Trần Hoài Thư
Các bạn thân quý,
Hôm nay trên trang nhà Phay Văn này, Nguyệt Mai rất hân hạnh được giới thiệu nhà văn Trần Hoài Thư, một người mà Nguyệt Mai rất kính phục vì những việc làm của ông, với các bạn, để các bạn biết rõ hơn về ông. Ông thật sự xúc động trước những cảm tình đặc biệt mà các bạn ở Blog Phay Văn đã dành cho ông. Và lá thư của Nguyễn thị Nha Trang…” như ông đã viết trong bức điện thư gởi cho Nguyệt Mai.
Trần Hoài Thư
Trần Hoài Thư, tên thật Trần Quí Sách, sinh năm 1942 tại Đà Lạt, hiện cư ngụ tại New Jersey, Hoa Kỳ.
1964: Giáo sư Đệ nhị cấp Trường Trung học Trần Cao Vân, Tam Kỳ. Khởi sự viết văn, truyện ngắn đầu tay: Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa, Sài Gòn.
Cộng tác với các tạp chí: Bách Khoa, Văn, Thời Tập, Vấn Đề, Khởi Hành, Ý Thức, …
1966: Nhập ngũ khóa 24 SQTB Thủ Đức. Nhận giải thưởng Sinh Viên Sĩ Quan Báo Chí xuất sắc của Khóa 24.
Trung đội trưởng thám kích Đại đội 405 TK/SĐ 22 BB.
Phóng viên chiến trường. Bị thương trận 3 lần.
1975: Tù “cải tạo” 4 năm.
1980: Vượt biển, định cư tại Hoa Kỳ.
BS in Computer Sciences và MS in Math.
Làm cho hãng điện thoại Mỹ AT&T đến khi nghỉ hưu (2006).
Viết truyện đăng trên các tạp chí Nhân Văn, Hồn Việt, Dân Quyền, Diễn Đàn, Sóng, Văn Học, Quê Mẹ, Đời Mới.
2001: Cùng các bạn văn: Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, chủ trương tạp chí Thư Quán Bản Thảo (tập mới nhất 49, tháng 12/2011) và tự lập Cơ sở xuất bản Thư Ấn Quán in sách báo dựa theo kỹ thuật “perfect binding” và phương pháp “Print-On-Demand“.
Các tác phẩm đã xuất bản:
Trước năm 1975:
1968: Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang, (Truyện, Nxb Ý Thức)
1970: Những Vì Sao Vĩnh Biệt, (Truyện, Nxb Ý Thức)
1971: Ngọn Cỏ Ngậm Ngùi, (Truyện, Nxb Ý Thức,
1974: Một Nơi Nào Để Nhớ, (Truyện, Nxb Con Đuông)
Sau năm 1975:
Truyện:
– Ra Biển Gọi Thầm (Tập truyện, 1995)
– Ban Mê Thuột Ngày Đầu Ngày Cuối (Tập truyện, 1997)
– Về Hướng Mặt Trời Lặn (Tập truyện, 1998)
– Đại Đội Cũ, Trang Sách Cũ
– Thế Hệ Chiến Tranh (Tập truyện)
– Đánh Giặc Ở Bình Định
– Đêm Rừng Tràm
– Hành Trình Của Một Cổ Trắng
– Mặc Niệm Chiến Tranh (Tập truyện)
– Thủ Đức Gọi Ta Về (Hồi ức)
– Truyện từ Bách Khoa (Tập truyện)
Thơ:
– Thơ Trần Hoài Thư (Tập thơ, 1998)
– Qua Sông Mùa Mận Chín (Tập thơ)
– Tháng Bảy Hành Quân Xa (Tập thơ)
– Phố Xa (Tập thơ)
– Ngày Vàng (Tập thơ)
– Ô Cửa (Tập thơ)
– Quán (Tập thơ, 2008)
– Xa Xứ (Tập thơ, 2010)
(nguồn: hocxa.com)
*
Phỏng vấn Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam thời chiến”
Mặc Lâm thực hiện ngày 5/7/2009
Nhà văn Trần Hoài Thư: Tại sao tôi lại được đi vô đời văn chương này? Thứ nhứt tôi bắt đầu viết văn, truyện đầu tiên của tôi là truyện “Nước mắt tuổi thơ” tôi gửi cho tạp chí Bách Khoa, tôi nhớ vào năm 1966. Đó là truyện đầu tay của tôi, bởi vì khi đó tôi đã là một sinh viên Đại Học Huế. Vào học tôi thấy tấm hình chụp trận Bình Giã, trong đó có hình ảnh một em bé mà chiến tranh làm cho em mất cha mất mẹ, em đã khóc giữa bãi chiến trường như vậy đó, thành ra tôi xúc động quá và tôi viết truyện “Nước mắt tuổi thơ”. Lúc đó tôi gửi ngay cho Bách Khoa mà sau đó tôi không ngờ tờ Bách Khoa lại in truyện đó. Kể từ đó tôi bắt đầu viết và sau đó thì tôi bị đi động viên. Tôi đi vào Đại Đội Thám Kích 405 của Sư Đoàn 22 Bộ Binh ở tại Bình Định. Qua những kinh nghiệm chiến trường, qua những gì mắt thấy tai nghe, sống thực trong chiến tranh, tôi đã cầm viết lại và vào khoảng năm 1969-1970 tôi mới bắt đầu in tác phẩm “Anh em … thức” tại Phan Rang, in tác phẩm đầu tay của tôi là “Nỗi buồn bơ vơ” tại Hòa Vang. Cuốn đó là cuốn hoàn toàn quay roneo nhưng mà in như typo rất là đẹp. Và tôi nhớ không lầm thì cuốn đó in khoảng từ 1.000 đến 2.000 cuốn. Lần đầu tiên một cuốn sách ở tỉnh lẻ mà in như vậy mà bán hết thì đó là một hiện tượng lạ.
Quá trình thực hiện tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến”
Mặc Lâm: Mới đây ông đã sưu tập được một số lớn tác phẩm của các ngòi bút trước chiến tranh và chuẩn bị cho ra mắt. Quá trình sưu tập, chọn bài, đánh máy lẫn in thành sách như thế nào, thưa ông? Và quan trọng hơn cả là động cơ nào thúc đẩy ông đảm nhận công việc rất vất vả này?
Nhà văn Trần Hoài Thư: Sau 30 tháng 4, văn chương Miền Nam coi như bị bức tử, bị truy diệt, và coi như bị xóa tên, anh cũng biết rồi. Sách vở, có nhiều tác giả coi như là không còn thấy mặt đứa con tinh thần của mình nữa. Những tạp chí cũ như Bách Khoa, hoặc là Văn, Văn Học, Thời Tập, Nghệ Thuật hoặc là Khởi Hành, hoặc là Ý Thức chẳng hạn, coi như là rất khó tìm. Vấn đề may mắn là chúng tôi ở vùng Đông-Bắc (Hoa Kỳ) này gần những đại học như Đại Học Cornell, Đại Học Yale, hoặc xuống Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, thì không ngờ họ đã có đầy đủ những cái gì mà chúng tôi đã ao ước, chẳng hạn như những tập Bách Khoa, Văn, Ý Thức, Khởi Hành, hoặc Thời Tập chẳng hạn, hoặc Vấn Đề. Đó là một sự thiệt thòi lớn của các tác giả nếu như chúng tôi không làm thì đó là một điều rất là đáng buồn, vì vậy tôi đã cố gắng bằng hết sức mình và cũng cộng thêm một số anh em khuyến khích nữa, thưa anh, anh em khuyến khích lắm. Trước khi bộ Văn Miền Nam mà tôi sắp sửa hoàn thành thì chúng tôi đã làm được cả nguyên bộ Thơ Miền Nam gồm có Thơ Miền Nam Thời Chiến tập I, hơn 800 trang, Thơ Miền Nam Thời Chiến tập II gần 700 trang, Thơ Tự Do Miền Nam, Thơ Lục Bát Miền Nam, và Thơ Tình Miền Nam, tổng cộng tất cả khoảng 3.600 trang.
Anh thử tưởng tượng mình tự đánh máy, tự layout, rồi tự khâu, tự in lấy bằng tay không mà làm được, không phải dễ dàng, nhưng cũng khó khăn lắm anh ơi! Có điều tấm lòng của mình, mình cố gắng làm, bởi vì mình không làm thì ai làm đây? Mình làm thì có hai phần thưởng: thứ nhất là an ủi tấm lòng của mình, tinh thần của mình, và thứ hai là mình làm để cho con cháu mình thấy rằng “à văn chương Miền Nam là như vậy đó, tình người như vậy đó, nhân bản như vậy đó, cao cả như vậy đó. Nói về nghệ thuật thì rất có giá trị về nghệ thuật như vậy đó. Nếu mình không làm thì rất là uổng.
Mặc Lâm: Với cuốn “Văn Miền Nam Thời Chiến” thì ông dự định bao giờ ra mắt, thưa ông?
Nhà văn Trần Hoài Thư: Riêng cuốn Văn Miền Nam Thời Chiến chúng tôi dự trù vào Tháng Mười là in xong, dày khoảng chừng 1.500 trang. Không thể ngờ là khi chúng tôi loan báo thực hiện bộ này thì anh em đã sốt sắng, bạn bè đã sốt sắng, độc giả của chúng tôi đã sốt sắng đến không thể ngờ: người thì đánh máy giùm, người thì sưu tập giùm, thành ra đến bây giờ cuối Tháng Sáu mà đã gần 1.500 trang rồi. Anh tưởng tượng mọi người đánh máy giùm, thật là một niềm cảm động vô biên, đó là sự cảm thông vô bờ bến mà chúng tôi nhận được.
Tôi nghĩ rằng không bao giờ làm được bởi vì đánh máy quả là một công trình. Thơ thì mình ham thích mình đánh máy được, nhưng không thể nào 1.500 trang mà một tay có thể đánh máy được.
Mặc Lâm: Xin được hơi tò mò một tí, tại sao ông giới hạn các tác giả trong thời gian chiến tranh? Có phải lúc đó hoàn cảnh tạo cho họ có thêm nhiều kinh nghiệm đau thương mà trong thời bình không thể có, phải không ạ?
Nhà văn Trần Hoài Thư: Giới hạn trong thời chiến bởi vì anh thấy rằng những tác giả trong thời chiến tranh bị thiệt thòi nhứt, bởi vì trong chiến tranh họ đâu có ở Sài Gòn đâu, họ mang ba-lô ra mặt trận, vừa đánh giặc vừa viết. Có người viết một hai bài đăng trên báo, nhưng không có cơ hội để xuất bản, thành ra đây là điều ưu tư nhứt của tôi. Tôi muốn lấy lại danh dự cho họ. Tôi cố gắng sưu tập trong giới hạn những năm trong chiến tranh, vào khoảng năm 1960 vì từ năm này bắt đầu cuộc chiến cho tới năm 1975. Thật ra chúng tôi bây giờ không thể nhớ được, tôi thấy vẫn còn thiếu nhiều lắm. Những tác giả thời thế hệ chúng tôi họ viết một bài rồi có thể sau đó họ ngã gục trên chiến trường, không ai biết được. Có người mới gửi bản thảo về tòa soạn thì tòa soạn nghe tin tác giả đã không còn nữa và bản thảo trở thành bản di chúc cuối cùng. Thành ra không thể nào tôi có thể nói được, có thể sắp đặt được đầy đủ.
Mặc Lâm: Ông chọn tác giả theo tiêu chuẩn nào? Đã có tác phẩm hay chỉ là những bài viết đã được xác định bởi các tờ báo uy tín?
Nhà văn Trần Hoài Thư: Chúng tôi đã xét lại cái chuyện nổi tiếng. Nổi tiếng có phải là có tác phẩm nhiều? Nhiều khi một thi sĩ có một bài thơ, chỉ có một bài thơ mà nổi tiếng suốt cuộc đời. Thành ra vấn đề đặt ra quá bao quát, tuy nhiên, chúng ta nên nghĩ đến vấn đề đặt ra là sự cô đơn và sự bất hạnh của người viết ở hoàn cảnh đó. Và thứ hai nữa khi họ đăng báo, nhứt là trên tạp chí thời gian bấy giờ, thì các vị chủ bút cũng như thư ký tòa soạn, họ đã có một ban tuyển lựa, họ đã chọn kỹ rồi. Vấn đề đặt ra là chúng tôi đọc lại, chẳng hạn một người có 9-10 bài thì chúng tôi chọn một bài mà chúng tôi nghĩ rằng thích hợp với chúng tôi, tuy nhiên chúng tôi nghĩ độc giả cũng sẽ thích bởi vì trước đó các vị chủ bút cũng như các vị thư ký tòa soạn của các tạp chí đó đã đọc và đã tuyển chọn rồi.
*
Nhà văn Trần Hoài Thư cũng như nhiều người yêu văn chương khác đang âm thầm cống hiến công sức của mình để trả lại cho nền văn học tuy ngắn ngủi nhưng không kém sinh động vì thực chứng một giai đoạn bi thảm nhất trong lịch sử cận đại. Nền văn chương này nói như Trần Hoài Thư là cải tử cho nó sau khi bị truy diệt tận tình trong những ngày sau 30 tháng 4…
(nguồn: RFA)
***
Theo một đề nghị của anh Công Thành, kính mời cả nhà nghe chị Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh trình bày nhạc phẩm “Thu hát cho người” của Vũ Đức Sao Biển giao duyên cùng bài thơ “Thu xa người” của Trần Hoài Thư.
Trần Hoài Thư, một nhà giáo, một thi sĩ, một văn sĩ nổi tiếng, đã được báo chí mạng nói rất nhiều, nhất là tấm lòng của ông khi sưu tầm và xuât bản lại văn chương của miền Nam trước 1975.
Xin gởi đến ông lòng kính trọng.
Cô chủ: Việc làm của ông rất đáng được mọi người kính trọng mà!
May nhờ có internet, người đọc ở trong nước – như tôi – mới biết được công việc cao cả đầy thầm lặng và cảm động của ông.
Bác Ngô Tấn: Dạ em cũng thế. Trước đây em chỉ loáng thoáng biết tên ông như một người viết cho Bách Khoa thôi.
Công Thành tôi hôm nay vào nhà chậm một bước rồi…! Tiếc…thật!
Bác Ngô Tấn…ở đâu xuất hiện…hay thế nhỉ?!
Bắt tay bác một cái làm quen…nhé…
Phay Van: Vâng…, thì…First Lady…mà!
Các cô…thì lúc nào cũng thích…trẻ! hehehe…
Nói chơi…, đừng có giận…đấy nhé… hai cô thân mến…!
Bác Công Thành kính!
Bác chậm hai bước đấy bác ạ. 😆 Tôi vô đặt cục gạch xí phần trên mục Like, đọc qua rồi. Bây giờ thì quay lại làm quen với hai bác. Chúc các bác vui khỏe cuối năm!
Bác Đồ Trọc: Chào bác nhé!
Vâng, bác nhắc tôi mới nhìn rõ lại, té ra bác vào nhà trước cùng bác Ngô Tấn..
Từ nay chúng ta cùng siết tay nhau vào chơi trò chuyện cho vui bác Đồ Trọc nhé.
Hôm trước, chị Nha Trang có giới thiệu một số bài thơ của bác, Công Thành tôi có vào nhà bác” lục lọi” rồi đấy!
Đúng như lời chị Nha Trang có nhận xét: trang thơ nhà Bác…thật ấn tượng lắm đấy!
Bác… Ngoạ Hổ Tàng Long…, bây giờ Công Thành tôi…mới biết đấy!
Luôn vui khoẻ bác Đồ Trọc nhé
Anh Công Thành ơi,
Cám ơn anh nhiều lắm đã “ga-lăng” cho lady first và không giận hai chị em.
Nhưng Phay ơi, khi nào em post bài mới của nhà văn Trần Hoài Thư thì em sẽ dùng hình số 1 do anh Công Thành và Út Vân chọn nhé, để cả nhà mình cùng vui vẻ.
Cô Nguyệt Mai, cô Phay Van: Hai cô là tuyệt vời lắm đấy chứ!
Công Thành tôi phải cám ơn hai cô đã làm cho những entries luôn thân tình, nồng ấm và thú vị, chứ nào dám…cả gan mà…giận..những phụ nữ duyên dáng thông minh…như hai cô được!
Đúng không nào các bác…
Luôn vui hai cô nhé
Bác Công Thành !
Cám ơn Bác và mọi người đã vô đọc Blog của tôi, nó như một phần thưởng lớn giành cho tôi đấy ạ.
Xin chúc Bác và những ai vô thăm Phay Van một năm mới nhiều an lành và vui khỏe!
” …Thời hiểu được tình sông núi, tình đồng đội, tình chiến hữu. Thời thấm thía được máu mình đã đổ. Thời biết nỗi hy sinh và chịu đựng vô bờ của người lính…”
“…Thời biết được thế nào là con người nô lệ, mất đất nước, mất tổ quốc.Thời thấy rõ sự ngây ngô của mình. Thời thấy được những người bạn sống thật anh hùng, và chết thật anh hùng. Thời vồ chụp bát cơm dành cho heo cho chó…”
Đọc những dòng này của nhà văn Trần Hoài Thư…mà thấy như sống lại một thời!… và cũng phải ngậm ngùi, xót xa…cho một thời…đã sa cơ thất thế…
Cám ơn ông đã nói hộ…tâm trạng…của rất nhiều người…
Bác Công Thành.
Cám ơn Bác đã nói hộ tôi.
Mấy bữa nay tôi đọc nhiều lần entry “Bài thơ….” và entry này với nhiều cảm xúc.
Thú thực,trước 75 tôi ít đọc Văn thơ Việt vì nhiều lý do. Thật là một thiệt thòi lớn.
Cũng xin cám ơn Các Chi Phay Van, Nha Trang, Nguyệt Mai và….. Ngôi Nhà của Chị đã cho tôi cơ hội thuởng thức kho tàng quý hiếm này.
Kính anh Chinook,
Nguyệt Mai rất vui khi anh đã vào trang nhà Phay Van và trò chuyện với cả nhà cũng như đã đóng góp những ý kiến và kiến thức, giảng giải cho lớp trẻ hơn anh hiểu biết hơn. Nguyệt Mai phải cám ơn anh nhiều lắm.
Kính chúc anh và gia đình một năm mới sức khỏe và an vui, anh Chinook nhé!
Bác Chinook: Công Thành thân ái chào bác nhé!
Vâng, thế hệ những người lính chúng ta trước đây, khi đọc những dòng này của nhà văn Trần Hoài Thư, đều dâng trào những cảm xúc lẫn lộn đến quặn thắt rưng rưng, khi nghĩ về những thời điểm, cùng các giai đoạn mà chúng ta đã từng trải qua cũng như nếm trải…
Đọc… rồi suy nghĩ và chiêm nghiệm được nhiều điều…, phải không bác!
Vào chơi thường xuyên, để cùng nhau trò chuyện trao đổi cho vui và thư giãn…bác Chinook nhé.
Chúc bác luôn vui khoẻ.
Thân ái,
Anh Chinook : Nha Trang thân ái chào anh !
Rất mong anh dành thời gian vào nhà Phay Van chơi , để cùng nhau trò chuyện , trao đổi , học hỏi… thân tình nồng ấm lẫn nhau…, anh Chinook nhé !
Mỗi entry mà vắng comments của anh , thì thấy như…thiêu thiếu…một cái vị thân tình nào đấy…anh Chinook ạ…!
Nha Trang thật lòng nói đấy…anh !
Luôn vui khoẻ anh Chinook nhé…
Một trong những bài thơ của thi sĩ Trần Hoài Thư mà Công Thành Tôi thích…, xin chép lại chia sẻ cùng các bác…
TRƯỚC GIỜ TIẾP VIỆN
Nửa đêm kẻng giục, quân ra trận
Kinh động cả lòng đêm tối bưng
Nhận lấy ba ngày cơm gạo sấy
Không buồn chỉ một chút bâng khuâng
Đời ta là con số không vô tận
May trên đầu còn chiếc mũ rừng
Mũ nhẹ nên coi đời cũng nhẹ
Chiến tranh, Thì cũng tựa phù vân
Người lính sao anh còn ngái ngủ
Anh có lo gì một chuyến đi
Anh có mang theo lòng thống hận
Hay là cái nghiệp buổi sinh ly
Anh có buồn không giữa cõi đêm
Mỗi lần xuống núi, về mông mênh
Lên xe, bỏ lại đời thiên cổ
Bỏ trại gia binh lạnh ánh đèn
Thì đi, lầm lũi đi vô định
Ở cuối trời kia, vẫn cuộc chơi
Hỏi ông thượng sĩ Nùng, xin rượu
Cổ lai chinh chiến, kỷ nhân hồi.
Đọc bài thơ này ngoài tứ thơ tôi rất thích và đồng cảm; tôi còn thấy thú vị ở cách ông dùng…dấu chấm câu…trong các câu thơ 1, 8, 15, 17, 19, và 20.
Đọc nhấn nhá ở các câu này với các… dấu phẩy… nhà thơ sử dụng…tôi rất…mê…!
Mê như…” Tống Biệt Hành “…của…, của ai… nhỉ…các bác…!
Bác Công Thành: dạ của Thâm Tâm bác ạ.
Tống Biệt Hành
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình một dửng dưng…
-Li khách! Li khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!
Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say…
(1940)
**
Trên thivien.com có đăng 1 dị bản của Tống Biệt Hành
Tống biệt hành
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thẫm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Môt giã gia đình, môt dửng dưng.
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí lớn không về, bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.
Ta biết người buồn đêm hôm trước
Bây giờ muà hạ sen nở nốt
Môt chị, hai chị cùng như sen
Khuyên nốt em trai giòng lệ sót
Ta biết người buồn sáng hôm nay
Trời chưa vào thu tươi lắm thay
Em nhỏ thơ ngây đôi mắt ướt
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay..
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thật
Mẹ! thà coi như chiếc lá bay
Chị! thà coi như là hạt bụi
Em! thà coi như hơi rượu cay
Mây thu đầu núi, giá lên trăng
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm
Ly khách ven trời nghe muốn khóc
Tiếng đời xô động tiếng hồn câm
THÂM TÂM 1940
Phay Van: Giỏi lắm! Cám ơn cô.
Đang gõ phím thì tự nhiên…quên mất…Thâm Tâm…! hehehe..
Đúng là có những cái quên…bất chợt…đến…vô duyên…, cô Phay Van nhỉ!
Lần đầu, tôi mới đọc…dị bản ” Tống Biệt Hành “…này đấy…
Cô Nguyệt Mai và Phay Van: Công Thành tôi đề nghị hai cô post lại bài thơ ” Thu Xa Người ” giao duyên cùng bản nhạc ” Thu Hát Cho Người ” do chị Cam Li…ngâm và hát…
Được không hai cô…?
Chị Năm: Vậy thì út..to miệng..vòi quà đây!
Bác Ngô Tấn ơi..! Con kính chào bác!
Bác là người bạn quen của chị Năm, mà sao lâu nay Út không thấy bác ghé chơi ạ!
Hôm nay bác ghé vào chơi, bác nhớ..làm đúng thủ tục đó nghen! đó là:
Phải..đãi tụi con..một chục = 12 tô bún bò huế..đó nghen!
Bác mà quên là..út con nhắc miết thôi đó…hihihihi..
Út con đợi bác hồi âm..đó bác Ngô Tấn…
Chị Ba, chị Năm ơi!
Đọc sơ lược tiểu sử của bác nhà văn Trần Hoài Thư, thấy phục bác quá: vượt biển sang Mỹ, bác ấy đã đi học lại để rồi cuối cùng là bằng cấp đáng nể :
BS in Computer Sciences
MS in Math
( chứ không phải bằng cấp..dỏm như mấy ” cha nội” quan chức VN hiện nay )
Một người tài thật sự!
Út..Kính Phục.
Chị Năm: ở nhà chị có trang ” Tạp chí Gs dỏm VN ” , út tò mò vào đọc..rồi phát hiện..những điều trước đây mình chưa biết!!!!
Út..mất niềm tin vào những gì mà..” mấy cha nội..hay nói dóc..”..đó.. chị Năm ơi!
Cô Năm & cô Út :
” …nhưng thực chất họ là gì ? ”
Họ… là cái này nè…
Vào google : ” Chân dung hai kỳ thủ đỏ đen – tuoitre online – “
Chị Năm ơi: loại người mà theo link chị Hai cho:
BẮN BỎ…được không chị!
Tiền bạc ở đâu mà..”chúng..” nhiều thế không biết??!!
Thấy..” bọn chúng”..như thế, rồi nghĩ lại..công việc bác..Trần Hoài Thư..đang làm…
Đúng là phải..bắn bỏ!!!!!
@ Tín :
” BẮN BỎ “…” bọn chúng “…rồi thì…lấy ai…làm…cán…! Hở em ròm ! hi..hi..
“à văn chương Miền Nam là như vậy đó, tình người như vậy đó, nhân bản như vậy đó, cao cả như vậy đó. Nói về nghệ thuật thì rất có giá trị về nghệ thuật như vậy đó. Nếu mình không làm thì rất là uổng.”
Một suy nghĩ nhân văn, một tấm lòng đáng khâm phục, một con người đáng kính!
Chúc ông và gia quyến luôn trong an lành!
Vâng! Lãng Tử tôi rất đồng cảm và có cùng suy nghĩ như bác Đồ Trọc. Nhìn tấm hình lão văn thi sĩ lụi cụi làm sách một mình…mà cảm động!
” Tự đánh máy, tự layout, tự in, rồi tự khâu bằng tay, chẳng dễ dàng gì. Có điều đó là tấm lòng của mình, nên cố gắng làm. Nếu không thì ai làm đây? ”
Với một người trí thức có tấm lòng vô vụ lợi, và nặng tình với văn chương như thế, há chẳng làm cho ta khâm phục trân trọng!
Hỏi có mấy ai có tấm lòng đẹp và tận tuỵ đến cao cả…như lão văn thi sĩ Trần Hoài Thư…!
Nha Trang… rất…rất…đồng tình với cảm nhận và suy nghĩ của Thi Sĩ Đồ Trọc – Lưu Giao – , và Anh Lãng Tử về công việc đầy cao cả của nhà văn Trần Hoài Thư !
Cúng ta thử nghe một vài dòng…nhé…
” Đối với tôi , những tác giả trong thời chiến là thiệt thòi nhất . Họ đâu có ở Saigon , họ phải ra mặt trận , vừa đánh trận vừa viết , không có cơ hội để xuất bản . Thỉnh thoảng có một bài đăng báo là vui rồi . Rồi họ bị bức tử vào năm 1975 , không ai đếm xỉa đến văn chương của họ . Tôi muốn lấy lại danh dự cho họ . Và công việc này vẫn chưa kết thúc….”
“…Tôi vốn là người lính (…. ) đồng đội tôi đã gục xuống , đã đang bị đày ải trong tù ngục . Tôi cần phải có chỗ để viết về họ… ( …. )…Tôi ước muốn tất cả những người bỏ nước ra đi này đọc và hiểu lớp thế hệ sa cơ của tôi . Bội bạc họ là một TỘI ÁC…”
“… Mỗi lần đi phải thức dậy từ 3 giờ sáng , lái xe 5 tiếng đồng hồ mới đến nơi , chiều lái 5 tiếng trở về nhà , hai vợ chồng thay phiên nhau lái , cứ thế mà đi…Có ngày trời tuyết cũng đi…, vì không thể ngồi nhà…”
Tấm lòng đáng quý và cao cả như thế… của nhà văn Trần Hoài Thư…bảo sao mà không…trân trọng !
Hãy cùng thưởng thức một bài thơ rất nhiều tự sự, đầy cảm xúc từ quá khứ đến hiện tại…của Lão Thi Sĩ Trần Hoài Thư.
Đọc bài thơ, với những lời tự sự ấy khiến người đọc phải…rung cảm ngùi ngùi…
NGÀY GẶP BẠN CŨ
Những thằng bạn buổi hôm nào áo trận
Thoắt giờ đây: tóc đã điểm hoa râm
Khi gặp lại từ phương này quả đất
Chợt nhìn lên: giờ vầng trán đã nhăn
Trong đôi mắt mỏi mê cùng cơm áo
Có chút gì phảng phất của quê hương
Mây Đèo Cả như hôm nào dừng lại
Chiều Pleiku như buổi nọ mù sương
Thấy như thể trời Bồng Sơn mưa đổ
Chiều cuối năm quân chuyển xuống Đèo Nhông
Đường xe lửa ai ngồi châm điếu thuốc
Áo tơi dầu che khuất dãy Cù Mông
Thấy như thể lon Guigoz cam khổ
Chút đồ ăn còn trộn với tử sinh
Nhai hối hả kịp xuống đồi đột kích
Mưa xoá dầm dề khu trại gia binh
Thấy như thể đêm qua về quận lỵ
Vài ba thằng trải chiếu dưới đêm trăng
Dăm trái ổi và bi đông rượu đế
Con cá khô thiều chia chút tình thân
Thấy như thể mồ hôi và nước mắt
Mặn và đau từ núi nọ rừng kia
Qua An Lão mày tao còn gọi máy
Về Phù Ly hai đứa lại xa lìa
Thấy trở lại những chuyện đời dâu bể
Hôm nào đây miệng hò hét xung phong
Trong chớp mắt, cả cơ đồ sụp đổ
Buồn gì không hỡi thế hệ long đong
Thằng ra Bắc kêu thầy, thầy bỏ xứ
Thằng vào Nam, gọi bạn, bạn lưu vong
Sông núi ấy bao hồn ma trở dậy
Kéo nhau về, kêu thảm một mùa xuân
Những thằng bạn buổi hôm nào áo trận
Thoắt giờ đây, tóc đã điểm hoa râm
Khi gặp lại từ phương trời viễn khách
Chợt nhìn nhau, sao nước mắt lưng tròng.
( Trần Hoài Thư )
“Sau 30 tháng 4, văn chương Miền Nam coi như bị bức tử, bị truy diệt, và coi như bị xóa tên”
Còn sau 1954, ở đâu đó chắc cũng có một cái gì đó đã qua đời …
Bỗng dưng muốn …
@ Bạn cuadong201:
Không đâu bạn , có lẽ bạn lầm rồi chăng ? Văn chương chân chính không bao giờ…qua đời…như bạn nghĩ ! Vì luôn luôn có những người yêu văn học chân chính , bằng mọi giá cố gắng lưu giữ…ở nhiều hình thức…! Nha Trang chứng minh nhé…! Có mấy ai còn nhớ bài thơ này…, Nhưng có đấy ! …Vì nó là…VĂN CHƯƠNG CHÂN CHÍNH…mà..
CÙNG NHỮNG THẰNG NỊNH HÓT
* Dưới thời kỳ Pháp thuộc
Những thằng nịnh hót nghênh ngang
Bưng rạp trước quan Tây
Bắc vợ như thang
Chân trèo danh vọng
Đuổi vợ chúng đi
Lọt theo đầu chúng
Bao nhiêu nhục nhằn
Nhục mất nước muôn phần ,
Nhục cùng nước
Với những thằng nịnh hót
* Một điều đau xót
Trong chế độ chúng ta
Trong chế độ dân chủ cộng hoà
Những thằng nịnh còn thênh thang
đất sống
Không quần chùng áo thụng
Không thang dàn bà ,
Nhưng còn
thang lưng
thang lưỡi
Những mồm
không tanh tưởi
Ngậm vòi đu đủ
Trợn mắt
phùng mang
Thổi vào rốn cấp trên ‘
” Dạ, dạ , thưa anh…
Dạ , dạ , em , em…
Gãi cổ
gãi tai
“…anh quên ngủ
quên ăn
nhiều quá Anh vì nước
vì dân
hơn tất cả
từ trước đến nay ”
Chân xoa
và xoa tay
Hít thượng cấp
cứ thơm
như mùi mít .
Gọi như thế là
phe bình cấp trên
kịch liệt .
Gặp cấp trên chủ quan ,
Mũi như chim vỗ cánh
Bụng phình như trống làng ,
Thấy mình
đạo đức
tài năng
hơn tất cả ,
Như thế là chết rồi :
Quân nịnh
tha hồ lên cấp
Như con gì nhà gác lên thang
Còn muốn lên thủ trưởng
cơ quan
Còn đi đây
đi đó
Lưỡi và lưng
Lắm thằng gian khổ
Chúng nói ở đâu
Thối thóc thuế
Mục kho hàng
Phong trào suy sụp
Nhân dân mất cắp
Đang giữa ban ngày
To cánh và to vây
Những ai
không
nịnh hót
Đi . mang cao
Liêm sỉ con người ,
Chúng gieo hoạ gieo tai
kiểm thảo
hạ tầng
– còn quy là phản động
Có người đã chết oan ,
vì chúng
Vẫn thiết tha yêu chế độ
đến hơi thở cuối cùng .
Nguy hiểm thay
Thật khó mà trông
Chúng nó nguỵ trang
Bằng tổ chức ,
Bằng quan điểm nhân dân
bằng lập trường
chính sách .
Chúng nó
còn thằng nào
Là chế dộ chúng ta
chưa sạch ,
Phải làm tổng vệ sinh
cho kỳ hết
mọi thằng .
Những người
đã đánh bại
xâm lăng
Đỏ bừng mặt
vì những tên
Quốc xỉ (sic)- Theo Nha Trang là : quốc sỉ
Ngay giữa thời nô lệ
Là người , chúng ta
không ai biết
cúi đầu .
( Hữu Loan – Trích GIAI PHẨM MÙA THU tập 2 tháng 9/1956 )
Nha Trang gõ chép lại từ : VĂN HỌC – GIAI PHẨM MÙA ĐÔNG –
* Một Bài Thơ 10 Năm Tù Ngồi .
Số 139 – tháng 5/1971 – năm thứ mười .
Chị Năm ơi! Phải câu này không chị:
” Render to Caesar the things that are Caesar’s, and to God the things that are God’s ”
Thế câu này.., chị Năm:
” Earth to Earth, Ashes to Ashes, Dust to Dust ” ????
” Trăng thiếu phụ tôi mang vào song cửa
Cho một lần , cho vô tận thiên thu ”
Hai câu thơ cuối của bài thơ ” Ô Cửa “…đọc xong…cứ ám ảnh…tôi mãi…!
Không hiểu tại sao…? Hay có lẽ… vì tôi cũng đã từng là…vợ…của một…người lính !!??
Bài thơ…cứ cứ lởn vởn…trong tôi , y như ngày nào đó nghe thi phẩm và nhạc phẩm.. ” Goá Phụ Ngây Thơ ” :
” Đà lạt lạnh môi em vừa đủ ấm
Đời chia ly nên đẹp chuyện tương phùng
Con dốc nhỏ hoa anh đào lấm tấm
Lối sỏi mòn hai đứa đã đi chung
Em nhẩm tính trên lóng tay tháp bút
Là cách xa biền biệt tháng năm trôi
Tuổi trẻ ơi sao quá nhiều nước mắt
Chiến tranh ơi bóng tương lai mịt mù
……………………………………………………”
( Hà huyền Chi )
Và đây là… ” Ô Cửa “…của… Trần Hoài Thư…
Ngôi trường cũ có bao nhiêu ô cửa
Để tôi về đếm những đám mây
Tôi sẽ gọi một bầy chim sẻ nhỏ
Những con chim từ xa vắng lạc bầy
Tôi sẽ đứng như một người thiên cổ
Lớp học buồn , như từ cõi cô đơn
Thầy ngồi đó đôi vai gầy tóc bạc
Chút ngậm ngùi , cơn nắng đọng hoàng hôn
Tôi sẽ về để biết mình bé dại
Hôm nào đây , chạy đuổi cuộc hành trình
Sông núi ấy , hai bên bờ cách trở
Đứa nào còn , nào mất giữa đao binh
Tôi sẽ nhớ một người tôi yêu dấu
Người nào đâu , về lại buổi hôm qua
Dấu chân nhỏ như vết hài vạn cổ
Đôi mắt nào theo dõi cuộc đời ta
Tôi sẽ nghe những hồi chuông lễ sớm
Đứng bên cầu tôi sẽ đợi chờ ai
Trong sương muối , người còn mang áo trắng
Trắng cả vùng , trắng cả đời trai
Tôi cũng hiểu rồi cuối cùng thua lỗ
Khi bỏ trường tôi ra đứng bờ sông
Người bên ấy đang đợi thuyền ghé bến
Tôi bên này , mưa bấc lạnh căm căm
Dù dối lòng như cuộc đời chàng Dũng
Vì đám mây bên ô cửa gọi mời
Tôi bỏ xứ lao đầu vào binh lửa
Coi cuộc đời như một cuộc rong chơi
Và người ấy qua dòng sông sương muối
Tôi lên rừng theo dòng thác binh đao
Và người ấy theo sông về biển lớn
Tôi tội tù trả nợ kiếp bò trâu
Giờ thiếu phụ đã nằm trong lòng biển
Tôi về Đông , về Bắc biết về đâu
Trăng thiếu phụ tôi mang vào song cửa
Cho một lần , cho vô tận thiên thu .
Chị Nha Trang: Đời chia ly nên đẹp chuyện tương phùng.
Chị Năm: Mẫu người phụ nữ như chị Hai mình…hiếm gặp lắm!
Em cảm nhận rõ những truân chuyên của chị Hai qua các comments..
Trên cả thương..thì gọi là gì..chị Năm?
Chị Năm: Sao chị..không trả lời..ý..út hỏi?!
Chị Hai khóc.., mình có chuẩn bị..mo cau..không chị Năm!!!!!! hihihihihi…
Út hiếm dịp gặp trò chuyện..với chị Hai mình quá!!!!!
Chị Năm: trên..Thương.. là..Quý! không được sao chị Năm?
Ròm em thử dẫn chứng chút chút nghen, chị Năm coi ròm em có “lộn xộn”…:
Đọc còm thấy các chị các bác, nói về công việc âm thầm cao cả của nhà Văn Trần Hoài Thư, và ai ai cũng thấy.. Quý Trọng..bác Trần Hoài Thư!
Vậy là..Quý..trên.. Thương?! hihihhihihi…
Nha Trang yêu mến,
Nguyệt Mai thân mời Nha Trang nghe lại bài nhạc “Góa phụ ngây thơ” của Trần Thiện Thanh do Diễm Liên và Minh Thông trình bày.
Cô Mai: đọc comment của chị Nha Trang, rồi nghe bản nhạc” Goá phụ ngây thơ”…cô post lên, nhất là xem phong cách và hình thức trình diễn thể hiện hồn của bài hát…của hai ca sĩ…
Công Thành tôi như…lặng người trong xúc động!
Vâng, nghe… để rồi như cảm nhận được…cái tàn nhẫn đến vô tình của chiến tranh…chụp lên đầu biết bao đôi lứa nam thanh nữ tú!
Cám ơn cô Mai đã tạo trong tôi một vài giây phút lắng đọng đầy cảm xúc…khi nghe bản nhạc này…
@ Nguyệt Mai thân quý :
Ôi chao , Mai ơi ! Cảm ơn Mai rất rất nhiều…! Mai quả là một người bạn thấu hiểu đến tinh tế trong từng cảm xúc sâu thẳm trong Trang…
Sự tinh tế rất đúng nhịp của Mai khi post nhạc phẩm này , đã làm mình rưng rưng thật sự đấy…
Nguyệt Mai ơi…, ” anh chàng “…cũng đang nghe…đây…
Và đêm nay , mình chỉ sẽ nghe độc nhất nhạc phẩm này…thôi đấy…
Nguyệt Mai ơi…, sao bồ tèo…hay…và…tuyệt…quá…vậy…!
@ Phay Van & Bảo Vân yêu mến :
Đúng đấy hai em gái ! Sao hai cô em đoán biết chị sẽ…khóc.., hay quá vậy ! Bà chị già này ngó…mắc cười…lắm phải không ?
Nhưng…kệ…!
– Ai cười…hở mười…cái răng…ráng chịu !
Cảm ơn hai cô em yêu mến…, nhưng cấm không được…chọc…và cười…chị…đó nghen !
@ Anh Công Thành :
Sao mấy hôm nay Nha Trang không thấy chị nhà vào chơi vậy anh Công Thành ?
Hay là anh….?!
Anh nhắn giúp nhé : Nha Trang…nhớ bạn đồng môn…rồi đấy !
@ Phay Van mến yêu :
Cha…cha…! Giỏi…dzữ…hén…!
@ Phay Van mến yêu ;
Ủa…! hồi nào…dzậy…ta…! hi..hi..
Nói cho chính xác…ngày tháng…thử coi…cô em…! hi..hi..
Một bài tập rèn kỷ năng…trí nhớ đó…cô…em… ” người dưng ” …hi..hi..
Chị Nha Trang: chết em rồi, lần này chết chắc luôn, hic!
@ Phay Van mến yêu :
Hãy nhớ cho kỹ nhé !
Khi nói với chị thì phải…” Nói có sách…, mách có…ngày…giờ…” hi..hi..
Không có…trỏng…trỏng…dzới tui…à nhen ! hi..hi..
Chị Nha Trang: thôi em chịu ăn trứng ngỗng, về chỗ quỳ gối, chép phạt 100 lần. Hic!
Dạ, em đã chép phạt xong:
https://123hoang.wordpress.com/2011/03/16/h%E1%BB%8Da-si-vivi-va-bia-bao-tu%E1%BB%95i-hoa/#comment-2328
@ Phay Van mến yêu :
Một bài học vỡ lòng…đây nghen :
Nguyệt Mai : tình cờ ghé chơi nhà em , lúc 8g14 sáng , tháng 5/ 2011 , ở comment # 76 , trong entry : ” Người bà con trong kiếp nào ” !
Và chính thức quen nhau lúc 10g08 , ở comment # 59 , trong entry : ” Tuổi Ngọc – Tuần Báo Của Yêu Thương ”
Nhớ chưa…cô em yêu…!
Còn bà chị già này…thì sao…cô nương… ? hi..hi..
Chị Nha Trang:
dạ, lần đầu:
https://123hoang.wordpress.com/2011/02/28/nh%E1%BB%AFng-cai-nh%E1%BA%A5t-c%E1%BB%A7a-rieng-nam-74/#comment-2133
Còn hồi tiếp theo thì em vừa mới chép phạt xong đó. Hic!
@ Phay Van mến yêu :
CHƯA CHÍNH XÁC…cô nương…ơi…! hi..hi..
Chị Nha Trang: dạ, để em quỳ gối tiếp 😦
@ Phay Van mến yêu :
Dzậy thì…rút kinh nghiệm…đấy…nghen…cô nương !
Lâu lâu…già tui…dzợt…mỏng mỏng…cô nương…lại đó ! hi..hi..
Chị Nha Trang: dạ… thế… em… ngồi… được chưa chị?
@ Phay Van mến yêu :
Ngồi.. dzì nữa…mà ngồi !
Đi ngủ đi…khuya rồi ! hi..hi..
Chị Nha Trang: ơ… em đang… quỳ mà?
@ Phay Van mến yêu :
Chời…chời…! Nếu thế…thì…ngủ quỳ…luôn đi…! hi..hi..
Chị Nha Trang: hồi xưa em bị quỳ gối, em thật thà tới nỗi người lớn bỏ đi hết rồi, không còn ai canh chừng em vẫn quỳ, quỳ tới nỗi… ngủ gật quỳ. Thiệt đó chị.
@ Phay Van mến yêu :
Còn…lúc này…?
Chị Nha Trang: dạ… lần này cũng ngủ gật quỳ luôn, vì chị… chưa ban lệnh tha. Hic!
Nguyệt Mai phải cám ơn Nha Trang và anh Công Thành nhiều lắm vì đã giúp Nguyệt Mai có ý tưởng để đóng góp vào entry này.
Được vào trang nhà Phay Van để trò chuyện và chia sẻ với những bạn bè đồng cảm, Nguyệt Mai rất vui.
Chào chị Nha Trang, chị Nguyệt Mai, và Phay Van:
Cám ơn các chị đã hỏi thăm, Bảo Trâm xin lỗi hai chị và Phay Van nghen.
Trâm rất muốn vào chơi trò chuyện lắm, nhưng các cháu..” quấy ” dữ quá! Thời tiết thay đổi, các cháu…hơi ấm đầu,và sốt…, cha mẹ chúng đi làm cả, thành ra ông bà nội ngoại…phải lãnh đủ…! hihi
Bảo Trâm hứa sẽ cố gắng vào chơi khi có thể…
Các chị thông cảm cho Trâm giai đoạn này nhé…
Rất quý mến,
Ôi chao ! Bảo Trâm xuất hiện !
À…à…, thì ra đây là lý do…Trâm…vắng…không vào chơi được ! Thế mà hồi nãy…vì đọc comments từ dưới lên…, nên Nha Trang không hiểu lý do…của Anh Công Thành nêu ra…!
Được rồi Bảo Trâm ơi , Trâm có lòng…lên tiếng cho mọi người biết…là được rồi ! Bảo Trâm cứ lo cho các cháu nội ngoại của mình đi nghen , chừng nào thảnh thơi thì vào chơi cũng được…
Luôn vui Bảo Trâm nhé…
Thân mến ,
@ Nguyệt Mai thân quý :
Thế thì bồ tèo sắp xếp thời gian quý báu của mình…để…” có mặt “…hàng ngày đấy nhé !
Văng vắng…cái Logo màu xanh vert lục thân thương…là…tui bịnh…đó nhen…! hi..hi..
Một entry thật ý nghĩa!
Những bạn đọc trong nước thật chân tình chia sẻ tình cảm về công việc thầm lặng đáng quý của nhà văn Trần Hoài Thư.
Cầu mong ông luôn dồi dào sức khoẻ, để có thể tiếp tục cống hiến việc làm đáng trân trọng này với di sản văn chương miền Nam.
Rất kính trọng!
Bác Phạm Hoàng Trọng: dạ, ông âm thầm làm như thế, một mình, 11 năm nay. Cầu xin cho ông được mạnh khỏe.
Bảo Vân: không sao, không sao! Cứ la to thoải mái đi nghen cô bé – xin lỗi, đúng chứ? –
Thế vào nhà chơi, ai cũng phải làm thủ tục thế à? Vui nhỉ!
Nếu vậy thì Ngô Tấn này…nhập gia tuỳ tục…vậy!
Thế gởi…một chục=12 tô bún bò huế, cách nào đây…Bảo Vân?!
Bác Ngô Tấn: Dạ, con còn nhỏ còn đi học, bác gọi con thế là đúng rồi bác Ngô Tấn ạ!
Con cám ơn bác đã ghé lại và trả lời còm của con nghen!
Dạ, cách gởi..bún bò huế cho con..là:
” Hàng ngày bác cố gắng sắp xếp thời gian quý báu của bác..vào nhà chị Năm của con chơi, và còm..trò chuyện..cho nhiều nhiều..ạ! ” hihihihihihi…
Bác Ngô Tấn ơi, mỗi cái còm của bác vào chơi.., là út Vân con nhận được..một tô..đó bác!!!!
Bác đừng mắng..con nghen…hihihihihi…
Con kính chúc bác luôn khoẻ và vui ạ!
Mừng em iu đã quay trở lại :XXXXXXXXXXXXXXXXXX
@ Phay Van mến yêu : ” ??? ” ! Phần chị cũng… pó tay dzới : ???…luôn !
Út Vân ơi…! Tính sao…dzới…” ??? ” …đây…Út ?
Chị Hai, chị Năm: Hai chị yên trí, chiện này..nhỏ..dzới út mà! Để út xử lý cho…
Bảo Vân..chào.. Anh Tuan..nghen!
Anh Tuan ơi, Anh Tuan..có đi lộn nhà..hông? Sao Bảo Vân thấy..Anh Tuan..giống…!
À..mà Anh Tuan có từng nghe câu nói này chưa;
” CHO NÓ ĐI..BIÊN HOÀ ”
Thôi, nếu Anh Tuan..đi lộn nhà, thì..để Bảo Vân cho một trong những địa chỉ này Anh Tuan..chọn nghen, những địa chỉ này..hợp với..Anh Tuan..lắm đó!
Phải cám ơn Bảo Vân..đó nghen..
Nè..địa chỉ đây..chọn đi..Anh Tuan:
1/ Dưỡng Trí Viện Nam Kỳ
2/ Dưỡng Trí Đường Biên Hoà
3/ Dưỡng Trí Viện Bs Nguyễn Văn Hoài
4/ Bệnh Viện Tâm Trí Biên Hoà
5/ Bệnh Viện Tâm Thần Biên Hoà
6/ Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương 2
Sao.., Anh Tuan..chọn địa chỉ nào???
Cho Bảo Vân biết..để chúc mừng..Anh Tuan..đó nghen..
Chị Năm: Ủa! chớ út em không phải là em..của mấy chị hở??!!
Út nói rồi…hở..gai gai..là Út..dzợt..liền..hà..!!!! hihihihihi…
Út lại nhớ..chiện bác..Dong!!!!! hihihihihi….
Chị Năm: Dạ, đó là chữ viết của học trò trường ” Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương 2 “…đó chị Năm!!
Nó có nghĩa là:
” Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi..KHÙNG “
Chị Năm: Út tới lớp rồi.., sẵn máy của Thu Lan.., út nói nhỏ chị nghen:
Chị qua Blog Trần Phan xem comment # 19 của út..ở entry.. ” Cây nhà lá hàng xóm “…hihihihihi…
@ Út Vân :
Chị Hai cũng…” ngán “…út…thiệt đó !
Điệu này chắc…bạn…Anh Tuan…” Aller sans retour – ra đi không hẹn ngày trở lại “….luôn quá…!!!
Độc chiêu gì…mà dzữ dzậy…út !!!!
Chị Nha Trang: em cũng ngán Út Vân 😀
@ Phay Van mến yêu :
Ừ…thì cũng…ngan ngán…chút chút ! hi..hi..
Nhưng nghĩ lại…, có được cô em út…như dzậy…cũng thú vị…lắm chứ !
Chị Nha Trang: dạ, nó chỉ giỏi đi kiếm mo cau thôi 😀
@ Nguyệt Mai & Phay Van thân quý :
Thi sĩ Trần Hoài Thư có thi phẩm ” Huế Gọi Tôi Về “…đã được phổ nhạc , Hai bồ tèo coi…lục tìm post lên cho mọi người cùng thưởng thức…, được chứ ?
HUẾ GỌI TÔI VỀ
Có một dòng sông mềm như giải lụa
Có hai ngôi trường như đôi tình nhân
Có một con đường mỗi ngày hai bận,
Anh theo em về qua bến qua sông.
Có một chiếc cầu bắc qua thành phố.
Thành phố mù sương , Phố cổ mù sương.
Có anh tội tình như loài cổ thụ.
Em đậu trên cành làm anh bâng khuâng.
Có buổi trời mưa , trời mưa không ngớt,
Có em xăn quần bên đập chờ ghe,
Không biết nhìn lên hay là nhìn xuống,
Thôi thì quay về để khỏi u mê.
Có một ngôi nhà muốn vào không dám,
Có một nỗi buồn cứ bám chung thân.
Con sóc dại khờ gặm hoài trái đắng,
Còn anh dại khờ nên mới yêu em.
( Trần Hoài Thư )
Chị Nha Trang: Chị nghe HUẾ GỌI TA VỀ (thơ Trần Hoài Thư, nhạc Vĩnh Điện) Tâm Thư trình bày.
À quên, mai hãy nghe chị ạ. Hôm nay chị nghe bài của chị Mai đủ rồi. Hi hi.
@ Bảo Vân mến yêu :
Chị Hai thấy út Vân…cũng…sắc lẻm…đấy chứ !
Giỏi đấy cô em gái…út ít ! hi..hi..
@ Phay Van mến yêu :
Công đầu của Nguyệt Mai tìm được link chứ cô em !
Chị thì…a…b…c…mạng miếc…, thì làm sao…mà hay… được !
@ Phay Van mến yêu :
Cảm ơn em gái !
Clip nhạc quay ngoại cảnh kết hợp giọng hát truyền cảm , đã làm cho nhạc phẩm…đẹp nên thơ thật !
@ Phay Van mến yêu :
Để đáp lại tấm lòng… em gái nhanh chóng post bản nhạc chị yêu cầu , chị đã pause ” Goá Phụ Ngây Thơ “…và nghe bản nhạc này…1…lần…! hi..hi..
Đêm nay…, Chị nghe…” Goá Phụ Ngây Thơ “…không…” ngán “…một chút nào đó em , và chị đã download về lưu trong máy rồi…
Chị Năm: Dạ, cho nên hôm qua út mới nói với chị Năm là Út cảm nhận được chị Hai mình là..” mẫu người phụ nữ hiếm “
Chị Năm: Chị Cam Li nói: ” có một sức đề kháng âm thầm “…là sao chị Năm?!
Út chưa hiểu? Chị Năm nói cho Út..nghe với..!!!!
Cô Năm và Cô Út…trưa nào cũng rảnh rang…888 chiện…nghe hấp dẫn…quá hén !
Út Vân ! Thi chưa…mà không lo học bài ! Út…888 chiện…với Năm…, chắc là nhanh thuộc bài hơn…phải không ?!
@ Út Vân :
Chà…chà…! Cô út tự tin…dzữ…hén !
Chị Hai tặng cô út 2 câu này nghen :
1/ ” Việc học như đi thuyền trên dòng nước ngược , không tiến ắt sẽ lùi ! ”
2/ Câu này có 2 vế , nhưng chị Hai tặng út…vế đầu thôi…
” Tố nhân bất khả hữu ngạo thái….”
Hiểu hông…Út…!
@ Phay Van mến yêu :
” dụ “…là sao…, chị không …hiểu ?!
Nguyệt Mai xin đặc biệt gửi tặng bài thơ “Đợi chờ đến cuối cuộc tang thương” của nhà thơ Lê Văn Trung cho Nha Trang & anh chàng, anh Công Thành & Bảo Trâm, anh chị Chinook.
Đợi chờ đến cuối cuộc tang thương
Ta về ghé lại gian nhà cũ
Ngõ vắng, dây bìm chen lối vào
Nền gạch xám khô, tường mốc thẫm
Cây khế tàn bông rụng đớn đau
Cánh cửa mười năm còn để mở
Đìu hiu như mỏi cuộc mong chờ
Ta bước ngại ngần, xiêu bóng đổ
Run run thềm tối nhện giăng mờ
Con mực ốm già không nhớ nổi
Gầm gừ chẳng tỏ dấu thân quen
Ta gẫm đời ta chừng bao tuổi
Mịt mù như đã mấy trăm năm
Ta gọi mà không thành tiếng gọi
Lời ta chìm nghẹn ở trong lòng
(Ai cướp đời ta cả tiếng nói)
Ta về đây vườn trống nhà không
Ta vuốt ve từng ngọn cỏ khô
Từng viên sỏi vụn
Tự bao giờ
Lòng ta cũng cháy theo mùa hạn
Cõi người đã khát những cơn mưa
Lòng ta cũng cháy theo mùa hạn
Đất nẻ sâu hằn những nếp nhăn
Ai vắt khô rồi dòng suối cạn
Và mắt đời khô giọt lệ bầm
Ta về như đứa con lưu lạc
Nửa đời áo rách vá tang thương
Trăm nẻo ngược xuôi không ngõ thoát
Ta đành như kẻ mất quê hương
Đâu lũ chim sâu mùa nhãn chín
Buồng cau con sẻ ríu ran xưa
Ta nhìn chỉ thấy màu mây bạc
Hiu hắt đùn quanh ngọn núi mờ
Muốn hỏi mà nghe lòng se quặn
Bạn bè, thân quyến, vợ con đâu?
Cơn gió độc nào xô đuổi tới
Trăm năm đành lạc mất đời nhau
Ta về như lá khô vừa rụng
Thương nhớ màu xanh buổi thiếu thời
Ai ném đời ta qua biển sóng
Máu xương nào cũng máu xương thôi
Em giạt về đâu? Cơn bão dữ
Có biết ta rã cuộc kiếm tìm
Ai đã biến ta thành kẻ lạ
Giữa trái tim người rỉ máu đen
Ta về như cánh chim bay lạc
Đậu xuống vườn xưa lạnh tiếng kêu
Ai bắt đời chim quên giọng hót
Lời chim rịn máu đỏ mây chiều
Về nghe con dế nằm trong cỏ
Một tối khuya nào gáy dưới sương
Giờ đây tiếng dế chìm quên lãng
Ta lạc vào trong cõi nhiễu nhương
Thôi chẳng còn gì, xin gửi lại
Ta như con vượn lẻ đầu non
Gửi xuống trần gian cơn hú dại
Tiếng đau vang lạnh cuối phương ngàn
Thôi chẳng còn gì, xin gửi lại
Ta tật nguyền đến cả niềm tin
Ta về như đất về trong đất
Còn, mất xoay vòng luật biến thiên
Em có còn bên trời sương khói
Một đêm nào lòng chạnh xót xa
Hãy thắp giùm ta đôi giọt lệ
Gọi là đền đáp nghĩa tình xưa
Gọi là đã trót chìm dâu bể
Thì sá gì năm hạn tháng mưa
Ào ào loạn gió oan khiên tới
Thổi tắt trần gian ngọn nến mờ
Thôi hãy vì nhau mà giữ lại
Chút tàn tro: bí tích nhiệm mầu
Một mai dựng lại thiên đường mới
Trời đất muôn loài thương mến nhau
Một mai dựng lại thiên đường mới
Em trồng hoa trên mỗi lối về
Ta dẫu đui mù, thân phế tật
Ôm ghì thiên hạ trong hai tay
Thôi hãy vì nhau xin gắng đợi
Giờ phục sinh. Đợi giờ phục sinh!
Ngày mai Chúa sẽ từ trong đất
Về trần gian rao giảng hòa bình
Em thắp giùm ta nghìn ngọn nến
Ta ngồi vẽ lại giấc mơ xưa
Em rót giùm ta nghìn cốc rượu
Uống vì thiên hạ buổi can qua
Thôi hãy vì nhau xin gắng đợi
Dù đời ta cuối bãi đầu ghềnh
Sẽ có ngày bên gian nhà cũ
Ta ngồi kể chuyện dưới sao đêm
Em hát mừng qua cơn mộng dữ
Áo tình một sớm tỏa hương xuân
Ta rước em về gian nhà cũ
Trồng lại vườn rau, chăm khóm hồng
Ta sẽ khai mương thông lạch mới
Con cá reo mừng vẫy sóng xao
Rừng núi hồi sinh đêm vũ hội
Tạ đất trời thoát cuộc binh đao
Ong bướm xôn xao mừng lễ cưới
Chúc phúc ta nên đời vợ chồng
Ta hôn lên mắt ngời khát vọng
Quên chuyện mười năm cũ nát lòng
Đôi chim mùa trước về xây tổ
Trên đọt cau già mới trổ hoa
Ta trải lòng ta lên cỏ mượt
Em hiền nhung lụa giấc mơ ta
Ta sẽ gom thâu từng vỏ đạn
Từng mảnh bom cuối rạch đầu ngòi
Từng mảnh xương người, manh vải mục
Từng dòng uất nghẹn cháy khôn nguôi
Ấy thế mà khi ta trở về
Vườn xưa quạnh quẽ, xác mai gầy
Cúi hôn mặt đất còn đau buốt
Ngọn gió oan hờn thổi sắt se
Bóng ta đổ xuống bên hiên vắng
Như bóng ma về khóc đớn đau
Thôi hãy vì nhau mà gắng đợi
Một ngày thăm thẳm của mai sau
Rồi cõi lòng em sẽ bừng nở
Một màu hoa rất đỗi dị thường
Cánh cửa đời ta còn để mở
Đợi chờ đến cuối cuộc tang thương.
LÊ VĂN TRUNG
Cô Mai: Cám ơn cô đã đồng cảm để rồi đặc biệt gõ tặng một bài thơ, mà khi đọc thấy rất thấm…với những người và những gia đình đã từng là..lính…như chúng tôi.
Luôn vui và…tặng nhiều quà…như thế, cô Mai nhé!
Bảo Vân: Ủa, từ này thông dụng mà em. Chắc tại em không nghe quen.
Để chị dụ chị Ba sáng tác đã, khi nào chị Ba có bài thơ “Nha Trang gọi ta về” thì lúc đó chị sẽ đăng hình mình. Hi hi.
Chị Ba ơi!!!!!!!!!!!!!!!
@ Út Vân :
Trời…trời…cái con bé út Vân này…!
Điệu này chắc…cô Ba…lủng màng nhĩ…quá…!!!!
Chị Nha Trang: chị thấy nó la khiếp không 😀
@ Nguyệt Mai thân quý :
Cảm ơn Nguyệt Mai nhiều nhiều…nghen !
Nguyệt Mai…ơi ! Sao bồ tèo sưu tầm toàn…” hàng độc thủ “…hay đến…” chết người ” …không vậy !?
Đúng như anh Công Thành và Phay Van cảm nhận , những… ” Người trong cuộc “…đọc bài thơ này…thấm lắm lắm…Nguyệt Mai ơi…!
” Ta về ghé lại gian nhà cũ
Ngõ vắng , dây bìm chen lối vào
Nền gạch xám khô , tường mốc thẫm
Cây khế tàn bông rụng đớn đau ”
……
” Bóng ta đổ xuống bên hiên vắng
Như bóng ma về khóc đớn đau
Thôi hãy vì nhau mà gắng đợi
Một ngày thăm thẳm của mai sau…”
@ Phay Van mến yêu :
Đúng là cậu Tín ròm nói…nó là kiến lửa chúa…thật ! hi..hi..
Chị Nha Trang: dạ, em đọc còm của nó mà “hết hồn” 😀
@ Phay Van mến yêu :
Ừ…! Cá nhân chị…rất thấm…cái cảm giác…thăm thẳm…này …lắm em ơi…!
@ Phay Van mến yêu :
Bài trong ngôi nhà thân thương của em thì sao mà quên được…, nhưng ý em muốn nói chuyện gì…?
@ Phay Van mến yêu :
Thôi…thôi…! Đừng nhắc nữa…em ơi…!
Không khéo…chị gõ phím…không nỗi nữa…bây giờ…em gái…!!!!
@ Phay Van mến yêu :
Cảm ơn em gái hiểu lòng chị nghen !
Vì vậy mà chị rất thích câu thơ :
” Có thẳng căng như một sợi dây đờn
Mới tạo được những âm thanh kỳ diệu…! “…đó em…
@ Phay Van mến yêu :
Cảm giọng văn , chị đoán được…tác giả…câu nói rồi đó !
Em có còn nhớ…, những ngày đầu chị vào nhà em chơi , chị hay có nhận xét về em khoảng 3 lần – vì chị có một trực giác tương đối chính xác – :
” Chị thích em ở tính cách…Hoà Nhập nhưng Không Hoà Tan ”
Chính yếu tố này đã cho chị…còn hiện diện đến nay ở nhà em đấy…em yêu…ạ…!
@ Phay Van mến yêu :
Ừ…! Thôi khuya rồi…, em đi ngủ đi hén , không khéo mai dậy trễ thì…chết…bà chị già…nhiều chiện…này…! hi..hi..
Út ít Bảo Vân của chị,
Cưng gọi chị lớn quá, đến nỗi.cách một đại dương mà chị còn muốn .. lủng màng nhĩ luôn. Coi chừng làm phiền lòng người hàng xóm đó, cô bé nhé!
Hồi xửa xừa xưa đó, em có biết không, cứ đến 9 giờ tối là cô xướng ngôn viên đài phát thanh thường hay nhỏ nhẹ nhắc nhở: “Bây giờ là 9 giờ tối. Xin quý vị vui lòng điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe để khỏi làm phiền lòng hàng xóm đang cần sự yên lặng nghỉ ngơi”. Bao nhiêu năm rồi, cho đến bây giờ chị vẫn còn nhớ…
Chị thật tiếc là không thể đáp ứng yêu cầu làm bài thơ “Nha Trang gọi ta về” để tặng chị Hai được vì lúc này chị đang bận rộn và nàng thơ cũng bỏ trốn đâu mất!!! Nhưng chị đã có lần – thay anh Hai – làm tặng chị Hai một bài thơ rồi đó. Em muốn xem, cứ vào entry có tên của chị Hai tìm là thấy liền thôi.
Thứ nữa, em đừng đòi chị Ba làm thơ để bắt chị Năm post hình của chị ấy cho em xem. Em làm như thế là “giết” chị Năm không gươm không dao rồi đó, em có biết không? Chị nói ít, em hiểu nhiều, cưng nhé!
Thương chúc em luôn học thật giỏi,
Anh Công Thành, Nha Trang và Phay Van,
Nguyệt Mai rất cảm động khi thấy các bạn đã xúc cảm với bài thơ “Đợi chờ đến cuối cuộc tang thương” của nhà thơ Lê Văn Trung. Nguyệt Mai cũng đã đọc bài thơ đó trong nước mắt trên trang blog của nhà văn Trần Hoài Thư. Nếu tác giả biết được sự đồng cảm này, chắc chắn ông sẽ cảm động và vui lắm.
Sở dĩ Nguyệt Mai nói như thế vì khi ra mắt tập thơ “Cát Bụi Phận Người” ở Sài Gòn năm 2006, ông đã nói trước cử tọa: “Nếu có một người hiểu và xúc động sâu sắc với thơ tôi (cho dù chỉ một câu thôi) cũng là niềm vui quá lớn, niềm hạnh phúc kỳ diệu rồi…”
@ Nguyệt Mai thân quý :
Nguyệt Mai ơi , thế… Mai có quen biết hoặc có liên hệ gì với nhà thơ Lê Văn Trung chứ ?
Nha Trang thân quý,
Nguyệt Mai không quen hoặc có liên hệ gì với nhà thơ Lê Văn Trung đâu, chỉ là một độc giả giống như Nha Trang vậy thôi.
Nhưng có một lần, Mai có thắc mắc một từ trong câu thơ của ông, nên Mai viết điện thư nhờ nhà văn Trần Hoài Thư chuyển giúp. Nhà thơ đã trả lời và viết cho Mai như Nguyệt Mai đã chia sẻ với các bạn.
Phay Van thân mến,
Nếu có nhiều người đã đọc bài thơ đó trong nước mắt, như chị, như em, cùng đồng cảm với tác giả, tác giả rất hạnh phúc, em ơi!
@ Phay Van mến yêu :
Thế thì bà chị già này…quái dzị…rồi…! hu..hu..
Qua nhà Phay Van@ xin chúc ông THT sức khỏe, cống hiến miệt mài như con ong thợ,…..
Các bạn thân mến,
Nguyệt Mai trân trọng mời các bạn nghe “Cho con ngày tựu trường”, truyện ngắn của nhà văn Trần Hoài Thư, qua giọng đọc của Song Hạnh – cựu xướng ngôn viên đài Sài Gòn.
Nhà văn Trần Hoài Thư muốn gởi audio này đến tất cả các bạn ở trang nhà Phay Van như một quà tặng để đáp lại những tình cảm mà các bạn đã dành cho ông.
http://tranhoaithu.wordpress.com/2011/12/27/audio-cho-con-ngay-t%E1%BB%B1u-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng/
Cám ơn nhà văn Trần Hoài Thư đã ưu ái tặng mọi người một truyện ngắn!
Cám ơn cô Mai đã post audio truyện này…
Công Thành tôi vừa gõ vừa nghe…đây…
Anh Công Thành và Phay Van,
Nguyệt Mai rất vui và hân hạnh được làm nhịp cầu mang đến những niềm vui cho các bạn rất thân quý của trang nhà Phay Van..
Nha Trang quý mến,
Nguyệt Mai đồng thuận với nàng Phay nhà mình. Google search thì ai mà chẳng làm được. Lựa hình có ý nghĩa rất khó. Phải là người rất tinh tế như bồ tèo mới lựa được tấm hình như vậy.
Chị Nha Trang, cô Mai và cô Phay Van: Bà nhà đã có…lý do…kẹt…không vào chơi được rồi đấy nhé!
Chứ không phải Công Thành tôi đó…nghen! hehehe..
@ Anh Công Thành : Chào Anh !
Ủa…! Chị nhà Bảo Trâm…kẹt…là sao…Anh Công Thành !
Nha Trang…chưa hiểu ý này…của anh ?
@ Phay Van mến yêu :
Vào nhà chị đọc comments từ dưới lên , nên chưa hiểu… , sau khi đọc lên trên thì Chị đã hiểu ý… ” kẹt “…mà anh Công Thành nói rồi !
@ Phay Van mến yêu :
Thông cảm cho…mấy ông…!
Hồi xưa…anh em cũng…dzậy…đó…! hi..hi..
Anh Công Thành và Bảo Trâm thân mến,
Nguyệt Mai cũng mong các cháu nội ngoại của anh chị mau hết bệnh để Bảo Trâm có thể vào nhà cô em Phay Van chơi và trò chuyện cho vui.
Hẹn sẽ gặp lại khi Bảo Trâm được rảnh nhé!
@ Phay Van mến yêu :
Chị đọc được bài này thấy hay quá – theo ý cá nhân chị – , vậy chị có thể đề nghị em hai điều được chứ ? Đó là :
1/ Em gắn link giúp chị giới thiệu trang này , để chia sẻ với mọi người thêm… một góc nhìn về con người của Văn Thi Sĩ Trần Hoài Thư :
Vào Google : ” Trần Hoài Thư Một Đời Quý Sách – Diễn Đàn Thế Kỷ “
2/ Và trong bài này – có 3 trang – của tác giả Luân Hoán , em vào trang 2 , copy lại đoạn nhà văn Trần Hoài Thư ” Đối thoại với nhà văn Bảo Ninh ”
Từ đoạn đầu trang 2 : ” Như nhiều người nhận định…..”
cho đến hết…
” Xin đừng dùng nỗi buồn mà thoá mạ một cách cố ý những kẻ bị thất thế ” ( Trần Hoài Thư ) .
Chị rất mong em copy đoạn trên vào cái comment này của chị , giúp chị được chứ ! OK ?
Cảm ơn em trước nghen…
“ Từ lâu, người ta đã chờ đợi những tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam bằng ngòi bút trung thực, vượt khỏi định kiến, guồng máy, lập trường, từ những nhà văn miền Bắc. Tại sao là miền Bắc? Bởi vì, những người viết của miền Nam ít ra, đã thả dàn biểu lộ hầu hết những gì mà họ đã tham dự hay nhân chứng, mà không bị ràng buộc bởi bất cứ một ai, bất cứ một thế lực nào. Chính vì sự mong mỏi ấy, những tác phẩm của Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, vân vân… đã được đón nhận từ trong nước, đến ngoại quốc, và cả người Mỹ lưu tâm về Việt Nam và đã được xem là hiện tượng. Trong số những tác phẩm này, tôi được đọc hai truyện dài: Ly thân của Trần Mạnh Hảo, và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Tôi xin được góp ý về Nỗi buồn chiến tranh (NBCT) vì truyện này đã nhắc thường trực về những người lính thám báo VNCH, mà tôi là một thành viên. Hơn nữa NBCT hiện nay là một đề tài thảo luận sôi nổi trên internet, qua những Newsgroups và Usernet. Ngoài ra, truyện đã được dịch sang tiếng Anh (Bao Ninh, The Sorrow of War. Vietnamese original Hanoi, 1991; English translation London: Martin Secker & Warburg, 1993; New York: Pantheon), phổ biến trong các Đại học Mỹ, tác động nhiều trong tâm trí của những người tuổi trẻ hải ngoại không đủ khả năng đọc Việt ngữ. Nguyên bản bằng tiếng Việt đã được in ở Mỹ do Nam Việt xuất bản, Phạm Việt Cường viết tựa, với kết luận như sau:”Nỗi buồn chiến tranh là một thành tựu văn học vô cùng lớn lao, là một tác phẩm sâu sắc nhất về chiến tranh Việt Nam từ trước đến giờ, và chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài trong kho tàng văn học Việt Nam”.
Thưa nhà văn Bảo Ninh,
Trước hết tôi phải cám ơn anh vì nhờ đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh tôi mới hiểu rõ hơn về tâm tư của một thế hệ và giai đoạn mà tôi cũng như anh là những người trong cuộc. Anh viết về sự đổ vỡ và phá sản bi thảm của tuổi trẻ miền Bắc trong cuộc chiến đấu mà chế độ từng nói là cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước. Anh đã kể về những đồi ma chập chùng ở miền cao nguyên nồng nặc tử khí. Lính Mỹ. Lính miền Nam. Lính miền Bắc. Anh viết về những chiếc T54 nghiến trên những người lính Sư đoàn 18. Anh viết về những lưỡi dao găm thọc vào tim máu phụt thành tia vòi. Anh viết về nỗi tuyệt vọng của những người lính trinh sát qua Kiên, hay của những bè bạn của anh ta, đào ngũ, dao động, hoang mang cùng cực. Anh lại kể về trận đánh ở Ban Mê Thuột vào một trung tâm cảnh sát, cùng những người nữ cảnh sát viên thuộc hàng ngũ miền Nam, và nhất là sự có mặt hầu như ám ảnh suốt truyện về những toán thám báo. Anh đã tả lại một toán thám báo vào mật khu, bắt theo 3 cô gái, hãm hiếp và sau đó giết họ rồi vất xuống sông. Anh nêu đích danh tay chỉ huy là một Trung úy.
Nói tóm lại anh đã lột tả trần trụi nỗi kinh hoàng của chiến tranh, không che đậy, giấu giếm. Ngoài ra anh cũng vén cái màn dối trá từ lâu đã bao trùm cả xã hội và tuổi trẻ miền Bắc. Đó là điều hiếm có cho nền văn học trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thưa nhà văn Bảo Ninh,
Tôi đã rưng rưng nước mắt trên những trang giấy về nỗi chán chường cùng cực của một thế hệ bị đẩy vào lò nướng, nhưng tôi không thể không phẫn nộ khi anh dùng nỗi buồn chiến tranh ấy để cố ý xuyên tạc bôi nhọ một hàng ngũ thất thế.
Xin đọc lại đoạn tả một Trung úy thám báo bị phe các anh bắt làm tù binh: “Tên nom to con nhất trong bọn, mắt trái bị báng súng dộng lòi ra, máu hòa nước mưa nhuộm đỏ nửa mặt, đưa con mắt lành nhìn Kiên cười khẩy, và khàn khàn nói, nhe hàm răng trắng ởn. – Ba nhỏ đó trình quí anh, tụi này làm thịt cúng hà bá rồi… Mấy nhỏ la khóc quá trời…” (NBCT, trang 51, 52). Rõ ràng anh có một trí óc sáng tạo có một không hai. Anh tốt nghiệp khóa 3 trường viết văn Nguyễn Du mà. Nhưng anh đã không hiểu gì về vai trò của thám báo. Nhiệm vụ của thám báo là dò thám, lấy tin. Trinh sát, viễn thám, thám báo, biệt kích, những danh xưng, dù có khác nhau, nhưng nhiệm vụ là phải tuyệt mật. Chúng tôi chỉ dùng tai và mắt để nghe ngóng và rình mò và báo cáo về Bộ Chỉ huy. Toán trưởng thường thường mang cấp bậc Thiếu úy hay Chuẩn úy. Riêng cấp bậc Trung úy chỉ dành cho Trung Đội Trưởng mà cấp số thường trên hai mươi người. Như vậy, không tên lính thám báo nào lại ngu độn đến nỗi xâm nhập vào một mật khu, lại bắt mang theo ba cô chị nuôi, để cho các anh theo dõi bắt lại. Riêng anh cho người chỉ huy là Trung úy, thì rõ ràng anh có một chủ ý thấy rõ. Cứ tưởng tượng đến một nhóm bảy người dưới sự chỉ huy của một tên Trung úy vào mật khu để bắt ba con mồi, thúc súng đằng sau, hét hò, bận bịu để mang ra khỏi rừng, giữa lúc quân chính qui các anh thì dầy đặc, rõ ràng là một câu chuyện hoang tưởng và xuyên tạc có chủ ý. Trung úy ở hàng ngũ chúng tôi cũng học nhiều trường, từ trường học, đến trường lính. Tối thiểu họ cũng có tú tài. Họ có học thức. Với cấp bậc Trung úy, ít ra họ cũng có kinh nghiệm chiến trường. Họ không ngu độn như vậy đâu. Ngay lời nói của viên Trung úy tù binh kia cũng đủ cho biết cái dối trá, phóng đại. “Ba nhỏ đó tụi này làm thịt cúng hà bá rồi. Mấy nhỏ la khóc quá trời”. Nội câu trả lời kia cũng đủ cho thấy cái chủ ý, cái căm thù hằn học, mà chỉ có những cai tù trong trại học tập mới dành cho những con người thất thế. Hễ là thầy giáo thì phải hãm hiếp nữ sinh. Hễ là sĩ quan tác chiến là phải mổ mật mổ tim nhân dân cách mạng. Thì ra đầu óc anh vẫn còn bị nhồi sọ bởi cái luận điệu tuyên truyền của chế độ. Hay cũng vì nhờ những đoạn này mà nhà nước đã cho NBCT được xuất bản và được cho phổ biến rộng rãi?
Cái tàn bạo trong cuộc chiến là lẽ dĩ nhiên. Tôi không khẳng định ai ai trong hàng ngũ miền Nam cũng đều là anh hùng quân tử. Tuy nhiên sự tàn bạo ấy anh đã vẽ nên không phải lúc, phải chỗ, không phải vai trò, khiến bất cứ người nào đã từng tham dự vào cuộc chiến cũng phải phì cười.
Xin anh hãy công bằng khi viết. Hơn nữa chính anh đã kể về người tù binh thám báo mời lính trinh sát các anh hút thuốc Ruby. Nịnh hay là một bản tính đôn hậu, chân thật, thân ái của những người trẻ tuổi miền Nam chúng tôi?
Thưa nhà văn Bảo Ninh,
Trong bất cứ một tập thể nào cũng có kẻ xấu người tốt. Tuy nhiên, tôi xin nói với anh một điều, chúng tôi có học, học từ tình yêu thương của Chúa và Phật, chứ không phải học từ Ban Tuyên huấn, từ ông Tố Hữu hay Chế Lan Viên, chỉ biết ngợi ca sắt máu, căm thù người cùng màu da như anh và tôi. Họ còn đấu tố cả cha mẹ họ huống hồ đối với những người khác hàng ngũ. Anh đã không can đảm để nói lên sự thật như Trần Mạnh Hảo đã nói trong Ly Thân. Tại sao, sau chiến tranh, một nhà thơ trẻ tài ba – một thương binh cũng nguyên gốc trinh sát là Trần Khuất Nguyên, lại tìm được một người bạn tri kỷ cuối đời là một người thương binh thuộc hàng ngũ chúng tôi? Tại sao anh ta không có một người bạn nào khác trong một tập thể thắng trận là các anh?
Thứ hai, khi đề cập đến nỗi chán nản cực độ, anh đã cho nhân vật Kiên đi như đi vào chỗ không người, khi đụng trận với thám báo (lại thám báo): “Kiên chẳng buồn khom người xuống, thong thả đi tới, vẻ khinh miệt đầy uể oải.Tên địch hấp tấp bắn. Hắn cuống. Đạn nổ đinh tai. Song cả ba chục viên đạn quạt căng rát kỳ thay không một viên gãi vào Kiên. Anh không bắn trả, chỉ còn cách con mồi vài bước nữa, vẫn không bắn. Tuồng như anh muốn ban cho tên địch cơ hội sống còn: kịp thay băng, nhắm kỹ mà bắn gục anh. Nhưng chính sự chán chường táo tợn của Kiên đã làm xiêu lạc hồn phách hắn. Run bần bật, hắn đánh rơi khẩu tiểu liên. – Đồ cứt đái! Kiên chửi gằn và khinh bỉ siết cò. (NBCT, trang 31, 32).
Đúng là nhà văn Bảo Ninh lại mâu thuẫn với chính anh. Trong phần trên, anh đã vẽ nên toán thám báo tung hoành trong mật khu, đằng đằng sát khí, sau khi bị bắt, vẫn lạnh lùng, thách thức, gan dạ, tàn bạo thì bây giờ anh lại cho những người lính thám báo kia quá tội nghiệp, thỏ đế, con gà nuốt dây thun. Anh dựng nhân vật rất hay nhưng quá giả tạo như kiểu cao bồi cải lương. Có tên lính nào ngu đần khi hắn vào thám báo. Có tên lính nào cách kẻ địch vài buớc (nhắc lại: vài bước) quạt M16 mà sợ đến độ té đái trong quần. Và có tên lính nào vừa đi vừa đếm 30 viên đạn như Kiên. Thưa anh Bảo Ninh, hắn đã tha mạng Kiên đấy. Hắn đã tội nghiệp giùm cho một người tuổi trẻ miền Bắc đấy. Hắn đã tha như tôi và bè bạn tôi đã tha đồng đội các anh. Chúng tôi đã mời họ những điếu thuốc. Chúng tôi đã băng vết thương họ, kêu trực thăng mang họ về bệnh xá. Anh nhớ lại xem, những tù binh phe các anh, sau khi các anh vào, người nào người nấy mập và trắng, tiêu chuẩn đầu người bốn, năm đô la mỗi ngày, và luôn luôn được chiếu cố bởi hội Hồng Thập Tự Quốc tế…
Vâng, những người lính mà anh rẻ rúng khinh miệt ấy, trong ấy có tôi, họ không hèn đâu. Chính trong NBCT, anh cũng đã thú nhận, năm Mậu Thân, hàng ngũ của anh đã tơi tả, tả tơi, có đơn vị thiệt hại đến 70, 80 phần trăm. Mắt tôi thấy các anh chạy như một lũ chuột thoát thân, mà chẳng cần xin pháo dập theo, hay đuổi tiếp. Ngay cả những người nữ cảnh sát viên (lại phóng đại nữa, trời ạ. Ban Mê Thuột tôi đã từng ở mấy năm, đi tìm nát nước, nào thấy một người nữ cảnh sát viên nào đâu. Nhưng cũng xem là thật đi.) mà anh viết, họ là đàn bà phụ nữ, nhưng họ vẫn chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Chiến đấu bằng súng lục (như anh kể trong truyện) trước quân đội chính qui của các anh. Đàn bà yếu đuối mà còn dũng cảm như beo hùm, huống hồ là đám thám báo chúng tôi. Họ tha Kiên chết đấy. Và anh phải thay mặt Kiên để cảm ơn họ mới phải. Đó là lý do tại sao nhà thơ Trần Khuất Nguyên trong Ly thân đã tìm đến người thương binh của hàng ngũ chúng tôi mà kết bạn trong những ngày đen tối nhất của đời ảnh, mà không tìm đến các anh.
Đã hai mươi năm sau chiến tranh, những tên đồ tể buôn bán xương máu tuổi trẻ Việt Nam đã ló dạng trước ánh sáng của lịch sử. Dù kẻ bại dù kẻ thắng, chúng ta cũng vẫn là nạn nhân từ những mỹ từ, nhân danh, mà những chuyên viên xúi giờ đây đang uống sâm nhung để chờ ngày thoi thóp. Lẽ ra chúng ta không nên khơi dậy những thảm kịch của quá khứ, nhất là gây thêm cái khoảng cách giữa những người thuộc hai phe, dù Bắc, dù Nam.
Tôi cũng viết lai rai, và có trăm ngàn chuyện để viết về mấy năm làm Trung đội trưởng thám kích. Nhưng mỗi lần đặt bút lên là lòng tôi lại quặn đau. Tôi không dám kể hết về những gì mà chiến tranh đã gây nên. Tôi không thể không quằn quại khi khui lại, mở lại những sợi gân đã buộc chặt vết thương. Tôi sợ mang nỗi buồn cho con cháu tôi. Bởi vậy tôi phục anh vì anh dám mở toác loác cái vết thương. Tôi đã đau từng dòng anh viết. Tôi yêu văn nồng nàn chất liêu trai của anh. Anh quả là một nhà văn tài hoa chữ nghĩa. Có điều, một nhà văn có tài, không phải là tài ở những chuyện bịa đặt, phóng tác có chủ ý, để lường gạt những người ngây thơ nhẹ dạ, hay không có kinh nghiệm. Ông ta phải biết thành thật, cho chính ông, và độc giả của ông và cả kẻ từng thù địch với ông nữa.
Xin đừng dùng nỗi buồn mà thóa mạ một cách cố ý những kẻ bị thất thế.”
@ Phay Van mến yêu :
Chị tuyệt đối không ngại gì hết , nhưng chị nói thì sẽ có người cho là mình…không khách quan…
Chị nhớ Bảo Vân có trò chuyện với em , út Vân gọi học Văn Học xhcn…chỉ là…NHAI LẠI…!
Con bé út Vân nói…rất rất chính xác…!
@ Phay Van mến yêu :
Ừ chị cũng nhớ Út Vân trò chuyện với em về cụm từ..: ” lưu manh xhcn ” …, và út Vân có trích dẫn lời của Ts Nguyễn Hưng Quốc nói về con người mới xhcn :
” Luôn thiếu tính thật thà ở mọi lĩnh vực ! ”
Lại cũng…Rất rất chính xác !
Chị Nha Trang: cũng ông Ts này bị người ta bôi nhọ khi họ đánh sập nhà anhbasam dạo nọ, hi hi. Chuyện gì cũng có thể.
Những người viết như Bảo Ninh không phải là Nhà văn. Họ là thợ viết,được đào tạo,dạy dỗ chu đáo để phục vụ chủ của họ.
Chỉ vì miếng cơm manh áo mà nó viết những gì ngược với sự thật, trái với lương tâm thì dù cố gắng, ta cũng chỉ có thể tội nghiệp họ mà thôi.
Chị Hai: Dạ, hồi làm đơn thi ĐH, út khóc quá trời luôn vì Ba Má có hướng cho út thi vào SP văn!
Út nói thật..học văn gì mà toàn là..nhai lại..không thôi, út không chịu được cái cách diễn đạt cảm xúc của mình theo khuôn mẫu định sẵn, mà khuôn mẫu này lại toàn là dối trá không nữa chứ!
Cho nên út ,có cả gan..” hăm”.. Ba Má Út, hihihihihi.. là nếu bắt con thi SP văn..con sẽ bỏ giấy trắng..!
Cuối cùng..út thuyết phục được..Ba Má..hihihihi…
@ Phay Van mến yêu :
” Ông Ts này bị người ta bôi nhọ…”
Chị chưa biết chuyện này ! Chuyện…bôi nhọ…gì thế em…?
@ Anh Chinook : Chào anh nhé ,
Vâng , Anh nói chính xác !
Chính vì vậy mà văn nô – thợ viết Bảo Ninh , mới bị nhà văn Trần Hoài Thư…” khẽ tát tai “… đầy lịch duyệt , lịch lãm và sắc bén…, phải không anh !
@ Phay Van mến yêu ;
À…, cũng cái thủ đoạn…bỉ ổi…như vụ Cù Huy Hà Vũ…phải không em ?
Thế thì khỏi cần…biết ! hi..hi..
@ Nguyệt Mai thân quý :
Bồ tèo luôn khiêm tốn không hà !
Chính bồ tèo là người có công lớn nhất đó ! Vì nếu không có bồ tèo… thân tình ưu ái gởi những bài vở tuyệt vời…cho trang nhà Phay Van , thì làm sao mà Trang và mọi người ở trong nước , có thể biết được việc làm đầy ý nghĩa cao đẹp này của văn thi sĩ Trần Hoài Thư…, đúng không nào !
@ Phay Van mến yêu :
Ui…! Em làm nhanh thế…!
Cảm ơn em…
Đọc bài ông…Đối thoại…, chị ngưỡng mộ lập luận lịch lãm nhưng sắc bén của ông quá !
Nha Trang và Phay Van quý mến,
Cám ơn hai bồ tèo rất nhiều đã rất thương Nguyệt Mai mà nói như vậy.
Thật ra, tất cả chúng ta đều phải cám ơn chị Cam Li vì chị là người đã giới thiệu nhà văn Trần Hoài Thư cho Nguyệt Mai. Và cũng chính chị là người đã dắt Nguyệt Mai tới nhà Phay Van trong một dịp tình cờ chị xem những lời “còm” của “Người bà con trong kiếp nào”. Chị thấy các bạn “còm” thật cảm động nên “báo” cho Nguyệt Mai. Khi đọc được những comments của các bạn, Nguyệt Mai thấy các bạn thật dễ thương và cũng là một “fan” của Tuổi Hoa và chị Cam Li – nhưng hình như không biết những sáng tác sau này của chị – nên Nguyệt Mai bỗng có ý muốn vào chơi và gửi tặng các bạn một số sáng tác mới sau này của chị. Và rồi, Nha Trang (hẳn bồ tèo vẫn còn nhớ?) đã ưu ái dắt tay Nguyệt Mai vào nhà Phay Van chơi cho đến hôm nay.
@ Nguyệt Mai thân quý :
Wow…! Vậy té ra chị Cam Li đã biết…trang nhà Phay Van…từ entry ” Người bà con trong kiếp nào “…ư !
Thú vị nhỉ !
Như vậy , với tư cách là một độc giả , nhờ Nguyệt Mai chuyển lời của Trang cảm ơn chị Cam Li nhé ! Bởi lẽ , nhờ chị , mà Trang cũng như tất cả anh chị em chúng ta trong ngôi nhà thân thương này , mới có những cuộc trò chuyện , trao đổi , cũng như kết giao được thân tình với nhau…
Và Nguyệt Mai đã có công rất lớn , vì đã làm một nhịp cầu kết giao bạn hữu thân ái rất tuyệt vời…đấy chứ…
@ Phay Van mến yêu :
Ừ…, sự bất ngờ này là…phần thưởng…rất giá trị…cho trang nhà của em đó…, đúng không !
Đọc bài ” Đối thoại với nhà văn Bảo Ninh ” của nhà Văn Trần Hoài Thư trong comment của chị Nha Trang, mà thấy…tội nghiệp, nhưng cũng ghê tởm cho kiếp văn nô của cái gọi là..”nhà văn xhcn”…!
Như anh chinook nhận xét: ” Họ là thợ viết, được đào tạo, dạy dỗ chu đáo để phục vụ chủ của họ ”
Đây là sự thành công quỷ quyệt tinh vi của nền giáo dục nhồi sọ giáo điều xhcn, biến con người thành con..chó trung thành một cách vô thức có điều kiện, như thí nghiệm con chó của Pavlov…
Chợt nhớ đã đọc được bài này, xin chia sẻ lại với mọi người…đọc thư giản:
Các bác vô google : ” Khóc Tập Thể – Nguyễn Văn Lục “
@ Anh Lãng Tử : Cám ơn anh chia sẻ link của bài viết đến mọi người .
Nha Trang cũng đã đọc được bài viết này của Gs Nguyễn Văn Lục…cách đây 2 ngày !
Rất mong qua link chia sẻ của anh…nhiều người cùng đọc bài viết này để thấy rõ cái…” quỷ quyệt tinh vi của nền giáo dục nhồi sọ giáo điều…”… của cs…như anh nhận xét…!
Nguyệt Mai cũng xin được trích một đoạn trả lời của nhà văn Trần Hoài Thư trong bài viết “Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn quán và Thư Quán Bản Thảo” của Trần Doãn Nho đăng trên tạp chí Da Màu, để nói lên tính nhân bản của người lính VNCH cũng như của nền Văn chương Miền Nam trong thời kỳ 1954 – 1975.
“…Tôi bỗng liên tưởng đến những giọt nước mắt chảy trên má của người tù binh nào đó của chiến trường Bình Định vào những năm cuối của thập niên 60, như qua bài thơ của Trang Châu sau đây:
Nước mắt kẻ thù
nó bị thương
bị bắt sống
mọi người đòi giết nó:
nó núp trong hầm
với một khẩu tiểu liên
cầm chân cả trung đội:
nó bắn ngã chúng tôi một người
bắn bị thương hai người khác
tôi đọc nét căm hờn
trên những khuôn mặt đồng đội
mọi người đòi giết nó
tên du kích vùng khốn nạn
gài lụu đạn lùm cây bờ ruộng
giết những người bắt cá mò tôm
nó nằm đó
mình bết bùn
máu cánh tay nhầy nhụa
tránh những tia nhìn nổ lửa
những báng súng gờm gờm
nó nằm chờ
một phát súng vào đầu
một lưỡi dao rạch bụng
một cái đạp xuống hố sâu
nó nằm chờ nằm chờ
tử thần
nhưng
chỉ có bàn tay vuốt dịu căm hờn
bàn tay băng bó vết thương
bàn tay vỗ về an ủi
nó nằm chờ tử thần
sững sờ bắt gặp tình thương
đồng loại
đôi mắt sát nhân vụt bỗng hiền từ
nhen hai dòng lệ nhỏ
trong cuộc chiến hôm nay
cho tôi xin chiến đấu không hận thù
xin những vết thương bình đẳng
cho tôi đổi một trăm chiến thắng
lấy một giọt nước mắt kẻ thù
Trang Châu (Bên bờ Kinh Sáng 17-2-67)
(trong Dấu vết chiến tranh)
Ôi cho tôi đổi một trăm chiến thắng lấy một giọt nước mắt kẻ thù! Còn gì là nhân bản hơn, còn gì tình người hơn. Không phải lời ước ao trên phát xuất từ một y sĩ tiền tuyến là Trang Châu, nhưng nó phát xuất từ trái tim của miền Nam. Đó là bản chất của con người. Đó là cõi lòng thấm đầy Chúa và Phật. Không phải như từ trái tim đen, từ những kẻ sống chỉ biết căm thù! Và căm thù mãi mãi!”
(nguồn: Tạp chí Da Màu)
@ Nguyệt Mai thân quý : Cảm ơn Nguyệt Mai đã giới thiệu trích đoạn trả lời của nhà văn Trần Hoài Thư .
” …Không phải như từ trái tim đen , từ những kẻ sống chỉ biết căm thù ! Và căm thù mãi mãi ! ”
Nhà văn Trần Hoài Thư qua trả lời , đã nhận chân rất rõ cái bản chất…luôn luôn căm thù này của người csvn…
Và cũng lại chợt nhớ , Anh Công Thành trước đây trong một comment , có trích dẫn một câu nói của ai đó…thật chính xác :
” Sau chiến tranh , người chiến thắng vẫn tiếp tục tiến hành một cuộc chiến khác , cuộc chiến chống những người chiến bại ! ”
Vì sao thế ?
Xin thưa : Vì kẻ chiến thắng luôn luôn mang mặc cảm : rằng mình chiến thắng , nhưng luôn luôn dưới tầm những người chiến bại trong mọi lĩnh vực ; vì vậy chỉ có cách là áp dụng mọi thủ đoạn bạo tàn vô nhân…nhằm khủng bố , đày đoạ , trả thù…cho cái phẩm chất…tự tin , hiên ngang , đầy ngạo nghễ của những người chiến bại…!
Đọc bài theo link bác Lãng Tử cho, thấy câu nói của Giang Thanh:
” Tôi là con chó của chủ tịch, chủ tịch bảo tôi cắn ai, tôi cắn người đó ”
Thật rùng mình!!!
Nguyệt Mai muốn nói lời “Cám Ơn Anh” với nhà văn Trần Hoài Thư, anh Công Thành, anh Chinook, “anh chàng” của Nha Trang cũng như tất cả những người Cha và những người Anh, những chiến sĩ vô danh, đã đổ máu xương cho Tổ Quốc Việt Nam thân yêu, qua bài hát “Cám ơn Anh”, nhạc và lời: Trầm Tử Thiêng, với giọng ca của Tâm Đoan, Ngọc Huyền, Tường Nguyên, Tường Khuê & CĐ Ngàn Khơi
@ Nguyệt Mai thân quý :
Cảm ơn Mai , bồ tèo luôn mang tặng mọi người những món quà tinh thần đầy ý nghĩa lắm !
Những bản nhạc , phù hợp với hoàn cảnh và cảm trạng , luôn tạo cho ta những giây phút đầy xúc cảm sâu lắng…
Nghe bản nhạc của Mai gởi đến , tản mạn suy nghĩ miên man…chút chút ; chợt nhớ có đọc một bài nói về nhạc của miền Nam trước 1975 , thấy bài viết phân tích cũng thú vị , lục tìm lại…xin chia sẻ với cả nhà…đọc thư giản :
Vào Google : ” Nghĩ về ca khúc Sài Gòn trước năm 1975 – tuan’s blog “
@ Phay Van mến yêu :
Ui ! Em đã gắn link giúp chị rồi…!
Nãy giờ lo đọc comments , không để ý…
Cô nương…đang làm gì thế…?
@ Phay Van mến yêu :
Mạng nơi chị đêm nay sao chậm quá ! Có lúc…đứng luôn !
@ Phay Van mến yêu :
Ừ…, khuya rồi…! Em gái đi ngủ đi…!