Trang chủ > Văn > Khoảnh Khắc Mùa Thu Paris

Khoảnh Khắc Mùa Thu Paris

Bạn thân mến,

Bạn còn nhớ cuốn sách “Cua xào lăn” (Cours de Langue et de Civilisation françaises) của Mauger mà tụi mình học thời Trung học không? Trong đó có M. et Mme Vincent sống ở Montréal đó. Nguyệt Mai nhớ hoài cuốn sách đã giới thiệu cho mình những hình ảnh tiêu biểu của nước Pháp như tháp Eiffel, Viện bảo tàng Louvre, Khải Hoàn Môn, vườn Lục Xâm Bảo, …

Vả lại, ai trong chúng ta lại không mơ một lần được đặt chân đến thủ đô Paris khi nghe những bài hát: Paris có gì lạ không em, Mùa thu Paris, Tiễn em, v.v…

Hôm nay, Mai đọc truyện ký này của nhà văn Lữ Quỳnh, nên muốn chia sẻ với bạn. Chúng mình cùng làm một chuyến du lịch đến Paris, bạn nhé!

Đôi giòng tiểu sử của nhà văn Lữ Quỳnh:
Sinh năm 1942 tại Huế

Vào năm 1970, tạp chí bán nguyệt san Ý Thức được xuất bản ở Sài Gòn với Tổng thư ký tòa soạn là Nguyên Minh, cùng sự cộng tác thường xuyên của nhiều văn hữu: Ngụy Ngữ, Đỗ Nghê (Đỗ Hồng Ngọc), Châu Vân Thuận, Mường Mán, Võ Tấn Khanh, Lê Ký Thương, Thái Ngọc San, Hồ Thanh Ngạn, Nguyên Thạnh (Nguyễn Mậu Hưng), Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Trần Hữu Lục…

Viết trước 1975 trên Bách Khoa, Mai, Phổ Thông, Khởi Hành, Ý Thức…

Cùng với Lữ Kiều, Trần Hữu Ngũ, Lữ Quỳnh là 1 trong 3 sáng lập viên đầu tiên của tạp chí Ý Thức, hậu thân của tờ Gió Mai, ở Huế, 1957. Vài năm sau, thêm Nguyên Minh, Hồ Thanh Ngạn, Châu Văn Thuận và Nguyễn Mậu Hưng…

Hiện cư ngụ tại Orange County, California.

đã in:
Cát Vàng (truyện),
Sông Sương Mù (truyện)
Những Cơn Mưa Mùa Đông (truyện vừa),
Vườn Trái Đắng (truyện dài, trên tạp chí Ý Thức)
Sinh nhật của một người không còn trẻ, Thơ Lữ Quỳnh, Văn Mới 2009.

Lữ Quỳnh

Khoảnh Khắc Mùa Thu Paris
Tặng Jacques Ng.

Bốn giờ sáng gọi taxi đưa ra ga Eurostar Luân Đôn để lên chuyến tàu đầu tiên đi Paris,

Khởi hành lúc sáu giờ. Nhà ga rộng lớn, hiện đại chẳng khác gì một phi trường. Cũng phải làm các thủ tục an ninh: bỏ giày, điện thoại, áo khoác, xách tay, và những thứ lỉnh kỉnh khác như chìa khóa, nịt, đồng hồ….cho qua máy. Rồi điền giấy khai hải quan…Vé lên tàu có ghi số toa, số ghế. Tàu sẽ dừng đúng số toa của mình, đầu mỗi toa có nhiều ngăn để hành lý. Tàu chạy với vận tốc 360 km / giờ, lúc qua biển Manche, mình chỉ nhận biết tàu bắt đầu vào hầm và ra khỏi hầm, với thời gian hai mươi ba phút. Đường hầm dài hơn 50 km, kể từ ngày khai trương vào năm 1994, Luân Đôn và Paris không còn bị chia cắt bởi biển, chỉ có hơn hai tiếng đồng hồ để qua lại.

Đến Paris gare du Nord đúng 9 giờ 20. Đi hai đoạn métro ngắn là tới khách sạn đã đặt phòng trước. Vì ở Paris chỉ có hai ngày, nên phải lên lịch ngay đi thăm một số nơi.

Tôi thầm cám ơn các website văn học, vì nhờ đó mà Jacques đã đọc và lần mò hỏi ra địa chỉ email của tôi. Tên Việt của Jacques là Thạch. Thạch, con nuôi của người cô họ.

Lúc tôi trưởng thành, Thạch còn nhỏ lắm. Tôi thương Thạch vì cứ nghĩ đến nỗi buồn thiếu vắng tình thương của cha mẹ ruột. Tôi không nhớ những lần đi chơi với Thạch đã cư xử, đã nói ra với nó những gì. Chỉ biết lần cuối cùng gặp nhau vội vã ở Nha Trang vào giữa tháng 4 năm 1975, thời điểm những ngày tàn cuộc nội chiến. Rồi thời gian dài sống lăn lóc trong sa mù thời cuộc, như bầy gà bươi móc mỗi ngày để kiếm sống, ngụp lặn trong cái u tối đói nghèo, ngu dốt; còn chút ánh sáng nào đâu để soi rọi ký ức mình….

Cho đến một ngày đầu năm nay, tôi nhận email của Thạch, chỉ mấy giòng ngắn ngủi luộm thuộm thiếu dấu thiếu chữ, nếu là anh của email này thì trả lời em ngay. Tôi trả lời Thạch. Những thư tiếp theo, Thạch cho biết lần cuối em gặp anh đến nay đã 36 năm rồi! Em đang sống ở Paris.

Khi biết tôi sẽ ghé Paris, Thạch vui lắm. Thạch hẹn gặp tôi ngay buổi trưa đầu tiên ở khách sạn. Rất đúng giờ, Thạch đến. Thay vì mừng rỡ, vồ vập, tôi đứng lặng người nhìn Thạch. Trước tôi là một người Pháp già, lưng hơi còm, mái tóc muối tiêu, tên là Jacques.

Ôi, Thạch của ngày nào đây, chỉ còn nét mặt và giọng nói là không thay đổi. Jacques cười, ông chủ khách sạn tưởng em là người Pháp nên nói toàn tiếng Tây! Thì em là người Pháp rồi còn gì, đã sống ở Paris 28 năm!

Chúng tôi ăn trưa Phở 14. Thạch nói phở này ngon nhất Paris đó anh. Trong lúc ăn, Thạch lên chương trình đưa tôi đi chơi một số nơi. Paris với hệ thống metro chằng chịt, mà Thạch thuộc nó như trong lòng bàn tay. Vì thời gian hạn hẹp, chúng tôi không thể đi sâu vào mỗi nơi. Như khi phải đứng từ xa mới có thể nhìn hết được Viện bảo tàng Louvre, chứ đừng nói vào được bên trong, phải mất ít ra vài tuần đến cả tháng mới thăm hết được. Louvre, công viên Tuilerie, quảng trường La Concorde, Khải Hoàn Môn nằm trên một trục thẳng. Cảnh vật suốt dọc các công trình rất đẹp và nhiều nơi ghi dấu lịch sử. Vườn Tuilerie, đang là mùa thu, lá vàng rơi đầy mặt đất. Đại lộ Champs Élysées có tiếng đẹp nhất thế giới, rất đông du khách đi bộ. Cái lạnh chớm thu nằm sau những chiếc khăn quàng của phụ nữ, rơi hững hờ trước ngực.

Giờ cao điểm ở các trạm métro, cứ hai phút có một chuyến đến, mọi người đứng chen nhau, không một biểu lộ khó chịu, cảnh đó rất bình thường trong sinh hoạt hằng ngày. Để đến một nơi, đôi khi phải đổi tàu nhiều lần, phải đi thang máy hoặc leo bậc cấp lên trạm métro phía trên, hay xuống trạm métro phía dưới. Có những đường tàu nằm sâu hai, ba trăm mét dưới lòng đất.

Ở thế hệ chúng tôi, trước những năm sáu mươi ngồi ghế nhà trường trung học, không ai là không nhớ bài học thuộc lòng “Ngày Tựu Trường” của Thanh Tịnh, và đoạn văn của Anatole France tả cậu bé với chiếc cặp trong tay, đi qua vườn Lục Xâm Bảo vào một buổi sáng mùa thu, lá vàng rơi trên những pho tượng trắng…Ngờ đâu nửa thế kỷ sau, tôi lại được ngồi trong công viên Luxembourg cũng vào một buổi sáng mùa thu, giữa những bức tượng trắng và lá vàng rơi đầy mặt đất, để thương nhớ tuổi thơ mình!

Luxembourg, công viên lớn thứ hai của Paris, chỉ sau Tuilerie, được đặt nhiều tượng danh nhân như Beethoven, Paul Verlaine, Georges Sand, Saint-Genevieve… Công viên cũng là bối cảnh nổi bật trong tác phẩm Les Misérables (Những Kẻ Khốn Cùng) của Victor Hugo. Nhiều chiếc ghế dựa bằng sắt có thể xê dịch được, để du khách thoải mái chọn góc nhìn ngồi nghỉ ngơi. Cuối công viên bên phải là một lâu đài có hồ nước lớn phía trước, tiếp với một vườn hoa đầy sắc màu rực rỡ.

Hơn năm mươi năm trôi qua, từ một cậu bé lòng như khăn mới thêu, từng xúc động bởi hình ảnh mùa thu ở vườn Lục Xâm Bảo ngày nào, nay với mái tóc bạc đang ngồi đếm tháng năm còn lại của đời mình trên đầu ngón tay. Nhìn những pho tượng trăm năm còn đứng đó, nhớ đến cậu bé của Anatole France ngày nào cùng những người đã một lần qua đây, mà ngậm ngùi tự hỏi….?

Một ngày lang thang dưới bầu trời đầy mây và trong những đường hầm métro, tôi đã không giấu đươc nét mệt mỏi dù cho nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử ở đây luôn cuốn hút bước chân mình. Jacques thường nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Còn tôi tham lam giành giựt với thời gian, phải tận mắt nhìn cho được những thứ mà mình chỉ biết qua sách báo và chuyện kể. Thạch đưa chúng tôi đi bộ qua nhiều nơi.

Nào Place Vendome ở trung tâm Paris, nối liền với đại lộ De La Paix. Giữa quảng trường là tượng Napoléon đứng chót vót trên một trụ đồng tròn có chạm trổ hoa văn hình xoắn ốc cao trên hai trăm mét để kỷ niệm ngày chiến thắng quân Áo năm1805. Ông là một vĩ nhân, được ca tụng là người “khi trên lưng ngựa thì chiến đấu lẫy lừng, lúc xuống ngựa là một nhà cai trị đất nước kiệt xuất.” Sau cách mạng Pháp, ông lập ra triều đại Bonaparte, với những cải cách về luật pháp, bộ luật Napoléon đã ảnh hưởng rất lớn đến chính trị thế giới. Về giáo dục, các trường đại học được mở, đào tạo sinh viên bằng tiền nhà nước. Ông thành lập đơn vị hành chánh tự cai quản và xử lý lấy công việc. Napoleon mất năm 1821. Lăng mộ ông sáng lòa có thể nhìn thấy từ tháp Eiffel.

Nào Khải Hoàn Môn (The Arc de Triomphe), đài kỷ niệm nổi tiếng nhất, với 50 mét chiều cao, 45 mét bề rộng, từng chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử nước Pháp: Năm 1940 Đức đánh chiếm Paris đã cho quân diễn hành qua đây, trong khi thủ đô bỏ trống, mở đầu cuộc kháng chiến chống phát xít. Qua năm 1944, Paris được hoàn toàn giải phóng, đoàn quân chiến thắng của nước Pháp Tự Do trở về ca khúc khải hoàn, lại diễn hành qua Khải Hoàn Môn lịch sử này.

Buổi chiều đứng trên cầu Notre-Dame ngắm sông Seine, Jacques giành máy ảnh chụp tôi cho bằng được. Hắn nói anh toàn chụp cảnh không, ít ra phải có vài tấm để làm kỷ niệm chứ. Sông Seine đẹp, nhất là cảnh vật thơ mộng hai bên bờ. Tôi vừa đọc đâu đó, chỉ khúc sông chảy qua Paris đã có đến 37 cây cầu, mà nổi tiếng là Pont Neuf, cổ nhất, được xây bằng đá từ cuối thế kỷ thứ 16, có tượng vua Henri IV ngồi trên lưng ngựa. Tiếp đến là Pont Marie, Pont Royal, Pont Louis Philippe… Cầu nào cũng có chiều cao trên 100 mét, rộng trên dưới 20 mét. Theo Jacques cây cầu đẹp nhất là Pont Alexandre III, gần nơi an nghỉ của Napoleon. Hắn tiếc rẻ là tôi ở Paris ít quá, không thể đi thăm hết đươc, và anh mới biết chưa được một phần mười Paris.

Đâu cần đi thuyền trên sông Seine, mà dù có muốn cũng không có thời gian, chúng tôi đứng tựa thành cầu, nhìn những chiếc tàu lớn lộ thiên chở đầy du khách chạy trên sông, luồng qua chân cầu hình vòm cung, thật êm ả.

Sông Seine. Trước mắt tôi là sông Seine. Bỗng cảm thấy có cái gì vướng nơi đáy cổ cùng với nắng chiều đang tắt dần, khi nhớ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên qua Pháp trở về, khoảng đầu những năm chín mươi, ngồi uống rượu với anh, nghe anh kể về những ngày vui và bận rộn với bạn bè ở Paris, tôi nảy ý làm một cuộc trao đổi. Bài viết gần như một tạp văn với chữ in nghiêng là phần anh kể, lấy tựa “Trịnh Công Sơn, từ sông Hương đến sông Seine”, sẵn dịp nhà thơ Thái Ngọc San về Sài Gòn in báo, đã lấy bài này đăng trên tạp chí Sông Hương. Giờ đây hai anh đã đi vào cõi vĩnh hằng, đâu biết có kẻ còn lận đận với trần gian, đang đứng bên giòng sông Seine của anh ngày nào, nhớ về sông Hương với các bạn San, Quê, Ngăn trong lần uống rượu vang đỏ ở quán Thiên Đường. Không ngờ lần chia tay nhau hôm ấy là lần Thái Ngọc San vĩnh viễn xa rời chúng tôi.

Sông Hương, sông Seine, những trái tim yêu thương đang rải rác ở khắp mọi miền có nhớ về nhau là nhớ về một giòng sông, nơi từng in bóng anh em bạn bè, dù còn hay đã mất.

Kể từ ngày bỏ nước ra đi, Jacques chưa một lần về thăm chốn cũ. Hắn đã nhận Pháp là quê hương của mình rồi. Hai mươi tám năm sống ở Paris, những đền đài, phố xá, sông nước nơi đây đã làm nhạt phai hình ảnh một Hòn Chồng, cầu Xóm Bóng, Hải Học Viện mà tuổi thơ hắn từng yêu mến.

Chúng tôi ngồi xuống bậc thềm trước quảng trường tháp Eiffel, nhìn du khách đi thành đoàn vui vẻ chụp hình, quay phim. Dưới chân tháp người ta xếp hàng rồng rắn, dài hàng mấy trăm mét để mua vé lên các tầng trên. Giá vé cho mỗi tầng khác nhau: Lên tới đỉnh, tầng 3 là 14 euro, tầng 2- 8.20 và tầng 1- 4.10 euro. Sinh hoạt này kéo dài đến nửa đêm.

Tháp Eiffel xây dựng năm 1887, hoàn thành năm 1889, do kỹ sư Gustave Eiffel (1832-1923) thiết kế. Nó là một công trình kiến trúc bằng kim loại, trở thành biểu tượng nổi tiếng nhất, không những của Paris nước Pháp, mà còn được thế giới công nhận. Hàng năm có hàng triệu người leo lên chiêm ngưỡng. Trong số những công trình trứ danh của ông, ngoài Paris nước Pháp ra, còn có mặt trên nhiều quốc gia khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Ai Cập, Hoa Kỳ…Riêng tại Việt Nam, những công trình của Gustave Eiffel để lại còn đến bây giờ là Bưu điện Sài Gòn, cầu Long Biên Hà Nội, cầu Trường Tiền ở Huế.

Như lần trước, khi rời Luân Đôn đến Paris bằng chuyến Eurostar đầu tiên, sáng nay chúng tôi giã từ thủ đô ánh sáng cũng trên chuyến tàu khởi hành lúc 6 giờ. Đêm qua trước khi chia tay Jacques, hai anh em ngồi với nhau trong một quán nhỏ, tôi uống chát đỏ, còn Jacques cũng uống nhưng chỉ nhấp môi. Trưa mai em lại vào bệnh viện lọc máu, vẫn chờ ngày được thay thận nhưng không biết đến bao giờ, em rất mừng gặp anh lần này. Rồi im lặng một lúc, giọng Jacques chùng xuống không biết em có còn lần thứ hai để gặp anh không? Tôi không nói gì, kể cả một lời cám ơn Jacques, vì tôi biết rằng kể từ đây Jacques mãi mãi có mặt trong cuộc sống của chúng tôi.

Lữ Quỳnh
Paris, Sept 2011
(nguồn: vanchuongviet.org)

—-

Mời bạn xem một clip giới thiệu về thành phố Paris qua bài nhạc “Aux Champs Elysées” với giọng ca của ca sĩ Pháp Joe Dassin. Hy vọng bạn sẽ yêu thích.

——

Nhân chị Nguyệt Mai đề cập đến cuốn “Cua xào lăn” và chị Nha Trang có ý định tìm mua lại bộ sách để tập thể dục trí não, em xin phép post vài trang trong cuốn Bài Học về Ngôn Ngữ và Văn Minh Pháp của Ban Tu Thư Tuấn Tú (ấn bản 1964) soạn để dùng kèm với “Cua xào lăn” cuốn II.












Một số hình ảnh của cuốn sách “màu gạch cua” L’art de conjuguer:



















—-
Nhân chị Nha Trang nhắc đến bài ” Nhìn lại việc thi tú tài ở Việt Nam trước 1975 ” của Thầy Nguyễn Văn Lục, kính mời các bác xem lại vài hình ảnh sau đây:



(sách của chú em)

Chuyên mục:Văn Thẻ:
  1. 24/10/2011 lúc 14:44

    Một bài ký hay và đẫm tình!
    Cám ơn cô chủ và bạn Nguyệt Mai!

    • 25/10/2011 lúc 07:51

      Bác Giao nghe bài này nhé:

      • 25/10/2011 lúc 08:35

        Cám ơn Phay Van nhé!
        Mình còn nhớ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, bọn mình chỉ mới 14, 15 tuổi mà đã lén lút trao tay nhau cuốn sách chép tay nhầu nhĩ “Bí mật thành Pa ri”. Ở miền Bắc hồi đó, nếu bị lộ ra thị bị đuổi học và đi tù như bỡn.
        Khiếp!

      • hth
        25/10/2011 lúc 09:05

        Hồi đó em còn bé tý bác Đồ ạ, nhưng cũng nghe nói quyển đó “rùng rơn” lắm, đến bi giờ vẫn chẳng biết nó ra sao! Hề…

      • Trần thị Bảo Vân
        25/10/2011 lúc 14:49

        Bác Đồ Trọc : Thưa Bác Đồ Trọc, cho phép cháu hỏi 1 tí được không ạ ?
        Thế cuốn sách ” Bí mật thành Pa ri ” mà bác đọc hồi ấy là của tác giả nào ạ :

        1/ Bí mật thành Paris …của : Pablo de Santis .
        hay :
        2/ Bí mật thành Paris …của : Eugène Sue .

        Cám ơn bác ạ .

      • Nguyễn thị Nha Trang
        25/10/2011 lúc 22:02

        @ Đồ Trọc :

        Bạn làm Nha Trang tò mò quá ..! thế nội dung sách ” Phản động ” lắm hay sao mà bạn nói…khiếp thế ! đến nỗi ông bụt hth …mà còn…” rùng rơn ” …thì chắc là…” rùng rơn “.. rồi !!!
        Chia sẻ cho mọi người nghe …cái khiếp ” rùng rơn ” này đi bạn Đồ Trọc… ơi…!

      • 25/10/2011 lúc 23:16

        Một cuốn dâm thư ! ( Kim Bình Mai châu Âu )

  2. hth
    24/10/2011 lúc 16:35

    Mới chỉ đọc qua thôi. Tình cảm người xa quê lúc nào cũng man mác buồn, đọc hơi xon xót trong gan ruột.

    • 25/10/2011 lúc 07:49

      Bác hth nghe bài Tiễn em chưa?

      • hth
        25/10/2011 lúc 09:01

        Dạ, “bác” hth đang nghe. Cảm ơn bác Phay Van ạ! 😀

      • Mai
        25/10/2011 lúc 09:15

        Cám ơn Phay Van nhé! Hai bài hát này thật tuyệt vời với giọng hát của hai ca sĩ thượng thặng, em nhỉ?

      • chinook
        26/10/2011 lúc 10:32

        Bài Tiễn Em này Sĩ Phú hát thật tuyệt. Tôi không nhớ lần đầu tôi được nghe ai hát , hình như là Thanh Thúy.

        Hồi đó bon tôi mới lớn , chẳng đứa nào có bồ bịch gì, nhưng tối ngày nghêu ngao ” Lên xe tiễn em đi , chưa bao giờ buồn thế…” với lại ” Cherie Je t’aime , Cherie Je t’adore….ya mustafa…

        Mỗi cuối tuần, tụi này họp nhau lại tại nhà một đứa được phép của cha me ,( người này làm chaperon luôn) Con trai ngồi một bên , con gái một bên , nhạc thì bằng máy Telefunken với dĩa 33 hay 45 hoặc Tape recorder Teac hay Akai . Con trai muốn mời bạn nhảy phải đến trước mặt , trịnh trọng một tay để sau mông, một tay đưa ra mời, đầu cúi xuống.

        Thuở đó thật hồn nhiên và dễ thương.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        26/10/2011 lúc 22:37

        @ Phay Van mến yêu ,

        Là giới nữ , nhưng chị công nhận các anh trước đây , được hấp thụ một nền giáo dục văn hóa ứng xử giao tiếp xã hội rất lịch thiệp , phong nhã …, nhất là khi tiếp xúc với giới nữ !
        Em biết không , ở Nha Trang trước đây , mỗi chủ nhật khi các sinh viên sĩ quan Không Quân , Hải Quân , hoặc sinh viên sĩ quan Đà Lạt…mà đi dạo bát phố…thì hầu như tất cả mọi người đều trầm trồ và rất ngưỡng mộ với phong cách lịch sự , phong nhã …không chê vào đâu được đó em…!

      • Mai
        27/10/2011 lúc 06:54

        Anh chinook đã nhớ đúng. Bài hát “Tiễn em” do Thanh Thúy hát lần đầu tiên. Mai còn nhớ vì hình của ca sĩ Thanh Thúy được dùng làm bìa cho bài hát.

  3. 24/10/2011 lúc 19:59

    Cảm ơn các bạn đã gửi bài viết hay để người đoc thưởng ngọan … Tôi chưa một lần đặt chân đến nước Pháp nhưng đã từng rung động vì một “Paris có gì đẹp không em …” và mơ mộng lãng đãng về khu vườn Lục Xâm Bảo cùng giòng sông Seine từ ký ức ấu thời xa xăm thủa nhỏ …

    • 25/10/2011 lúc 07:46

      Cô Soan Phi: xin cô cứ truyện trò thoải mái với các anh chị, các bác ở đây. Xin chia sẻ những kỷ niệm, những cảm nhận nếu đã từng một lần đặt chân đến Paris, hoặc đã từng yêu mến Paris qua bộ sách ” Cua xào lăn “.

      Các cô bác, anh chị có thể xem thêm hình ảnh tại đây.

  4. Nguyễn thị Nha Trang
    24/10/2011 lúc 20:39

    @ Nguyệt Mai thân quý , ” Bạn còn nhớ cuốn sách ” Cua xào lăn “……? ”

    Wow…! Chỉ mới đọc dòng chữ đầu tiên này của Nguyệt Mai , là biết bao kỷ niệm thời học trò áo trắng lại ùa về rồi….! Pháp Văn hồi đó Trang chọn là sinh ngữ 2 …thôi , nhưng những buổi học với biết bao là sự thích thú , với phương pháp sư phạm tuyệt vời của người Thầy : Thầy dạy Pháp Văn đầu tiên năm Đệ Tam : Gs Phạm Liêu …, nhớ lần đầu tiên học lecon 1 ( Mai ơi cái móc đuôi của chữ c , gõ phím nào vậy ? ) với các từ : un homme , une femme , un garcon , une fille…, các câu hỏi và câu trả lời : Qu’est – ce que c’est ? – c’est un….., c’est une….
    Nguyệt Mai ơi , tủ sách nhà mình đã mất sạch…, nhưng Mai nhắc đến cuốn sách này là mình nhớ ngay ra liền : bìa màu xanh dương nhạt ….và hình ảnh đầu tiên trong sách là tháp Eiffel ….

    Mình có nhớ sai không Nguyệt Mai….!

    • 25/10/2011 lúc 07:42

      Chị Nha Trang: chị vào winword, chọn insert —>symbol, nó hiện ra bảng dưới đây, chị chọn ç là xong.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        25/10/2011 lúc 20:19

        @ Phay Van mến yêu ,

        Merci Beaucoup , Mon amie !

      • 25/10/2011 lúc 23:19

        Tiếng Pháp đôi khi dở khóc dở cười,…. ( toàn mông với cu … ) Có nghe ai đó kể chuyện tiếng Tây ngồ ngộ : Ma – xơ – chị tôi. Lông – dài . Mu – mềm ,…. Ôi, thật khó nói … !

      • 26/10/2011 lúc 13:40

        Bác Trà: hồi xưa ba em hay nói tiếng Pháp đọc nghe cái giọng nó sang, chứ không như tiếng Anh, toàn âm “s” (chắc nhờ giọng mũi?)

        Em thì dốt lắm. Ngày xưa lên lớp 6 cũng ghi tên học tiếng Pháp, nhưng nhà trường buộc phải học tiếng Anh vì trường nhỏ, không có giáo viên Pháp văn. Xém tí thì em… giỏi tiếng Pháp rồi 😀

      • 26/10/2011 lúc 07:48

        Chị Nha Trang: em không biết trả lời bằng tiếng Pháp rồi chị ơi. Hồi xưa em học qua quít lắm, học sinh xhcn mà, thi cốt chỉ 5đ là… pass 😀

        Em có scan lại mấy trang trong một cuốn sách soạn dùng chung với “Cua xào lăn” II, em để chung với còm thì thấy kích thước nó nhỏ quá, nên mang lên phía trên cho dễ xem. Chị xem qua nhé.

      • Mai
        26/10/2011 lúc 19:37

        Phay Van mến yêu,
        Khi chị Nha Trang nói: “Merci Beaucoup , Mon amie!”
        Em sẽ trả lời lại là: “Pas de quoi, Madame!”
        Có đúng không, bồ tèo thân mến?

      • Mai
        26/10/2011 lúc 19:46

        Cám ơn nàng Phay thật nhiều đã post lại mấy trang trong một cuốn sách soạn dùng chung với “Cua xào lăn” II. Nó đã gợi nhớ những kỷ niệm của tuổi học trò.
        Đây là một cuốn sách rất được ưa chuộng đó em. Chị đoán mấy bà chị của em học sinh ngữ chính là Pháp Văn, phải không?

      • 27/10/2011 lúc 08:49

        Chị Mai: dạ không, các chị em học Anh văn chị ạ. Cuốn sách này của chú út em. Ông cũng học Pháp văn là sinh ngữ 2. Ông tử trận năm 1970 rồi chị ạ. Chị biết không, hồi nhỏ em đọc cuốn sách này say mê (đọc phần tiếng Việt :D)

      • Nguyễn thị Nha Trang
        26/10/2011 lúc 20:45

        @ Nguyệt Mai thân quý ,

        Oui, très bien ! D’accord , mon amie !

        Một chút thú vị và vui vui thật Mai nhỉ , thật là sảng khoái đầu óc …
        À…, Trang không dám múa rìu qua mắt thợ… à nhen !

      • Nguyễn thị Nha Trang
        26/10/2011 lúc 20:57

        @ Phay Van mến yêu ơi , chị em mình thư giản một chút nhen :

        Merci Beaucoup , Mon amie ! = Thank you very much , my dear friend !

        Và : Pas de quoi , Madame ! = You’re welcome , Madam ! ( Not at all , or Don’t mention it )

      • Nguyễn thị Nha Trang
        26/10/2011 lúc 21:24

        @ Nguyệt Mai thân quý ,

        Wow…! Pháp Văn là sinh ngữ chính của Mai , như vậy là Mai …Tuyệt cú mèo…rồi !
        Mai ơi , khi lên Đệ Tam , mình mới học chính thức Pháp Văn là sinh ngữ 2 , nhưng gia đình cũng có Ba Má biết tiếng Pháp , và anh chị học Pháp Văn , nên trước đó Trang cũng có tập tễnh…chút ít , nhưng thật tình lúc ấy không thấy thích bằng… Anh Văn…!
        Nhưng lần đầu tiên học chính thức Pháp Văn , được gặp người Thầy tuyệt vời là Gs Phạm Liêu , thì mình thấy thích thú lắm , và cũng chịu khó học … vì phương pháp dạy của thầy thật dễ hiểu và cuốn hút ( học sinh nào cũng thấy vậy chứ không riêng mình )
        Không biết các bạn khác thế nào , chứ riêng mình thì văn phạm Pháp Văn khó và rắc rối , nhất là chia động từ ( 8.000 verbe ) phải không Mai ?

      • Mai
        27/10/2011 lúc 07:04

        Nha Trang mến yêu,
        Pháp văn là sinh ngữ 2 của Trang mà sau gần 40 năm không dùng tới, Trang còn nhớ được như vậy là giỏi lắm đó.
        Rất xứng đáng được điểm 20/20
        Mai thì đã quên rất nhiều rồi. Lại còn không biết được nó có tới 8000 động từ mà Trang đã nhắc!

      • Nguyễn thị Nha Trang
        27/10/2011 lúc 22:56

        @ Nguyệt Mai thân quý ,

        Chao ơi …! được dân chuyên ngữ chính tông Pháp Văn như Nguyệt Mai , cho điểm 20/20 thì quả thật… ” nở mũi…như trái cà chua ” …à nhen !
        Ừ…, Nguyệt Mai ơi , không biết dân sinh ngữ 1 Pháp Văn như Mai thì dùng cuốn nào , nhưng dân sinh ngữ 2 Pháp Văn bọn mình , theo mình nhớ , thì dùng cuốn chia 8.000 verbe , bìa màu đỏ gạch tôm… đó Mai.. ( tác giả thì mình…quên mất tên ! )

      • Mai
        28/10/2011 lúc 17:36

        Phay Van,
        Cho chị chia buồn, dù đã rất muộn. Mỗi lần đọc cuốn sách này, hẳn em đã nhớ chú nhiều lắm!

      • Mai
        28/10/2011 lúc 17:42

        Nha Trang thân yêu,
        Trang quá giỏi, trí nhớ thật tài tình. Mai chịu thua Trang rồi đó!
        Hôm nay nàng Phay lại thương chúng mình post lên cuốn chia động từ. Quả đúng là 8000 động từ, Trang có thấy không? Vậy thì, theo Mai, Trang rất xứng đáng nhận điểm 40/20.
        Phay Van thay mặt nhóm bạn “ăn quà rong” trao phần thưởng danh dự cho chị Nha Trang đi em.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        28/10/2011 lúc 20:51

        @ Nguyệt Mai thân quý ,

        Ui…chao..! Bồ tèo lại…khen , rồi còn đòi… trao phần thưởng nữa chứ ! Chết…chết , không được…không được…! Phần thưởng này Anh Chinook và Phay Van xứng đáng nhận… chứ Nguyệt Mai , đúng không nào ?
        Anh Chinook đã nhớ rất chính xác , và Phay Van đã giữ gìn được ” bửu bối ” nguyên bản , nhờ vậy mà chúng ta mới được chiêm ngưỡng những cuốn sách đầy dấu ấn kỷ niệm một thời học sinh đáng yêu trong quá khứ chứ …! phải không…Mai thân yêu …

      • 29/10/2011 lúc 09:39

        Chị Mai: Dạ, chị đọc bài này nhé, hình cuối là chữ của chú em ở trang nhất cuốn “Cua xào lăn” đó chị.

        Chú mất khi em mới… 4 tuổi, chưa kịp biết và nhớ mặt chú. Lớn lên em được thừa hưởng một gia tài sách của chú để lại, nên… nhớ đến chú hoài.

        Thân xác chú nằm lại dưới bóng rặng phi lao mát rượi, thuộc nghĩa trang của giáo xứ, nơi gia đình em sinh sống từ đợt di cư năm 1954, chị ạ.

      • Mai
        29/10/2011 lúc 20:24

        Phay Van thân thương,
        Cám ơn em đã chia sẻ cũng như post cho chị xem những kỷ niệm về chú em. Theo link em dẫn, chị đã được đọc bài em viết về chú. Em đã làm chị nhỏ lệ. Thương chú quá hở em?
        Được biết chú là sĩ quan Thủ Đức, chị gởi em đọc bài “Thủ Đức gọi ta về” của nhà văn Trần Hoài Thư, để em hiểu và càng tự hào hơn về người chú thương yêu của mình:

        http://thuducnamdinh.tripod.com/ThuDucGoiTaVe.html

    • Mai
      25/10/2011 lúc 09:33

      Nha Trang thân mến,
      Trí nhớ của Trang thật tốt. Trang đã nhớ về cuốn sách rất đúng rồi đó. Bên trong cuốn sách còn có bài hát dành cho thiếu nhi:

      Savez-vous planter les choux ?

      Savez-vous planter les choux
      À la mode, à la mode ?
      Savez-vous planter les choux
      À la mode de chez nous ?

      On les plante avec le doigt
      À la mode, à la mode
      On les plante avec le doigt
      À la mode de chez nous

      On les plante avec les mains…

      On les plante avec le pied…

      On les plante avec le coude…

      On les plante avec le nez…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        25/10/2011 lúc 20:31

        @ Nguyệt Mai thân quý ,

        Cảm ơn Mai , với vài lời dẫn nhập cho entry này , Mai đã gợi lại cho mình nhiều kỷ niệm về môn học Pháp Văn này ngày xưa lắm !
        Đúng là sau 1975 thì hầu như mình không dùng nó nữa , nhưng Mai ơi …, Trang sẽ mua lại bộ sách này để ôn lại …và cũng gọi là…tập thể dục đầu óc…cho vui vậy !
        À …, trước đây khi học , Pháp Văn là sinh ngữ 1 hay 2 của Mai vậy ?

      • Mai
        26/10/2011 lúc 19:57

        Nha Trang ơi!
        Pháp văn là sinh ngữ 1 của Nguyệt Mai đó. Văn phạm tiếng Pháp khó hơn tiếng Anh rất nhiều. Thí dụ, tiếng Pháp có giống cái, giống đực, “le, la, les”, nhưng khi qua tiếng Anh, mọi thứ là “the”, sao mà dễ dàng thế!
        Bởi vậy, đến năm Đệ Tam, khi học Anh Văn là sinh ngữ 2, thì Mai học rất lẹ. Nhưng ngược lại,phát âm của tiếng Anh khó hơn nhiều. Tiếng Pháp giống như tiếng Việt của mình, viết sao đọc như vậy. Tiếng Anh thì khác, viết một đàng, có khi phải đọc một nẻo.
        Còn Trang từ Anh văn qua Pháp văn thì bạn thấy thế nào?

    • Công Thành
      25/10/2011 lúc 11:39

      Chị Nha Trang : Chị nhớ và nói rất chính xác !
      À , Thầy Phạm Liêu cũng dạy bên Võ Tánh tụi tôi nữa đó chị. vâng , Thầy dạy với phương pháp thật hay, học sinh có thể nói thuộc bài luôn trên lớp !

      • Nguyễn thị Nha Trang
        25/10/2011 lúc 20:52

        @ Anh Công Thành : Cảm ơn anh nhiều nha !

        Anh Công Thành ơi…! Đã từng học với Thầy Phạm Liêu , chắc anh còn nhớ và giữ được cái kỷ niệm rất độc đáo , mà chỉ riêng Thầy là hay áp dụng cho tất cả các lớp mà Thầy đứng lớp dạy chứ ?
        Nhớ không anh Công Thành ? Cố nhớ xem… , Nha Trang đố anh đó ? hi..hi..
        Vui nha anh …

      • Công Thành
        26/10/2011 lúc 15:56

        Chị Nha Trang : Có phải là các câu Cách Ngôn mà Thầy hay viết trên bảng vào đầu giờ học và đề nghị học sinh học thuộc lòng không chị ? chẳng hạn nay tôi vẫn còn nhớ :

        1/ L’instruction est la clé qui ouvre toutes les portes .
        2/ Bien faire et laisser dire .
        ……………..v..v………………..

      • Nguyễn thị Nha Trang
        26/10/2011 lúc 23:11

        @ Anh Công Thành : Chào Anh !

        1/ Học thức là cái chìa khóa để mở được mọi cánh cửa .
        2/ Cứ làm điều tốt và để mặc người đời khen chê đàm luận .

        Wow…! Vâng , 2 câu Cách Ngôn của Pháp , mà anh dẫn ra , Khiến Nha Trang nhớ lại ngay tức khắc…hình ảnh củaThầy đứng vói tay viết lên bảng …những câu Cách Ngôn thật hay và đầy ý nghĩa giáo dục , vào trước mỗi buổi học của bất cứ lớp nào mà Thầy dạy !
        Đây là một nét độc đáo và đặc biệt trong phương pháp sư phạm của thầy ! Nha Trang công nhận anh Công Thành đã nhớ ra điểm này của Thầy …! Nhưng anh Công Thành ơi …, có một nét… ĐẶC BIỆT NHẤT…của Thầy , anh không còn giữ và nhớ sao…? của Nha Trang thì đã bị mất trong vụ tịch thu sách năm đó rồi…!
        Nha Trang gợi ý nha , đó là : …hình ảnh…!
        Nhớ ra chưa… anh Công Thành ?

      • Công Thành
        27/10/2011 lúc 13:59

        Chị Nha Trang : Rồi , rồi…tôi nhớ ra rồi chị ơi : phải tấm hình của cả lớp có hình Thầy ở giữa , hình ngôi trường ở trên , và tên lớp , cùng niên khóa.., đúng không chị ? Công Thành tôi chắc chắn là đúng cái nét độc đáo đặc biệt này của riêng Thầy rồi ! Tôi còn giữ và để trong album ở nhà đây chị Nha Trang ơi !
        Chị nhắc…hình ảnh…là tôi nhớ ra liền : cái nét độc đáo đặc biệt về ảnh kỷ niệm của mỗi lớp cho từng học sinh này , thì quả chỉ có một mình Thầy thực hiện . Tôi thử thuật lại , chị xem có đúng như bên trường lớp của chị không nhé : Mỗi học sinh nộp cho thầy 1 tấm ảnh 4×6 mới chụp nhất , Thầy nhận và sau đó sắp xếp trên nền một phông có bố cục ảnh ngôi trường , ảnh của thầy , niên khóa ….rồi chụp lại ảnh học sinh toàn lớp , theo chỗ ngồi của từng người như sơ đồ lớp , rửa ảnh ra theo sĩ số của lớp , rồi tất cả học sinh lần lượt đều lên ký tên lẫn nhau sau mỗi tấm hình , sau đó thầy phát lại cho từng người…giữ làm ảnh lưu niệm cá nhân về lớp mình đã học năm ấy ….Đúng chưa chị ?

      • 27/10/2011 lúc 16:13

        Bác Công Thành còn giữ được tấm hình tới giờ thật là quí hơn vàng.

        Em nhớ hồi em học tiểu học (trước 1975), cô giáo có một cuốn vở đưa cho học sinh trong lớp chuyền tay nhau, mỗi bạn luân phiên chép một bài đọc thêm (thường là một câu chuyện- thể loại đức dục) vào cuốn vở ấy. Rồi cô giáo giữ cuốn ấy làm kỷ niệm.

        Sau này đọc “TÂM HỒN CAO THƯỢNG” (Les grands coeurs), em thấy trong đó có thuật lại việc làm này. Hình như cái đó phổ biến trong học đường ở miền Nam trước 1975, phải không bác Công Thành và chị Nha Trang?

      • Nguyễn thị Nha Trang
        27/10/2011 lúc 23:14

        @ Anh Công Thành :

        Wow…, Chính xác rồi đó anh Công Thành ! Bên trường Nữ chúng tôi , Thầy cũng thực hiện đúng trình tự như vậy đó anh ! Vì vậy mà Nha Trang mới nói đây là nét độc đáo đặc biệt , chỉ có riêng Thầy thực hiện , và học sinh nào đã từng học Thầy cũng đều có 1 tấm hình lưu niệm lớp rất đặc biệt này …, phải không anh !
        Ui chao…, anh còn lưu giữ được tấm ảnh đầy kỷ niệm này …quả là đáng quý…! Nha Trang thành thật chia vui cùng anh nhé…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        27/10/2011 lúc 23:27

        @ Phay Van mến yêu ,

        Đúng đó em ! Mỗi thầy cô đều có những sáng kiến lưu giữ những kỷ niệm với học trò của mình , và thông thường là những hình thức dùng vở hay sổ để viết lưu niệm , giống hình thức lưu bút của học trò với nhau . Riêng đặc biệt Thầy Phạm Liêu , thì có hình thức lưu niệm hình ảnh lớp , trường , niên khóa …như anh Công Thành miêu tả …đó em ! Nó đặc biệt , vì chị không thấy một thầy cô nào hồi ấy , dùng hình thức này như Thầy Phạm Liêu cả em ạ …

      • Mai
        28/10/2011 lúc 17:50

        Nha Trang và anh Công Thành,
        Nghe các bạn kể về Thầy Phạm Liêu mà Mai cũng đã cảm nhận được một người Thầy rất tuyệt vời, đã ở lại trong tâm tưởng và tình yêu của những người học trò dù đã hơn bốn mươi năm!
        Ước gì học sinh VN ngày nay cũng có được hạnh phúc được học với những bậc Thầy, như Thầy Phạm Liêu.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        28/10/2011 lúc 21:15

        @ Nguyệt Mai thân quý ,

        Dù rằng cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta có ba chìm bảy nổi thế nào , nhưng khi có những giây phút thư giản nghĩ về các bậc Thầy Cô đáng kính trọng ngày ấy , chúng ta luôn cảm thấy hạnh phúc vì chúng ta đã may mắn hưởng thụ được một nền giáo dục đầy nhân bản với những Bậc Thầy Cô tuyệt vời…phải không Mai ?
        À…, Nguyệt Mai đã đọc bài biên khảo : ” Nhìn lại việc thi tú tài ở Việt Nam trước 1975 ” của Thầy Nguyễn Văn Lục , có trong blog ở mục Sách của Phay Van em nó chưa ? nếu chưa …hãy ghé đọc Mai nha…

      • Mai
        29/10/2011 lúc 21:20

        Cám ơn Phay Van và Nha Trang đa giới thiệu bài viết “Nhìn lại việc thi Tú Tài ở VN trước năm 1975” của giáo sư Nguyễn Văn Lục.
        Bài viết thật hay, cũng đã làm mình hãnh diện và tự hào về Tư Cách và Đạo Đức của Người Học Sinh và Thầy Cô Giáo của những ngày xưa như Trang vậy. Chúng mình có quá nhiều may mắn so với thế hệ đàn em sau này, có phải vậy không Trang?
        Mai rất nhớ các Thầy Cô ngày xưa đã rất tận tụy thương yêu, dạy dỗ học trò, như cha mẹ dạy dỗ con, nên rất hết lòng, chứ không xem việc dạy học như một phương tiện kiếm sống…
        Mai cũng đã ghi lại tâm tình này trong bài thơ “Hạ về nỗi nhớ trong tay” sáng tác năm 1971:
        ….Thầy kính yêu đã tận tụy và
        Lo lắng lắm cho trẻ thơ khờ dại”
        Trong bài này, thầy Lục có nói đến một cưu học sinh Petrus Ký “…Và một trong những học sinh ưu tú ấy, hai lần đỗ tú tài 1 và 2 hạng ưu, điểm trung bình toàn bộ các môn phải từ 16 trở lên và hiện nay ngoài công việc chỉ huy ở sở, anh đang giữ trọng trách chủ biên một tờ báo mạng toàn cầu.” Mai tò mò không biết đó là ai. Phay hoặc Trang có biết không?

      • Nguyễn thị Nha Trang
        30/10/2011 lúc 00:31

        @ Nguyệt Mai ơi ,

        Thông tin Mai hỏi , thật tình mình cũng không biết gì Mai ơi…
        Có lẽ Phay Van em nó có thể biết ? vì Thầy trước đây có dạy ở trường Ngô Quyền Biên Hòa , quê hương của Phay Van …đó Mai…

      • 31/10/2011 lúc 12:42

        Chị Mai và chị Nha Trang: dạ em cũng không biết luôn hai chị ạ.

        Em có gởi email cho Ban điều hành trang Ngô Quyền để hỏi, nhưng không chắc họ có câu trả lời hoặc có thể liên lạc với thầy Lục.

    • Mai
      04/11/2011 lúc 08:06

      Phay Van:
      Chị chuyển lời chia sẻ của em đến nhà văn Trần Hoài Thư. Ông ấy nhờ chị chuyển đến em “Cám ơn em về những chia sẻ dành cho tác phẩm của anh. ”
      Vui em nhé!

  5. Nguyễn thị Nha Trang
    24/10/2011 lúc 21:23

    Tác giả thể hiện bút ký thật hay , chỉ với một bút ký ngắn nhưng cũng thật cuốn hút người đọc , tác giả đã cho người đọc du lịch trong trí tưởng tượng của mình …với những chi tiết sự kiện lịch sử thật ấn tượng và dễ nhớ…của mỗi công trình kiến trúc văn hóa nổi tiếng thế giới của nước Pháp , lồng trong bối cảnh một câu chuyện hạnh ngộ anh em bao năm trời vắng , lạc tin tức …, hạnh ngộ thì vui đấy , nhưng người đọc vẫn đọng lại chút gì đó bàng bạc một… nỗi buồn man mác …lạ…!

    • 25/10/2011 lúc 07:33

      Chị Nha Trang: em nghĩ buồn là tâm trạng chung của những người lớn tuổi. Như em mỗi lần trở lại Nha Trang hay Kontum đều thấy buồn buồn…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        25/10/2011 lúc 21:25

        @ Phay Van mến yêu , Em làm chị nhớ bài thơ này rồi :

        ” Hôm nay trời nhẹ lên cao
        Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn
        Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn
        Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương
        Phất phơ hồn của bông hường
        Trong hơi phiêu bạt còn vương má hồng
        Nghe chừng gió ý qua sông
        Hai bên lau lách thuyền không vắng bờ
        Không gian như có dây tơ
        Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu
        Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều
        Lòng không sao cả …hiu hiu khẽ…buồn…! ”

        Phay Van ơi , hình như Ns Phạm Duy đã phổ bài thơ này và đặt tên nhạc phẩm là : MỘ KHÚC …thì phải ? vì chị nhớ có nghe đâu đó rồi ca sĩ Quang Tuấn Hát rất truyền cảm nhạc phẩm này…!
        Nếu tìm được em đưa lên tặng chị nhé em yêu !

      • 26/10/2011 lúc 07:52

        Kính mến tặng chị Nha Trang:

      • Nguyễn thị Nha Trang
        26/10/2011 lúc 21:48

        @ Phay Van mến yêu ,

        Cảm ơn em đã tặng chị nhạc phẩm này nha !
        Chị nhớ lại rồi …, chị đã nghe giọng hát truyền cảm của Quang Tuấn trong nhạc phẩm này , là vào năm ngoái , lúc đi trên xe từ Nha Trang về , chủ xe có mở đĩa nhạc của Paris by night , và MC nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn có dẫn chuyện giới thiệu rất thú vị về sự ra đời của nhạc phẩm này .

  6. Nguyễn thị Nha Trang
    24/10/2011 lúc 21:53

    ” ..Chỉ biết lần cuối cùng gặp nhau vội vã ở Nha Trang vào giữa tháng 4 năm 1975 , thời điểm những ngày tàn cuộc nội chiến . Rồi thời gian dài sống lăn lóc trong sa mù thời cuộc , như bầy gà bươi móc mỗi ngày để kiếm sống , ngụp lặn trong cái u tối đói nghèo , ngu dốt ; còn chút ánh sáng nào đâu để soi rọi ký ức mình….”

    Đọc nghiền ngẫm từng chữ một….trong những dòng chữ trên , mà như thấy muối xát vào lòng , mà như thấy hiện lên mồn một cái đoạn phim đang quay lại chầm chậm cuộc đời của mình , cũng như biết bao người , bao gia đình …bị kẹt lại ở Miền Nam vậy đó , Nguyệt Mai ơi !!!

    • Mai
      25/10/2011 lúc 09:48

      Tác giả viết thật hay, từng câu, từng chữ, đọc nghe thật thấm, Trang nhỉ?

      • Nguyễn thị Nha Trang
        26/10/2011 lúc 23:27

        @ Nguyệt Mai thân quý ,

        Nguyệt Mai ơi …, với cá nhân mình , nó ” thấm ” tới từng ngóc ngách của tế bào thần kinh cảm giác …đó Mai ơi…!

    • 26/10/2011 lúc 07:56

      Chị Nha Trang: “… như thấy hiện lên mồn một cái đoạn phim đang quay lại chầm chậm cuộc đời của mình , cũng như biết bao người , bao gia đình …”

      May mắn là anh ấy đã trở về bình yên.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        26/10/2011 lúc 23:23

        @ Phay Van mến yêu ,

        ” May mắn là anh ấy đã trở về bình yên ”

        Cảm ơn em đã thật tinh tế chia sẻ với chị !
        Chỉ với 10 từ đầy sâu sắc này , em đã làm chị cảm động lắm …, Phay Van em yêu ơi…!

      • Nguyễn thị Nha Trang
        27/10/2011 lúc 21:42

        @ Phay Van mến yêu :

        Sao em có cái cảm nhận thật sắc nét và tinh tế đến…tận sâu thẳm cõi lòng đến vây !?
        Đúng như vậy đó em , lúc đầu chị rất hoang mang tột độ , thậm chí có nhiều khi còn nghĩ quẫn nữa đó em…! nhưng sau khi lấy lại được thăng bằng , thì chị lại như… thép đã tôi luyện đúng nhiệt độ … ! có thể nói , ngoại trừ bệnh tật nan y đành chịu , chứ không có điều gì trên đời này có thể quật ngã được chị nữa…em ơi…

    • Mai
      28/10/2011 lúc 18:03

      Nha Trang và Phay Van ơi!
      Nghĩ lại những ngày ấy, đa số người miền Nam mình đều đồng thuận với tác giả bài viết và có cảm giác như các bạn.
      Hôm qua, Mai nhận được tập thơ “ca oán. đến với mùa giải oan” của nhà thơ Nguyễn Thanh Châu. Tập thơ rất buồn, vì có một số bài viết trong hoàn cảnh tù đầy, Mai đã cảm hứng làm bài thơ “Cầu xin”, gởi các bạn đọc khi nó còn đang “nóng hổi”.

      Cầu xin
      Cảm hứng từ tập thơ “ca oán. đến với mùa giải oan”
      Thân tặng nhà thơ Nguyễn Thanh Châu

      Lời ca ai oán đêm thâu
      Bừng con mắt dậy bạc đầu tử sinh
      Quẩn quanh mình chỉ một mình
      Hỏi trời xanh với muôn nghìn nỗi đau
      Hỏi người chiếc bóng trăng sầu
      Nửa đời rồi cũng đã nhầu áo xưa
      Trời còn khi nắng khi mưa
      Thì người sao tránh những mùa tang thương?
      Giải oan – Này một nén hương
      Xin Trời Đất chứng mười phương an bình
      Cho tình về lại với tình
      Cho ngàn sau mãi đẹp xinh cõi người.

      Trần thị Nguyệt Mai
      27/10/2011

      • Nguyễn thị Nha Trang
        28/10/2011 lúc 22:02

        @ Nguyệt Mai thân quý ,

        Cảm ơn Mai về bài thơ , đọc xong mình ngồi thừ người yên lặng , đắm nhìn bài thơ trên màn hình…đăm chiêu lắm…!
        Bài thơ với thanh điệu trầm trầm dịu vợi , được gieo với những thanh bằng …tạo nên cái cảm giác trầm trầm man mác , khiến cõi lòng lắng lại như thấy sự an bình thanh thoát hiển hiện…
        Trang rất cảm đắc với hai câu cuối :

        Cho tình về lại với tình
        Cho ngàn sau mãi đẹp xinh cõi người .

        Hồn thơ xúc cảm của Mai , đã khẽ chạm và làm rung rung nhẹ tâm thức ” Thiện ” của người đọc đấy… Mai ơi…

      • Mai
        29/10/2011 lúc 21:27

        Nha Trang yêu quý,
        Cám ơn Trang đã chia sẻ. Mai rất vui.

  7. Nguyễn thị Nha Trang
    24/10/2011 lúc 22:10

    @ Nguyệt Mai , Hà Linh , Phay Van . Bảo Vân & ông ” bụt ” hth …ơi !

    Các bạn ai là người đã từng được may mắn , và diễm phúc , được đặt chân đến kinh đô ánh sáng Paris rồi ? Hãy chia sẻ cho Nha Trang biết với…
    Với Nha Trang , chắc là …chờ đến tết Công Gô…quá !!!

    • hth
      25/10/2011 lúc 08:25

      @Chị Nha Trang và các chị khác: bụt hth đã được đặt chân tới nhiều nơi. Riêng Paris, bụt đã tới cả gần một tỷ lần, nhưng vì là bụt nên hth đến Paris, dĩ nhiên cũng theo kiểu…bụt… hê hê hê . . . 😀

    • Mai
      25/10/2011 lúc 09:54

      Nha Trang ơi,
      Nguyệt Mai chưa bao giờ được đặt chân đến kinh đô ánh sáng Paris cả. Nhưng thôi, mình cứ xem cái clip đầu tiên Mai kèm theo với bài viết để được đi du lịch trong tưởng tượng đi Trang ạ. 🙂

    • Công Thành
      25/10/2011 lúc 10:57

      Cũng như các chị , các cô , các bác…Công Thành tui cũng đăng ký trước …chờ đến tết Công Gô…luôn !!!

    • Trần thị Bảo Vân
      25/10/2011 lúc 15:02

      Chị Nha Trang : Dạ , Bảo Vân còn nhỏ, còn đang đi học, chỉ mơ ước trong tương lai mình sẽ có may mắn nào đó được một lần đặt chân đến nước Pháp, chứ hiện giờ thì chỉ mì gói, cơm bụi, nhà trọ chật chội,bài vở ngập đầu, muốn ngộp thở luôn chị Nha Trang ơi…

    • Nguyễn thị Nha Trang
      25/10/2011 lúc 21:43

      Nha Trang cảm ơn tất cả các bạn đã hồi đáp câu hỏi của Nha Trang nha …
      Như vậy là tất cả chúng ta đều sắp hàng …chờ mua vé đến Pháp Quốc vào dịp…Tết Công Gô…cả rồi !
      À…, còn Hà Linh nữa…! Hà Linh …ơi…em có nhập hội chờ…” tết Công Gô “…với mọi người không em yêu…?

      • chinook
        26/10/2011 lúc 13:03

        Chị Nha Trang ơi.

        Xem vé đi là vừa vì chỉ còn hơn hai tháng là tới tết Công gô đấy.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        26/10/2011 lúc 22:17

        @ Chinook : Chào Anh !

        Wow…! Còn 2 tháng nữa là đến…Tết Công Gô….sao ?!!
        Quả thật đây là lần đầu tiên Nha Trang mới biết được thông tin này ! Từ trước tới giờ khi sử dụng thành ngữ …” chờ đến tết Công Gô “…này , đều hàm ý là…không bao giờ xảy ra !…thế mà nay qua anh chinook mới biết nó sẽ xảy ra trong …2 tháng nửa !!! Thú vị thật !
        Thế…, anh chinook… ơi ! nếu không có gì là phiền , anh có thể chia sẻ cho Nha Trang cũng như các bạn biết những gì mà anh có thể biết về …Tết Công Gô…này được không ạ ?
        Thành thật cảm ơn anh trước nha .
        Chúc anh luôn vui khỏe .

      • chinook
        27/10/2011 lúc 11:04

        Chào chị Nha Trang.

        Tôi đùa chút , xin chị bỏ qua đừng giận. Tôi biết nghĩa của thành ngữ “Tết Công gô” hay ” Tết Ma rốc ”

        Thực ra, Công gô hay tên chính thức là Công hòa Dân chủ Công gô (Republique Democratique du Congo) hay có thời còn goi là Zaire là một nước lớn ở Trung Phi. Từng là thuộc địa của Bỉ. Ngôn ngữ chinh thức là Pháp ngữ và là quốc gia nói tiếng Pháp(francophone) đông dân nhất thế giới( nước Pháp không kể ).Lịch chính thức của Công gô là Dương lịch. Họ ăn Tết dương lịch và ăn thế nào thì tôi….bí , không biết nhưng chắc là không bánh tét , dưa kiệu hay bánh chưng dưa hành.

        Nói dến Công gô cũng nên nhắc đến nhà lãnh đạo nổi tiêng thế giới về độc tài , tàn ác và tham nhũng là Mobutu Sese Seko. Ông này lập đảng Mouvement Populaire de la Revolution( tạm dịch là Phong trào nhân dân cách mạng). Ông cũng thích được tôn sùng cá nhân, đựoc goi là cha già dân tộc , v.v. dưới chinh quyên đôc đảng và tài cai trị của Ông , Công gô tử một quốc gia giàu tài nguyên( đồng và kim cương) thành một nước nghèo khó. Tiền vay nước ngoài để làm và sửa cầu đường Ông đút túi hay gửi sang Thụy sĩ. Dưới thời Ông hệ thống cầu đương giao thông giảm 75% và trương mục ngân hàng Thụy sĩ của gia đình Ông đạt mức trên 5 Tỷ US$( năm 1997 )

        Đây là một kỷ lục tham nhũng vào thời điểm đó. Nhưng coi bộ kỷ lục này đã bị phá lâu rồi

      • 27/10/2011 lúc 12:12

        Bác chinook: vậy là hai tháng nữa đến tết Công gô thật rồi 😀

      • Nguyễn thị Nha Trang
        27/10/2011 lúc 22:02

        @ Chinook : Chào Anh !

        Hi..hi.. , Vậy là anh Chinook góp vui phải không ! Không sao đâu anh , lâu lâu ta tạo cảm giác vui vui như thế thì mới…vui và sinh động trong trò chuyện chứ , phải không anh ? Anh đừng bận tâm chuyện …vui vui này nha…, Nha Trang không nghĩ gì đâu anh…
        Cảm ơn anh về những thông tin liên quan đến đất nước Công Gô mà anh chia sẻ với mọi người anh nhé !
        À …, nhân tiện Nha Trang hỏi anh luôn : Thế anh đã có từng đến Pháp Quốc ? hay là cũng nhập hội…chờ đến Tết Công Gô…?
        Luôn vui khỏe anh Chinook nha…

      • chinook
        28/10/2011 lúc 10:54

        Chị Nha Trang.

        Tôi ghé Paris nhiều lần.

        Lần đầu như một người Tỵ nạn vào năm 1979. Khi vượt biên , tôi và bạn bè được tàu Ile de Lumiere của Pháp vớt. Sau khi ghé Singapore để làm thủ tục , chúng tôi được đưa về Pháp. Tôi ở Paris một tuần rồi đi định cư. Gần một năm sau, tôi quá cảnh Phi trường Charles De Gaule trên đường qua Mỹ tái định cư. 1982, tôi đến Paris để tham dự buổi họp mặt voi bạn học cũ. Lần gần đây và cũng ấn tượng nhất là cách đây 2 năm. Khi con dâu tôi học xong , như lời hứa , đại gia đình nhỏ bé của chúng tôi đi Pháp.

        Đây là một chuyên đi rất thú vị và bổ ích.

        Vợ và con dâu tôi có dịp ăn trái cây tươi của Việt nam thỏa thích .Tôi có dịp ghé Le Louvre mà tôi hăng mong tới. Con dâu tôi có dịp ghé Làng Mai của thày Nhất Hạnh. Gia đinh chung tôi cũng có dịp xuông Toulouse , ghé thăm , cám ơn họ đạo đã cưu mang giúp đỡ tôi 20 năm trước và ghé Lourdes tạ ơn Đức Mẹ theo ý nguyện của Má tôi.

        Đây cũng là một dịp hiếm có để đại gia đình bé nhỏ chúng tôi sinh hoạt chung,tạm quên đi những lo lắng hang ngày. Vui nhất là đứa cháu nội của tôi. Khi đó cháu hơn 3 tuổi , bắt đầu nói nên gặp những người nói tiếng Pháp , cu cậu nhanh nhảu trả lời bằng tiêng Anh trật đường rày. Cháu rất hồn nhiên nên ai cũng có dịp cười vui.

        Đọc những gian truân chị viết , nhìn lai những khổ ải người dân Viet minh phải chịu , tôi nhớ đến Motto(khẩu hiệu?) trên Coat of arm(thành huy? ) của thành phố Paris “Fluctuat nec Mergitur”, tam dịch là :”Trôi nổi nhưng không chìm ”

        ________________________________________________

        Cuôn sách màu gạch cua chị hỏi chị Mai , tôi nghĩ là cuốn L’art de Conjuguer (thuật chia động từ) Tôi không nhớ tên tác giả, chỉ nhớ do nhà Hatier phát hành . Cuốn này , ai học tiêng Pháp cũng cần cả.

      • chinook
        28/10/2011 lúc 14:19

        Chị Phay Van.

        Trí nhớ tôi không được tốt như chị nghĩ đâu .

        Sở dĩ tôi nhớ được là vì hai cuốn “L’art de conjuguer” và “Est ce à ou de ?(À hay De ?:Cẩm nang dùng preposition)là hai cuốn có lẽ là quan trọng nhất để nói và viết đúng tiếng Pháp . Bọn tôi phải học thuộc lòng hai cuốn này như bản cửu chương.

      • 28/10/2011 lúc 14:41

        Bác Chinook: dạ, hồi xưa học thế mới là học bác nhỉ, chẳng như cái sự học của em sau này. Cái thời học sinh của em rặt kiểu lưu manh xhcn. Nghĩ mà buồn.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        28/10/2011 lúc 22:14

        @ Phay Van mến yêu ,

        Cảm ơn em đã chu đáo lục tìm lại được cuốn sách ” màu gạch cua ” này , và ân cần đưa lên chia sẻ với mọi người nha !

        ” …rặt kiểu lưu manh xhcn …” Ui chao..! .ở đâu mà ra cái cụm từ…hay và…chính xác…thế không biết !!!

      • Nguyễn thị Nha Trang
        29/10/2011 lúc 01:23

        @ Chinook : Chào Anh !

        Nha Trang cảm ơn anh nhiều về sự hồi đáp với những thông tin chia sẻ rất nhiệt thành của anh nhé . Đọc comment của anh , Nha Trang cảm nhận anh có một đại gia đình thật hạnh phúc .
        Chúc anh cùng Đại gia đình của anh luôn an bình và hạnh phúc mãi mãi như thế nhé .

        Thân ái ,

      • Nguyễn thị Nha Trang
        30/10/2011 lúc 00:42

        @ Phay Van mến yêu ,

        Cảm ơn em nhiều nha …! Thế…, những tư liệu này là của chú em để lại phải không ?
        Có thể nói ở miền Nam hiện tại , chắc là không ai còn những tư liệu đầy kỷ niệm trân trọng và đáng quý này !

    • 27/10/2011 lúc 05:56

      Chị Nha Trang kính mến,

      Em chỉ mới “suýt” được đến Paris chứ chưa đến thật đâu chị à, nhưng em đã đặt chân đến một số nước châu Âu nên có thể phần nào cảm nhận vẻ đẹp thu của Kinh thành Ánh sáng…thu các nước ôn đới thường rõ và lộng lẫy hơn thu của VN mình..vậy nên khi đứng trong mùa thu thì những cảm xúc dâng trào mạnh mẽ hơn…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        27/10/2011 lúc 22:17

        @ Hà Linh mến yêu ,

        Wow…, vậy là em… “suýt “…! Thật tiếc em nhỉ !
        Theo chị , trong hội…chờ đến tết Công Gô …này , chắc chỉ có em là người có khả năng và điều kiện nhất để đi du lịch Pháp Quốc …Cố gắng thuyết phục anh chàng của em …đồng ý…, làm một chuyến sang Pháp du lịch đi …, Hà Linh em yêu …
        Cả hội hy vọng đón đợi tin , bài và hình ảnh về kinh đô ánh sáng Paris , của phóng viên xinh đẹp Hà Linh…đấy nhé…

      • 28/10/2011 lúc 05:59

        Chị Nha Trang kính mến,

        Chắc còn lâu lâu nữa em mới quay lại Châu Âu chị ơi!

      • Nguyễn thị Nha Trang
        28/10/2011 lúc 22:19

        @ Hà Linh mến yêu ,

        Lâu lâu… là …lâu lâu… thế nào ? Có lâu lâu ..bằng…tết Công Gô…không đấy …cô em đáng yêu ! hi..hi..

        Vui em nhé ,

  8. Mai
    25/10/2011 lúc 09:23

    Tiếp theo là “Mùa thu Paris” , thơ Cung Trầm Tưởng, nhạc Phạm Duy, với giọng hát Khánh Hà, xin mời các bạn cùng nghe:

  9. Mai
    25/10/2011 lúc 09:26

    Và ““Mùa thu Paris” với giọng ca Thái Thanh:

  10. Công Thành
    25/10/2011 lúc 10:53

    Một bài viết thật hay , lại còn thú vị hơn nữa khi cô Mai và cô Phay Van lồng vào những clip với các nhạc phẩm cùng hình ảnh giới thiệu nước Pháp…tuyệt cú mèo …, qua các giọng ca nổi tiếng , đặc biệt là giọng hát vượt thời gian tuyệt vời của danh ca Thái Thanh !
    Công Thành tôi , chợt nhớ đến 1 giọng ca trẻ : ca sĩ Ngọc Hạ với nhạc phẩm ” Giòng sông xanh ” , tuy rằng đẳng cấp nghề chưa thể với tới…Thái Thanh , nhưng cô cũng thể hiện khá thành công nhạc phẩm này .
    Nếu tìm được clip nhạc phẩm này , cô Mai , cô Phay Van , có thể đưa lên để mọi người vừa …đi du lịch tưởng tượng , vừa văng vẳng tiếng nhạc bên tai …, được chứ 2 cô ?

  11. Mai
    25/10/2011 lúc 11:18

    Thưa anh Công Thành,
    Lời yêu cầu của anh được đáp ứng lập tức.
    Giòng sông xanh (Le beau Danube bleu của Johann Strauss) – lời việt của Phạm Duy với tiếng hát Ngọc Hạ:

    • Công Thành
      25/10/2011 lúc 12:40

      Cô Mai : Cám ơn cô đã đáp ứng đề nghị nhạc của tôi kịp thời !
      Thật là rất thú vị với các cô và các bác ở trang nhà này…

      • 26/10/2011 lúc 08:07

        Một bản nhạc thuộc loại “họ hàng” của Le beau Danube bleu:

        Les Flots Du Danube (Iosif Ivanovici (Joseph Ivanovici) 1848-1905 Romania, Banat – Bucharest )

      • Công Thành
        27/10/2011 lúc 14:18

        Cám ơn cô Phay Van nhé , tôi đang đọc bài và nghe bản nhạc cô đưa lên đây ! blog của cô có phần comment độc đáo lắm đó nghe ! cứ vậy mà làm cô Phay nhé…

  12. Trần thị Bảo Vân
    25/10/2011 lúc 15:19

    Chị Nguyệt Mai kính : Công nhận chị Mai, Chị gởi bài nào cho chị Phay Van cũng độc đáo hết luôn !
    Đi du lịch 1 góc nước Pháp tưởng tượng này cũng thú vị và thêm kiến thức chứ ạ !
    Bắt chước các bác, em đề nghị 2 chị cho nghe 2 bản nhạc không lời :

    1/ Roméo and Juliette ( with in tunn and orchestra )
    2/ Joy do Shull ( Francis Goya )

    Được không hai chị ?

    • Trần thị Bảo Vân
      26/10/2011 lúc 19:47

      Chào các chị kính, ui hôm nay út học cả ngày mệt quá! vừa về tranh thủ chờ cơm chín, Út vào thăm nhà và các chị, ăn cơm xong út lại đi học tiếp!!!
      Ui cha, chị Phay Van không tìm ra 2 bản nhạc của em yêu cầu rồi! à mà 2 bản nhạc này em nghe trên đĩa chị ạ, vậy là út dô diên rồi!!!
      Bye bye các chị , út ăn cơm rồi đi học tiếp đây…

    • Mai
      28/10/2011 lúc 18:10

      Cám ơn Bảo Vân đã khen. Ước gì các tác giả của những bài viết này được nghe lời khen của em nhỉ.
      Chúc em luôn vui và học giỏi nhé!

  13. Nguyễn thị Nha Trang
    25/10/2011 lúc 20:10

    Wow…! Tối nay vừa bước vào nhà đã thấy vui rồi…, âm nhạc tràn ngập khắp phòng , với những nhạc phẩm và những giọng ca tuyệt vời …, tạo cảm giác một đêm trò truyện thật an nhàn đầy hương vị …!
    Phải vậy chứ ! Cảm ơn mọi người trong nhà đã tạo một không gian và không khí hết sức…thơ mộng đầy thi vị…

    • Nguyễn thị Nha Trang
      27/10/2011 lúc 23:42

      Ủa…! Hay chưa …! chứ đây không phải là thật sao em ! Cái cô này…thật !

    • Mai
      29/10/2011 lúc 21:34

      Phay ơi,
      Khi đọc những comments ở bài “Chú tôi”, thấy có nói về một entry nào có post “ẻm của anh”. Bật mí cho chị xem với!
      Chị bắt chước chị Nha Trang “nói lái” đấy! Nha Trang đừng cười nghen!

  14. Mai
    25/10/2011 lúc 20:17

    Bạn thân mến,
    Chúng mình chưa có ai đến được Paris, nên Mai vào trang nhà Wikipedia để tìm hiểu. Xin chia sẻ với quý bạn:

    Paris là thành phố thủ đô của nước Pháp, cũng là trung tâm hành chính của vùng Île-de-France. Nằm ở phía Bắc nước Pháp, khu vực trung tâm của châu Âu, Paris được xây dựng hai bên bờ sông Seine với tâm là đảo Île de la Cité. Đây cũng là nơi hợp lưu của sông Seine và sông Marne.

    Paris nằm ở điểm gặp nhau của các hành trình thương mại đường bộ và đường sông, và là trung tâm của một vùng nông nghiệp giầu có. Vào thế kỷ 10, Paris đã là một trong những thành phố chính của Pháp cùng các cung điện hoàng gia, các tu viện và nhà thờ. Từ thế kỷ 12, Paris trở thành một trong những trung tâm của châu Âu về giáo dục và nghệ thuật. Thế kỷ 14, Paris là thành phố quan trọng bậc nhất của Cơ Đốc giáo và trong các thế kỷ 16, 17, đây là nơi diễn ra Cách mạng Pháp cùng nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Pháp và châu Âu. Đến thế kỷ 19 và 20, thành phố trở thành một trong những trung tâm văn hóa của thế giới, thủ đô của nghệ thuật và giải trí.

    Năm 2005, nội ô Paris có dân số là 2.153.600 người, mật độ 20.408 người/km², thuộc hàng cao nhất trong các thủ đô châu Âu. Nếu tính toàn bộ vùng đô thị Paris, vào năm 1999, dân số Paris là 11.174.740 người, đứng thứ ba châu Âu sau Moskva, ngang với Luân Đôn và khoảng thứ 20 thế giới. Là thành phố thủ đô, Paris tập trung các hoạt động văn hóa, tài chính, thương mại… của toàn nước Pháp. Năm 2006, GDP của Paris cùng với toàn vùng Île-de-France đạt 500,839 tỷ euro, tương đương với nước Hà Lan.

    Nổi tiếng với tên gọi Kinh đô ánh sáng, Paris là một trung tâm văn hóa lớn của thế giới và cũng là một trong những thành phố du lịch thu hút nhất. Sự nhộn nhịp, các công trình kiến trúc và không khí nghệ sĩ đã giúp Paris mỗi năm có đến 30 triệu khách nước ngoài. Thành phố còn được xem như kinh đô của thời trang cao cấp với nhiều khu phố xa xỉ cùng các trung tâm thương mại lớn. Là nơi đặt trụ sở chính của các tổ chức quốc tế như OECD, UNESCO… cộng với những hoạt động đa dạng về tài chính, kinh doanh, chính trị và du lịch đã khiến Paris trở thành một trong những trung tâm trung chuyển lớn nhất trên thế giới và được coi như một trong bốn « thành phố toàn cầu » cùng với New York, Luân Đôn, Tokyo.

    Tên gọi
    « Paris » xuất phát từ tên gọi những người Parisii bộ tộc Gaulois. Năm 52 trước Công Nguyên, khi người La Mã tới, họ gọi khu vực này là Lutetia hay Lutetia Parisiorum. Khoảng năm 300, Lutetia được đổi tên thành Paris, lấy từ chữ « Civitas Parisiorum » – có nghĩa Thành của người Parisii. Còn nguồn gốc tên những người Parisii vẫn chưa được chắc chắn. Hiện nay, ở Paris cũng có một khách sạn nổi tiếng mang tên Lutetia.

    Trong tiếng Việt, Paris từng được gọi phổ biến bằng tên Ba Lê, âm Hán-Việt của 巴黎. Nhưng tên gọi này hiện nay ít được sử dụng, và Ba Lê còn trùng với nghệ thuật múa ba lê, xuất phát từ chữ ballet trong tiếng Pháp. Còn cách viết cũ dựa vào phiên âm, Paris được viết là Pa-ri, tương tự Mát-xcơ-va cho Moskva. Nhưng cách phiên âm Pa-ri cũng không hẳn chính xác. Trong khi với những người Anh, Paris được phát âm là /ˈpæɹɪs/, thì những người Pháp gọi tên thủ đô của mình là /paˈʁi/ (trợ giúp·thông tin).

    Paris nổi tiếng với tên gọi « Kinh đô ánh sáng », vốn từ trong tiếng Pháp là « Ville lumière », dịch chính xác là Thành phố ánh sáng, cũng giống trong tiếng Anh: The City of Lights. Tên gọi này được bắt đầu từ nghĩa đen của nó: cuối thế kỷ 17, trung tướng cảnh sát đầu tiên của Paris Gabriel Nicolas de La Reynie ra lệnh thắp sáng những khu vực công cộng nhiều tệ nạn của thành phố. Nhưng bởi Paris nổi tiếng với vị trí trung tâm văn hóa, tri thức của cả thế giới, nên tên gọi này thường được hiểu theo nghĩa bóng.

    Cùng với Venezia, Paris còn được ví là « Thành phố của tình yêu ». Những người yêu thích Paris cũng nói: Chỉ cần thêm hai chữ cái, Paris trở thành thiên đường. Trong tiếng Pháp, thêm hai chữ a và d, Paris thành Paradis, có nghĩa là thiên đường. Từ « parisien » trong tiếng Pháp là tính từ của Paris, cũng là danh từ để chỉ những người dân của thành phố này. Ngoài ra, « parisien » còn là một từ lóng được các nhà văn của thế kỷ 19 như Victor Hugo, Eugène Sue hay Balzac sử dụng rộng rãi và còn phổ biến cho tới thập niên 1950.

    Một tên gọi thân mật khác của Paris là « Paname » từ đầu thế kỷ 20 khi những chiếc mũ panama phổ biến. Bắt đầu bởi các công nhân đào con kênh Panama, loại mũ này rất thịnh hành ở Mỹ và châu Âu. Rồi đến Paris, tất cả đàn ông đều đội một chiếc panama và nó thành một tên gọi cho thành phố. Cũ hơn nữa, Paris và một trong các ngoại ô là Pantin được gọi lóng là « Pantruche » theo tên công ty tổ chức lễ hội Carnaval của Paris: Compagnie Carnavalesque Parisienne « les Fumantes de Pantruche ». « Parigot » cũng là một từ lóng để chỉ những người Paris, nhưng từ này ít nhiều mang tính châm chọc, chễ giễu.

    Địa lý
    Ảnh vệ tinh khu vực ParisTại trung tâm của bồn Paris, trên một vùng trầm tích bằng phẳng rộng lớn, Paris nằm hai bên bờ sông Seine. Hai đảo của sông tạo nên trung tâm lịch sử của thành phố: Île de la Cité ở phía Tây và Île Saint-Louis ở phía Đông. Từ tâm này, thành phố trải rộng ra xung quanh, nhưng phần diện tích Paris ở phía Bắc – tức hữu ngạn sông Seine – rộng hơn bên tả ngạn phía Nam rõ rệt. Cả hai bên sông Seine, một số vùng đất tạo bởi đá thạch cao nhô lên thành những quả đồi nhỏ[1]. Ở hữu ngạn: đồi Montmartre có độ cao là 131 mét, đỉnh là vị trí nhà thờ Saint-Pierre[2]; Belleville cao 128,5 m tại phố Télégraphe; Ménilmontant 108 m; công viên Buttes-Chaumont 103 m; Passy 71 m. Bên tả ngạn: Montparnasse cao 66 m; Butte aux Cailles 63 m; đồi Sainte-Geneviève 61 m.

    Vào năm 1844, nội ô Paris (Paris intra-muros) được giới hạn bởi bức tường thành Thiers. Tới năm 1860, một số hạt và quận xung quanh được sát nhập vào thành phố. Còn ngày nay, Paris được phân định với ngoại ô bằng các đại lộ vành đai dài 35 km. Tuy nhiên có một vài ngoại lệ. Quận 15 vượt qua ranh giới này tới sân bay trực thăng Issy-les-Moulineaux. Quận 16 bao gồm cả rừng Boulogne rộng 846 hecta ở phía Tây. Còn rừng Vincennes rộng 995 hecta thuộc Quận 12 ở phía Đông. Tổng cộng chu vi của Paris dài tới 54,74 km.

    Thành phố Paris rộng 105 km². Nếu tính khu vực đô thị Paris, có nghĩa gồm thành phố và đô thị ngoại ô, tổng diện tích là 2.723 km² với 9.644.507 dân vào năm 1999, chiếm 396 xã của vùng Île-de-France[3]. Còn toàn bộ vùng đô thị Paris, có nghĩa bao gồm tất cả các vùng phụ cận chịu ảnh hưởng của thủ đô, vào năm 1999 có dân số 11.174.743 người trên tổng cộng 1.584 xã[4].

    Điểm cây số 0 của Pháp được đánh dấu ở sân trước nhà thời Đức Bà, có tọa độ địa lý 48,85341°N, 2,34880°E. Đây là điểm giữa, cũng là trung tâm lịch sử của thành phố Paris, nằm trên đảo Île de la Cité.

    [sửa] Địa chất thủy văn
    Quang cảnh Paris nhìn từ tháp EiffelBồn Paris tạo nên một tập hợp các lớp trầm tích kế tiếp. Đây là một trong những nơi đầu tiên trở thành đối tượng của việc xây dựng bản đồ địa chất và cho phép tạo ra nhiều lý thuyết về địa chất, như cổ sinh vật học và giải phẫu so sánh của Georges Cuvier[5]. Bồn Paris được tạo trong khoảng thời gian 41 ngàn năm. Đây là một bồn thềm lục địa trên những khối núi từ thời Đại cổ sinh như khối núi Vosges, khối núi Massif central, khối núi Armorica. Với sự tạo thành của dãy Alps, bồn Paris bị đóng lại, chỉ còn mở ra phía biển Manche và Đại Tây Dương. Nó báo trước cho sự hình thành lưu vực sông Loire và sông Seine. Cuối thế Oligocen, bồn Paris trở thành lục địa[5].

    Năm 1911, nhà địa lý Paul Lemoine chỉ ra rằng bồn Paris được hợp bởi những địa tầng bố trí thành những vùng trũng đồng tâm[5][6]. Sau đó, các nghiên cứu sâu hơn trên nhưng dữ liệu địa chấn và phương pháp khoan đã cho phép có một cái nhìn chính xác. Chúng xác nhận những vùng trũng đồng tâm nhưng phức tạp giống như các phay. Sự cấu tạo của địa hình Paris nằm ở các tầng Đại Trung Sinh và Kỷ Paleogen và được tạo bởi sự xói mòn.

    Địa tầng đầu tiên bắt đầu từ Kỷ Đệ Tam tiếp tục bồi đắp bởi sông Seine vào thời kỳ hiện đại. Các lớp đọng đầu tiên là cát và đất sét xuất hiện ở khu vực Trocadéro, Quận 16 ngày nay. Nhưng giai đoạn được biết tới nhiều nhất là tầng Lutetia với các lớp đọng giàu thạch cao và đá vôi[7]. Tầng động vật này đã được đặt theo tên tiếng La Tinh của Paris: Lutetia. Lòng đất của Paris mang nhiều đặc tính với sự hiện diện của đá vôi, thạch cao và đá vôi silic. Một số đã được sử dụng như ở Hầm mộ Paris, ngày nay vẫn được mở cửa một phần cho công chúng. Đá vôi được khai thác cho tới thế kỷ 14 ở tả ngạn sông Seine, từ quảng trường Italie tới phố Vaugirard. Ngày nay sự khai thác chuyển về Oise[8]. Còn việc khai thác thạch cao từng rất phổ biến ở Montmartre và Bagneux.

    Dòng sông Seine chảy qua Paris theo hình một cánh cung: vào thành phố từ phía Đông Nam và ra khỏi thành phố phía Tây Bắc. Hơn 30 cây cầu của Paris bắc qua dòng sông này. Còn có hai dòng chảy khác qua Paris. Sông Bièvre phía nam, ngày nay ngầm hoàn toàn dưới đất. Kênh Saint-Martin hoàn thành 1825 dài 4,5 km, nối với bồn Villette và vào thành phố ở phía Đông Bắc. Kênh Saint-Martin chảy ngầm dưới đất cho tới phố Faubourg-du-Temple ở quảng trường Bastille rồi tiếp tục chảy lộ thiên và nối với sông Seine ở phía thượng lưu của đảo Île Saint-Louis. Một con kênh khác là Saint-Denis, cũng nối với bồn Villette theo hướng Saint-Denis, dài 4,5 km và hoàn thành vào năm 1821. Con kênh này gặp sông Seine ở phần hạ lưu và không đi qua Paris[9]. Một dòng sông nữa là Marne, chảy gần Paris qua Seine-Saint-Denis, Val-de-Marne và gặp sông Seine ở phía đông nam thành phố.

    Địa chất thủy văn đã ảnh hưởng nhiều tới quy hoạch đô thị Paris. Sông Bièvre, một nhánh nhỏ của sông Seine, đã bị che lại, chỉ chảy ngầm dưới đất từ thế kỷ 19 bởi vấn đề vệ sinh. Nhiều dòng nước ngầm khác dưới lòng Paris, như Auteuil đã cung cấp nước cho thành phố bởi các giếng khoan. Các mạch nước tầng Alba được biết đến nhiều nhất trong vùng Paris và được khai thác từ năm 1841 bởi giếng Grenelle[10].

    [sửa] Khí hậu và môi trườngParis có khí hậu ôn đới đại dương. Ảnh hưởng của đại dương chiếm ưu thế, thể hiện như: mùa hè mát, trung bình 18°C; mùa đông không quá lạnh, trung bình 6 °C; các mùa đều mưa nhiều và thời tiết thất thường. Lượng mưa trung bình ở Paris là 641 mm. Mưa tuyết không nhiều, chủ yếu vào những tháng lạnh nhất như tháng 1, tháng 2, nhưng đôi khi vào tận tháng 4. Tuy vậy khí hậu Paris cũng đôi khi đột biến. Nhiệt độ cao nhất ghi được tại đây là vào ngày 28 tháng 6 năm 1948, lên đến 40,4 °C. Còn nhiệt độ thấp nhất ghi lại được vào ngày 10 tháng 12 năm 1879, xuống tới -23,9 °C[11]. Mùa hè năm 2003, cùng với châu Âu, Paris cũng phải chịu một trận nắng nóng lịch sử.

    Như tất cả các thành phố lớn khác trên thế giới, Paris chịu hậu quả của sự thay đổi môi trường do dân số tăng và các hoạt động kinh tế[12]. Là thủ đô có mật độ dân số cao nhất châu Âu nhưng tỷ lệ không gian xanh ở Paris lại thấp nhất, dù những thập kỷ gần đây một số công viên và vườn mới được tạo thêm. Không chỉ là lời đồn, vấn đề phân chó thực sự có ở Paris. Nó vẫn xuất hiện trên vỉa hè, dù ngày nay nhiều người dắt chó đi dạo phải mang theo túi ni lông để nhặt phân chó[13].

    • Nguyễn thị Nha Trang
      25/10/2011 lúc 21:50

      @ Nguyệt Mai thân quý ,

      Bồ tèo thật chu đáo , ân cần , tìm tòi chia sẻ thông tin với mọi người , tình cảm chia sẻ này của Mai thật đáng trân trọng !
      Cảm ơn Mai thật nhiều nha …

    • 26/10/2011 lúc 08:45

      Nói đến Paris không thể không nhắc đến tác phẩm Notre Dame de Paris của Victor Hugo. Trogn tác phẩm này ông mô tả một Paris thời trung cổ với những hệ thống pháp đình, phố xá, cống rãnh, … thật ngoạn mục.

      Em copy trên internet hai hình ảnh của Notre Dame de Paris:

      • hth
        26/10/2011 lúc 13:30

        Nhìn cái hình Nhà thờ Đức bà, lại thấy nhớ cái Nhà thờ lớn Hà nội mặc dù mình vẫn đang lù lù ở Hà nội đây. Suốt 3 năm cấp hai, ngày nào cũng đi qua đây nên nó in hình vào đầu óc chăng?!

      • hth
        26/10/2011 lúc 15:37

        @Phay Van: Ngày bé “bac” hth vào trong Nhà thờ lớn Hà nội nhiều lần, lác hết cả mắt với những bức tranh tường trong nhà thờ. Tụi nhóc mình nghịch lắm nên cũng xếp hàng há mồm để cha cố thả cái bánh thánh vào mồm ( hihihi… mình đã có nói chuyện này rồi ), rồi thắc mắc với nhau sao cái bánh bé thế!? 😀 . HÌnh như nhà thờ lớn Hà nội và nhà thờ Đức bà trong Sài gòn đếu phỏng theo kiến trúc của Notre Dame de Paris thì phải, nhất là nhà thờ Đức bà Sài gòn? Ngày còn nhỏ, “bác” hth cũng mê mẩn đọc Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo, nhưng ông này có điểm sốt ruột là nhiều khi mô tả dài dòng, cả mấy chục trang. Tới những đoạn này là mình hay bỏ quách, luots bỏ tới mấy chục trang cũng chẳng thấy ảnh hưởng tới nội dung. 😀 😀 😆 😆

      • Mai
        26/10/2011 lúc 20:00

        Cám ơn Phay Van.
        Chị nhìn Notre Dame de Paris thì thấy giống như Vương Cung Thánh Đường ở SG. Nhưng đằng trước VCTĐ có tượng Đức Mẹ, còn Notre Dame de Paris không có tượng Đức Mẹ, em nhỉ?

      • 27/10/2011 lúc 08:17

        Chị Mai: em tìm trên wikipedia được cái này:

        Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục giáo phận Phú Cường, nay đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, , đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Tượng dược tạc tại Pietrasanta cách Roma khoảng 500km. Khi tượng hoàn tất đã được đưa xuống tàu Oyanox vào ngày 8/1/1959 và từ hải cảng Gênes tàu chở tượng qua Việt Nam và tới Sai Gon ngày 15/2/1959, sau đó công ty Société d’Entreprises đã dựng tượng Đức Mẹ lên bệ đá trước cửa nhà thờ Sai Gon, bệ đá này vẫn còn để trống kể từ năm 1945. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện “Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình” rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. Do bức tượng này mà từ đó Nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà.

        Tượng Đức Mẹ Hòa bình và hai tháp chuông nhà thờ
        Ngày 05/12/1959, Tòa Thánh đã cho phép làm lễ “xức dầu”, tôn phong Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn lên hàng Vương cung thánh đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.

      • Mai
        28/10/2011 lúc 18:17

        Cám ơn nàng Phay đã chia sẻ thông tin thú vị này. Nhờ tượng Đức Mẹ này, mà nó có nét đặc thù riêng biệt, khác với nhà thờ bên Pháp. Chị cũng đã vào mạng xem lại hình VCTĐ ở SG thì thấy cũng có những điểm khác với Notre Dame de Paris.

  15. Nguyễn thị Nha Trang
    25/10/2011 lúc 22:29

    Các bạn ơi …! Thi sĩ Nguyên Sa có bài thơ về Paris rất hay…! Nha Trang mạn phép gõ chép chia sẻ …một vài đoạn …của thi phẩm này nhé :

    PARIS

    * Mai tôi ra đi chắc trời mưa
    Tôi chắc trời mưa mau
    Mưa thì mưa chắc tôi không bước vội
    Nhưng chậm thế nào cũng phải xa nhau…

    * Mai tôi đi chắc Paris sẽ buồn
    Paris sẽ nhìn theo
    Nhưng nhìn thì nhìn , đời trăm nghìn góc phố
    Con đường dài thẳng mãi có bao nhiêu

    * Mai tôi đi dù hôm nay đang vào thu
    Giòng sông Seine đang mặc áo sương mù
    Đang nhìn tôi mà khoe nước biếc
    Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa

    * Dù hôm nay giữa một ngày tháng bảy
    Chiếc tháp ngà đang ướt rũ mưa ngâu
    Sông Seine về chân đang bước xô nhau
    Sẽ vịn ai cho đều giòng nước chảy…
    ………………………………………………….
    ………………………………………………….
    ………………………………………………….
    * Dù đêm nay tháp Eiffel
    Vẫn kiễng mình trong sương khuya
    Nhìn bốn phía chân trời…

    * Và đôi mắt tôi
    Vẫn tìm đến trong một giờ hò hẹn

    * Và từ mai trên những lá thư xanh
    Tôi không được bắt đầu
    Bằng một chữ P hoa
    Như tên một người con gái….

    ( Nguyên Sa )

    • Mai
      27/10/2011 lúc 06:05

      Nha Trang yêu mến,
      Bài thơ “Paris” của thi sĩ Nguyên Sa mà Trang giới thiệu thật hay. Cám ơn Trang nha. Mai vào mạng tìm đọc nguyên cả bài thơ. Xin chia sẻ với các bạn.

      PARIS

      Mai tôi ra đi chắc trời mưa
      Tôi chắc trời mưa mau
      Mưa thì mưa chắc tôi không bước vội
      Nhưng chậm thế nào cũng phải xa nhau …

      Mai tôi đi chắc Paris sẽ buồn
      Paris sẽ nhìn theo
      Nhưng nhìn thì nhìn đời trăm nghìn góc phố
      Con đường dài thẳng mãi có bao nhiêu

      Mai tôi đi dù hôm nay đang vào thu
      Giòng sông Seine đang mặc áo sương mù
      Đang nhìn tôi mà khoe nước biếc
      Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa

      Dù hôm nay giữa một ngày tháng bảy
      Chiếc tháp ngà đang ướt rũ mưa ngâu
      Sông Seine về chân đang bước xô nhau
      Sẽ vịn ai cho đều giòng nước chảy

      Dù mai kia
      trong đêm quá khuya hay một ngày sớm dậy
      trên một con đò, bên một góc phố ,
      dưới một lũy tre
      tôi sẽ ngồi kể chuyện nắng chuyện mưa
      và có lẽ tôi sẽ kể chuyện Paris
      để khói thuốc xám trên môi dăm người bạn
      và trên môi tôi
      điếu thuốc sẽ run trên những đường cong lận đận
      điếu thuốc sẽ run như chân người vũ nữ vừa quen
      đôi chân người mà tôi không dám nhớ cũng không dám quên
      còn quay đảo giữa điệu nhạc mềm như khói thuốc …
      tôi sẽ hỏi trong những chiều giá buốt
      những chiều mưa mây xám nặng trên vai
      người con gái mắt xanh màu da trời
      trên áng mi dài có quanh co tuyết phủ

      Rồi cả người
      cả Paris nhìn tôi qua một nụ cười nhắn nhủ
      nụ cười mềm như nắng của cuộc chia ly
      của một buổi sáng mai khi những người phu đổ rác bắt đầu đi
      những thùng rác bắt đầu cọ vào nhau
      với những tiếng kêu của một loài sắt lạnh
      như những tiếng kêu của những chiếc đinh khô , những mình búa rắn
      của những đôi mắt nhìn theo
      và tôi cũng nhìn theo
      không biết người ta vừa khâm liêm mình hay khâm liệm một người yêu
      Dù người yêu không phải là người con gái có mớ tóc vàng
      Nhưng cũng sợ phải viết những lá thư xanh về xứ Đũa son
      Nên tôi không dám hỏi :
      tại sao mắt em buồn
      tại sao má em đỏ
      tại sao môi em ngoan
      vì những ngón tay tô đỏ màu đũa son
      đang muốn gắp cả đời người hạnh phúc
      Và cả tôi cũng vẫn nghẹn ngào trong mỗi lần nói thật
      mỗi lần nghe Paris hỏi tôi :
      tại sao anh về
      tại sao anh không ở …

      Nhưng dòng máu không thể chảy ngoài huyết quản
      dù tôi yêu Paris hơn một người bạn yêu một người bạn
      hơn một người yêu yêu một người yêu

      Dù đêm nay tôi vẫn làm thơ
      dặn những người con gái nhỏ đi về
      trên hè phố Saint Michel
      gò má đỏ phồng bánh graffen
      để những hạt đường rơi trên má
      lau vội làm gì cho có duyên

      Dù đêm nay những người yêu nhỏ vẫn đi về
      vẫn đôi mắt nhìn lơi lả hở khuy
      cặp môi nghiêng trong một cánh tay ghì
      mỗi chuyến métro qua vồi vội
      giòng Seine cười ngoảnh mặt quay đi

      Dù đêm nay tháp Eiffel
      Vẫn kiễng mình trong sương khuya
      nhìn bốn phía chân trời

      Và đôi mắt tôi
      Vẫn tìm đến trong một giờ hò hẹn

      Và từ mai trên những lá thư xanh
      tôi không được bắt đầu
      bằng một chữ P hoa
      như tên một người con gái …

      Nguyên Sa

      • Nguyễn thị Nha Trang
        27/10/2011 lúc 23:48

        @ Nguyệt Mai ơi , Trang công nhận tấm lòng chu đáo tìm tòi thông tin và chia sẻ với mọi người thật đấy !
        Trang rất vui vì có người bạn như Mai đó …

      • Mai
        28/10/2011 lúc 18:19

        Nha Trang ơi,
        Mai cũng rất vui khi có một người bạn như Nha Trang.

      • Mai
        29/10/2011 lúc 02:11

        Phay Van: 🙂

  16. Nguyễn thị Nha Trang
    25/10/2011 lúc 22:43

    Và…nhà văn , thi sĩ…Duyên Anh …với :

    CÀ PHÊ PARIS 1

    * Đưa nhau vào quán vắng
    Hai tách cà-phê đen
    Paris đầy tuyết trắng
    Anh nhìn anh , nhìn em

    * Tự nhiên sao mà nhớ
    Một miếng phố Saigon
    Giọt cà-phê chậm nhỏ
    Xuống ly đời em ngon

    * Quê hương mình giầu nắng
    Tình ấm áp mặt trời
    Người mộng xa muôn dặm
    Mặc thời gian ngược xuôi

    * Ở đây buồn heo hút
    Như hồn anh lưu vong
    Cái cà-phê nhấn nút
    Nốc một hơi là xong

    * Xích gần nhau quán vắng
    Paris cà-phê đen
    Tuyết rơi trên chất đắng
    Tan trong nỗi ưu phiền

    * Xích gần nhau chút nữa
    Paris cà-phê đen
    Ta nhìn ta bỡ ngỡ
    Anh và em chưa quen…!

    ( Duyên Anh )

    • 26/10/2011 lúc 08:52

      Cảm ơn chị Nha Trang với hai bài thơ về Paris của Nguyên Sa và Duyên Anh. Thơ về Paris trước đây em chỉ biết có Cung Trầm Tưởng.

    • Mai
      27/10/2011 lúc 06:19

      Và Mai cũng xin giới thiệu tiếp những bài thơ Cà phê Paris của văn thi sĩ Duyên Anh:

      CÀ PHÊ PARIS 2

      Cà phê Paris
      Vài francs bỏ máy
      Vừa đầy cái ly
      Uống xong liệng đấy
      Vội vàng bước đi

      Cà phê Paris
      Làm queue nhấn nút
      Máy nói năng chi
      Máy xoay vun vút
      Cô mơ mộng gì

      Cà phê Paris
      Hỡi đôi mắt thỏ
      Nhìn em cuồng si
      Tình yêu chưa tỏ
      Đã đành chia ly

      CÀ PHÊ PARIS 3

      Paris cà phê
      Thiếu em tóc rối
      Vạt nắng chiều quê
      Thiếu em tiếng nói
      Ru đời hôn mê

      Paris cà phê
      Vắng em cõi tạm
      Sàigòn môi tê
      Vắng em cay đắng
      Câu hát xuân thì

      Paris cà phê
      Sao bằng góc phố
      Em ngồi quán khuya
      Sao bằng nỗi khổ
      Đến rồi không đi

      Paris cà phê
      Chỉ làm anh nhớ
      Một miếng vỉa hè
      Em chờ ai đó
      Nước mắt đầm đìa

      CÀ PHÊ PARIS 4

      Em chỉ thấy crédit
      Trong cà phê nhấn nút
      Vội vàng em bước đi
      Theo máy quay vun vút
      Như mỗi trạm métro
      Đúng y boong từng phút
      Như ordinateur
      Không hề sai một chút
      Này đây chiếc bánh ngọt
      Này đây là hộp kem
      Và này đây hotdog
      Chỉ anh nhấn nút nào
      Ra tình yêu hạnh phúc
      Ra mây gió trăng sao
      Ra niềm đau ray rứt
      Ta trở gối chiêm bao
      Nửa đêm em chợt khóc
      Thương đời mình hư hao

      CÀ PHÊ PARIS 5

      Cà phê Paris
      Uống ngồi hay uống đứng
      Một ly như ngàn ly
      Uống ngoài hay uống quán
      Ngàn ly như một ly
      Uống chiều hay uống sáng
      Ngàn ly như một ly
      Uống trưa hay uống tối
      Ngàn ly như một ly

      Cà phê Paris
      Nhẩn nha cần chi vội
      Một ly là một ly
      Mặc thời gian réo gọi
      Ngàn ly là ngàn ly
      Mặc máy ngu giục hối
      Một ly là một ly
      Yêu nhau vì nhau đợi
      Ngàn ly là ngàn ly

      Cà phê Paris
      Cuộc đời nhiều thay đổi
      Cõi người vẫn vô vi
      Hỏi đi em cứ hỏi
      Hạnh phúc nhấn nút gì

      Duyên Anh
      (Montreuil, 1-1984)

    • Mai
      28/10/2011 lúc 18:33

      Phay Van:
      Cà Phê Paris của văn thi sĩ Duyên Anh đọc nghe lạ và buồn. Bởi vì, dựa vào thời gian sáng tác ông ghi ở cuối bài thơ, thì là lúc ông mới qua Pháp, cảm giác nhớ quê hương còn rất da diết. Theo nhà văn Hoàng Hải Thủy, ông rời VN năm 1983.
      http://hoanghaithuy.wordpress.com/2011/09/12/con-ong-sai-gon-2011/

  17. 25/10/2011 lúc 23:22

    Chủ nhà à,
    ” Khoảnh Khắc Mùa Thu Paris ” là gì thế ? Truyện? Kí ? Hồi kí ? Tùy bút ? Tản văn ?
    Sao lúc này nhiều nhà thành nhà văn quá ?

    • Trần thị Bảo Vân
      27/10/2011 lúc 12:46

      Chị Phay Van : Cái nhà thơ này không phải đáng sợ mà là thắp nhang đốt giấy ” phục sát đất ” luôn chị ơi :
      …Yêu biết mấy nghe con tập nói
      Tiếng đầu lòng con gọi Sờ-ta-lin !!!
      …….
      Thương cha thương mẹ thương chồng
      Thương mình thương một thương ông thương mười !!!

      • 27/10/2011 lúc 13:17

        Bảo Vân: thì phải yêu kính lãnh tụ chớ em :D. Thế em không yêu à?

    • 27/10/2011 lúc 14:03

      Ừ há Phay Van@ !

    • hth
      27/10/2011 lúc 14:45

      @Phay Van không nên đầu đọc trẻ em vậy nhá. Mà sao tới giờ này Bảo Vân vẫn biết mấy vần thơ đó nhỉ? Cái này là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử, cũng nên nhớ để đừng bướ tiếp sai làm.

    • Trần thị Bảo Vân
      28/10/2011 lúc 12:19

      Bác hth ơi, đâu chỉ mình cháu biết đâu, giới trẻ chúng cháu biết nhiều thứ còn ” khủng” hơn nữa bác ạ, nhưng có dám nói gì đâu! nhưng cháu nghĩ cái gì mà cố dấu thì giới trẻ các cháu lại tò mò muốn tìm hiểu đó bác, và khi biết được thì chúng cháu…! trích bác đọc 1 đoạn :

      ” Liêm, Sỉ, là tính rất hay của loài người, vì người mà không Liêm thì cái gì cũng lấy, không Sỉ thì việc gì cũng làm . Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật. Nhất là những bậc đứng chủ trương việc nhà, việc nước mà vô Liêm, vô Sỉ thì nhà phải suy hại, nước phải suy vong…” ( Cổ học tinh hoa , trang 102 )

      Ông bà , cha mẹ sinh ra ta, nuôi nấng dưỡng dục ta nên người, ta không kính trọng trước , lại đi kính trọng cái ông nào ở đẩu đâu…, thế thử hỏi có là người liêm sỉ không bác hth ?
      Bảo Vân còn nhỏ có điều gì không phải bác cứ thẳng tay chỉ dạy ạ, cám ơn bác .

    • hth
      28/10/2011 lúc 18:19

      @Bảo Vân: Bảo Vân đang học đại học năm thứ hai, mình không còn quá trẻ, nhưng vẫn “thanh niên”, không cần phải bác cháu.
      Bảo Vân và các bạn đồng lứa có lợi thế tuổi trẻ và hiện nay,với ứng dụng của Internet thì chẳng có gì có thể bưng bít lâu được, mà ngược lại, phải biết chọn lọc trọng cái dòng thác thông tin cuồn cuộn mênh mông này. Thế hệ bọn mình trước mới phải lọ mọ vì được cung cấp thông tin… có “chọn lọc”.
      Bảo Vân còn trẻ, nhưng có suy nghĩ…. không bồng bột chút nào. Lịch sử không thể làm lại được, nhưng có thể tránh để nó lặp lại. Mọi người nhớ những sai lầm trong lịch sử thì trước tiên, trong khả năng của mình, tránh bước theo sai lầm đó.
      HIện nay mình đã thấy một số thay đổi, dù còn nhỏ, trong nhà trường: xuất hiện trở lại câu; Tiên học lễ, hậu học văn, học trò xưng con với thầy cô giáo…. Những cái này thế hệ trước hoàn toàn vắng bóng.
      Trao đổi sơ qua vậy thôi chứ không phải ” thẳng tay chỉ bảo ” nhé. Chúc Bảo Vân và các bạn vui, khỏe và học tốt nhá!

    • Mai
      28/10/2011 lúc 18:38

      Xin khen tặng người trẻ tuổi Bảo Vân.
      Hãy nghe lời khuyên của anh hth:
      “Mọi người nhớ những sai lầm trong lịch sử thì trước tiên, trong khả năng của mình, tránh bước theo sai lầm đó.”
      Tương lai VN đang ở trong tay những người trẻ tuổi như em đó, Bảo Vân!

    • Trần thị Bảo Vân
      29/10/2011 lúc 11:28

      Chị Nguyệt Mai kính : Út Vân kính cám ơn chị có lời động viên út, út Vân rất thích và cố gắng học hỏi phong cách nói chuyện rất hay, thân tình, lịch sự nhưng không sáo và xa cách của các chị và các bác ở trang nhà chị Phay Van ạ!
      Cuối tuần, Bảo Vân kính chúc các chị và các bác vui ạ…

    • Trần thị Bảo Vân
      29/10/2011 lúc 11:41

      Anh Hai hth kính : Anh Hai cho phép út Vân xưng hô vậy nhen!
      Út cám ơn Anh Hai đã thân tình chỉ dạy, thật tình tánh út thẳng tuột, nhiều lúc thấy điều chướng không nói để trong bụng thấy khó chịu ghê lắm, vì vậy trong còm có gì không phải Anh Hai xí xóa cho út nhé.
      Cuối tuần, út chúc Anh Hai vui vẻ .
      À, Anh Hai hiện ở miền Bắc hay miền Nam vậy?

  18. Nguyễn thị Nha Trang
    26/10/2011 lúc 20:18

    Wow…, hôm nay mở cửa vào nhà , thấy không gian ngập tràn kỷ niệm … ! Phay Van đã rất ân tình , chu đáo và tinh tế trong… ” trang trí nội thất ” …ngôi nhà đáng yêu này !
    Tuyệt và cừ lắm…. em yêu ơi….!

  19. Mai
    27/10/2011 lúc 07:20

    Nhân nói chuyện về Paris, Nguyệt Mai cũng xin giới thiệu với các bạn bài viết “Paris trong tâm hồn thi ca của Miên” để các bạn có thể tìm hiểu đôi chút về người nhạc sĩ đã sáng tác những bản tình ca cũng như phổ nhạc những bài thơ của thi sĩ Nguyên Sa thật tuyệt vời.

    Paris trong tâm hồn thi ca của Miên
    Tác giả: Bích Xuân

    Paris bắt đầu nhộn nhịp khách mới, giữa con người đối diện với cảnh thiên nhiên thơ mộng, nhưng không thiếu nét hùng tráng, còn tồn tại trên những tảng đá. Các hình thù kỳ dị, mang dáng dấp những vị thần huyền bí của thủa hồng hoang. Du khách các nơi muốn ngược dòng thời gian về lại thời vua chúa hậu cung, có thiếu nữ khỏa thân trong trắng, bên cạnh ngọn đèn lưu ly tỏa sáng giữa vũ trụ mênh mông…

    Cuộc sống là những gì luôn luôn xảy ra chung quanh . Tôi muốn chia sẻ nên thường hay đi tìm cái đẹp bằng sự cảm nhận…Đi xem một buổi triển lãm tranh của mỗi họa sĩ, vừa cụ thể vừa trừu tượng, hàm chứa niềm cảm xúc sâu xa, hồn nhiên đầy cảm xúc thẩm mỹ thể hiện được cái hồn của tác phẩm. Hay nghe một bản nhạc tình ca âm thanh phát ra đặc biệt, như đang phô diễn một trạng thái của tâm hồn. Thơ ca, âm nhạc, hội họa là thứ nghệ thuật cao, mỗi lọai có hương thơm riêng, tùy theo sáng tác của mỗi người, nhưng phải có điểm chung là nghệ thuật thì tác phẩm mới trường tồn .

    Không ai mà không một lần đã xúc động khi nghe xong một bản nhạc tình yêu. Dĩ nhiên không phải tất cả bài ca tình yêu nào, cũng dễ lọt vào tai người nghe.

    Tôi được nhà thơ Đinh Trường cho hay nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sẽ từ Hoa Kỳ sang Paris, để góp mặt trong chương trình video Thúy Nga. Đang tính không biết làm cách nào để gặp được ông nhạc sĩ có bộ râu mép này đây! Mấy ông nhạc sĩ, ca sĩ mà đi thâu hình, như chuyện đi mây về gió, không biết họ rảnh giờ giấc nào để mà gặp! Trong khi chờ đợi, tôi nghe lại mấy bài nhạc tình của Ngô Thụy Miên thẳm sâu vọng ra, nó có màu sắc đa dạng, gợi lên một cái gì dứt khoát trong tình cảm, không xưa không mới, làm cho người nghe cảm thấy hòa âm, hòa điệu trong nhạc. Rất quen và rất lạ của dư âm, làm tôi nhập nhòa ký ức, có một thời nào được yêu, được khóc bởi tình yêu. Thích vì âm thanh không mạnh mẽ mà bâng khuâng, không ồn ào mà dìu dịu nét lãng mạn dấu ấn của thời đại.

    Nỗi niềm chỉ chực bùng lên. Lời nhạc biểu hiệu thuộc về trái tim làm nên cái duyên cho bài nhạc, có cốt cách riêng mà không kém một khúc tình ca nào. Nghe xong khúc nhạc trong một không khí êm ả, tôi thường có tâm trạng man mác như sự xa vắng, mông lung…

    Hơi sương còn bay theo nắng mai, giữa mùa xuân mát dịu thơm lành, bên hàng cây xanh non chưa có tên hoa. Thỉnh thoảng dâng lên cái mùi mưa nắng hôm qua. Aùnh sáng bay ngang như rụt rè, thăm dò trên những chiếc bánh croissants, bên ly cà phê đặc thù Tây phương, có bơ, sữa tươi, cam vắt, bánh mì, trai cây nghiền nát dầm đường (confiture) v.v…Tôi ngồi trong nhà hàng La Coupol, một trong những nhà hàng nổi tiếng sầm uất tại Paris, song song bên cạnh là nhà hàng Le Dome trên Đại lộ Montparnase. Nói đến nhà hàng Le Dome là nói đến một thủa xa xưa, như một bóng mát duy nhất, tiêu chuẩn chung cho các ngành văn nghệ sĩ tài tử : ci-nê, họa sĩ, nhà văn nhà thơ nổi tiếng như Voltaire, Baudelaire, Lamartine « nghỉ ngơi » họp hội…(1790 –1870 )

    …Tình Ca. Văn nghệ là một nhịp cầu để gặp gỡ giới văn nghệ sĩ. Nghĩa là chưa biết các nghệ sĩ mà như đã biết nhau rồi, và đôi bên cảm thấy rất vui vẻ với những câu chuyện, giữa đất trời tràn trề âm nhạc .

    Xe cộ bắt đầu ngược xuôi thành phố. Tôi hỏi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên :

    – Buổi nhạc anh gây ấn tượng được khán giả bảo là hay. Tình cảm khán giả dành cho anh thật nồng nàn. Xin anh cho độc giả , yêu mến nghệ thuật, nhất là thứ nghệ thuật ấy là âm nhạc. Xin cho biết anh đến với âm nhạc do hoàn cảnh hay say mê ?

    Ngô Thụy Miên bắt đầu câu chuyện bằng một giọng điềm tĩnh :

    – Cám ơn Bích Xuân. Có thể nói, là do cả 2. Được bố mẹ cho theo học nhạc từ những ngày còn bé. Năm 1963 tôi bắt đầu sáng tác khi còn ngồi trên ghế nhà trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Năm 1965, tình khúc đầu tiên Chiều Nay Không Có Em dưới bút hiệu Ngô Thụy Miên đã ra đời từ những thôi thúc, tình cảm xôn xao của một thời tuổi trẻ đầy mộng mơ, và hy vọng.

    Bích Xuân: -Ý nghĩa cái tên Ngô Thụy Miên !

    NTM- Cũng như Quang Bình, Đông Quân. Thụy Miên chỉ là một cái tên để xưng hô thôi. Những năm 60, bạn bè văn nghệ quý mến đặt cho. Không có gì đặc biệt.

    BX -Trước khi sáng tác nhạc, anh đã viết văn, làm thơ, vậy theo anh hai thể loại này có hổ trợ gì cho nhau trong việc sáng tác ? Anh nghĩ giữa thơ, văn và nhạc cái nào khó hơn !

    NTM- Viết văn, làm thơ, chỉ là một giai đoạn ngắn trong quá trình hoạt động văn nghệ của tôi. Sáng tác ca khúc mới thực sự là những gì tôi muốn làm từ những ngày đầu tiên. Riêng cá nhân tôi, khó mà khẳng định là 2 bộ môn trên đã hổ trợ trong việc viết nhạc.
    Có lẽ bây giờ chỉ có nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn mới có thể đưa ra nhận định chính xác về đề tài này. Ngoài ra tôi cũng đồng ý với ông anh Nguyên Vô của tôi là “Thơ tự nó chất chứa âm nhạc, hội họa và vượt thoát được những gò bó, giới hạn của quy luật, văn phạm trong ngôn ngữ thông thường…”. Do đó sáng tác một bài thơ hay, giá trị, có lẽ là khó khăn nhất.

    BX- Cuộc sống phong phú hay cuộc sống thăng trầm tạo ra tác phẩm ?

    NTM- Tôi nghĩ là các tác phẩm để đời thường đến từ những trái tim biết rung động trước những biến đổi của thiên nhiên, vạn vật, của tình người, của cuộc sống…Nhạc sĩ Văn Cao có phải đã chịu đựng một cuộc sống đầy thăng trầm, nghiệt ngã? và nhạc sĩ Phạm Duy có một cuộc đời thênh thang, phong phú? Cả 2 ông đã cho chúng ta những tác phẩm bất hủ phải không?

    BX -Khi sáng tác nhạc anh kỵ điều gì nhất ?

    NTM- Là một người sáng tác hoàn toàn vì “nghệ thuật”, 2 điều mà tôi không thích nhất là giả dối và vay mượn. Tôi vẫn nghĩ, người viết tình ca cần phải có một tấm lòng chân thành yêu đời, một trái tim nồng nàn yêu người, và nên tìm cho mình một hướng đi riêng, một con đường mới để phục vụ nhân sinh.

    BX -Khán giả mến mộ và thán phục anh qua các nhạc phẩm về TÌNH YÊU. Anh nghĩ sao về điều này ?

    NTM- Khi bắt đầu sáng tác, tôi đã tự chọn cho mình con đường tình ca, có lẽ phần lớn là do cái tính lãng mạn, đa cảm, đa sầu của tôi. Một lần nào đó tôi đã có nói là “chỉ xin được nhớ đến như một người viết tình ca không hơn, không kém”. Hôm nay được quí khán thính giả chia xẻ, cũng như mến mộ những đứa con tinh thần của mình như Bích Xuân nói, thì quả thật là một niềm hạnh phúc lớn cho cá nhân tôi. Xin được gửi lời cám ơn đến tất cả.

    BX-Về đề tài TÌNH YÊU anh thấy ở đó có cái gì mới ! và anh yêu như thế nào ?

    NTM- Cá nhân tôi nghĩ là tình yêu cũng như đời sống, luôn biến đổi theo thời gian và không gian. Ở mỗi một lớp tuổi, mỗi một giai đoạn của cuộc đời, hình như tình yêu có khác biệt, có mới mẻ hơn. Ở tuổi 20 chẳng hạn, thì yêu nồng nàn, say đắm, yêu miệt mài…Và khi cuộc tình đã chết, thì là đắng cay, buồn đau của Bản Tình Cuối, là xót xa, chất ngất của Niệm Khúc Cuối. Tuổi 30, tình yêu thổi qua đời như cơn gió lạ đầu mùa, tình yêu là bát ngát mộng mơ, rồi bỗng thành chia lìa, tan tác. Đó là thời kỳ của Em Còn Nhớ Mùa Xuân, của Dốc Mơ. Còn ở tuổi 40, tình sâu lắng cùng những tiếc nhớ khôn nguôi của một thời đã qua với Trong Nỗi Nhớ Muộn Màng, Riêng Một Góc Trời. Tuổi 50, nhìn lại mình, những sợi tóc xanh xưa đã bỏ đi như những kỷ niệm cũ, nhưng trái tim hồng ngày nào vẫn rung động cùng Trong Mắt Em Là Biển Nhớ, Nỗi Đau Muộn Màng.

    BX -Sáng tác nhạc do năng khiếu hay sự học tập ? Đề tài nào khó : tình yêu, nhạc trẻ hay nhạc Dân tộc !

    NTM- Tôi thực sự không biết là mình có năng khiếu hay không? Nhưng học tập thì chắc chắn là nhiều lắm. Có thể năng khiếu là những bước đầu cần thiết, và học tập sẽ mang lại một tác phẩm hoàn hảo, tốt đẹp hơn? Về 3 đề tài Bích Xuân nêu trên, tôi chỉ chuyên trị về Tình Yêu. Về Nhạc Trẻ, tôi nghĩ đây là phần vụ của những người viết thuộc thế hệ ngày hôm nay. Nhạc Dân Tộc có lẽ chúng ta cần nhiều thêm những người như giáo sư Trần Văn Khê, hay nhạc sĩ Trần Quang Hải, Nguyễn Thuyết Phong… Nói tóm lại sáng tác đề tài nào cũng khó, cũng cần có sự nghiên cứu, tìm tòi, và học hỏi, Mỗi người viết nhạc có một đường lối sáng tác riêng. Riêng tôi chỉ bằng một tấm lòng chân thành yêu người, yêu đời, say mê sáng tác, học hỏi. Dòng nhạc, lời ca đến từ tim óc. Giản dị thế thôi. Bao năm nay tôi chỉ viết tình ca đôi lứa. Bản tình ca cho mẹ vẫn mãi trong tim tôi kể từ ngày chào đời cho đến khi rong chơi trong một bầu trời khác.

    BX -Anh có cảm tưởng gì : cô đơn, vui, buồn trên con đường sáng tác ! Theo anh thế nào là bản nhạc hay ?

    NTM- Khi đặt bút viết một ca khúc, tôi không còn thấy mình, và cũng chẳng nghĩ đến cô đơn, vui hay buồn. Nhưng phải nói rằng gần 40 năm qua, chính những nỗi cô đơn, buồn vui, đã là những chất liệu xúc tác cần thiết cho nguồn cảm hứng sáng tác của tôi, là những thúc đẩy dịu dàng để có thể ngồi xuống phím đàn trải dài tâm tư mình qua dòng nhạc, lời ca. Nói về một bản nhạc hay thì tôi nghĩ rất khó có được một định nghĩa chung, vì nó tùy theo trình độ thẩm âm, thưởng thức của từng cá nhân. Tuy nhiên nói một cách giản dị, thì một bản nhạc khi hát lên đã gợi nhớ được một hình ảnh, kỷ niệm, hay dấu tích của một thời, một đời, hay mở ra được một cánh cửa mới, một khung trời riêng cho người nghe thì đã có thể được coi là một bản nhạc hay rồi.

    BX -Anh tâm đắc điều gì nhất trong nhạc ! Sáng tác nhạc sướng hay khổ ?

    NTM- Đối với tôi âm nhạc nói chung là một phương tiện biểu hiện được tất cả những tình cảm giao hoà giữa con người và con người, giữa con người và cuộc sống, cũng như thiên nhiên. Nghe nhạc, hòa mình trong âm nhạc vẫn là nỗi sung sướng, niềm hạnh phúc nhất sau tình yêu. Có thể nói, âm nhạc cũng chính là tình yêu. Nếu được một lời xin, thì tôi xin âm nhạc ngự trị trên khắp quả điạ cầu khô khan mà chúng ta đang tạm trú đây. Còn sáng tác nhạc sướng lắm chứ, và cũng khổ nữa. Nói thế có nghĩa là, sáng tác một ca khúc thì cũng như sinh ra đời một đứa con của chính mình vậy.

    BX- Giữa đàn ông và đàn bà, mà đàn bà do đấng thiên nhiên ban tặng, nên phụ nữ được mệnh danh là phái đẹp, do sự mềm mại qua những đường cong trên thân thể toát ra. Anh sang Paris lần này để thâu băng video Thúy Nga, anh nhìn các thiếu nữ Tây phuơng có gì đặc sắc, gây cảm xúc người nghệ sĩ như anh để thể hiện trữ tình trong nhạc ! Dĩ nhiên cái đẹp không phải lúc nào cũng bắt gặp trong sáng tác, có lúc ẩn lúc hiện, chợt gần chợt xa, mơ hồ mông lung có khi nó bùng cháy rồi tắt đi…

    NTM- Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Phạm Duy… đã đem hình ảnh người con gái tây phương, tóc vàng, mắt xanh vào thơ văn, âm nhạc. Tôi nghĩ cái đẹp bề ngoài, cái quyến rũ bên trong của phái nữ nói chung mỗi thời, mỗi giai đoạn lịch sử một khác nhau. Đây là một đề tài cần nhiều thời gian để bàn luận. Tuy nhiên nếu chỉ nói đến cái quyến rũ bề ngoài thì Bích Xuân nói đúng. Những người con gái, đàn bà tây phương đã được trời cho một thân hình cân đối, đẹp và hấp dẫn. Nhưng có thể cái đẹp đó quá lộ liễu. Người đối diện không cần phải tìm hiểu, cũng chẳng cần phải khích động trí tưởng tượng. Mà trí tưởng tượng cũng là một yếu tố cần thiết cho người sáng tác. Và đúng như Bích Xuân nói, cái gì mơ hồ mông lung, cái gì hư hư ảo ảo, cái gì chợt gần chợt xa mới chính là những kiếm tìm lâu dài của người nghệ sĩ.

    BX -Xin anh cho biết quan điểm nghệ thuật, cảm xúc chân thành nhất của anh đến Paris ?

    NTM – Paris đến với tôi lần đầu tiên khi đang theo học môn nhạc sử tại trường nhạc ở Sài Gòn. Ngày đó, nhắc đến Paris là nhắc đến cái thời kỳ lãng mạn, cái thời kỳ của những buổi sinh hoạt văn nghệ đầy sáng tạo, hào hứng với Chopin, Liszt, Musset, George Sand… Vài năm sau, thì từ thơ Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Anh Tuấn, Paris đã trở lại với giòng sông Seine, tháp Eiffel, với hè phố Saint Michel cùng những cặp tình nhân nơi giáo đường sương mù… Rồi cuối cùng là Paris với làn sóng âm nhạc, phim ảnh thành phố đã tràn ngập đời sống tôi. Paris là tụ điểm của tất cả. Tôi đã sung sướng khi đến Paris, tôi hạnh phúc khi có dịp trở lại Paris. Đến với Paris chính là quay lại với những hạnh phúc đầu đời, chính là trở về với những ảo tưởng, huyền thoại của một thời tuổi trẻ mộng mơ.

    BX -Ngoài việc sáng tác, anh còn đam mê gì nữa? Anh đi lưu diễn khắp nơi, anh rút ra được những bài học gì ?

    NTM – Chỉ một trái tim yêu người, yêu đời thì cũng đã quá đủ rồi phải không Bích Xuân? Qua những chuyến lưu diễn từ nhiều năm nay, tôi nhận thấy một bài học quan trọng nhất là Âm nhạc đã đóng góp một phần không nhỏ vào công việc duy trì cũng như phát triển nền văn hóa chữ Việt của chúng ta ở hải ngoại. Chúng ta phải cố gắng hơn nữa trong việc sáng tác những tác phẩm đáp ứng được những nhu cầu, cũng như sự thưởng thức đặc biệt của thế hệ trẻ ngày hôm nay.

    BX -Anh yêu thích và ghét điều gì nhất ! Cảm nghĩ của anh về một sân khấu nhỏ ?

    NTM – Tôi yêu người, yêu đời nhất, và không nghĩ có gì cần phải ghét bỏ cả. Tôi nghĩ, với những buổi trình diễn âm nhạc, nghệ thuật hiện nay của chúng ta ở hải ngoại thì sân khấu nhỏ, sân khấu lớn thực sự không quan trọng lắm. Cái quan trọng là trình diễn cái gì trên sân khấu mà thôi.

    BX -Thần tượng ca nhạc của anh !.

    NTM- Nói đến những ca nhạc sĩ mà tôi yêu thích thì nhiều lắm lắm. Thần tượng thì không có, nhưng người nghệ sĩ Việt Nam mà tôi quí trọng nhất là nhạc sĩ Văn Cao.

    BX -Cảm tưởng anh đứng trên sân khấu và khi đứng dưới sân khấu !

    NTM- Mỗi khi đứng trên sân khấu một mình, dưới ánh đèn spotlight chiếu sáng, cùng với vùng không gian mờ tối bên dưới, nhìn xuống khán thính giả, cái cảm giác đầu tiên của tôi luôn luôn gần gũi với khán giả. Ngược lại, đứng dưới sân khấu tôi cảm thấy chỉ mình tôi .

    BX–Bài nhạc Em Còn Nhớ Mùa Xuân anh viết: « nhìn đất nước tơi bời một thời em có hay » Xin anh cho biết cái đẹp nhất trong Em Còn Nhớ Mùa Xuân ?.

    NTM- Em Còn Nhớ Mùa Xuân được viết trong một bối cảnh đặc biệt. Bản nhạc nhắc tới những giao động một thời trên quê hương, đất nước, và nói lên tâm sự của một người thanh niên giữa những mất mát đổi thay đang xẩy ra quanh mình ngày tháng đó. Có lẽ cái đẹp nhất trong Em Còn Nhớ Mùa Xuân nên để cho khán thính giả kết đoán phải không Bích Xuân?

    BX – Cảm nhận sự xúc động gì của anh, khi nghe ca sĩ trình diễn trên sân khấu ?

    NTM- Xúc động giữa những tiếng vỗ tay, hoan hô nhiệt tình của khán thính giả, đã thể hiện chính xác bằng lời. Từ lâu tôi đã nhận biết là ca sĩ và khán thính giả đóng một vai trò rất lớn, rất quan trọng trong sự tồn tại của một tác phẩm, một tác giả.

    BX -Theo anh một ạa sĩ thành công cần phải có điều kiện gì ? Anh có nhận định về các ca sĩ ở hải ngoại . Cảm nghĩ của anh về nhạc truyền thống.

    NTM – Cũng như tôi đã trả lời câu hỏi trước của Bích Xuân về vấn đề Sáng Tác của nhạc sĩ. Người ca sĩ cũng cần phải có 2 điều kiện, năng khiếu, và sự chuyên cần học tập. Ngoài ra cũng phải biết giọng hát của mình thích hợp với thể loại nhạc nào, từng lớp khán thính giả nào…Một số các ca sĩ ở hải ngoại hiện nay đã bỏ ra nhiều thì giờ để theo học nhạc tại các trường đại học, hay các trường nhạc. Đó là một sự tiến bộ cần phải có. Ngoài ra người ca sĩ bây giờ không thể chỉ hát bản nhạc mà thôi, mà cần phải trình diễn bản nhạc đó vừa có hồn, và lại vừa gây sự thích thú thưởng thức cho khán thính giả! Tôi không có dịp học hay nghiên cứu về âm nhạc cổ truyền Việt Nam, nên không dám có ý kiến gì về đề tài này.

    BX -Xin anh cho biết bài nhạc nào anh tâm đắc, và đề tài nào làm anh quan tâm nhất !

    NTM- Nói đến 2 chữ tâm đắc thì hơi quá. Thật sự ra có những ca khúc tôi đã bỏ ra nhiều tâm huyết hơn để viết, chau chuốt từ lời ca cho đến ý nhạc. Có thể nói là tôi thương những bài này hơn một chút thôi. Trong 4 thập niên thì chỉ có 4 bài là Mắt Biếc, Từ Giọng Hát Em, Dốc Mơ và Miên Khúc. Cả 4 bài đều được tôi viết nhạc xong, rồi mới đặt lời.
    Như tôi đã nói, tôi chỉ là một người viết tình ca mà thôi.

    BX -Anh sinh tại Bắc lớn lên tại miền Nam. Anh nghĩ gì về miền Bắc ?

    NTM- Tôi xa miền Bắc từ những ngày còn rất nhỏ, được nuôi dưỡng bởi cái tánh khí bình dị, cái tinh thần mộc mạc của miền Nam. Dù được đọc rất nhiều sách vở, thơ văn viết về miền Bắc, nhưng thật sự tôi không có một khái niệm rõ rệt gì về vùng trời quê hương của mình. Hỏi tôi nghĩ gì về miền Bắc? thì tôi chỉ có thể trả lời là mong có một ngày nào có dịp trở về thăm lại quê nhà, và ngày đó mới có thể có câu trả lời cho Bích Xuân.
    Dù không có điều kiện theo dõi đầy đủ các sinh hoạt văn học nghệ thuật ở hải ngoại, nhưng qua hệ thống Internet, tôi đã được thưởng thức khá nhiều những tác phẩm văn chương, âm nhạc giá trị của các người viết cũ mới. Như vậy nói về sáng tác, chúng ta không thiếu. Cái thiếu nói chung hiện nay là phương tiện phổ biến, là điều kiện nâng cao trình độ thưởng thức của người thưởng ngoạn. Trên mạng lưới Internet đã có nhiều diễn đàn văn học nghệ thuật…nhưng vẫn trong một hoàn cảnh, môi trường hạn hẹp. Hy vọng trong tương lai, các trung tâm băng nhạc, các nhà xuất bản lớn sẽ chú ý nhiều hơn đến những sáng tác mới, tác giả mới về mọi ngành nghệ thuật.

    BX -Anh sợ gì nhất ?

    NTM- Với đời sống hiện nay, tôi chẳng sợ gì cả. Chỉ ngại nếu có, là chuyện đau ốm mà thôi.

    BX -Anh còn mong uớc điều gì trong tương lai.

    NTM- Mong trái tim vẫn rung động, để vẫn có thể sáng tác, dù đôi khi chỉ riêng cho mình. Ước có thể tiếp tục cùng một số anh chị em ca nhạc sĩ thực hiện những chương trình văn nghệ giá trị nhằm gây quỹ giúp đỡ các em bé tật nguyền, các người hoạn nạn, thiếu thốn đang cần sự tương trợ của chúng ta. Năm ngoái tôi đã tham dự chương trình đầu tiên tại Portland Oregon. Tháng 7 năm nay sẽ là chương trình ở Nam Cali, tháng 10 qua Houston, và sau đó về San Jose.

    BX -Xin cảm ơn nhạc sĩ Ngô Thụy Miên .

    NTM- Xin cám ơn Bích Xuân đã dành cho tôi cuộc nói chuyện ngày hôm nay.

    Paris 2002
    Bích Xuân

    Nguồn: Bích Xuân Paris

    • 27/10/2011 lúc 08:42

      Cảm ơn chị Mai. Chị nghe Mắt Biếc nhé:

      • Mai
        28/10/2011 lúc 18:40

        Cám ơn Phay Van nha. Chị đã đi tìm hoài nhưng không thấy “Mắt biếc năm xưa nay đâu…” em ạ! 🙂

      • 29/10/2011 lúc 10:52

        Chị Mai: em nghe Mắt Biếc lần đầu với giọng ca Duy Trác bằng chiếc radio cổ lỗ sĩ, từ chương trình Việt ngữ của VOA, khoảng năm 1980.

        Hồi đó em ngỡ ngàng lắm. Ngô Thụy Miên sáng tác bài này nghe như nhạc tiền chiến.

      • Mai
        29/10/2011 lúc 21:44

        Chị cũng có những cảm xúc như Phay vậy. Nghe như một bài nhạc tiền chiến, em nhỉ?

      • 31/10/2011 lúc 13:12

        Chị Mai: Chị thích nhạc TCS không? Hồi xưa em thích bài này lắm. Sau này biết ông là VC nên thôi thích.

      • Mai
        01/11/2011 lúc 11:06

        Phay ơi,
        Đối với chị, khi nghe lại những nhạc phẩm của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Ngô Thụy MIên…chị như thấy lại thời mới lớn của mình.
        Về nhạc sĩ TCS, theo chị hiểu, thì cũng có nhiều ngộ nhận lắm. Hãy để cho lịch sử phán xét. em ạ!

  20. Lãng Tử
    27/10/2011 lúc 11:04

    Bác Trà , chị Nha Trang , Cô Phay Van , cháu Bảo Vân , cùng các bác khác:

    Tôi cũng chưa đọc ” Bí mật thành Paris ” nào trong 2 cuốn mà cháu Bảo Vân nêu , hoặc cuốn ( ? ) của bác Đồ Trọc đã đọc ! vì thế tò mò Google search và tìm được 2 bài viết này , chia sẻ lại các bác xem sao ?
    ” Bí mật thành Paris ” có là một cuốn dâm thư !!!? như đã từng có quan niệm …Truyện Kiều , cũng là một dâm thư !? có nên đọc không ? câu trả lời tùy theo mỗi người , nhưng với cá nhân tôi thì nên tìm đọc , vì lời giới thiệu sau ( các bác vô google nhé, tôi chẳng biết cách dẫn link ) :

    1/ ” Bí mật thành Paris đoạt giải Oscar Văn học Mỹ La Tinh 2007 “

    2/ ” Hai bộ trường giang tiểu thuyết của Eugène Sue “

    Ý các bác thế nào ?

    • Trần thị Bảo Vân
      27/10/2011 lúc 12:04

      Bác Lãng Tử kính : Dạ, cháu cũng chưa đọc 2 cuốn này, nhưng quả là sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì cháu cũng đã đọc 2 bài viết này vào năm ngoái, mà hôm nay bác chia sẻ lại với mọi người ạ!
      Khi bác Đồ Trọc nêu tên cuốn sách cháu nhớ lại, và kính hỏi bác ấy, nhưng bác ấy bận hay sao mà chẳng thấy chia sẻ gì cả!!!?

    • 27/10/2011 lúc 12:11

      Bác Lãng Tử: Cảm ơn bác. Em nghĩ cuốn sách hai bác Giao, bác Trà đang đề cập là cuốn sách của Eugene Sue.

  21. 27/10/2011 lúc 14:05

    Nếu cho phép chọn thì mình thích … Nha Trang hơn Paris !

    • hth
      27/10/2011 lúc 14:31

      Bác nì, em chỉ mong xuất ngoại. Bác cứ rứa mần người ta khó nghĩ! 😀

      • hth
        27/10/2011 lúc 19:11

        Sao lại thế được? Phay Van thấy có sự liên quan à? 😀

      • hth
        28/10/2011 lúc 17:39

        @Phay Van: Comment của ” bác” hth tiếp theo của bác Trà, nghĩa đen ( theo chủ đề và mạch comment trước ( thì có thể hiểu là hth chỉ thích sang….. Paris ( ối người khác cũng thích ), nhưng bác Trà lại thích Nha Trang ( nội địa ) hơn Paris ( vọng ngoại ), vì vậy, người ta ( hth ) … khó nghĩ! Nhưng thực ra, như comment bên dưới mình đã nói, mình cũng có ý chọc chị Nha Trang chút. Có lẽ không đúng lúc chăng? và có lẽ chị Nha Trang cũng là người nhạy cảm nên hth đã làm chị giận. Nếu như “bác” hth cũng làm Phay Van khó xử thì cũng xin PV tha lỗi nha!

    • Nguyễn thị Nha Trang
      27/10/2011 lúc 23:57

      NÀY….!

      ” Khả dữ ngôn nhi bất dữ chi ngôn thất nhân !
      Bất khả dữ ngôn nhi dữ chi ngôn thất ngôn ! ”

      ( Luận ngữ )

    • Công Thành
      28/10/2011 lúc 11:31

      Chà , chà ! Chị Nha Trang này sắc sảo và thâm thúy thật !
      Bái phục chị luôn đó !

      TB : Các bác ơi , ý rất tốt của chị Nha Trang đấy !

  22. hth
    28/10/2011 lúc 17:22

    @Phay Van: Chị Nha Trang nói thế này :
    Với người có thể cùng nói chuyện mà không nói chuyện cùng họ, như vậy là bỏ qua mất người đáng nói; Với người không thể nói chuyện cùng mà mình vẫn cứ nói, như vậy là uổng phí mất lời của mình.
    ——————-
    Như vậy chị Nha Trang mắng mình chứ không phải Phay Van đâu nhá.

    @Chị Nha Trang: hth chân thành xin lỗi đã làm chị giận. Cái comment của hth là tiếp theo comment của bác Trà ( không biết bác ý có ý đùa không? ), theo mạch các comment trước và chủ đề của entry này là không có gì, nhưng thực ra là hth cũng có ý đùa và trêu chị Nha Trang một chút, nhưng rất tiếc là có lẽ không đúng chỗ, rất mong chị hiểu. hth rất tôn trọng tất cả các anh chị em có thiện trí trên blog của cô chủ nhà Phay Van đáng mến này và hoàn toàn không muốn, dù vô tình hay cố ý, làm tổn thương tới bất cứ ai. Nếu có thể được, rất mong chị Nha Trang hiểu và coi như đã ” không uổng phí lời của mình “!

    @Bác Công Thành: hth hiểu ý bác. Cám ơn bác nhiều!

    hth đọc comment của chị Nha Trang lúc trưa, nhưng có việc nên bây giờ mới trả lời được, mong mọi người xá lỗi!

    • Nguyễn thị Nha Trang
      28/10/2011 lúc 20:28

      @ hth : Nha Trang cảm nhận được hth là người rất đáng mến , thông minh , thẳng thắn nhưng cũng đầy hoạt bát hóm hỉnh ! Nha Trang nói thật lòng đó nhen !
      Ta cho qua đoạn phim này luôn nha …ông bụt hth …

  1. 14/12/2018 lúc 11:11

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: