Trần Hoài Thư- người “sưu tầm những mảnh vỡ văn chương miền Nam”
Các bạn thân mến,
Như trong một số comments trước đây, Nguyệt Mai đã giới thiệu nhà văn / nhà thơ Trần Hoài Thư là người đã có công “sưu tầm những mảnh vỡ văn chương miền Nam, 20 năm, thất, tán. Từng bước, ông và, các bạn, tái hiện để, xiển dương nền văn chương rực rỡ nghệ thuật, nhân bản.” (Du Tử Lê: Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nỗ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam).
Hôm nay, Nguyệt Mai xin mời các bạn thưởng thức một bài thơ và một truyện ngắn của ông.
Thu xa người
Một người đi phương Bắc
Một người về phương Nam
Lá rừng thu chưa vàng
Sao nghe buồn vời vợi
Một người đi để lại
Một người về lại mang
Mang gì, một mùi hương
Quyện trong từng mắt xích
Người đi về dưới đó
Ta đi lên trên này
Mùa thu lá chưa bay
Mà đau thêm nội cỏ
Rừng lá vàng, tía, đỏ
Phiêu du, hề phiêu du
Mùa thu ơi mùa thu
Ta trở về chốn cũ
Cầu xưa dài vô tận
Gió lọt lộng đầy xe
Sợi tóc người hôm qua
Mùi hương người bỏ đó
Chờ ai, chờ ai đấy?
Mà sầu lên rừng cây
Mùa thu lá chưa bay
Mà hồn ta heo may
Trần Hoài Thư
***
***
Đời đầy chuyện ngạc nhiên
Mùa hạ, thường thường vào giờ ăn trưa, ông Nguyễn vẫn quen lái xe ra bờ kênh, cách hãng khoảng một dặm đường. Trưa nay, ông cũng có thói quen như thế. Ông khóa cửa phòng làm việc. Rồi xuống thang máy. Ngoài kia nắng tháng bảy nhìn đến lóa mắt. Những bụi hoa huệ trắng, hoa hồng đỏ khoe sắc. Hàng cây trên bãi đậu xe đứng im bất động. Ông rồ máy. Và mở lại một bản nhạc yêu thích. Xe lăn bánh trên đường. Tiếng hát cũng lăn theo chở ông về một cõi nào của dĩ vãng. Nơi đó là quê nhà. Nơi đó là tình tự. Nơi đó là tuổi trẻ của ông.
Ông tìm lại chỗ ngồi cũ bên giòng kênh đào. Ông tự dành cho mình một niềm vui thầm kín. Trên đầu là chim chóc hót vui. Dưới kia, là một mặt nước êm đềm. Và bóng mát toả xuống cùng với một vài mảng nắng đậu trên bàn. Và gió mát cũng hây hây thổi. Những đóa hoa hôm qua còn nụ bây giờ đã hé nở. Búp hoa vàng dại bên cạnh những đóa dâm bụt vươn lên trên mặt nước. Ông chậm rãi sửa soạn bữa ăn. Vẫn là những món ăn quen, quá quen. Nhưng hôm nay, đặc biệt vợ ông còn dúi thêm một bịch nho tươi. Tự nhiên ông nói thầm: “Cám ơn má nó.”
Buổi trưa chói chang trên con đường nhựa chạy dọc theo kênh đào. Người ta chỉ thấy bóng một chàng thanh niên Á Châu đang thả bộ cùng với dòng xe cộ dập dìu. Lối dành cho khách bộ hành quá hẹp nên mỗi khi xe chạy qua là cậu phải ép sát vào trong gần những lùm bụi rậm ven kênh. Ông đoán cậu là người rất xa lạ với vùng này. Cứ nhìn cách cậu lê bước chân mệt nhọc thì biết. Nếu quen thuộc, không ai lại khờ dại phải lội bộ cả một con đường dài đến hai dặm không có một trạm xe bus dừng như thế.
Nhưng ông không cần bận tâm. Mặc thiên hạ làm gì thì làm. Ông đang cố tận hưởng những giây phút êm đềm của một buổi trưa hè. Hãy bỏ qua một buổi sáng liên hồi chuông điện thoại. Hãy bỏ qua những tiếng đồng hồ như thể phát sốt hay những ưu tư về một tương lai không chắc chắn khi thấy giá cổ phần của công ty mỗi ngày mỗi sụt xuống đến mức thê thảm. Đời là của riêng mình. Niềm vui này đâu phải tìm ở đâu xa. Ông muốn nằm ngay trên băng ghế để nhắm mắt một lát. Thiên nhiên cây cối vây phủ, những đám mây trắng thấy thấp thoáng qua kẽ lá, và nghe đâu đây tiếng dội ầm ầm của thác nước khi chảy xuống đập. Ông thích thú nhìn đám vịt con lông vàng mượt đang bơi theo mẹ ở giữa giòng. Ông lắng nghe tiếng chim nào đó đang hót như khuyến dụ cô bạn mái.
Ông bỗng chú ý đến một chùm bông súng đang nở e ấp giữa mặt nước. Kỳ lạ. Ở xứ Mỹ này, lại có bông súng sao? Bông dâm bụt chưa hết ngẩn ngơ bây giờ lại bông súng dại. Thì ra thiên nhiên ở bất cứ nơi nào cũng giống nhau. Quê hương xa cách ngàn trùng bỗng nhiên thu hẹp vào trong một đám bông lạc loài giữa con kênh xứ người. Những búp bông màu hồng nhạt nở trên cọng thon thon vươn lên từ đám lá phủ một khoảnh nhỏ giữa mặt nước đầy bèo. Có bông nở rộ. Có bông vẫn còn e ấp búp. Những cánh mềm mại nằm hứng lấy mây trời giữa màu xanh trong của nước và màu xanh đậm của bèo lục bình. Ông ngạc nhiên không biết chúng có mặt từ lúc nào. Chúng có lẽ cũng như ông, tự nhiên trôi dạt đến một phương trời lạ lẫm. Nào ai biết đôi khi chỉ cần một bụi chuối con, hay nghe lại tiếng gà gáy vào sáng sớm, hay thấy lại nụ bông súng lạc loài, là cả một tiếng gọi kỳ bí nhưng òa vỡ cả con tim mình. Ông nhớ lại một lần trong năm đầu tiên ở Mỹ, hai vợ chồng ông đang chạy xe trong một khu lạ. Khi qua một ngôi nhà bên đường thấy bụi chuối bên hè. Chuối con nép bên chuối mẹ. Không hiểu sao, ông phải dừng xe lại. Vợ ông mở cửa xe, bước về phía bụi chuối và khóc đến nổi người đàn bà Mỹ phải ra hỏi và ngỏ ý tặng bụi chuối con.
Giờ đây, lại thêm một lần quê hương trở lại. Có phải là buổi sáng nước rút và buổi chiều nước dâng mà một vùng bông súng đã trang điểm cõi đầm lầy. Loài bông hoa đồng nội. Loài bông ít ai nhắc đến. Nhưng là loài bông tỏa ra lòng từ tâm bốn cõi. Mùi hăng hắc của phèn chua lẫn mùi ngây ngây của cọng súng hay chất ngọt dịu thanh thanh của cánh bông mềm. Khi ông đói khát, ông đã ngắt cọng súng để lót lòng. Khi ông bắt được con cá rô cá sặt trong vũng bom đào, ông lội ra đầm tìm bông, tìm cọng súng mang về nấu canh, kho mặn. Có khi bè cả bè tràm trở về trại từ rừng, ông lội giữa vùng bông súng. Bông không tỏa hương thơm như bông sen, nhưng bông mềm như môi người đàn bà, mịn như da thịt của người thiếu phụ trẻ, để ông phải áp bông vào môi vào miệng mình. Có khi ông lội vào sâu trong rừng, ông thấy cả một vùng mênh mông súng và súng. Lá súng phủ ngập đầm không thấy đâu là mặt nước. Và trên vùng lá xanh che mặt là những búp bông vươn cao, vươn cao như cả một vườn tiên cảnh không ai biết đến. Ôi, những thân súng thon dài, mềm mại, giữ gìn những chiếc lá xanh kỳ lạ không gai sắc, không nham nhở, mà ngược lại như lụa là, thỉnh thoảng là chỗ tựa của con ếch, con nhái, để từ đó bông hoa nở rộ hồng cả một vùng. Có khi trong buổi hoàng hôn, màu lá đã trở nên thẫm tối, còn lại là một rừng bông màu hồng nhạt, hay màu trắng bạch, không lay động. Trong khi ven đầm là vùng cỏ tranh vàng như kim loại. Lúc ấy, trên bầu trời quá đỗi hiu quạnh, những cánh chim chiều chậm rãi bay qua, và thỉnh thoảng nghe vọng lại từ đâu đó tiếng bìm bịp kêu rời rạc.
Cám ơn đời đã cho ông còn có con tim mà rung động trước cảnh đẹp, để ông nương tựa mà sống. Và cám ơn một loài hoa đầm lầy hoang dã. Chúng cho ông suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Rằng càng trong tăm tối, càng thấy nở lên mầu nhiệm những bông hoa quý. Như trong cõi đói rách lầm than, miếng đường chia nhau. Vị ngọt sẽ phải lịm hoài đầu lưỡi. Hay ống điếu thuốc lào chuyền nhau. Khói thuốc sẽ phải ngây ngất cả đời. Hay như người học trò đưa lưng gánh dùm bó tràm cho vị thầy cũ của mình trong trại tù cải tạo. Tình nghĩa thầy trò đến đó là cùng, làm sao có thể tìm được ở chợ đời. Hay như viên thuốc hiếm quý mà người bạn tù biếu tặng. Và cả một người con gái áo vá vai, khăn sọc vằn che cả mặt vì sợ nắng, nhưng ông cũng có thể nhận ra đôi mắt đẹp và hiền khi nàng chống chiếc xuồng cũi trên giòng Kênh Một. Đôi mắt ấy phản ánh nỗi xót xa khi thấy ông khốn khổ bè cả bè tràm to lớn ngược giòng. Tại sao em lại xót thương tôi, dúi cho tôi vắt cơm và miếng thịt quý giá vô cùng. Tôi thấy lòng em qua đôi mắt ấy rồi. Ràn rụa. Đỏ hoe. Em nói nhanh: “Ông nhận dùm em đi. Mau lên. Xem chừng họ thấy…” Rồi nàng chống xuồng đi giữa vùng hoa súng đỏ và trắng. Hai vai áo vá lớp. Ông nhìn theo tự dưng nước mắt như chảy. Bóng ấy càng lúc càng mất dần. Nhưng rõ ràng cái bóng ấy sẽ không bao giờ mất trong tâm trí ông.
Và giờ đây ở xứ Mỹ này ông nhớ đến một bóng hình xưa. Ông ngắt một búp bông chưa nở trọn vẹn bên bờ và dịu dàng áp vào miệng như hôn lên một hình bóng yêu dấu cũ.
*
Giữa lúc ông chìm đắm trong hoài niệm thì bỗng nhiên có tiếng nói ở đàng sau làm ông phải giật mình quay lại. Người bộ hành Á Châu hỏi thăm đường bằng tiếng Anh:
” Thưa ông, lối nào đến đại học X ? ”
Ông Nguyễn nhíu vầng trán, cố suy nghĩ. Nhưng ông biết rất khó để mà chỉ dẫn đường đi:
” Xa lắm. ít nhất là ba bốn dặm nữa. Phải tìm exit 10 vào xa lộ, qua cầu rồi tìm exit 11… Cậu không có xe à?” Ông trả lời, dĩ nhiên bằng tiếng Anh.
” Tôi không có xe. Tôi mới đến đây hôm qua”
” Cậu đến từ đâu?”
” Từ Việt Nam.”
Bây giờ ông Nguyễn mới buột miệng reo, bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ:
“Thế à? Tôi cũng là người Việt Nam.”
Rõ ràng ông không thể tự chế được nỗi vui mừng đến độ phải bật lên thành tiếng. Thì ra tình đồng hương đồng bào là một thứ tình đã trữ sẵn trong tim trong máu huyết của loài người. Hình như cái lưỡi của con người chỉ quen mỗi một thứ tiếng. Dù là giọng Bắc của cậu và giọng Nam của ông.
Ông sốt sắng:
“Nếu cậu thích, tôi sẵn sàng chở cậu đến đấy. Xa lắm, đi bộ không nổi đâu”.
“Cám ơn bác. Cháu nghĩ cháu thật may mắn được gặp bác”.
“Cậu không có ai quen ở đây sao?”
“Dạ không”.
Sau đó chàng thanh niên giải thích thêm:
“Cháu mới từ Buffalo đến ngày hôm qua.”
“Cậu là sinh viên du học ?”
“Dạ phải”.
Qua những lời trao đổi, ông biết một phần nào về người bạn trẻ mà ông gặp giữa đường. Cậu được một đại học địa phương tại đây cấp cho một học bổng. Như mọi sinh viên Việt Nam du học khác, cậu phải trải qua một khóa huấn luyện ngắn hạn để làm quen hơn về đời sống xứ Mỹ tại trung tâm ở Buffalo, New York trước khi thật sự vào trường tại tiểu bang này. Giấy tờ ghi rõ đường đi nước bước, nhưng khi đến phi trường thì chẳng có một ai đón giùm. Cậu đành phải trả một số tiền lớn để thuê chiếc tắc xi về khu đại học. Tới nơi, đại học đóng cửa nghỉ hè. Cậu bơ vơ không còn biết ai để cầu cứu đành thuê tắc xi đi tìm khách sạn. Tên tắc xi bỏ cậu xuống một khách sạn cách trường khoảng ba dặm. Hắn nói, nơi này gần trường lắm. Quả thật hắn cũng nói đúng. Tuy nhiên gần campus của trường chứ không phải gần khu hành chánh hay sinh viên vụ. Cậu mới hiểu về những cái máy chém tiền không thương xót. “Cả đêm cháu ngủ không được… Cháu không dám gọi tắc xi. Tắc xi chém tiền hết chỗ nói…”
Hoàn cảnh của người sinh viên du học đã làm ông xúc động. Ông không cần thắc mắc về nguồn gốc lai lịch của người mà ông gặp gỡ giữa đường. Ông nhớ lại sáng nay một người quen vừa từ Việt Nam trở lại Mỹ, nói về những chuyện bực mình trong đó có chuyện anh chàng hướng dẫn trẻ tuổi thay vì hướng dẫn du lịch lại hướng dẫn chính trị. Không biết cậu này có thuộc thành phần này không. Đối với ông bây giờ là một người Việt Nam đang gặp hoạn nạn. Đang gặp bơ vơ. Tình người và tình đồng bào đã khiến ông không thể làm ngơ. Ông mang cậu về nhà. Vợ ông gọi điện thoại đến người quen để tìm giúp chỗ cư ngụ. Một người bạn làm việc chung giới thiệu một chỗ gần trường. Và ngay chiều hôm ấy, vợ chồng ông tự dưng trở thành kẻ bảo trợ. Cậu không có gì hết, nên ông bà phải giúp đỡ mọi thứ. Từ bàn ghế đến giường gối. Tặng cậu một thùng mì Đại Hàn. Thêm cái tủ lạnh nhỏ. Rồi chất tất cả lên xe, mở đèn emergency mà chạy… Thấy hai bên nhà treo đầy cờ Mỹ, cậu hỏi:
– Thưa bác, hôm nay lễ hay sao mà có treo cờ ?
– Lễ Độc Lập đó cháu. Vợ ông mau mắn trả lời.
– Bộ chính quyền bắt dân phải treo cờ hay sao ?
– Không. Ai muốn treo thì treo. Chẳng ai bắt ai hết.
*
Lâu lắm, dễ chừng gần một năm, ông không nhận được tin tức gì của cậu sinh viên ấy. Có lẽ vì việc học hành quá bận rộn, hay cũng có lẽ vì cậu đã làm mất số điện thoại của ông. Ông cũng vậy. Chẳng hề thắc mắc hay bận tâm. Đời sống xứ Mỹ quá bận rộn. Càng ngày công việc càng đè đầu ngập cổ. Nhóm của ông sáu người giờ chỉ còn hai.
Nhưng đến một hôm ông trở về nhà, thấy một bình bông súng ai để trước cửa. Có phong bì lá thư kèm theo. Lá thư viết như sau:
“Thưa hai bác. Hôm nay có một người bạn có xe nên cháu nhờ anh bạn chở giùm đến thăm hai bác. Rất tiếc hai bác không có ở nhà. Cháu xin gởi bác trai chậu hoa súng. Cháu biết là bác thích hoa này nên cháu nhờ người thân mang giùm từ Việt Nam qua. Mong bác trai nhận…”
Vợ ông hỏi ông: “Sao mà thằng Bình lại biết ông thích bông súng?”
Ông trả lời: “Thì bà hỏi nó đi”.
Ông giấu chuyện ông hôn lên cánh hoa. Cánh hoa của một người yêu dấu cũ.
Trần Hoài Thư
Nguồn: vanchuongviet.org
***
Nguyệt Mai cũng thân mời các bạn nghe chị Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh trình bày nhạc phẩm “Thu hát cho người” của Vũ Đức Sao Biển giao duyên cùng bài thơ “Thu xa người” của Trần Hoài Thư.
***
PV em xin “chen vào” một tí. Kính mời các bác đọc bài này (vì khiêm tốn nên tác giả của bài thơ không muốn đưa nó lên):
Cảm Ơn
Kính tặng Nhà Văn Trần Hoài Thư
Xin cảm ơn người đã có lòng
Xây dựng lại từ những gì đổ nát
Sau biển dâu ngỡ muôn đời mất mát
Nhưng nhờ ai thơ văn sẽ thiên thu…
Trần Thị Nguyệt Mai
Bảo Vân ơi….! Bác chờ con…mãi mà không thấy…!
Bác mở cửa vào nhà trước…đây nhé…! hehehe..
Ui! Bác Công Thành lại..mở hàng nữa rồi..
Chị Phay ơi, hôm qua út nhớ nhà lắm chứ, nhưng homework làm muốn bù đầu luôn chị ơi, nhớ lời dặn của chị Nha Trang.., út đâu dám..hó hé..vào nhà ” tám ” chuyện…chị Phay ơi!!!
Chị Phay Van: Dạ, là em út, em phải nghe lời mấy chị kính mến dạy bảo chứ!
Công nhận entry này hay tuyệt! Út không ngờ chị Cam Li tài hoa thật, nghe giọng ngâm của chị..thấy nhẹ nhàng phiêu du quá!
Chị Cam Li ơi, sao chị tài hoa quá vậy! chắc hồi xưa..hàng đàng con trai xếp hàng ôm hoa chờ..chị đúng không?? hihihihi..
Chị Cam Li ơi, chị chia lại chút chút..cái tài hoa của chị cho mấy em với…
Bảo Vân: hồi xưa chị Cam Li cũng bận bù đầu như hiện nay, vì ngoài các sinh hoạt học đường, chị còn tham gia các công tác xã hội như cứu trợ các nạn nhân chiến tranh trong các trại tạm cư. Em đọc phóng sự “Ngày Sẽ Tới” của chị Cam Li trong tuoihoa.hatnang.com nhé.
và khi “… đã là một sinh viên, ngoài giờ học cô lặng lẽ đi vào quân y viện băng bó vết thương cho những người lính, đàn hát bên giường bệnh, và cô đã viết nên những tác phẩm trong thời chiến.” (Cô bé viết truyện hoa tím)
Bác hth ơi…thấy bác xuất hiện…sao không vào nhà…?
Cô bé sv sắc lẻm Bảo Vân lần này…lại bắt bác…đền…bún bò huế…nữa đấy nhé…! hehehe..,
Mấy cô cậu này không biết có đổi tông không hay là vẫn bún bò? Thôi thì bác cứ kêu bún đợi sắp nhỏ vậy, tụi nó đòi đổi thì đổi!
Bác Công Thành và Anh Hai hth ơi, út Vân trung thành với bún bò huế! Bác và anh hai chuẩn bị..kêu nhiều nhiều nghen.., hôm nay nhóm kiến lửa tụi con tập trung lại rồi đó..
Ủa! anh hai và bác Công Thành..giờ này đâu không thấy xuất hiện!!!!????
Bảo Vân: Bác đây…bác đây…!
Bún bò bác và anh hai hth..kêu sẵn rồi đấy nhé..! các cháu cứ ra sức..mà chén..!
À, Bảo Vân! có gọi…cậu Tín..chở..không đấy? hehehe..
Đọc xong entry này , tự nhiên nhớ…
Từ vào thu đến nay
Gió thu hiu hắt
Sương thu lạnh
Trăng thu bạch
Khói thu xây thành
Lá thu rơi rụng đầu ghềnh
Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly
Nhạn về én lại bay đi
Đêm thì vượn hót ngày thì ve ngâm
Lá sen tàn tạ trong đầm
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa
Sắc đâu nhuộm ố quan hà
Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương
Nào người cố lý tha hương
Cảm thu ai có tư lường hỡi ai…?
…………………………………………..
( Cảm thu , tiễn thu – Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu – 1920 )
Hê hê hê . . . chuyến này mình cầm tinh….. đội tuyển VIệt nam, về thứ tư! Bác Công Thành vừa nhanh vừa khỏe, làm cả sê-ri huy chương rồi! 😀
Wow…! Anh Công Thành…lại mở toang cửa… vào nhà nữa rồi !
Hứa hẹn một entry…đầy comments thú vị đây…
Bảo Vân ơi…! em đâu rồi…?
Có ngán…bún bò huế…hông…cô út…? hi..hi..
Thay mặt bác Công Thành và anh hai hth của út…, Chị mời út Vân…ngó xem…tô bún bò huế…nghen :
Vào Google : ” Món ngon cuối tuần : Bún bò huế – Chợ Trời Đà Lạt “
Thèm…hông..út…! hi..hi..
Chị Nha Trang: Út trung thành món bún bò huế theo mấy chị mà! Ngó và thèm quá chị ơi!
xem xong bài theo link chị giới thiệu, vậy là út..biết làm món bún bò huế..rồi! nhưng út nấu không biết có ngon như trong..quán không..hổng biết nữa??!! hihhihihihi…
@ Phay Van mến yêu ơi ,
Một entry tuyệt vời…!
Nào là…Thơ , nào là Văn , nào là Nhạc…của những tác giả tên tuổi đáng trân trọng…
Thế nhưng em yêu ơi…, hãy lãng mạn thêm…chút hương vị…Hội Hoạ…vào cho đủ bộ tứ…, Phay Van nhé…
Em có thể tìm một bức tranh về mùa Thu…nào đó , post lên được chứ ? Chẳng hạn bức ” Mùa Thu Vàng ” của danh hoạ Isaac IIyich Levitan ?
OK ?
Cứ như thói quen thường lệ , mỗi ngay tôi bấm tay trên những con chữ quen thuộc …Vào thăm trang nhà của Phay Van vì thất đôi dòng ” nhà thơ Trân` Hoài Thư ….” Ồ cái tên thất quen quá , hình như cả một ký ức thưở nhỏ tìm về …Từ bé tôi đã rất thích thơ nên cái tên nhà thơ đã đi vào tận ngăn tủ sâu kín của quá khứ ..nay bỗng dưng được gặp lại dù qua bao thăng trầm của năm tháng trái tim vẫn tươi nguyên nhịp đập những thổn thức giữa mô,t trời thu đất khách … Cảm ơn Phay Van , cảm ơn nhà thơ đã cho tôi tìm lai được những khỏang khắc tuyệt vời tưởng như đã mất …
Ôi chao ! Sao chị Cam Li nhiều tài thế nhỉ , nào là : Dược Sĩ , Văn Sĩ , Nhạc Sĩ , Ca Sĩ…hôm nay lại mới biết thêm một cái tài của chị nữa : năng khiếu Ngâm Thơ…!
Nghe giọng ngâm thơ của chị trong clip nhạc của entry này , bỗng thoáng mang mác nhớ về những giọng nữ ngâm thơ trước 1975 như Hồ Điệp , Hoàng Oanh …đã từng làm…say đắm…tới điếng người…của biết bao thính giả yêu thơ…ngày ấy…!
Chị Cam Li ơi…, thế còn…Hoạ Sĩ…? Nha Trang và mọi người có thể… được biết…, chứ chị Cam Li ?
Nha Trang thân mến,
Cam Li … vẽ giỏi lắm, từ hồi còn bé đã (ăn gian) kẻ ô vuông trên những tấm ảnh gia đình, và vẽ lên một tờ giấy vẽ (cũng kẻ ô vuông), thế là… ai cũng được Cam Li vẽ giống y như… hình chụp.
Mến chào quý anh chị em trang Phay Văn, Cam Li chúc quý anh chị em một cuối tuần vui nhé!
@ Chị Cam Li thân quý ,
Wow…! Quả chị là một người nghệ sĩ tài hoa…danh bất hư truyền…rồi đấy nhé !
Đúng như lời cô em Phay Van nói đấy chị Cam Li ơi : ” Chị là niềm tự hào của nữ sinh trước 1975…”
Một bài văn đoạt giải nhất của chị vào năm 1970 , thì chị đã là một hình tượng cho nhiều thế hệ nữ sinh trước 1975 ngưỡng mộ rồi – tất nhiên trong đó có Nha Trang nữa đó nghen chị – , huống hồ hôm nay Nha Trang và mọi người , còn biết được chính thức… những năng khiếu tài hoa khác của chị trong lĩnh vực nghệ thuật…
Chị Cam Li ơi…, nếu Nha Trang nói không lầm , thì phương pháp vẽ mà chị cho biết chị đã từng vẽ hồi bé…, đó có phải là nền tảng cơ sở của nghệ thuật vẽ…Truyền Thần…, phải không chị ?
Mong chị luôn vui khoẻ , và thật sung sức hứng khởi trong sáng tác, chị Cam Li…nha..!
Thân quý ,
“Không dám đâu” Nha Trang ơi, đó là kỹ thuật vẽ bản đồ khi học môn Địa lý của các học sinh ngày trước, lúc chưa có photocopy, mà các thầy thì bắt buộc học sinh nào cũng phải biết vẽ bản đồ. Cam Li không bao giờ là một họa sĩ cả. Hi hi.
” Không dám đâu ” !
Ôi chao ! chị lại vừa nhắc một cụm từ thân thương đến…” đáng ghét “…,của một vùng trời đầy kỷ niệm tuổi học trò của…” những ngày xưa thân ái rồi ” !
Vẫn biết bây giờ các em , các cháu , cũng có dùng cụm từ này ; nhưng , cụm từ thân thương này hôm nay lại được chính chị…thốt lên …, Nha Trang như thấy hiển hiện cái thời nữ sinh thoáng đầy…tinh nghịch ngúng nguẩy đáng yêu…của biết bao thế hệ nữ sinh trước 1975 rồi đó…chị Cam Li ơi…
Chắc là…phải bắt đền…chị rồi đó..chị Cam Li ơi…, bởi Nha Trang vốn là người có…tạng…luôn hoài cổ..!
Tính sao đây chị Cam Li…” đáng ghét “…?! hi..hi..
những hình ảnh hoài niệm đẹp thế.
Ông ngắt một búp bông chưa nở trọn vẹn bên bờ và dịu dàng áp vào miệng như hôn lên một hình bóng yêu dấu cũ
——–
hình ảnh đẹp quá nàng Phay.
Đẹp thật chứ nàng Phay, bởi nó chua xót vời những gì xảy ra nên càng đẹp!
” Xin cảm ơn người đã có lòng
Xây dựng lại từ những gì đổ nát
Sau biển dâu ngỡ muôn đời mất mát
Nhưng nhờ ai thơ văn sẽ thiên thu… ”
Vâng , chỉ gói gọn trong 4 câu thơ , nhưng Tác giả 4 câu thơ trên : Trần thị Nguyệt Mai , đã cho độc giả có thể cảm nhận được…cái tấm lòng đáng quý , đáng trân trọng , của nhà thơ Trần Hoài Thư , ông đã…sưu tầm , góp nhặt , chắt chiu , cần cù , tỉ mỉ …” Xây dựng lại những gì đổ nát “…để gìn vàng giữ ngọc…” thơ văn sẽ thiên thu…” cho những thế hệ mai sau…
Những người yêu quý thơ văn chân chính , nhân bản…, xin được gởi đến ông : Văn Thi Sĩ Trần Hoài Thư…, lời cảm ơn trân quý chân tình sâu sắc !
@ Phay Van mến yêu :
Đúng rồi em yêu ! Từ ngày chập chững tập tò vào mạng…, chị thấy tinh thần mình…rộng mở và hạnh phúc thăng hoa nhiều lắm , vì mình có dịp học hỏi và cơ hội làm quen cũng như trò chuyện cởi mở chân tình với mọi người…
Ui chao…! Em đã post bức tranh lên rồi…!
Hay và nhanh thế…! cảm ơn em yêu đã nhanh chóng đáp ứng lời đề nghị của chị…nghen !
Văn là Người.., và Thơ cũng là Người !
Đọc bài thơ và bài văn..tản mạn của ông, người đọc có thể cảm nhận được tính… Chân, Thiện, Mỹ…đầy chất nhân văn và nhân bản..bàng bạc trong 2 sáng tác này của nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư…
Cám ơn ông, cám ơn cô Mai gởi bài, và cũng cám ơn người đã post bài lên cho mọi người cùng thưởng thức: cô chủ nhà duyên dáng Phay Van…
Mình rất thích đoạn kết thúc của truyện ngắn trên.
Thật khó quên!
Thực ra trong đời thường thì chả có gì lạ đâu PhayVan. Quan trọng là tác giả đã viết về một việc nhỏ nhoi thông thường thành một áng văn đẹp, đầy tình người và Thực.
Nó không làm người đọc thất vọng mà luôn hy vọng!
Anh cũng không có “kinh nghiệm” trong chuyện này, hình như anh sống trong “mơ” nhiều hơn là đời thực!
Chị Nha Trang: Đúng như chị cảm nhận…, trong không gian yên ả…, bỗng nghe tiếng sáo nhè nhẹ dìu dặt chầm chậm ngân vang, tiếng đàn tranh lướt nhẹ phím réo rắt ngân rung vẩy…và giọng ngâm như liêu trai quyến rũ…đã khiến lòng người nghe như chìm lắng lại, nhẹ nhắm mắt thả hồn như du dương…theo từng…sắc lá vàng thu…vương…bay…bay…nhè…nhẹ…..
Cám ơn giọng ngâm đầy truyền cảm…về hơi thu…của chị Cam Li, giọng ngâm của chị đã nâng tầm nghệ thuật của bài thơ lên nhiều lắm…
Chị Phay Van: Dạ, đọc còm bình phẩm rất nhẹ nhàng và hay của bác Lãng Tử xong, Thu Lan em chỉ biết nín lặng dựa cột theo chị luôn…
Các bác vào sinh hoạt trò chuyện thú vị thật..đúng không chị?!
Anh Lãng Tử trước đây dạy Toán, mà cảm nhận và bình thơ nghe nhẹ nhàng thú vị thật !
Riêng Công Thành tôi đọc 4 câu thơ cuối lại liên tưởng đến tứ thơ trong bài ” Cảm Ngộ ” của Trần Tử Ngang :
” Trì trì bạch nhật vãn
Niệu niệu thu phong sinh
Tuế hoa tận dao lạc
Phương ý cánh hà thành…” ( câu 5-8 bài Cảm Ngộ )
( Chầm chậm ngày dần xuống
Nhè nhẹ gió thu sinh
Năm qua hoa rơi tàn hết
Mộng đẹp ngày xưa bao giờ thành tựu… )
Vâng , Nha Trang cũng cảm nhận được lời bình của anh Lãng Tử thật thú vị…
Với những người yêu thơ , để ý một chút , ta sẽ thấy mùa Thu , luôn là đề tài để các thi sĩ , văn sĩ , nhạc sĩ , hoạ sĩ… lấy đó làm nguồn cảm hứng sáng tác…
Trong chúng ta chắc hẳn không ai là không nhớ ít nhiều đến những tuyệt tác về mùa Thu của các thi sĩ Tản Đà với Cảm Thu Tiễn Thu , Nguyễn Khuyến với Thu Điếu , Thu Ẩm , Thu Vịnh , Lưu Trọng Lư với Tiếng Thu…
Về nhạc Phạm Duy với Mùa Thu Chết…, Hoàng Trọng với Ngàn Thu Áo Tím…, Trịnh Công Sơn với Nhìn Những Mùa Thu Đi…
Và còn nhiều nhiều…nữa…, nhưng đặc điểm chung mà ta thấy ở các sáng tác với chủ đề Thu…đều có cái hơi hướm…mang mác buồn…! và bài thơ mà thi sĩ Trần Hoài Thư được giới thiệu hôm nay với cả nhà cũng…mang mác buồn như thế…!
Chợt nhớ đến bài thơ của Lý Bạch…tả cảnh Thu trong Thu Tứ…tuy là có gió mát trăng thanh…, nhưng cũng không thoát ra được cái chất…mang mác buồn…muôn thuở…của mùa Thu…
Thu phong thanh
Thu nguyệt minh
Lạc diệp tụ hoàn tán
Hàn nha thê phục kinh
Tương tư tương kiến tri hà nhật
Thử thời tử dạ nan vi tình…
@ Phay Van mến yêu :
Chị đề nghị một bản nhạc em nhé ?
* Mùa Thu Chết – Ns Phạm Duy , ca sĩ Ngọc Anh .
Cảm ơn em nghen…
Ôi chao ! Hôm nay em…thức khuya..à..? Mai dậy nỗi không đó…cô nương ! hi..hi..
Cảm ơn em post lên nhanh chóng bản nhạc chị yêu cầu nghen…
Xin bạn đừng mong Mùa Thu chết
Bởi còn đâu sắc lá Vàng bay
Sẽ có đâu chồi lộc của Tháng ngày
Thu buồn lắm, nếu bạn mong Thu chết!
Cám ơn chị Nha Trang đề nghị và cô Phay Van post lên một nhạc phẩm thật hay của Ns Phạm Duy, với giọng ca thật truyền cảm và rất…” tới “…của ca sĩ Ngọc Anh !
” Mùa Thu Chết ” là tên một bài hát của Phạm Duy sáng tác năm 1965, phổ từ bài thơ tiếng Pháp L’Adieu của Guillaume Apollinaire , Bài hát này rất nổi tiếng trong thập niên 70 tại Saigon , và gắn liền với tên tuổi của ca sĩ Julie Quang .
Lời bài hát phân ra làm 16 câu, dịch từ những câu thơ nổi tiếng của Apollinaire:
J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est mort souviens-t’en…
Phạm Duy dịch thành:
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi…
Nhưng nhiều người ở Bắc Việt thời 1970 ( và cả năm 2006, như ông Nguyễn Lưu ), vẫn không biết, tưởng rằng Mùa Thu Chết là nói về…CM tháng 8/1945 !…
( Nguồn: Wikipedia )
Thưa bác Công Thành, chị Nha Trang và chị Phay Van: hoa ” Thạch Thảo ” là loại hoa gì ạ? Bác và hai chị có thể cho cháu biết được không, vì lần đầu tiên út mới nghe tên loài hoa này ạ?
Út không biết nên mạn phép hỏi bác và hai chị ạ…
Bác và hai chị đừng..mắng cháu nghen…
Cháu cám ơn ạ.
Theo đường link nhạc cô Phay post lên, Lãng Tử tôi nghe nhạc phẩm ” Mùa Thu Chết ” của nhạc sĩ PD , qua các giọng ca : Ngọc Anh, Julie, Khánh Ly và Bằng Kiều .
Thưởng thức nhạc thì mỗi người một cảm nhận, riêng cá nhân Lãng Tử tôi, cũng công nhận là ca sĩ Ngọc Anh diễn đạt nhạc phẩm ” Mùa Thu Chết ” này thật đầy chiều sâu, nghe rất thấm và..tới…lắm !
Bác Công Thành: Cảm ơn những thông tin bác cung cấp. Ở miền Nam ai cũng biết Mùa Thu Chết của Phạm Duy lấy từ ý thơ của Apollinaire.
Ở miền Bắc ngày xưa có lẽ vì thiếu thông tin (hoặc thông tin một chiều, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nên mới có suy diễn méo mó như thế).
Bảo Vân:
Hoa Thạch thảo (Aster amellus L) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tại Việt Nam, người miền Nam hay gọi là Cúc Sao, Cúc Cánh mối, người Bắc gọi là Thạch thảo.
Thạch thảo hay mọc thành bụi, nhiều bông với cánh nhỏ xíu xoè rộng ra. Hoa Thạch thảo có ba màu chính: tím, hồng, trắng. Thạch thảo có nguồn gốc từ nước Ý, ngày nay được lai tạo thêm thành loại hoa cánh kép rất đẹp. Tại châu Âu, Thạch thảo tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp mềm mại, thanh tú, nữ tính. Đôi khi Thạch thảo cũng tượng trưng cho sự chín chắn vì nó thường nở vào cuối Thu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn.
Do hoa nhỏ, màu sắc dịu nên trong một bó hoa hay lọ hoa, Thạch thảo ít được cắm riêng mà chỉ được cắm xen như hoa phụ. Một số ít người thích vẻ đẹp dịu dàng, mộc mạc của Thạch thảo thì cắm riêng Thạch thảo trong bình gốm để tôn vẻ đẹp của những bông hoa đồng nội này.
Ở Việt Nam, Thạch thảo được trồng nhiều ở Đà Lạt hoặc xứ lạnh. Hoa còn được bắt gặp mọc dại khắp nơi. Có lẽ vì vậy mà ở Việt Nam loài hoa này bị gán cho sự lẻ loi trong tình yêu.
(nguồn: http://hoatuoi.com.vn/chuyen-cua-hoa/hoa-thach-thao-aster-tuong-trung-cho-tinh-yeu-va-ve-dep-nu-tinh.html)
@PhayVan: “bác”hth phì cả cười với cái ” lâu lâu mới hiểu”. Mình thì Lâu thế mà chẳng hiểu – ngu lâu. he he he . . . 😀
Cháu Bảo Vân: cháu có hỏi bác, nhưng chắc là 2 comments trả lời của chị Phay Van và chị Nha Trang…đã thoả mãn câu hỏi thắc mắc của cháu rồi chứ?
Bác Công Thành; Dạ, con đã đọc..hiểu rõ.., và…hết thắc mắc rồi bác ạ!
Chị Phay Van ơi, đọc bài và các còm xong, em mạo muội có một ý kiến này, nếu không đúng.., Chị, chị Nha Trang và các bác bỏ qua nghen, đó là: như lời yêu cầu của chị Nha Trang post lên bức tranh cho đủ thơ, văn, nhạc , hoạ..
Thu Lan thấy đề nghị này của chị Nha Trang rất thú vị, nhưng em xin đề nghị chị chuyển bức tranh của Levitan..xuống dưới clip nhạcchị Cam Li ngâm hát, để nó trùng với thứ tự: thơ, văn. nhạc ,hoạ..
thứ nữa là chủ đề của entry là giới thiệu thơ văn của bác Trần Hoài Thư, thì không lý gì mình lại để bức tranh của Levitan..lên thứ tự đầu..
Em mạo muội nói thế, nếu không phải,chị và các bác đừng mắng em nhiều chuyện đó nghen…
@ Phay Van và Thu Lan :
Ý kiến của Thu Lan thật tinh tế , và Phay Van đề nghị dung hoà sắp xếp trật tự như thế cũng thật hợp…tình !
Thú thật , mở cửa vào nhà hôm nay chị cũng rất ngạc nhiên , vì không thấy ảnh của bức tranh nằm ở trên bài thơ như hồi hôm , chừng đọc comments của các em…mới rõ !
Hay lắm Thu Lan em ! Phải vậy chứ , vào nhà chơi có gì…vương vướng…, cứ chân tình góp ý với nhau…để hình thức cũng như nội dung của entry… được hoàn thiện thêm các em nhé !
Luôn vui và…” quậy “…cho rộn rả nghiêng ngã…nhà chị Phay nghen …các cô nương…kiến lửa..! hi..hi..
À…, nhưng phải nhớ…cố gắng học… là tiêu chí đầu tiên đấy nghen , các…cô nương…!
Dạ, Nhóm tụi em Vân Anh, Thu Lan, Hồng Nga và Bảo Vân…chào chị tụi em về nghen…
Cha ..cha..Cô sv Bảo Vân hôm nay dẫn đầu nhóm bạn trẻ vào ” quậy ” cô Phay ư !
Ơ thế…hôm qua làm gì mà không vào mở cửa để được thưởng…bún bò.. hử cô út Vân ? hehehe…
Cậu Tín và anh hai hth đâu rồi.., không đón khách à ?
Tín ròm cháu ơi, sao…không khí chiến tranh…thế cháu! hehehe…
@Bác Công Thành: Thằng Tín này có vẻ ” hiếu chiến” quá ha!
@Tín: Súng đạn đây rùi. Em định xử lý tiếp ra sao?
ĐI học nhớ mang cây lược nghe em.
Bác hth: Vâng, thanh niên lúc nào cũng sôi nổi!
Nhưng…cháu Tín ròm ơi! liệu…chiến thuật ” tác chiến ” này của cháu.. có chinh phục được…đỉnh Olympia…không đấy..? .hehehe…
anh hai hth: Ủa! ” học bù đầu “..là phải mang lược theo hở anh hai??? chiện này út mới nghe lần đầu đó nghen anh hai , anh hai..sáng tác..có bản quyền không đó anh hai???
Út đố anh hai nghen: Cái lược để làm gì ? hihihihihi…
Ui chời chời em ơi, sao lại đòi anh bản quyền vào lúc này? Bộ em học luật hả? 😀
@ Bảo Vân : ” Cái lược để làm gì ? hihihihihi… ”
Bảo Vân ơi…! Câu đố này…chị đã từng gặp và…đã biết lời giải rồi đó nghen…cô bé !
Bảo Vân này cũng…lém lỉnh…thật..! hi..hi..
đỌC THÊMLẦN NỮA.
Cam Li cũng xin mượn entry “Trần Hoài Thư” để thân kính gửi lời cám ơn quý anh chị em Đồ Trọc, Công Thành, Lãng Tử, Trà Hâm Lại, Soan Phi, Halinhnb, Nha Trang, hth, Trần Thị Bảo Vân, Lê Thị Vân Anh, Võ Thị Hồng Nga, Võ Trung Tín, Ngô Thị Thu Vân… và cô chủ Phay Văn, đã có những “còm” rất dễ thương đầy chân tình cho Cam Li.
Rất quý mến,
Cam Li NTMT
Mạn phép mọi người xin cám ơn chị!
Nhưng tôi nghĩ lời cám ơn hay nhất của chị giành cho chúng tôi là chị có thêm bài cho trang blog thân thương này!
Cám ơn chị Cam Li, Công Thành chúc chị luôn vui khoẻ .
Mong chị ghé chơi thường xuyên cũng như… tặng quà cho cả nhà, chị Cam Li nhé !
Ui!!! nhóm..” quậy ” tụi em mà cũng được..Chị Cam Li..cám ơn !!!!!
Ui chao ơi!!! các bạn ơi!!!! vào xem nè!!!!mừng quá trời luôn!!!
Dạ, Út Bảo Vân, thay mặt nhóm bạn của em, xin Kính Chào Thần Tượng Dược Sĩ, Văn Sĩ, Nhạc Sĩ, Ca Sĩ và Nghệ Sĩ..ngâm thơ…ạ..!
Tụi em mong chị Cam Li ghé chơi thường xuyên và.. tặng quà…” quài quài “..nghen chị! hihihihi..
Ui!!! Chúa Nhật, Chị Phay đi lễ giờ này chưa về thì phải…? Chị Phay ơi…!!!!!!!!!
@ Chị Cam Li thân quý :
Cảm ơn chị ! Đọc comment này của chị…, lòng vui lắm , bởi trang nhà Phay Van giờ đây đã là nhịp cầu thân ái , nối kết được mọi người : già , trẻ , nam , nữ…trò chuyện một cách thân tình đầy ấm cúng…
Chị vào chơi là niềm vui của cả nhà đấy chị ạ…
Luôn vui chị Cam Li nhé…
Bài thơ L’Adieu của Guillaume Apollinaire :
J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends
Thi sĩ Bùi Giáng đã dịch : ( Ông còn dịch 2 bản nữa nhưng tôi không nhớ lắm )
Ta đã hái nhành lá cây Thạch Thảo
Em nhớ cho , mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi Thạch Thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…
@ Anh Lãng Tử & em Bảo Vân :
Anh Lãng Tử ơi , đọc comment này của anh nói về 2 bản dịch còn lại của thi sĩ Bùi Giáng , Nha Trang sực nhớ cách đây vài tháng , Nha Trang có đọc một bài… có chi tiết này , Nha Trang lục tìm lại được…, xin chia sẻ cùng anh và cả nhà nghen .
À…, Bảo Vân ơi ! Đọc xong comment của chị Phay Van , Bảo Vân đọc thêm bài này để tích luỹ kiến thức thêm về loài hoa Thạch Thảo…mà em muốn hỏi chị , hỏi bác Công Thành và hỏi chị Phay Van nghen !
Mời Anh Lãng Tử và Bảo Vân vào Google nha :
” Hoa Thạch Thảo và mùa thu chết – Chút lưu lại “
Chị Nha Trang kính: Dạ, út cám ơn chị nhiều ạ! Chị thật là tình cảm, luôn chia sẻ những gì có thể với mọi người .
Út sẽ giới thiệu bài viết này cho cả nhóm cùng đọc ạ…
@ Đồ Trọc : ” Thu buồn lắm , nếu bạn mong Thu chết ! ”
Thế bạn đồ Trọc mong Thu…….TẢ TƠI……à…! hi..hi..
Tả tơi Nắng
Tả tơi Mưa
Tả tơi Tôi với Tình xưa bẽ bàng
Thương chi một chút vội vàng
Để Duyên bạc cháy bẽ bàng lá Thu
Thôi thì đành nhớ lời ru
” Tả tơi Đêm
Để Ngày u ám buồn ”
Bạn Đồ Trọc ơi ! Đố bạn biết ai là… tác giả…TẢ TƠI…này…đấy…!
Luôn vui khoẻ và sáng tác thật…lắng cảm…như thế , bạn Đồ Trọc…nha… !
Chị Nha Trang: Cám ơn chị đã chia sẻ link bài viết đến với mọi người!
Đọc bài xong…vỡ ra được nhiều điều thú vị…
Cám ơn chị Nha trang!
Mộng mị với những giấc mơ thôi chị ạ! Đấy cũng là nỗi khổ trần gian.
@ Đồ Trọc :
Nha Trang đã…” lục tung ” …trang thơ của bạn…rồi đấy nhé :
– Đầy chiều sâu xúc cảm nội tâm…! Rất ấn tượng !
@ Nguyệt Mai thân quý ơi…!
Sao…dzắng…lâu…dzữ dzậy…bồ tèo…!!?
Đằng hắng…vài tiếng…cho đỡ nhớ…đi…bồ tèo…ơi….
Út chào chị Phay!
Chị Cam Li và chị Phay Van ơi, Út có một chút thắc mắc nho nhỏ muốn hỏi hai chị nghen, đó là :út đọc entry ” Người bà con trong kiếp nào ” ( 7/5/2011) , thấy có chi tiết chị Cam Li đi hiến máu nhân đạo nhưng không được chấp nhận vì trọng lượng của chị…dưới 40 kg !
Vậy lúc ấy chị Cam Li đi Nhật Bản vào năm nào mà chị…nhẹ hều..vậy? hihihihi..
Út nhìn tấm ảnh chị Phay post ở đầu các entries có bài của chị Cam Li, thì thấy chị đâu đến nỗi…nhẹ hều…, vậy tấm ảnh ấy chị chụp vào năm nào?
Bảo Vân: em đọc chưa kỹ rồi. Đọc lại nhé Út ơi:
Và em là một trong những người bạn Nhật Bản mà tôi quen biết trong hai tháng sống tại đất nước này, năm 1994.
Là Nhật Bản năm 1994! Lần đầu tiên tôi được “xuất ngoại”, sau nhiều lần bị “sang đoạt” học bổng, cuối cùng tôi thi đậu và được đi, mà lại được đến xứ sở của hoa Anh Đào, của mặt trời mọc.
Hình chị Cam Li tại Nhật (1994)
Hình mặc áo dài chị Cam Li chụp gần đây, em ạ. Chả lẽ em cứ muốn chị Cam Li dưới 40 kgs hoài sao, rồi… lấy ai viết truyện cho em đọc? 😀
@ Phay Van & Bảo Vân :
Sao lại…” không sao “…được ! Cái tính…nhanh nhảu cẩu thả trong khi đọc này là phải…PHẠT THẬT NẶNG CHO CHỪA…!
Phạt gì thì…tự út Vân…phạt…! hi..hi..
@ Phay Van mến yêu :
Đã xin phép chị Cam Li chưa…mà đưa ảnh chị Cam Li lên nhanh vậy…cô nương ?
Cần cẩn trọng tế nhị…chi tiết này…đó nghen…cô nương…!
Chị Phay: dạ, các bạn nói khi nào rảnh trên 30 phút mới vào nhà chị chơi, chứ thời gian ít quá.. vào còm lung tung..sợ chị và các bác mắng thì..chết !
Chỉ có út Vân..là cả gan..không sợ thui!!!!! hihihihihi…
Chị Phay: hôm nay út đi học sớm một chút, út chào chị nghen!
Cho út yêu cầu 2 bản nhạc TCS với tiếng hát Khánh Ly nghen chị :
1/ Diễm xưa
2/ Quỳnh hương
Út cám ơn chị!…bye bye…
Văn học miền Nam trước 1975 là một bộ phận không thể thiếu trong tài sản tinh thần của người Việt. Vì được tiếp xúc nhiều với phần còn lại của văn học thế giới (chứ không chỉ văn học Nga, Trung, Pháp cổ điển…như các nhà văn phía Bắc cùng thời) nên các tác giả đã có những bút pháp đa dạng, phong phú. Cũng nhờ được hưởng sự tự do trong sáng tác mà văn học miền Nam “người” hơn, gần gũi hơn, nhất là cái nhìn rất đa chiều về chiến tranh và thân phận con người trong chíến tranh. Không thể phủ nhận họ có những tác phẩm lớn thật sự.
Sẽ có lúc công lao của những ai sưu tầm, giữ gìn bảo vệ nó được Văn chương, văn hóa nước nhà công nhận và biết ơn.
Đọc comment của bạn : dong , Nha Trang thấy toát lên cái nhìn đầy khoáng đạt , cởi mở và trung thực… đối với nền Văn Học của Miền Nam trước 1975…
Mong rằng những góc nhìn khoáng đạt như thế được nhiều người…nhận thấy ; để cho câu :
” SẼ CÓ LÚC công lao của những ai sưu tầm……” trở thành ” ĐÃ ĐẾN LÚC công lao của những ai sưu tầm…..”
Nhân tiện cũng mạn phép chia sẻ với cả nhà một bài viết đầy giá trị , trên tinh thần rất nghiêm túc của một tác giả tên tuổi : nhà văn Võ Phiến .
Mời mọi người vào Google : ” [ pdf ] Văn Học Miền Nam : Tổng quan – Võ Phiến “
Ủa ! còn thức hở…cô nương ! hi..hi..
Cảm ơn em gắn link vào bài chia sẻ của chị nghen !
@ Phay Van mến yêu :
Cảm ơn em nghen !
Sao biết …” gu “….của chị…mà tặng… hay dzữ dzậy…cô nương…!
Sao lại miễn cưỡng PV?
@ hth thân mến :
( Thành thật xin lỗi bạn… dong…trước nghen )
hth ơi , ” miễn cưỡng “…vì theo Nha Trang câu ấy nên là :
” KHẲNG ĐỊNH họ có những tác phẩm lớn thật sự…”
Thực tế đã chứng minh rồi mà…!
Qua ý kiến comment của bác dong, Công Thành tôi cũng thấy ý kiến của chị Nha Trang trao đổi là rất thuận lẽ…
Để có cái nhìn khách quan, mời các bác nghe nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn…nói :
” Sở dĩ đôi lúc người ta khó công nhận Văn học miền Nam là hình như họ nghĩ như thế này :
Tức là nếu công nhận Văn học miền Nam, thì ( Văn học ) miền Bắc coi như là thua, là kém, là không ra gì cả, thậm chí là hỏng, là vứt đi . ”
Chia sẻ với các bác bài này, đọc..thư giản ! Vô google :
” THBL – 6869 – Văn học miền Nam 1954 – 75 theo cách nhìn của Vương Trí Nhàn “
@ Anh Công Thành :
Cảm ơn anh về sự đồng cảm với ý kiến của Nha Trang nhé !
Đọc bài theo link anh chia sẻ…, thấy cũng thật là thú vị !
Chị Nha Trang kính mến,
Em nghĩ anh Đong dùng mấy chữ đó là sự khẳng định của anh ấy so với sự không thẳng thắn thừa nhận của chính thống.
Ý em nói là anh Đong hiểu và thừa nhận giá trị của văn học miền Nam trước 1975 và mong rằng trong tương lai sẽ được thừa nhận công khai trong văn học sử, trong việc xuất bản rộng rãi và sẽ có đánh giá công tâm chính thức đó chị à.
Nàng Năm ơi,
Dòng văn học đó sống mãi và được thừa nhận trong lòng bạn đọc, nhưng ý anh Đong là mong mỏi có sự thừa nhận chính thức, ví dụ ở trường học bây giờ và tương lai học sinh, sinh viên sẽ được học những tác phẩm hay của VHMN trước 75 bất kể tác giả đó giờ ở đâu…
À, thế là có một sự “trục trặc” nào đó trong từ “phủ nhận” nhỉ? Đành xin lỗi tất cả vậy.
Chuyện là thế này, cái lối viết thẳng đuột xưa nay của mình nhiều khi gây shock, cái đó cũng không thể phủ nhận. Sang đây thấy toàn là người đẹp, định nhân dịp này “văn vẻ” tí nên mới sử dụng kiểu câu: “Không thể không…” để khẳng định “Có” một điều gì đó. Ai dè… Thì ra, những gì mình không quen dùng thì không nên dùng.
Ấy là về hình thức. Còn nội dung, bảo rằng có chút “miễn cưỡng” nào không khi phải công nhận rằng từng có những tác phẩm lớn thật sự trong dòng văn học niền Nam trước 1975, mình xin thưa là “CÓ chút miễn cưỡng”. Mình sinh ra và lớn lên ở phía bắc cầu Hiền Lương, bao nhiêu năm ăn cơm, uống nước, đọc sách…của miền Bắc, cả tuổi thơ của mình trôi qua ở đó và từng là Cháu ngoan Bác Hồ nhiều năm liền. Bảo mình không yêu những gì của miền Bắc thì vô lý lắm, bởi mình cũng có con tim như mọi người.
Sau 1975 mình mới được vào Nam (và ở đến tận bây giờ), một miền Nam khác nhiều so với những gì mình tưởng tượng hoặc được đọc, được nghe… Và mình băt đầu được tiếp xúc với văn chương miền Nam. Và cũng có thể vì vậy mà mình chịu một số ảnh hưởng của nó trong tính cách khi lớn lên.
Trong suy nghĩ của mình, miền Nam hay miền Bắc cũng đều là đất Việt cả, nhưng không thể không xác nhận một điều là càng về già, người ta càng hay nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, dù đó có là một miền đất nghèo khổ, lạc hậu cùng rất nhiều những thua kém so với những miền đất khác. Vậy nên, nếu mình có chút “ghen tị” nào đó khi thấy rằng không chỉ về văn chương mà nhiều thứ khác nữa, phía Bắc quả có thua kém phần nào so với phía Nam thời còn chia cắt, âu cũng là tình cảm tự nhiên của con người, phải không ạ?
Bấy nhiêu phân trần, chỉ để mọi người cho phép mình vẫn dùng một cách nói mình mới học được trong câu này:
“Cũng nhờ được hưởng sự tự do trong sáng tác mà văn học miền Nam “người” hơn, gần gũi hơn, nhất là cái nhìn rất đa chiều về chiến tranh và thân phận con người trong chíến tranh. Không thể phủ nhận họ có những tác phẩm lớn thật sự.”
Trân trọng.
Hóa ra vào ngày lễ độc lập thì ở nước nÀO cũng treo cờ !
Một câu chuyện rất đời thường mà đọc vẫn thấy ngấm.
@ Tín :
Em ròm này cũng…nhanh nhảu…mồm mép …đấy chứ…!