Trang chủ > Văn > Gặp nhau sông núi trở màu đắng cay

Gặp nhau sông núi trở màu đắng cay

Trần Hoài Thư

.

Nhà văn Trần Hoài Thư (nguồn: Người Việt Online)


1.

Chiếc xe lam ngừng trước cổng trường nội trú sư phạm. Quỳnh ơi, anh về thăm em đây. Tôi đã nói trăm lần tôi không đến, nhưng mà cuối cùng, tôi lại có mặt ở trường em. Từ Bà Gi, theo xe đơn vị về Qui Nhơn. Từ Qui Nhơn, đón xe lam về khu sáu. Xe chật chỗ nên người tài xế cho ngồi bên cạnh anh ta như là khách danh dự. Quỳnh ơi, anh đến thăm em đây. Sao lòng lại nặng. Một người nam đi thăm một người nữ, mang trái tim mình dâng làm lễ vật, sao lại khó khăn như thế này? Ngu. Mày biết từ khuya, mày sẽ chẳng bao giờ nắm được bàn tay nàng, thì tại sao giờ đây lại lủi thủi đón xe đón cộ, mang đôi giày trận bám bùn đất Bình Định để đến nhìn nàng. Ngu khờ. Thì ngu khờ. Trách con tim ta. Trách định mệnh. Trách số phận. Trách thời học trò nhỏ dại. Trách ngày tháng láng giềng… Không phải anh muốn mà trái lại con tim dại khờ này muốn, Quỳnh ơi!

Bước vào bên trong. Còn hai tuần nữa là Tết Mậu Thân.

Trong câu lạc bộ, nơi được dùng làm nơi viếng thăm, đã thấy không khí Tết. Biểu ngữ, hoa giấy trang hoàng sặc sỡ. Vài cặp nam nữ cúi đầu thầm thì. Hạnh phúc nhé!

Tôi đưa tên Quỳnh cho người phụ trách tiếp tân. Nàng hỏi: “Còn tên ông?” Tôi nói: “Nhờ cô nói dùm một người bà con ở Huế vào.”

Tôi đưa con tim tôi nhờ cô làm ân nhân bắt nhịp cầu ô thuớc.

Điếu thuốc được đốt lên cho một nỗi chờ đợi. Khoảng 10 phút sau, Quỳnh xuất hiện. Nàng ngạc nhiên sững sờ không ít, như thể quá bất ngờ gặp lại một tên ôn dịch mất dạy. Rồi nói, gượng: “Chào anh.”

Tôi đứng dậy, như thể dang hai tay, dang cõi lòng, như thể ôm lấy cả một trời thương yêu ngỡ đã mất, như thể mừng vui quá đỗi được gặp lại người xưa.

– Hôm nay đơn vị dưỡng quân. Gần Tết nên anh về thăm và chúc Tết em.

– Cám ơn anh.

Một lát tôi hỏi:

– Quỳnh có về lại Huế ăn Tết không?

– Không, Quỳnh không về. Còn anh?

– Ông đại đội trưởng hứa ra Tết. Bởi lẽ các sĩ quan khác đều đi phép hết.

Một đôi chim sẻ ở đâu bay vào nhà thăm viếng, rồi đuổi nhau trên trần nhà. Loài chim vẫn có đôi có bạn, còn anh và em, tại sao có vẻ ngăn cách khó khăn.

– Em uống gì, để anh gọi?

– Không. Cám ơn anh.

Rồi nàng cúi đầu, vân vê sợi tóc. Chừng như phải chịu đựng một hình phạt nào đó.

– Quỳnh ơi!

– Dạ, thưa anh.

– Quỳnh có nhớ Huế không?

– Nhớ. Bạn em về gần hết.

– Em có muốn về không? Anh quen một người bạn làm ở trạm tiếp liên hàng không quân sự, anh có thể nhờ anh ấy giúp.

– Cám ơn anh, em thích ở lại. Dạo này bài vở nhiều quá. Em cần thì giờ.

– Quỳnh ơi!

– Dạ.

– Tết ni, cả anh và em đều ở xa Huế. Lần đầu tiên em xa nhà, chắc buồn lắm hỉ?

– Riết rồi cũng quen anh à.

– Quỳnh có hay ra phố không?

– Ít lắm anh.

– Quỳnh học cực không?

– Cực lắm. Năm đầu nên bài vở thật nhiều.

Rồi Quỳnh chợt hỏi:

– Em nhớ là anh đã đi dạy?

– Có. Anh đi dạy một năm. Rồi bỏ dạy. Ba anh muốn anh học cho xong đại học.

– Sao anh không chọn đơn vị gần nhà?

– Anh không còn chỗ nào khác.

– Anh đi tác chiến hay làm văn phòng?

– Tác chiến. Đơn vị anh chuyên môn đi đầu.

– Sao anh lại chọn đơn vị nguy hiểm như vậy. Anh là nhà văn nổi tiếng mà. Anh có quyền mà.

Tôi nghe tim hơi đau nhói. Câu nói của Quỳnh đầy bóng gió, trách móc. Tôi đâu có làm gì nên tội, trừ cái tội yêu em. Và trừ cái tội yêu mến văn chương. Tôi đâu có dùng cái quyền của nhà văn, muốn cho ai chết thì chết, sống thì sống, để hành hạ em. Sao mà em lại hận.

Vâng. Anh có quyền mà. Có quyền được chết em ơi.

Trời ơi, Napoléon đưa nhà văn lên tận mây. Cây bút là một sư đoàn. Bây giờ đến em. Ngay cả cây bút máy Canon, phần thưởng danh dự về cá nhân báo chí xuất sắc của khóa được chỉ huy trưởng trao tặng cho tôi, tôi cũng phải đành vất bỏ. Chẳng lẽ mang nó ra những chiến trường hung bạo để phụ vào khẩu M16, hay máy nhắm hồng ngoại tuyến, hay lưỡi lê, lựu đạn mà chơi với kẻ thù à?

May mà có người con gái Saigon. Nàng nhận giữ hộ dùm. Để mà lỡ chết thì ít ra vẫn còn một di vật của một nhà văn. Phải, tôi có quyền. Nhà văn hắn có quyền. Hắn thương một người, hắn vẽ nên một huyền thoại, một thiên tình sử trong từng bài thơ, bài văn của hắn. Hắn viết cả trăm ngàn lần tên nhân vật nữ dáng dấp Quỳnh. Hắn xem nhân vật ấy là lẽ sống. Lẽ ra em phải thương hắn gấp ngàn lần hơn thế nữa. Tại sao em lại nói bóng nói gió như thế?

Tôi nóng giận rồi. Nhưng tôi cố nói thật bình tĩnh:

– Quỳnh phải thêm cái quyền này nữa. Cái quyền được chết để kẻ khác được sống.

Tôi biết nàng không vui với câu trả lời của tôi. Nhưng phải nói. Tôi không cần van xin nữa. Mệt mỏi lắm rồi.

Tôi đã hiểu rồi. Tôi không có một chỗ trong con tim của người con gái này.

Và tôi từ giã.

– Chúc Quỳnh một năm mới trẻ đẹp và hạnh phúc.

– Quỳnh cũng xin chúc anh mạnh khỏe, năm mới có một chị để Quỳnh dự đám cưới.

2.
Ðêm giao thừa 1968. Lệnh ngưng bắn đã được đọc trên radio, và qua lệnh lạc. Cám ơn giao thừa cho miền Nam này một đêm bình an. Có điều, chỉ một đêm. Một đêm ngắn ngủi. Rồi sau đó, tất cả khúc phim cũ lại tiếp tục diễn. Tàn bạo hơn. Ðiên cuồng hơn. Thù hận hơn.

Dù sao, đêm nay ta cũng mừng vì khỏi dẫn lính đi nằm tiền đồn. Buổi chiều lính rủ đánh bài cào. Ban đầu ăn, nhưng sau đó thua sạch túi.
Trung sĩ nhất Mới, hạ sĩ quan quân số và là chủ câu lạc bộ đã mua vịt quay, heo quay, hoa quả để cúng giao thừa. Hắn mời tôi chia vui giao thừa với vợ chồng hắn. Trong cõi tối mờ mịt của một đêm cuối năm, những người lính không thân nhân gần gũi quây quần trong câu lạc bộ, đánh domino, chơi bài, hay uống rượu. Tôi vào phòng. Căn phòng đã thấy tôi suốt 4 tháng trời. Trên vách ván treo tấm hình cô gái trong tạp chí Playboy. Ðôi vú tròn căng, hai tay che phần dưới. Mái tóc tung tóe. Sau lưng là biển xanh ngát. Một chiếc tủ được đóng bằng thùng đạn pháo binh, trên để những tạp chí. Ðó cũng là bàn viết. Ðó là gia tài của một cây bút trẻ. Làm sao những người độc giả của tôi hiểu được, để đổi lấy những trang giấy đầy bom đạn, sôi sục căm hờn, lờn vờn cõi tử, nóng hổi tiếng gào rú, tiếng nổ, là tác giả của chúng đã phải đổi lại bằng chính sinh mạng của mình…

Tôi ngồi trước bàn viết. Nhắm mắt lại. Giờ này Quỳnh đang làm gì ở dưới ấy? Ờ, mà tại sao lại hỏi vậy. Nàng có bao giờ hiểu tôi để tôi phải nhớ chứ. Nhưng tình yêu thật kỳ lạ. Bao nhiêu rượu say mèm để tìm quên, nhưng cuối cùng lệ say vẫn là lệ nhớ. Chẳng thà không biết thì thôi / Biết rồi mỗi đứa một nơi cũng buồn. Dù thế nào đi nữa, hồn anh vẫn luôn luôn ngập đầy một vườn xưa, Quỳnh ơi!

Bây giờ là giao thừa. Những tràng súng nổ như vỡ bùng lòng đêm, và những tia đạn lửa cắt xé ngang dọc. Trời đen như mực xạ. Trong câu lạc bộ, trung sĩ nhất Mới đã cúng giao thừa. Tiếng nhạc mừng xuân rộn ràng. Lòng bỗng nhiên xôn xao bồi hồi vô kể.

Ba giờ sáng ngày mồng Một năm Mậu Thân, chuông điện thoại reo lên tới tấp trong văn phòng đại đội. Tin cho biết địch đã tràn ngập Qui Nhơn, và nhiệm vụ đại đội là phải xuống đồi về giải tỏa thành phố.

Chúng tôi phải vất vả lắm mới tom góp được khoảng 50 người lính. Trong đêm giao thừa, chiếc xe Dodge xuống đồi lục lạo khắp trại gia binh. Lính tráng có kẻ vẫn còn vướng rượu. Có kẻ chưa kịp từ giã vợ con. Có kẻ chưa kịp cúng giao thừa. Có kẻ vẫn còn ngái ngủ. Cả doanh trại gia binh như choàng thức giấc.

Bốn chiếc xe mười bánh mở đèn pha lên đồi. Trong một đêm về sáng, lính tráng tập họp điểm danh. Trung đội tôi chỉ có 10 người. Trời ơi, một trung đội chỉ 10 người làm sao mà đi đánh giặc. Ông đại đội trưởng đã lái xe xuống Bộ Tư Lệnh Sư đoàn để nhận lệnh hành quân. Trên sân những bóng người ẩn hiện dưới ánh điện vàng. Và bóng tháp phía cổng trại thấy mập mờ. Tự nhiên, có cái gì bắt tôi phải đến dưới chân tháp, và cầu nguyện. Tôi không thể giải thích tại sao. Trong tâm linh của tôi, tháp không phải là biểu tượng của một sự thăng trầm. Trái lại, tháp là nơi thần linh ngự trị, có thể hiểu tôi, thương tôi và che chở cho tôi và các đứa con của tôi.

Rồi ông đại đội trưởng trở lại đồi. Lần này không cần bản đồ, không cần đặc lệnh hành quân, ông cho biết thêm Bắc quân đã tràn ngập Qui Nhơn mang quần áo QLVNCH. Nhiệm vụ mình là về giải tỏa.

Như vậy, sau gần bốn tháng ở đơn vị, lần đầu tiên tôi mới tham dự vào một trận đánh giải vây, nhưng là trận đánh giải vây thành phố.

Ðánh trong thành phố. Chúng tôi chưa bao giờ được huấn luyện lối tác chiến lạ lùng này. Có lẽ những nhà lãnh đạo quân sự của ta không bao giờ nghĩ là Bắc quân một ngày sẽ có mặt trong thành thị như hôm nay. Dù vậy, khi cần, thì cấp trên cứ bốc. Bởi vì nhiệm vụ của chúng tôi là vậy. Trong đêm về sáng, đoàn xe chở một đại đội thiếu hụt quân số, thiếu hụt sĩ quan, xuống đồi. Qua trại gia binh, thấp thoáng những người vợ lính đứng ở bên đường đưa tiễn. Xe qua cầu Bà Di, qua Núi Ðá, về hướng Qui Nhơn. Không có dấu hiệu gì của một cuộc tổng công kích. Vào lúc 7 giờ sáng, đoàn xe thả chúng tôi xuống một địa điểm cách Qui Nhơn khoảng hai cây số. Ðây là Diêu Trì, với những vườn mía ở hai bên đường. Ðơn vị bắt đầu di chuyển bộ. Trên đường, người dân chạy loạn đổ về phía chúng tôi càng lúc càng đông. Xe lam, xe nhà, và người chạy bộ. Có Quỳnh trong số người chạy loạn đấy không? Quỳnh ơi, anh đang về. Thành phố ơi, ta đang về. Phải chiếm lại. Phải lấy lại. Nơi có một đám bạn bè, nơi có ngôi nhà ở chợ Qui Nhơn có Châu, có Ðồng, có Sáu, nơi có căn phòng thuê ở khu Sáu có Phạm văn Nhàn… và những quán cà phê, quán ăn khách sạn… Phải chiếm lại. Hăm hở như một tên lính tự nguyện lao vào cõi dữ.

Trời đã sáng rõ. Không một bóng xe quân sự, hay trực thăng, hay phản lực, chiến xa hộ tống. Trung đội tôi đi đầu. Khinh binh, tiền sát mang súng trường, binh nhất Võ hồng Nga mang trung liên Bar, tiểu đội trưởng mang M1, và trung đội trưởng mang M2. Chúng tôi hàng dọc tiến vào như tiến vào một mê đồ trận. Ðánh giặc ở làng mạc thì quá dễ.
Ðồng trống, hay vườn tược, hay kênh rạch… Khi khám phá ra địch thì gọi máy bay hay trực thăng pháo binh yểm trợ làm dập mục tiêu. Nhưng ở đây, chỉ có lệnh giản dị. Giải tỏa địch. Nhưng đâu là nơi địch đóng chốt? Ðâu là địch bám trụ? Trong những ngôi lầu hai bên đường dẫn vào thành phố, ngôi lầu nào có khẩu cộng đồng? Không thể gọi máy bay thả bom xuống phố. Rõ ràng chúng tôi được đưa vào, để nhử địch, để khám phá địch. Nếu địch yếu thì tấn công. Nếu địch mạnh thì có đơn vị khác đến yểm trợ. Chúng tôi như những kẻ đi tìm ma quỉ. Ði là đi. Ðến đó, súng nổ tức là có địch. Người bị trúng đạn tức là có địch.

Ðại đội đã tiến vào cửa ngõ thành phố, bên cạnh núi Hỏa, gần khu Hỏa xa. Bên trái phía xa là Ðầm Thị Nại. Bên kia đường là Cây Xăng Ông Tề. Lúc ấy vào khoảng 8 giờ sáng. Phố vắng ngắt. Ðịch bắt đầu nổ súng chào mừng. Ðịch đã ở lợi thế, khi họ ẩn núp trên lầu. Những tràng nổ cạch cạch giòn giã của đạn đại liên. May mắn không có ai trúng đạn. Rõ ràng vũ khí họ tối tân hơn chúng tôi. Mùi thuốc nổ còn như vướng theo mùi thuốc pháo. Ðơn vị tìm chỗ trú ẩn trong những ngôi nhà dưới chân núi Hỏa. Súng vẫn nổ dữ dội.Tiếng rít cắt nghe rõ mồn một. Ðịch đã biết trước sẽ có một đơn vị từ ngoài về giải tỏa và địch đã dọn sẵn thế trận.

Qua máy truyền tin ông đại đội trưởng ra lệnh trung đội tôi bằng mọi giá phải chiếm ngôi lầu Ông Tề ở bên kia đường, sau trạm xăng. Tôi bò đến ông Tướng truyền lại lệnh. Tôi sẽ dẫn một tiểu đội chiếm cây xăng. Ông Tướng sẽ dẫn tiểu đội còn lại, sẵn sàng xung phong vào ngôi lầu sau khi tiểu đội tôi chiếm mục tiêu để làm bàn đạp yểm trợ. Tôi bảo trung sĩ Lợi chuẩn bị sẵn sàng. Hắn truyền lại lệnh xuống các đứa con. Rồi tôi hét: « Chạy! ». Cả bọn cùng ào qua lộ. Ðạn đuổi theo, sủi bọt trên đường nhựa. Vô sự. Chúng tôi đã băng qua đường vô sự. Tôi chạy đến phía dưới trụ xăng, ngồi núp đàng sau trụ. Người lính truyền tin chạy theo tôi ngồi bên cạnh. Những người lính của tôi cũng tìm chỗ núp chung quanh. Chỉ còn khoảng 15 thước là đến ngôi lầu. Ðịch lại bắn rát. Ðạn địch sủi bọt trên đường, lỗ chỗ vào vỉa hè xi măng quanh mình. Ðạn xuyên qua cây xăng, lửa tóe lên. Chưa kịp ra lệnh gì thêm cho những người lính xung quanh thì bỗng nhiên đầu óc tôi xây xẩm.

Một viên đạn nào đó dịu dàng quá đỗi, hôn lên da thịt tôi, như một cơn gió thoảng, như một nụ hôn của định mệnh, của tuổi trẻ, của chiến tranh, của ngăn chia, của con ngựa chứng… Nó hôn lên tim tôi, hay là móng vuốt của định mệnh đã bấu, cứa làm lồng ngực ôm lấy con tim tôi bị mất đi một mảnh thịt, để máu từ trong lồng ngực tuôn trào. Tôi vẫn chưa bắn được một viên đạn nào. Tôi chỉ nhìn lên thấy ngôi lầu vôi trắng, mái ngói đỏ, có giàn hoa giấy. Tôi chỉ nhìn thấy khung cửa sổ sơn màu đà. Tôi chỉ thấy màu xanh của mây trời vào ngày mồng Một Tết, rất xanh vì có lẽ là ngày đầu năm. Tôi chỉ thấy bên cạnh tôi, là Ðông đang lom khom báo cáo. Sau đó tất cả đảo lộn, quay cuồng. Tôi cố gượng, nhưng rõ ràng, tự nhiên một cơn buốt nhức như xé cả da thịt. Tôi chỉ biết kêu Ðông, Ðông… Người lính truyền tin quay lại rồi la lên: «Ông thầy bị thương rồi !». Rồi nó hốt hoảng báo cáo về Ban Chỉ huy. Sau đó, nó vừa mang máy, vừa dìu tôi trở lại bên kia đường. Ðạn địch lại nhắm vào chúng tôi đuổi theo, tua tủa trên mặt lộ.

Chỉ khoảng chừng 15 phút sau là một chiếc trực thăng đã có mặt, phóng rocket xuống ngôi lầu. Chốt địch đầu tiên đã bị diệt. Nhưng để đổi lại, máu của một người lính thám kích đã thấm áo và chảy tuôn xuống đường. Và người lính ấy là tôi, một chuẩn úy mới ra trường. Một kẻ duy nhất của đơn vị bị thương trong trận đánh năm Mậu Thân.

Máu tôi đã thấm chiếc áo trận. Không ai ngờ một viên đạn đã xuyên từ ống tay áo bên phải, qua chiếc túi áo phải, qua túi áo trái, rồi cắt xẻo đầu vú ngay trên con tim một mảnh rồi lại xuyên qua ống tay áo bên trái. Chiếc áo mầu nhiệm, và bốn lỗ đạn mầu nhiệm. Chỉ nhích qua một ly mong manh, là đạn sẽ đâm vào tim và tôi không còn ngồi lại đây để mà viết những hàng chữ này. Càng hiểu rằng mình đã được những ân phước, những may mắn chở che. Ôi chiếc áo và 4 lỗ đạn. Chắc tại thân thể tôi gầy quá, hai cánh tay tôi cũng ốm quá, ngực tôi cũng lép quá, để viên đạn đồng không công phá thêm da thịt mình. Chiếc áo đã cũ vì những tháng đầu tiên trong đời lính trận, tôi vẫn hằng mang trong những cuộc làm ăn đêm. Bây giờ nó thêm một lần cũ hơn, rách hơn, tang thương hơn, nhưng nó là cả một chứng tích cho sự kỳ diệu. Bởi vì, nó đã thấy, đã chứng nhân cái quí giá nhất mà Thượng Ðế đã dành cho loài người. Ðó là sự sống. Ðó là hơi thở của tôi.

Tôi được dìu vào một ngôi nhà bên đường. Trong phòng khách, dưới gầm bàn, thấy một đám người đang trú ẩn. Người y tá đại đội đã băng vết thương tôi. Hắn thốt lên: « Ông thật may mắn lắm đó. Chỉ một ly là trúng tim. » Tôi biết. Tôi đã nhìn vào lồng ngực. Núm vú tôi đâu rồi. Chỉ còn lại là một đường rãnh đỏ tươi in khắc. Nhưng tôi không cảm thấy đau. Có lẽ vì viên đạn xẹt quá nhanh, hay cũng vì quá bất ngờ nên tôi quên tất cả. Nhưng bây giờ, khi người y tá đã dùng bông gòn tẩm cồn chùi rửa vết thương thì tôi phải rên rỉ. Nhức buốt vô cùng tận.

Ngoài đường đã nghe tiếng trực thăng đang nã rocket. Tôi nói với y tá là tôi khát. Hắn hỏi những người trong nhà xin ly nước. Một người con gái đã bò ra khỏi gầm bàn. Nàng đã rót một ly và run rẩy mang đến. Ðừng sợ em nhé. Thế nào chúng tôi cũng chiếm lại và trả lại thành phố này cho em.

Chợt ở ngoài cửa sau nhà, nhìn ra đường rầy xe lửa, thấy địch chạy như bầy vịt về hướng đầm Thị Nại. Như vậy là ta đã thắng rồi. Và ít ra vết thương này cũng không đến nỗi vô ích.

oOo

Quỳnh yêu dấu.

Hôm nay ngày đầu năm, anh nhận được quà mừng tuổi. Quà không phải từ một tấm lòng. Nhưng quà đến từ phía kẻ thù. Cái quà đến từ một viên đạn đồng, sau một lần nheo mắt, và hả hê khi bóp lảy cò. Quà tặng thật kỳ diệu. Bởi nó là kỷ vật, một vết sẹo mãi mãi in trên da thịt thân thể như vết chàm không thể tẩy xóa. Bởi nó là một dấu ấn của cuộc chơi buồn bã, mà anh là kẻ bị bỏ cuộc ngay giờ phút đầu tiên. Nó lại nằm sát con tim, mở ra lòng thịt đỏ, như một cửa ngõ từ con tim của một người lính, một người viết văn trẻ, một tên thanh niên sinh vào tuổi Ngựa, với lòng đất nước cưu mang.

Thế là, anh đã sống sót. Sống sót bằng một nỗi kỳ diệu. Anh vẫn còn thở. Tim vẫn còn đập. Vẫn còn nhìn bên kia khung cửa quân y viện những hàng dương liễu và xa hơn nữa là mặt biển xanh lơ. Anh vẫn còn nghe tiếng sóng dội về, có lúc ầm ầm có lúc thì xa vắng. Và nhất là vẫn còn được nghĩ đến Quỳnh.

Anh sẽ không hận thù kẻ đã bắn anh. Nó cũng như anh. Nó không còn lối thoát nào trừ tuân phục. Không ai có thể bứt ra khỏi guồng máy. Và dĩ nhiên nhiệm vụ nó và anh là thi hành lệnh. Chỉ oán hận là oán hận bọn đồ tể trói gà không chặt chỉ biết ngồi trong tháp ngà mà xúi bọn trẻ chết thay. Chỉ oán hận là oán hận một lũ không bao giờ muốn thấy đồng bào mình được hưởng, dù chỉ một giờ một phút thiêng liêng nhất như giờ phút giao thừa.

Bây giờ em làm gì bên ấy? Em có lo về Huế của chúng ta hay không?
Không biết Huế thế nào? Nghe tin tức khắp nơi tràn ngập phe Bắc quân. Sao mà lại quá dễ dàng như vậy? Tình báo ở đâu? Gián điệp ở đâu? Phòng Nhì ở đâu? Chỉ biết ăn chơi và tham nhũng thôi sao? Chỉ biết tranh giành quyền lực thôi sao? Chỉ biết biểu tình tranh đấu thôi sao? Hay là không biết gì hết?

Bây giờ là một giờ sáng. Tiếng súng nổ vẫn còn nghe. Người ta nói là ở ngay đài phát thanh và tiểu khu. Không biết đại đội đã giải tỏa xong cửa ngõ thành phố chưa? Có điều là đến lúc này, vẫn chưa thấy một người lính nào thuộc đại đội được tải về. Cũng mừng.

Bây giờ vết thương lại hành hạ. Trời ơi, anh cần một giấc ngủ. Có ai đó không? Em ở bên kia có nghe anh gọi không? Có thần giao cách cảm không? Chắc là không. Thượng Ðế ơi, ngài đã cho con được sống sót bằng cả một sự mầu nhiệm, thì xin ngài hãy từ tâm cho con được thêm một giọt lệ. Chỉ một giọt lệ trào xuống, lăn trên má và hòa vào một giọt lệ khác. Hai hạt nước mắt của hai kẻ nam nữ trong một thời hỗn mang nhất của lịch sử.

oOo

Ngày mồng Năm Tết, lệnh từ Quân Y Viện bắt buộc các thương bệnh binh ai nấy phải có mặt tại giường. Có phái đoàn đến từng giường để ủy lạo. Lại có Sư đoàn đến tưởng thưởng huy chương.

Mười giờ sáng thì thấp thoáng bóng những chiếc áo dài ở phòng ngoại thương. Cám ơn họ. Cám ơn một hậu phương đã mang tấm lòng đến những kẻ đã bỏ cuộc sớm như ta. Rồi phái đoàn vào phòng, đông lắm. Rồi mắt ta như hoa, tim ta như òa vỡ, miệng ta muốn reo lên vui mừng quá độ. Quỳnh. Rõ ràng là Quỳnh. Quỳnh có mặt trong đám con gái. Nàng sững sờ. Nàng há hốc mồm, thốt nho nhỏ: « Anh Thư ». Tôi nhìn lên đôi mắt người mà tôi yêu, tôi giận tôi hờn. Chỉ nói một tiếng: « Quỳnh ».

Một người con gái lấy bọc cam, hộp sữa và cả một gói thuốc lá để trên bàn. Nàng nói chúng em đến đây để tỏ lòng biết ơn các anh. Một người con gái khác thì cắt những múi cam. Chỉ có Quỳnh thì đứng yên. Trời ơi, nói gì để cho em hiểu tấm lòng của anh? Em đã thấy con người thật của anh chưa? Em đã thấy vết thương sinh tử kỳ dị lạ lùng của anh chưa? Có phải cuộc đời là những tình cờ hay chỉ là định mệnh đã sắp sẵn an bài? Không phải tình cờ đâu. Mà là định mệnh. Rõ ràng là định mệnh. Nó cứ cợt đùa, trêu chọc. Nó bắt em cứ gặp một người mà em muốn tránh. Và anh thì cứ gặp một người mà anh muốn quên. Cám ơn, cám ơn những người con gái của trường Sư Phạm Qui Nhơn đã đến với tôi, nhưng lúc này, tôi chỉ muốn được nằm một mình, để mà khóc cho một khu vườn xưa nay trở thành mộ chí.

Trần Hoài Thư

(trích Cảm tạ văn chương)

Chuyên mục:Văn Thẻ:
  1. Mai
    30/12/2011 lúc 10:09

    Thân ái chào cả nhà,
    Như vậy hôm nay Nguyệt Mai được là người đầu tiên mở entry này: Một món quà tặng của nhà văn Trần Hoài Thư cho gia đình Phay Van. Thật vui!
    Hôm nay, Nguyệt Mai khao bún bò cho cả nhà nhé!
    Út Vân và Tín ơi, mau dọn dẹp bàn ăn, để mình đãi cả nhà, hai em nhé!

    • Mai
      30/12/2011 lúc 10:39

      Út Vân và Tín chưa dọn bàn ăn mà. Ăn một mình buồn chết!
      Nhưng nếu em cảm thấy đói rồi, thì dọn bàn ăn đi nhé!
      Hihi…

    • Nguyễn thị Nha Trang
      30/12/2011 lúc 22:44

      @ Nguyệt Mai thân quý :

      Bún bò huế…tự tay bồ tèo nấu…đãi mọi người…phải hông ?

      Giỏi quá…hén ! Ngó ngon thế , bảo sao cô Năm…không thấy thèm…, để rồi bị út Vân cho là…TO ĂN…! hi..hi..

      • Mai
        31/12/2011 lúc 00:50

        Chị Hai ơi,
        Ba đang đi làm nên đâu có nấu được. Ba gọi nhà hàng mang vô bếp nhà mình giùm đó chứ. Chị Hai mời khách giùm Ba nghen!

      • Nguyễn thị Nha Trang
        31/12/2011 lúc 22:27

        @ Nguyệt Mai thân quý :

        YES , MADAM ! hi..hi..

    • Mai
      31/12/2011 lúc 00:40

      Phay Van: Ăn nhiều quá em. Phải ráng giữ eo co như chị Hai đã dặn, em nhé! 🙂

    • Mai
      31/12/2011 lúc 00:43

      Út ơi,
      Sao lại nói chị Năm là TO ĂN. Chị Năm đã kéo ghế mời em vào ăn rồi mà!

    • Mai
      31/12/2011 lúc 00:48

      Tín ơi,
      Ròm em đi học về trễ, chị Năm và Út Vân làm và dọn dẹp mọi việc hết rồi…
      Chị Ba cho phép em được ăn thoải mái, bao nhiêu tô cũng được. Nhưng ăn xong nhớ phụ chị Ba rửa chén nghen em cưng.

  2. Mai
    30/12/2011 lúc 10:25

    Nguyệt Mai xin được vặn nhạc lên nghe bạn:
    Mời các bạn cùng nghe “Huế gọi ta về”, thơ Trần Hoài Thư, nhạc Vĩnh Điện, qua giọng ca của Tâm Thư.

    Thơ Trần Hoài Thư
    Huế gọi ta về

    Có một giòng sông mềm như dải lụa
    Có hai ngôi trường như đôi tình nhân,
    Có một con đường mỗi ngày hai bận,
    Anh theo em về, qua bến qua sông.

    Có một chiếc cầu bắc qua thành phố.
    Thành phố mù sương, phố cổ mù sương.
    Có anh tội tình như loài cổ thụ.
    Em đậu trên cành, làm anh bâng khuâng.

    Có buổi trời mưa, trời mưa không ngớt,
    Có em xăn quần, bên đập chờ ghe,
    Không biết nhìn lên hay là nhìn xuống,
    Thôi thì quay về, để khỏi u mê.

    Có một ngôi nhà, muốn vào không dám.
    Có một nỗi buồn cứ bám chung thân.
    Con sóc dại khờ gặm hoài trái đắng,
    Và anh dại khờ nên mới yêu em.

    (nguồn: Tập thơ Ô Cửa trang 253)

    • Mai
      30/12/2011 lúc 10:37

      Không có chi, cô em thân yêu!

    • Trần thị Bảo Vân
      30/12/2011 lúc 13:16

      ” Và anh dại khờ nên mới yêu em ”

      Bác Trần Hoài Thư này..hồi trẻ..” tán gái “..lãng mạn..thiệt !

      Út chợt nhớ câu thơ mà chị Hai hay nói:

      ” nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ ” hihihihihi…

      Bác Trần Hoài Thư ơi.., hồi xưa bác có..ngọng nghịu..trong ngữ cảnh ấy..không ạ!

  3. Mai
    30/12/2011 lúc 10:31

    Thơ Trần Hoài Thư
    Một nửa vầng ngọc lan

    Em xa nhà. Tôi xa quê
    Em bỏ đi, tôi cũng đi, chẳng về
    Kể từ sông núi từ ly
    Ðá ê ẩm đá, người ê ẩm người
    Em đi, thị trấn ngậm ngùi
    Có con phố cũ nhớ người đèn chong
    Em đi, buồn lại dòng sông
    Bên này, buồn lại nửa vầng ngọc lan
    May còn một nửa vầng trăng
    Dỗ tôi soi bóng dặm ngàn ly hương.

    (nguồn: Tập thơ Ô Cửa trang 171)

    • Mai
      31/12/2011 lúc 00:52

      Phay Van:
      Cám ơn em. Để chị nói câu đó với em chứ:
      May mà có em …đời còn dễ thương

  4. Công Thành
    30/12/2011 lúc 11:39

    Cha…! Công Thành tôi chậm chân mất rồi…!
    Cô Mai hôm nay mở cửa nhà trước…, hứa hẹn nhiều comments thú vị đây!
    Mừng cô ” mở hàng ” entry mới…cô Mai nhé!

    • Mai
      31/12/2011 lúc 00:53

      Cám ơn anh Công Thành. Anh mời chị Bảo Trâm cùng ăn bún bò Nguyệt Mai đãi nhé!

  5. Công Thành
    30/12/2011 lúc 11:58

    Tết Mậu Thân 1968 !
    Một cái tết Cổ Truyền của dân tộc!
    Cái Tết thiêng liêng của mọi người dân Việt, ngày Tết là ngày vui vẻ đoàn tụ gia đình, ngày mọi người hân hoan vui vẻ chúc mừng nhau những điều tốt đẹp…

    Đêm giao thừa…vào thời khắc thiêng liêng của năm củ bước sang năm mới, mọi người, mọi nhà…đều đang thành kính thắp hương lên bàn thờ tổ tiên ông bà khấn vái…
    Thế mà…bọn đồ tể lãnh đạo cs Bắc Phương đã tàn bạo, tàn nhẫn, vô lương tâm…phát động một cuộc…tổng tấn công…vào thời khắc mang ý nghĩa thiêng của cả dân tộc, gây bao thảm cảnh chết chóc thương vong cho chính những người lính cả hai phía, cũng như biết bao người dân vô tội…

    ” Trời đánh còn tránh bữa ăn “… huống hồ chi là…vào thời khắc thiêng liêng của cả dân tộc…
    Với dã tâm phát động chiến tranh của tập đoàn lãnh đạo cs bắc phương vào ngày Tết như thế, thì không còn có lời xảo biện nào cho một TỘI ÁC… TRỜI KHÔNG DUNG ĐẤT KHÔNG THA, một vết nhơ muôn đời trong lịch sử của dân tộc Việt…cho csvn!

    • Trần thị Bảo Vân
      30/12/2011 lúc 13:33

      Bác Công Thành kính: Năm 1968..tụi con còn ở tận đẩu đâu.., nhưng rõ ràng chi tiết..đẫm máu Tết Mậu Thân..thì quả là TRỜI KHÔNG DUNG ĐẤT KHÔNG THA..cho những kẻ..phát động chiến tranh vô lương tâm như thế trong ngày Tết Cổ Truyền Của dân Tộc!
      Học môn sử hồi phổ thông..là tụi con..đã..muốn..nhăn mặt..cho sự dối trá..về sự kiện Xuân Mậu Thân 1968 này rồi…
      Thế mà họ không thấy tội lỗi..cứ còn..ra rả ..

      ” Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
      Thắng trận tin vui khắp nước nhà
      Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
      Tiến lên!
      Toàn thắng ắt về ta. ”

      Biết bao người dân Việt cả 2 miền..chết oan..vì những câu thơ động viên ” mật ngọt chết ruồi “…
      Thế mà vẫn còn có nhiều người hiện nay..ra rả..hôn hít..tác giả …

      • Công Thành
        01/01/2012 lúc 12:21

        Cháu Bảo Vân thân mến: Thế hệ các cháu sẽ là những trí thức tương lai của đất nước…,
        Bác rất vui khi thấy có những trí thức trẻ, có tầm suy nghĩ độc lập khách quan như cháu…
        Luôn cố gắng học thật giỏi cháu nhé!

      • Nguyễn thị Nha Trang
        01/01/2012 lúc 21:45

        @ Bảo Vân mến yêu :

        Bước vào năm mới , chị Hai mến chúc út cũng như toàn nhóm…kiến lửa…của út , luôn vui vẻ , mạnh khoẻ , và học thật giỏi để làm vui lòng ba má của út…nghen !

    • Nguyễn thị Nha Trang
      30/12/2011 lúc 21:12

      ” Anh sẽ không hận thù kẻ bắn anh. (…) Chỉ oán hận là oán hận bọn đồ tể trói gà không chặt chỉ biết ngồi trong tháp ngà mà xúi bọn trẻ chết thay . Chỉ oán hận là oán hận một lũ không bao giờ muốn thấy đồng bào mình được hưởng , dù chỉ một giờ một phút thiêng liêng nhất như giờ phút giao thừa ”

      Đọc đoạn trên chợt nhớ câu ai đó đã nói…, thật là chí lý một cách…chua xót : ” Chiến tranh là sự bắn giết của những người không quen biết nhau , để phục vụ cho những người quen biết nhau nhưng không hề bắn giết nhau ”

      Và cũng từ đọc đoạn tự sự này trong truyện của nhà văn Trần Hoài Thư , rồi đọc comments của anh Công Thành và Bảo Vân , quả thật chúng ta thấy : Cái tội ác tày đình của tập đoàn lãnh đạo csvn vào mùa xuân Mậu Thân 1968…sẽ muôn đời không bao giờ gột rửa được vết nhơ này trong lịch sử của dân tộc Việt Nam…

      Xin chia sẻ một bài viết có tựa đề : ” Tết Mậu Thân Và Những Kẻ Có Máu Lạnh ”
      …với cả nhà , ngõ hầu mọi người nếu có thời gian…hãy cùng đọc…và suy ngẫm…

      Vào Google : ” Tết Mậu Thân – Hưng Việt “

      • chinook
        31/12/2011 lúc 07:20

        “Anh sẽ không hận thù kẻ bắn Anh….” Nhà văn Trần hoài Thư nối hộ tâm tư của biết bao người lính VNCH.

        Cũng như Phạm Duy trong một bài hát :
        Nay tôi đánh nó , thì không vui đâu i…a
        Trong thâm tâm tôi vẫn yêu thuơng làm đầu.

        Cách đây ít năm,tôi có đọc câu trả lời McNamara của Đại tướng Võ nguyên Giáp : “Từ ‘SỢ’ không có trong tư duy quân sự của chúng tôi”.

        Thật là một tư duy đáng sợ.

  6. Trần thị Bảo Vân
    30/12/2011 lúc 13:00

    ” Quỳnh có mặt trong đám con gái. Nàng sững sờ. Nàng há hốc mồm, thốt nho nhỏ: ” Anh Thư “…

    Vậy bác nhà văn Trần Hoài Thư..là nhân vật chính rồi! Một hồi ký với chi tiết..đẹp! Chứ không là truyện.. hư cấu..phải không bác?

    Thế..” Quỳnh “..ngày ấy..giờ ra sao.., và..có còn..hình ảnh lưu luyến nào..trong bác..hiện nay..không nhỉ?
    Bác Trần Hoài Thư ơi.., Bác phải lên tiếng..vài dòng comment..cho độc giả..như con..hết ấm ức.. đấy..!

  7. Ngô Tấn
    30/12/2011 lúc 15:28

    Một câu chuyện được kể thật hay, sinh động, lôi cuốn người đọc, và cũng làm cho người đọc cảm thấy ngùi ngùi , khi có một góc nhìn về những thế hệ thanh niên đã từng tham gia trong cuộc nội chiến đã qua…

  8. Võ Trung Tín
    30/12/2011 lúc 16:03

    Chị Ba, chị Năm: Câu chuyện này ắt là bác Trần Hoài Thư viết trước năm 1975, phải không hai chị?

  9. Nguyễn thị Nha Trang
    30/12/2011 lúc 20:46

    Wow…! Vào nhà hôm nay không khí …hấp dẫn ghê…nghen !
    Nào là entry mới..với truyện của nhà văn Trần Hoài Thư…
    Nào là Nguyệt Mai…mở cửa đầu tiên…
    Nào là…tô bún bò…chào mời hấp dẫn…

    Thế thì Mai và Phay Van ơi…! Hãy bật nút chai vang Chateau Richelieu…,Trang để trong tủ rượu…nhà Phay Van , đón mời nhà văn Trần Hoài Thư và mọi người…cùng khai vị…cho nồng ấm…, trước khi vào thưởng thức truyện…nhé…

    Now…Let’s…one…two…three…C..h…e….e…..r……!!!!!

    • Nguyễn thị Nha Trang
      30/12/2011 lúc 20:51

      @ Phay Van mến yêu :

      Em gõ chỉnh giúp lại chị : ” T ” , trong tên của nhà văn Trần Hoài Thư…em nhé !
      Cảm ơn em…

    • Mai
      31/12/2011 lúc 00:56

      Nha Trang quý mến,
      Nguyệt Mai đang nâng ly rượu lên cùng với Nha Trang và cả nhà mình đây!

  10. Mai
    30/12/2011 lúc 21:49

    Nguyệt Mai thân mời anh Công Thành, Nha Trang và các bạn nghe bài hát “Chuyện một chiếc cầu đã gãy”, nhạc và lời: Trầm Tử Thiêng, do Quang Lê trình bày.

    • 30/12/2011 lúc 22:17

      Chị Mai: Dạ cảm ơn Chị. Cả bản nhạc chỉ có câu này hay thôi: Vì sao không thuơng mến nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu

      • Mai
        31/12/2011 lúc 00:58

        Phay Van:
        Đúng vậy em! Nghe thật thấm thía, phải không hở em?

      • Công Thành
        31/12/2011 lúc 10:58

        Cô Mai: Cám ơn cô đã post chia sẻ bản nhạc thật hay và nhiều ý nghĩa, với giọng ca thật mượt mà truyền cảm của ca sĩ Quang Lê.
        Bản nhạc cũng thật phù hợp với nội dung của entry này…

    • Nguyễn thị Nha Trang
      30/12/2011 lúc 22:22

      @ Nguyệt Mai thân quý :

      Cám ơn Mai đã post bản nhạc thật hay để chia sẻ nghen…

      Wow…! giờ này bồ tèo ranh rảnh à ! Thế thì…cô Năm ơi…! cô…ở…mô…? Xuất hiện…trò chuyện cùng Hai và Ba…đi…! hi..hi..

      P/s : Mạng ở chỗ mình dạo này ban đêm hay chập chờn quá…, nếu thấy hồi đáp chậm…là do… ” nó “…đó nghen …hi..hi..

      • Nguyễn thị Nha Trang
        30/12/2011 lúc 22:31

        Cô Ba ơi…! cô ở…mô…? Cười cái coi…hi..hi..

        Hiếm lắm mới gặp nhau cùng lúc…đó nghen…bồ tèo…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        30/12/2011 lúc 22:47

        @ Nguyêt Mai thân quý :

        Hai…năn nỉ…Ba…xuất hiện…cười…cái coi…!

      • Nguyễn thị Nha Trang
        30/12/2011 lúc 23:00

        @ Phay Van mến yêu :

        Ừ…, Đúng đấy em , chắc có lẽ giờ này Nguyệt Mai đang bận chuẩn bị…cơm trưa cho gia đình !

      • Mai
        31/12/2011 lúc 01:11

        Nha Trang yêu quý,
        Nguyệt Mai đang có việc bận, nhưng chợt nhớ bài nhạc có ý nghĩa nên vào post để các bạn cùng nghe. Rồi phải đi liền. Sorry nghe bồ tèo.

  11. Nguyễn thị Nha Trang
    30/12/2011 lúc 22:12

    @ Nhà Văn Trần Hoài Thư :

    Kính thưa nhà văn Trần Hoài Thư ,

    Đầu thư xin kính chúc nhà văn cùng gia đình của mình luôn được khoẻ mạnh , an bình cùng hạnh phúc !
    Kính thưa nhà văn ,
    Với tư cách là một độc giả , Nha Trang xin mạn phép mạnh dạn hỏi nhà văn một ý , và một đề nghị nhỏ , rất kính mong nhà văn bớt chút thì giờ quý báu của mình…để hồi đáp cho độc giả Nha Trang…được chứ ạ ! Đó là :

    1/ Đọc truyện này của nhà văn , cá nhân Nha Trang cảm nhận được cái hay , cái lôi cuốn , cái tinh tế sâu sắc thâm trầm của truyện ở nhiều góc độ lắm , tuy nhiên cái tựa đề : ” Gặp nhau sông núi trở màu đắng cay “…thì thú thật , Nha Trang chưa cảm nhận hết và chưa hiểu được hết ý của cái tựa đề truyện !
    Vì vậy rất kính mong nhà văn có thể chia sẻ ý kiến của mình khi… đặt tựa đề của truyện như thế .

    2/ Trong truyện có một chi tiết ở câu này : ” Quỳnh có mặt trong đám con gái ”

    Kính thưa nhà văn , là một độc giả nữ , thú thật đọc câu này tôi thấy…hơi khó chịu một chút…ở MỘT TỪ mà nhà văn đã dùng , đó là từ : ” ĐÁM ” !
    Vì vậy mạnh dạn khiếm nhã…múa rìu qua mắt thợ…kính đề nghị nhà văn có thể thay bằng :

    ” NHÓM ” …hoặc…” TỐP “…cho thanh nhã hơn…với giới nữ có… chút ít học vấn…đi uỷ lạo Thương Bệnh Binh = Những nữ sinh viên Sư Phạm Quy Nhơn !

    Được chứ nhà văn ? Rất kính mong một vài dòng comment hồi đáp chia sẻ…của nhà văn , cũng như rất mong được nhà văn…không giận…

    Rất trân trọng ,
    Nguyễn thị Nha Trang

    • Nguyễn thị Nha Trang
      30/12/2011 lúc 22:28

      @ Phay Van mến yêu ;

      Hay đấy em Năm…

      Vậy thì Nguyệt Mai ơi…, Trang nhờ bồ tèo chuyển dùm cái comment..” phạm thượng ” ấy…đến nhà văn kính mến Trần Hoài Thư nhé ? OK ?

    • tranhoaithu
      30/12/2011 lúc 23:57

      – Cô Nguyễn thị Nha Trang:
      Về câu hỏi tại sao có tựa đề Gặp Nhau Sông núi trở màu đắng cay:
      Tôi rất thích câu ru mà ngày xưa, mẹ tôi vẫn thường hay ru con: Đọan trường nước chảy qua cầu/Gặp nhau sông núi trở màu đắng cay để nói về một sự phân lìa trong tình yêu đôi lứa, như TCS cũng đã viết: Một người về đỉnh cao/Một người về vực sâu/Để cuộc tình chìm mau…
      – Về đề nghị không xữ dụng chữ đám trong đám con gái. Thật sự, tôi hay quen viết thật. Ví dụ trong quân đội, những từ ngữ mà khi đọc lên thấy có vẽ chẳng lịch sự chút nào như mầy, tao, nói ra thì chửi thề, văng tục… Không phải họ thô lổ, nhưng có lẽ có ở trong môi trường hoàn cảnh ấy, chúng ta phải thông cảm mà tha lỗi… Hiện tại tôi vẫn còn mang cái thói quen chẳng lịch sự chút nào ấy. Tôi cố gắng sửa nhưng thỉnh thoàng vẫn văng tục vì tự trong máu huyết đã chảy chất máu lính tráng của mình. Với tôi, đám thì khác với lũ. Đám là một nhóm, một tốp chăng mang chút gì miệt thị hay rẽ rúng. Nó khác với lũ… Nếu điều này mang đến cho cô một sự không hài lòng thì tôi xin lỗi. Tôi chỉ mong sự giải thích này để tạ tấm lòng của cô dành cho tôi trong mấy kỳ post vừa qua.
      – Cháu Trần thị Bảo Vân:
      Về nhân vật Quỳnh có thật hay không. Thật mà không thật. Thật bởi vì hình ảnh ấy có thật, Nhưng không thật vì nó được tạo nên bởi tác giả. Mà bởi tác giả thì nó trở thành một nhân vật khác để tác giả qua đó mà gởi gấm nỗi lòng hay chủ đề mình muốn chuyên chở. Người biết nhiều nhất là bà xã của bác, cháu à. Nào Thái trắng, nào Trung quốc (cám ơn cô NTNha Trang, nhờ comment của cô mà tôi không xữ dụng từ Tàu !), nào Việt, Ấn độ, nào trẻ, nào già). Cháu làm ơn tha cho bác nhé.

      Nếu có dịp, và các bạn chịu đọc, bác sẽ nhờ Nguyệt Mai post thêm những nhân vật khác độc đáo hơn…
      Xin được chúc các bạn một Năm Mới 2012 đầy an vui, và Phay Van vẫn mãi mãi là một forum văn học nghệ thuật đầy ý nghĩa và vui nhộn bởi có Bảo Vân đàng sau quậy nhưng quậy rất thông minh….

      • chinook
        31/12/2011 lúc 11:14

        Vài cảm nghĩ khi đọc comments của chị Nha Trang và Nhà văn Trần hoài Thư.

        Nói chung trong cách gọi và xưng hô, văn hóa Việt không dành cho phái nữ sự tôn trọng lẽ ra phải có. Cụ thể là dù trong trường hợp người vợ lớn tuổi hơn người chồng , xưng hô giữa hai người vẫn là Em- Anh.

        Đến thế hệ chúng tôi U60, dù quan hệ vợ chồng có nhiều tiến bộ, công bằng và bình đẳng hơn, nhưng ngôn ngữ thay đổi có vẻ chậm hơn so với thực tế.

        Những nhẫn nhục, hy sinh, đóng góp của phụ nữ Việt cho gia đình, xã hội trong chiến tranh cũng như sau đó thật vĩ đại và cao cả.

        Tôi vẫn thuờng nói với bạn bè : So với vợ, bọn mình chỉ là “Spoiled Brats”(Lũ trẻ được nuông chiều, hư hỏng)

      • Trần thị Bảo Vân
        31/12/2011 lúc 12:48

        Dạ, con Bảo Vân kính chào bác nhà văn Trần Hoài Thư ạ!
        Con kính cám ơn bác đã dành thời gian để trả lời một vài ý mà con còn..” ấm ức “..
        Dạ, rất kính mong bác gởi bài để post lên trang nhà chị Năm, để mọi người có dịp thưởng thức, và tìm hiểu chút chút..về bác..như bác..đã..”tiết lộ”…
        Bước sang năm mới, Bảo Vân con kính chúc bác và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, ngõ hầu cống hiến nhiều hơn nữa cho di sản văn chương miền Nam mà bác đang âm thầm thực hiện.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        31/12/2011 lúc 21:11

        @ Nhà văn Trần Hoài Thư kính :

        Rất cảm ơn nhà văn đã dành chút thời gian quý báu của mình để hồi đáp , cũng như chia sẻ một vài lý giải của nhà văn , để trả lời cho 2 ý mà Nha Trang đã mạo muội…” làm gan hỏi ” !
        Mỗi nhà văn đều thể hiện cái phong cách viết của riêng mình , và qua sự lý giải hồi đáp của nhà văn , Nha Trang đã…” thông “, nên không có ý gì thêm nữa ạ !

        Lần nữa , xin thành thật cảm ơn nhà văn , và kính chúc ông luôn mạnh khoẻ , hạnh phúc trong cuộc sống gia đình cũng như trong công việc của mình .

        Rất trân trọng ,

      • Nguyễn thị Nha Trang
        31/12/2011 lúc 21:23

        @ Vân Anh :

        Cảm ơn em đã cùng đồng cảm với ý của chị .
        Nhưng… Vân Anh ơi , Chị Phay Van nói đúng đấy em !
        Vì vậy hãy…vui và đừng…nghỉ chơi…với bác nhà văn Trần Hoài Thư…đấy nhé…, cô bé…kiến lửa ! hi..hi..

      • Nguyễn thị Nha Trang
        01/01/2012 lúc 21:38

        @ Anh Chinook :

        ” Tôi vẫn thường nói với bạn bè…”

        Anh Chinook ơi…, thế , có lần nào anh nói ” câu ấy “…với…chị nhà chưa ? hi..hi..
        Vui anh nhé…

        Năm mới Nha Trang xin được kính chúc anh chị cùng gia đình của mình luôn khoẻ mạnh , an lành và hạnh phúc…anh Chinook nhé !

      • Nguyễn thị Nha Trang
        01/01/2012 lúc 21:50

        @ Phay Van mến yêu :

        Cha…, còn thức hở…cô nương !

        Hi..hi..Nói từ hồi…còn đứng ” tán ” dưới gốc…cây Dầu Đôi…lận…em gái ơi ! hi..hi..

      • Nguyễn thị Nha Trang
        01/01/2012 lúc 22:02

        @ Phay Van mến yêu :

        Giỏi gì em gái…! Mấy ông ” hai , ba…Mai…, hồi ấy là…bay bướm…ớn lắm…em gái ơi ! ( Nhà văn Trần Hoài Thư…tiết lộ…với út Vân đó…hi..hi..)
        Nhưng…chị của em gái…có chiêu…” dĩ độc trị độc “…mờ !

        P/s : Mạng nơi chị đang…hơi chập chờn…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        01/01/2012 lúc 22:14

        @ Phay Van mến yêu :

        Ừ thì chị cũng công nhận…chút chút…! hi..hi..
        Nhưng chị cũng phải…phòng thủ…rồi tấn công…3 tháng trời , ” tù binh “…mới…thú tội trước bình minh…đó em gái ! hi..hi..

        Nghĩ lại cũng…vui vui…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        01/01/2012 lúc 22:25

        Ui…! Comment trước gởi thấy mất tiêu…, chị gõ lại…, em xoá 1 cái đi nghen…

        P/s : Mạng sao chập chờn…quá…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        01/01/2012 lúc 22:33

        @ Phay Van mến yêu :

        Vui vui…thư giản chút chút…, ta chuyển đề tài nghen !

        Em có toàn bộ tập thơ : ” Ô Cửa ” của Nhà văn Trần Hoài Thư…chứ ?

    • Nguyễn thị Nha Trang
      01/01/2012 lúc 21:36

      @ Trà hâm lại :

      Nhân dịp năm mới , Nha Trang thân chúc Trà hâm lại cùng chị nhà và toàn thể con cháu trong gia đình một năm mới an khang thịnh vượng nhé .

      Thân ái ,

  12. Nguyễn thị Nha Trang
    30/12/2011 lúc 23:06

    @ Phay Van mến yêu :

    Chị vừa nghe vừa gõ phím đây…Giọng chị ấy truyền cảm thật…
    Chị Cam Li…mới thể hiện…nhạc phẩm này…hở em…?

  13. Mai
    31/12/2011 lúc 01:21

    Các bạn thân mến,
    Cuối tuần này Nguyệt Mai có việc bận nên sẽ vắng nhà. Hẹn sẽ gặp lại các bạn trong năm mới 2012 nhé.
    Nguyệt Mai xin gởi đến các bạn bài hát “Happy New Year”, do ban ABBA trình bày, thay lời chúc Tết của Nguyệt Mai đến cả nhà.

    • Nguyễn thị Nha Trang
      31/12/2011 lúc 20:51

      Chao ôi…! Bồ tèo lại…vắng nhà…nữa rồi !
      Nhiều việc lắm sao Nguyệt Mai ?!
      Vậy hãy chú ý giữ gìn sức khoẻ…bồ tèo nhé…

      Nha Trang chúc Nguyệt Mai cùng gia đình của mình , một năm mới… VẠN SỰ NHƯ Ý !

      Và cũng thân nhờ Nguyệt Mai chuyển lời chúc một năm mới… VẠN SỰ NHƯ Ý , của Nha Trang đến… chị Cam Li cùng gia đình chị ấy nhé…

      Cảm ơn bồ tèo…nghen…

  14. Dong
    31/12/2011 lúc 01:26

    Thôi thì…chiến tranh mà. Nhưng bỗng nhớ Quy Nhơn quá. Thành phố hiền hòa, cũ cũ. Nhớ cái eo “nín thở”, ngay cuối sân bay, mà muốn về phố từ nội trú thì buộc phải đi qua. Nhớ những đêm đông biển động, tiếng sóng và cơn đói hành hạ không ngủ được, cứ nằm mơ về Huế với mẹ. Mới đó mà đã ba mươi năm rồi…
    Có ai, có ai ra đi từ Quy Nhơn không?

    • 31/12/2011 lúc 06:58

      Bác Dong học ở Quy Nhơn à?

      • Dong
        31/12/2011 lúc 11:27

        Mình có nửa năm học ở đó, đầu thập kỷ 80. Ngơ ngác từ Huế vào, mà cái trường SP ấy đặc biệt lắm, nó mới chuyển từ Cao đảng lên Đại học có vài năm gì đó. Hà khắc, 100% SV bắt buộc nội trú. Mà, nội trú thì có gì? Cát, phi lao hay còn gọi là thùy dương, biển, những dãy nhà cũ bỏ hoang cạnh bờ biển, chỉ một loài cây lá luôn xanh và hoa luôn đỏ là hoa giấy. Con gái Quy Nhơn cũng hiền hiền, không xấu không đẹp, có duyên.
        Được đúng một học kỳ, ông cụ từ Huế vào bắt về vì thấy con khổ quá, cứ bánh bột sắn cõng mấy hạt cơm ăn với mắm cá chuồn mặn toát mồ hôi thì sống sao được. Về thi lại con ạ! Thế là chào nhé Quy Nhơn, với dốc Mộng Cầm, với cô bé bán chuối chiên hay dúi thêm cho một miếng, với tiếng sóng trầm buồn bên ghềnh đá, em về với mẹ em thôi.
        Vậy đó, nhưng bao nhiêu năm rồi cứ mỗi lần gặp biển mình lại thấy Quy Nhơn trong một góc ký ức.
        Về sau lớp mình có vợ chồng cô bạn về dạy ở đó sau khi ra trường, nay nghe bảo đã làm tiến sĩ rồi.

      • 31/12/2011 lúc 13:49

        Bác Dong: bác có cùng khoá với nhà văn Ban Mai?

      • Dong
        31/12/2011 lúc 19:28

        Cùng thời với chị ấy thì đúng hơn. Phay cũng rành Quy Nhơn?

      • 31/12/2011 lúc 22:23

        Bác Dong: dạ em chưa tới Quy Nhơn lần nào. Em biết chị Ban Mai qua bài này. Không biết bác có đọc?

    • Dong
      01/01/2012 lúc 02:03

      Nói đến Ban Mai thì phải nhắc đến luận văn về Trịnh Công Sơn của chị ấy. À, đã sang 2012 nhỉ, chúc Phay và các bạn năm mới vui, hạnh phúc và toại nguyện nhé.

  15. Công Thành
    31/12/2011 lúc 10:42

    Lịch sử cần được nhìn từ nhiều góc độ, chứ không cố tình nhồi nhét và bóp méo sự thật như hiện nay ở trong các chương trình giáo dục môn lịch sử ở trong nước, để từ đó người đọc ở những thế hệ sau có cái nhìn khách quan hơn…về sự kiện tết Mậu Thân 1968…
    Trên tinh thần đó, Công Thành tôi…xin chia sẻ một tư liệu…để mọi người nếu ai quan tâm có thể vào đọc… tham khảo…

    Các bác vô Google : ” Trận Chiến TẾT MẬU THÂN – Nhaydu.com/index “

    • Dong
      31/12/2011 lúc 12:55

      Bác Công Thành ạ. Mấy năm trước, tôi cũng tìm đọc rất nhiều về Mậu Thân. Nhiều nguồn tài liệu đã mô tả rất chính xác cục diện chiến cuộc khi ấy. Huế là một chiến trường ác liệt mà thời còn ở đó, dù không cố tình tôi vẫn được nghe kể từ dân chúng và cả một số người tham chiến phía quân đội Sài Gòn.
      Một trong những kết luận tôi tự rút ra rằng phía Bắc đã đánh giá sai về sự ủng hộ của quần chúng đối với họ. Tên của chiến dịch là “Tổng tiến công và nổi dậy” thì chỉ còn vế “Tổng tiến công”, không hề có “nổi dậy”. Và thế là anh đã trở thành thương binh cụt một chân ngay từ đầu trận. Thua, thắng tùy cách hiểu, nhưng cái “Mất” trong mùa xuân 1968 quá lớn đối với phía Hà Nội.
      Bàn về sự dã man thì hơi thừa, cuộc chiến nào không có một giai đoạn dã man.

      • Công Thành
        01/01/2012 lúc 12:06

        Bác Dong: Chào bác!
        Vâng, như chị Nha Trang có đề cập, nhờ có Internet mà tất cả mọi người ở trong nước chúng ta, mới có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau về một sự kiện lịch sử; và theo tôi, với một người đọc chỉ cần có một trình độ học vấn vừa phải, biết phân tích trên tinh thần khách quan, thì cũng có thể sẽ nhận chân ra đâu là bản chất của sự kiện lịch sử ấy.
        Theo tôi, tất nhiên…chiến tranh là khốc liệt, là khủng khiếp, là chết chóc thương vong chia lìa..! Nhưng trong phạm vi sự kiện cuộc chiến tết Mậu Thân 1968, thì ta phải khẳng định rõ đó là một cuộc chiến được phát động xuất phát từ bản chất tàn bạo và dã man của những người phát động…

        Vì thế tôi nghĩ, sẽ không bao giờ là thừa…với những thế hệ mai sau, khi nói đến bản chất của sự tàn bạo dã man về sự kiện lịch sử đẫm máu Tết Mậu Thân 1968 này!

        Bác Dong có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình…?

        Thân ái,

      • Nguyễn thị Nha Trang
        01/01/2012 lúc 21:31

        @ Anh Công Thành & Bảo Trâm :

        Năm mới chúc anh chị cùng gia đình luôn được mạnh khoẻ , tràn đầy niềm vui và hạnh phúc bên con cháu nhé .

        P/s : Các cháu nội ngoại của Trâm đã ổn rồi chứ ? Chắc là mệt mệt với các cháu…đúng không ?
        Sắp xếp vào trò chuyện… khi có thể Bảo Trâm nhé .
        Thân mến,

    • Nguyễn thị Nha Trang
      31/12/2011 lúc 22:22

      @ Anh Công Thành :

      Nha Trang tán đồng quan điểm trong comment của anh !
      Bởi lẽ , nếu không có sự tuyệt vời của Internet , thì quả thật người dân sống trong nước… chắc chắn sẽ bị cái thủ thuật đầy man trá thuộc về bản chất của cs…nhồi sọ , do đó sẽ chỉ có một nguồn tài liệu duy nhất để tìm hiểu về bất cứ sự kiện lịch sử nào của đất nước , và nguồn tài liệu này…, ai và ở đâu…nhào nặn ra…, thì chắc là ai cũng rõ !

      Đọc những hồi ký của các…” tù nhân cải tạo ” sau 1975 , cũng như nghe người thân ” ở trong cuộc ” của mình kể lại , ta thấy thể hiện rất rõ điều nhồi sọ đáng kinh tởm này . đó là : khi các ” tù nhân cải tạo ” ở miền Nam bị đưa ra các trại ở miền Bắc , thì người dân miền Bắc lúc ấy…thẳng tay ném đá cùng chửi rủa…” lũ lính nguỵ ác ôn , uống máu ăn gan người…”….phải giết chúng…! ( Hồi ký : Tôi Phải Sống – Lm Nguyễn Hữu Lễ )

      Thực tế đã chứng minh…và chắc là không cần…lý giải…

      Chợt nhớ lại ở entry trước , nhà văn Trần Hoài Thư có câu : ” Thời biết được thế nào là con người nô lệ , mất đất nước , mất tổ quốc . Thời thấy rõ sự ngây ngô của mình ”

      Nhất là câu : ” Thời thấy rõ sự ngây ngô của mình ” !

      Theo tôi , thì đây là câu nói ĐẮT GIÁ NHẤT CỦA NHỮNG NGƯỜI CHIẾN BẠI sau năm 1975 !

      Ngây ngô , tin tưởng… vào những lời hứa đường mật nhưng đầy quỷ quyệt man trá , để rồi có hàng trăm ngàn người phải ngậm ngùi chua chát đầy uất hận…vùi chôn xác mình trong những trại tù khổ sai cải tạo của cs !

    • Công Thành
      01/01/2012 lúc 12:04

      Phay Van: Cám ơn cô đã gắn link vào bài Công Thành tôi chia sẻ với mọi người nhé!
      Bước sang năm mới, không gì hơn, thân ái chúc cô Phay cùng gia đình mọi điều tốt đẹp và an khang hạnh phúc!

  16. Nguyễn thị Nha Trang
    31/12/2011 lúc 20:39

    Wow…! Vào nhà hôm nay thấy nhiều…” kiến lửa “… xuất hiện…dữ hén !
    Nhưng sao đã vào rồi mà…quậy…chị Năm…ít…dzữ dzậy…, nhóm kiến lửa ?
    Chỗ này chị Hai…hơi khó hiểu…à nghen…

    Út Vân…, giải thích nghe thử coi…út ?

  17. 01/01/2012 lúc 11:50

    Cung chúc Tân niên.
    Vạn sự bình yên.
    Hạnh phúc vô biên.
    Vui vẻ triền miên.
    Kiếm được nhiều tiền.
    Sung sướng như tiên.

    • Trần thị Bảo Vân
      01/01/2012 lúc 12:49

      Bác Trà hâm lại ơi…
      ” Kiếm được nhiều tiền
      Sung sướng như tiên ”

      Thế..bác trà hâm lại nghĩ sao về câu thành ngữ này:

      ” Money can’t buy happiness ”

      Út Vân kính mong.. lời chia sẻ..từ bác…

  18. Nguyễn thị Nha Trang
    01/01/2012 lúc 21:22

    Đúng như nhà văn Trần Hoài Thư…đã nhận xét…!

    Có con bé út Vân này vào…” quậy “…, nhà cũng vui nhộn…đấy chứ !

  19. Trần thị Bảo Vân
    02/01/2012 lúc 13:21

    Chị Hai, chị Năm: dạ, út xin lỗi hai chị nghen! út nói..chơi chơi..một chút thôi!
    Thật ra hôm đó tập trung nhóm chờ thầy tới dẫn đi..thực tập! mới vào còm một hai cái..thì ổng tới..thành ra lật đật cả nhóm..dzọt..đi không kịp..lưu lại vài dòng..thỏ thẻ..dzới chị Năm..! hihihihihihi…

    Ghét tụi em..hông..hai chị kính yêu! hihihihihihihi..

  20. Trần thị Bảo Vân
    02/01/2012 lúc 13:26

    Chị Năm ơi: Qua cái còm của bác Trần Hoài Thư kính mến..trả lời cho út, Út mong chị post bản nhạc:

    ” TƯỞNG RẰNG ĐÃ QUÊN – TCS , ca sĩ KHÁNH LY ”

    Để kính tặng bác Trần Hoài Thư .., được không chị?

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: