@
Thêm một món quà của chị Trần thị Nguyệt Mai. Xin được chia sẻ với các bác:
Phay Van và Nha Trang mến yêu,
Trong một comment lần trước, hai bạn có bàn luận về @.
Hôm nay, Nguyệt Mai đọc được bài viết thật hay này của nhà văn Song Thao trên trang nhà của thi sĩ Luân Hoán, xin chia sẻ với tất cả các bạn.
Đôi giòng tiểu sử của nhà văn SONG THAO
Tên thật: Tạ Trung Sơn
Sanh ngày 1 tháng 8 năm 1938 tại Hà Nội.
Học Trung Học Dũng Lạc (Hà Nội), Chu Văn An (Saigon), Đại Học Văn Khoa (Saigon).
Tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa, 1964.
Từ 1959 đến 1975 cộng tác với nhiều nhật báo, tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san tại Saigon.
Định cư tại Montreal, Canada, từ năm 1985.
Khởi viết truyện ngắn từ năm 1991.
Đã có bài trên các tạp chí: Phố Văn, Làng Văn, Nắng Mới, Sóng Văn, Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Wordbridge.
(xin xem thêm ở trang mạng http://songthao.com/tieu-su.htm)
Cái chữ chi trông lạ mắt. Đọc lên thì lạ tai. Mỹ đọc là AT, Tây đọc là arobase nhưng thông thường hơn là A commercial, Việt Nam ta trong nước đọc là “A còng”. Có lẽ người trong nước quen mắt với cái còng của nhà chức trách nên nhìn cái vòng thành cái còng. Cái chữ không giống ai, ngày xưa để chỉ một đơn vị đo lường Tây Ban Nha thời cổ, nay lại thông dụng hơn mọi chữ trong bảng chứ cái, còn vênh mặt lên vì nó tượng trưng cho thời đại điện tử ngày nay. Ông nào tạo ra cái chữ tốt phúc này vậy? Đó là ông Ray Tomlinson, một kỹ sư Mỹ, người sáng chế ra e-mail, một công cụ làm nhân loại xích lại gần nhau. Năm 1971, ông gửi đi cái e-mail đầu tiên có nội dung như sau: QWERTYUIOP. Mật mã chi đây? Mật mã chi mô. Đây chỉ là dòng chữ đầu tiên trên bàn phím. Tôi vừa đánh chữ này bằng cách lướt một mạch trên hàng đầu tiên của bàn phím, cứ như một nghệ sĩ dương cầm đang biểu diễn. Chắc ông Ray xúc động khi biết mình sắp làm một công việc lịch sử nên mới…ngây ngô như vậy. Bức thư lịch sử này không đi đâu xa. Nó chạy giữa hai chiếc computer đặt sát cạnh nhau trên bàn làm việc của ông Ray. Cũng có lẽ vì xúc động nên ông dùng ký tự @ để phân cách giữa tên người dùng và tên của computer. Sau đó @ được xử dụng trong các e-mail để phân cách tên người sử dụng và tên miền của dịch vụ e-mail. Vậy là ngày nay, chúng ta cứ…còng. Cái còng này là còng thân ái. Nó nối kết mọi người trên khắp thế giới lại với nhau.
Thời buổi điện tử của chúng ta ngày nay được gọi là thời @. Nó bắt đầu từ khi có máy computer. Trước năm 1975, chúng ta đã dùng computer. Nói là chúng ta nhưng thời đó cái computer nằm dềnh dang trong một căn phòng lớn tướng phải có máy lạnh đàng hoàng. Nếu nóng nảy quá chàng có thể dỗi không làm việc nữa. Giá bao nhiêu một cái computer khủng như vậy, chúng ta chẳng cần lý tới. Vì chỉ có vài cái tại các cơ quan công quyền. Thứ như tôi chưa bao giờ có phúc được diện kiến anh chàng văn minh này. Chỉ thấy những rác rưởi do anh chàng khổng lồ này thải ra. Đó là những tấm bìa cứng có đục lỗ đôi khi thấy trong đống rác của những cơ quan này. Khi có những cuộc thi Tú Tài được chấm bằng computer IBM mà chúng ta gọi là “ABC khoanh” thì tôi đã rời ghế nhà trường từ khá lâu trước đó. Vậy nên tôi vẫn chưa có duyên với computer. Sau 1975, mấy ông bạn tôi nhấp nhổm chân trong chân ngoài, muốn học chút nghề mọn hầu có thể sinh sống nơi xứ người, đua nhau đi học vi tính. Tôi chỉ thấy các ông ấy ôm một đống bài in ronéo chứ chẳng thấy bóng dáng cái computer ra sao tuy nghe nói nó đã thu gọn hình hài để có thể ngồi trên bàn làm việc được. Giữa năm 1985, khi tôi được đi định cư, đặt chân tới phi trường Mirabel của thành phố Montreal, tôi mới lần đầu tiên thấy…hắn. Hắn nằm trên bàn làm việc của nhân viên di trú. Trông hắn kềnh càng, màn hình tối đen, chữ màu cam, chẳng có tí nhan sắc nào. Trông hắn lạ lẫm và cao ngạo. Tôi không hề tơ tưởng có ngày được thân cận với hắn. Vậy mà chỉ ít năm sau, vào đầu thập niên 1990, tôi đã sở hữu được hắn. Chiếc computer đầu tiên của tôi được mua bằng một tháng lương, do một người nhường lại với giá trên ngàn đồng, giống y chang như chiếc computer tôi nhìn thấy trên phi trường. Cũng màn ảnh có nền tối đen, chữ màu cam, không có hard disk, muốn lưu giữ dữ kiện phải save vào chiếc đĩa mềm. Dĩ nhiên chưa có dấu tiếng Việt. Những chiếc đĩa mềm này đã thành đồ cổ từ lâu khi được thay thế bằng những chiếc đĩa cứng và nhỏ hơn, rồi những cái USB gọn gàng rất tiện mang theo bên mình.
Từ những chiếc computer thô sơ đó đến những chiếc máy màn ảnh màu mè bắt mắt technicolor, cỡ lớn cỡ nhỏ ngày nay, ổ chứa hard disk cả bao nhiêu gig, đánh chữ Việt kiểu cọ, chỉ mất có hơn ba chục năm. Cũng trong thời gian đó, chiếc computer đã nhúc nhích. Nó không chịu nằm yên trên bàn mà đã bẹo hình thành những chiếc laptop cặp kè đi đó đi đây. Cũng như thứ để bàn, laptop đã dần dần thu nhỏ hình dáng trở thành những chiếc máy gọn gàng, cứ như một em bé nho nhỏ xinh xinh cặp kè chủ nhân đi xe đi tàu, cưỡi máy bay phản lực ngày càng êm ru. Hầu như ai cũng có một chiếc laptop trên…đùi (lap chẳng là đùi thì là chi!) Tiện lợi đẹp đẽ như vậy mà giá không còn là bạc ngàn như thời tôi mới mua chiếc computer cũ ngày xưa, mà chỉ bỏ ra vài ba trăm là ôm được…em laptop đảm đang vừa dùng để làm việc, vừa để chơi.
Con người ngày nay càng ngày càng hư, chơi nhiều hơn làm. Vậy là trò chơi ra đời. Chiếc máy e-reader nho nhỏ, vừa gọn trong bàn tay nếu là bàn tay hộ pháp. Với chiếc máy này tha hồ đọc truyện, coi hình, mail lung tung. Đúng là thứ chơi. Chơi kiểu này hơi hại cho giới cầm bút chúng tôi. Nó đã thay thế sách in. Người ta gọi là sách điện tử e-book. Một cái máy gọn gàng như một cuốn sách trăm trang mà chứa hàng trăm cuốn sách, đọc hết cuốn này qua cuốn khác, muốn đọc truyện mới cứ download xuống là có ngay. Sách điện tử rẻ hơn sách in nhiều. Có tốn giấy tốn mực chi mô mà đắt! Sách tây sách Mỹ thì khoảng chục bạc. Sách tiếng Việt mới chỉ có trang mạng Da Màu ở Mỹ bán, khoảng vài đồng. Rẻ như bèo. Độc giả ở Việt Nam lại còn được cho download thong thả, chẳng tiền bạc chi. Tiền Việt thì biết tính, biết tiêu ra sao! Sách ngoại ngữ thì trang mạng Amazon ăn trùm. Tới đầu năm nay thì số sách điện tử bán được đã vượt số sách in. Theo tiết lộ của Amazon chuyên kinh doanh sách thì sau 4 năm ra đời kể từ năm 2007, sách điện tử bán được nhiều tới 104 lần hơn sách in. Nghĩa là họ bán được một cuốn sách in thì cũng đã bán được 104 cuốn sách điện tử. Đó là không kể số sách điện tử được cho coi miễn phí! Còn chi là những cuốn sách in của người viết chúng tôi!
Cha đẻ của cái máy e-reader hại bạn này là ông Michael Hart, chủ nhân của kho sách trực tuyến Project Gutenberg gồm tới 36 ngàn đầu sách và cho download free. Khi còn là sinh viên của Đại Học Illinois, ông đã manh nha ý tưởng sách điện tử này. Nhưng phải đợi tới khi ông đi chợ mới lóe lên thành hình. Ngôi chợ…lịch sử này là chợ IGA. Ông kể lại: “Tôi tình cờ ghé vào chợ IGA vào đúng dịp nước Mỹ sắp kỷ niệm 200 năm, vì thế họ tặng khách hàng những văn kiện lịch sử. Thế nên khi lục túi đồ để kiếm cái gì lót dạ, tôi đã tìm thấy bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ, và đây chính là lúc một ý tưởng hoàn toàn mới lóe lên trong đầu tôi”. Vậy là sách điện tử ra đời.
Ông Nguyễn Hưng Quốc là người quảng bá nhiệt thành loại sách mới tinh này. Theo ông thì nó tiện lợi vô cùng. Khi đi máy bay đường dài, đáng lẽ phải tay xách nách mang vài cuốn sách để giết thời gian ngồi trên máy bay thì nay chỉ một chiếc máy nhỏ xíu, cầm lơn tơn gọn ghẽ trong tay, mà có tới mấy trăm cuốn sách. Tiện quá đi chứ! Nhiều người cho là cầm cuốn sách in trên tay vẫn khoái hơn cầm cái máy vô tri vô giác. Đọc chữ trên giấy thú vị hơn đọc chữ trên màn ảnh nhiều. Ông Nguyễn Hưng Quốc cho là nghĩ vậy không đúng. “Lúc đầu, đọc, cũng hơi khó chịu. Nhưng không có lựa chọn nào khác. Ráng. Riết thành quen. Sau, tôi đọc sách điện tử trên màn ảnh cũng không thấy gì khác với sách in theo lối truyền thống. Quen nhanh nhất là loại sách biên khảo. Nhưng rồi đọc thơ cũng vậy. Cũng thấy được chữ trôi và thở. Cũng nghe được hơi ấm từ chúng. Y như trên trang giấy. Rồi tôi mua một cái Kindle, một loại máy chuyên đọc sách điện tử…” Tôi cũng mua một chiếc e-reader để đọc thử. Đầu tiên cũng thấy háo hức vì đang chơi một trò vừa mới lạ vừa văn minh. Nhưng đọc xong một truyện, đổi sang truyện khác, thấy cái truyện vừa đọc xong mất hút trong khoảng không, cũng bâng khuâng. Bỗng cảm thấy có điều chi cấn cái. Như vừa ôm một người tình bỗng hụt hẫng vì người vừa chia sẻ buồn vui với mình bỗng chìm lấp vào cõi hư không. Ông Quốc viết phê bình và nghiên cứu, tôi viết văn nên cảm thấy khác nhau chăng. Từ đó, chiếc e-reader của tôi nằm hứng bụi, cho tới khi tôi cho thằng con trai. Chắc chiếc máy hợp với người trẻ hơn. Mới đây, khi đọc tin người sáng chế ra máy e-reader, ông Michael Hart vừa qua đời vì ung thư ở tuổi 64, cỡ tuổi so với tuổi thọ ngày nay thì còn…trẻ, tôi đọc được một nhận xét của Tiến Sĩ Gregory B. Newby mới thấy cảm nghĩ của tôi về sách điện tử quá nghiêng về tình cảm. Sách điện tử nhắm xa hơn nhiều. Tiến sĩ Newby cho biết: “Phát minh ra sách điện tử không chỉ đơn thuần là một bước tiến công nghệ, mà đây còn là phương thức thuận tiện và hiệu quả trong việc truyền bá miễn phí văn học đến mọi người. Vì thế sách điện tử có thể mang đến cơ hội để nâng cao khả năng đọc, biết chữ, và nhờ đó mà mở ra nhiều cơ hội khác cho tất cả chúng ta”.
Tưởng e-reader chỉ đơn thuần để giải trí, vậy mà nó cũng có sứ mạng to lớn. Nhưng sách điện tử hình như không được phổ biến lắm tuy giá bán chỉ trên dưới một trăm đô. Nó có ưu điểm là gọn ghẽ nhưng không có nhiều chức năng. Phải đợi tới khi tablet ra đời thì tình hình mới nhộn nhịp. Khác với laptop, tablet chỉ có một mảnh như e-reader. Vậy là tiện hơn. Muốn xài chỉ cần mở cái bao da được làm như bìa một cuốn sách lên là tha hồ sờ sờ nắn nắn trên màn ảnh chứ không phải lích kích mở nắp như laptop. Tablet có màn hình lớn hơn e-reader và có chức năng nhiều gần như một chiếc laptop. Nhưng tablet vẫn nặng về chơi hơn là để làm việc, nhất là đối với những người viết tiếng Việt. Không thể đánh máy tiếng Việt bằng tablet được tuy có thể đọc được tiếng Việt. Vậy thì những người viết tiếng Việt như chúng tôi thấy bù trất. Đi xa, muốn làm việc vẫn cứ phải laptop ôm theo.
Tablet nổi tiếng nhất là chiếc iPad của hãng Apple. Ra đời vào tháng 4 năm 2010, iPad đã mở đầu cho kỷ nguyên tablet. Chưa đầy một năm sau, tháng 3 năm 2011, iPad được cải tiến với bản iPad2 gây ra một cơn sốt khác. Chỉ nguyên trong quý hai năm nay, iPad2 đã xuất xưởng 5 triệu 250 ngàn đơn vị. Ngày lăng xê của iPad2 đã làm điên đảo giới trẻ tiêu thụ đồ điện tử khắp thế giới. Khó mà mua được một chiếc với giá khoảng 600 đô cho cỡ rẻ nhất. Thiên hạ điên lên vì iPad2. Con gái tôi phải chờ tới ba tháng sau mới được cầm cái tablet của mình.
Ai là người có iPad2 sớm nhất? Chính Tổng Thống Obama. Trả lời phỏng vấn của ABCNews ông tonton da màu cho biết: “Tôi đang sở hữu tablet iPad2. Steve Jobs đã trực tiếp trao cho tôi sớm hơn một chút, trước khi bán ngoài thị trường. Nó rất tuyệt. Tôi thường dùng nó để đọc báo và xem blog trên internet”. Chính xác ra là Steve đã tặng Obama chiếc iPad2 vào tháng 2/2011 trong một bữa ăn tối trước khi tung ra thị trường một tháng sau.
Steve Jobs, cha đẻ của iPad, chính là chủ nhân ông của công ty Apple với cái logo trái táo bị đớp mất một miếng. Ông có một cuộc đời bi thương từ nhỏ. Cha ông là người Syrian theo Hồi giáo, mẹ là người Mỹ. Cuộc hôn nhân của hai người không được gia đình chấp nhận nên khi cậu bé Steve ra đời vào ngày 24 tháng 2 năm 1955 ở San Francisco, đứa bé đã được mang cho một gia đình nghèo hiếm con. Cha mẹ nuôi của Steve là ông bà Paul và Clara Jobs. Học tiểu học và trung học tại Cupertino, sau đó ghi danh học tại Reed College ở Portland. Chỉ được đúng một semester, cậu bé phải bỏ học vì không có tiền. Ra đời dang dở, tên là Jobs mà cậu chẳng bắt được cái job nào để nuôi thân, phải đi nhặt lon kiếm sống, ngủ bờ ngủ bụi và ăn cơm…chùa tại chùa Hare Krihna tới theo Phật giáo luôn! Trong thời buổi @ khởi đi từ cuối thế kỷ thứ hai mươi, muốn thăng tiến chỉ có theo con đường…@. Cậu bé Steve đã mày mò đi tới thành công. Chàng Steve đã…phiếm: nếu tôi chăm chỉ theo học đại học thì không có những sản phẩm hái ra tiền của Apple!
Ngay từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, ông đã cùng hai người bạn hoàn thành dự án thương mại với phát minh ra computer Apple. Chính phát minh này đã khiến chiếc máy computer IBM kềnh càng dùng trong ngành kỹ nghệ và quốc phòng trở thành cái computer nho nhỏ có thể ngồi trên bàn trong các công tư sở và sau đó trong mỗi gia đình. Qua đầu thập niên 80, với máy McIntosh và con chuột ra đời thì nhân loại đã tiến sâu vào thời @. Thung lũng Santa Clara gồm cả San Jose và Cupertino đã trở thành thung lũng điện tử mà dân Việt ta đã tụ lại để sinh sống.
Thành công vượt bậc trong thế giới @, ông chủ Steve đi lên từ những chiếc lon nhặt nhạnh được vẫn giữ nguyên tác phong của một dân homeless. Vẫn ăn mặc theo kiểu bụi đời mặc dầu tài sản đã lên tới trên 8 tỷ đô! Học hành phá ngang nhưng Steve đã được rất nhiều đại học trên thế giới trao bằng Tiến Sĩ Danh Dự. Tất cả những phúc lộc của cuộc đời tụ hội trong tay đều trôi tuột với chỉ một bất hạnh. Ông đã vướng vào căn bệnh phổ biến của thời đại: ung thư gan. Chỉ với 56 tuổi đời, Steve đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 5 tháng 10 vừa qua để lại một vợ bốn con còn trẻ dại. Trong cuộc đời đã nhiều lần tới đọc diễn văn ra trường cho các tân khoa Đại học, bài diễn văn mới đây của ông có lẽ là bài diễn văn quan trọng nhất. How To Live Before You Die? Sống Ra Sao Trước Khi Chết? Ông đã đặt cho các tân khoa câu hỏi mang nặng tính triết học về lẽ tử sinh của kiếp người. Gia tài ông để lại không chỉ là bạc tỷ mà là những tư tưởng của một lối sống luôn biết vươn lên. Và một bản doanh mới của Apple mà ông không có thể chờ được ngày khánh thành. Trụ sở mới có mô hình như một phi thuyền vĩ đại với đủ chỗ làm việc cho 13 ngàn nhân viên và 10 ngàn chỗ đậu xe. Địa điểm: Cupertino, nơi ông chào đời và trải qua những ngày túng thiếu!
Miếng bánh tablet ngon ăn đang bị các công ty điện tử khác nhào vào chia chác với Apple. Nào là Acer Iconia, Samsung Galaxy, Lenovo Thinkpad, Archos 70, nào là Asus Eee Pad, Toshiba Thrive, Viewsonic gTablet, Blackberry Playbook. Cứ loạn cả lên. Cạnh tranh rốt ráo nên đua nhau hạ giá. Có chiếc từ 500 đô xuống nửa giá còn 250 đô. Anh HP Touchpad, vừa mới trình làng được 7 tuần lễ, coi bộ thấy không ổn nên tuyên bố không sản xuất nữa và mang số tồn kho cả vài trăm ngàn cái ra bán đổ bán tháo với giá chỉ 100 đô trên online. Tôi vớ được một cái. Đừng nghĩ tôi là người nhanh tay nhanh chân mà tội nghiệp. Ba ngày sau khi bắt đầu bán tôi mới biết. Vội vào online mua cho có với thiên hạ. Máy hỏi tới số credit card tưởng đã ngon ơ. Ai ngờ chỉ một ngày sau nhận được e-mail thông báo sorry máy đã hết vèo trong những giờ đầu tiên. Số tôi có lẽ là số @ nên có đứa cháu ở tuốt tận North Carolina mua được hai cái, nhường cho ông bác còn rất nhiều máu tò mò một cái. Vậy là cũng được vọc cái HP Touchpad tới nát nước. Nếu không có cái giá bèo này thì còn phải nghĩ ngợi chán khi muốn rước về một món đồ chơi…cao cấp! Phải công nhận là dùng rất tiện lợi. Cứ ấn ngón tay vào màn hình là muốn coi cái chi cũng đặng. Không lích kích mỗi khi mang ra xài như laptop. Hình ảnh lại rõ ràng. Chơi đủ kiểu. Facebook, Twitter, YouTube, Skype, e-book, e-frame, e-mail…trò nào cũng được. Lại rất thú vị cho những cặp mắt đã nhấp nhem khi chỉ cần dùng hai ngón tay xoãi ra trên màn hình là chữ đọc nở lớn bằng con gà mái! Nhưng chỉ để chơi. Để viết Phiếm thì quên đi!
Tưởng chốn gió tanh mưa máu như thị trường tablet này chẳng ai dám héo lánh tới nữa. Vậy mà Amazon gan cùng mình. Ông chủ Amazon, Jeff Bezos, vừa công bố sẽ cho ra đời máy Kindle Fire để nhảy vào cạnh tranh trong thị trường càng ngày càng lớn mạnh của tablet. Tuyệt chiêu của ông là giá cả. Kindle Fire chỉ bán với giá 199 đô trong khi iPad rẻ nhất cũng có giá 499 đô! Máy sẽ bắt đầu được tung ra thị trường vào ngày 15 tháng 11 sắp tới.
Tablet là đồ chơi của người lớn nhưng các bậc cha mẹ đang bị con nít dành. Theo một thăm dò thì bây giờ con nít say mê chơi game và coi phim trẻ em trên tablet từ năm 2 tuổi. Thằng cháu tôi, vừa tròn 3 tuổi, tay đã quệt trên màn ảnh chiếc iPad2 của bố mẹ như máy. Biết nhu cầu của bố mẹ muốn cho con nít chơi riêng một cái tablet đơn giản, hãng Leapfrog chuyên sản xuất đồ chơi con nít xông ngay vào chiến trường mini này. Họ sẽ tung ra chiếc tablet cho con nít vào dịp Giáng Sinh sắp tới với giá rất mềm là 109 đô.
Laptop, tablet, iPhone, iPod và nhiều thứ linh tinh khác đang góp phần giết chết chiếc computer để bàn desktop, mới ra đời được ba chục năm nay. Sẽ không còn cảnh chiếc computer ngồi trên bàn làm việc nữa. Ra đời chính xác vào ngày 12 tháng 8 năm 1981, desktop đã làm mưa làm gió, quất sụm một lúc máy đánh chữ, các hồ sơ lưu bằng giấy, những bộ bách khoa từ điển dày cộm, máy tính cầm tay, máy ghi âm cồng kềnh, máy chiếu hình, cuốn sổ tay, danh bạ. Tội của desktop kể cũng khá nặng. Tưởng nó sẽ sống lâu. Ai ngờ mới ba chục năm mà nó đã sửa soạn đi vào bảo tàng viện! Doanh thu của desktop đã xuống thảm hại. Hãng HP đã ngưng sản xuất. Google đã lơ là để qua o bế các thứ máy di động. Tương lai của computer sẽ là những chiếc máy nhỏ gọn dưới hình thức những chiếc bút viết hoặc cuốn lại thành một chiếc ống đeo lủng lẳng ở vai. Khi cần sử dụng người ta chỉ việc bày ra, dùng ngay mặt phẳng nào đó làm màn hình. Thật gọn gàng và tiện lợi.
Khi tôi tới phi trường Mirabel và được thấy lần đầu tiên chiếc computer tính ra đã được 26 năm. Chiếc computer nay đã…toan về già. Khi nhìn thấy chiếc computer đầu tiên, vừa ngạc nhiên vừa cảm phục, tôi không bao giờ tưởng tượng được nó mệnh yểu như vậy. Đó là đặc tính của thời đại điện tử @. Thời gian vùn vụt như ánh sáng. Ngày xưa chúng ta ví thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Ngày nay bước chân của ngựa chỉ là trò trẻ. Thời gian bước đi gấp gáp hơn nhiều. Sống trong thời đại @, con người có mau tàn như những chiếc computer không? Tôi nghĩ tới hai ông cha đẻ, một của e-reader Michael Hart, một của iPad Steve Jobs. Một ông đã ra đi vào tuổi 64, một ông đã hẹn gặp tử thần ở tuổi 56. Chẳng lẽ nhẫn tâm cũng là một đặc tính của thời @!
Song Thao
10/2011
(nguồn: luanhoan.net)
Bài viết hay , mang nhiều thông tin thú vị ! quả thật thế hệ chúng tôi – những người xấp xỉ 60 – 70 – còn ” mù chữ ” về computer nhiều lắm . Cũng may con cháu chỉ cho cách vào mạng để xem và đọc tin tức giải trí …
Chúc thế hệ các cháu trẻ… @ còng , @ vòng , @ móc…ngày càng tinh thông vi tính…
Bác Công Thành: Em có cái may được tập tễnh học vi tính khoảng năm 1992-93. Lúc ấy chưa có window, còn xài hệ điều hành MS Dos, màn hình vi tính thì đen thui với dòng chữ màu trắng, dữ liệu lưu trữ trong cái đĩa mềm to to ( hình như khổ 15*15cm), và khổ nhất là phải học thuộc lòng cú pháp của những dòng lệnh.
Trẻ con ngày nay nhiều đứa chưa biết chữ mà vẫn chơi games rào rào…
Em copy mang về một số hình ảnh của máy tính:
@ Phay Van mến yêu ơi ,
Xem những hình ảnh tư liệu trong comment của em hồi đáp cho anh Công Thành , tự nhiên chị thấy cái cảm giác bồi hồi lạ lắm …! vì chị bỗng thoáng chợt nhớ lại …những chồng báo tư liệu của Ba chị trước đây…quá !
Ngắm xem lại hình ảnh những ” cỗ máy ” điện toán IBM hiện đại một thời , mà trong các chồng báo tư liệu của Ba chị xưa kia có , và hồi đó chị cũng hay xem , tuy rằng không phải giống như tư liệu em đưa lên trong entry này .
Ngoài ra , xem các hình ảnh em đưa lên – nhất là hình thứ 5 và 6 – làm chị lại liên tưởng và nhớ đến… nét đẹp tinh tế , đầy chất văn hóa trong phong cách làm việc …của nhân viên công chức trước 1975 …, nó tương phản với hình ảnh của nhân viên công chức ngày nay nhiều lắm !!!
Chị Nha Trang: thế nên có câu chuyện vui: một ông dẫn thằng con vừa tốt nghiệp đại học đến nhờ cậy ông bạn cũ “bố trí” công việc. Ông bạn- hiện đang là giám đốc một xí nghiệp quốc doanh – hồ hởi nói: tốt, tôi cho nó làm trưởng phòng, chỗ này đang khuyết. Cha của thằng bé la lên: thôi, bác cho cháu nó làm nhân viên thôi, nó mới ra trường, có biết làm gì đâu. Ông giám đốc cười mà rằng: thế nên tôi mới cho cháu nó làm trưởng phòng 😀
Phay Van : Cám ơn cô chủ đã đưa lên hình ảnh của thế hệ các máy tính IBM xa xưa !
Quả thật trước đây tôi cũng chỉ xem hình ảnh qua báo , chứ cũng chưa bao giờ may mắn được tận mắt tận tay…sờ hay sử dụng nó , như tác giả Song Thao viết trong entry này !
Hình ảnh tư liệu cô chụp trên báo nào mà rõ ràng sắc nét vậy cô Phay Van ?
Bác Công Thành: dạ hình em tìm trên internet bác à. Hồi xưa tập tành đi học vi tính, em cũng được nghe thầy giáo kể rằng máy tính trước đây to như… cái nhà.
Hồi đó em được học cái máy tính tương tự thế này, bác ạ:
@ Phay Van mến yêu ,
Em kể mẫu chuyện vui vui… ” xốc hông ” này , làm chị cũng nhớ lại câu vè …” móc họng ” mấy tay …cán dzăn bộ …mặt vênh vênh váo váo ngu ngu đần đần… thời bao cấp mê muội :
” Vai mang sắc-cốt kè kè
Nói bậy nói bạ… dân nghe ào ào !!! ”
Nghĩ lại mà thấy…cũng tồi tội…thiệt …!
@ Phay Van ơi ,
Đường link em đưa , có vào được đâu :
” Internet Explorer cannot display the webpage ”
Cho chị tựa , để chị gõ…google…đi !
Chị Nha Trang:
Đường link em đưa , có vào được đâu
—
Để em copy:
Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc…!
Bắt đầu từ năm ngoái, vào cái đận giá cả cứ lên vòn vọt, túng thiếu quá, bế tắc quá, cay đắng, khốn cùng vì không có đủ tiền để sống, đến độ không thể chịu đựng hơn được nữa, giữa đêm thanh vắng tôi đã phải thét to lên với chính mình “Tiền ơi, mi là con quái vật… mi là tiên là phật!… không!.. không phải… mi là đảng và nhà nước…”
Tuồng như hét to lên giữa đêm thanh vắng mà vẫn không giảm được cơn bí bách, sáng hôm sau tôi lấy tấm vải tráng nhựa cũ, dùng ít sơn viết vào mặt sau nỗi niềm sâu cay của chính mình “Tiền ơi… mi là đảng và nhà nước” tôi dùng cặp căng treo sát ngay trên cửa sổ căn hộ của mình.
Cứ tưởng, căng tấm băng-rôn đó lên thì sẽ nhẹ được lòng đi đôi chút, nào ngờ rắc rối lại qua đó lại kéo đến.
Ngay trưa hôm đấy, anh cảnh sát khu vực xuất hiện tại nhà tôi với mũ áo sắc phục nghiêm chỉnh (khác với mọi ngày, anh ta vẫn mặc thường phục khi có việc phải lui tới trong dân). Anh tự đẩy cửa bước thẳng vào nhà mà không thèm cởi hay chùi giầy. Không chào hỏi ai, không kịp để tôi mời nước, anh nói to, tay chỉ thẳng vào tấm băng-rôn với một thái độ nghiêm khắc và kiên quyết:
-Yêu cầu ông tháo tấm băng rôn phản động kia xuống.
Tôi chỉ còn cách mỉm cười gượng gạo rồi thò tay giật cái băng-rôn xuống, lôi vào nhà trải ra ngay trước măt anh ta, có ý định diễn giải đôi điều về nội dung của nó.
Anh dùng mũi giày phanh mép quăn của tấm băng-rôn ra, nhăn mặt đọc kỹ lại từng chữ trên đó, rồi lại dùng mũi giày hất hất, gập quấn lại, đá nhẹ một cái, đẩy cuộn băng-rôn vào gậm giường, quay người đi ra. Đến cửa anh ta dừng lại như chợt nhớ ra và không buồn quay đầu, anh nói cũng vẫn với cái giọng nghiêm khắc và kiên quyết như vừa rồi:
– Dám gọi đảng và nhà nước là mi, lần này thì nhắc nhở như thế, nếu còn tái diễn lần sau chúng tôi sẽ lập biên bản xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Và anh ta đi thẳng không thèm đóng khép cánh cửa nhà tôi lại.
Tôi ngồi bần thần trên ghế khá lâu, ngỡ ngàng về thái độ vừa rồi của anh cảnh sát khu vực.Tôi có gọi đảng và nhà nước là mi đâu, tôi gọi đồng tiền là mi đấy chứ. Còn thì hãy nhìn xem ngay trong phố nhà tôi ở là rõ ngay thôi. Những gia đình nào có người làm trong hệ thống cơ quan đảng hoặc nhà nước là có đời sống cao, thừa tiền nhởn nhơ đi làm từ thiện, cung tiến các chùa chiền, tổ chức các lễ giải hạn, ma chay cưới hỏi nổi đình nổi đám, du lịch khắp nơi trong và ngoài nước.
Chỉ cần làm quan ở một quận thú, huyện lỵ nào đấy là là có thừa cho các con đi du học nước ngoài, có nhà to tại Hà Nội, tại quê nhà, có tiền “găm”đất tại những nơi có “tầm nhìn” đến năm 2010, 2012, 2015… Vậy rõ ràng có đảng, có nhà nước là có tiền, có cuộc sống thần tiên thì tiền là đảng và nhà nước là đúng quá rồi… Lòng tôi cứ vò võ mãi không yên được về cái sự “Phản động” này.
Thật ra quan hệ giữa tôi và anh cảnh sát khu vực không đến nỗi nào, có phần thân tình là đằng khác. Ngay từ khi chuyển đến đây, theo mách nước của mấy tay “đề đóm” ngoài hàng nước, tôi đã chủ động làm quen và nhờ anh ta giải quyết những việc “tế nhị”. Như chuyển hộ khẩu cho nhanh, rồi làm sổ đỏ, hay là chạy cho con cậu em họ thuộc diện trái tuyến về học tại trường của địa phương này cũng vậy, anh ta làm rất mau lẹ, có độ tin cậy cao. Tuỳ việc mà là mấy “vé”, khi anh ta đã nhận “vé” rồi thì cứ đúng ngày giờ quy định là trả kết quả tại nhà.
Thi thoảng có công, có việc phải đến, nếu trúng vào bữa ăn, và nếu tiện có bộ lòng hay con mực nướng gì đó thì tôi đều mời anh ta ở lại. Anh vui vẻ nhận lời ngay. Rượu vào anh ta lại thả ra những lời bất mãn bâng quơ, qua đó tôi hiểu được nỗi niềm sâu kín trong lòng anh là không có tiền để chạy các “sếp” trên, nên có tuổi rồi mà vẫn cứ lẹt đẹt là anh cảnh sát khu vực.
Kể từ bữa treo băng-rôn ấy, anh ta hay tới nhà tôi luôn, tuy nhiên lúc nào cũng với bộ dạng đầy đủ sắc phục và với thái độ lạnh lùng nghi kị, có phần hăm doạ nữa. Cũng chẳng sao, tôi đã hết việc để nhờ anh ta và tôi cũng hết cái ý định treo băng rôn “phản động” để giải toả bức xúc của mình.
Thế nhưng bỗng nhiên những tháng gần đây báo chí rộ lên chuyện Trung Quốc xâm lấn biển đảo, cướp bóc đánh đập đồng bào ta tránh bão tại quần đảo Hoàng Sa lại làm cho tôi phát một cơn bức bối trong lòng, đỉnh điểm là việc Trung quốc lập uỷ ban thôn đảo tại Hoàng Sa đã làm tôi bị “sốc”.
Thế là tôi lại làm ngay một băng rôn với nội dung “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” căng treo đúng tại vị trí đã căng lần trước. Xong việc tôi pha riêng cho mình một ấm trà, ngồi thảnh thơi trên ghế dựa vì đã bày tỏ, giải phóng được phần nào bức xúc trong lòng mà không liên quan gì tới vấn đề “phản động” cả.
Bất ngờ là tay cảnh sát khu vực đã xuất hiện ngay, bất ngờ hơn là lần này thì khác, anh ta mặc thường phục và với một thái độ mềm mỏng, bẽn lẽn. Anh ta gõ cửa rồi mới cởi giày và chỉ vào nhà khi đã câu “mời vào” của tôi. Tuy nhiên anh ta đã tự chọn cho mình vị trí ngồi ngay sát bên cửa sổ nơi căng tấm băng-rôn.
Sau một hồi nói năng nhăng nhít không đâu vào đâu, đôi mắt ma lanh, ráo hoảnh cứ liếc ra cửa sổ, anh ta mạnh dạn hỏi nhẹ:
-Ông anh lại treo băng-rôn à?
Thái độ nhũn nhặn khi vào nhà tôi lần này của tay cảnh sát khu vực, cùng với sự chính nghĩa trong lòng mình khi treo băng rôn khiến tôi trở nên khá cứng vía, tôi đáp gọn lỏn:
– Phải
– Lần trướ c đã thống nhất với nhau rồi… Ông anh không nhớ à…?
– Tôi thống nhất gì với cậu nhỉ? Sự thật thì tôi không nhớ ra nổi mình đã thống nhất gì với anh ta.
– À thì cái lần anh treo băng phản động trước đây đấy? – Anh ta lí nhí – Em đã bỏ qua cho anh, chỉ nhắc nhở thôi, giờ anh lại tái diễn rồi.
– Phản động ở chỗ nào nào? Tôi cứng giọng.
– Lãnh đạo không có chủ trương như thế, với lại anh treo băng quảng cáo thì phải xin phép chứ?
– Quảng cáo gì nào? Tôi bắt đầu lên giọng – Tôi chỉ thể hiện lòng yêu nước của mình.
– Anh thể hiện lòng yêu nước tức là quảng cáo cho lòng yêu nước của anh đấy còn gì? – Anh ta cao giọng lên giống như tôi và tỏ ra đắc ý về cách lập luận, về cái lôgic tự nhiên mà anh ta đã nêu ra.
Tôi xuất thần vặn lại:
– Thế thì tất cả những lá cờ được treo lên là để thể hiện lòng yêu nước, là quảng cáo cả hay sao? Cậu ra mà bắt chẹt những người treo cờ trước đã rồi hẵng vào đây lằng nhằng với tôi.
Biết là lỡ hố rồi, anh ta im thin thít, tôi có phần đã hơi nổi khùng nên nói tiếp một thôi một hồi : “… Rõ ràng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, lịch sử là như thế, báo đài, ti vi, rồi người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta tuyên bố này nọ… Cậu không biết à…? Tôi chỉ thể hiện lòng yêu nước của mình thôi…”
Gã cảnh sát khu vực kiên nhẫn lắng nghe, lắng nghe một cách ranh mãnh, thỉnh thoảng lại chêm vào vài câu: “…Chuyện quốc gia đại sự đã có lãnh đạo lo rồi…” “…Yêu nước là tốt thôi… nhưng cũng có những cách khác để thể hiện… Yêu nước cũng phải có lãnh đạo, chủ trương của lãnh đạo là…
Biết là tranh luận không đi đến đâu, anh ta chuyển sang một hướng khác, chính là điểm yếu của tôi, đó là tình cảm. Anh ta bắt đầu lải nhải rằng các vấn đề “Nhạy cảm” “Tế nhị” tôi dây vào làm gì cho mệt, cái bọn “gió máy”, “Nấm niếc” gì đó vừa bị bắt ráo cả rồi, rằng là anh ta bị sức ép từ cấp trên, rằng anh ta có thể bị mất sao mất hột về chuyện này..v..v…
Rồi thật bất ngờ và nhanh như một động tác vũ thuật điêu luyện, anh ta thò tay ra cửa sổ, giật cái băng-rôn xuống, cuộn lại và lủi nhanh ra cửa ngay trước măt tôi. Tôi ớ ra không biết phải làm gì nữa, chẳng lẽ lại chạy theo giằng co với anh ta. Đến cửa, anh ta dừng lại, quay về phía tôi nhưng không dám nhìn vào mặt tôi mà lắp bắp phân bua mấy câu rồi mới khuất hẳn:
– Vuốt mặt phải nể mũi ông anh ạ, chỗ anh em đi lại với nhau, anh làm gì thì làm cũng phải nể em một tý chứ.
Thật là không thể hiểu nổi nữa. Tôi cứ đi loanh quanh mãi trong phòng không biết là bao nhiêu vòng để rồi bỗng nhiên lại phát khùng lên. Đã thế thì…
Chỉ trong mươi phút đồng hồ tôi đã làm xong một băng-rôn khác với nội dung “Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc” và treo ngay lên. Tôi khoá chặt cửa lại với ý định không cho tay cảnh sát khu vực vào nhà nữa và lại pha một ấm trà mới, ngồi yên trên ghế dựa với sự hưng phấn lạ lùng, cảm giác đắc thắng của sự trả thù, chơi đểu lại được đối phương lan toả trong lòng.
Chừng hai giờ sau, bỗng có tiếng huyên náo ồn ào ở bên ngoài, buộc tôi phải mở cửa ra xem có chuyện gì. Ôi…giời, vẫn lại là tay cảnh sát khu vực nhưng sắc phục chỉnh tề. Lần này không chỉ một có mình anh ta, lố nhố phía sau là một nhóm bốn năm người, họ là tổ trưởng, tổ phó, cán bộ gì đó ngoài phường. Họ đứng ở ngoài nhìn vào nhà tôi đầy vẻ nghi ngại soi mói, chỉ có tay cảnh sát khu vực sấn sổ xông vào và lại nghiêm giọng lạnh lùng như lần nọ:
– Yêu cầu ông tháo băng-rôn phản động kia xuống.
– Phản động? Tôi ngạc nhiên dằn giọng – Phản động ở chỗ nào?
– Ai bảo ông Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc? Anh ta hất hàm hỏi, rồi sổ một tràng đúng như luận điệu của tôi lần trước. – Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, lịch sử là như thế, báo đài, ti vi, rồi người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta tuyên bố này nọ… Ông không biết à…?
Tôi cứng họng không thể nói gì hơn được nữa, tâm phục khẩu phục giao nộp cho anh ta tấm băng- rôn “Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc”.
Họ đi rồi tôi rơi vào cơn hoang mang đến tột đỉnh, cả đêm hôm đấy vật vã không sao chợp mắt được… không thể hiểu được đâu là sự thật. Gần sáng, đột ngột lại vụt loé trong lòng tôi một phương cách mới. Với cách này tôi quyết tâm đi cho tới cùng sự thật.
Thế là hôm sau tôi lại có ngay một tấm băng rôn mới, nội dung là “Hoàng Sa-Trường Sa không là của ai”. Lần này thì khác, tôi mở toang cửa và thay vì pha ấm trà, tôi lấy can rượu quê để dành từ tết năm ngoái rót đầy một chén tống, săn sàng đối diện với tay cảnh sát khu vực.
Hết ngày hôm đó, sang hôm sau, rồi những hôm sau nữa… Chỉ mình tôi như thế. Can rượu quê đã cạn hết mà tình hình vẫn vậy. Thời gian đã làm cho quyết tâm đối đầu với tay cảnh sát khu vực nguội dần, thời gian cũng đã làm cho tôi nhìn nhận rõ hơn cái khúc mắc, lắt léo của câu chuyện này. Hoàng Sa – Trường Sa là của ai không quan trọng, đừng có bàn đến là được.
Tôi lặng lẽ thu băng-rôn lại, lòng ngân nga ý nghĩ chẳng biết là buồn hay vui nữa. “Đúng, Hoàng Sa – Trường Sa không là của ai… Là của giời… Nhưng là máu thịt của đồng bào tôi, là phần không thể chia cắt của quê hương đất nước tôi, tôi sẽ gìn giữ Hoàng Sa – Trường Sa ở nơi sâu lắng nhất trong tâm hồn mình”.
Cửa bật mở, vẫn tay cảnh sát khu vực, anh ta tươi tắn khác thường trong bộ thường phục, nhưng mặc anh ta, tôi đã ngán ngẩm lắm rồi, tôi không có ý định vướng víu với anh ta thêm nữa nên cũng chẳng thể hiện gì.
Anh ta đặt vào tay tôi cuộn băng-rôn “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt nam” và nói đơn giản:
– Trả lại anh đấy. Anh mỉm cười thân thiện rồi lanh lẹ quay ra.
– Sao? Lãnh đạo có chủ trương khác rồi à? Tôi hỏi theo phản xạ vậy thôi chứ sự thật là chẳng cần biết để làm gì.
Anh ta dừng lại ở cửa giây lát, quay lại nhìn tôi, thay vì trả lời câu hỏi, anh nói chậm rãi:
– Vì đã có thành tích trong thời gian qua nên em đã được điều chuyển lên công tác mới.
Anh cười với tôi, vẻ mặt tươi vui đầy vượng khí của thăng quan tiến chức, nhưng trong khoé mắt bỗng long lanh, hình như là ngấn lệ.
28/11/2009
Trần Thạch Linh
Không biết các bác nghĩ sao chứ ? với tôi đọc 1 cuốn sách in giấy , thấy thú vị hơn đọc sách điện tử nhiều lắm !
Chợt nghĩ đến nhà văn , MC nổi tiếng Nguyễn Ngọc Ngạn , ai cũng thầm phục cho kiến thức đa dạng và cái duyên ăn nói của ông , thế mà cho đến thời điểm này , ông cũng tuyên bố rõ là chưa biết sử dụng computer ! Vậy ông có là người…mù chữ không đây ta !
Mai cũng đồng thuận với anh Công Thành. Mở cuốn sách ra còn thơm mùi giấy, mùi mực… thích thú lắm và mình có thể đọc ở bất cứ nơi nào, chỉ cần nơi đó có ánh sáng!
Nhưng Mai cũng cám ơn những trang mạng. Các bạn đã chịu khó đánh máy lại để đưa lên những truyện tưởng chừng như không thể tìm lại. Đọc rất thích, bạn ơi!
Chị Mai và cô Phay Van : Thế hệ các bạn trẻ , các cháu trẻ ngày nay , giờ chắc là …hiếm còn cái thú đọc sách giấy như những người lớn tuổi chúng ta rồi phải không chị và cô !
Cũng phải công nhận computer và internet là kho thông tin tuyệt vời rồi ! nhưng quả thật ngồi đọc bài trên máy lâu thì cũng dễ mắc chứng đau lưng và mỏi mắt thật , nhất là với những người lớn tuổi…
Với tôi hiện giờ , thì cái thú …nằm võng dưới bóng mát cây trong vườn nhà , để đọc sách là tuyệt vời lắm chị và cô ạ !
Bác Công Thành: bác làm cho nhiều người thèm cái thú …nằm võng dưới bóng mát cây trong vườn nhà , để đọc sách
Anh Công Thành ơi!
Căn cứ vào số tuổi của anh, xin gọi Mai bằng Mai thôi, vì Mai nhỏ tuổi hơn anh. Coi nhau như anh em trong nhà vậy nha anh.
Nghe anh nhắc tới “nằm võng dưới bóng mát cây trong vườn nhà , để đọc sách là tuyệt vời lắm”, Mai cũng nhớ tới ngày xưa, Mai cũng thích nằm võng lắm. Buổi trưa nằm đong đưa dưới bóng mát cây đọc sách, gió thổi hiu hiu, trên tay, thật không còn gì bằng… Hạnh phúc quá phải không anh?
Chị Mai : Vâng , ý chị thế , Công Thành tôi tuân theo !
nhưng chị Mai ơi …gọi tên không không thế , với tôi sao thấy nó …” trỏng trỏng ” quá !
Vậy đồng thuận gọi : Cô Mai , Cô Nguyệt Mai….chị nhé !
Cô Mai và cô Phay Van ơi ! Đúng vậy , không biết các bác khác thì sao , chứ với tôi thì treo võng dưới bóng cây rợp mát trong vườn nhà nằm đọc sách , thì…sướng hơn tiên ! các cô ơi…
Nhớ lại trước 1975 ở thành phố Nha Trang , cây Me là cây được trồng lấy bóng mát , chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở 2 bên đường và công viên ( trước 1975 thường gọi là Vườn Bông ) , do đó trong vườn nhà , tôi cũng trồng 5 cây Me nay hơn 20 tuổi , vì vậy mà vườn nhà tôi lúc nào cũng rợp mát bóng Me đó 2 cô …
Anh Công Thành,
Dạ, anh gọi Mai bằng cô Mai hoặc cô Nguyệt Mai…đều được cả. Cám ơn anh.
Hồi xưa có những khúc đường SG trồng nhiều cây me lắm anh ạ. Cây to, rợp bóng mát, mà cũng rất nên thơ.
Đúng như anh nói: “treo võng dưới bóng cây rợp mát trong vườn nhà nằm đọc sách , thì…sướng hơn tiên!”. Nằm đọc sách một hồi mỏi mắt, gió lại thổi mát hiu hiu, đánh một giấc trưa tí xíu, thấy cuộc đời an lành quá anh nhỉ?
Chúc anh luôn vui.
Nàng Phay yêu quý,
Từ xưa đến giờ, nhà chị không có võng ở sau vườn đâu em. Hồi trước, nhà cậu Hai chị có vườn ở LT trồng măng cụt. Đến mùa, ngày cuối tuần, cậu có xe hơi nên chở gia đình cậu và gia đình chị lên chơi, ăn măng cụt đã đời luôn. Bởi vậy, chị nằm võng ở vườn LT chớ không phải ở vườn sau nhà của chị.
Còn nhà bây giờ thì không có hai cây lớn ở gần nhau, nên không thể treo võng mà nằm được. Vả lại sân nhà chị không có hàng rào chung quanh, ai cũng có thể nhìn thấy được. Nên nằm võng thấy hơi “kỳ kỳ”, bất tiện lắm em!
@ Nguyệt Mai ơi ,
” …Nên nằm võng thấy hơi ” kỳ kỳ “, bất tiện lắm em ! ”
Nha Trang thấy Nguyệt Mai …nằm…võng…đẹp…quá…chời…luôn…!
Không tin hả , vào google …xem thử bức tranh này…phải Mai…hôn…nè…!
* ” Hồn võng – diemxua77-diemxua77-yahoo! 360 plus “
Cám ơn Trang đã cho Mai xem hình ảnh thật đẹp.
Cô gái trong bức tranh quả thật là đẹp, nhìn mê hồn luôn há?
NM không được như vậy đâu!
@ Nguyệt Mai thân quý ,
Wow…! Vậy là Nguyệt Mai đã …” ghé mắt “…tới comments của mình và Phay Van nói chuyện về… ” nét riêng không giống ai “… của mình , khi dùng sign @ rồi phải không ? Vậy từ nay Mai cứ hiểu ý riêng của Nha Trang khi dùng sign @ ….là có nghĩa như vậy nha Nguyệt Mai …!
Đọc bài này của Mai gởi đến , thì mới hiểu xuất xứ của sign @ ! Té ra là vậy , cũng chỉ là một sự tình cờ ngẫu nhiên , thú vị thật !
Tự nhiên lại chợt liên tưởng đến ký hiệu : SOS , đã đọc đâu đó trong 1 bài viết , cho rằng :
SOS : nghĩa chính thức là đâu trong 3 cụm từ :
* Save Of Souls
* Save Our Ship
* Save Out Succor
Nguyệt Mai và các bạn ai biết , có thể chia sẻ thông tin này được chứ ạ …?
Chị Nha Trang: em tìm trên wikipedia được cái này:
SOS (mã Morse: … — …; Nghe tín hiệu SOS (trợ giúp·chi tiết)) là tín hiệu phát bằng vô tuyến điện báo hoặc bằng một cách phát khác thể hiện nhóm ký tự SOS, khi được sử dụng có nghĩa là có nguy hiểm nghiêm trọng, cấp bách đang đe dọa và yêu cầu trợ giúp. Quy ước tín hiệu SOS được đề xuất lần đầu tiên tại Hội nghị Quốc tế về Liên lạc Điện tín trên biển ở Berlin năm 1906. Nó đã được cộng đồng quốc tế phê chuẩn năm 1908 và được sử dụng rộng rãi từ đó.
Với mục đích dễ nhớ, SOS có thể được hiểu như là “Hãy cứu tàu chúng tôi” (Save our Ship), “Hãy cứu lấy những linh hồn của chúng tôi” (Save our Souls) hay “Gửi cứu trợ” (Send out Succour), “Save Our Shelby”, “Shoot Our Ship”, “Sinking Our Ship”, “Survivors On Shore”… thực ra, không có một ý nghĩa đặc biệt nào trong bản thân các chữ cái và hoàn toàn sai khi đặt các dấu chấm giữa các chữ cái này. SOS được chọn đơn giản vì đây là những tín hiệu ngắn, dễ nhận biết và có thể gửi đi nhanh chóng.
Sử dụng tín hiệu SOS
Vụ đắm tàu Titanic không phải là lần đầu tiên mã cấp cứu Morse “SOS” được công nhận quốc tế được sử dụng. Tín hiệu SOS (Save our Soul hay Save our ship) được đề xuất lần đầu tiên tại Hội nghị Quốc tế về Liên lạc Điện tín trên Biển ở Berlin năm 1906. Nó đã được cộng đồng quốc tế phê chuẩn năm 1908 và được sử dụng rộng rãi từ đó. Tuy nhiên, tín hiệu SOS hiếm khi được các điện tín viên Anh dùng, vì họ vẫn ưa thích mã CQD cũ hơn. Ban đầu sĩ quan điện tín Jack Phillips sử dụng mã CQD cho tới khi sĩ quan điện tín thứ hai Harold Bride nói nửa đùa nửa thật, “Dùng SOS đi; cách mới đấy, và có lẽ đây cũng là cơ hội cuối cùng để anh dùng nó.” Phillips, người đã chết đuối trong vụ đắm tàu, sau đó dùng xen lẫn một số thông điệp bằng SOS giữa những mã CQD truyền thống.
@ Phay Van mến yêu ,
Cảm ơn cô em thật… cừ… của chị nha !
@ Phay Van mến yêu ,
Em …dỗi …không chịu nhận…” cừ ” ! Vậy thì chị …đổi lại nha :
” Cảm ơn cô em thật….CỰ PHÁCH….của chị nha…! ”
Được…hông…em…, hi..hi..
@ Phay Van mến yêu ,
Ừ…thì..dốt…dốt…dốt…dốt…dốt…!!! hả lòng…hả dạ…cô chưa …hử !!!
Nha Trang yêu mến,
Mai đã biết cái sign @ theo nghĩa của riêng Trang là nó mang ý :
@ = To = tới , gởi tới , thân gởi tới , kính gởi tới…
ex : @ Phay Van : thân gởi Phay Van …
nên sẽ hiểu là như vậy khi nhận được “còm” của Trang.
Đúng không?
@ Nguyệt Mai thân quý ,
Yes , Madam !
Cảm ơn bồ tèo hiểu ý của …riêng Trang nha !
@ Phay Van mến yêu ,
Đôi lúc khi đọc trên mạng , chị có gặp các ký hiệu liên quan đến sign @ , chị không hiểu , em rành về computer , nói cho chị biết xem nó có nghĩa là gì :
* – @
* @ :- )
Hai ký hiệu trên nghĩa là gì vậy , Phay Van em ?
Chị Nha Trang:
Chị xem thử mấy cái này nhé, có những ký hiệu có sự góp mặt của @ :
Ký hiệu biểu cảm trong Yahoo
Về mấy vụ này em mù tịt chị ơi 😀
@ Phay Van mến yêu ,
Em mà… mù tịt , thế thì chị chắc chắn…mù tít tìn tịt…luôn rồi …!
thuộc bản quyền của người Bắc chúng em mà
————————
Chị Nha Trang cũng gốc Bắc mà! 😆
@ Phay Van mến yêu ,
” Chị Nha Trang có từ mù tít tìn tịt ở đâu hay thế ? Hình như cái này thuộc bản quyền của người Bắc chúng em mà ? ”
Ơ….thế sao em yêu !
Vậy những… cụm từ này là …Bắc , hay Trung , hoặc Nam…đây em …?
* Em mà…mù tịt , thế thì chị chắc chắn là mù…tất tần tật…luôn rồi !
* Em mà…mù tịt , thế thì chị chắc chắn là mù…tuốt tuồn tuột…luôn rồi !
* Em mà…mù tịt , thế thì chị chắc chắn là chẳng biết…tẻo tèo teo…nào rồi !
* Em mà…mù tịt , thế thì chị chắc chắn là chẳng biết…tí tì ti….nào rồi !
* Em mà…mù tịt , thế thì chị chắc chắn là chẳng biết…cỏn còn con…nào rồi !
* Em mà…mù tịt , thế thì chị chắc chắn là…ngọng ngòng ngong…luôn quá !
* Em mà…mù tịt , thế thì chị chắc chắn là…tiêu ban lộ…thôi !
* Em mà…mù tịt , thế thì chị chắc chắn là…tiêu tán đường…thôi !
* Em mà…mù tịt , thế thì chị chắc chắn là…ú ớ hội tề…thôi !
* Em mà…mù tịt , thế thì chị chắc chắn là…tết Công Gô…mới biết quá !
Hi..hi……!!!
Chị Nha Trang: em thắc mắc về “tết Công Gô”. Theo như cách người ta dùng nó, thì có vẻ dân Công gô không… ăn tết?
@ hth : ” Chị Nha Trang cũng gốc Bắc mà ! ”
Wow…! Câu nói đơn giản tưởng như đùa , nhưng quả là hth sâu sắc và diễn đạt tiến trình lịch sử di dân vào Nam của Chúa Nguyễn rất cô đọng ! ( trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ nhị kỷ , chương : Chúa Nguyễn bắt đầu vào trấn ở Thuận Hóa )
Như vậy là hth am tường lịch sử di dân của VN tinh tế lắm !
Nha Trang khen thật lòng đấy hth !
@ Phay Van mến yêu ,
“…thì có vẻ dân Công gô không…ăn tết ? ”
Theo như chị nhớ , khi học môn địa lý các thầy cô giảng trước đây , thì người dân Công Gô có ăn Tết em à , nhưng họ có phong tục tập quán thời gian ăn Tết rất đặc biệt khác lạ , nếu chị nhớ không lầm thì , đó là : 50 ( năm mươi ) năm , dân Công Gô mới có tổ chức lễ hội ăn Tết một lần , và mỗi lần ăn Tết kéo dài đến 2,3…tháng !!!
Sở dĩ chị nhớ chi tiết này , vì khi giảng bài thầy cô lấy thành ngữ : ” chờ đến tết Công Gô ” , để diễn đạt ý …thật khó …, hoặc là chờ đến mỏi mòn vời vợi…mới đạt đến một điều gì đó…!
Vì vậy mà chị mới diễn đạt với em :
” Em mà…mù tịt , thế thì chị chắc chắn là …tết Công Gô…mới biết quá ! “
Bác Nha Trang và chị Phay Van : 2 ký hiệu đó có nghĩa như sau ạ :
1/ – @ = Tôi đang thét lên đây !
2/ @ 🙂 = Tôi có mái tóc gợn sóng !
Có lần nhóm bạn của cháu có đùa vui với 1 số ký hiệu này, nay thấy bác hỏi chị Phay Van, cháu nhớ ra, vậy xin phép ” dịch lại ” nghĩa của chúng cho bác và chị ạ, chớ cháu cũng không rành lắm .
Chết ! còm trên cháu gõ lộn ký hiệu :
2/ @ :- ) = Tôi có mái tóc gợn sóng !
@ Võ Trung Tín mến ,
Wow …, cảm ơn Tín nhiều nha , đúng là ký hiệu và ngôn ngữ thời @…! Ngôn ngữ các bạn trẻ trên mạng thật là phong phú…đến chóng mặt !
Vui Tín nhé , ghé chơi thường xuyên nha cậu sv…tốt bụng !
P/s : À , Tín ơi , gọi là.. Chị thôi…! Đừng kêu… ” bác ” …nữa nha Tín !
Lang thang trên mạng , đọc được 1 bài viết có chi tiết cũng khá thú vị ! Nha Trang xin được chia sẻ cùng các bạn :
Vào google : ” Ý nghĩa của 9 chữ cái trong tên Steve Jobs “
S = Stay hungry , Stay foolish = Hãy cứ khao khát , Hãy cứ dại khờ .
T = Trendy = Thức thời .
E = Egomaniacs = Cái tôi cá nhân .
V = Visionary = Tầm nhìn .
E = Excellent = Tuyệt vời .
J = Joyful = Vui vẻ .
O = Odd = Lập dị .
B = Brilliant = Xuất chúng .
S = Special = Đặc biệt .
Chào các anh chị ,
Bài mới này rất thú vị với những thông tin hữu ích chị Mai-nàng Phay à.
Cảm ơn mọi người!
Nhân ngày phụ nữ Việt nam , chúc em luôn hạnh phúc và bình yên nhé .
Chị Lan cho các chị em ở đây mượn mỗi người một cái quần lụa đen, áo sơ-mi xanh trứng sáo hoặc màu gụ, đôi dép lê bằng nhựa đúc rồi thoa chút phấn hồng. Rôi! Chúc chị em lên đường ăn quà vui vẻ!
Trần Phan vừa nhận được một e-mail từ một cây bút đàn anh. Thân [tiếp tục] trích để chia sẻ với bác Phay và các anh chị:
Tạp chí Quán Văn do các nhà văn Miền Nam lần đầu tiên xin giấy phép in ấn ở Sài Gòn ra số đầu tiên. Chủ biên là nhà văn Nguyên Minh (nguyên là chủ biên tạp chí Y Thức trước năm 1975 ở Sài Gòn). Đây là một tạp chí văn học nghệ thuật rất mong các bạn giới thiệu cho những người yêu thích văn chương.
Các bạn có thể xem buổi ra mắt ở Sài Gòn ngày 15/10/2011:
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=17048
Cám ơn Trần Phan chia sẻ với mọi người thông tin này ! Có điều kiện , Trần Phan tiếp tục chia sẻ nhiều thêm về chủ đề này Trần Phan nhé .
Cám ơn Trần Phan đã chia sẻ.
Với các bạn đang sống ở Việt Nam, xin các bạn hãy mua ủng hộ tạp chí Quán Văn này.
Đây là một tạp chí văn chương rất có giá trị. Mai được biết Quán Văn cũng có mục Sống và Viết, Tư liệu văn chương miền Nam như tạp chí TQBT.
Cám ơn chị Mai, chị Nha trang và Phay van! Bữa nay mới để ý nhiều tới chữ @ này, nhưng chẳng biết có nhớ lâu không nữa! Hồi lâu rồi, đánh vần chữ này bằng tiếng Anh qua VHF, chẳng biết nói thế nào, nói đại: A in circle, vậy mà đâu cũng hiểu, hihihi……
hth: Được hth thích bài viết này là chị vui rồi.
Nếu có dịp đi Hà Nội chắc phải nhờ hth làm hướng dẫn viên dắt chị Nha Trang, Hà Linh, Bảo Vân, Nàng Phay và chị đi ăn quà. hth đồng ý không?
@ hth :
Ông ” bụt ” hth đâu rồi ? lên tiếng trả lời cho hội…ăn quà rong…tụi này đi chứ ?!!
Nhứt chí, nhứt chí liền thưa các quý chị, quý cô. Và mong các quý noi theo hào khí Bà Chưng, Bà Chiệu, vào quán nào là phải quyết ” oánh một trần sạch không kình ngạc, oánh trận nữa sạch nhẵn dĩa bát “… Hê hê hê . . . 😆
@ hth ơi ,
Tụi tui là…” tém “…quà rong …có cỡ lắm à nhen !
Đông..dzui…nhưng…hao…lắm…, đó nha hth !
hth…mạnh dạn…hứa một tiếng…xem nào ?!!
P/s : cho tụi tui gởi lời thăm sức khỏe chị nhà trước nhen , khi nào tụi tui ra …Hà Lội…là phôn tới chị ấy mời nhập hội…ăn quà rong luôn đó…, hth đồng ý để chị nhà …nhập tốp ăn quà rong của tụi tui chứ ?
Bài viết chị Nguyệt Mai gởi tặng trong entry, và còm của chị Nha Trang có nói đến Steve Jobs . Bảo Vân xin phép các anh chị và các bác, góp vui chia sẻ 1 bài thơ tình, viết về người vợ của Steve Jobs ( Laurene Powell – kết hôn năm 1991 và có 3 con )
Để gọi là chúc mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10 .
TUYỆT VỜI
Thấy ấm lòng về dịu dàng về người đàn bà duyên dáng
Nàng thật dễ thương , nàng thật xinh tươi
Tuyệt vời là khi làm cho ai thấy cũng vui , cũng cười !
Nếu cuộc đời chỉ công thành danh toại
Ai cũng như ai giàu sang rồi hạnh phúc
Thì chàng không có cơ may đúng lúc được gặp nàng
Tìm nàng bất ngờ trong khốn khó gian nan
Người ta ném vào đầu chàng một hòn gạch
Chàng chữa vết thương bằng biện bạch yêu đương
Nàng xinh xắn
Nàng đơn sơ
Nàng là bài thơ về lãng mạn
Về thênh thang
Về diễm kiều , huê dạng
Về diệu vợi
Nàng thật là tuyệt vời !
Để rồi qua đi mùa thu tới
Để lại đời dang dỡ với nàng
Rồi để lại đời gian nan thèm khát
Đau đớn nào khi mất mát tiếc thương ?
Diệu vợi chăng khi ngõ tối cùng đường ?
Thanh thản nào khi ngơ ngẩn vô phương !
Xin cho nàng vẫn tuyệt vời khi đau thương chia lìa nước mắt
Và cũng tuyệt vời trong cơn quặn thắt !
Tuyệt vời vẫn là nàng
Vẫn dịu dàng lúc chia ly
Stay Hungry !
Stay Foolish !
( Tác giả Bảo Vân không rõ tên , chỉ đề : Pđđ – 12/10/2011 )
Bảo Vân: về Steve Jobs có một comment của chị Nguyệt Mai tại đây, mình copy về cho tiện tham khảo:
Phay Van và các bạn thân mến,
Hôm nay Mai xin được giới thiệu với các bạn một danh nhân của thế kỷ: Steve Jobs – người đã đưa Apple Computer lên vị trí hàng đầu.
Viết Về Steve Jobs, Danh Nhân Thế Kỷ 21: Ngày Ấy Đã Đến Rồi…
Tác giả: Giao Chỉ – San Jose
…Nhưng quả táo còn cắn dở dang.
Với quả táo cắn dở dang, không hề liên quan gì đến khoa học, chẳng ăn nhằm gì đến điện toán, cha đẻ của nó, anh chàng học hành cũng dở dang đã làm thay đổi thế giới chúng ta đang sống.
Chúng tôi có đứa cháu vợ sinh quán Rạch Giá lưu lạc bên Toronto, xứ Canada mới qua chơi Bay Area.
Toàn thể 9 quận với hơn 200 thành phố quanh vịnh Cựu Kim Sơn, cháu chỉ nhớ có San Francisco, San Jose và sau cùng là Cupertino.
Tại sao Cupertino? Đó là thành phố đặt bản doanh của Apple. Xem ra thế hệ mới của nhân loại ngày nay anh nào cũng biết hãng Apple.
Hiện nay cơ sở của Apple cũng đã được coi là tân kỳ nằm ở phía Tây Nam xa lộ 280. Nhưng rồi đây bản doanh mới như một phi thuyền vĩ đại hình tròn sẽ hạ cánh xuống phía Đông Bắc xa lộ 280 để trở thành tân vương quốc Apple. Từ cảm hứng của Ngũ Giác Đài, nhà tỷ phú điện tử đã lựa chọn một kiến trúc 3 tầng quay vòng tròn để làm kinh đô cho Apple. Cung điện này sẽ là nơi làm việc của 13 ngàn nhân viên với 10,000 chỗ đậu xe. Đặc điểm quan trọng nhất của Apple là tìm tòi khai phá, nên Steve đã dành 300,000 square feet làm khu vực Research.
Tuy nhiên quốc vương của Apple là Steve Jobs chỉ mới được coi các công trình qua hình ảnh. Bởi vì ngày ấy của ông đã đến rồi.
Một đời bất hạnh.
Tháng 8-2011 vừa qua giám đốc công ty Apple, ông Steve Jobs loan báo trong thư từ chức gửi cộng đồng điện toán.
Thư rằng : “Tôi đã từng nói, ngày nào không còn làm tròn bổn phận, sẽ là người đầu tiên thông báo cho các bạn biết.
Thật buồn là ngày đó đã đến.”
Trong thư ông đề cử phó giám đốc lên thay và ông tự đề nghị mình vào chức chủ tịch hội đồng quản trị.
Trên thực tế, từ mấy tháng gần đây, vị phó giám đốc của Apple đã chính thức đảm đang mọi việc. Chức vụ mà ông Jobs làm chủ tịch hội đồng quản trị cũng chỉ là hình thức danh dự.
Cuộc đời ông đang ở những ngày tháng sau cùng vì bệnh ung thư gan đã đến lúc không còn cứu chữa được nữa.
Nhà tỷ phú danh tiếng nhất trong thế giới điện tử thực sự đã sống một cuộc đời bất hạnh và sự đau đớn sau cùng ngoài bệnh tật thì phải kể đến là cuộc đời vắn số. Mới ngoài 50, với sự nghiệp vĩ đại, bộ óc phi thường, tư duy xuất sắc và gia tài gần 10 tỷ mỹ kim, phải ra đi quả thực là đại bất hạnh. Tin sau cùng cho biết, ông đang chuẩn bị ra đi.
Những phát minh vĩ đại.
Steven Paul “Steve”Jobs sinh ngày 24 tháng 2-1955. Cùng với 2 người bạn từ cuối thập niên 70 đã hoàn thành dự án thương mại với phát minh máy điện toán cá nhân Apple II. Đây là một bước tiến vĩ đại của nhân loại đi từ các máy điện toán khổng lồ IBM dùng trong quốc phòng và kỹ nghệ trở thành computer đem đến mỗi nhà. Qua đầu thập niên 80 với máy Macintosh và con chuột ra đời thì nhân loại đã thực sự bước vào thời đại điện tử. Thung lũng Santa Clara trong đó có San Jose và Cupertino đã trở thành thung lũng điện tử. Người Việt tỵ nạn không những đến từ Việt Nam, từ các trại tỵ nạn qua San Jose mà cả ngàn người từ các tiểu bang khác cũng dọn về Bắc Cali để đi làm điện. “Ở đây chồng tếch vợ ly, cùng làm một síp còn gì sướng hơn.”
Năm 1985 Steve bất đồng ý kiến với hội đồng quản trị công ty Apple bèn tách ra lập công ty mới. Sau đó ông trở thành người khai phá con đường dùng computer trong các phim hoạt họa và là thành viên của công ty Disney Land. Ông cũng trở lại làm giám đốc Apple đưa công ty này lên tột đỉnh vinh quang với nhiều sáng chế mỗi năm cho đến khi mới loan báo từ chức.
Về phương diện cá nhân Steve Jobs có gia đình, 4 con. Cư ngụ tại Palo Alto, California. Lương trung bình 1 triệu 1 năm nhưng ngoại bổng thì vô kể. Tài sản hiện tại trên 8 tỷ mỹ kim, nguồn gốc lai Trung Đông, mang quốc tịch Mỹ, theo đạo Phật.
Ra đời dưới một ngôi sao xấu.
Cậu bé Steve Jobs không phải là người thuần chủng Hoa Kỳ. Cha ruột là Abdulfattah John Jandali người Hồi giáo xứ Trung Đông Syrian. Mẹ ruột là Joanne Simpson.
Gia đình không chấp nhận cuộc hôn nhân của cha mẹ nên cô gái mang bụng bầu về sanh tại San Francsico và đem đứa con trai cho ông bà mẹ nuôi. Cha mẹ nuôi là Paul và Clara Jobs, cư ngụ tại Mt.View.
Lúc còn nhỏ cậu bé Steve học tiểu học và trung học tại Cupertino. Sau đó ghi danh học Reed College tại Portland được đúng 1 semester rồi bỏ ngang. Cuộc sống thời niên thiếu của Steve hết sức nghèo khổ. Ngủ tại sàn garage bạn bè. Đi nhặt lon bán kiếm sống và ăn cơm homeless tại chùa Hare Krihna.
Ông Jobs có lúc nói rằng nếu ông theo học đại học chăm chỉ thì không có computer Mac ra đời.
Phải chăng vì hoàn cảnh sinh ra từ gia đình một di dân bất hạnh, nuôi dưỡng bởi một gia đình nghèo túng đã dẫn dắt Steve Jobs đến con đường vinh quang hiện nay.
Con người ảnh hưởng đời sống nhân loại.
Cuối thế kỷ 20 nhân loại bước vào thời đại máy điện toán cá nhân. Mọi người bắt đầu một cuộc sống khác. Cuộc sống trong thế giới ảo. Click một cái, cả thiên đường và địa ngục hiện ra. Máy điện toán là nơi tập trung kiến thức của cả tỷ người góp lại từ cả thiên thu lịch sử. Màn hình hiện lên mọi tin tức thông thái và đem đến cả tin tức ngu dốt và rất nhiều ngộ nhận. Con đường điện toán đã có biết bao nhiêu đóng góp của thiên tài trong nhân loại. Tuy nhiên trước sau cho đến bây giờ chỉ có một người nổi bật nhất đó là Steve Jobs. Một người sắp chết. Cha không nhận con. Mẹ bỏ con một mình. Bán lon coke để lấy tiền mua coca. Ăn cơm chùa trở thành theo đạo Phật. Chỉ vì lưu lạc lang thang không có tiền học nên túng quẫn phải tìm đường trở thành thiên tài điện tử.
Khi trở thành danh tiếng vang lừng thì buồng gan đã chai cứng. Khi trở thành tỷ phú thì thân thể đã tàn phai. Tiền rừng bạc bể nhưng ăn mặc vẫn như homeless muôn đời. Được cả thế giới thương yêu nhưng người thân cận làm việc bên cạnh, ai cũng nói đây là một ông chủ xấu tính nhất địa cầu. Học hành chẳng ra sao nhưng được các đại học danh tiếng thế giới mời tới để trao bằng tiến sĩ danh dự đủ loại. Và quan trọng hơn hết là đọc diễn văn để dạy dỗ cho các tân khoa cao học tốt nghiệp đủ mọi ngành.
Và bài diễn văn quan trọng nhất Steve mới đọc tại đại học Stanford có tựa đề. Các bạn sẽ đoán xem. Phải chăng là điện toán thế kỷ 21. Hay là ảnh hưởng của computer trong đời sống hiện nay. Không! Sai hết. Tựa của bài diễn văn lừng danh đó là :
How to live before you die. Sống ra sao trước khi chết
Trong bài đó có những câu hỏi. Anh làm gì nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời. Với mầm ung thư trong người, với hoài bão mãnh liệt suốt từ năm 15 tuổi cho đến nay 56 tuổi, người thanh niên cao lênh khênh như cây sậy đó luôn luôn là người có thẩm quyền nhất để nói về đề tài sự sống và cái chết.
Với hàng ngàn khoa học gia trẻ tuổi trên thế giới Steve là thần tượng về kỹ thuật, nhưng mọi người lại kính trọng ông về tư tưởng.
Ngày nay, không phải các chính khách lãnh tụ mới thay đổi cuộc sống. Không phải các nhà văn hóa mới làm cuộc sống thay đổi. Bây giờ là thời đại của các kỹ thuật gia làm cuộc đời chúng ta khác biệt.
Pascal đã nói. Con người cũng chỉ là cây cỏ như muôn loài. Con người khẳng khiu như cây sậy. Nhưng con người là cây sậy có tư tưởng.
Một trong những người đó là Steve Jobs. Cây sậy có tư tưởng.
Ngày của ông đã đến, nhưng thời của Steve vẫn còn mãi mãi như kinh đô Apple dưới hình dạng phi thuyền hình tròn vĩ đại sắp hạ cánh xuống Cupertino vào những năm sắp đến.
Steve sẽ không thấy được vương quốc của ông. Nhưng nhân loại sẽ có dịp thấy thành quả của quả táo cắn dở dang và đâu đó là những lon coca thu lượm lại để cho đứa bé trở thành một con người.
Thật lạ lùng khi Trung Đông nẩy sinh ra Bin Laden làm điêu đứng Hoa Kỳ. Trung Đông cũng tặng cho Mỹ quốc đứa con lạc loài Steve Jobs.
Rồi đây những bà mẹ Tầu Đài Loan ở Cupertino la mắng thằng con. Mày bỏ học thì sau này thành thứ người gì? Đâu phải đứa nào bỏ học cũng thành Steve Jobs.
Giao Chỉ – San Jose
(nguồn: vietbao online)
“Chẳng lẽ nhẫn tâm cũng là một đặc tính của thời @!”
Mình thích nhất câu này!
Bác cứ nhẫn tâm làm chị em tơi tả. Chẳng trách bác thích câu này.
Ơ hơ! Anh luôn sống bằng chữ Nhẫn đến dại khờ đấy hth à. Mà Tâm thì phải Nhẫn mới quý, đúng không nào? 😆
HTH@ , HÌNH NHƯ TÔI CHƯA THẤY PHỤ NỮ NÀO KHÔNG THÍCH …..TẢ TƠI ?
@Bác Trà : hình như là em cũng thấy hình như là thế! 😆
hth ơi,
Chị không nghĩ bác Giao “nhẫn tâm làm chị em tơi tả” đâu, em ạ. Khi đọc được những câu thơ như:
“Mưa nhiều đọng nhớ
Nắng nhiều khát em!”
Chị tưởng tượng bác ấy là một người rất dễ thương như lời thơ vậy.
Có đúng vậy không bác Giao?
Chị Mai thân mến! Cho phép tôi được xưng hô như thế vì những gì được biết về chị trên trang blog này.
Chị tưởng tượng thế là chết tôi đấy chị ạ! Vì thực tế tôi là người hoàn toàn không giống những điều tôi viết hộ tiếng lòng của những người khác. Một thực tế hiển nhiên là tôi trông còn nông dân hơn ông nông dân Củ chi và luôn cục cằn. Đến nỗi, bà xã tôi bảo : Trời bắt tội bà ấy! 😆
Chúc chị nhiều may mắn!
@Chị Mai: À, vậy thì em hiểu ý chị thế này: Bác Đồ làm chị em tơi tả, nhưng bác ấy không nhẫn tâm, và vì làm chị em tơi tả nên bác ấy dễ thương! Có đúng ý chị thế không ạ?! HÌ hì. . . chắc đúng!
Bác Đồ: bà xã tôi bảo
———-
Thế mà bác chẳng báo tin cho bà con mừng! 😆
hth: Cậu em trai của chị nói chi mà ghê quá!
Em phỏng dịch như thế thì “chết” bác Giao nhà mình còn gì.
Thật sự thì chị không có ý nghĩ đó đâu.
Chị người Nam, nên nói thật.
“Có sao nói vậy người ơi!”
Anh Giao,
Người ta hay nói “Văn là người”, nên Mai cũng hiểu “Thơ là người”. Mai nghĩ anh “khiêm tốn” nên nói như vậy thôi. Vì nếu anh luôn cục cằn đến nỗi bà xã không chịu được, hai người gấu ó với nhau cả ngày thì làm sao anh có thể làm được những bài thơ đẹp như thế!
Có đúng không anh?
Bác Đồ@ : bác quên ghi số thứ tự rồi, nói chung rứa ai biết bà số bao nhiêu ?
Heheheee….Em nói đúng đấy! Nhưng anh thích là vì tác giả để dấu ! sau câu, nên câu ấy ai hiểu thế nào thì hiểu.
Còn dĩ nhiên là bài viết công phu và những cái comt. công phu của mọi người thì chuẩn rồi, khỏi khen phải không em?
Mặt khác, khi con người thổi phồng Giá trị Vật chất thành Giá trị Tinh thần thì cách hiểu của em là đúng đắn, thậm chí cần đổi ” Tàn nhẫn là đặc tính của thời @! “
Không phải là thích mà là tôn chỉ của tôi đó bác Đồ@ ạ.
Quan điểm sống của tôi là : SỐNG – PHẢI – NHẪN – TÂM !
Các bác ơi ! vè châm chích và ca ngợi được tổng kết muôn đời của 2 giới đây ạ !
1/ Con Trai , Đàn Ông :
Ở dơ là một
Hảo ngọt là hai
Chây lười là ba
Ba hoa là bốn
Bát nháo là năm
Dzô dziên là sáu
Trơ tráo là bảy
Phe phẩy là tám
Danh hám là chín
Bủn xỉn là mười !!!
2/ Con Gái , Đàn Bà :
Thủy chung là một
Dịu ngọt là hai
Vui tươi là ba
Toan lo là bốn
Từ tốn là năm
Đoan trang là sáu
Chu đáo là bảy
Đảm đang là tám
Tình cảm là chín
Thầm kín là mười .
( vè giới @ – lượm lặt loan báo !!! )
Và một bài thơ…. : VỢ LÀ…
Vợ là mẹ các con ta
Thường kêu Bà Xã , hiệu là Phu Nhân
Vợ là tổng hợp : bạn thân
Thủ Trưởng , Bảo Mẫu , Tình Nhân , Mẹ Hiền
Vợ là ngân khố , kho tiền
Gửi vào nhanh gọn , chỉ phiền ( lúc ) rút ra !
Vợ là biển cả bao la
Đôi khi nổi sóng khiến ta chìm phà
Vợ là âm nhạc , thi ca
Vừa là cô giáo , vừa là luật sư
Cả gan đấu khẩu vợ ư ?!!
Cá ươn không muối , chồng hư cãi vờ ( vợ )
Anh ơi …! đừng có …Dại Khờ
Không vợ , đố biết cậy nhờ tay ai ?!!
Vợ là phước , lộc , thọ , tài…
Thuộc trăm định nghĩa trả lời vợ khen
Vợ là thượng cấp chỉ huy
Là người lãnh đạo , Bảo gì …Chồng… Vâng !
Vợ là Bà Mẫu , Ông Thân
Sớm hôm hiếu thảo , ân cần dám quên
Vợ là cảnh sát ven biên
Chồng mà …” đi lạc ” , bắt liền…điều tra !!!
Vợ là nội tướng trong nhà
Đồng hồ luôn kiểm giúp ta đúng giờ
Vợ là chủ nợ ngây thơ
Cho chồng tháng tháng …ngon ơ nộp tiền !
Vợ là thư ký rất siêng
Thư từ , ngăn kéo toàn quyền moi ra
Vợ còn đại diện quan tòa
Bắt tội phải nhận , bảo tha được nhờ
Vợ là bà chủ căn cơ
Quen mồm sai vặt , con thơ ngại bồng
Vợ còn là những cơn giông
Thổi chồng ra ngủ xa-lông là thường
Vợ là cung cách Đế Vương
Áo quần sang trọng , đúng đường văn minh
Vợ với Táo chẳng thân tình
Chồng bèn một bếp một mình quyền uy
Phát thanh đài vợ rất chì
Cằn nhằn trăm chuyện phát đi đêm ngày
Vợ là võ sĩ cao tay
Ngọn quyền , môn cước , nàng hay thử chồng
VỢ… là….đủ thứ… biết không ???
Nếu mà muốn định nghĩa xong …., CẢ …ĐỜI !!!!!!!
( CÁC BÁC ĐÀN ÔNG THEO ĐÓ MÀ…..HỌC LÀM GƯƠNG ạ ! )
Bảo Vân: Hình như có một câu trong Luận Lý học của triết học La Mã cổ được dùng làm tiêu chuẩn phân định phải trái: “Những người mẹ thì luôn luôn chắc chắn.”
Cô bé sv Bảo Vân này sưu tầm ở đâu ra 2 bài thơ vè …sắc lẻm gớm nhỉ !
Bảo Vân : chà chà ! bạn Bảo Vân này nói xấu con trai đàn ông ghê thiệt !
Vậy chứ cái gì đây bạn Vân :
Nghe vẻ nghe ve
nghe vè con gái
Suốt ngày lải nhải
Liên khúc tình yêu
Để rồi chiều chiều
Tụ năm tụ bảy
Anh này hết xảy
Anh kia dễ thương
Nghe vẻ nghe ve
tiếp vè con gái
Tự nhận xinh gái
Suốt ngày phấn son
Lưỡi thì bon bon
Cái mồm không nghỉ
Những cô xấu xí
Vẫn nhận là xinh
Người to chình ình
Vẫn cho…eo đẹp
Người mà dẹp lép
Lại bảo giữ… eo
Bảo đi vớt bèo
Thì kêu đau cổ
Bảo đi nhổ cỏ
Thì bảo đau tay
Đi chơi suốt ngày
Làm gì biết mệt
Óc thì đặc sệt
Vẫn nhận thông minh
Qua 5 mối tình
Vẫn cho là ít
Người như quả mít
Quà vặt không tha
Quen ngồi la cà
Hàng này quán nọ
Ăn nhiều to sọ
Được ích gì đâu
Nói lắm đau đầu
Không…thèm nói nữa …!
Đừng giận Bảo Vân nghe !
Chị Phay Van : Chị ơi, em đang học hỏi các chị . Điều chị nói, hiện giờ vượt quá tầm với của em rồi chị ơi !
hu..hu…
Trung Tín : Ai thèm giận mấy người ! ui cha , ” Không…thèm nói nữa…! ” hả !!!
dzị thì tui nói trỏng trỏng đây , bịt một tai để một tai nghe thôi nha …Tín !
Ừ , thì con gái chanh chua
Mà sao lại cứ thích đưa đón hoài !
Ừ , thì con gái chẳng xinh
Sao con trai cứ rập rình làm chi ?
Ừ , con gái điệu suốt ngày
Con trai vẫn cứ trồng cây si mà !
Con gái rất chi là kiêu
Sao con trai cứ phải chiều quanh năm ?!
Mỗi lần con gái giận dai
Con trai năn nỉ con trai dỗ dành !
Con gái chúa hay ăn quà
Môi hồng chúm chím vẫn là đáng yêu !
Con gái đáng ghét muôn phần
Mà sao…TÍN…nói :… ngàn… lần… rất yêu !!!
Giận tui , hông Tín !!!
Một entry với nội dung bài viết và các còm có nhiều thông tin bổ ích, lại còn ở trong còm chị Phay Van post những hình ảnh tư liệu thật quý !
Cám ơn chị và các bác .
Trên mạng thì ngồn ngộn thông tin , nhiều lúc chẳng biết đâu mà lần ! với những chủ đề gọn nhẹ , nhưng cô đọng nhiều thông tin thú vị như thế này , quả thật là đọc dễ nhớ hơn nhiều , nhất là những người lớn tuổi như chúng tôi !
Cám ơn chị Mai và cô Phay Van về entry này
Cám ơn anh Lãng Tử đã yêu thích.
Nguyệt Mai xin cám ơn tất cả các bạn đã thích thú và comments trong bài viết này. Như Mai đã có dịp chia sẻ, Mai rất vui khi được làm công việc giới thiệu với các bạn những bài viết hay, bổ ích.
Bây giờ đang là mùa thu, Vì vậy, Nguyệt Mai mời các bạn nghe bài hát “Thu Quyến Rũ” của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh với giọng hát của ca sĩ Tuấn Ngọc nhé! Đây cũng là một bài nhạc mà Mai rất thích. Bạn thì sao?
Wow…! Hôm nay bận rộn quá …., giờ này mới thanh thản thư giản…nhạc phẩm Mai gởi đến đây…!
” Thu quyến rũ ” qua giọng ca Tuấn Ngọc thì tuyệt vời rồi Mai ơi ! Trang vừa gõ phím vừa thưởng thức đây…
Chị Mai đưa bản nhạc Thu Quyến Rũ hay lắm , nhạc của Đoàn Chuẩn-Từ Linh thì bản nào nghe cũng thấm !
À, chị Mai và cô Phay Van , nếu có thể được , chị và cô cho tôi yêu cầu 2 bản nhạc Pháp được không ?
1/ À Toi – với giọng ca của Joe Dassin .
2/ L’amour c’est pour rien – của nhạc sĩ Eurico Macias
Cám ơn chị và cô .
Bác Công Thành xem có phải không nhé:
1/ À Toi – với giọng ca của Joe Dassin
2/ L’amour c’est pour rien – của nhạc sĩ Eurico Macias
Cám ơn anh Công Thành đã đề nghị và nàng Phay.đã đưa lên cho mọi người cùng thưởng thức.
Hai bài nhạc mà anh Công Thành đề nghị đã rất được giới trẻ ngày trước rất yêu thích.
Nghe xong, Mai như thấy lại một thời mới lớn…
Phay Van : Cám ơn cô ! đúng 2 bản nhạc này rồi cô chủ .
Cô Mai : Trước 1975 , nhạc Pháp cũng như phim Pháp , rất được mọi người yêu thích , thế hệ chúng ta sống vào thời kỳ ấy , nhớ lại nhạc cũng như phim ảnh của Pháp trong giai đoạn này quả là thú vị và tuyệt vời !
Nhạc Pháp bây giờ chắc là …hiếm người trẻ thích rồi , phải không cô Mai !
Bác Công Thành: có lẽ vì cái còm này của bác mà chị Mai có nhắc đến văn hóa Pháp qua cuốn Cours De Langue Et De Civilisation Francaise- (trong một bài viết em sẽ post lên hôm nay). Cảm ơn bác Công Thành và chị Mai.
@Bác Công Thành: Nhạc Pháp trước, bản nào cũng như một bài thơ. Nhưng có lẽ do trào lưu chuộng tiếng Anh cùng với sự phổ biến của loại nhạc có tiết tấu nhanh, và một số lý do khác nên nhạc Pháp dần chỉ còn ít người biết. Nếu như có kênh phát thanh hay truyền hình riêng cho nhạc Pháp, có lẽ nó sẽ hồi sinh. Bữa trước mấy bạn bè cũ rủ nhau hát Karaoke, có hát bài Tuyết rơi, mấy cô sinh viên nhạc viện HN bảo chưa bao giờ nghe bài này, rồi khen hay quá, rồi bảo sẽ tập ….
Chúc bác khoẻ, vui!
Anh Công Thành,
Mai cũng đồng thuận với hth. Nếu được giới thiệu đúng mức, nhạc Pháp cũng sẽ được giới trẻ yêu thích. Mai thích cái vẻ êm đềm của nó.
Mai gửi tặng anh Công Thành và các bạn của trang nhà Phay Van bài nhạc Aline do Christophe hát.
Chị cũng tặng hth bài nhạc “Tuyết rơi” (Tombe la neige) do ca sĩ Ngọc Lan hát.
@Phay Van: sao mà người ta đào tạo phiến diện quá hở bác?
———————–
Chẳng hiểu sao! Lâu sau có viêc của cơ quan, gặp lại mấy cô lại đề nghị hát lại bài đó ( nhưng quên tên bài hát ), rồi bảo Sao lần trước nghe thấy hay thế, lần này nghe thấy bình thường! 😆
@Chị Mai: cám ơn chị nhiều. Nhiều bài nhác Pháp hay lắm, em tin chắc nếu được giới thiệu nhiều người ( trà già cũng vậy thôi ), sẽ thích. Ngày xưa em sưu tầm rồi ghi mấy cuộn băng cát-xét, tiếc là di chuyển nhiều quá nên mất hết.
@Phay Van: Nhờ Phay Van hướng dẫn cho tên sắp già này cách Save bản nhạc trên web về máy và cách post một bản nhạc lên máy nhé. Loay hoay mãi chưa tìm ra cách. Quá dốt! 😆
Anh hth : Vâng , Công Thành tôi cũng đồng thuận với ý kiến của hth ! Tiếc thật anh nhỉ !!!
Cũng chúc anh hth luôn vui khỏe và hạnh phúc nhé .
Cám ơn PV nhiều, để “bác” loay hoay tý nữa xem được không. Dốt khổ thế đấy!
Cám ơn nàng Phay đã đưa chị lên tới…mây xanh. Té xuống đất một cái là…tan tành luôn… khỏi vô trang nhà của em chơi được nữa…
Nếu em biết được những việc làm của nhà văn Trần Hoài Thư thì em sẽ nể phục ông ấy lắm. Em có thể đọc ở link này:
http://damau.org/archives/11834
Việc làm của chị như hạt muối giữa đại dương em ơi! Lần sau đừng so sánh như vậy nữa…thất lễ với ông lắm…
Nhưng em ơi, lần sau em đừng so sánh như vậy, vì sự so sánh đó không đúng một tí nào cả. Nhà văn Trần Hoài Thư đã toàn tâm toàn ý cống hiến tất cả vật chất và tinh thần, thậm chí tính mạng của ông cho việc phục hồi văn chương miền Nam.
Còn chị, không thể nào làm được như ông đâu.
Ngoài cái link mà chị đã giới thiệu với em, thì sau đây cũng là một ví dụ.
Để thực hiện TQBT số 46, chủ đề “Tưởng niệm nhà văn Doãn Dân”, vợ chồng ông bắt đầu rời nhà lúc 4 giờ sáng ngày mồng 7 Tết Tân Mão, khi trời còn đen tối, tuyết bão và sương mù dày đặc.
« Khi chúng tôi đến Scranton, cách thư viện Cornell khoảng 50 dặm, vào lúc 8 giờ sáng thì đường đông đá. Chiếc xe chạy đầu chạy chậm lại khiến tôi, quen như một phản xạ, cũng đạp thắng, và đạp rất nhẹ. Vậy mà xe đã mất điều khiển trợt tự do. Hết trái, rồi qua phải, không thể kiềm chế nó nổi… Trong khi đó phía đường ngược chiều nằm phía bên trái, một chiếc xe truck chạy ngược lại. Tôi chỉ còn biết nhắm mắt. Tôi hiểu là tôi đang chờ một chuyện chẳng lành, vì có thể chiếc xe của tôi sẽ bay xuống đầu xe truck. Chân tôi lại đạp thắng, ra gì thì ra. Chiếc xe quay vòng trên đường rồi sau đó lao đầu vào vùng tuyết dày đặc bên đường. Rồi nằm ụ ở đó, chôn sâu dưới đống tuyết đến ngang tầm tay lái. Cửa xe không thể mở ra. Chúng tôi bị kẹt trong xe. Rất may là máy vẫn nổ, đèn vẫn sáng. » (Trần Hoài Thư: Sống và Viết – TQBT số 46)
Bởi vậy, chị rất kính phục và ngưỡng mộ ông.
Chị Phay Van : Qua đọc còm và bài viết ” Ý nghĩa của 9 chữ cái trong tên Steve Jobs ” của chị Nha Trang . Bảo Vân cũng có đọc một chuyện ” vui vui ” trên báo giấy : Thế Giới Mới số 627 – năm 2005 , nói về các chữ cái trong tên của ông vua phần mềm Bill Gates , xin góp chuyện vui vui này cùng chị và các bác :
Vì Sao Bill Gates luôn thành đạt ?
Tài năng thiên phú , tinh thần lao động cần cù , óc sáng tạo và cả tính thích mạo hiểm ?
Vẫn là chưa đủ . Thử sử dụng cơ sở…Chiêm…”Tin Học” ..xem sao ! ( chứ không phải là chiêm tinh học ! ) :
Tên thật của Bill Gates là William Henry Gates III ( đệ tam ) , còn được mọi người gọi tắt là Bill Gates III ( đệ tam ) . Nếu đem chuyển đổi tất cả những chữ cái và con số này trong tên gọi của ông , theo giá trị của bảng mã ASCII , bạn sẽ có được kết quả như sau :
B = 66
I = 73
L = 76
L = 76
G = 71
A = 65
T = 84
E = 69
S = 83
I ( la mã ) = 1
I ( la mã ) = 1
I ( la mã ) = 1
* Tổng cộng = 666
Năm 2004 , Bill Gates được tạp chí Forbes bình chọn là người giàu nhất thế giới , với tổng tài sản lên đến : 66,6 billion USD .
Phải chăng đây là một sự trùng hợp kỳ thú ?
Câu trả lời dành cho mọi người đấy….
Chị Phay Van và Bảo Vân : Cũng theo cách chuyển đổi qua giá trị của bảng mã ASCII , thì :
Hệ điều hành W I N D O W S 9 5 ( cộng thêm nụ cười hạnh phúc nhất của Bill Gates ) =
W = 87
I = 73
N = 78
D = 68
O = 79
W = 87
S = 83
9 = 57
5 = 53
thêm nụ cười = 1
* Tổng cộng = 666
@ Trung Tín & Bảo Vân :
Hai em vào chơi , góp chuyện thú vị lắm đấy !
Cảm ơn 2 em với những thông tin chia sẻ vui vui nhưng mang đầy tính trí tuệ này …
Vào chơi thường xuyên 2 em nhé !
Mến ,
Cám ơn Bảo Vân và Võ Trung Tín với những thông tin thật thú vị.
Chị thắc mắc không hiểu bảng mã ASCII là như thế nào nên đi tìm được link này.
Xin chia sẻ với các bạn ở trang nhà Phay Van.
http://www.softvnn.com/forum/threads/105678-bang-ma-ascii
@ Nguyệt Mai ơi ,
Nghe 2 bạn trẻ chia sẻ những thông tin vui vui ở trên , mình cũng chẳng hiểu bảng mã ASCII là gì !!!
May nhờ có bồ tèo chịu khó tìm , chia sẻ lại với mọi người …! Thế là lại được thu nhận thêm 1 kiến thức bổ ích …
Cảm ơn bồ tèo nha .
Nha Trang thân mến,
Đâu có gì…Tụi mình học hỏi lẫn nhau mà… Mỗi ngày cùng nhau học hỏi như thế này vui quá, phải không? Tự nhiên Mai lại nhớ đến thuở còn cắp sách đến trường, gặp thầy gặp bạn thật vui…
@ Nguyệt Mai thân quý ,
Mình đồng cảm và đồng thuận với Mai , thú thật vào trang nhà em nó hàng đêm trò chuyện , chia sẻ thông tin với nhau , và tuy chỉ là trò chuyện , trao đổi những thông tin hay những câu chuyện đơn giản , đơn sơ , so với tầm suy nghĩ của những người… ” trí thức đỉnh cao ” …khác… , nhưng mình cảm thấy rất thân mật và ấm nồng lắm Mai ơi …, nó làm cho ta như có phần…trẻ …lại , phải không Mai thân yêu …
Vì vậy mà mình rất tâm đắc câu nói của Đạt Lai Lạt Ma :
” Chia sẻ kiến thức là cách dẫn đến sự bất tử …”
( Share your knowledge , It is a way to achieve immortality…”
Đâu có cần chi đến …bất tử …làm gì ! với Trang , chỉ cần lòng cảm thấy an nhàn vui vẻ , đầy háo hức trò chuyện trong tâm hồn hàng đêm …, là mãn nguyện lắm rồi , vì Mai ơi , hồi xưa khi học về Nguyễn Công Trứ , Trang rất ấn tượng , thích , và quyết áp dụng vào cuộc sống , và đời sống tinh thần của mình theo quan niệm sống của Ông :
” Tri túc , tiện túc , đãi túc , hà thời túc .
Tri nhàn , tiện nhàn , đãi nhàn , hà thời nhàn ”
Mai có thể tâm tình chia sẻ suy nghĩ của Mai với Trang được chứ , bạn thân yêu ?
Nha Trang thân mến,
Mai cũng nghĩ như Trang,chia sẻ với nhau những gì mình biết được, nói chuyện với người đồng cảm cũng vui lắm. Coi nhau như bạn, như anh chị em trong nhà. Cũng nhờ những phát minh khoa học, những phương tiện hiện đại mà mình cảm thấy thế giới như gần lắm, mọi người có thể “gặp” nhau rất dễ dàng.
Entry này (cùng với các còm măng) nhiều thông tin quá, ngợp luôn Phay Van à.
Phải đọc từ từ mới hết được. 😀
Bạn yêu mến,
Hôm nay đã là cuối tuần rồi. Thời gian trôi qua nhanh thật. Chẳng thế mà người ta hay nói: “Thời giờ thấm thoát thoi đưa, Nó đi đi mất có chờ đợi ai” hoặc “Thời giờ như bóng câu qua cửa sổ”.
Nguyệt Mai xin mời các bạn đọc một chuyện phiếm của nhà văn Song Thao nhé. Ông viết “phiếm” có duyên lắm.
Ghi chú: Đọc xong rồi, nếu bạn thấy đói bụng hoặc thèm phở, đừng có “bắt đền” Mai nha. Cứ tự nhiên rủ “anh chàng” hoặc “cô nàng” của mình cùng đi ăn, là ổn. Phở ngon, bụng còn đói, muốn ăn thêm, thì cứ nói với “người nhà” là….đây là tô ăn giùm NM, bạn nhé. Hihi 🙂
Phở
Tác giả: Song Thao
Tôi không ăn phở. Tôi theo đạo phở. Đạo của tôi lang bang lắm vì ông thần phở vốn là một vị thần lang bang. Phở xuất phát ở Hà Nội từ hồi nào, sử sách không thấy ghi. Có lẽ sự ra đời của các vị thần đều kỳ bí cho dễ được chúng sinh nể sợ. Chỉ biết ông thần phở là một ông… cơ hội. Thấy người ta lang bang, ông cũng lang bang theo. Ông theo dân Hà Nội di cư vào Nam, ông theo dân Việt di tản ra khắp cùng thế giới. Chỗ nào có người Việt là có phở. Mà có phở thì chẳng cứ gì con rồng cháu tiên mà dân nước nào cũng… thần phục. Phở không còn là Soupe Tonkinoise hay Vietnamese Beef Noodles Soup mà đã hiên ngang được dân quốc tế gọi ngay tên cúng cơm. Danh từ “phở” đã chễm chệ trong các tự điển, trong các thực đơn nhà hàng, trong các sách dậy nấu ăn… Tây đầm đã uốn giọng “pho”!
Phở lang bang nên cách hóa thân cũng lang bang. Phở bò, phở gà, phở áp chảo, phở tái lăn… Mỗi loại lại có nhiều phiên bản khác nhau. Tùy từng thời người ta đã cho phở đi với cà rốt thái nhỏ, phở ăn đệm với đu đủ ngâm dấm hoặc cần tây, phở húng lìu, phở đậu phụ… Láo lếu! Ông Nguyễn Tuân ông ấy giận. Phở, theo Nguyễn Tuân, chỉ là phở thịt chín. Cho thịt tái vào cũng hỏng. Huống chi những thứ bá láp khác. Phở, từ khi di cư vào Nam, còn bị cho giao du với giá sống, giá trần, các loại rau thơm, tương đen, tương đỏ. Ra tới hải ngoại, cũng rứa. Mấy thứ “ăn theo” này sống lâu được với phở có lẽ vì hợp với khẩu vị của… đạo hữu. Quen rồi. Không có thì thấy thiêu thiếu. Nhiều đạo hữu vào những tiệm phở của người Bắc “ròng” đã ngẩn ngơ vì thiếu đĩa giá sống và hai chai tương đỏ tương đen. Ông Nguyễn Tuân mà thấy cơ sự này thì phải biết! Ngay tới tôi, một đệ tử… chân truyền của phở, mà nhìn những thứ linh tinh này cũng chỉ muốn nhắm mắt.. cầu nguyện cho sự chính thống của phở. Thi sĩ thì lại khác. Nhìn đâu cũng thấy… nên thơ. Như nhà thơ Quan Dương chẳng hạn.
Tội tình chi mấy cọng rau
Sao em nỡ ngắt lấy đầu bỏ đuôi
Mà thôi. Mà cũng đành thôi
Đầu đuôi gì cũng thơm mùi tay em
Không ăn tương ớt đi kèm
Chắc là em sợ phải ghen không đành
Sợ ghen sao nặn nhiều chanh?
Hay em quá ngọt để dành chút chua?
Phở vốn lang bang nên mỗi tay nấu là mỗi loại phở, mỗi tiệm là một thứ phở. Người ta chỉ đồng ý được với nhau phở là một món ăn ngon. Sáng, trưa, chiều, tối, lúc nào ăn phở cũng được. Phở ngon từ sáng tới tối. Nhưng đồng ý được với nhau thế nào là phở ngon thì chịu.
Nhà văn Vũ Bằng luận về phở ngon như sau: “Một hàng phở ngon là một hàng phở ăn một bát lại muốn ăn hai và nếu còn sức ăn nữa thì phải ăn ba không thấy chán. Gặp phải ngày ta se mình, ngửi mùi thịt thấy sợ, hàng phở ngon vẫn có thể làm cho ta ăn ngon miệng với một bát phở chay, chỉ có bánh và nước thôi. Làm như thế mà ngon, thế mới là ngon đấy.”(Miếng Ngon Hà Nội, trang 30)
Hồi còn ở Saigon, phở ngon… của tôi là phở Dậu. Thực ra cái quán phở nhỏ trong Cư Xá Công Lý không có tên, thực khách cứ theo tên chủ nhân mà đặt tên cho cửa hàng. Hỏi tại sao ngon thì tôi… bí. Tại bánh phở mềm, tại thịt thơm, tại nước dùng ngọt? Chịu. Phở ngon là một tổng hợp không thể phân tích được. Hay ngon là vì quen vị? Ăn mãi hóa quen, đâm ghiền. Người ta có thể ghiền được cả một mùi hôi nách, huống chi mùi vị phở! Ngày nay, phở Dậu vẫn còn tuy bà Dậu đã xuất ngoại. Người khai thác hiện nay là con trai bà Dậu. Ông giải thích rõ cho tôi là bà Dậu là người đầu tiên dựng nên quán phở này, sau nhường lại cho bà em. Cái bà mà thực khách chúng tôi kêu là bà Dậu thực ra không phải tên Dậu mà là em bà Dậu. Ông chủ hiện nay là con bà Dậu… chính gốc. Từ một cái quán nhỏ lợp bằng thứ tôn vá víu ngày xưa, phở Dậu ngày nay đã là một căn lầu đúc ba tầng. Thực khách tới ăn như… đi hội. Hết lớp này đến lớp khác. Trong những lần về Việt Nam mới đây, tôi vẫn quen chân lết tới phở Dậu. Vẫn được kể là ngon nhưng vị không còn là vị cũ. Hình như nó thiếu cái mềm mại của bàn tay bà Dậu… cũ. Hình như nó thiếu cái tình thân giữa chủ và khách. Tôi bỗng nhớ tới những ngày đông khách, hết chỗ, bà Dậu chỉ cho tôi vào ngồi nơi một góc bàn lổn nhổn những hành những rau trong căn phòng nhỏ bên cạnh, giữa những thùng bánh phở, những chậu xương… Chẳng cần hỏi han gì, tô phở nghi ngút khói bưng vào vẫn là tô phở thường ngày, của tôi!
Ông Vũ Bằng bảo muốn biết phở ngon hay không cứ thử nếm một chút nước phở trước khi ăn. “Thực ra, điều quan hệ trong một bát phở là cái bánh, nhưng thứ nhứt phải cần có nước dùng thật ngọt. Bí quyết là ở chỗ đó. Và tất cả những hàng phở ngon đều giữ cái bí quyết ấy rất kín đáo, y như người Tầu giữ của, vì thế cho nên trong làng ăn phở, vấn đề nước vẫn là một vấn đề then chốt để cho người ta tranh luận. Hầu hết người ta đều nhận thấy rằng muốn có một nồi nước dùng ngon, cần phải pha mì chính. Nhưng chưa chắc thế đã hoàn toàn là phải. Thuyết cho đường nhất định là bị loại rồi. Có người cho rằng phải có nhiều đầu cá mực bỏ vào; có người chủ trương cần phải có thứ nước mắm tốt; lại có người quả quyết với tôi rằng muốn có nước dùng ngọt, không thể thoát được món cua đồng – cua đồng giã nhỏ ra, lọc lấy nước, cho vào hầm với nhiều xương ống, nhưng phải chú ý tẩy cho thật khéo, mà cũng đừng ninh kỹ quá sợ nồng”.
Nhà văn Thạch Lam cũng cố lý giải thế nào là một tô phở ngon. “Nếu là gánh phở ngon – cả Hà Nội không có đâu làm nhiều – thì nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh, ớt, với hành tây đủ cả. Chả còn gì ngon hơn bát phở như thế nữa. Ăn xong bát thứ nhất, lại muốn ăn luôn bát thứ hai. Và anh hàng phở chả phải gánh nặng đi đâu cả, chỉ việc đỗ một chỗ nhất định, cũng đủ bán một ngày hai gánh như chơi.” (Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường)
Giáo Sư Phạm cao Dương cũng mù mịt không kém: “Nguyên liệu làm phở rất đơn giản mà cầu kỳ. Đơn giản vì nó chỉ là bột gạo, thịt bò và hành ngò. Nhưng nên nhớ là một con bò đứng cạnh đống bột gạo đang ăn một bó hành ngò thì không thể gọi là bát phở được. Và công thức nấu phở chắc chắn phải là những “bí kíp” vì nấu phở cũng không phải là pha trộn theo kiểu thuốc tây để có… chai phở nào cũng giống y chang nhau, theo một tiêu chuẩn nhất định…”
Luận về một tô phở ngon cứ như là thầy bói rờ voi vậy. Chẳng biết đâu là bờ là bến. Hay là nó ngon vì những thứ ở ngoài tô phở?
Có gì trong bát phở trong?
Khi em khuấy đũa mềm lòng thế ni?
Em ăn đừng liếc anh chi
Hai con mắt nguýt giết người không dao.
( Quan Dương)
Quê quán của phở là Hà Nội. Phở Hà Nội là phở của những nhân vật tưởng như đã thành huyền thoại. Như phở Tráng ở Hàng Than, phở Sứt ở hàng Khay, phở Lùn, phở Cụt, phở Mũ Đỏ… Đặc điểm của phở Hà Nội là phở gánh, phở xe mới là phở ngon. Cứ dời vào tiệm là phở kém hẳn đi. Ngày xưa đã từng, ngày nay cũng vậy. Đầu năm 2003, tôi trở lại Hà Nội sau nửa thế kỷ xa cách. Lòng vòng ở khu phố cổ, tôi được chỉ tới một tiệm phở ngon. Thực khách vòng trong vòng ngoài, chắc ngon thật! Đây là tiệm phở tái lăn, thứ phở lần đầu tôi được nghe tên. Thịt sống được lăn qua chảo, đảo sơ trước khi trút vào tô phở. Bước vào cửa là phải xếp hàng chờ trả tiền. Tiền phải trả trước rồi mới được cho vào ngồi bàn chờ. Tôi ngồi trên một chiếc ghế không lưng dựa để dọc theo vài dẫy bàn dài chiếm hết chiều ngang tiệm. Bàn ghế cũ kỹ, nhơ nhớp. Ống đũa cũng vậy. Đũa cáu bẩn, muỗm nhôm xỉn và dính mỡ. Giấy lau là giấy cuộn như giấy vệ sinh. Dưới sàn nhà giấy vứt trắng xóa nằm lẫn với vỏ chanh, cọng rau. Tô phở được bưng tới. Tô cũ và mẻ. Nước phở óng ánh mỡ. Nhìn là không muốn ăn. Ngon làm sao được?
Nhà văn Kiệt Tấn, gốc người miền Nam, đầu năm 2002 cũng tới Hà Nội, cũng ăn phở Hà Nội, tìm cái ngon của Phở Hà Nội. “Buổi tối tôi bảo Tùng dắt chúng tôi đi ăn phở, phở Hà Nội. Phở của sĩ phu Bắc hà, phở của Thanh Nam, phở của Mai Thảo “chỉ có dân Bắc Kỳ nêm nếm là nhất!”, phở của Nguyễn Tuân, phở của Vũ Bằng thì phải biết! Nhất đấy các cụ ạ. Tùng dẫn đến một trạm phở bò nổi tiếng (tên gì?) ở đường Nguyễn Du. Đóng cửa. Di tản chiến thuật về một tiệm phở gà gần đó. Bốn tô phở gà lớn, thêm một dĩa lòng gà phồn thịnh có trứng non tăng cường. Thịt gà xắt nhỏ bốc mùi thơm ngon. Không có rau riếc chi cả, ăn theo kiểu Hà Nội mà lị. Được? Ừ, thì cũng cứ gọi là được đi. Nhưng theo khẩu vị của tôi nó không sánh bằng cái phở gà di cư đường Hiền Vương thuở nào, hay cái phở gà cách tân hải ngoại Tây Mỹ bi giờ. Nhưng đối với khẩu vị người Hà Nội, ăn tô phở Hà Nội ngay tại Hà Nội vẫn cứ là ngon thì đã sao. Ly kỳ? Thiệt ra chẳng có gì tới mức đáng gọi là ly kỳ. Còn nhất thì nhất định là không thể nào nhất được rồi”. (tạp chí Văn, Xuân Giáp Thân, 2004)
Ăn một tô phở, không ngon thì cũng bổ. Này nhé, thịt thà như thế, xương cốt như thế, bột gạo như thế, bổ từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài là cái chắc.
Phở là đại bổ, tốt bằng mười thuốc bắc…
Quế, Phụ, Sâm, Nhung chưa chắc đã hơn gì
Phở bổ âm dương, phế, thận, can, tỳ
Bổ cả ngũ tạng, tứ chi, bát mạch
(Tú Mỡ)
Bổ thường đi với béo. Phở bổ nhưng có phải là nhà cung cấp cholesterol chăng? Dược sĩ Trần Việt Hưng đã thử phân tích một tô phở cỡ medium ở hải ngoại và đưa ra bảng… phong thần sau:
– 600 đến 800 calories
– 70 đến 80 gr chất đạm
– 60 đến 70 gr chất bột
Lượng chất béo và cholesterol tùy theo ý thích của thực khách:
– Tái trần: 14 gr chất béo; 100 đến 120 mg cholesterol
– Tái gầu : 40 gr chất béo; 180 đến 210 mg cholesterol
– Tái nạm vè: 30 gr chất béo; 150 mg cholesterol
Nếu chơi thêm nước béo thì những con số trên còn… nhảy vọt hơn nữa.
Nhưng nếu chịu chơi thì quên tất cả những con số vớ vẩn trên đi! Như lời phán của Giáo Sư Phạm cao Dương: “Đã ăn phở thì đừng sợ chết vì cholesterol! Vì cholesterol thì để cho Mỹ nó kiêng. Ra đường…lạng quạng thì cũng đi tàu suốt. Vậy thì sợ gì cholesterol!”
Phở… ngon chưa? Cholesterol mà nhằm nhò gì! Nhà nghiên cứu Phan Huy Đường còn làm tới hơn. Ông chơi luôn mỡ gầu. “Tôi vào một tiệm phở khang trang, sạch sẽ, đủ chỗ ngồi cho khoảng 200 thực khách. Phục viên (chủ?) ra lấy order. Tôi bảo:
– Tôi muốn kêu thêm một bát mỡ gầu, nhưng phải là mỡ gầu thật mới kêu.
– Món ấy ngon dở tùy ngày. Để tôi vào bếp xem hôm nay thế nào.
Nàng đi vào bếp một lúc, trở lại nói:
– Hôm nay ăn được.
Quả nhiên ăn được thật. Tiếp khách như thế quả là thật thà, lịch sự.
Bạn bè dắt đi lùng nhiều tiệm phở trong nhiều tiểu bang, chỉ có hai tiệm nấu mỡ gầu ăn được tuy chưa thật ngon. Mỡ gầu là một thỏi mỡ chi chít gân, rất khó nấu. Luộc quá đà, mỡ nát nhèo, hôi mùi mỡ bò, nuốt không trôi. Luộc chưa tới mức, mỡ cứng, dai, hôi, nhai không được, nuốt không trôi. Nấu đúng mức, đúng kiểu, xắt mỏng ra, những sợi gân chi chít co lại, xoăn tít, cắn vào, mỡ dòn tan, beo béo, thơm thơm, ngon tuyệt vời.”
(Hợp Lưu, số 76, tháng 4-5/2004)
Phở là phở, thứ đạo càng ngày càng đông tín đồ, người mình cũng như người ngoại quốc. Chẳng cần mời chào người ta vẫn cứ tấp nập tới xin… quy y. Nó đang thẩm nhập vào những cái dạ dày còn xa lạ với những món ăn Việt nam. Nó đã và đang là Việt nam trước cộng đồng thế giới. Ông Nguyễn Văn Khoa, một khuôn mặt rất hoạt động trong Cộng Đồng Việt Nam tại Nam Cali, mới đây đã cộng tác với Công Ty Quốc Việt Foods, để đẩy mạnh việc đưa các món ăn Việt nam, mà phở là một món chính, đến các trường học, bệnh viện, sòng bài và các xe lunch. Phở, như vậy, đã cất thêm một bước trong việc… truyền đạo. Nó sẽ là một thứ đạo ngang hàng với đạo McDonald’s chăng? Được là cái chắc. Vì tôi tin như vậy!
Song Thao
08/2004
Cô Mai : Trời ơi ! cô gởi bài này lên đây , tôi bảo đảm ai đọc xong rồi cũng…thèm phở..hết trọi hết trơn luôn đó !
Cảm ơn cô nhắc…đến thèm ! chiều nay bảo bà nhà không nấu cơm , mà chở bả cùng đi…ăn phở vậy !
Mời cô Mai và các bác cùng…ĂN PHỞ…!
Chị Nha Trang : Cô Mai đưa bài nhắc đến phở ! Chị và tôi trước 1975 đều từng ở Nha Trang , vậy chị chắc còn nhớ 2 quán phở Hợp Lợi A , và Hợp Lợi B nổi tiếng , chứ chị Nha Trang ?
Lạy chúa lòng lành, cô thèm phở thì OK chứ mấy cha có vợ à thèm phở thì … cũng OK ?
Cám ơn Phay đã ăn giùm chị một tô. Bởi vậy, tuy không ăn, nhưng chị lại thấy no hoài. Nhờ tô phở của em đó. 🙂
Thứ bảy mà em cũng phải đi làm. Chắc công việc của em rất bận, phải không?
@ Phay Van mến yêu ,
Ơ…ơ…Cô này hay nhỉ ! Tiêu chuẩn của cô là …NỬA TÔ… thôi , cô không lo cái dzụ…eo…ọt…à …!!! hi..hi..
@ Anh Công Thành :
Ui…chao ! Anh nhắc đến 2 quán phở Hợp Lợi nức tiếng ngon ở Nha Trang , làm Nha Trang nhớ lại như in thời gian những ngày ấy …
Anh Công Thành ơi , nhà của Nha Trang hồi xưa ở cách quán phở Hợp Lợi A chừng 50 m thôi anh ạ ! có thể nói sáng nào cũng vậy , không Trang thì bà chị của Trang cũng xách
” Gà-mèn “…đi mua phở về cho cả nhà dùng điểm tâm đó anh…!
Anh nhắc quá chính xác luôn ! Phở Hợp Lợi với bí quyết nấu phở của người Bắc chính tông , quả là… Danh Bất Hư Truyền…về phở bắc…, phải không anh ?
À …, Anh Công Thành ơi ! cho Nha Trang khiếm nhã hỏi 1 tí : Trước 1975 ở Nha Trang , nhà anh ở đường nào vậy ?
Cảm ơn anh .
@ Phay Van mến yêu ,
” Mẹ em có 2 người cậu tên là Lui và Bôn . Thật đó chị ”
Chị không hiểu ? Em có thể nói rõ hơn chút…được hông !?
* Còn : Gà-mèn , Cà-mèn , Gàu-mên , Gà-mên = Gamelle ( người bắc gọi : Cạp lồng )
* và : Gạc-măng-giê , Gạc-măng-rê = Garde à manger = một loại tủ gỗ cao khoảng 1,5 m – 1,8 m đựng đồ ăn và đồ dùng ở nhà bếp .
Chị Nha Trang: Lui (Louis), Bôn (Paul) 😀
Chị Nha Trang : Chào chị , nhà tôi ở Nha Trang trước 1975 nằm ở đường Yersin , cách vườn Bông Nha Trang khoảng 100 m chị ạ !
Đọc xong bài phở , ngồi tưởng tượng đủ thứ hương vị của phở, và…thèm !
Cám ơn chị Mai ,
Cũng như bác Công Thành , chiều nay tôi cũng…bỏ cơm , chở bà xã đi ăn… phở !
Nào , cũng xin mời cả nhà đi…ăn phở !
Cám ơn anh Công Thành và anh Lãng Tử đã chở chị nhà đi ăn phở.
Hai chị chắc chắn là vui lắm vì không phải nấu cơm chiều.
Mai cảm thấy các anh chị đang hạnh phúc lắm!
Mai cũng rất vui. 🙂
Cô Mai : Cám ơn cô nhen , nhờ cô nhắc đến phở , mà tối qua khi chở bả đi ăn về , bà nhà tôi mới …khen tôi một câu đó :
” lâu lắm rồi mới thấy ông …ga-lăng như hồi xưa !!! ”
Trời đất ơi ! té ra bấy lâu nay mình mãi lo đâu đâu , mà quên béng mất cái…ga-lăng này với bả !!!
Anh Lãng Tử ơi , bà chị…thế nào ? chê…hay…khen…vậy anh ?
Anh Công Thành,
Thế thì anh nên “ga-lăng” với chị nhiều hơn nữa nghe. Lâu lâu dắt chị đi ăn…như “ngày ấy” nhé.
Chúc anh chị luôn vui và hạnh phúc. 🙂
Anh Công Thành : Anh nói mà tôi cũng hơi …chột dạ 1 chút ! đúng là lâu nay mình cũng thản nhiên đến quên béng mất cái chất…Ga-lăng một thời với…vợ !
Anh được chị nhà …khen 1 câu , chắc là trẻ lại …30 tuổi phải không anh ?
Phần tôi , bà nhà không khen như chị , mà bả cứ …cười…cười…ra chiều… ” ghét tui ” đó anh ơi !
Hạnh Phúc và…Ga-lăng nhiều nhiều với chị nhà , anh Công Thành nhé …
Phay Van : Hai bản nhạc Pháp cô đưa lên hay lắm , thế hệ chúng tôi thích nghe , vậy tôi yêu cầu 2 bài được không Phay Van ?
1/ Coupable – với ca sĩ Francois Michael .
2/ Pour en arriver la – với ca sĩ Dalida .
Cám ơn Phay Van .
Bác Lãng Tử nghe xem phải không nhé:
1/ Coupable – với ca sĩ Francois Michael .
2/ Pour en arriver la – với ca sĩ Dalida .
Phay Van : Đúng 2 bài này rồi , cám ơn Phay Van ! Thỉnh thoảng cô chêm vào nhạc Pháp cho những người ” không còn thanh niên ” như bọn tôi thưởng thức , hầu nhớ lại một chút gì của thời …thanh trẻ ngày nào cô nhé !
Bác Lãng Tử: bác nghe Main dans la main với giọng ca của Christophe nhé:
Cô bạn Nha Trang thân yêu của Mai,
Hôm nay chắc Trang bận việc nên không thấy vào “còm”?
Cả nhà mình đang đi ăn phở, nhưng không thấy Trang, Hà Linh, và Bảo Vân xuất hiện. Phay đã ăn giùm Mai một tô rồi. Thôi thì hẹn một lần khác vậy, bạn nhé! 🙂
Chị Nguyệt Mai, Chị Nha Trang, Chị Hà Linh, Chị Phay Van kính :
Dạ, dạ, Bảo Vân ù chạy nhanh tới đây ạ ! nghe tới ăn mà nhất là được các chị ới gọi, Bảo Vân cảm kích quá ! lần trước được chị Nha Trang chở lạng lách dạo 1 vòng phố phường rồi ghé qua nhà Chị Hà Linh ăn bún bò Huế, lần này lại được chị Nguyệt Mai ới gọi cho ăn Phở nữa , út Vân quý các chị quá quá sức đi các chị ơi…
Chị Mai ơi, bún bò huế em ăn 2 tô, lần này phở chị cho em ăn…3 tô lớn đặc biệt nghe chị Mai và các chị…,em mới đi học về đói bụng quá các chị ơi…
Được các chị ới gọi cho ăn Phở, út Vân lượm lặt góp chuyện với 1 bài thơ vui vui nói về Phở , của 1 ai đó làm mà chẳng có danh xưng!!!
PHỞ BÒ
Bây giờ đã sắp tàn Thu (nguyên bản: Tuy giờ sắp hết mùa Xuân)
Trời se se lạnh tiếp thù tiết Đông ( nb: Nhưng còn lành lạnh tưởng chừng cuối Đông )
Trời này ăn món Cháo Lòng
Hay tô Phở nóng thì không gì bằng
Anh vừa ghé lại nhà băng
Rút tiền đi chợ , em đang lựa gì ?
Ngò gai , lá quế xanh rì
Giá , chanh , tương ớt , mua đi em à…
Tắp qua hàng thịt chút nha
Lấy xương bò với xương gà vài cân
Thịt thì chọn nạm , sách , gân
( Mua gân chín sẵn khỏi cần luộc lâu )
Bò viên họ để ở đâu ?
À đây ! bịch nhỏ thế này được chưa ?
Bò mềm nửa ký là vừa
Cắt dùm luôn nhá…! Dạ…thưa…đủ rồi …
Chưa có gói bánh phở tươi
Tiệm Tàu kế đó em ơi mua dùm
Đồ đạc…giỏ…túi…tùm lum !
Nghĩ tới phải xách lùm xùm…bở hơi !
Nồi phở nếu muốn thơm ngon
Nướng gừng, hành , tỏi , cho giòn thả vô
Đinh hương , thảo quả , hột ngò
Quế hồi , cam thảo , mực khô thêm vào
Xương gà/bò nấu cho lâu
Nhớ vớt bọt , mỡ cho cho màu nước trong
Khoảng bốn , năm tiếng là xong
Bảo đảm nước soup thơm nồng khỏi chê
Luộc nạm mềm tới cắt nhe
Sách nhớ trụng kỹ , kẻo e hôi rình
Giá nhặt rửa sạch trắng tinh
Chanh , ngò , lá quế , chi nhìn muốn ăn
Thịt bò em ướp hộ anh
Ra tô bánh phở , lát hành để lên
Bò viên , nạm , sách , để bên
Gân , thịt bò tái , phía trên như vầy
Nước soup nêm nếm xong ngay
Đợi sôi bùng nhé châm đầy vào tô
Rắc tiêu , và ớt , hành , ngò
Bà con cô bác PHỞ BÒ…mời xơi….!!!
( Bảo Vân không thấy đề tên tác giả…)
Các Chị ơi, nói đến Phở của người Việt Nam mình , út Vân chợt nhớ đã đọc 1 bài viết , trong đó 1 ký giả người Mỹ có một nhận xét cũng vui vui thú vị khi ông ta ăn Phở :
“…Having a bowl of Vietnamese PHO like doing the full contact sport event ..! ”
và tác giả tạm dịch : ” …Ăn một tô phở Việt mà như là dự một cuộc tranh tài thể thao..! ”
Bởi lẽ , dùng nĩa thì không được , muỗng cũng chẳng xong , đủa …thì ôi thôi như là múa rối, và húp thì không dám !!!
Ấy, Bảo Vân ạ. Ăn từ từ thôi. Em đang còn con gái, phải giữ eo co một tí chứ!
Chị chẳng tiếc gì đâu, chỉ sợ em gái không còn dáng thon, eo nhỏ rồi lại bắt đền chị thôi. 🙂
Chị Mai kính : Chị ơi, em còn đang học, chị cho phép em ăn nhiều nhiều lấy sức học nghen, còn…eo, các chị đừng lo, chừng nào ra trường có việc làm ổn định, em sẽ giải quyết nó êm đẹp thôi chị ạ…
Đói và thèm quá, út Vân làm tô nữa nghe chị Mai !!!
Hoan hô chị Phay Van !!! Chị Phay Van muôn năm !!!
@ Nguyệt Mai thân quý , Chào Mai và cả nhà thân thương !
Wow…! Trang có tí công việc , vắng nhà một đêm ! mới về lại nhà chiều nay…
Chao ơi …comments lên đến # 123 rồi …rộn rịp nhỉ ! Ơ…thế Phay Van và Hà Linh cũng…vắng nhà à !?
@ Nguyệt Mai thân quý ,
Chà …PHỞ…! ngon hấp dẫn à nhen !
Thú thật lâu nay mình cũng chẳng có đi ăn phở ở tiệm ; lúc nào thèm thì mua đồ về nhà nấu thôi …, nhưng vừa rồi trong chuyến vào Saigon lo việc cho con bé đầu , các con có dẫn vợ chồng mình đi ăn phở 24 ! xem menu thấy phở bò Việt = 50.000 đồng , phở bò Úc = 55.000 đồng , tụi mình gọi phở bò Úc xem sao …, nói chung cũng ngon…bình thường thôi , không có gì là đặc biệt lắm như quảng cáo !
À…Nguyệt Mai ơi , ở bên ấy hệ thống phở 24 phát triển mạnh không bồ tèo , và giá cả thế nào ? Bồ tèo đã từng thưởng thức… phở 24 ?
Nha Trang thân mến,
Nguyệt Mai chưa được ăn phở 24 lần nào Trang ạ. Và nơi Mai ở cũng không có một nhà hàng VN nào hết, vì là thành phố ít người Việt ở. Muốn ăn thức ăn VN, thường là nấu ở nhà thôi.
Chị Nha Trang: sao chị không thưởng thức Phở Ta của cô Đặng Tuyết Mai?
Sorry chị Mai em tò mò một chút. Chị ở TP nào ạ?
@ Phay Van mến yêu ,
À…, Đặng Tuyết Mai , vợ cũ Tướng Nguyễn Cao Kỳ phải không em…
Thật ra , chị có biết thông tin về quán phở này , nhưng lúc đó chị lại hầu như quên …em à !
@ Nguyệt Mai thân quý ,
Ui…, nơi Mai ở chẳng có nhà hàng VN nào , vậy còn lương thực , thực phẩm thuần chất VN mình , thì Mai mua ở đâu ?
À…, nếu không có gì khó nói , Mai cho mình tò mò hỏi : Cách ăn uống và thực đơn bình thường hàng ngày của gia đình Mai như thế nào ?
( À…, Mai có thể không cần trả lời câu hỏi này của mình , mình hiểu…)
hth: Chị cũng rất lấy làm tiếc khi phải nói “sorry” với em.
Đễ cuộc sống thường nhật của chị được bình lặng, cho chị miễn trả lời câu hỏi của em nghe.
Nha Trang ơi!
Nơi Mai ở tuy không có nhà hàng hoặc chợ VN, nhưng mình có thể đi chợ Á châu và chợ bản xứ (ở dãy thực phẩm ngoại quốc – international aisle) để mua thực phẩm VN.
Coi vậy chứ, hầu như ngày nào Mai cũng ăn cơm VN, bún, phở, chả giò …ăn vào cuối tuần, khi có nhiều thời gian để nấu nướng.
Chúc chị Mai và gia đình luôn yên lành. Là vì em thấy bên Úc người Việt mình rất nhiều. Bữa lâu con cháu em gặp bác nó ( chị họ em ) tại chợ VN. Bác cháu gặp nhau ngờ ngợ, nhìn nhìn rồi chào qua quýt, cũng chẳng hỏi nhau ở đâu…. nhạt tèo!?
Phay Van ơi,
Tình cờ chị thấy trang này cũng lấy bài từ nhà em nè, vui lắm!
http://caulongbachai.multiply.com/journal/item/16721
Không phải đâu em. Đấy là nhờ trang nhà em có những nét hấp dẫn đáng yêu, nên có nhiều khách đến thăm.
Bác Trà hâm lại ơi : phải ý của Bác như bài thơ này không ?!
PHỞ và CƠM
Lâu lâu vắng phở thấy thòm thèm
Cơm nhà khô khốc chẳng thấy ngon
Nhắm mắt nhai cơm mà nhớ phở
Há mồm mơ phở để thay cơm
Cơm tuy chắc bụng mà cơm nguội
Phở dẫu tốn tiền ấy phở thơm
Vẫn biết phở cơm chung gốc gạo
Xem ra phở vẫn…đã…hơn cơm !!!
Vui vui giải trí một chút bác Trà nhé …
Chị Mai ơi , đọc cái bài phở chị gởi em thấy đói bụng rồi !
sv tụi em mì gói, cơm bụi không hà ! hôm nay chị bao tụi em 1 cử phở đặc biệt đi chị Mai và các chị ơi..
Ôi chao, thật tội em trai quá! Để chị nói với chị Nha Trang cho em gia nhập vào băng “ngũ long công chúa” đi ăn quà vặt vậy. Chỉ sợ em mắc cỡ vì là “gươm lạc giữa rừng hoa” nên không dám đi với tụi chị thôi. 🙂
@ Võ Trung Tín :
Thực hiện quyết định và lịnh của Tổng Thống…hội ăn quà rong ! chuẩn y kết nạp Võ Trung Tín …vào hội .
Đề nghị Út Vân ra…trao quyết định , và bắt tay dẫn vào …làm thủ tục gia nhập hội …!
Phạt …hít đất 50 cái , vì ” tội ” …sưu tầm thơ…châm chích con gái …!
Thực hiện lịnh phạt ngay tại chỗ , không được thắc mắc khiếu nại !!!
Em cám ơn các chị thương kết nạp em vào hội ăn uống, nhưng tha cho lịnh phạt hít đất được không ạ ! chưa ăn gì cả mà làm 50 cái hít đất chắc em xỉu quá các chị ơi…
Thôi em xin nhận lỗi đã châm chọc đây ( nhưng tại bạn Bảo Vân ” khiêu chiến” trước chứ ạ ! ) Bảo Vân ơi, xin lỗi nhe …
Chị Phay Van : chị mở cửa cho Bảo Vân ăn 3,4 tô ! Em là con trai mà ốm nhom, vậy chị cũng mở cửa rộng lòng từ bi cho em làm…5 tô luôn nhen chị !
Bắc chước Bảo Vân : Hoan Hô chị Phay Van!!! Chị Phay Van muôn năm!!!
@Phay Van ơi: 10 tô thì các em chưa kịp có sức khỏe thì có khi đã bể bụng cái đoàng… 😆