..

    • 27/01/2012 lúc 14:01

      Tuấn Anh: đây nè em:

      Trần Hoài Thư


      Kiếm mệt muốn chết luôn 😀

  8. Võ Trung Tín
    27/01/2012 lúc 13:24

    Chị Năm: Em gõ còm xin phép chị Cam Li..được..hông chị Năm?

    • 27/01/2012 lúc 13:26

      Tín: chị không biết có nên không, vì sợ chị Cam Li bận không đọc còm, rồi không trả lời, lại mang tiếng là vô tình. (Hồi xưa chị Cam Li có nói cái ý này rồi đó, em còn nhớ không?)

  9. Nguyễn Tuấn Anh
    27/01/2012 lúc 13:28

    À, Chị Năm ơi! Chị Cam Li từ trước đến giờ có làm..THƠ..không chị Năm?
    Hôm trước nghe chị ấy..ngâm thơ..hay quá!

    • 27/01/2012 lúc 13:31

      Tuấn Anh:
      Chị thấy trong tuoihoa.hatnang có bài này:

      Bông hồng ngày sinh nhật

      Nâng niu, cha mẹ ẵm bồng,
      Khi con khôn lớn, ngựa hồng rời xa.
      Cha về nơi cõi bao la,
      Tóc sương mẹ trắng, quê nhà mù khơi.
      Lớn khôn, lòng vẫn ngậm ngùi,
      Nhớ cha, thương mẹ, không thôi ai hoài.
      Thịt xương này, mẹ hoài thai,
      Cha hằng ôm ấp từng ngày yêu thương.
      Bông hồng sinh nhật của con,
      Tặng cho cha mẹ …
      một vườn hoa yêu.

      Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh
      2007

      Tuấn Anh thấy sao? Đọc xong phát biểu cảm tưởng đi cậu bé 😀

      • Nguyễn Tuấn Anh
        27/01/2012 lúc 13:38

        Chị Năm: Thơ chị Cam Li..thật lắng đọng nhưng cũng dạt dào tình cảm..thật!

        Câu thơ này, Tuấn Anh em chưa..”vỡ”..từ ” HOÀI ”

        ” Nhớ cha, thương mẹ, không thôi ai HOÀI.”

        Chị Năm..có thể..giảng cho em..được chứ?

  10. 27/01/2012 lúc 22:01

    Cuối cùng thì mứt cũng vẫn ngọt.

  11. Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
    28/01/2012 lúc 07:32

    Cam Li xin thân chào tất cả anh chị em quý mến trong “Gia đình Phay Văn”. Cam Li xin dùng chữ “gia đình” bởi mảnh đất này quá lành, quá thân ái.

    Cuối tuần Cam Li có thể vào “còm” một chút với trang PV cho vui. Rất trân trọng ý kiến của quý anh chị em, Cam Li xin mượn entry này để tâm tình với “cả nhà”, qua những “còm” từ entry “Rừng xuân đã khép”, qua “Mứt đắng” rồi đến đây luôn nhé!

    Trước hết, Cam Li cám ơn cô chủ trang PV vì đã gầy dựng mảnh đất này. Cám ơn PV đã trả lời giùm chị một số thắc mắc của anh chị em, nhất là về chữ “banh ta-lông”, đáng lẽ chị phải ghi chú bên dưới bài mà quên mất em ạ! Và một số câu hỏi của anh Phạm Hoàng Trọng, anh Ngô Tấn…, PV cũng đã thay Cam Li trả lời rất chính xác. Cám ơn em.

    Cám ơn vườn hoa của PV và những bó hoa tươi thắm của Bảo Vân, Tuấn Anh, Võ Trung Tín và các bạn.

    Kế đến, cho Cam Li gửi lời đến anh Công Thành, chị Bảo Trâm, anh Lãng Tử, anh Chinook… đã có những “còm” sâu sắc, gợi lại những kỷ niệm khó quên.

    Thưa anh Chinook, cám ơn anh đã nhắc lại “verbe” (động từ) bonarder, cũng như ngày nay chúng ta cũng có những “verb” (động từ) có nguồn gốc từ một số danh từ riêng: to google (xuất phát từ Google và có nghĩa là tìm kiếm trên internet), to xerox (xuất phát từ tên máy photocopy của hãng Xerox và có nghĩa là in bản sao với máy photocopy) v.v… rất thú vị.

    Cam Li cám ơn anh Lãng Tử với link anh chia sẻ rất quý về “Xe gắn máy tại miền Nam trước năm 75”, qua đó các em có thể hiểu thêm về xe Mobylette, xe Cady, xe Honda PC 50, xe Vélo-Solex, xe Vespa, xe Lambretta …. Cam Li nhớ cái tiếng xe Goebel rất đặc biệt, nổ … inh tai, anh nhỉ, hi hi. Ngày nay thì hay dùng chữ “xe máy” để nói cho… gọn chữ “xe gắn máy”, nhưng ngày xưa thì “xe máy” lại là “xe đạp”, chắc quý anh chị còn nhớ?

    Võ Trung Tín mến, điều em “đố” Phay Văn mà lại cần kính lúp, em cứ nói đi, chị Cam Li không phiền đâu! Mà Cam Li cũng đã đoán ý em muốn nói gì rồi! (bật mí: Cam Li cũng đã từng là… nạn nhân của một “vụ banh ta-lông” đó Tín!) Tín khỏi phải ngập ngừng nhé! Còn nếu chị Cam Li đoán sai ý em thì chị sẽ đền bằng một bản nhạc riêng tặng cho Tín, Tín chịu không?

    Sang đến entry “Mứt đắng”, Cam Li cảm động lắm, với những “còm” của anh chị em. Người viết mà thấy văn của mình được phân tích kỹ có nghĩa là đã được đọc kỹ, quý lắm thay!

    Cám ơn chị Hà Bắc mở hàng. Chị ơi, có phải quê chị ở Hà Bắc? Có những cái tên hoặc biệt hiệu gợi ngay một ý niệm, thí dụ nickname Chinook làm Cam Li nhớ ngay đến một chiếc máy bay rất đặc biệt.

    Doan Tran thân mến, nói thêm một chút xíu nữa về chữ “rán” nhé! Ngày xưa chữ này thông dụng, nhưng nay thì Cam Li cũng quen tay viết “ráng”. Hi hi.

    Cám ơn Nha Trang với những chia sẻ thú vị về những từ ngữ “dùng sao cũng đúng”. Nhưng… hình như chữ “ễng ương” Cam Li chưa thấy bao giờ !!!???

    Cám ơn quý anh chị, mỗi người một tay, dẫn các “link” vào để làm sáng tỏ thêm cách dùng tiếng Việt. Ngày nay không biết còn có những em học sinh ngồi lại bàn luận như thế không???

    Bây giờ thì “Mứt không còn đắng”:

    Út Bảo Vân ơi, sau khi hiểu được điều mà em gọi là “vương vướng”, chị Cam Li thương em thật nhiều, rớt nước mắt với 2 chữ “vô cảm”. Những câu chuyện mà em chia sẻ, chị cũng đã biết qua thực tế và qua báo chí, internet, đau lòng quá phải không em? Và thêm một cảm giác phẫn nộ nữa. Chẳng lẽ con người VN đã đến nỗi này sao? Chị Cam Li không “hư cấu” câu chuyện để người đọc có cảm giác đây là chuyện “không tưởng” đâu! Bởi chúng mình hãy nhìn quanh đây, người thân, bạn bè, còn có rất nhiều người tốt. Đâu phải vì một thiểu số “vô cảm” đó mà người tốt phải thua. Mà cho dù đa số là “vô cảm”, thì “thiểu số” vẫn phải thắng. Chị Cam Li tin rằng lòng nhân, sự công bằng rồi sẽ thắng. Hãy nhìn quanh đây đi em, anh chị em trong Gia đình Phay Văn chẳng hạn, chúng ta đâu có vô cảm! Mỗi người hãy góp một bàn tay, một tiếng nói.

    Cám ơn “chị Hai” và em PV đã khám phá chữ Ba và Má viết hoa. Cam Li thích viết như vậy lắm!

    Thưa anh Đinh Thành, đúng là môn “bowling” khá xa lạ với trẻ em VN, nhất là ở những ngày tháng cũ. Nhưng môn thể thao này được chiếu nhiều trên TV (hồi còn bé Cam Li cũng xem), dù là môn thể thao khá xa xỉ thời đó nhưng mọi người “chơi” bằng mắt thưa anh. Cam Li còn nhớ khoảng năm 1996, Cam Li dẫn các em nhỏ đi vào Trung tâm Bowling ở đường Cách mạng Tháng Tám (Lê Văn Duyệt cũ), các em ở ngoại quốc về thì chơi rành rẽ, còn các em ở Việt Nam thì… bắt đầu tập chơi. Dĩ nhiên là cho đến ngày nay, môn này vẫn chưa là một môn thông dụng cho đa số bà con mình. Nói đến bowling để liên hệ với môn “tạt lon” vì có điểm giống nhau là dùng sức và sự khéo léo để ném một vật (trái banh hoặc chiếc dép) để làm ngã một hay nhiều vật (những vật hình chày gọi là “pin” hoặc cái lon sữa bò) mà khó có một môn nào có thể “tương đương” với môn “tạt lon” của mình. Sự so sánh này chỉ có trong “Mứt không còn đắng”, trong đầu một đứa bé lên mười thôi thưa anh; người lớn thì không so sánh như thế ạ.

    Bài thơ “Mứt đắng” của Gioan Lê Quang Vinh được Nha Trang chia sẻ, xin thưa là …. đã lan tràn khắp nơi sau khi “còm” của Nha Trang được post lên. Cám ơn Nha Trang và trân trọng cám ơn tác giả.

    Giải đáp cho Tuấn Anh: hai chữ “ai hoài” có nghĩa là “buồn nhớ”, chữ này hơi “xưa” em ạ! (ai= buồn, đau khổ), (hoài= nhớ, nghĩ).

    Cám ơn Nguyệt Mai, chiếc cầu nối thân ái.

    Và sau hết, thưa anh Lãng Tử, anh Cua Đồng và quý anh chị em Gia đình Phay Văn: Mứt Vẫn Ngọt.

    Cam Li thân kính chúc cả nhà An vui, Hạnh phúc trong Năm Mới Nhâm Thìn.

  12. 28/01/2012 lúc 23:48

    Lâu lâu mới sang nhà em, đọc các còm thấy thật là thú vị.
    Chúc ngôi nhà của em sẽ là chốn đi về, đàm đạo, chia sẻ những điều buồn vui và cốt cách của cuộc sống 😆

  1. No trackbacks yet.

Gửi phản hồi cho Võ Trung Tín Hủy trả lời