Viện Hải Dương Học Nha Trang
Viện Hải Dương học Nha Trang là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á. Đây thực sự là một trung tâm di sản văn hóa biển rất đáng quý.
Viện được thành lập năm 1923 thời Pháp thuộc, đến tháng Chạp năm 1969 thì quyền quản lý chuyển sang Viện Đại học Sài Gòn. Lúc đó bộ sưu tập của Viện có hơn 60.000 mẫu. Viện còn là nơi lưu trữ các dữ kiện về địa chấn học, chu kỳ thủy triều và hải lưu vùng Biển Đông.
—
Kiến trúc Pháp:
—
—
Một số hình ảnh các bể nuôi sinh vật biển:
Cá mao tiên với màu sắc nâu đỏ, vàng, hai vây trước xòe rộng như hai cánh chim, vây lưng tua tủa 13 chiếc gai độc, vây đuôi mỏng trong suốt có chấm như chiếc quạt Nhật Bản, đầu xù xì như đầu rồng, thân hình mềm mại như nàng tiên múa vũ khúc:
—
—
—
—
Con cá ngựa:
—
—
—
Bộ xương cá voi lưng gù này do nhân dân xã Hải Cường (Hải Hậu, Nam Hà) khai quật được ngày 8/12/1994 (có tài liệu ghi là ngày 18 ?) trong khi đào mương làm thủy lợi. Bộ xương dài 18m (có nơi ghi là 26m) , cao 3m, nặng tới 10 tấn với đầy đủ 48 đốt cột sống được phục chế được khai quật dưới độ sâu 1,2m và cách biển 4km theo đường chim bay. Việc di chuyển bộ xương cá voi và khôi phục toàn vẹn mẫu vật để trưng bày như hiện nay là quá trình công phu của các cán bộ Viện Hải dương học Nha Trang.
—
—
Hình chụp từ phía trước:
—
Bộ xương bò biển Dugong. Dugong bị chết ngày 22/1/1997 tại Lò Vôi, vườn Quốc gia Côn Đảo, và được nơi đây tặng lại cho Viện Hải dương học Nha Trang.
—
Con bò biển nặng 400kg, dài 2,75m do ngư dân đảo Phú Quốc bắt được năm 2004. Bò biển là động vật có vú, sinh con và nuôi con bằng sữa.
—
Căn phòng này gồm nhiều dãy kệ trưng bày toàn chai và lọ: trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển:
—
—
Phòng trưng bày và giới thiệu khoáng sản, tài nguyên quý giá, những cảnh quan môi trường vùng biển ven bờ, các hệ sinh thái giàu có như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển:
—
Tôi chưa từng 1 lần tham quan địa điểm này , xem ảnh thật ấn tượng với bộ xương cá voi khổng lồ !
Viện Hải Dương Học này là địa điểm tham quan tự do hở cô Phay Van ? ai vào tham quan cũng được hay là phải đăng ký…gì gì…đó..mới được vào tham quan ?
Phay Van : xem tấm hình thứ nhất , thấy có ” khẩu súng thần công ” có bảng ghi chú ; cô tham quan địa điểm này , có biết chút ít lịch sử gì về chi tiết này không cô Phay Van , hãy kể cho mọi người nghe với …?
Bác Lãng Tử: chết rồi, em sơ ý không chụp rõ cái bảng ghi chú này. Có lẽ khẩu súng này được dùng để bắn vào các cảng biển miền Trung từ phía đội quân xâm lược Pháp ngày xưa. Có bác nào biết rõ hơn không, làm ơn giúp đỡ em với.
Hay thật, cá rất đẹp nhưng không có cá mập sống à Phay Van@ ? Sao bỗng dưng mình muốn sống chung với cá mập quá trời,…
Dạ có, cá mập sống nằm ở một hồ to, nước đục quá em khó chụp rõ bác à.
Cám ơn nàng Phay yêu quý của chị rất nhiều đã cho chị đi thăm Viện Hải Dương Học Nha Trang. Đẹp quá em ạ! Đây là lần đầu chị được “đặt chân” tới đó nhé.
Bạn PV giống tớ, hồi nhỏ tớ cũng vô cùng ngưỡng mộ thuyền trưởng Nê-mô.
Mô cũng đang ao ước được đến đây mà chưa có dịp.Cảm ơn Nàng Phay đã cho Mô được chiêm ngưỡng một số hình ảnh tuyệt vời!
năm 2008 HL và gia đình hàng xóm đã đến đấy rồi nàng Phay, giá như được đầu tư đẹp hơn chút thì hay!
Hồi năm 1983-1984, ngư dân Nhat trang bắt được một chú cá, hình như thuộc loài cá voi thì phải. Chú cá được giong về quây lưới nuôi ở khu vực ngang phía Nam sân bay Nha trang. Một cái bè được kết và đưa mọi người ra xem chú cá, nhưng có thấy gì đâu. Chú cá voi cứ lừ đừ rồi yếu dần, và suốt thời gain sau đó thì, tình cờ? thời tiết ở Nha trang cứ xám xịt, mưa suốt. Có lời đồn là từ khi chú cá bị tóm về, ngư dân Nha trang làm ăn thất bát. Không biết sau đó, sợ chú cá chết người ta thả, hay chú chết rồi cũng chẳng rõ. Nếu chú hy sinh, không biết bộ xương có được trưng bày trong Hải học viện kia không!
Mình đi qua đây rồi, nhưng lại không vô coi. May răng mà người Pháp còn để lại cho Nha trang cái Viện tuyệt vời đến thế!
@ Phay Van mến yêu ơi ,
Tiếng là dân ở Nha Trang , nhưng thật tình trước năm 1975 , chị chưa từng được may mắn vào tham quan địa điểm này , đơn giản vì trước 1975 , nơi đây không phải ai cũng được phép vào tham quan ( Viện Pasteur Nha Trang cũng vậy ) , sau năm 1975 thì chị hầu như…. mù tịt luôn !
Điều đọng lại trong trí nhớ chỉ là cái tên của nó trước 1975 : HẢI HỌC VIỆN NHA TRANG .
và một chi tiết tường thuật lại chuyến viếng thăm của vợ Vua Bảo Đại là Nam Phương Hoàng Hậu thăm Hải Học Viện Nha Trang năm 1935 , trong 1 tờ báo tiếng Pháp trong chồng báo của Ba chị , sở dĩ chị nhớ lại chi tiết này , vì bài báo lúc ấy có đăng hình của Nam Phương Hoàng Hậu , bà rất đẹp , nét đẹp quý phái , với tựa bài báo là – nếu chị nhớ không lầm – :
” S . M . L’Impératrice d’Annam visite L’institut Océanographique ”
Phay Van ơi …, Chị thì …” thua ” địa điểm này rồi đó ! vậy em hãy tường thuật lại chi tiết chuyến tham quan địa điểm này của em cho chị và các bạn nghe đi….
Năm 1961 ,tôi và bạn bè cùng lớp được vô thăm Hải Học Viện Nha Trang. Chúng tôi được hướng dẫn có thuyết minh. Cảm tưởng của tôi về Hoc viên này là tuy không “hoành tráng” nhưng đựơc tổ chức rất chu đáo, tươm tất.
Dịp đó,chúng tôi cũng có dịp chơi biển ở Hòn chồng. Thời đó khu này rất đẹp và yên tĩnh. Mang masque , chúng tôi có thể ra lội ra mấy rạn san hô , nhìn cá sặc sỡ đủ màu bơi lội, ấn tượng nhất là nhưng con cá màu xanh tím đậm nổi bật trên nền hồng của san hô và cát trăng. Hòn chồng thời đó cũng nhiều “hải sâm”, hình như không ai biết ăn nên dựoc gọi là “Đỉa biển” và mỗi khi gặp trên cạn, chúng tôi phải lấy cây để đảy chúng xuông nước.
Mấy năm trước, có dip ghé lại Nha Trang , tôi có ghé lại Hòn chồng , cố tìm người bạn học cũ có nhà ở đó. Nhưng Hòn chồng đã thay đỏi quá nhiều và Bạn tôi cũng không còn ở đó.
Bác Chinook:
Dạ, không khí trong Viện này cho người ta cảm giác nó là một nơi nghiên cứu khoa học hơn là một nơi tham quan bát nháo (như hồ cá Trí Nguyên- thuộc Hòn Miễu)
“hải sâm” (đỉa biển) có phải là con sứa không bác? Nếu phải thì người Nha Trang hiện nay đã biết ăn rồi, vì em được ăn món bún cá với nhiều sứa, cá dầm và chả cá.
Không phải là sứa đâu chị Phay Van ạ.
Hải sâm hay Đỉa biền tôi nhớ hơi giông con đỉa , da màu đen hoăc nâu đen , dài khoang 20 cm.-30 cm Có điều tôi không thấy nó bơi bao giờ. Chỉ thấy nó nằm trên cát và có vẻ hơi làm biếng ,ít di chuyển.
Dạ cảm ơn bác Chinook. Khi nào có dịp ra lại Nha Trang em sẽ hỏi thăm về con hải sâm này.
Hòn Chồng giờ vắng du khách lắm ạ. Bác ra thấy… lạc lõng, xa lạ, phải không bác?
Khi nào có dịp , xin chị hỏi lại vì tôi cứ thắc mắc sao. Đỉa biển , một “đọng vật?” , lại có thể gọi là Hải sâm được?
Bác Chinook: Em tìm được bài này, mong là bác được thêm nhiều thông tin về loài động vật này.
Con hải sâm ở Nha trang có nhiều là loại không ăn được.Có những con rất to.Trước kia lặn ở Hòn Chồng, mở mắt nhìn cũng đã thấy mấy con quanh chỗ mình lặn(vậy,có nghĩa là mật độ khá cao.Hay là nó thích tập trung chỗ đó không biết).Lúc đầu cứ thắc mắc tại sao họ không bắt làm thực phẩm,sau học đến nó mới biết cái giống ở Hòn Chồng không ăn được.(Ăn được thì ..chết với sinh viên,hề hề…)
@ Dân Cổng Chốt : Chào bạn !
Nha Trang đã được biết Dân Cổng Chốt là người được đào tạo chính quy về Hải Dương Học . Vậy bạn có thể dành chút thời gian , vui lòng chia sẻ với mọi người những thông tin về loại Hải Sâm nào , mà con người có thể dùng làm thực phẩm được đi ? nếu có hình ảnh minh họa nữa thì thật là quý biết bao …, được chứ bạn Dân Cổng Chốt ?
Cảm ơn bạn trước nha …
Thân ái ,
Chị Nha Trang: Viện gồm nhiều tòa nhà xây theo kiểu ngân hàng, kho bạc xưa, thâm nghiêm cổ kính. Các dãy nhà và các bể nuôi cá tạo thành một vòng cung bao lấy chu vi của Viện. Khách tham quan sẽ chỉ đi theo một chiều, khởi đầu là các bể cá ngoài trời, rồi đến các bộ xương cá voi trưng bày chiếm hết một dãy nhà, một phòng trưng bày hơn 60.000 mẫu đựng trong các chai lọ. Cá mập, cá heo, hải cẩu, rùa biển, tảo biển, … chiếm hẳn một phòng khác.
Còn một phòng nữa có tên là Bảo Tàng Hải Dương Học, nơi đây trưng bày các cuốn sổ hàng hải khổ lớn (khoảng A3) với nét chữ viết tay theo kiểu cổ kính của người Âu châu thời… trung cổ ( 😀 ), các bánh lái, mỏ neo, vật dụng trong ngành hàng hải ngày xưa (bảo tàng mà).
@ Phay Van mến yêu ,
Khi tham quan đến bộ xương cá voi , và 2 loại cá mà Bảo Vân hỏi , người thuyết minh có cho biết bộ xương cá voi , và 2 loại cá này có lịch sử ra sao không em ? nghĩa là , xuất xứ phát hiện từ đâu và nó được đưa về Viện nguyên vẹn như vậy từ năm nào ? Kích thước và trọng lượng của bộ xương cá voi ? có bộ phận nào của bộ xương cá voi …nhân tạo…thêm vào không ?…v..v…
Em có thể cho chị biết tất cả những gì mà em thu nhận được trong chuyến tham quan thú vị ở Viện Hải Dương Học này…, được chứ em ?
Chị Nha Trang: Hôm em đi với vài người bạn là ngày thường, rất ít khách nên không có hướng dẫn viên thuyết minh.
Bộ xương cá voi lưng gù này do nhân dân xã Hải Cường (Hải Hậu, Nam Hà) khai quật được ngày 8/12/1994 (có tài liệu ghi là ngày 18 ?) trong khi đào mương làm thủy lợi. Bộ xương dài 18m (có nơi ghi là 26m) , cao 3m, nặng tới 10 tấn với đầy đủ 48 đốt cột sống được phục chế được khai quật dưới độ sâu 1,2m và cách biển 4km theo đường chim bay. Việc di chuyển bộ xương cá voi và khôi phục toàn vẹn mẫu vật để trưng bày như hiện nay là quá trình công phu của các cán bộ Viện Hải dương học Nha Trang.
@ Phay Van mến yêu ,
Chỉ có vậy thôi à ? Tham quan địa điểm này xong , rồi có dẫn nhau lang thang ….ăn quà rong…không đó cô em..? hi..hi..
@ Phay Van mến yêu ,
Ăn được …mấy món…? khai… ra …xem…nào….?
Nguyệt Mai…ơi ! Hà Linh …ơi ! Bảo Vân …ơi ! nghe Phay Van …888 …chuyện quà rong …ở Nha Trang…nè…!
P/s : 888…chi tiết từng món…2 nhen…! hi..hi..
Chị Nha Trang: em thích nhất bún cá, rồi bánh canh cá. Nói chung cái gì có cá là em thích (như Viện Hải Dương Học 😀 )
Chị Nha Trang,
Khi em đi Nha Trang, chúng em chỉ có ” quà rong” là các hoa quả thôi: sầu riêng( đặc quyền của cô hàng xóm người Nhật), xoài, long nhãn, chôm chôm…ngày nào em cũng lặc lè ra chợ mua về cho cả 2 nhà thưởng thức…
@ Phay Van mến yêu : ” …nói chung cái gì có cá là em thích …”
Thế….” cá độ…các loại ..” em có thích không ? chẳng hạn…cá độ…bóng đá…! hi..hi..
Chị Nha Trang: con cá (fish) cơ mà 😀
Chị biết không, hồi bé em thích nuôi cá lắm. Em để dành tiền mẹ cho, ra chợ mua những con cá nhỏ màu xanh về, nhốt vào… mấy cái chai nước biển, hũ chao. Nửa đêm bị con thạch thùng bắt ăn hết, sáng dậy tiếc ngẩn ngơ…
@ Hà Linh mến yêu ,
Chời ơi…! quà rong …mà sao mua về nhà …ăn hả em !?
” Chơi ” …tại chỗ mới thú vị chứ !
À …, đi với bạn Nhật không dám ghé…ngồi hàng quà rong phải không !
Chị Nha Trang kính mến,
Em chẳng ngại gì đâu, nhưng hồi em đi Nha Trang lần 2, em bị cảm suốt cả tuần, cho nên bạn em phải trông 4 đứa nhỏ trứng gà trứng vịt, nếu kéo nhau rồng rắn ra ngoài nhiều thì em không ra được, bạn em quá vất vả nên thế thôi.
Em thích ăn quà vặt vỉa hè lắm, em chẳng ngại gì giới thiệu bạn em nét văn hóa đó, nhưng nghĩ 4 dứa trẻ lau nhau chúng mà phá thì cái gánh hàng rong chắc tanh banh…chị à.
Em vẫn là em như mấy chục năm trước chẳng đổi thay gì..chị yên tâm..
@ Phay Van ơi ,
Tối nay xem lại comment , có chút sơ sót chính tả khi gõ phím – nhưng lại là lỗi quan trọng – , em chỉnh sửa lại giúp chị nha :
* Viện Pasture ……sửa lại : Viện Pasteur
* L’Ipératrice………sửa lại : L’Impératrice ( thêm chữ : m )
* L’istitute …………sửa lại : L’institut ( thêm chữ : n , và bỏ chữ : e )
Cảm ơn em nha .
Bảo Vân còn nhỏ cũng chưa được lần nào tới thăm nơi này, được du lịch bằng hình ảnh thật thích, thế những hình ảnh này chị Phay Van đi thăm và chụp vào năm nào vậy?
Xem 2 hình cuối, đó là cá thật hay mô hình vậy chị Phay Van?
Bảo Vân: hình mình mới chụp hồi tháng 9/ 2011 vừa rồi.
Hai hình cuối là cá thật đấy bạn, người ta phết một lớp sơn (dầu?) lên bên ngoài để làm cho nó chai cứng và để… bảo quản.
Dạ , em cám ơn chị cho em biết chi tiết này . thế 2 loại cá này là cá gì vậy chị Phay Van ? vào phòng tham quan chị có cảm giác gì về ” mùi cá ” không chị ?
Bảo Vân: mình thì thấy cách trưng bày chưa hấp dẫn, tạo thú vị cho người xem. Thực ra cách trình bày cũng quan trọng lắm.
Chị Hà Linh : Dạ, em cám ơn chị Hà Linh trò chuyện cùng em .
Thế chị Hà Linh ghé thăm Nha Trang và địa điểm Viện Hải Dương Học này nhiều lần không ạ ? Chị có chụp ảnh ghi dấu ấn ghé thăm nơi này không ? Chị post lên cho em và các bác cùng xem đi chị Hà Linh ? ( vào blog của chị xem , công nhận chị chụp ảnh đẹp và có hồn thật )
Bảo Vân thân mến,
Hồi trước HL đi đâu cũng chẳng chú ý chụp ảnh đâu, toàn để máy ở nhà. Sau này có blog thì mới hay chụp hình lên đó Bảo Vân.
HL ghé Viện HDH 2 lần, một lần cùng chồng HL hơn 10 năm trước và 1 lần cùng gia đình hàng xóm và các con của HL năm 2008. Tiếc là HL không chụp hình nào cả.
Thực ra thì đừng buồn là HL chê của nhà, nhưng mà ở Nhật có nhiều Aquarium đa dạng lắm vì NB là xứ biển cho nên HL cũng k thực sự ấn tượng mạnh về Viện HDH.
Chị Hà Linh kính : Trước đây chị học chuyên Văn phải không ạ ? Vì em vào đọc bài trong blog của chị, thấy chị viết rất hay, nhẹ nhàng, tình cảm, nhân hậu ! Chị du học rồi định cư ở Nhật luôn hở chị?
Đừng mắng em vì các câu hỏi này chị nhé .
Chị Phay Van kính : Dạ, em cám ơn chị cho em biết cảm giác của chị trong phòng trưng bày cá .
Theo như các bác ở đây cho biết thì Viện này có từ thời Pháp , vậy không biết loài cá mập đang trưng bày này có từ lúc nào?
Chị có hỏi điểm này khi tham quan không chị?
Bảo Vân: vào Viện thấy vắng khách, cảm giác buồn buồn, như một địa chỉ hay đang bị bỏ quên. Trước đây mình thấy có nhiều cá đẹp, lạ, ngay cả những con tôm có sọc xanh, đỏ trên sống lưng, giờ không còn thấy… Chắc chúng nó chết cả rồi.
Mình không để ý đến mấy con cá mập, nhưng có săm soi mấy cái chai lọ đựng động vật biển thì thấy tụi chúng cách đây gần trăm năm. Đa số nằm trong khoảng 1920s- 1950s.
Chị Nha Trang nói đúng đấy , Hải Học Viện Nha Trang trước 1975 , là nơi để nghiên cứu và giảng dạy , vì vậy khách tham quan không rộng rãi . Công Thành tôi trước 1975 cũng là dân Nha Trang nhưng cũng chưa được 1 lần vào tham quan nơi này .
Theo trang Web của Trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang , thì :
Viện Hải Học Nha Trang được hình thành từ 5/1921 , Armand Krempf , khi đó là Giám Đốc Viện Khoa Học Đông Dương , được chỉ định tổ chức một phòng thí nghiệm về tổ chức đánh cá tại Nha Trang , theo quyết định của Toàn Quyền Đông Dương ngày 14/9/1922 , với tên chính thức là : Sở Hải Học Ngư Nghiệp .
Vào ngày 1/1/1952 Viện Hải Học Nha Trang được chuyển giao cho chính phủ Việt Nam , và Giám Đốc Việt Nam đầu tiên của Viện là Ts Ngô Bá Thành , cùng trợ lực là Ts Raoul Serène trong vai trò cố vấn …
Vài dòng thông tin chia sẻ cùng các bác…
Phay Van@ :
Viện được mở cửa cho khách ham quan từ khi nó chấm dứt sự đóng cửa. Việc mở cửa thực sự biểu hiện của văn minh của con người.
Cám ơn hai anh Công Thành và Chinook đã chia sẻ. Chỉ đọc những giòng chữ mà Mai đã tưởng tượng ra được ngày xưa Nha Trang đã đẹp và thơ mộng như thế nào. Chỉ tiếc là Mai không có dịp được đi thăm Nha Trang vào thời đó.
Xem hình số 8 thấy có cá ngựa , chợt nhớ tới câu chuyện cách đây hơn 5 năm , có người bạn kể cho biết : cá ngựa này được chế biến thành một vị thuốc Bắc trị được nhiều chứng bệnh : hen suyễn , thận , gan…, và loại cá này rất đặc biệt khác lạ là : con ĐỰC lại mang thai chứ không phải con CÁI !!!
Không biết câu chuyện này có đúng khoa học không ? bác nào biết thông tin này hãy chia sẻ cho mọi người biết với…
Khi đi thăm Hải Học Viện Nha trang , chúng tôi được người hướng dẫn nói về điều này :
cá ngựa là đọng vật duy nhất mà con đực mang trứng cho đén khi trưng nở , nhờ cái túi trước bụng.
Mấy rạn san hô khu Hòn chồng thời đó có nhiều cá ngựa lắm tuy khó thấy vì chung ẩn rất khéo. Chúng tôi dùng vợt, lặn bắt được mấy con nhỏ về thả vô hồ cá kiểng . Tuy dung nước biển nhưng qua một đêm chúng chết hết.
Cảm ơn hai bác Lãng Tử và Chinook. Em thấy cá ngựa và sao biển (phơi khô) được bày bán ở khu vực Cầu Đá nhiều lắm. Hóa ra đó là vị thuốc.
Phay Van : trước 1975 hầu như con cá ngựa ít thấy phổ biến ngoài xã hội , vì đời sống kinh tế gia đình của ngư dân thu nhập rất ổn định .Sau 1975 thì quả thật hổn loạn , cái gì kiếm ra tiền là họ làm bất chấp vấn nạn ảnh hưởng môi trường biển , như : đánh bắt cá bằng mìn , đánh bắt tận thu triệt để tất cả những con gì…bán được tiền …v..v…
Suy cho cùng , nghĩ cho kỹ , thì cái vấn nạn tồi tệ này …, lỗi đâu phải bắt nguồn từ ngư dân , phải không cô Phay Van…!
@ Anh Lãng Tử & Anh chinook : Chào hai Anh !
Cách đây vài năm Nha Trang được gia đình người chị về thăm , và có gởi cho một số Cá Ngựa khô . Vợ chồng chị ấy cũng có kể chuyện về loại Cá Ngựa này , sau đó Nha Trang có tìm đọc được 1 bài viết nói về công dụng trị bệnh của Cá Ngựa . Nay rà tìm lại được bài viết về thông tin này , Nha Trang xin được chia sẻ thông tin này đến hai anh cùng các bạn tham khảo :
Vào Google : ” Phát hiện mới về công dụng của cá ngựa – Sức khỏe – Dân Trí “
và 1 bài Nha Trang mới đọc gần đây :
” Cá ngựa – nguồn Viagra dân gian – Sức khỏe và giới tính “
Hy vọng 2 bài này đáp ứng câu hỏi của anh Lãng Tử .
Thân ái ,
Chị Nha Trang : Cám ơn chị nhiều về 2 bài báo có liên quan đến câu hỏi của tôi , thật thú vị khi biết rõ ràng thêm về loài cá ngựa này !
@ Phay Van mến yêu ,
Cảm ơn em gắn link giúp chị , cũng như chỉnh sửa lỗi chính tả trong comment ở trên nha .
À…, cho chị tò mò tí , chuyến ra Nha Trang lần này là đi công tác hay chỉ là chuyến đi du lịch đơn thuần vậy em ?
Chắc là có ghé thăm Nhà Thờ Đá phải không , vậy hãy chuẩn bị cho mọi người du lịch trong entry tiếp theo …, được chứ cô em ?
@ Anh Lãng Tử : Vâng , không có gì anh ạ !
Chúng ta cùng trò chuyện trao đổi và chia sẻ thông tin lẫn nhau… cho vui …, anh Lãng Tử nha .
À…, Trước 1975 , Anh Lãng Tử đã từng có dạy học ở Nha Trang – Khánh Hòa ?
Chị Nha Trang : chào chị ,
Trước 1975 tôi dạy ở Bình Thuận chị ạ , nhưng có 2 lần đi coi thi ( giám thị ) ở Hội đồng thi Nha Trang . Vì vậy về Nha Trang tôi cũng chỉ biết chút ít thôi , những ký ức kỷ niệm đẹp về Nha Trang chỉ nhớ nhất là …Biển và con đường Duy Tân ( hình như bây giờ là Trần Phú thì phải ? ) .
Vài dòng phúc đáp câu hỏi của chị .
Thân ái ,
Chỉ một hai lần công tác ở Nha Trang , nhưng Biển Nha Trang cũng để lại nhiều ký ức kỷ niệm đẹp và luyến nhớ , xin được chia sẻ cùng chị Nha Trang – người con của xứ biển Nha Trang – , và các bác 1 bài thơ , mà mỗi lần đọc , Lãng Tử tôi hay liên tưởng về Biển Nha Trang….
NHỚ
Có phải trong cơn mơ
Vẫn không nguôi nỗi nhớ ?
Nên biển giống như em
Cứ ầm ào sóng vỗ
Nên bờ cát mênh mông
Càng uống càng thấy khát
Nên biển cả muôn đời
Vẫn không thôi dào dạt
Anh có là cơn gió
Phiêu du tận cuối trời
Đến hôm nào mỏi mệt
Bến bờ em ghé chơi
Anh có là tia nắng
Đến bên em mỗi ngày
Em hiền ngoan như biển
Uống vào lòng cơn say .
( Huỳnh Mai )
@ Lãng Tử : Chào Anh !
Nha Trang cảm ơn anh nhiều vì đã hồi đáp cho câu hỏi của Nha Trang nha !
Wow…! Anh Lãng Tử hơi trùng với ý thích bài thơ …NHỚ …của thi sĩ Huỳnh Mai , với Nha Trang rồi ! Trong comment # 93 ở entry NHA TRANG NGÀY VỀ , Nha Trang cũng đã có gõ chép chia sẻ bài thơ này với các bạn …, bài thơ thật là thú vị , gây cho người đọc những cảm giác bồi hồi , lưu luyến nhớ …khi nghĩ về biển Nha Trang , phải không anh !
Chúc anh cùng gia đình luôn an bình , hạnh phúc .
Thân ái ,
Vậy thì nhớ đấy ! chị đã lập trình nó vào bộ nhớ cùng với ….” nợ Vũng Tàu “…rồi đó nhen…!
@ Phay Van mến yêu ,
Ủa…! dzậy là cô cũng biết tui…nhớ dai…phải không ?
Dzậy thì hãy nhớ…cái nhớ dai…này đấy nhé !
Wow…! Nguyệt Mai , Phay Van ơi …! Quên phận sự đặc biệt rồi à …? mở nhạc lên cho không khí rộn rịp đi chứ …! Nguyệt Mai …mở trước đi nha…, Trang yêu cầu nhạc đây :
* Top of the world – qua giọng ca của anh em nhà Carpenter .
* The power of love – qua giọng ca của Celine Dion .
Nào …chúng ta vừa trò chuyện trao đổi …vừa nghe nhạc nha các bạn…
P/s : Phay Van chuẩn bị 2 nhạc phẩm Việt Nam theo ý em , cho phần gần… cuối…cuối…cuộc trò chuyện trong entry này nha …
Thân tặng Nha Trang và các bạn trên trang nhà Phay Van:
1) Top of the world – qua giọng ca của anh em nhà Carpenter .
2) The power of love – qua giọng ca của Celine Dion
3) My heart will go on – qua giọng ca của Celine Dion
Phay Van: Rất vui khi tải bài hát được em và chị Nha Trang yêu thích. Chị rất ít nghe nhạc ngoại quốc em ạ!
@ Nguyệt Mai thân quý ,
Cảm ơn Mai ưu ái đáp ứng nhanh chóng kịp thời… ” nhạc yêu cầu ” …của Trang , chia sẻ không khí trò chuyện của mọi người…
Thấy …văng…vắng…thì vui vẻ …bật nhạc Mai nhé ! Mấy khoản này …mình đành bó gối thôi đó …bồ tèo !
Gởi cho bạn xong, Mai lại tìm thấy cái clip này với hình ảnh sống động và đẹp hơn, nên Mai lại gởi cho bạn lần nữa.
My heart will go on – qua giọng ca của Celine Dion
Bạn thân yêu,
Nói đến Nha Trang, là nghĩ tới một bãi biển thơ mộng, thật đẹp và hiền hòa, lại nghĩ đến những bài thơ nói về biển và sóng của Xuân Quỳnh.
Xin gởi đến các bạn những vần thơ thật đẹp của cố thi sĩ này.
Chỉ có sóng và em
Đã xa rồi căn phòng nhỏ của em
Nơi che chở những người thương mến nhất
Con đường nắng, dòng sông trước mặt
Chuyến phà đông. Nỗi nhớ cứ quay về
Đêm tháng năm hoa phượng nở bên hè
Trang giấy trắng bộn bề bao ký ức
Ngọn đèn khuya một mình anh thức
Nghe tin đài báo nóng lại thương con
Anh yêu ơi, hãy tha lỗi cho em
Nếu đôi lúc giận hờn anh vô cớ
Những bực dọc trong ngày vất vả
Làm anh buồn mà em có vui đâu
Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm sung sướng với em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim đập chẳng vì anh
Một trời xanh, một biển tận cùng xanh
Và gió thổi và mây bay về núi
Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói
Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em…
Xuân Quỳnh
Cảm ơn Nguyệt Mai , Cảm ơn Phay Van !
Phải vậy chứ ! chúng ta cố gắng tạo cho entry một sắc màu trang nhã : những comments trò chuyện trao đổi thân tình , hòa lẫn quyện vào âm nhạc cùng văng vẳng …giọng ngâm thơ …
Đồng thuận chứ các bạn…
Hê hê hê…. cho “bác” nghe ké tý nha. Cám ơn cô chủ!
Mình rất khoái cái này, nhưng ít quan tâm đến lời, thích giai điệu…..
@ chinook : ” năm 1961 , tôi và bạn bè cùng lớp được vô thăm Hải Học Viện Nha Trang…”
Thưa anh chinook , cho Nha Trang khiếm nhã hỏi 1 tí được chứ ạ ?
– Như vậy là anh chinook cũng là người sinh sống và học tập ở Nha Trang trước 1975 phải không ạ ?
Cảm ơn anh …
Chào chi Nha Trạng
Không chị a.
Tôi học ở Saigon .. Năm đó lớp tôi thi BEPC(Băng Trung học của Pháp ) đỗ hết cả lớp nên được thưởng một chuyến nghỉ 2 tuần ở Nha Trang.
@ chinook : Chào Anh !
Nha Trang cảm ơn anh nhiều vì đã vui vẻ hồi đáp cho câu hỏi …tò mò của Nha Trang nha !
Chúc anh và gia đình luôn vui khỏe , hạnh phúc .
Vào chơi trò chuyện thường xuyên anh chinook nhé !
Thân ái ,
Thời học ở Nha Trang ,Chốt vào tham quan trong Hải học viện Nha Trang 3-4 lần.Dạo đó, như hình tên cũ “Hải Học Viện Nha Trang “được thay là Viện nghiên cứu biển Nha Trang thì phải(Các thầy cô giáo khi dạy vẫn gọi theo tên cũ là “Hải học viện”).Lâu quá không thể nhớ được,nhưng vẫn ấn tượng về con cá Tầm rất to,màu đen ở đây.Hiện vật không chỉ nhiều mà còn được trưng rất đẹp tại tất cả các phòng.
Bây giờ không biết còn không chứ dạo đó, dọc đường đếnViện và quá cả chỗ đó(Từ TP Nha trang về)có rất nhiều quán bán các đồ trang sức làm từ sinh vật biển.Đẹp lắm.
Bác Chốt: dạ, quanh khu vực Cầu Đá bán các đồ trang sức làm từ sinh vật biển nhiều lắm bác à.
Cám ơn Bác Chốt.
Nhờ Bác tôi mới biết Vietnam cũng có cá Sturgeon và tên là cá Tầm.
Cá này ở vùng tôi ở ( Tây Bắc Hoa kỳ )khá nhiều và là một loại cá rất được giới Sport Fishing ưa chuộng.
Mai vào trang nhà Wikipedia để hiểu thêm về Viện Hải Dương Học Nha Trang, thì thấy những chi tiết sau đây, xin chia sẻ với các bạn:
Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
Vị trí: Viện Hải dương học nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi tại số 1, Cầu Đá, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Lịch sử: Viện Hải dương học được thành lập năm 1923 thời Pháp thuộc, đến Tháng Chạp năm 1969 thì quyền quản lý chuyển sang Viện Đại học Sài Gòn. Lúc đó bộ sưu tập của Viện có hơn 60.000 mẫu. Viện còn là nơi lưu trữ các dữ kiện về địa chấn học, chu kỳ thủy triều và hải lưu vùng Biển Đông hoạt động với 76 nhân viên và sinh viên nghiên cứu.
Đặc điểm: Viện Hải dương học là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á.
Đến thăm Viện, du khách sẽ được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính.
Nói đến Viện Hải Dương Học, người ta không thể không nhắc đến một bộ phận hữu cơ của nó là bảo tàng Hải Dương Học – vốn rất nổi tiếng từ những năm 30 của thế kỷ trước với cái tên dân dã là “Hồ cá Hải học viện Nha Trang”. Hiện nay, bảo tàng Hải Dương Học được tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và phát triển thành một quần thể liên hoàn bao gồm các bể nuôi sinh vật biển phục vụ nghiên cứu, tham quan cũng như giáo dục cộng đồng, và một hệ thống nhà lưu trữ mẫu sinh vật biển lớn nhất nước. Có rất nhiều mẫu vật đã được gửi đến nhiều phòng thí nghiệm khác nhau ở nước ngoài, nhiều bảo tàng trên thế giới.
Đến tham quan bảo tàng, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới, khách tham quan còn có thể xem xét tìm hiểu hơn 10.000 loài sinh vật ở biển Đông đang được lưu trữ. Bộ mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở biển Việt Nam, Campuchia và các vùng nước lân cận, trong đó có các loài thú biển quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như Bò biển (Dugong). Đặc biệt, bảo tàng đang lưu giữ, bảo quản trưng bày bộ xương cá voi khổng lồ dài gần 26m, cao 3m đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng sông Hồng ít nhất hơn 200 năm. Đây thực sự là một di vật lịch sử tự nhiên vô cùng quý giá. Bảo tàng còn giới thiệu với du khách các đặc điểm tự nhiên của vùng biển Đông, giới thiệu những khoáng sản, tài nguyên quý giá, những cảnh quan môi trường vùng biển ven bờ, các hệ sinh thái giàu có như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển – để lưu ý nhắc nhở mọi người hãy nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, nguồn lợi vì lợi ích của con cháu mai sau, bảo tàng Hải Dương Học đang trở thành trung tâm trưng bày giới thiệu và giáo dục truyền thống chinh phục khai thác và bảo vệ biển Đông của người Việt. Đây thực sự là một trung tâm di sản văn hóa biển rất đáng quý, cần phải bảo quản và phát triển.
Mới đây, Viện được bình chọn là một trong 10 điểm du lịch lịch sử văn hóa hấp dẫn đạt danh hiệu “Điểm du lịch được hài lòng năm 2005″.
Sắp tới, Viện sẽ khai trương khu công nghệ cao thuần hóa sinh vật biển, nhằm phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam. Hy vọng rằng du khách sau khi tham quan khu vực này sẽ nảy sinh nhiều ý tưởng mới cho việc kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới cho du lịch,…
@ Nguyệt Mai thân quý ,
Cảm ơn Mai cất công sưu tầm tài liệu về Viện Hải Dương học này , để chia sẻ với mọi người .
Thật thú vị , Nha Trang tiếng là dân Nha Trang , nhưng quả thật cái Viện này thì chẳng biết gì nhiều cả …! Phay Van đưa đi du lịch bằng hình ảnh ; các anh , các bạn và Nguyệt Mai cất công tìm tài liệu chia sẻ thông tin đến mọi người…, quả là tấm lòng chia sẻ tri thứccủa các bạn thật thú vị và đáng quý hết sức .
Mong sao ngôi nhà thân thương này luôn ắp đầy những tình cảm chia sẻ thú vị như thế mãi …bảo sao mà hàng đêm không nhớ cho được chứ….!
Bây giờ vào Viện thấy văng vắng, buồn buồn chị ạ. Viện giữ được tính chất là một nơi nghiên cứu khoa học hơn là một nơi tham quan náo nhiệt, nên không thu hút nhiều du khách như Vinpearl hay hồ cá Trí Nguyên. Lần nào ra Nha Trang em cũng đến thăm Viện vì thích không khí yên ả nơi đây.
hình thứ nhất có cá mao tiên,em nghe nói cá mao tiên là biểu tượng của Viện nhưng em k biết vì sao mà loài cá này được chọn làm biểu tượng, ai có thông tin gì về việc này có thể chia sẽ cho em với được không
Tượng cá mao tiên được đặt ở phía trước của Viện, ngay lối vào, bạn có thể thấy trong hình số 2. Mình không rõ lắm, người ta làm thế có lẽ vì trông nó đẹp hơn các loài cá khác hơn là có một ý nghĩa gì ẩn phía sau.
Viện Hải dương học Nha Trang trước kia là Hải học viện,hồ cá chỉ là một phần nhỏ(tầng trệt) trong các hoạt động của Viện.Ngày trước khoảng giữa thập niên 60 vì có bạn của bố làm việc tại đây nên mấy anh chị em TN thường được ghé vào tham quan và ở chơi rất lâu(thường đến giờ đóng cửa mới về).Hồi ấy không khí hồ cá dù tĩnh lặng nhưng không vắng người xem.Cách bố trí hồ cá khác hẳn bây giờ.Ấn tượng đầu tiên khi bước vào hồ cá là tuợng cá mao tiên lớn bên phải(bên trái có tượng cá gì đó nhưng lâu quá không nhớ).(Cá mao tiên là logo của hải học viện lúc đó).Kế đó là hồ lớn thả nhiều đồi mồi, trên có mặt kính che.Ấn tượng thứ ba là mô hình tòa nhà hải học viện trong lồng kính nước có đèn chiếu lung linh,gây cảm giác bồng bềnh mơ mộng(đặc biệt với những đứa trẻ lớp nhì,lớp nhất như bọn TN lúc ấy).Các cửa hàng phía trước hải học viện và cảng Cầu đá, không kể đủ loại ốc và san hô, thường bán đồi mồi(to như đồng hồ treo tường) hoặc tôm hùm lớn(thường là một cặp cùng kích cỡ)cho du khách mua về trang trí nhà cửa.Ngày nay quy mô trưng bày cho du khách nơi đây xứng đáng là bảo tàng hải dương học VN(đặc biệt khu lưu giữ vô vàn các mẫu sinh vật biển nay cho khách vào tham quan).Tuy nhiên đáng buồn là du khách VN ngày nay đến đây khá thưa thớt và cách tham quan cũng rất hời hợt,trừ…Phay Van.Năm nào cũng về Nha Trang TN cũng ghé viện,nơi còn nhiều kỷ niệm của mấy anh chị em thời thơ ấu.TN nhớ hình như còn lưu giữ một tài liệu của hải học viện Nha trang,tìm thấy sẽ gửi Phay Van và các bạn đọc của trang.
Cám ơn những chia sẻ của anh Đinh Thanh Nguyện. Bước vào cổng Viện khoảng 100 mét có một hồ nhỏ chứa các con sao biển, rùa nhỏ cho trẻ con chơi. Trẻ con có thể đụng chạm vào các con vật này (nếu tụi chúng dám).
Ngoài ra đi coi những gian hàng bán đồ lưu niệm, từ những vòng đeo tay, dây đeo cổ làm từ những con ốc nhỏ nhiều màu, những cây san hô, những con tôm hùm bóng láng màu xanh cho đến những con cá ngựa khô, mực khô, tôm khô… ngoài cảng Cầu Đá cũng mê lắm.
Giá mà có Chị Nha Trang, anh Công Thành (hai người dân Nha Trang) và anh Chinook cùng trò chuyện ở đây thì hay biết mấy.
Chị Nha Trang ơi, Chị ở đâu?
Mới đi Nha trang về cách đây 2 tuần,có nhiều điều không vui :không những TP đã cho đào bới bãi biển để làm hầm công trình du lịch bốn mùa trước Ks Lodge mà còn chuẩn bị thi công resort do Cty yến sào KH chủ đầu tư (cũng có tầng hầm) ngay kế bên Hòn Chồng.Hòn Chồng đã mất đi rất nhiều vẻ đẹp từ khi bị cắt rời khỏi đồi Lasan bởi con dường Trần Phú nối dài.Ngoài ra trước có nghe thông tin sẽ giải tỏa resort Ana Mandara cũng chiếm dụng bãi biển nhưng thấy vẫn còn nguyên.Tháp Trầm hương (trước đây vài năm gọi là hoa biển) thì chắc vẫn muốn muôn năm sánh vai với Tháp Bà?
Đọc lại một còm của Phay Van bài về Tháp Bà NT,đường 2/4 từ quảng trường 2/4 qua cầu Hà ra,cầu Xóm Bóng,Tháp Bà,Đồng Đế ra đèo Rù Rì trước kia tên là Quốc lộ 1 Tp NT.Tên QL1 này từ Thành (Diên Khánh) về đến Mả Vòng theo đường Độc Lập (nay là Thống Nhất)(đoạn này không gọi là QL 1) quẹo qua Thông Tin (tức quảng trường 2/4) đi thẳng…
Mấy tấm hình mới chụp ở công trường xây dựng khu du lịch 4 mùa ngay trên bãi biển NT:
Kính thưa các chị và các anh ,
Nói tới Nha Trang , tôi nhớ tới dinh Bảo Đại ở cầu đá . Mấy cái villa nầy còn hay đả bị phá rồi .
Cám ơn
Tài
Anh Tài: Dạ còn.
Một vài hôm nữa em sẽ post hình Biệt điện Bảo Đại anh xem nhé.
Dạ cám ơn Chị, tôi có cái bản đồ của Pháp về Nha Trang năm 1930 , hình chụp lại , ai có muốn lấy là kỷ niệm , tôi gửi tặng . Bản đồ củ lắm , không có tên đường.
Tài
Cám ơn anh Tài đã có nhã ý.
Hình bản đồ và Biệt điện Bảo Đại sẽ được đăng ngay.
xin cam on a Phay VAN da cho toi rat nhieu ki niem ve tp Nha Trang noi toi da sinh song va truong thanh da hoc truong Colege francais de Nha trang noi co nhung con duong ky niem cau Ra nga ba Chut Cau da rat nhieu ban be qui men voi ban nhac Nhatrang ngay ve merci beacoup a mr Phay Van
Dạ, kính chúc bác TUANLONG luôn vui khỏe.