Bài cho ngày Nhà giáo Việt Nam
1
Bạn thân mến,
Bạn còn nhớ không trong một bài tập đọc thuở nhỏ đã được in lại trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, có kể câu chuyện về Đại tướng Carnot của nước Pháp, nhân lúc về quê chơi, khi đi ngang qua ngôi trường làng, trông thấy ông thầy dạy mình lúc nhỏ, bây giờ tóc đã bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông bèn ghé vào thăm, ngả mũ chào thầy, và nói với các học trò nhỏ: “Ta bình sinh, nhất là ơn cha mẹ, sau ơn thầy ta đây, và nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay.”
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, Nguyệt Mai xin gửi tới các bạn bài viết Từ một câu thành ngữ “Nghĩ về đạo thầy trò xưa và nay” của PGS TS Phạm Văn Tình.
***
Từ một câu thành ngữ “Nghĩ về đạo thầy trò xưa và nay”
PGS TS Phạm Văn Tình
Khi nói về ai đó có công ơn, cưu mang hay từng có sự giúp đỡ hết sức lớn lao đối với ta cần phải ghi nhớ mãi mãi, dân gian ta hay dùng thành ngữ “sống tết chết giỗ”. Hàm ý câu này được biểu trưng qua một cách nói ẩn dụ từ thực tế: Khi người ta chịu ơn còn sống thì ta phải nhớ lễ tết cho chu đáo, còn khi người đó mất rồi, ta phải nhớ cúng giỗ nghiêm chỉnh theo phong tục. Đó là lẽ thường đối với tứ thân phụ mẫu mỗi người. Nhưng còn có những người khác mà nghĩa ơn sâu đến nỗi họ cần phải được ứng xử như vậy trong cuộc sống. Đó là những người thầy từng dạy dỗ ta.
TỪ MỘT CÂU CA DAO…
Mồng một thì đi tết cha/ Mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy. Câu ca dao này trong dân gian còn tồn tại khá nhiều dị bản, nghĩa tương đồng cũng có, nghĩa hơi khác cũng có (Mồng một ăn tết nhà cha/ Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy; Mồng một tết mẹ, tết cha/ Mồng hai tết chú, mồng ba tết thầy…). Nhưng dù có nói theo cách nào đi nữa thì câu chuyện lễ nghĩa ở đây cũng chỉ xoay quanh trong “ba ngày tết” (Đói ngày giỗ cha, no ba ngày tết). Đây là khoảng thời gian chủ chốt, là tiêu điểm của các hoạt động hướng về cái Tết cổ truyền thiêng liêng của dân tộc ta (Sang ngày mồng 4, mồng 5 chẳng hạn, không khí tết vẫn còn nhưng cảm xúc và ý nghĩa của nó đã giảm đi nhiều).
Vấn đề đáng nói là các nhân vật được “tết” (và khi chết được “giỗ”) ở đây chỉ có 3: cha, mẹ và thầy. Cha được hiểu là người đàn ông trực tiếp sinh ra ta, là hiện thân của “họ hàng bên nội”. Cũng nghĩa đó, mẹ là hiện thân của “họ hàng bên ngoại”. Còn thầy tức là thầy dạy học.
Ngày xưa, nói chung ở các gia đình gia giáo nền nếp, con cái được gửi gắm cho các thầy đồ dạy dỗ ngay từ tấm bé. Thầy đồ nuôi cho ăn, dạy cho chữ nghĩa thánh hiền và cách thức ứng xử ở đời. Quyền uy của thầy rất lớn, có khi còn lớn hơn cả cha mẹ. Điều đó cũng nói lên quan niệm về chữ hiếu và chữ đạo của cha ông ta ngày xưa rất rõ. Nước ta nằm trong vùng ảnh hưởng đậm nét của Nho giáo (Trung Quốc) vốn coi trọng mọi mối quan hệ xã hội theo thuyết tam cương ngũ thường (tam cương chỉ ba mối quan hệ trong đạo làm người là: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ; ngũ thường chỉ năm đức tính chủ yếu mà người đời phải trọng thị: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín). Vậy mà ngay cả tiết nghĩa quân thần (vua – tôi) kia cũng phải đứng sau nghĩa thầy – trò. Vua đang xa giá, gặp thầy dạy học của mình cũng phải xuống ngựa từ xa mà chắp tay cung kính vái chào. Triều đình gặp hệ trọng, vua và quần thần bàn bạc nghĩ chưa ra, nhiều khi phải vời thầy dạy vào cung để thỉnh cầu và nghe lời chỉ giáo…
Vậy là cùng với cha mẹ – những người mà ta phải mang nặng công ơn sinh thành (Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra) – thầy dạy chính là người ta phải “ghi xương khắc cốt”, không thể quên mỗi khi tết đến xuân về. Phan Kế Bính, trong Việt Nam phong tục viết rằng: “Học trò mới vào học gọi là nhập môn, phải kiếm buồng cau lạy yết kiến thầy hai lạy. Lúc học gặp khi mồng năm ngày tết như Tết Nguyên Đán, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Dương, Tết Trung Thu, mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà thúng gạo, hoặc đường mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tùy tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy”. Thầy không khác gì cha mẹ của ta, mà có khi, còn hơn thế nữa…
…ĐẾN MỘT CÂU TỤC NGỮ
Dân gian ta hay truyền tụng một câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán – Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Đó chính là “lẽ thường (topos)” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay.
Nhưng phải chăng, câu tục ngữ trên đã được xây dựng trên một lối nói hơi ngoa ngôn, cường điệu? Bởi ta đi học là để thu nhận một hệ thống kiến thức rất rộng, đủ để thành nghề, thành tài. Tri thức có thể ít, có thể nhiều. Song với “nhất tự (một chữ)” và “bán tự (nửa chữ)” có lẽ chẳng là cái gì cả. Người xưa còn có câu Tự vi sư (Chữ làm ra thầy). Thầy thực sự phải chứa trong đầu cả một “biển” chữ. Ta học thầy, chí ít cũng phải được truyền dạy một khối lượng cơ bản của cái “biển chữ” ấy mới “đắc đạo”. Vậy một hai chữ kia ăn nhằm gì? Lão Tử từng nói: Bất độc ngũ xa thư bất thành thi sĩ (Chưa đọc tới năm xe sách, chưa thể thành nhà thơ).
Tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, về đạo thầy trò. Bất kỳ ai, đã là học trò thì cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất. Có thế thì họ mới có cơ sở để tiếp tục mở mang kiến thức cao hơn để đi xa hơn. Người thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Thầy phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, về tầm nhìn. Không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”. Vì vậy, khi đi học, người ta luôn có thái độ trân trọng, “ngước nhìn” lên thầy với sự ngưỡng mộ, coi thầy là thần tượng để hướng theo. Nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là khuôn thước của sự học hỏi. Không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, vẫn có nét “hao hao” giống thầy về cử chỉ, cách nói, vốn tri thức… Và cũng không hiếm học trò kính thầy, mê thầy mà… “phải lòng” thầy! Nói chung người ta không khuyến khích quan hệ đó, bởi học đường luôn là nơi tôn nghiêm, đúng mực. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, từ sự quý trọng, ngưỡng mộ đến tình yêu chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước. Cần tỉnh táo mà không nên sa đà quá mức vào tình cảm riêng tư.
Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” như một khẩu hiệu treo trang trọng ở mỗi cổng trường cũng có ý nhắc nhở chúng ta cần có thái độ ứng xử sao cho đúng, cho “phải đạo” với mọi người quanh ta, trong đó đặc biệt là đối với thầy cô. Trong học đường, điều trước hết phải rạch ròi: Thầy ra thầy, trò ra trò. Lòng kính trọng thầy cô là một biểu hiện cao nhất của niềm tin và tình yêu của học trò trên con đường trau dồi học vấn. “Không thầy đố mầy làm nên”. Có ai trên đời này giỏi giang, thành đạt mà lại không nhờ bàn tay dìu dắt của những người thầy đích thực?
Có lẽ không ít học sinh đã từng đọc cuốn “Núi đồi và thảo nguyên” của nhà văn Xô viết Ch.Aimatôp. Chắc hẳn các em không thể quên truyện “Người thầy đầu tiên” với những tình tiết vô cùng cảm động. Trong truyện, nhân vật Đuysen trong mắt cô học trò Antưnai (sau này đã trở thành một viện sĩ) không chỉ là một người thầy mà còn là một người cha, người anh, người bạn vô cùng đáng yêu và đáng kính.
Trong thực tế, chúng ta bắt gặp không ít những người thầy đáng quý. Họ có thể trực tiếp dạy ta trên bục giảng. Hoặc họ chỉ là một người bình thường, đôi lần chỉ giáo cho ta những điều mắc mớ mà nếu không có họ, ta không thể nào “gỡ” được. Đó là những tấm gương, những bài học để chúng ta noi theo. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư là câu nói làm thấm thía hơn những bài học đó. Ngày xưa đã thế và ngày nay vẫn thế…
Tôn sư trọng đạo là một trong những đạo lý cơ bản trong lẽ làm người và chính đạo lý này đã làm nên nét đẹp đậm chất nhân văn nhất mà tổ tiên còn truyền lại cho chúng ta hôm nay: Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy (ca dao).
PGS. TS. PHẠM VĂN TÌNH
(nguồn: unescovietnam.vn)
****
2
Nguyệt Mai xin gửi tới các bạn truyện ngắn “Ông ngoại” của Huỳnh Văn Úc. Cũng xin riêng tặng bạn Nha Trang và anh Lãng Tử, những người đã một thời làm nghề “gõ đầu trẻ”
Ông ngoại
Huỳnh Văn Úc
Bố mẹ và tôi phải ở nhờ nhà ông bà ngoại cho đến khi tôi ba tuổi mới mua được nhà riêng là một căn hộ trên tầng 8 nhà CT6 khu đô thị Mỹ Đình. Cho đến bây giờ khi đã học lớp 5 tôi vẫn còn nhớ- có những sự việc khi tôi còn quá nhỏ thì được nghe bố mẹ kể lại- về sự săn sóc ân tình của ông bà ngoại dành cho tôi. Bà bế tôi cho ăn bột, ông đứng cạnh làm trò con thỏ, con khỉ thu hút sự chú ý của tôi. Lúc bà nấu cơm thì ông cõng tôi đi chơi, tôi sốt thì ông ngoại ngồi cạnh thở dài lo lắng. Vì vậy khi lớn lên và gia đình tôi đã có nhà riêng, tôi vẫn quý ông bà ngoại lắm. Ngày nhà ông bà có giỗ hay thỉnh thoảng chủ nhật ngày nghỉ chúng tôi về nhà ông ngoại. Mai nhà mình về ông ngoại nhé! Chỉ cần nghe thế là tôi nhảy cẫng lên vui sướng.
Ông ngoại biết làm thơ. Thơ là sự thăng hoa của tình cảm con người. Tôi không biết ông ngoại thăng hoa đến đâu nhưng thơ ông làm ra mà tôi biết được đại khái nó như thế này:
Ông là buổi chiều tà
Cháu là bình minh rực rỡ.
Ông là quả chín trên cành
Cháu là nụ hoa mới nở.
Một hôm qua điện thoại tôi báo cho ông ngoại biết con diều của tôi bị đứt dây bay mất, ông đọc ngay:
Chiều hôm qua con diều bay mất
Ông mua cho con khác cháu chơi.
Ông ngoại còn biết xem đường chỉ tay. Ông bảo số mệnh con người, vui buồn, thành đạt, thất bại…tất cả đều thể hiện trên lòng bàn tay. Có lần ông bảo tôi đưa bàn tay trái để ông xem và lẩm bẩm về những sinh đạo, tâm đạo, trí đạo. Tôi không hiểu lắm về những đường ấy. Tôi nắm lấy tay ông, vô tình lật đôi bàn tay lên và ngạc nhiên thấy đôi mu bàn tay màu nâu dăn deo dúm dó, trên đó nổi rõ những đường gân xanh chằng chịt. Lòng tôi dấy lên một niềm thương cảm sâu sắc, giá mà biết làm thơ tôi đã có thể viết ngay một bài thơ về đôi bàn tay ấy. Đôi bàn tay ngày còn trẻ đã từng nắm vô lăng của tủ điều khiển góc tà trong ca bin đài điều khiển tên lửa phòng không. Cũng đôi bàn tay này khi về già đã nâng niu nựng nịu dỗ dành tôi khi tôi còn bé và còn ở chung nhà với ông. Ông ơi! Tại sao, điều gì đã khiến cho đôi bàn tay của ông trở nên như thế này hở ông?
Vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm ngoái lúc tôi học lớp 4 cô giáo dặn cả lớp viết bài văn hoặc bài thơ nói về tình cảm của học sinh đối với thầy cô giáo. Nói đến thơ là tôi nhớ ngay đến ông ngoại, mẹ tôi gọi điện thoại cho ông lúc sắp ngồi vào bàn ăn tối, khi cả nhà ăn cơm xong đã thấy điện thoại trả lời của ông để tôi lấy giấy bút ra chép bài thơ:
Cô giáo
Cô là ai, cô giáo hay nàng tiên
Cô dịu dàng và cô yêu trẻ
Đứng bên cô em thấy mình nhỏ bé
Như là em đứng cạnh mẹ hiền.
Bài thơ vẻn vẹn chỉ có bốn câu. Mẹ tôi bảo: học lớp 4 mà làm được bài thơ bốn câu như thế là quá đạt rồi, cứ chép đi và nộp cho cô. Tôi chép bài thơ vào một tờ giấy A4, vẽ vào đấy một chùm hoa dây leo, phía dưới nắn nót ghi tên tôi: Nguyễn Quốc Phiên. Bốn hôm sau tôi được gọi lên bảng đọc bài thơ ấy, kết thúc bài thơ là tiếng vỗ tay vang dội của cả lớp. Mũi tôi nở ra, khắp cả người rân rân một cảm giác tự hào vui sướng.
Không lâu sau cái buổi đọc thơ đáng nhớ ấy là tiết học đạo đức về sự trung thực. Thiếu trung thực là giả dối, mọi việc làm không trung thực đều xấu xa. Tôi ngồi nghe cô giáo giảng về sự trung thực mà đôi tai đỏ dừ, tôi lấy làm thẹn về việc đã được khen một bài thơ không phải do mình làm ra. Thơ? Cỡ như tôi mà cũng làm được thơ hay sao trong khi điểm trung bình những bài tập làm văn của tôi chỉ được điểm năm hoặc sáu. Cô giáo chắc cũng thừa biết như thế, tại sao lại bắt cả lớp hoan hô khen ngợi bài thơ của tôi, à không, của ông ngoại tôi?
Thế rồi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm nay lại đến. Tôi đang học lớp 5. Cô giáo lại bắt học sinh phải làm thơ hoặc văn nói về tình cảm của học sinh đối với thầy cô giáo. Mẹ tôi bảo cứ chép bài thơ năm ngoái nộp cho cô cũng được vì cô giáo năm nay không phải là cô năm ngoái. Nhớ đến bài học đạo đức về sự trung thực, tôi tỏ ra ngần ngừ. Thấy thế mẹ tôi bảo: “ Chê bài thơ ngắn chứ gì! Thôi được, học lớp 4 làm bốn câu thơ, năm nay lên lớp 5 làm thêm vài câu nữa. Để đấy mẹ gọi cho ông ngoại”. Yêu cầu của mẹ con tôi được đáp ứng hầu như tức khắc, qua điện thoại ông ngoại đọc cho tôi chép:
Cô giáo
Cô là ai, cô giáo hay nàng tiên
Cô dịu dàng và cô yêu trẻ
Đứng bên cô em thấy mình nhỏ bé
Như là em đứng cạnh mẹ hiền.
Người ta bảo cô là người chèo thuyền
Đưa chúng em sang bờ hạnh phúc
Hết năm này lại sang năm khác
Vững tay chèo cô giáo – cô tiên.
Đọc cho tôi chép bài thơ hôm trước thì hôm sau ông ngoại phải nằm bệnh viện. Không phải vì làm thơ mà ông ngã bệnh đâu, người già như chuối chín cây, hôm trước khỏe hôm sau ốm nó là cái sự thường tình. Buổi chiều hôm ấy bố tôi vào viện thăm ông, tối về trong mâm cơm nét mặt không vui bảo rằng từ chiều ông đã phải thở ôxy rồi. “Thở ôxy là thế nào hở bố?”. “ Là yếu lắm không tự thở được phải đeo một cái chụp bằng nhựa vào mũi và thở qua đó với dây nhợ lằng nhằng nối với một cái bình”. Cổ tôi nghẹn lại với miếng cơm chưa kịp nuốt, tôi lặng người đi vì thương ông lắm.
Buổi học chiều hôm sau cô giáo gọi tôi lên đọc thơ chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bài học về sự trung thực khiến bước chân tôi đi lên bảng ngập ngừng. Đọc xong tám câu thơ tôi bỗng dưng hình dung ông ngoại nằm trên giường bệnh với cái chụp thở ôxy, hết câu cuối cùng lúc tiếng vỗ tay nồng nhiệt của cả lớp vang lên cũng là lúc cổ tôi nghẹn lại, nước mắt tôi dân dấn, tim tôi thổn thức: ”Ông ngoại ơi!”
(nguồn: vanchuong viet.org)
****
3
Nguyệt Mai cũng xin được giới thiệu với các bạn bài thơ “Còn mãi trong tim” đã viết năm xưa như một lời tri ân đến các Thầy Cô giáo.
Còn Mãi Trong Tim
Kính tặng Cô Ngô Thị Vân – Giáo Sư Anh Văn
Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt – Gia Định
Với chúng em, đây là niên học cuối
một cuộc thi chấm dứt thuở học trò
chỉ còn lại chút dư âm tiếc nuối
những tháng ngày rất đẹp, rất nên thơ…
Ngày cuối cùng Cô giảng xong bài học
dặn những điều cần thiết lúc đi thi
em đã thấy, ở Cô, giòng lệ ngọc
biết bao tình trong giây phút biệt ly
(Em vẫn biết còn học trò áo trắng
là vẫn còn giữ những nét dễ thương
đời mai sau sẽ có nhiều bóng nắng
tìm đâu ra khoảng mát chốn học đường?)
Và Cô ơi! suốt đời em mãi nhớ
giòng lệ nào tràn ngập những thương yêu
một khoảng trời màu hồng trong tim nhỏ
bục gỗ, bàn Thầy, bóng dáng chắt chiu…
Trần Thị Nguyệt Mai
1972
—————–
Còn đây là một trang bìa Tuổi Hoa, em kính tặng chị Nguyệt Mai:
——–
Kính tặng chị Nha Trang:
—-
Kính tặng bác Lãng Tử:
Cô Nguyệt Mai và cô Phay Van: Gần đến ngày Nhà Giáo Việt Nam: 20/11 ! Hai cô đã đưa lên một entry thật là thấm đầy ý nghĩa giáo dục đạo lý làm người, thấm đẫm tính nhân văn, nhân bản!
Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 gần kề, xin kính chúc tất cả Thầy Cô trên khắp đất nước Việt Nam, đang còn đứng trên bục giảng, hay là đã về nghĩ hưu, cũng như những Thầy Cô đã từng đứng trên bục giảng, nhưng vì một lý do nào đó, đã đành nuối tiếc rời xa nghề nghiệp đầy cao quý, như Anh Lãng Tử và Chị Nha Trang…, cũng như rất nhiều nhiều anh chị Thầy Cô khác…, luôn vui khoẻ và hạnh phúc với nghề nghiệp cao quý mà mình đã lựa chọn hoặc đã từng lựa chọn…
Anh Công Thành: Chào Anh ! Cám ơn anh về những lời chúc chân tình , đồng cảm, và tốt đẹp đến tất cả Thầy , Cô giáo …trong đó có Lãng Tử tôi nhé !
Không gì hơn, Lãng Tử tôi…, Cũng xin được chúc anh cùng gia đình luôn vui khoẻ, an bình và tràn đầy hạnh phúc..!
Chào Anh Lãng Tử! Không có gì anh ạ ! Những Thầy Cô chân chính luôn nhận đượcsự kính trọng của mọi người mà anh !
Như bác Trà Hâm Lại có chia sẻ trong comment, về lời thân phụ của bác ấy: ” …Vì thày là thày giáo con ạ…”
Công Thành tôi cũng cám ơn anh về lời chúc đến tôi nhé…
Thân ái .
Vâng , đúng thế cô Phay Van ạ ! nói thật, tôi vào chơi thường xuyên cũng vì những cái duyên cũng như cái nét tuyệt vời của các chị, các cô và các bác trong nhà này đấy !
Nhân chủ đề của entry Ngày Nhà Giáo Việt Nam ! Xin mạn phép chia sẻ một vài lượm lặt những câu Danh Ngôn…, chúng ta cùng suy ngẫm…thư giản:
1/ Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý như nghề dạy học ( Comenxki )
2/ Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi . ( Ngạn ngữ Trung quốc )
3/ Dạy tức là học hai lần . ( G. Guibe )
4/ Người thầy trung bình chỉ biết nói . Người thầy giỏi biết giải thích . Người thầy xuất chúng biết minh hoạ . Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng . ( William A. Warrd )
5/ Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống, hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái CHÂN và thực hành cái THIỆN . ( Vijaya Lakshmi Pandit )
Cám ơn anh Công Thành đã chia sẻ những câu danh ngôn thật tuyệt vời.
Cô Nguyệt Mai và cô Phay Van: Công Thành tôi cũng cám ơn hai cô đã đồng cảm với những câu danh ngôn ấy nhé!
Phay Van: Tôi đề nghị cô cho 2 bản nhạc cô Phay Van nhé:
1/ Khoảng lặng phía sau Thầy . ca sĩ Đoan Trang
2/ cô Phay Van chọn một bài cô nhé…
Cám ơn cô !
Phay Van, thế còn bản nhạc cô tự chọn đâu rồi? post lên cho vui nhà vui cửa cô Phay Van ơi!
Út mới đi học về, Út chào chị Phay ạ!
Ui, có bài mới! con lại sau bác Công Thành nữa rồi!!! Bác Công Thành ơi…, lần sau bác chờ con với nhé, giờ này con mới đi học về bác ơi! Bác làm con mất một tô bún bò huế của chị Phay nữa rồi!!! huhuhuhu…con lại đang đói bụng nữa..bác ơi..!
Ui, p..h..ù.. mệt quá chị ơi! em làm cơm, rồi đọc bài nói chuyện sau nghen chị Phay…
Chị Phay: Trời ơi! chị Phay lại..vẽ đường cho ông.. rom.. huyền..nữa rồi!!!
Chị Nha Trang ơi!!! Chị Nguyệt Mai ơi!!! Chị Hà Linh ơi!!! Nghỉ chơi.. với chị Phay…đi nghen mấy chị!!!!!?????
Chị Năm: DẠ ! có em liền đây chị Năm !
À, mà xe hôm qua lủng ruột, chị bảo em để đó, lấy xe chị Hai đi ! Bây giờ không có chị Hai ở đây làm sao có xe…chở “ấy” đây chị Năm????
Chị tính nhanh nhanh dùm em đi, chứ không thôi ” ấy ” giận rồi ..Xiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii …em 2/3 công lực nữa, là ròm em bay lên ngọn dừa ở quá chị Năm ơi….!!!!!!
P/s: đến giờ đi dạy rồi chị Năm ơi , em xin phép bye-bye chị nghen..
@PV, BV, Tín: Con gái mờ. Ý Bảo Vân là nghỉ tý lại chơi đó thôi!
Bảo Vân: Chị Phay nói đúng đó. Sao lại nghỉ chơi chị Phay?
Dạ, Út…nghỉ chơi…vì lúc đó…đến giờ..đi học…mà chị Mai ! hihihihi..
Út Vân !!! có chuyện gì mà réo gọi…mấy bà chị này thất thanh dzữ dzậy !!!
Bộ Tín nó chở đi… ăn bún bò huế… bị…té…u…đầu…hả..?!
Tín…đâu rồi ? chạy lấy chai dầu , và làm chục ly nước chanh…bưng tới…năn nỉ… nó uống…cho thấm giọng nó…, rồi biểu..nó…la tiếp…nghen… Tín…!
Bảo Vân: vậy là bác cháu ta cứ cạnh tranh…mở cửa nhà…cháu nhé? có thế mới vui vui háo hức chứ cháu? đúng không nào?
Cô Phay Van…vẫn thưởng bún bò huế cho cháu kia mà…
Từ hôm nay bác cháu ta, một trẻ một già, cạnh tranh vị trí…mở hàng entry mới …nhé?
Đồng ý không nào cô bé…lém lỉnh!? Cháu cố gắng …mở hàng được entry mới, Bác hứa sẹ thưởng cho cháu…10 tô…luôn ! chịu không?
Bác Công Thành: Dạ, cháu xin nghe lời bác ạ!
Nhưng Bác nhớ lời hứa thưởng cho cháu đó nghen?
Dạ, bác Công Thành ơi! bún bò huế…chục.. mười hai tô..đó nghen bác! chị Phay con nói vậy đó! hihihihi..
Cái ông..rom..huyền..này!!! Ông coi lại cái bộ tịch..lăng xăng..lái xái..của ông đi coi nào???!!!
Anh Hai hth kính ơi! bộ anh là..thầy bói..thật hả? bao nhiêu tiền một quẻ..dzậy anh Hai???
Ông Tín..rom..huyền.., ông có mang tiền đó không? gởi phong bì quẻ này cho anh hai…dùm tui…được hông? ÔNG ROM HUYỀN….RÒM ???!!!
Ấy ơi..! thì Tín lăng xăng..lái xái..là..vì..Ấy..chứ vì ai đây?!
Có ngay! có ngay! có Tín đây…! Anh Hai ơi..anh hai làm ơn làm phước nhận phong bì này…cho ” ấy ” …vui đi anh Hai ! để ròm em có được dịp để…”ấy”…sai..vặt..!!! nghen anh hai!!!
Chị Phay ơi: sao chị tìm đâu ra các trang báo cũ hay quá vậy? Chị Nguyệt Mai trước đây học trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt, thì chị tìm đúng bìa báo cũ có cô nữ sinh mặc áo dài, trên cổ áo có gắn huy hiệu đúng tên trường Lê Văn Duyệt!!! chắc là chị Mai xúc động lắm đấy chị Phay ơi?! Lại còn những trang báo cũ minh hoạ… Thầy Giáo Lãng Tử, và Cô Giáo Nha Trang đang đứng lớp nữa chứ!!! Chị tài thật đấy chị Phay của em! chắc chị làm việc ở ngành thư viện phải không chị Phay?
Bảo Vân: hình minh họa trong Tuổi Hoa của họa sĩ Vivi đó em.
(có lẽ hình chị Nguyệt Mai hồi… chưa bị… mang cặp kiếng cận thi sĩ :D)
Ngành thư viện hả: không có đâu… Họ xét lý lịch và loại ngay từ vòng gởi xe đạp rồi em ơi 😀
Về trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt, em xem thêm nhé:
Trường tôi
Thuở trời đất nỗi cơn gió bụi
Mái trường tôi phải chịu chia lìa
Sau biến cố 30-04-1975, ngôi trường thân yêu của tôi – Nữ Trung Học Lê văn Duyệt – Gia Định không còn được mang tên Đức Tả quân linh thiêng mà đã bao năm Ngài che chở cho thầy trò chúng tôi, cũng như cho những người dân lành sinh sống quanh vùng Lăng Ông.
Trong cơn gió bụi, cả thày lẫn trò, mỗi người mỗi ngả, phần lớn đi lập nghiệp ở châu Mỹ, châu Âu, châu Úc, phần nhỏ ở lại quê nhà thua thiệt .
Trong chúng tôi, những giáo sư còn lại, cũng phân nửa được ở lại trường, phân nửa ra đi . Ngay đầu tháng 9 năm 1975, trường chúng ta đã thay đổi theo hệ thống tổ chức các trường ở miền Bắc : Tiểu học và Trung học đệ nhất cấp thuộc trường Phổ thông cơ sở, Đệ nhị cấp là trường Trung học phổ thông. Thế nên các giáo sư Đệ nhất cấp của trường phải ra đi. Lại nữa theo chủ trương phân tán và cân bằng lực lượng giữa các trường (Trường công lập – Trường tư thục – Trường công giáo) nên giáo sư chúng tôi được chuyển đi nhiều trường trong thành phố.
Tôi là kẻ phải ra đi khỏi trường . Buồn và nhớ. Hàng ngày đạp xe đạp đi dạy,đi ngang qua trường cũ, nhìn cổng trường xưa với dãy trúc vàng trong sân, tôi bùi ngùi trong tình cảm hòai cổ .
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nuớc còn cau mặt với tang thương
Tôi nhớ trường cũ, nhớ các vị Hiệu trưởng mà chiều sâu kiến thức và phong cách xứng đáng với cương vị điều khiển một ngôi trường lớn. Nhớ các bạn đồng nghiệp thân yêu với từng dáng dấp và từng đặc điểm khả ái .
Nhớ Tố Nga nặng tình non nước, thẳng thắn thấy sao nói vậy, chẳng sợ gì ai. Nhớ Ngọc Mai dí dỏm,dlinh họat, bị người ta cho nghỉ dạy vì “cái lý lịch trích ngang” nhưng vẫn hiên ngang ngạo nghễ . Tôi nhớ nhiều lắm, nhớ tất cả các bạn đồng nghiệp với những kỷ niệm thân thương…
Là người lái đò đưa khách sang sông, về sau này, người chở đò lại tiếp tục có khách sang sông, nhưng hình ảnh in đậm trong tâm trí tôi vẫn là bóng dáng của các em nữ sinh LVD. Nữ sinh LVD không những chăm ngoan mà còn giỏi nữa . Không học giỏi sao lại đậu vào lớp Sáu của trường Nữ Trung Học LVD!! Tôi có dịp quen với 1 hiệu trưởng ở Bắc vào, lấy vợ là cựu học sinh LVD. Em này rất ngoan, quê ở Hốc Môn. Vị Hiệu trưởng hỏi tôi: “Cô ơi, ở trong Nam trước đây, thi vào lớp Sáu trường LVD khó như thế nào mà vợ em nó kể chuyện rằng khi nó thi đậu vào lớp Sáu trường LVD thì gia đình mừng quá, ăn khao một con bò, còn thi đậu Tú tài chỉ ăn khao có một con heo thôi” .Nghe vậy tôi cũng cảm thấy vinh dự đã được góp phần đào tạo các em nữ sinh vừa giỏi vừa ngoan, vừa tình nghĩa .
Ở lại đây, năm 1975, tất cả nững người dạy học phải đi học chính trị và chúng tôi được khuyến khích hãy quay gót 180°. Quay một góc 180°, từ bên này sang bên kia. Làm sao đây ?
Có những đêm tôi trằn trọc mãi, không ngủ được. Đêm thì trăn trở, ngày thì lo âu, sợ hãi, gia đình thì ly tán, đi dạy thì ngậm ngùi với những tiếng chì tiếng bấc vì tôi có chồng học tập cải tạo, có anh chị ở nước ngoài .
Đây là chuyện cũ của những thập niên 1975 –1995. Đến hôm nay, cuôc đời đã đổi thay anh chị em của tôi lại được kêu là Việt Kiều yêu nước .
Cuộc đời phù du và thay đổi liên tiếp . Chỉ có tình cảm chân thành thương yêu nhau là quý, còn mãi mãi, không bao giờ quên.
Tôi vẫn còn nhớ, vào một buổi chiều tháng Chạp gần Tết, bất ngờ, chú Tám đi xe đạp đến nhà tôi, tay cầm một cuốn sổ để mọi người ký tên và ghi lời cảm tạ . Chú Tám vui mừng nói:” Hôm nay tôi chạy đến cô, vì cô có quà của các giáo sư và các nữ sinh LVD gởi về cho cô ăn tết .” Tôi cảm động biết bao nhiêu, suy nghỉ về những ân tình của các bạn và các em dành cho những người còn gặp khó khăn .
Và rồi hàng năm, khi mọi người rộn rịp đón Xuân là chú Tám lại đi xe đạp, tay cầm cuốn sổ đến trao quà cho chúng tôi . Thấy chú Tám tôi tưởng như ngày nào chú đem công văn của bà Hiệu Trưởng đến cho tôi và rồi những ngày vui dưới mái trường LVD lại sống lại trong ký ức .
Tôi vẫn hình dung rõ nét những bao thư mà bên ngòai có nét chữ rất đều đặn, dễ thương của chị Hòang Mai, bên trong chứa đựng tình bè bạn, tình thày trò quý báu . Đó là những bao thư mà đã nhiều năm chị Hòang Mai – chị Hiệu trưởng khiêm nhường tận tụy, đã thay mặt hội Ái Hữu cựu giáo sư và cựu nữ sinh LVD trao lại cho chúng tôi . Đến năm 2000, chị Hòang Mai không còn sức khỏe để chuẩn bi những món quà tình nghĩa . Tôi được ủy thác làm “Ông già Noel”. Mang quà đến cho các thành viên trong gia đình LVD còn ở lại Sài Gòn .
“Con tuấn mã” của tôi mang 28 món quà , băng qua nhiều con đường dài nhưng tôi không thấy mệt chút nào vì được thay mặt các bạn và các em cựu nữ sinh LVD đem lại niềm vui cho mọi người . Mỗi khi thấy tôi, chị Tố Phượng lại reo lên “ Đang chờ đây, ông già Noel đã đến” .
Nhờ có món quà của tình nghĩa mà chúng tôi có dịp gặp nhau để hàn huyên tâm sự dài ngắn .
Vui hơn nữa, từ mấy năm nay, các em Tuyết Nga, Minh Hải, Phương Đặng muốn cho các bao thư được phong phú nên đã tăng cường ngân quỹ và đã dặn dò tôi chỉ để khỏan 200 USD để làm emergency thôi, còn bao nhiêu đem chia hết cho các món quà được nhiều nhiều một chút . Thế’ là từ mấy năm nay, mỗi khi Tết về chúng tôi được làm triệu phú . Món quà “triệu phú” cũng đủ để anh chị em chúng tôi đón một cái Têt thanh đạm nhưng đầy đủ “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ – Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”.
Đẹp biết bao những cái Tết của tình nghĩa yêu thương!
Mái trường Nữ Trung Học Lê văn Duyệt của chúng tôi! Nơi đây có tình đồng nghiệp chân thành, gắn bó . Có tình thầy trò không những đẹp như lời dạy “Quân Sư Phụ” mà còn hồn nhiên hơn, uyển chuyển hơn.
Sài Gòn ngày 15-10-2006
Nguyễn thị Thanh Phúc
(nguồn: levanduyet.com)
Chị Phay kính ơi: em sinh sau đẻ muộn, không biết nhiều về hoàn cảnh đất nước, và thân phận cũng như số phận của nhiều người sau năm 1975, nhưng qua tìm hiểu từ nhiều nguồn ( do tánh em thích lục lọi tìm hiểu lắm ), nói thật em hình dung cũng tương đối rõ…! vì vậy đọc bài trong cái còm này của chị, thật tình có đoạn em…rưng rưng…đó chị Phay!
Không ngờ cô Nguyễn thị Thanh Phúc viết hay và cảm động quá! từ bài viết này , đạo đức và hình ảnh các thầy trò ngày xưa sao thấy hay và đáng quý quá ! từ đó em mới thấy càng kính phục Chị Nguyệt Mai, chị Nha Trang và Chị nữa đó !
@ Phay Van & Bảo Vân yêu mến :
Đúng đó hai em ! Đọc bài của chị Thanh Phúc viết , chị như thấy lại rất đúng rõ đoạn phim cuộc đời của chị đã trải qua…, và chị đang khóc thật sự khi gõ những dòng comment này …nhất là 2 đoạn sau : đúng y chang tâm trạng và trường hợp cũng như thái độ …khi đó của chị !
“…Có những đêm tôi trằn trọc mãi , không ngủ được . Đêm thì trăn trở , ngày thì lo âu , sợ hãi , gia đình thì ly tán , đi dạy thì ngậm ngùi với những tiếng chì , tiếng bấc vì tôi có chồng học tập cải tạo…”
Và : “.. Ngọc Mai dí dỏm , linh hoạt , bị người ta cho nghĩ dạy vì ” cái lý lịch trích ngang ” nhưng vẫn hiên ngang ngạo nghễ…”
Chị Phay ơi! không những ..NỂ.., mà út còn rất KÍNH PHỤC NGƯỠNG MỘ 100% ..luôn đó chị ơi!
Út nói vậy là có căn cứ chứ không phải nói suông khách sáo đâu : Út lục lạo nhà chị, và đã đọc tất cả Comments của hai chị Nguyệt Mai và Chị Nha Trang…ở tất cả các entries nhà chị rồi đó…Út thấy vỡ ra và học rất nhiều điều từ kiến thức phong phú, sâu, cũng như phong cách nói chuyện của hai chị…út mê lắm lắm…
Út có sao nói vậy, út không có..” nịnh ” hai chị kính yêu…đó nghen…!
Chị Nha Trang ơi, đọc xong comment của chị, thấy chị khóc Trịnh Hâm cũng muốn khóc theo. Tội nghiệp chị quá. Kính chúc chị và gia đình luôn mạnh khoẻ bình an.
Em Trịnh Hâm
@ Trịnh Hâm : Chào Trịnh Hâm !
Ui chao…! Lâu lắm rồi Nha Trang mới thấy Trịnh Hâm ghé vào nhà Phay Van em nó chơi đấy !
Bạn và gia đình luôn an bình và mạnh khoẻ chứ ?
Cảm ơn Trịnh Hâm nhiều nhiều về những lời chia sẻ , cùng lời chúc của Trịnh Hâm với Nha Trang nha !
Bạn vào chơi hôm nay , là Nha Trang nhớ lại ngay những lời chia sẻ rất cảm động của bạn với Nha Trang …về vụ… ” tịch thu sách “…của gia đình mình …ngay liền đó ! Trịnh Hâm còn nhớ không ? Với Nha Trang thì nhớ mãi…đó nghen Trịnh Hâm ! vì lúc đó là thời điểm mà Nha Trang mới ghé vào nhà Phay Van em nó chơi…, nên Nha Trang rất nhớ chi tiết chia sẻ này đó bạn ạ…!
Rất mong Trịnh Hâm vào chơi nhà Phay Van thường xuyên , để cùng nhau trò chuyện cho vui …Trịnh Hâm nha !
Nha Trang xin được chúc Trịnh Hâm cùng gia đình luôn an bình , và hạnh phúc…nhé…!
Thân mến ,
@ Trịnh Hâm & Phay Van :
Phay Van ơi…! Em nhắn dùm với bạn Trịnh Hâm là chị rất cám ơn sự ưu ái của bạn Trịnh Hâm ! nhưng Trịnh Hâm ơi …, bạn mà… ” ưu ái “…như thế , thì Nha Trang tôi…lúng túng…thật đấy Trịnh Hâm ạ ! Mong Trịnh Hâm cứ xem mình bình thường như mọi người thôi để cho được tự nhiên trò chuyện với nhau…, bạn nhé ! Mình…năn nỉ bạn thật đấy…, bạn Trịnh Hâm ạ !
Luôn vui bạn nhé…
Thân mến ,
Chị Nha Trang ơi, em rất muốn còm nhưng em không biết còm làm sao cả. Thôi chị cứ viết, em đọc được rồi, chị nhé. Chị đừng cười em nhé. Cảm ơn chị và chúc chị và gia đình vui khỏe.
@ Trịnh Hâm thân mến :
Bạn thật khiêm tốn ! Nha Trang cảm nhận được và thấy…mến bạn rồi đấy ! Đừng cười Nha Trang nha Trịnh Hâm…, hi..hi..
Trịnh Hâm cứ vào chơi và comment cho vui đi…, nhé ! Phay Van em nó và mọi người không có…” ăn thịt “…bạn đâu…! hi..hi..
Vào chơi trò chuyện chứ Trịnh Hâm ? …OK ?
Chị Phay và bác Công Thành ơi: Út vừa đọc bài vừa nghe bản nhạc ” Khoảng lặng phía sau Thầy ” mà bác Công Thành yêu cầu, nghe lời bài hát, út chợt nhớ một bài thơ đã đọc hồi còn học phổ thông, lời thơ cũng có cái mang mác, bảng lãng…buồn buồn như bài hát vậy! út chép lại đây nghe chị Phay:
THẦY và CHUYẾN ĐÒ XƯA
Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều
Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười
Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian…
( Út không nhớ tên Tác Giả )
Chị Nguyệt Mai kính: Thơ chị đọc cảm thấy nhẹ nhàng thật đấy! đọc bài thơ này của chị làm em cũng thấy nhớ lại cuối năm học lớp 12 hồi phổ thông ghê quá!!!
Em rất thích mấy câu thơ này chị Mai ạ :
” Chỉ còn lại chút dư âm tiếc nuối
những tháng ngày rất đẹp rất nên thơ ”
và:
” Đời mai sau sẽ có nhiều bóng nắng
Tìm đâu ra khoảng mát chốn học đường? ”
Chị Mai kính yêu ơi: khi đọc câu: ” Tìm đâu ra khoảng mát chốn học đường ”
Em chợt có ý muốn đề nghị chị…thay 2 từ ” học đường ” …thành ” sân trường ” !!!
Nhưng khi bắt đầu gõ phím thì 1 thoáng ” ngộ ra ” … là chị dùng 2 từ ” học đường “…là thấu ý và nghĩa của nó rộng hơn ! vì vậy út từ bỏ ý định đề nghị với chị ! nhưng út cũng gõ lên đây để nói cái cảm nhận của út khi đọc bài thơ này của chị đó…! Chị Mai và các chị đừng có…cười út…là bày đặt…đó nghen!!!
Chị Nguyệt Mai cám ơn Út Vân đã chia sẻ. Luôn vui Út nhé!
Dạ, Út cũng kính chúc chị luôn vui, và sáng tác nhiều thêm cho mọi người..và út..đọc ạ!
Ui, Chị Phay ơi!!! hình Chị Nguyệt Mai thật hả chị?
Em út Vân :
KÍNH CHÀO CÔ TRẦN THỊ NGUYỆT MAI….ạ !
P/s : Ui! Mau quá! đến giờ đi học lại rồi chị Phay ơi! tiếc ơi là tiếc…
Em chào chị đi họcnghen chị Phay
Bảo Vân: Lần đầu anh nghiêm túc với em: Cấm gọi ai là cô ở đây. Nhớ nhé!
Ui! có anh hai hth nữa!!! Em Tín ròm Chào Anh Hai ! Anh hai khoẻ chứ anh hai , bên cạnh có bà chị nào không anh hai ? hihihihi…
Chào em ròm. Thanks, anh khỏe! Câu hỏi của em dành cho anh, anh không dám trả lời. Anh để cho ông anh là bác Đồ trọc trả lời giùm nghe. A, mà anh cũng có lời chúc nhân ngày 20/11 tới thầy Tín và cô Bảo Vân nhé!
Chị Phay: Ui! vậy mà út cứ tưởng thật! tưởng ở entry trước thấy hình chị Mỹ Thanh,thấy rất vui, lần này tưởng được ngắm thêm hình của chị Nguyệt Mai kính yêu nữa chứ?!
Tiếc thật!!! biết đến chừng nào út mới nhìn thấy hình của các chị kính yêu đây…hở các chị…của út???!! huhuhuhu…
Anh Hai hth ơi! Út gọi ..CÔ..là.. CÔ GIÁO…mà anh hai?
À, anh Hai mà nghiêm nghị quá..với ..út.., là út..” nghỉ chơi ” ..với anh hai luôn đó!!!
Em biết mặt anh Hai rồi đó…anh hai ơi!!! đố anh hai..làm sao em biết…mặt..anh hai??? hihihihihihihihihi…..
Anh Hai hth ơi! Ròm em cũng biết..mặt anh rồi đó nghen!
Anh Hai ..phong độ ” đẹp chai “..bá chấy..luôn..đó..!
@Bảo Vân & Tín: Ờ, thì anh cũng biết mặt hai đứa em chớ bộ… 😆 , rất đẹp, cả đôi!
Tín ròm em…HOAN HÔ CÁI CÒM NÀY CỦA ANH HAI !!!
Anh còm hay thế mà em hoan hô suông thế thôi a?
Cô Nguyệt Mai và Cô Phay Van : Thân mến chào hai cô !
Hôm nay vào trang nhà cô Phay Van chơi và đọc bài, thật bất ngờ và cảm động hết sức khi thấy hai cô dành cho Lãng Tử tôi, cũng như Chị Nha Trang…cái tình cảm ưu ái thật xúc động và đầy ý nghĩa…về cái nghề dạy học cao quý, mà chúng tôi đã từng được vinh dự và tự hào có tên đứng trong ấy : Thầy ! Cô !
Và cũng thật là nuối tiếc đầy xót xa…, khi mình phải đành miễn cưỡng rời bỏ cái nghề mà mình đã từng tâm huyết lựa chọn để làm lẽ sống và sự nghiệp…, bởi sự nghiệt ngã oan khốc của lịch sử…! Nhưng thôi, mọi việc cũng đã qua… , chúng ta cũng không nên nhắc lại làm gì để càng thêm luyến xót…, phải không hai cô ?
Không gì hơn , Lãng Tử tôi rất cảm động và chân thành cám ơn hai cô nhiều nhiều lắm , về cái tình ưu ái đặc biệt này nhân Ngày Nhà Giáo 20/11 , mà hai cô đã dành tặng cho tôi cũng như chị Nha Trang…, hai cô thân mến nhé !
Chúc hai cô và gia đình luôn luôn vui khoẻ, an bình, và tràn đầy hạnh phúc !
Thân mến .
@PhayVan: “bác” hth thấy chị NM rất duyên và đằm thắm, y hệt PV vậy ( tất nhiên không kể profile, nhá ), hihii……
@ hth :
Ủa…! hth thấy bồ tèo Nguyệt Mai của tui ở đâu…, mà kết luận …” rất duyên và đằm thắm “…dzậy hth ?
Phải thầy…bói…hông đó hth ? hi..hi..
@Chị Nha Trang: Thầy bói thì cũng phải phán theo suy đoán logic thôi mà!
@Phay Van: Đoán thì phải có cơ sở chứ, sao gọi là mò được.
😀 😆
@ hth thân mến :
Thế thì ông …thầy bói hóm hỉnh…tiết lộ và dẫn chứng một vài suy đoán cho Nha Trang nghe cái…” suy đoán logic “…thử đi nhé…thầy…hth…? hi..hi..
Hihi… chời chời, chị Nha Trang đã thấy thầy bói nào tiết lộ bí mật nghề nghiệp chưa? 😀
@ hth thân mến :
hth ơi..! Nhân nói vui vui về …thầy bói…! Có một bài Nha Trang đã đọc vài tháng trước đây… thấy…vui vui…, nay lục tìm lại …, xin chia sẻ với hth cùng cả nhà đọc bài viết này…thư giản …nha :
Vào Google : ” Thầy bói Sài Gòn xưa << OVV "
Cô Nguyệt Mai: Xin lỗi cô nhé, tôi cũng hơi ngạc nhiên và bất ngờ, vì không hiểu sao cô Mai lại biết trước đây tôi theo nghề Dạy Học ?
Sẽ không phiền …để có một câu trả lời cho Lãng Tử tôi …, chứ cô Mai ?
Vui cô Mai nhé !
Kính anh Lãng Tử,
Nguyệt Mai là điệp viên “không không thấy”, anh hổng biết sao?
Đùa với anh một chút cho vui. Bây giờ thì Mai giải đáp thắc mắc kẻo anh lại “ăn không ngon, ngủ không yên” thì khổ lắm.
Số là bữa trước, Nha Trang có đề nghị Nguyệt Mai đọc một bài viết của Thầy Nguyễn văn Lục. Nhờ đọc những comments trong đó mà Nguyệt Mai được biết anh và Nha Trang đã là những thầy cô giáo từ trước năm 1975.
Nguyệt Mai cám ơn lời chúc của anh dành cho hai chị em Phay Van và Nguyệt Mai. Nhân đây hai chị em cũng xin chúc anh và gia đình luôn sức khỏe, an vui và hạnh phúc, anh Lãng Tử nhé!
Cô Nguyệt Mai: Thì ra là vậy !
Cám ơn cô Mai đã giải đáp thắc mắc của Lãng Tử tôi, cũng như những lời chúc tốt đẹp của cô nhé!
Qua entry này, hth xin gửi lời chúc mừng chân thành nhất tới các thầy cô giáo. Riêng chị Nha Trang và bác Lãng Tử, hth rất khâm phục kiến thức và sự lịch lãm, chính xác của bác và chị. Giá như nền giáo dục có sự góp sức của hai người bạn này của PhayVan blog thì tốt biết bao nhiêu!
hth : Chào thân ái hth !
Lãng Tử tôi rất cám ơn lời chúc và những lời chân tình ưu ái của hth với chúng tôi nhé !
Lãng Tử cũng xin gởi lời chúc đến hth cùng gia đình luôn vui khoẻ, an bình và tràn đầy hạnh phúc nhé !
Thân ái .
Bác Lãng tử: hth luôn nghĩ về những người thầy chân chính với những tình cảm chân thành bác ạ.
Chắc rằng bác rất hạnh phúc với tình cảm của những học trò cũ những ngày này.
Xin gửi tới bác và gia quyến lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và may mắn!
Thân kính!
@ hth thân mến :
Nha Trang thật lòng Cảm ơn hth với những lời tốt đẹp thật chân tình gởi đến anh Lãng Tử , Nha Trang , cũng như những Thầy Cô khắp nơi nhé !
Nhưng… hth ơi .., hãy cứ xem Nha Trang là một người bạn bình thường thôi , chứ hth nói thế sẽ làm Nha Trang…lúng túng và sẽ mất tự nhiên đấy…bạn hth ạ !
Nha Trang cảm nhận được hth là người rất hoạt bát , vui vẻ và hóm hỉnh…đáng mến , phong cách này của hth thể hiện qua comments rất rõ , vì vậy cứ thế mà cùng nhau thân tình trò chuyện , chia sẻ …trong ngôi nhà thân thương này hth nha…!
Thân mến ,
“Bác” hth cũng có một người chị trước dạy Anh văn ở Sài gòn. Chị cũng có phong thái y như các cô, các chị ở đây. Cách nay ba năm, cả gia đình chị về VN cũng ra Hà nội chơi ít ngày và nói chắc về lần này là thôi vì lớn tuổi rồi sợ không đi được nữa. Entry này làm hth nhớ đến chị của mình. Cám ơn PhayVan!
@PhayVan: Hoàn cảnh chung của rất nhiều dân mình khi đó mà! Nhưng chị của hth thì không phải. Hai bác của hth vào Sài gòn từ 1945 và mang cả chị ( sinh từ trước ) vào trong đó. .
Chị của hth nói giọng Nam, nhưng rất nhẹ, nhưng anh ( em của chị ) thì giọng Nam rặc. Nhưng chồng của chị thì nói giọng Hà nội chuẩn hơn cả người Hà nội bây giờ. Mất năm trước anh chị em ở Hà nội đi ăn gặp mặt rồi uống Cà phê, anh hứng chí hát mấy bản tiền chiến cũ làm con bé ( cũng gần 30 tuổi rồi ) tròn cả mắt, hihihi…..
Cám ơn PhayVan về lời khen. Chà, mũi nở hơi to. Mấy chục năm họ hàng bặt tin nhau, tới sau năm 75 mới liên lạc lại được. Nhưng phải tới năm 1985, hth mới có dịp vào Sài gòn và chị em mới biết nhau. Chồng của chị ngày trước cũng dạy học. Chị và cả anh rất lịch thiệp, ai cũng quý. Tính của hth là trời sinh ra thế, không phải ảnh hưởng từ chị, dù chị em rất quý nhau!
Qua đọc entry này, xem từ hình thức đến nội dung của entry, Lãng Tử tôi xin được mạn phép nêu một ý, đó là :
Cô Nguyệt Mai và cô Phay Van rất có cái tâm của đạo làm người !
Lãng Tử tôi không có quá lời đâu hai cô nhé…
Phay Van: Vâng, qua vào đọc bài, trò chuyện trên trang nhà của cô, Lãng Tử tôi cảm nhận được tấm lòng đáng quý của cô Nguyệt Mai như cô nói đấy Phay Van ạ!
Chào chị Năm! ròm em mới đi học về, lại chuẩn bị 16g20 đi dạy.., tranh thủ vào thăm nhà chị một chút.., và xem coi..” ấy ” có xuất hiện không?hihihihi..
Ui, có logo đỏ của..” ấy ” rồi…!
Vui quá chị Năm ơi!!!!!
Dạ, em cám ơn chị Năm nhiều! nhờ có chị đỡ…mà em bớt ..ớn ớn..đó chị Năm!
Ấy…sắc như lưỡi dao …đó chị!
Ơ! mà chị Năm ơi….sao em thấy…run run…thích thích…sao lạ vậy chị Năm!!!???
Ô, Phay Van. Em làm chị thật cảm động với những món quà em tặng chị, nào là hình ảnh cô nữ sinh Lê Văn Duyệt, hình cô giáo và bài viết về ngôi trường của năm xưa…
Cám ơn em nhiều thật nhiều nghe, em cưng.
Nhân Ngày Nhà giáo, Nguyệt Mai mời các bạn nghe ca sĩ Đan Trường hát “Bụi phấn”, một sáng tác của Vũ Hoàng & Lê văn Lộc.
Khoảng đẩu thập niên ’70, Saigon có chiếu phim To Sir with love do Sidney Poitier thủ vai chánh. Đặc biệt trong phim có Lulu hát bài hát cùng tên rất hay.
Chị Phay Van có thể tìm và post lên để mọi người cùng thưởng thức không?
Cảm ơn anh Chinook về bài hát anh nhờ Phay Van post lên chia sẻ với cả nhà .., anh nhé !
Anh Chinook ơi ! Anh biết không ? Trong comment của anh có…3 từ…” thủ vai chánh “…, lâu lắm rồi …hôm nay Nha Trang mới thoáng gặp và nghe …thân quen…lại 3 từ này đó anh Chinook ạ !
Cảm ơn anh nhé…! Dạo này chắc bận lắm hay sao …ít thấy anh vào chơi vậy…?
Luôn vui anh nhé !
Đúng rồi chị Phay Van ơi. Cám ơn chị.
Chào chi Nha Trạng
Bên này, trời đã vào thu. Lạnh và mưa , Rồi them chuẩn bị lễ nên cũng hơi bận chị ạ. Tuy vậy , những lúc có thể tôi vẫn ghé nhà chị Phay Van.
Thấy vui và ấm cúng quá.
chinook : Cám ơn anh chinook ! lâu lâu nghe lại những bản nhạc xa xưa một thời, thật thú vị lắm anh ạ!
Chào Anh Công Thành.
Đúng thế Anh ạ. Những bản nhạc cũ làm ta nhớ lại quá khứ. Riêng tôi chúng làm tôi nhớ đến tuổi mới lớn , hồn nhiên.
Thời mới vảo học Trung học , may mắn chúng tôi có một thày dạy tiếng Việt rất tài hoa. Ông làm cho chúng tôi thich học ngôn ngữ và văn chương Việt. Ngoài ra Ông cũng là một người thích cine. Mỗi khi có những phim giá tri nghệ thuât cao , Ông thường dẫn chúng tôi đi coi và giải thích về nghệ thuật làm phim. Nhở Ông,tôi được xem những phim cổ điển rất hay như La chaine (Sợi xích), đây là phim đầu của Sidney Poitier tôi được coi. Ngoài ra , chúng tôi cũng coi Le voleur de bicyclette(Kẻ ăn cắp xe đạp)của Vittorio de Sica, Le vent ne sait pas lire(Gió không biết đọc)với Dỉrk Bogarde và Yoko Tami , La colline de l’adieu, tiêng Anh là Love ís a Many-Splendored Thing(Ngọn đồi giã biệt) Với William Holden và Jennifer Jones, Phim này bài hát mang cùng tên được dich ra tiêng Việt, hình như Duy Trác có thâu băng vào đầu thập niên ’70 , Rashomon của Kazuo Miyagawa với Toshiro Mifune ,Le pousse-pousse(Người phu xe),phim của Nhât….
Có lẽ vì được giải thích nên ấn tượng để lại trong chúng tôi rất sâu sắc. Mấy chục năm đã qua , tôi vẫn còn nhớ những hình ảnh đầy nghệ thuật và ấn tượng đó.
Anh Chinook: Cám ơn anh hồi đáp và chia sẻ những kỷ niệm rất đáng nhớ và thân thương trước đây nhé!
Có điều kiện và tìm được những thông tin gì thú vị, hãy đưa lên chia sẻ cùng nhau anh Chinook nhé!
Chúc anh luôn vui khoẻ…
Nàng Phay yêu quý,
Đúng rồi em. Đây là cô Ngô thị Vân, cô giáo dạy chị Anh Văn năm lớp 12 đó.
Cô người Huế và rất dễ thương.
Cô Mai và Phay Van: thế thì Công Thành tôi đề nghị bản nhạc ” Tình Huế ” do ca sĩ Bảo Yến hát, để tặng cô giáo của cô Nguyệt Mai nhé !
Được chứ Phay Van?
Phay Van và cả nhà thân mến,
Như lần trước, Nguyệt Mai đang có việc bận, nên sẽ tập trung làm việc và tạm không vô nhà Phay trò chuyện với các bạn trong một thời gian ngắn. Đừng buồn Nguyệt Mai nha.
Thân chúc các bạn và gia đình luôn an vui và hạnh phúc.
Hẹn sẽ gặp lại các bạn.
@ Nguyệt Mai thân quý :
Ui chao…! Mới đọc bài xong , cảm giác đang còn vui vui hoà với xúc động…, thì đọc đến comment này của Nguyệt Mai bỗng thoáng lảng đãng cái man mác buồn buồn văng vắng …lại rồi…!
Nhiều công việc lắm hở Mai , thôi thì mong Mai cố gắng giải quyết nhanh nhanh…để quay lại nhà cùng trò chuyện với mọi người…, bồ tèo nhé !
Sức khoẻ của lứa tuổi chúng mình , hiện nay là…ưu tiên số 1…, hãy chú ý , đừng có lơ là đấy…bồ tèo nhé !
Cho Nha Trang gởi lời thăm hỏi tốt đẹp nhất đến các cháu cùng anh chàng của bồ tèo…nhé !
@ Nguyệt Mai & Phay Van thân quý :
Ôi chao…! Đọc bài trong entry xong , vui lắm , xúc động lắm , sự vui và sự xúc động này đã làm cho mọi ngôn từ dường như biến mất…! chỉ còn biết nói với hai bồ tèo là :
RẤT Ý NGHĨA , TUYỆT và CỪ…lắm lắm !
Với chủ đề entry về Ngày Nhà Giáo…và việc Giáo Dục ! Nha Trang mạn phép chia sẻ cùng các bạn 2 mẫu chuyện ngăn ngắn của 2 Tác Giả…chúng ta cùng suy ngẫm…thư giản …nha…
1/ CON MUỐN
Cu Tí , ngoài giờ học bán trú ở trường , buổi tối và chúa nhật còn phải học thêm mô đàn , học vẽ , học tiếng Anh…!
Thằng Tèo , nhà bên cạnh Bố mất sớm , mẹ nó phải nuôi 3 đứa em nên Tèo phải nghỉ học . Hàng ngày mỗi khi nghe thấy tiếng đàn của Tí , Tèo rón rén nép mình bên hàng rào dòm vô…
Nhìn ra thấy Tèo đứng đó , Tí mếu máo :
– Ba ơi…, con… muốn… được… như…thằng…Tèo…!
( Thuý Bắc )
2/ QUÀ SINH NHẬT
Hôm đó , có việc không vui ở cơ quan , tôi bực dọc ra về . Thằng Tí hớn hở chạy ra :
– Ba…, cho con xin mười nghìn …
– Không có ! Tôi quát , nó thút thít chạy vào nhà…
Bữa cơm tối ăn chẳng ngon chút nào . Tôi đi ngủ sớm , nhưng vẫn trằn trọc mãi với chuyện bực dọc ở cơ quan…!
Cu Tí lặng lẽ đến bên cạnh :
– Con mừng sinh nhật Ba – nó ngập ngừng – con không có tiền …, nó đưa gói quà :
Một cái thiệp giấy… vẽ lem luốt với hàng chữ nắn nót : ” Happy Birthday “…!
( Võ Hồng Dũng )
Chúc chị Nguyệt Mai, chị Nha Trang và các anh chị em là giáo viên nhưng điều tốt đẹp nhất nhân dịp 20/11 nhé!
Mong mọi người luôn khỏe, bình an!
@ Ha Linh chan , kimiga dare desuka ? Ningen desuka-yousei desuka ?
Cảm ơn lời chúc chân tình của em đến Chị , chị Nguyệt Mai , cùng tất cả các Thầy Cô…, Hà Linh nhé !
Dạo này …bận rộn thù tiếp bạn khách vào chơi …nhà em lắm phải không ?
Chị vẫn đọc bài đều đặn ở nhà em…đấy em nhé !
P/s : À…, Hà Linh ơi ! chị ..ới.. qua ăn…bún bò huế…sao không thấy em đâu cả ! Làm cô Năm Phay Van…tém…sạch…chục = 12 tô…luôn..đó Hà Linh ơi…!!! hi..hi..
Vui em nhé ! Oyasuminasai !
Chị Nha Trang: Chị làm Công Thành tôi ngạc nhiên và bất ngờ thú vị: Chị biết cả tiếng Nhật…ư ? đáng nể thật!
Chị Nha Trang kính mến,
Dạo này em bận rộn hơn chút xíu chị à, vẫn vào đọc trang Phay Van đều chị ạ.
Em sắp quay lại Nha Trang, sẽ nhớ tới chị lúc ở đó!
Tôi cũng cảm giác như anh Công Thành! chị Nha Trang quả là một phụ nữ…đầy thú vị!
Lãng Tử nói thật lòng đấy chị Nha Trang ạ!
@ Anh Công Thành & Anh Lãng Tử :
Ấy chết…! Hai anh mà có…cảm nhận như thế …thì Nha Trang tôi…lúng túng…lắm hai anh ơi ! Nha Trang xin hai anh đừng nói thế nữa nhé ! Nha Trang thật lòng mong hai anh coi Nha Trang chỉ là một người bạn khách bình thường như các bạn khác , vào chơi nhà Phay Van em nó thôi , để mọi người chúng ta cùng tự nhiên và trò chuyện thân tình …, hai anh nhé !
Về tiếng Nhật ! ôi chao…, hai anh …nói lầm rồi đó ! hi..hi..Nha Trang có biết tiếng Nhật …tròn …vuông…ra sao đâu ?! Cái câu mà hai anh thấy trong comment của Nha Trang , đó là do Hà Linh mến yêu chỉ cho Nha Trang đấy , và nghĩa của nó cũng trong phạm vi 3 chị em : Nha Trang , Hà Linh và Phay Van…biết thôi…hai anh à…!.hi..hi..
Nghĩ…cũng thấy… vui vui…hai anh nhỉ !
@ Hà Linh mến yêu :
Vậy là em sắp có chuyến về quê hương thăm gia đình rồi phải không ! thế thì tuyệt quá rồi !
Cho chị gởi lời chúc sức khoẻ và mọi điều tốt đẹp đến song thân của em , cũng như mọi người trong đại gia đình của em nhé…em yêu mến !
Chúc em cùng gia đình thượng lộ bình an …!
P/s : À…, Hà Linh ơi ! khi ghé thăm Thành phố biển Nha Trang lần này , nhớ quay phim và chụp hình nhiều nhiều…để về post lên cho mọi người cùng xem …em nhé !
Chị Nha Trang: Vâng, cám ơn chị đã giải thích cho tôi rõ!
Nhưng dù sao, ít nhất là trong trang nhà của cô Phay Van, tôi vẫn có cảm nhận chị là một phụ nữ…đầy thú vị! đấy chị Nha Trang…
Chị Nha Trang kính mến,
Hì hì hi chắc chắn khi ở Nha Trang thì em sẽ nghĩ đến người chị- người team leader xuất sắc lắm lắm!
Em không biết là có chụp hình được nhiều không nữa chị ơi, nhưng em sẽ cố!
Mỗi năm cứ đến ngày 20/11 mình lại nhớ và thèm cảm giác được thày cô đánh khi xưa, suốt đời mình không bao giờ quên được ,…..
Những ngọn roi của thày theo con suốt cuộc đời , và thật không tưởng tượng được mình sẽ ra sao nếu không có những lằn roi ấy của thày ,….
…
Một lần, ông cụ thân sinh ra mình dắt tới nhà thày để xin lỗi vì một vụ nghịch phá của mình, ông cụ một điều thưa thày, hai điều thưa thày,… khi ra về, ông hơi cúi đầu chào thày,…
Thấy lạ ( vì mình cho rằng ông cụ lớn tuổi … ) mình hỏi thì ông nói ” vì thày là thày giáo con ạ ”
Có lẽ những lằn roi của thày và lời nói của ông cụ đã theo mình suốt cuộc đời !
( nếu không có những điều trên thì có lẽ bây giờ mình đã làm đến bí thư một tỉnh rồi )
Bác trà hâm lại: Bác chia sẻ những điều trong comment này đọc thấm lắm, làm Công Thành tôi nhớ đến câu danh ngôn này bác ạ :
” What is learnt in the cradle lasts till the tomb ”
( Cái gì học được từ khi trong nôi, sẽ còn lại mãi đến lúc xuống mồ )
Vui bác trà hâm lại nhé…
Bác Công Thành@ và Phay Van@,
Đó là hành trang theo mình cho đến bây giờ và nó cũng là những điều mà lão hâm lại dạy dỗ con cháu.
Cảm ơn Công Thành@ về câu danh ngôn trên.
Chúc các thày cô mãi trong tim các thế hệ học trò !
Bác trà hâm lại : Cám ơn bác! hẳn trước đây bác trà hâm lại cũng đã từng là… người đứng trên bục giảng chứ ?
Bác Công Thành@
Lẽ ra thì vậy nhưng có một trục trặc nhỏ nên tôi không được đứng vào hàng ngũ các thày , cô giáo. Chỉ có bà xã tôi là giáo viên , trước đây dạy ở D9H Cần Thơ nhưng nay cũng đã nghỉ chế độ do sức khỏe không cho phép.
Cho đến bây giờ, năm nào cũng vậy, vào ngày 20/11 hàng năm vợ chồng tôi đều d9e61en thăm hỏi các thày cô giáo đang sống và làm việc tại TP.HCM đã dạy mình .
Hôm chủ nhật vừa rồi , chúng tôi vừa đến thăm thày Cù Huy Chử ( bào đệ của nhà thơ Cù Huy cận ) , ông đã gần 80, bị ung thư hơn 8 tháng nay, chắc không qua khỏi ….
Mới đó mà đã gần 40 năm rồi ,….
Trà hâm lại: Cám ơn bác đã chia sẻ một vài thông tin cá nhân của bác, để trả lời câu hỏi của Công Thành tôi nhé!
Qua chia sẻ, Bác đã hành xử rất hợp lý với truyền thống đạo lý ” Tôn sư trọng đạo “…để làm gương và giáo dục các con cháu thế hệ sau…! người lớn chúng ta hãy cố gắng duy trì và phát huy những gì là nếp sống đẹp trong tinh thần truyền thống và đạo lý làm người , bác nhỉ..
Luôn vui khoẻ bác Trà hâm lại nhé…!
Bác Trà ơi, hồi nhỏ em cũng nghịch phá, cũng nhờ ngọn roi của cô giáo, nếu không nhờ đòn roi của cô giáo bây giờ em cũng làm công an “nhớn” rồi 😀
Kính chúc bác và gia đình luôn vui khoẻ.
Hihihi, Trịnh Hâm@ à,
anh em mình là dân có chữ ” hâm ” chắc vậy nên giống nhau …..
Vào đọc những chia sẻ của bà con xóm mình nhân kỷ niệm ngày nhà giáo thấy rất chí tình chí lý , nhân ngày trọng đại này cho chị trân trọng gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc tới những người bạn là nhà giáo thường gặp gỡ giao lưu trên trang nhà em nhé
Nhân Ngày Nhà Giáo, với chủ đề entry cô Phay Van đưa lên thật thấm đầy ý nghĩa đạo lý và truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo của người Việt Nam chúng ta!
Trên tinh thần vào vui chơi góp chuyện, Lãng Tử tôi cũng xin được chia sẻ cùng các bạn và các bác một mẫu chuyện trong Cổ Học Tinh Hoa :
THẦY TRÒ DẠY NHAU
Thường Tung ốm .
Lão Tử đến thăm, hỏi rằng:
– Tôi xem tiên sinh mệt nặng. Dám hỏi tiên sinh còn có câu gì để dạy đệ tử chúng con nữa không?
Thường Tung nói:
– Qua chỗ cố hương mà xuống xe, ngươi đã biết điều ấy chưa?
– Lão Tử thưa: Qua chỗ cố hương mà xuống xe, có phải nghĩa là không quên nơi quê cha đất tổ không ạ?
– Ừ phải đấy ! Thế qua chỗ có Cây Cao mà bước rảo chân, ngươi đã biết điều ấy chưa?
– Qua chỗ Cây Cao mà bước rảo chân, có phải là kính những bậc già cả không ạ?
– Ừ phải đấy !
Thường Tung há miệng ra cho Lão Tử coi và hỏi rằng:
– Lưỡi ta còn không ?
– Lão Tử thưa : Còn .
Thường Tung lại há miệng cho Lão Tử coi nữa, và hỏi rằng:
– Răng ta còn không ?
Lão Tử thưa : Rụng hết cả !
– Thế ngươi có rõ cái lý do đó không ?
Lão Tử thưa : Ôi ! Lưỡi mà còn lại, có phải tại lưỡi mềm không? Răng mà rụng hết, có phải tại răng cứng không?
– Ừ phải đấy ! Việc đời đại để như thế cả. Ta không còn gì để nói cùng các ngươi nữa…
( Cổ Học Tinh Hoa )
Thường trong Cổ Học Tinh Hoa, sau mỗi bài đều có lời bàn rất sâu sắc…
Nhưng ở đây, trong chia sẻ bài này, mỗi người chúng ta hãy tự chiêm nghiệm và suy ngẫm…cho vui…các bác nhé…!
Dạ cảm ơn bác Lãng Tử. Em xin chia sẻ chuyện sau:
Năm lớp năm (tức lớp nhất ngày xưa) em được học với một thầy giáo có tài làm thơ. Thầy là một thầy giáo mẫu mực, nổi tiếng nghiêm khắc. Học sinh sợ thầy lắm, vì khi lỗi phạm thầy sẽ đét đít bằng cây thước kẻ thật to.
Thầy có tài làm những câu thơ lục bát một cách dễ dàng, ví dụ:
Trường em
Trường em có khỉ gì đâu
Có hai hàng ghế lâu lâu té hoài.
Hoặc:
Trường em dơ dáy thấy bà
Đi vô đụng rác đi ra gặp sình
(Có lẽ do tình trạng bất đắc chí của đa số giáo viên sau 1975)
Phay Van: Những câu lục bát mà người thầy của cô làm, quả thật phản ánh rất đúng trường hợp rất tồi tệ của môi trường cảnh quan trường lớp ở tất cả các nơi…! đúng là sau 1975, việc học cũng như không gian sư phạm trường lớp ở miền Nam, chính quyền mới hầu như bỏ mặc,không quan tâm gì cả, nhiều trường lại còn…tận dụng đất trống trong khuôn viên trường để…tăng gia sản xuất…lang, mì…nữa chứ!!! làm cho nhiều người có tâm huyết với giáo dục…cảm thấy ngao ngán thật sự…!
Vâng, đề cập và nghĩ đến lại môi trường giáo dục thời sau 1975 quả là…rùng mình lắc đầu ngao ngán thật! bản thân tôi đau đớn rời bỏ nghề cũng vì mình… bất lực trước những cảnh..ngao ngán như thế đấy anh Công Thành và cô Phay Van ạ!
Mới đi học về, Út chào chị Phay!
Nói ..” nghỉ chơi” với chị!!! nhưng..nhớ quá!!! cho em..delete..lời tuyên bố nghen!!!hihihihi..
Ấy ơi! nghỉ chơi sao được mà nghỉ chơi!?
Chị Năm của Tín là dân “xịn ” đó…ấy ơi…..
Chị Phay ơi! Vào đọc bài và kiếm một số tài liệu nhà chị Năm, Tín ròm em chắc chắn không có lầm đâu chị kính yêu ơi! hihihihihi…
Có cần anh bói nữa không, cô Út?
Anh haihth của Tín là..” thầy bói xịn” ..đó “ấy”..ơi..!
À, anh hai ơi! bói cho em ròm một quẻ coi chừng nào “ấy” mới hết..Xiiiiiiiiiii…em, vậy anh hai?! hihihihhihi..
Em đừng mong cái tiếng xiiiiiiii…….. ấy nó kết thúc. Không bao giờ! Em hãy chú nghe nhé. Nếu tiếng xiiiii ấy nó càng cao vút lên về cuối và kết thúc ở chín tầng mây thì em chưa ổn đâu. Khi nào em thấy nó có vẻ du dương, nhè nhẹ dần về cuối thì bắt đầu hy vọng nhé! Từ bữa nay nhớ lắng nghe nhé. Đừng thấy xiii…. Mà sợ!
Chà…chà…! Hai anh em …truyền… nghề cho nhau…có vẻ…tâm đắc…nhỉ…!
Anh HTH ơi, cái tiếng xiii xiii ở quê em là tiếng dùng khi nào anh biết không? và càng du dương thì càng diệu nghệ và càng hiệu quả tốt nhe!
Anh Hai hth: Dạ, út cần anh hai bói cho một quẻ :
” CHỪNG NÀO ÔNG ROM HUYỀN…hết…ròm…?! hihihihi..
Câu này anh trả lời em ngay không cần bấm quẻ: Nó sẽ mập u khi nào em nấu nướng cho nó những bữa ăn ngon lành hàng ngày, nhắc nó ăn uống đúng giờ, càm ràm khi nó bê bối quá… và ( cái này anh hơi quá một tý ) khi cao hứng, nó bảo anh hai dề qua em, Bảo Vân nó làm đồ nhậu bắt mồi lắm. Anh bói vậy đã “ngon” chưa?
HOAN HÔ ANH HAI !!!!!!!!
Anh hai ơi..dề..qua em nghen..!!! “ấy ” làm đồ nhậu bắt mồi…lắm đó anh hai ..ơi..!
@Hà linh: Tíếng xiiiii… đó quê anh cũng dùng, cũng du dương. Nhưng em nghĩ sao? Bảo Vân mà dùng tiếng xiii… đó cho em Tín liệu có hợp lý không? 😆
Em chào chị! em đi học nghen…
Ui!.. “ấy “…trưa nay ” tám ” nhiều thiệt!!! hèn gì đi học… trễ!!!
Liệu hồn ông đó nghe..ông ròm!!!!!
Vô đọc. Ngẫm suy. Không nói được gì. Nhớ một thời dạy….chế tạo vũ khí!!! Thấy đăng đắng. Chúc các Nhà Giáo mạnh khỏe và hy vọng ngày nào cũng là Ngày Nhà Giáo!
Bác Giao: dạ, cảm ơn bác đã chia sẻ. Thầy giáo lớp 5 của em (mà em đã kể ở một comment trên) đã qua đời trong nghèo nàn và bệnh hoạn. Khoảng năm 1980 thầy nghỉ dạy, nhọc nhằn với cuộc mưu sinh. Thầy gầy gò, nhỏ bé, đen đủi và… có mặc cảm tự ti với… ngay cả học trò cũ. Nhiều lần gặp thầy đi ngược chiều em không thể chào vì thầy luôn… né, dù hồi xưa em là học trò cưng (trưởng lớp đó bác).
Khoảng 2007, khi đi nuôi mẹ tại bệnh viện, em gặp thầy nằm cấp cứu chung trại với mẹ em. Thầy tỉnh táo, chỉ nhìn thôi, không trả lời- ngay cả bằng ánh mắt.
Thầy mất trước mẹ em một vài tháng…
Em chỉ biết cầu nguyện cho thầy…
@ Phay Van mến yêu :
Câu chuyện về người thầy giáo của em , mà em chia sẻ lên đây , quả thật là xót xa quá…, phải không em !?
@ Phay Van mến yêu :
Nghe em chia sẻ về trường hợp người Thầy cũ của em mà chị cũng thấy xót xa và ái ngại…cho trường hợp của Thầy !
Sự thay đổi một chế độ , đã tạo ra nhiều trạng huống…rất trớ trêu…đầy xót xa…lắm em ơi !
Với chị , sau khi vượt qua giai đoạn hoang mang khủng hoảng tột độ …rồi khi đã lấy lại được thăng bằng tinh thần và nhận chân được… cs là thế nào…! thì chị có thái độ rất tự tin và ngạo nghễ…đó em ! dù rằng cuộc sống mưu sinh lúc ấy rất…rất…bầm dâp…!
Chào chị Năm! hôm nay ròm em về sớm một chút, tranh thủ vào thăm nhà chị đây!
ngày nay..phẻ..hông chị?
Dạ! mấy chị nhớ bồi dưỡng nhiều nhiều cho thằng em trai ròm này nghen mấy chị!
Ui! mau quá! đến giờ rồi chị Năm ơi..!
Em đi nghen chị Năm…
@ Phay Van mến yêu ơi :
Em tìm giúp chị đưa lên 2 bản nhạc sau em nhé :
1/ ” Trường làng tôi .” của Phạm trọng Cầu , Tam ca áo trắng trình bày .
2/ ” You have made a difference ” ( hình như tác giả là Brian Asselin …thì phải ? chị không chắc lắm , và chị cũng không nhớ tên ca sĩ ? )
Cảm ơn em .
Chị Nha Trang:
1/ ” Trường làng tôi .” của Phạm trọng Cầu , Tam ca áo trắng trình bày
http://www.nhaccuatui.com/m/u59uvfmUK0
Trong lúc tìm bài theo yêu cầu của chị, em tìm được cái này.(Trong đây không có chị Nguyệt Mai nhà mình):
Truờng Làng Tôi của Phạm Trọng Cầu, ban hợp ca Lê Văn Duyệt trình bày
2/ ” You have made a difference ” (chị Nha Trang có trí nhớ hay quá):
Chị Nha Trang yêu cầu nhạc hay thiệt, lớp chúng em mấy ngày nay cũng líu lo với bản nhạc ” You have made a difference “..này, để chuẩn bị văn nghệ chào mừng 20/11 đấy chị ạ!
À chị Hai, chị Năm ơi! ” ấy” là một giọng hát “hot” của lớp em đấy nhé!
@ Phay Van mến yêu :
Cảm ơn em nhen ! Em và Nguyệt Mai tìm nhạc nhanh và giỏi …thật đấy…! Chị thì mấy khoản này đành… chịu thua !
Ừ bài thứ 2 , sực nhớ chủ đề Ngày Nhà Giáo , chị chợt nhơ nhớ lại…, và lâu lắm rồi hôm nay chị mới nghe lại đấy em…
Một clip hội ngộ văn nghệ các thầy cô cùng học trò Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt…quả là thú vị thật em nhỉ !
Tiếc quá phải chi có Nguyệt Mai nhà mình thì…mãn nhãn…phải không em ?
Nguyệt Mai ơi…, trong cuộc hội ngộ thú vị này , lúc ấy bồ tèo…đứng chổ nào vậy ?
@ Tín :
Cậu…” nịnh “…tui vừa vừa thôi nhé…cậu ròm !
Tín… ! em…” gan cùng mình “…luôn đó nhen ! xin phép ” ấy ” chưa…mà dám …tiết lộ…tin tức mật…của ” ấy “…đấy ?
Thế em không sợ út Vân…Xiiiiiiiii… em bay lên ngọn dừa sao???
Chị Nha Trang: Dạ, đúng đó chị Nha Trang! chị ra lịnh phạt hít đất 1000 cái cho ông ròm này…tởn cái tánh..ba hoa..lăng xăng..lái xái..đi chị Nha Trang!!!
Từ từ em ạ, chứ đùng cái mà em bắt nó làm thế, nó chẳng có sức chở em xe đạp đâu.
Chào chị Năm! Ui cha, hôm nay “ấy” không có vào ” tám ” hả chị? cả ngày nay cũng không thấy ở lớp?!
Ấy ơi..ấy..đang ở..mô..?
Ông Tín ròm! Chớ ông không nhớ lớp phân công tui làm việc gì hay sao mà còn giả bộ..rên..rỉ..với chị Phay ?
Dạ, chính xác đấy chị Năm! ” ấy ” hát…” ngọt “..lắm chị Năm ơi!
Chị Năm cho em yêu cầu 3 bản nhạc để tặng..”ấy”..nghen, chị Năm!
1/ If you love me – ca sĩ Olivia Newton John .
2/ I don’t like to sleep alone – ca sĩ Paul Anka .
3/ Heart of gold – ca sĩ Niel Diamond .
Em cám ơn chị Năm !
Ấy..ơi..vào..nghe..nhạc..nghen..
Tới giờ rồi! chào chị, em đi nghen chị Năm…
Này em Tín, em yêu cầu thế này, anh thấy em “quái” lắm! 😀
Anh hai kính: Ủa! ” quái ” …là sao anh hai ? Anh nói gì ròm em chẳng hiểu gì cả???!!!
Chiêu này không được hở anh hai?
Quá được chứ em! Chắc bi giờ ấy của em đang rưng rưng cảm động!
Trời ơi!!! Cả lớp ơi..!!! vô nhà chị Phay Van tui..xem ông Tín ròm..trỗi nhạc..lãng mạn…tới…LÃNG…NHÁCH…nè!!!!!!!
Nhưng thôi, cũng…cám ơn ông ròm nhen…Xiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii…..!
Anh Hai hth ơi!!!! Chị Hai, Chị Ba, Chị Tư, Chị Năm..ơi..!!!!!
Tặng nhạc mà cũng bị…Xiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii…..! dài cả chục cây số này thì ròm em phải làm sao đây các anh chị?????
Quăng ..phao..cứu em với!!!!!!!!!!
Chị Năm: Em ròm chào chị !
Ui! chị Năm! sao lại..” Tín nghe nhé ” !!! Em mời…”ấy”..nghe mà chị??!!
Chị …” giết “…em ròm này rồi!!!!!!!
Bài của Ts. Phạm Văn Tình trên đây có đoạn này:
…Và cũng không hiếm học trò kính thầy, mê thầy mà… “phải lòng” thầy! Nói chung người ta không khuyến khích quan hệ đó, bởi học đường luôn là nơi tôn nghiêm, đúng mực. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, từ sự quý trọng, ngưỡng mộ đến tình yêu chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước. Cần tỉnh táo mà không nên sa đà quá mức vào tình cảm riêng tư.
Đọc tới đây em bất chợt nhớ đến cuốn Vòng Tay Học Trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng- một cuốn sách bị giới phê bình văn học xhcn lên án nghiêm khắc, cho là nó phản ảnh một xã hội suy đồi, băng hoại về đạo đức. Em chờ nghe bình luận của các bác nhé.
Thưa tất cả các bạn!
Đúng là tôi không hiểu tại sao câu được đặt trong ngoặc kép:”Nghĩ về đạo thầy trò xưa và nay” Lại được gọi là “Một câu thànhngữ”.Bài của PGS_TS Tình rất hay,nhưng đề mục đó có phải là của ông không,nếu là tiêu đề của ông thì…chính xác chưa?Khi đã có thêm 2 chữ”Nghĩ về…” thì có thể gọi là “Thành ngữ” không?
Theo hiểu biết lâu nay của tôi, thành ngữ phải là một câu đã được lưu truyền trong dân gian.”Nghĩ về đạo thầy trò xưa nay”không thỏa mãn ý đó.
Các câu:”Sống tết,chết giỗ”,”Không thầy đố mày làm nên”,”Mùng một nhà cha,mùng hai nhà mẹ,mùng ba nhà thầy” …theo tô mới là thành ngữ.
Vì hiểu biết tôi có hạn,rất mong các bạn có ý kiến phản hồi.
Dân Cổng chốt : Chào bác ! qua comment của bác, Công Thành tôi cũng đọc xem lại cái tựa đề bài viết của Ts Phạm Văn Tình, thì thấy tựa đề tác giả đặt ra là…đúng…đấy chứ bác Dân Cổng chốt! bởi lẽ cái tựa đề đâu có ý nói câu trong ngoặc kép là…Thành ngữ!
Theo suy nghĩ của tôi, thì tựa đề có thể nên hiểu là:
” Từ một câu Thành Ngữ , một câu Ca Dao , một câu Tục Ngữ : Nghĩ về đạo thầy trò xưa và nay ”
Ý bác thế nào về cách hiểu của Công Thành tôi ?
Vui khoẻ…bác dân Cổng chốt nhé..!
Chào chị Phay Van! hôm qua có việc bận, út không vào thăm nhà được, nhớ quá trời luôn!!!
Giờ này út vào thăm nhà đây nghen…
Vâng ,thưa bác Công Thành,được bác giao lưu, cho Chốt cảm ơn bác nhé!
Câu của bác hoàn toàn đúng!Nếu như thế thì Chốt không dám có ý kiến gì.
Sỡ dĩ Chốt thắc mắc và chưa hiểu vì đề bài tại sao lại để trong ngoặc kép riêng cái đoạn”Nghĩ về đạo thầy trò xưa nay”,Chốt thấy bác phải dùng mấy cái chấm chấm(“là…đúng..đấy chứ”) chứng tỏ bác cũng nhận ra sự cấn cái,chưa rõ ràng của đề mục này rồi.hì hì…
Bác thử gõ google đi,nguyên văn đề mục thế này:
TỪ MỘT CÂU THÀNH NGỮ”NGHĨ VỀ ĐẠO THẦY TRÒ XƯA VÀ NAY”
Thì mặc nhiên người ta sẽ phải hiểu những chữ đặt trong ngoặc kép là Thành ngữ.Bác ạ.
Lần nữa,rất cảm ơn bác!Chúc bác luôn vui khỏe!
@PV: Có bạn như Giăng đây cũng tự hào phết, nhỉ!
Phay Van:Hề hề…
Với mọi người Gia sởi lởi .Nhưng với tui thì…
Tên Gia nó “chơi” tui đó Phay Van nạ.Hắn lừa lừa(dụ dỗ) tui đến để tóm đấy.
Bác Dân Cổng Chốt: Vâng, chào bác ! Không có gì bác ạ, chúng ta cùng vào chơi nhà cô Phay Van dễ thương này trò chuyện, trao đổi với nhau cho vui mà…
Vâng, qua link bác chia sẻ tôi cũng vô google xem lại bài gốc, thì y như bác nói..!
Qua nội dung bài viết thì rõ ràng trong chúng ta ai cũng hiểu…ý của tựa đề, nhưng phân tích về cách sử dụng ” dấu chấm câu “…thì quả thật sẽ có chuyện.. ” thắc mắc ” như bác vậy!
Qua chuyện..” nhỏ ” về cách sử dụng dấu chấm câu trong cái tựa đề này, Công Thành tôi cũng thấy rằng…việc sử dụng dấu chấm câu hiện nay mà ta thấy xuất hiện trên các trang mạng, cũng như trong các comments ở nhiều blogs..quả là điều..có nhiều suy nghĩ…!
Nhân tiện Công Thành cũng xin chia sẻ một bài viết về : Dấu Câu Tiếng Việt !
Mời các bác, nếu có thời gian rảnh rỗi vào đọc thư giản…cho vui.., cũng như..là một cách..ôn lại vậy!
Luôn vui khoẻ bác Dân Cổng Chốt nhé! à , nhân tiện xin được phép hỏi bác: Bác hiện sống trong Nam?
Cám ơn bác nhé…
Xin lỗi các bác tôi quên gõ tựa đề bài tôi muốn chia sẻ , các bác vô google nhé :
” DẤU CÂU TIẾNG VIỆT – vstar.edu.vn “
Phay Van: ” Vòng Tay Học Trò ” là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng , một cuốn tiểu thuyết đã gây chấn động trong dư luận vào khoảng thập niên 1970s, đa số người vào thời đó cho rằng nó đã động chạm đến vấn đề thuộc ” phạm trù đạo đức học đường “…và trước 1975 cũng có nhiều bài viết phê phán nó dữ dội…!
Trong một môi trường được tự do thoả chí mặc sức sáng tác như ở miền Nam trước 1975, Nguyễn Thị Hoàng với tiểu thuyết ” Vòng Tay Học Trò ” đã gây nên những phê phán , chỉ trích, nhưng bình tâm suy xét, ai cũng công nhận cái tài của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, và tiểu thuyết ” Vòng tay học trò ” cũng được đánh giá ở nhiều góc độ và cách nhìn khác…
Sau 1975 , tất nhiên là với đường hướng ” văn học nghệ thuật phục vụ đảng ” …thì tất nhiên ” Vòng Tay Học Trò ” và tác giả của nó làm sao mà không…bị phủ đầu chụp mũ…được…! phải không cô Phay và các bác ?
Phay Van: chủ đề của entry là ngày Nhà Giáo ! ý của cô nêu lên trong comment , tôi thấy cũng là một cách trò chuyện trao đổi hay đấy! Vậy nếu có thể tìm được tiểu thuyết này, cô có thể post để mọi người cùng đọc..và trao đổi…cho vui! vì tôi nghĩ chắc là cũng không có nhiều bác đã đọc cuốn tiểu thuyết này?
Lãng Tử tôi xin chia sẻ một vài dòng ” lý lịch trích ngang ” của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng…gọi là mở màn…cô Phay và các bác nhé..
Nguyễn Thị Hoàng : sinh ngày 11/12/1939 tại Huế , học trường Đồng Khánh Huế .
1957 : vào Nha Trang
1960 ; vào Saigon học ĐH Văn Khoa và Luật , sau đó đi dạy học tại Đà Lạt ( tiểu thuyết Vòng Tay Học Trò sáng tác vào thời điểm này )
Sau đó nghĩ dạy ở Đà Lạt về Sại saigon cộng tác với các tạp chí : Bách Khoa , Văn…
trước 1975 sáng tác khoảng 30 tiểu thuyết…
Vài dòng chia sẻ, mời các bác chia sẻ thêm …cho vui nhé…!
@ Anh Lãng Tử & Phay Van :
Vâng , cuốn tiểu thuyết này khi ra đời quả là đã gây chấn động như anh Lãng Tử nói : ” vì nó động chạm đến vấn đề thuộc phạm trù đạo đức học đường…”
Trước 1975 Nha Trang đã từng đọc nhiều lần… và Nha Trang cũng có cùng quan điểm với Phay Van : “..Nguyễn Thị Hoàng viết rất chỉn chu , không như người ta chụp mũ…”
Đúng vậy , một sáng tác …” có tiếng vang , gây chấn động “…nên cần có nhiều giác độ cảm nhận và đánh giá , trên tinh thần cảm nhận khách quan thuần tuý văn học nghệ thuật , chứ không thể chụp mũ kiểu…văn mẫu định hướng một chiều…đến què quặt…!
Chúng ta thử nghe nhé :
” Vòng Tay Học Trò là một tác phẩm quan trọng trong Văn Học Miền Nam Việt Nam 1954-1975 . Nó quan trọng không phải chỉ vì việc làm xôn xao dư luận , mà còn là vì giá trị nghệ thuật đặc biệt của nó . Không phải ngẫu nhiên mà trong lời nói đầu bộ Lịch Sử Văn Học Việt Nam của Gs về Văn Học Việt Nam người Nga N.I. NIKULIN vừa mới được phiên dịch và xuất bản , trong các tác giả ở Saigon mà Gs NIKULIN nghiên cứu , có tên Nguyễn Thị Hoàng bên cạnh các tên tuổi như Võ Hồng , Lê Vĩnh Hoà…! Còn tên tác phẩm thấy có Vòng Tay Học Trò !
Có lẽ Gs Ts Mai Quốc Liên , tác giả lời nói đầu của bộ sách nói trên muốn tránh từ ” Nghiên Cứu ” nên ông dùng từ ” Thẩm Định ” ! (1)
Mà quả thật Vòng Tay Học Trò là tác phẩm cần và xứng đáng được thẩm định , tái thẩm định và tiếp tục thẩm định…”
( Minh Thạnh – Tiểu thuyết ” Vòng tay học trò ” của Nguyễn Thị Hoàng )
(1) : LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM của GsTs N.I. NIKULIN – nhà xuất bản Văn Học và TT nghiên cứu Quốc Học 2007 – trang 10 .
Chị Nha Trang: em cảm nhận văn của Nguyễn Thị Hoàng là thứ văn chương sang trọng. Đa phần bối cảnh và các nhân vật của bà thuộc về xã hội thượng lưu ở Saigon.
Một chút ngoài lề trích trong comment của chị: … có tên Nguyễn Thị Hoàng bên cạnh các tên tuổi như Võ Hồng , Lê Vĩnh Hoà…
Mai Quốc Liên có lẽ người ngoài đó hả chị, nên không rành văn học miền Nam, vì em thấy ông ta xếp tên tuổi Võ Hồng, Nguyễn Thị Hoàng (những ngôi sao trên văn đàn miền Nam, tầm cỡ Mai Thảo, Nhã Ca…) vào chung với Lê Vĩnh Hòa (một người hầu như chỉ được giới thân cộng trong miền Nam biết đến) 😀
Thế nên, em không thích đọc thể loại phê bình văn học của các tác giả sau 1975, đa số phiến diện, thiển cận, khập khiễng…
À, đó là ý kiến riêng của em thôi, chị nhé.
Cô Phay ơi: comment này tôi gởi lộn entry rồi! Xin lỗi cô, tôi sẽ gởi lại qua entry mới cô nhé