Trang chủ > Khác > Bài học khác lạ về quản lý

Bài học khác lạ về quản lý

Bài học 1

Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.

Bài học rút ra: “thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.



Bài học 2

Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.

Bài học rút ra: trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.

Bài học 3

Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.

Bài học rút ra: đừng chiếm thị trường nếu bạn biết là không giữ được nó.

Bài học 4

Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa.

Bài học rút ra: hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp!

Bài học 5

Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được một cây đèn cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “Ta cho các con mỗi đứa một điều ước”. Tôi trước! Tôi trước! – Cô thư ký hành chính nhanh nhảu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Vút. Cô thư ký biến mất.

Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: Tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Vút. Anh nhân viên bán hàng biến mất.

Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: tôi muốn hai đứa ấy có mặt ở văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.

Bài học xương máu: luôn luôn để sếp phát biểu trước.



Bài học 6

Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Con thỏ nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Ðại bàng trả lời: Được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống gốc cây nghỉ ngơi. Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy con thỏ mà ăn thịt.

Bài học xương máu: để được ngồi không mà chẳng cần làm gì, anh phải ngồi ở vị trí rất cao.

Bài học thứ 7

Một con gà tây trò chuyện với một con bò:

“Giá mà tôi có thể bay lên ngọn cây kia thì thích quá, nhưng tôi không đủ sức”, gà tây thở dài.

“Được rồi, tại sao bạn không nếm tý phân của tôi nhỉ? Nó có nhiều chất bổ lắm đấy”, bò trả lời .

Gà tây mổ ăn phân bò và nó thấy quả là nó đã đủ sức bay lên cái cành thấp nhất. Ngày hôm sau, ăn thêm phân bò, nó bay lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau đêm thứ tư, gà tây khoái chí lên tới được ngọn cây. Nó lập tức bị một nông dân phát hiện, anh này bắn nó rơi xuống đất.

Bài học xương máu: sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.



Bài học thứ 8

Một con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị lanh cứng và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy, một con bò đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng nó đang ấm dần. Ðống phân đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Một con mèo đi ngang, nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh, con mèo phát hiện ra con chim nằm trong đống phân, nó liền kéo con chim ra ăn thịt.

Bài học xương máu:
1. không phải thằng nào ỉa vào người mình cũng là kẻ thù của mình.
2. không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống cứt cũng là bạn mình.
3. và khi đang ngập ngụa trong đống cứt thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại.

(Sưu tầm)

Mới có 8 bài thôi. Xin các bác bổ sung 😀

Bài học thứ 9 (của bác Thành)

Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam. Dân Nam xuống đường biểu tình tự phát, những ngày đầu rất hân hoan hớn hở, dần dà về sau những ai đã xuống đường đều bị công an hỏi thăm và có một số người bị bắt bớ, giam cầm đến 6-7 ngày. Làm gia đình, người thân, xã hội lẩn tránh, ì xèo!

Bài học xương máu: Không nên đấu tranh trong xã hội này, nên ngu si hưởng đói nghèo!

Chuyên mục:Khác
  1. 06/10/2011 lúc 17:57

    Những bài học qúy báu em ạ.

  2. 06/10/2011 lúc 22:43

    Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam. Dân Nam xuống đường biểu tình tự phát, những ngày đầu rất hân hoan hớn hở, dần dà về sau những ai đã xuống đường đều bị công an hỏi thăm và có một số người bị bắt bớ, giam cầm đến 6-7 ngày. Làm gia đình, người thân, xã hội lẩn tránh, ì xèo!
    Bài học xương máu: Không nên đấu tranh trong xã hội này, nên ngu si hưởng đói nghèo!

    • Trần thị Bảo Vân
      08/10/2011 lúc 00:29

      Chị Phay Van ơi , út Vân lang thang gặp 1 bài thơ…chửi …độc đáo này , trích từ tập thơ
      ” Bài thơ của một người yêu nước mình ” của tác giả Trần Vàng Sao , nxb Giấy Vụn in tháng 11/2009 .
      Thấy comment của bác Thành , có rút ra …bài học xương máu : ” không nên đấu tranh trong xã hội này , nên ngu si hưởng đói nghèo ” .
      Đọc , sao mà thấy xót xa , tủi hổ …cho thân phận làm người dân VN hiện nay quá !
      Vì vậy , út Vân xin phép chị , gõ chép bài thơ…chửi…này , để gọi là…giảm chút nào đó cái… xót xa…, cái tủi hổ…
      Được chứ chị Phay Van ( nếu chị thấy không được… thì cứ delete . )

      ” …. Tôi yêu đất nước này cay đắng
      Những năm dài thắp đuốc đi đêm
      Quen thân rồi không còn ai nhớ tên
      Dĩ vãng đè trên lưng thấm nặng …. ”

      và …Tác giả …chửi ….:

      TAU CHỬI

      Tau tức quá rồi
      Tau chịu không nỗi
      Tau nghẹn cuống họng
      Tau lộn ruột lộn gan
      Tau cũng có chân tay
      Tau cũng có đầu óc
      Có miệng có mắt
      Có ông bà
      Có cha mẹ
      Có vợ con có ngày sinh tháng đẻ
      Có bàn thờ tổ tiên một tháng hai lần
      Rằm mồng một hương khói bông ba hoa quả
      Tau đầu tắt mặt tối
      Đổ mồ hôi sôi nước mắt
      Vẫn đồng không trự nỏ có
      Suốt cả đời ăn tro mò trú
      Suốt cả đời khố chuối Trần Minh
      Kêu trời không thấu
      Tau phải câm miệng hến
      Không được nói
      Không được la hét
      nghĩ có tức không
      Tau chửi
      Tau phải chửi
      Tau chửi bây
      Tau chửi thẳng vào mặt bây
      Không bóng không gió
      Không chó không mèo
      Mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước
      Giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây
      Đặng nghe tau chửi
      Tau kêu thằng khai canh khai khẩn tam đợi mười đời
      Cao tằng cố tổ ông nội ông ngoại cha mẹ chú bác cô dì
      Con cháu thân hơi cật ruột bây tau chửi
      Tau chửi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống
      Hết nối dõi tông đường
      Tau chửi cho mồ mả bây sập nắp
      Tau chửi cho bây có chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu
      Tam giáo đạo sư bây
      …….
      ( còn tiếp còm dưới )

    • Trần thị Bảo Vân
      08/10/2011 lúc 00:30

      ( tiếp còm trên )

      Cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
      Hà hơi trún nước miếng cho bây
      Bây ỷ thế ỷ thần
      Cậy nhà cao cửa rộng
      Cậy rương tiền bạc đống
      Bây ăn tai nói ngược
      Ăn hô nói thừa
      Đòm xóc nhọn hai đầu
      Ngậm máu phun người
      Bây bứng cây sống trồng cây chết
      Vu oan giá họa
      Giết người không gươm không dao
      Đang sống bây giả đò chết
      Người chết bây dựng đứng cho sống
      Bây sâu độc thiểm phước
      Bây thủ đoạn gian manh
      Bây là rắn
      Rắn
      Toàn là rắn
      Như cú dòm nhà bệnh
      Đêm bây mò
      Ngày bây rình
      Dưới giường
      Trên bàn thờ
      Trong xó bếp
      Bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
      Bây mang bí danh
      Anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
      Lúc bây thật lúc bây giả
      Khi bây ẩn khi bây hiện
      Lúc người lúc ma
      Lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét
      Lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm
      Lúc như thầy tu vào hạ
      Lúc như con nít đói bụng đòi ăn
      Hai con mắt bây đứng tròng
      Bây bắt hết mọi người trước khi chết phải hô
      Cha mẹ bây ông nội ông ngoại bây tiên sư cố tổ bây
      Sống dai đời đời kiếp kiếp
      Phải quỳ gối cúi đầu
      Nghe bây nói không được cãi
      Phải suốt đời làm người có tội
      Vạn đợi đội ơn bây
      Đứa nào không nghe bây hớt mỏ chôn sống
      Thằng nào không sợ bây vằm mặt thủ tiêu
      Bây làm cho mọi người tránh nhau
      Bây làm cho mọi người thấy nhau nhổ nước miếng
      Đồ phản động
      Đồ chống đối
      Đồ không đá bàn thờ tổ tiên
      Đồ không biết đốt chùa thiêu Phật
      Thượng tổ cô bà bây
      Mụ cô tam đợi mười đời bây
      Tau xanh xương mét máu
      Thân tàn ma dại
      Rách như cái xơ mướp chùi trách nồi không sạch
      Mả ông bà cố tổ bây kết hết à
      Tụi bây thằng nào cũng híp mắt hai cằm
      Bây ăn chi mà ăn đoản hậu
      ……..
      ( còn tiếp còm dưới )

    • Trần thị Bảo Vân
      08/10/2011 lúc 00:31

      ( tiếp còm trên )

      Ăn quá dã man
      Bây ăn tươi nuốt sống
      Mà miệng không dính máu
      Người chết bây cũng không chừa
      Năm năm mười năm hai mươi năm
      Xương chân xương tay sọ dừa vải liệm
      Bây nhai bây khới bây mút
      Cả húp cả chan bây còn kêu van xót ruột
      Bao nhiêu người chết diều tha quạ rứt xương
      Khô cốt tàn dọc bờ dọc bụi giữa núi giữa rừng
      Để bây xây lăng đắp mộ dựng tượng dựng đài cho
      Cha mẹ cố tổ bây
      Hỡi cô hồn các đảng
      Hỡi âm binh bộ hạ
      Hỡi những người khuất mặt đi mây về gió
      Trong am trong miếu giữa chợ giữa đường
      Đầu sông cuối bãi
      Móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
      Cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi
      Bây giết người như thế
      Bây phải chết như thế
      Ác lai thì ác báo
      Tau chửi ngày chửi đêm
      Mới bét con mắt ra tau chửi
      Chập choạng chạng vạng tau chửi
      Nửa đêm gà gáy tau chửi
      Giữa trưa đứng bóng tau chửi
      Bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chửi
      Mười hai nhánh họ bây
      Cao tằng cố tổ bây
      Tiên sư cha bây
      Tau chửi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén
      Xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng
      Tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
      Mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây
      Đòi trả đầu trả tay trả chân trả hòm trả vải liệm
      Tau chửi cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc
      Đọa xuống ba tầng địa ngục bi bỏ vào vạc dầu
      Tau chửi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn
      Đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ
      Bốc đất mà ăn xé quần áo mà nhai cho bây có nhìn ra
      cũng phải tránh xa
      Tau chửi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn
      Sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
      chết không được mà sống cũng không được
      Tau chửi cho dứt nọc dòng giống của bây cho bây chết sạch hết
      Không bà không con
      Không phúng không điếu
      Không tưởng không niệm
      Không mồ không mả
      Tuyệt tự vô dư
      Tau chửi cho bây chết hết
      Chết sạch hết
      Không còn một con
      không còn một thằng
      Không còn một mống
      Chết tiệt hết
      Hết đời bây !

      ( Thi sĩ : Trần Vàng Sao )

      • 08/10/2011 lúc 10:04

        Cảm ơn Bảo Vân. Các bác có quan tâm tới Trần Vàng Sao có thể đọc thêm hồi ký Tôi bị bắt của nhà thơ này.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        08/10/2011 lúc 20:48

        Ui…chao…! lần đầu tiên trong đời , gặp đọc một… bài thơ…chửi …dữ dội thật ! …và cũng…kinh khiếp thật ! đọc lần đầu , cảm nhận sao …thô tục ..và …độc ác….thế không biết !
        Nhưng đọc lại , thì quả thật …thấy …đáng nể …cái ông tác giả…chửi…này !
        Qua bài thơ , ta thấy ngôn từ , và cách…chửi…của người Việt Nam ta phong phú và…độc địa …hết sức ! phải nói tác giả là một …cao thủ chửi…độc đáo ! và …đối tượng bị chửi …cũng xứng đáng bị… chửi té tát te tua ….như vậy !!!
        Nhưng thật tình , chẳng bao giờ dám mon men …thử học cách …chửi…khiếp như thế !!!

        Cảm ơn Bảo Vân , trình làng chia sẻ 1 bài thơ…chửi…thật khủng khiếp đầy ấn tượng này nha…

        Luôn vui Bảo Vân nhé .

      • Trần thị Bảo Vân
        09/10/2011 lúc 12:08

        Kính chào chị Nha Trang và các anh chị : thú thật post bài thơ ” Tau chửi “…khủng khiếp đi rồi , út Vân cũng hơi lo lo, sợ chị Phay Van chặc lưỡi rồi thẳng tay delete , sợ các bác và các anh chị…mắng cho thì xấu hổ chết vì vô duyên… làm vấy bẩn blog thú vị này .
        Được chị Nha Trang ” chịu khó ” đọc , và nói cảm nhận của chị : ” phải nói tác giả là một…cao thủ chửi…độc đáo ! và…đối tượng bị chửi…cũng xứng đáng bị…chửi …té tát te tua…như vậy !!! ”
        Út Vân cám ơn chị Phay Van không delete và chị Nha Trang có cảm nhận…rất đúng ý… của út Vân , khi quyết định post chia sẻ bài thơ ” Tau chửi ” khủng khiếp này sau khi đọc xong còm của bác Thành . út nghĩ , ít ra bài thơ ” Tau chửi ” này cũng cho chúng ta rút ra 1 điều gì đó qua các cuộc biểu tình vừa qua , đúng không ạ ?
        Mong các bác và các anh chị chỉ dạy….

      • Nguyễn thị Nha Trang
        09/10/2011 lúc 22:12

        @ Trần thị Bảo Vân :

        Kiến thức thì bao la , nội dung thì vô cùng phong phú và đa dạng …, mỗi cá nhân chúng ta làm sao mà có thể học và biết hết cho được…! Do đó , sự chia sẻ những thông tin lẫn nhau của mỗi người , ở giác độ nào đó , theo cá nhân chị , thì đều đáng quý và đều được trân trọng cả , bởi lẽ mỗi tác giả khi vắt tâm trí để sáng tác , thì đều muốn nói lên cái gì đó mà họ cảm nhận…! nhiệm vụ của người đọc chúng ta là cứ …tìm hiểu…rồi chia sẻ với nhau ….trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau trong khi trò chuyện , trao đổi .
        Vì vậy , em cứ mạnh dạn và vui vẻ vào góp vui , chia sẻ , những gì em muốn sẻ chia …với các anh chị ở đây…chứ có gì đâu mà…lo..lo..!
        Cứ vậy , và luôn vui Bảo Vân nhé …

      • 10/10/2011 lúc 12:54

        Trần thị Bảo Vân : những gì cần nói thì chị Nha Trang nói hết trơn rồi, mình ngồi cười thôi nhé 😀
        Vui thôi mà.

      • Trần thị Bảo Vân
        10/10/2011 lúc 14:36

        Chị Nha Trang và chị Phay Van :
        Dạ , em cám ơn lời chỉ bảo của hai chị . Vân còn nhỏ , có gì thất lễ , Vân mong hai chị và các bác cứ chỉ dạy em nhé…

    • 08/10/2011 lúc 16:57

      Để tổng hợp những bài học trong XH này thì quá nhiều , khốn thay những người thấy cái cần sửa lại không có quyền được sửa 😦

  3. Nguyễn thị Nha Trang
    07/10/2011 lúc 10:58

    Đọc các mẫu chuyện ngắn trong entry hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc…, và tùy theo sự trải nghiệm cũng như nhận thức của từng người , mà chúng ta có những điều tự chiêm nghiệm , và tự rút ra những bài học thiết thực trong cuộc sống đầy rẫy …nhiều cạm bẫy…bất ngờ…!
    Chợt liên tưởng và nhớ lại những truyện thơ ngụ ngôn của Jean de la Fontaine ( 1621 – 1695 ) , một nhà thơ cổ điển Pháp , viết dành cho thiếu nhi , nhưng với người lớn , khi đọc , hẳn không ai là không có những điều đáng chiêm nghiệm …
    Nha Trang xin được chia sẻ với các bạn 1 bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine , qua bản dịch của học giả Nguyễn Văn Vĩnh :

    CHÓ RỪNG và CHÓ GIỮ NHÀ
    ( Le Loup et Le Chien )

    Chó rừng kia xương ngoài da bọc
    Bởi chó nhà săn sóc trông nom
    Bữa kia gặp một chó xồm
    Tròn quay béo mượt , phải hôm chạy quàng
    Chó rừng cũng tính choang một mẻ
    Vồ anh kia mà xé thịt ra
    Ngặt rằng chó lớn thực thà
    Ví bằng đấu sức ai đà dám đoan
    Rằng chó rừng quyết toan được trận
    Sơn cẩu ta đành phận khiêm cung
    Lại gần rủ rỉ nói cùng
    Khen anh chó nọ mượt lông đẫy mình
    Chó rằng : – Ví tiên sinh muốn vậy
    Có khó chi việc ấy mà thèm
    Ngài nên từ chốn sơn nham
    Là nơi kham khổ ở làm chi đây
    Gầy lõ thịt một dây cùng kiết
    Các ông đây thảm thiết đói dài
    Được bữa hôm khó bữa mai
    Tháng ngày chăm chắm miệng nhai vẫn thèm
    Cứ theo ta thử xem một chuyến
    Chó rừng bèn gạ chuyện , một khi :
    – Muốn được vậy phải làm gì ?
    Đáp rằng : – công việc khó chi đâu mà
    Đồ rách rưới đi qua cửa ngõ
    Thì sủa ran đuổi nó đi xa
    Ngày ngày nịnh hót chủ nhà
    Vẫy đuôi mừng rỡ ai mà chẳng thương
    Chỉ có vậy bữa thường cơm cháo
    Thịt cùng gà xương xẩu thiếu chi
    Lại còn chủ mến vuốt ve…
    Chó rừng ưng vậy đi theo nữa đường
    Chợt nom thấy một khoang cổ chó
    Hỏi khoang gì ? thì nó chối không
    Hỏi đi hỏi lại kỳ cùng
    Cho ra cái vết trụi lông là gì
    Chó một mực lì lì chẳng nói :
    – Cái vật này ngài hỏi làm chi ?
    Tái tam hỏi lại , hỏi đi
    Thì ra vết xích còn ghi rành rành
    – Chết nỗi ! thế ra anh phải buộc !
    Muốn chạy dong không được hay sao ?
    Chó rằng : – buộc mãi đâu nào
    Họa là mới xích chẳng bao lâu mà
    – Dẫu chẳng mấy , cũng là phải xích !
    Cái Tự Do gì thích cho tầy !
    Thôi thôi mặc bữa no say…
    Ngàn vàng hồ dễ sánh tầy thảnh thơi..!
    Chó rừng chạy riết một thôi…..

    * Phay Van ơi , các thế hệ học sinh tiểu học trước 1975 ở miền Nam , có thể nói tất cả không một học sinh tiểu học nào là không biết

    • Nguyễn thị Nha Trang
      08/10/2011 lúc 21:56

      Ai…ai…kẻ nào…dám mang tài sản nhà dâng cúng cho kẻ ngoài ! em cho chị biết , để chị ..” lệnh ” …cho ông nhà thơ…Chửi…, chửi… cho té tát te tua luôn nha ! hi..hi..

  4. Nguyễn thị Nha Trang
    07/10/2011 lúc 10:59

    – tiếp –

    …các truyện thơ ngụ ngôn này …
    Bây giờ lớn tuổi , ngồi gõ bài thơ ngụ ngôn này , chị chợt liên tưởng đến…Ngô Bảo Châu …

    Phay Van , và các bạn có liên tưởng đến một điều gì không ? sau khi đọc bài thơ ngụ ngôn này…, hãy cùng chia sẻ suy nghĩ của mình…, được chứ các bạn…

    • Công Thành
      07/10/2011 lúc 14:50

      Chị Nha Trang : Chị nhắc đến Ngô Bảo Châu , làm Công Thành tôi lại nhớ đến entry : ” Cái nhìn của người độc nhãn ” trên blog Bs ngoc , ngày 25/9/2011 .
      Quả thật 1 trí thức như Ngô Bảo Châu , mà có những phát biểu như thế , thì thật là đáng …tiếc , phải không chị !

      • 07/10/2011 lúc 16:42

        Bác Công Thành: em nghĩ trí thức phải là người có chính kiến hẳn hoi cơ. Như NBC có xứng tầm trí thức?

      • Nguyễn thị Nha Trang
        07/10/2011 lúc 20:26

        @ Công Thành : Chào Anh !

        Vâng , cám ơn anh trò chuyện cùng Nha Trang nhé .
        Thưa anh , cho Nha Trang thật lòng bày tỏ quan điểm của mình về cậu Ngô Bảo Châu này nha : lúc đầu khi biết tin về việc cậu ta nhận giải Field , quả thật , cũng như mọi người Việt Nam khác , Nha Trang cũng rất ngưỡng mộ tài năng toán học của Ngô Bảo Châu ( dù rằng Nha Trang chẳng hiểu tí ti nào về công trình đoạt giải của cậu ấy ) , đến khi nhận ra bộ máy tuyên truyền của csvn rầm rộ ăn ké nhảy vào ( sic ) , Nha Trang cũng dõi theo , xem bản lĩnh của nhà toán học này thế nào…, nào ngờ cậu bé này bản lĩnh quá tầm thường…với những phát biểu …chẳng có gì để chứng tỏ là …1 trí thức chân chính cả …!
        Vì vậy , với cá nhân Nha Trang , cậu ta chỉ là 1 người có tri thức , chứ không là 1 trí thức chân chính anh ạ …, chẳng có gì là …đáng tiếc …cả anh Công Thành ơi ! thậm chí Nha Trang có thể nói ngắn gọn trong 2 từ , là : KHINH BỈ !!!

        Đó là quan điểm của Nha Trang ! … Còn anh … ?

        Luôn vui anh Công Thành nhé …

      • 08/10/2011 lúc 10:26

        Em tán thành nhận định của chị Nha Trang. NBC thiếu cái “chất” của kẻ sĩ.

      • Công Thành
        08/10/2011 lúc 14:26

        Chị Nha Trang : Chào chị ! Công Thành cũng cám ơn chị trò chuyện cùng .
        Với quan điểm cá nhân rõ ràng và sắc nét của chị , thì Công Thành tôi cũng nhất trí với chị và cô Phay Van , về vai trò của 1 Trí Thức Chân Chính đối với xã hội .
        Thưa chị , khi tôi nói…tiếc …, là ý muốn nói : phải chi NBC với thành công , và tiếng tăm của cá nhân mình trong học vấn , có một công việc và cuộc sống tương đối lý tưởng , thì nên có tinh thần đóng góp cho giáo dục VN nói chung , và ngành toán học VN nói riêng một cách vô tư khách quan đầy trách nhiệm của người trí thức , thì quý giá biết bao ! Đàng này NBC lại đâm đầu nhận …” quà thưởng “…có ẩn kèm sợi dây xích….. , ( như ý bài thơ ngụ ngôn ở trên mà chị chia sẻ ) của nhà nước csvn , để rồi phải đánh mất…tư cách của mình với những lời phát biểu….đáng bị bình phẩm và chê trách như vậy…! Tôi tiếc , là tiếc với ý này …chị Nha Trang ạ .
        Cũng xin chúc chị luôn vui nhé .

      • 08/10/2011 lúc 20:17

        Phay Van@ :
        Trí thức mà là người có chính kiến thì nó là nhà chính trị rồi. Mà chính trị thì như con đĩ ( xin lỗi con đĩ ) …..
        Nhưng nếu không có chính kiến thì đôi khi cũng nguy hiểm ( giống như Alfred Nobel )
        GS Ngô thực sự là một nhà khoa học lỗi lạc , có điều ông ta đang bị … ” diễn biến ” cầu chúa ban phước lành , chỉ đường dẫn lối cho ông ấy. Tránh đi vào địa ngục của quỷ dữ … ( hihihi, đường đó tui đi thì không sao … )

      • Nguyễn thị Nha Trang
        08/10/2011 lúc 21:37

        @ Công Thành : Chào Anh !

        Qua ý kiến anh trao đổi trong comment của anh , Nha Trang đã rõ ý….tiếc….của anh rồi ạ !

        Nhân anh đề cập đến ” Quà thưởng ” , theo ý của Nha Trang , thì phần thưởng này cũng xứng đáng thưởng cho Ngô Bảo Châu , cũng như với bất cứ nhân tài VN nào đạt được thành tích vang dội như vậy !
        Điều đáng nói là , cái ý đồ chính trị sâu xa của nhà nước csvn , là lại dùng cái phần thưởng có chứa sợi dây xích….này , để xích Ngô Bảo Châu , và cậu ta lại ngoan ngoãn tròng cổ mình vào đó !!!

        Thiết tưởng cũng cần khẽ nói , phần thưởng này là tiền thuế của mọi người dân VN , trong đó có anh và tôi đấy…, phải không anh !

        Luôn vui và thường xuyên vào góp chuyện , anh Công Thành nhé !

        Thân ái ,

  5. 07/10/2011 lúc 11:27

    Tối qua, tôi vô thăm Phay. Đọc chưa xong thì Mẹ gọi nên out liền. Vậy mà bác nỡ Tem của tôi! 😆

    • Nguyễn thị Nha Trang
      07/10/2011 lúc 20:38

      Ui…, như vậy lực lượng nữ chúng ta cũng hùng hậu đấy chứ ..!

      Phía… nam , các anh các bạn …phải luôn nhớ …First Lady … đấy nhé ….!

    • 08/10/2011 lúc 20:04

      Tôi dành tem Phay Van@ cho bác đây nè …

    • 09/10/2011 lúc 08:27

      Ừ, sao lúc này mình hay đánh máy sai ghê quá, cũng may những lõi sai không … hại ai hết ! Hihihi….

    • 09/10/2011 lúc 08:29

      Có cái không thể nhường được Phay Van@ à, ví dụ như …. tật làm biếng !

    • 10/10/2011 lúc 12:51

      Bác Trà: dạ, 😀

  6. 07/10/2011 lúc 11:41

    Anh thì anh chả dại học theo mấy lời răn như thế. Nhỡ mình biết trước rồi họ lại mất công nghĩ cách đối phó. Thế là lãng phí thời gian để đối phó lẫn nhau thì còn lo cho Mình, cho Dân thế nào được? 😆

  7. Công Thành
    07/10/2011 lúc 14:15

    Cô Phay Van làm một entry với 8 bài học ngắn . Chị Nha Trang chia sẻ 1 trong những bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine .Tất cả ở 1 góc độ nào đó , các bài học và bài thơ trên , ít nhiều đều có ý nghĩa sâu sắc với ai đó , bởi cuộc sống luôn bảng lảng những điều như thế .
    Kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam chúng ta cũng rất phong phú…, Công Thành tôi cũng xin được chia sẻ cùng các bác 2 truyện ngụ ngôn của Việt Nam ta :

    1/ Lừa Rừng và Lừa Nhà

    Lừa rừng thấy lừa nhà bèn khen ngợi nó :
    – Lừa nhà mập làm sao , thức ăn lừa nhà mới ngon ngọt làm sao !
    Sau đó , khi người ta chất đồ lên lưng lừa nhà , rồi dùng gậy thúc lừa nhà , thì lừa rừng bèn nói :
    – Không , người anh em ạ , bây giờ thì tôi không ghen nữa , cuộc sống mà anh được hưởng đã phải trả giá như thế nào rồi !

    2/ Ông Già và Thần Chết

    Có ông lão đốn củi xong và phải mang về . Phải mang đi xa , ông lão kiệt sức , đặt bó củi xuống ngồi nghĩ và than thở :
    – Chà , giá Thần Chết cứ đến ngay đi có phải hơn không !
    Thần Chết hiện đến và bảo :
    – Ta đây , lão cần gì nào… ?
    Lão già sợ hãi , vội vàng bảo :
    – Nhấc hộ bó củi nặng lên cho lão…

    • 08/10/2011 lúc 10:49

      Bác Công Thành: Em tìm được cái này:

      (nguồn)

      • Công Thành
        08/10/2011 lúc 14:57

        Cô Phay Van : Cô sưu tầm giỏi lắm : thơ ngụ ngôn La Fontaine ! như Chị Nha Trang nói , thế hệ học trò tiểu học trước 1975 như chúng tôi , ai ai cũng đều học và đọc cả cô ạ !
        Truyện ngụ ngôn tôi chia sẻ ở trên , tác giả vô danh VN mình dựa vào ý bài thơ này mà sáng tác ra vậy…

  8. Lãng Tử
    07/10/2011 lúc 16:09

    Cô Phay Van sưu tầm đưa lên những bài học ngắn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc đấy chứ !
    Thế , tôi cũng xin đóng góp nhé …

    Ba Điều Khó Học

    Thầy Tăng Tử nói với Khổng Tử :
    Tôi biết thầy có 3 điều , tôi học mãi mà chưa làm được . Thầy…

    1/ Thấy người ta có được một điều phải , mà quên cả trăm điều trái của người ta , thế là thầy dễ tính .
    2/ Thấy người có điều gì phải , thì vui vẻ như là mình có , thế là thầy không ghen tị .
    3/ Nghe thấy điều gì phải , nhất quyết làm , rồi sau mới nói , thế là thầy chịu khó thực hành .

    Thầy là người dễ tính , là người không ghen tị , là người chịu khó …, tôi học mãi 3 điều ấy của thầy mà chưa có thể làm được .

    * Lời Bàn : Lấy 1 điều phải mà quên trăm điều trái , thế là có bụng khoan dung người ta , lại có ý gây cho người làm nên điều phải . Thấy người làm phải cũng vui như chính mình làm điều phải , thế là có lòng vô ngã , muốn giục cho người phải ưa làm điều phải . Thấy điều phải làm ngay rồi mới nói , thế là vụ cái thực làm , chớ không chỉ có một cái nói giỏi mà thôi .
    Ba điều này mới nghe tưởng dễ , mà làm thực khó ! Thói thường người đời chỉ hay bới xấu nhau , ghen tị nhau , nói giỏi mà làm càn , cho nên mới ghét bỏ nhau , lừa dối nhau , hãm hại nhau , đưa nhau đến tử vong mà không gỡ ra được…!

    ( Cổ Học Tinh Hoa – trang 18 , quyển II )

    • Lãng Tử
      08/10/2011 lúc 15:53

      Cô Phay Van : Vâng , những ý của một số truyện xưa trong Cổ Học Tinh Hoa ; ngày xưa , rồi trước 1975 , cũng như bây giờ…., có những câu chuyện không còn phù hợp , đó là điều tất nhiên , vì quan niệm đạo đức xử thế mỗi thời , mỗi chính thể chế độ cầm quyền có khác nhau…
      Nhưng trên tất cả , nền giáo dục nào mà đặt nền tảng triết lý giáo dục trên nền của tính nhân bản nhân văn , như : lòng khoan dung , tình nhân ái , tính chân thật , yêu thương con người….v..v…., thì chắc chắn xã hội nhà nước đó tốt đẹp , ổn định lòng người và con người đối xử với nhau có tình người hơn , và ngược lại ! Vì vậy những câu chuyện trong Cổ Học Tinh Hoa , xét về góc độ Nhân Bản , bỏ đi các tình tiết vụn vặt , ắt vẫn còn chân giá trị …, đúng không Phay Van !
      Nhớ lại trước 1975 , các thế hệ chúng tôi khi học lên đệ nhị cấp , thì Cổ Học Tinh Hoa là 1 trong những cuốn sách mà các Gs luôn khuyên phải đọc nằm lòng , và cũng có thể nói là 1 trong những cuốn sách gối đầu giường…., đó Phay Van .

  9. Nguyễn thị Nha Trang
    07/10/2011 lúc 20:46

    @ Phay Van :

    Nhìn 3 cái miệng cười…toe…toét…của em…! Chị…cũng bật ….phì cười…luôn !

    • Nguyễn thị Nha Trang
      08/10/2011 lúc 20:00

      Chời ơi….là chời…! Nguyệt Mai ơi…, Hà Linh ơi…, mau mau lại xem…” Cô bắc kỳ nho nhỏ…
      Tóc ” đuôi gà ” cong cong ”

      Cười…hết cỡ thợ mộc kìa…! Đẹp và có duyên …nhỉ…! hi..hi..
      Phay Van ơi , nhìn các biểu tượng cười ..toe …toét …này , chị lại chợt lóe liên tưởng đến nụ cười quảng cáo của hảng …kem đánh răng Hynos…trước 1975 …! hi..hi..

    • Mai
      09/10/2011 lúc 03:00

      Nha Trang mến yêu,
      Phay Van muốn tặng chị Nha Trang những nụ cười duyên dáng nhất của cô nàng đó!
      Đừng ví nụ cười nàng Phay với nụ cười của anh chàng kem đánh răng Hynos. Nàng Phay của chúng mình đẹp hơn anh chàng nhiều lắm cơ mà!

    • 09/10/2011 lúc 05:21

      Chị Mai và chị Nha Trang: kem đánh răng Hynos trước 1975 sau này không còn, hình như nó trở thành kem P/S, phải không chị Nha Trang ơi?

    • Nguyễn thị Nha Trang
      09/10/2011 lúc 21:08

      @ Nguyệt Mai thân quý ,

      Cảm ơn Mai nhẹ khẽ nhắc Trang nha ! Phải vậy chứ , bồ tèo với nhau Trang rất thích những khẽ nhắc tinh tế thế này , đồng thuận như thế Nguyệt Mai nha …
      Ui chao…Trang …lại sơ ý với Phay Van em nó rồi !!!
      Đừng giận bà chị này nha em yêu ! vì lúc ấy chị chợt lóe liên tưởng đến hình ảnh nụ cười ấy …và gõ…rồi post…
      Thôi để nhận lỗi sơ ý này , chị trả lời câu hỏi của em đây :

      Kem đánh răng Hynos , trước 1975 rất nổi tiếng , cạnh tranh ngang ngửa với kem đánh răng của hảng Perlon nổi tiếng trên thế giới , nhất là vào những năm 60 , 70 , và được quảng cáo rộng rãi , với cái logo đầy ấn tượng : ” Anh bảy ” chà và ” da đen cười tươi với hàm răng trắng đều và đẹp …, nhờ kem đánh răng Hynos ” .
      Sau 1975 , thì thương hiệu Hynos này mất tích , thay vào đó là thương hiệu P/S , nhưng với cung cách làm ăn kiểu ” ngu dốt và tham lam ” của mấy tay thương nghiệp xhcn , thương hiệu P/S này đã bán đứt lại cho hãng Unilever !!! và mãi gần đây thì thấy xuất hiện trở lại với logo có nhiều cải tiến …
      Trước đây chị có đọc 1 bài viết về chuyện này , nhưng tìm không thấy lại bài ấy …, nhưng chị lại gặp 1 bài viết mới đây , cũng nói tương đối rõ chuyện này , chị chia sẻ thông tin này với em và các bạn nha ( phiền em gắn link giúp chị , được chứ em yêu ) :

      Vào google : ” Thắp lại hào quang thương hiệu việt : từ P/S đến Hynos – Kinh Tế ”

      ( nhớ gõ đúng các ký tự , và gõ hết , nó mới ra trang chị muốn chia sẻ )

      Đừng giận vì lỗi sơ ý của chị nha…

      Thắp lại hào quang thương hiệu việt : từ P/S đến Hynos – Kinh Tế

    • Nguyễn thị Nha Trang
      09/10/2011 lúc 21:29

      @ Phay Van mến yêu ơi ,

      À …, nhân nói về kem đánh răng Hynos , có bài này trước đây chị có đọc , thấy cũng rất thú vị , vì có đề cập đến chuyện vui về quảng cáo của Hynos ! chị rà tìm lại được , chia sẻ với em cùng các bạn luôn nha :

      Vào google : ” Bài thơ của Đỗ Trung Quân – tuan’s blog ”

      Bài thơ của Đỗ Trung Quân – tuan’s blog

    • 10/10/2011 lúc 12:58

      Chị Nha Trang: khi cười như thế em cũng liên tưởng đến nụ cười của kem đánh răng Hynos :D, rồi lại nghĩ so sánh thế khập khiễng quá, vì răng ông da đen này đẹp quá chừng, không cạnh tranh nổi 😀

    • Mai
      10/10/2011 lúc 18:58

      Trang ơi,
      Thật ra thì cũng không có gì đâu. Ở đây, mình coi nhau như bạn thân, như chị em một nhà vậy đó, phải không?
      Nhờ đường link của Trang, Mai đã đọc được bài thơ của ĐTQ. Thật hay Trang ạ! “Thấm” hết sức! Cám ơn Trang nhiều lắm nghe.

      • 10/10/2011 lúc 19:33

        Hai chị Nha Trang và Nguyệt Mai: em copy bài thơ đó lên đây luôn nhé:

        TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
        (1982)

        1.
        Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
        Các anh từ Bắc vào Nam
        Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
        Các anh đến
        Và nhìn Sai Gon như thủ đô của rác
        Của xì ke, gái điếm, cao bồi
        Của tình dục,ăn chơi
        “Hiện sinh-buồn nôn-phi lý!!!”
        Các anh bảo con trai Sai Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
        Con gái Sai Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
        các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”
        văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
        ngòi bút các anh thay súng
        bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
        vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
        các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
        các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
        là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
        các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
        mang tuổi trẻ Sai Gòn ra trước vành móng ngựa!!!

        2.
        Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
        Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
        Có anh thợ điện ra đi không về
        Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
        Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
        Tội nghiệp những người sài gòn đi xa
        Đi từ tuổi hai mươi
        Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
        Có ai hỏi những hàng dương xanh
        Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
        Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
        Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
        Tội nghiệp nhưng ông cha rời khỏi nhà dòng
        Áo chùng đen đẫm máu
        Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
        những vị giáo sư trên bục giảng đường
        ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
        Sài Gòn của tôi-của chúng ta.
        có tiếng cười
        và tiếng khóc

        3.
        Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
        Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
        Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
        Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
        Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
        Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát .hy sinh…

        4.
        Và khi ấy
        Thì chính “các anh”
        Những người nhân danh Hà Nội
        Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
        Chửi đã đời .
        Chửi hả hê
        Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
        Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
        Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
        Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
        Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
        Những bà mẹ làm ra hạt lúa
        Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
        Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
        để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
        Bây giờ
        Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
        Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
        Các anh
        đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
        đã bờm xờm râu tóc,cũng quần jean xắn gấu
        Cũng phanh ngực áo,cũng xỏ dép sa bô
        Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, casette, radio…
        Bia ôm và gái
        Các anh ngông nghênh tuyên ngôn”khôn & dại”
        Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
        Các anh cũng chạy đứt hơi
        Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
        Sài Gòn 1982 lẽ nào…
        Lại bắt đầu ghẻ lở?

        5.
        Tội nghiệp em
        Tội nghiệp anh
        Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
        Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
        Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
        Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật

        6.
        Xin ngả nón chào các ngài
        “Quan toà trong sạch”
        Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
        Bình thản đổi thay lốt cũ
        Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
        Hồn nhiên xanh muôn thưở
        để yên cho xương rồng,gai góc
        Chân thật nở hoa
        Này đây!
        Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
        Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
        Sài Gòn bầy hầy ,ghẻ lở
        Bây giờ…
        Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào” thượng đế”
        Khi sống hả hê giữa một thiên đường
        Ai bây giờ
        Sẽ
        Tạ lỗi
        Với Trường Sơn?

        Đỗ Trung Quân (1982)

        (*) năm 1995-nhà xuất bản Trình Bày có ý định in bài thơ này với cái tên tác giả “Chung Do Kwan” trong phần” thơ dịch”. Bài thơ vẫn còn là “ý định” bởi sự cân nhắc cũng là nhã ý của nhà Trình Bày khi biết tác giả thật sự vẫn còn đang sống ở VN.

    • Nguyễn thị Nha Trang
      10/10/2011 lúc 21:49

      @ Phay Van : Thật là khó mà quên cái ” hàm răng quảng cáo ” của kem Hynos , phải không em ! Phải công nhận và phục cái trình độ tiếp thị quảng cáo gây ấn tượng thật sâu đậm và lâu bền này trong trí của người tiêu dùng Việt Nam thật .

      • 11/10/2011 lúc 13:19

        Chị Nha Trang: quảng cáo là một nghệ thuật. Một thời người ta tư duy ấu trĩ , trọng sản xuất, xem thường kinh doanh (vì bao cấp). Người buôn bán bị gọi là “gian thương”. Mãi sau này (khoảng đầu thập niên 1990s) người ta mới đưa môn Marketing vào giảng dạy.

    • Nguyễn thị Nha Trang
      10/10/2011 lúc 21:50

      Phải công nhận là trong ngôi nhà Phay Van này , chị em chúng mình trò chuyện hợp ” tông ” thiệt đó , đúng không Mai và Phay Van !
      Với Trang , hàng đêm mà không vào thăm , thì chắc là …khó ngủ …à nhen …!

    • Mai
      11/10/2011 lúc 17:30

      “Phải công nhận là trong ngôi nhà Phay Van này , chị em chúng mình trò chuyện hợp ” tông ” thiệt đó , đúng không Mai và Phay Van!”
      Đúng vậy đó, Nha Trang ơi!
      Cám ơn cô em Phay đã post bài thơ của ĐTQ cho mọi người cùng đọc.

  10. 08/10/2011 lúc 06:35

    em ” dựa cột” ( cột nhà) để lắng nghe các anh chị em bàn thảo và học hỏi!

    • 08/10/2011 lúc 11:53

      Còn cái cột nào nữa không Phay Van, anh muốn dựa một mình một cột 😀

  11. 08/10/2011 lúc 07:05

    Xếp hàng theo chị HL dựa cột nghe chơi :D, nhân tiện spam phát. Chả là hôm trước trong một entry ở đây (?), Phan mỗ có nói đến cuốn sách “Ngôn ngữ của Chúa” và thấy có nhiều bác hỏi nên to gan viết vài dòng thông tin, bác nào quan tâm và cảm thấy tiện chân thì ghé đọc.

  12. hth
    08/10/2011 lúc 16:46

    8 bài học đầu: rút ra bài học. Bài học thứ 9: Xót xa!

  13. 08/10/2011 lúc 20:19

    Hình như có quá nhiếu bài học, lão trà hâm lại chỉ thích mỗi bài học làm người thôi !
    nhưng bài học ấy cũng khó quá Phay Van@ à !

  14. Mai
    09/10/2011 lúc 02:55

    Chào các bạn thân mến,
    Mai xin gởi tặng các bạn bài viết: “Tỉnh thức! Khó đấy!” của nhà văn – linh mục Nguyễn Trung Tây. Ông là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Với nhiều bài viết giá trị, ông là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

    Tỉnh thức? Khó đấy!
    Tác giả: Nguyễn Trung Tây

    — Xin lỗi, em nghe không rõ! Quan bác nói chi cơ ạ?
    — Điếc à! Tỉnh thức chứ còn nói cái gì.
    — À, tỉnh thức. Cái này thì khó đấy…

    I. Tỉnh thức: Vật chất dư thừa
    Vâng, khỏi nói quan bác cũng biết. Trong xã hội tân tiến như nước Mỹ, tỉnh thức không phải là điều dễ làm, bởi vật chất dư thừa khiến mình khó phân biệt đâu là thần tài đâu là thần chết.
    Thì đấy, u em hay kể chuyện hai tên cướp một lần lái xe trên Freeway 5, ngang qua sa mạc, bất ngờ nhìn thấy người đàn ông trung niên hốt hoảng bỏ chạy dọc theo freeway, miệng hét to,
    — Thần chết! Thần chết!
    Thần chết?
    Ở đâu ra mà lại có thần chết ở cái quãng vắng như chùa bà đanh này!Thấy chuyện lạ, hai tên cướp chặn người đàn ông lại, kề dao vào cổ, vặn hỏi,
    — Thằng khùng! Thần chết ở đâu mà vừa chạy vừa hét ầm ĩ lên như vậy? Mát hả? Hay té giếng sâu mười tám thước?
    Mặc cho dao sắc cứa ứa máu cần cổ, người đàn ông không sợ hãi, nhưng tiếp tục chỉ vào rừng, miệng hét to,
    — Thần chết! Thần chết!
    Thấy thái độ lạ kỳ, bỏ mặc người đàn ông ở đó, cả hai tên cướp đi sâu vào sa mạc. Mới lần mò được khoảng một quãng đường, hai tên cướp nhìn thấy hang đá bên trong chất cao có ngọn vàng bạc kim cương. Thấy kho tàng, hai tên cướp mắt sáng ra, cả hai thay phiên hốt của cho vào bao. Vừa gom vàng, vừa hốt bạc, cả hai tâm hồn lâng lâng nghĩ tới ngày mai tươi sáng với một kho tàng trời cao ban tặng.
    Sau một hồi loay hoay với vàng bạc kim cương, cả hai tên cướp cùng đói bụng. Một tên đề nghị,
    — Thôi, để tớ vô phố. Mi cứ ở đây, đợi tớ mua hambugers mang về tụi mình ăn trưa…
    Đang đói bụng, nghe bạn đề nghị, tên kia gật đầu.
    Nào ngờ, trên đường đi, tên cướp thứ nhất động lòng tham, hắn nghĩ, “Ghé vào tiệm mua thuốc chuột nhét vào ổ hambuger. Nguyên kho tàng sẽ thuộc về mình”.
    Nhưng có ai học được chữ ngờ, trong hang núi, tên cướp thứ hai cũng động lòng. Hắn nghĩ kế, bậm môi đứng nép cửa hang, tay giơ cao mã tấu đợi chờ. Tên cướp thứ nhất từ phố vừa mới ló đầu vô, đầu rụng xuống, rơi lăn lăn tròn đều nền đất, âm thanh nghe khô lông lốc.
    Chém chết bạn xong, tên cướp thứ hai thanh thản ngồi xuống, lôi bánh mì hambuger ra ăn. Nhưng bánh mì vừa mới trôi qua cổ họng, mắt người trợn trắng, thân hình vật xuống nằm cạnh xác đồng nghiệp vẫn chưa kịp lạnh.
    Thần tài rớt mặt nạ xuống, hiện nguyên hình thần chết.
    Em nhớ, kể chuyện xong, u em nói thòng theo một câu,
    — Tỉnh thức? Khó đấy!

    II. Tỉnh thức: Giật gấu vá vai
    Đối với những cuộc đời giật gấu vá vai, tỉnh thức cũng không phải là một điều dễ thực hiện, bởi đời sống vật chất thiếu thốn khiến thiên hạ dễ dàng mập mờ lẫn lộn giữa hạnh phúc bây giờ và bất hạnh tương lai.
    Vâng, để em kể hầu quan bác chuyện này. Thầy đẻ em cũng nói tại phố ở ngoài Bắc, có cặp vợ chồng son. Cả hai hạnh phúc, nhưng chỉ tội nghèo. Bởi thế chồng ngày ngày vô rừng đốn củi kiếm tiền. Vợ ở nhà xúc tép mang ra chợ bán. Cả hai quần quật làm việc đầu tắt mặt tối, thế mà vẫn không thoát cảnh cơm trưa trộn sắn, cơm chiều độn khoai. Nhưng mặc cho phận nghèo theo đuổi, hai vợ chồng thương yêu mặn nồng. Tối tối, trong khi chồng đang ngồi xếp đống củi chuẩn bị mang ra phiên chợ sáng sớm hôm sau, vợ ngồi bên cạnh ướp muối từng chú tép xúc được trong ngày. Lâu lâu hai vợ chồng nhìn nhau, cười tủm tỉm thương yêu mặn nồng. Ơi tình!
    Bất ngờ, vào một ngày, trong khi đang cong lưng vớt tép, vợ nhận ra trong rổ lóng lánh cục đá. Ánh sáng cục đá lấp lánh che tối ánh lửa mặt trời nhiệt đới và cả ánh bạc tép tôm dãy dụa trong rổ. Mang cục đá lớn bằng trứng chim câu về nhà, vợ nhờ người mang đi bán. Thế là đổi đời, chồng thôi phận tiều phu, vợ thôi kiếp xúc tép. Cả hai trở nên giàu có với nhà cao cửa rộng, ăn trắng mặc trơn, gia nhân tấp nập. Và cũng bắt đầu từ đó, người chồng một thời tiều phu đổi tính. Anh không còn tối tối quây quần xum họp với vợ trong túp lều tranh nữa, nhưng ngày đêm la cà quán rượu nhà chứa… Cũng bắt đầu từ đó, người vợ một thời xúc tép đổi hình. Chị ăn mặc sang trọng phấn son rỡ ràng, thường xuyên xuất hiện nơi sòng bạc… Có người còn nói chị trở nên gái gọi hạng sang…
    Cũng như u em, thầy đẻ em cuối câu chuyện cũng hay dặn bảo,
    — Tỉnh thức? Khó đấy!

    III. Tỉnh thức: Chốn thiền môn
    Đời sống thiền môn cũng thế, không tỉnh thức, cõi thiền nhập nhằng hóa ra cõi trần.
    Hồi em còn đi học, trong lớp Thiền, thầy giáo kể chuyện nhà tu sĩ phái hành khất bình bát một lần dừng bước ngồi ăn xin dưới gốc đa đầu làng. Người trong thôn đi ngang, họ nhận ra gia tài duy nhất tu sĩ sở hữu là cánh áo tăng và bình bát gỗ. Tuy nghèo, nhưng tu sĩ hạnh phúc, khuôn mặt không vắng nụ cười. Ngày ngày ngồi gốc đa, người tuổi trẻ lần chuỗi tâm kinh bình bát,
    — Xin cho con sống trọn đời tu hành, chọn Trời làm mền, lấy đất làm giường, lấy hạnh phúc tha nhân làm hạnh phúc chính con”.
    Dân làng đi ngang, có người dâng cúng chuối sứ, có người tặng khất sĩ bánh ú. Trẻ em rắn mặt có tên nhặt đá ném người xuất gia. Không hiểu triết lý diệt ngã môn phái hành khất, có người đi ngang qua mở miệng mắng người xuất gia mấy mắng,
    — Ơ hay chửa! Thanh niên trai tráng mặt mũi thông minh sáng láng, tay chân vạm vỡ như thế kia mà lại biếng lười thối thây!
    Ai cho chi, tăng sĩ trẻ tuổi cúi đầu, tay đặt trước ngực kiểu khất sĩ, miệng nói cám ơn. Bị đá ném thẳng vào người, dù to hay nhỏ, tăng sĩ yên lặng, thân mình không chuyển, vầng trán không gợn, nụ cười vẫn nở, nhưng đầu cúi xuống tránh hòn đá hiểm ác ném thẳng mặt. Trước lời la mắng, cự trách, tu sĩ tay chắp thế tâm kinh bình bát, nhìn xuống nền đất, ánh mắt khoan thai tựa Đức Phật ngự tòa sen.
    Người trong làng ghé gốc đa mời tăng sĩ về nhà dùng cơm chay dưa muối. Tu sĩ bình bát nhã nhặn cúi đầu trầm trầm âm vọng cám ơn.
    Ngày ngày trôi qua tăng sĩ gốc đa trở thành đời sống thôn xóm. Sáng sáng, đi ngang đầu làng, người trong thôn nhìn tu sĩ cây đa ngồi đó, ánh mắt vẫn hiền từ, nụ cười vẫn khoan dung.
    Nhưng hôm đó trời chuyển mùa đông. Gió thổi rét buốt da thịt. Người làng ái ngại nhận ra áo tăng tu sĩ chuột gặm cắn rách. Có người nhanh nhanh mua cúng dường bộ tăng mới. Nhưng tu sĩ lắc đầu, chỉ mượn kim chỉ vá lại chỗ rách.
    Nhận ra chuột nhắt nguyên nhân chính tạo ra tình trạng cơ hàn, người trong thôn chạy về kiếm chú mèo. Người này thông minh, ông không biếu tặng tăng sĩ chú mèo bình thường, nhưng gầy đói và hay chuột. Dưới gốc đa, tăng sĩ nhìn chú mèo. Chàng quyết liệt từ chối, viện lẽ hành khất bình bát không có quyền sở hữu bất cứ điều chi ngoài áo tăng và bình bát. Nhưng chủ nhân chú mèo thiết tha,
    — Bạch thầy! Nhưng con xin phép gởi tạm thầy chú mèo, nhờ huệ phước chăm nom dăm bữa. Con sẽ quay lại xin thầy hoàn trả…
    Nhận ra chú mèo gầy ốm, miệng kêu meo meo đói sữa, lòng từ tâm nổi lên, tu sĩ bình bát miễn cưỡng gật đầu.
    Từ ngày xuất hiện chú mèo, chuột nhắt không còn lai vãng gốc đa. Nhưng tăng sĩ bắt đầu đảo mắt tìm kiếm. Nhận ra điều đó, người trong thôn sáng chiều ghé vào tặng hai chén sữa cho chú mèo. Xong một mối lo!
    Ngày tháng trôi qua, người biếu sữa rời bỏ thôn làng lên kinh đô làm ăn. Nhất cử lưỡng tiện, ông mang bò sữa lại gốc đa. Như thế chú mèo có lương thực, mà tăng sĩ có miếng sữa tươi. Nhìn chú bò, tăng sĩ không nói chi, miệng tiếp tục lời tâm kinh bình bát.
    Bây giờ sở hữu chú bò sữa, tăng sĩ bắt đầu đảo mắt nhìn quanh tìm kiếm. Tăng sĩ không còn thường xuyên ngồi thiền gốc đa nữa, nhưng sáng trưa chiều tối, đi quanh kiếm cỏ nuôi bò. Gốc đa ngày nào giờ vắng lời tâm kinh!
    Dân làng họp lại; họ quyết định gửi tới gốc đa người phụ nữ cùng đinh khố rách, không công ăn việc làm để trông coi bò sữa. Thôi, cũng là việc bác ái, một công hai việc, vừa làm phúc cho cô gái, vừa tiếp tục giúp tăng sĩ không mất thì giờ công phu tu hành đi làm công việc dẫn bò ăn cỏ. Người trong thôn làng nhận ra lần đầu tiên, khi thấy cô gái đứng trước mặt, vầng trán cao rộng hằn sâu một đường. Tăng sĩ bình bát không nói chi, tay chỉ phía sau. Thôn làng hiểu ý, nơi xa xa người ta cất lên ngôi nhà tranh cho cô gái chăn bò sữa.
    Ngày tháng trôi qua, đời sống thôn làng và tăng sĩ gốc đa quay trở lại nhịp điệu bình thường. Người trong thôn không phải lo cho tu sĩ nữa, bởi có người phụ nữ do thôn làng cắt cử đặc trách công việc chăm sóc. Tăng sĩ tiếp tục chăm chú lời tâm kinh bình bát; chàng không còn xao lãng bởi đường áo rách, bởi chén sữa chú mèo, và bởi cỏ khô bò sữa. Tất cả những điều đó, cô gái dưới túp lều tranh phía xa xa đã làm hộ.
    Tháng năm trôi qua, vào một buổi sáng mùa xuân, người trong thôn giật mình khám phá ra tăng sĩ biến mất, chàng đã bốc hơi, không còn ngồi dưới gốc cây đa nữa. Ủa, vậy chàng đi đâu?
    — Chắc là ông ấy lại cất bước lên đường viễn du với lời tâm kinh bình bát rồi.
    Trong khi người ta đang bàn tán, có người hốt hoảng rú lên như ma nhập, tay chỉ túp lều tranh,
    — Trời ơi! Nhìn kìa!
    Mọi người quay về hướng tay chỉ, ai cũng nhận ra tăng sĩ bình bát vừa từ trong túp lều tranh mở cửa bước ra. Chàng không còn mặc áo tăng sĩ nữa, nhưng khoác trên người bộ áo bà ba màu nâu, cổ chàng quấn khăn rằn ri. Người thanh niên một thời sống đời tăng sĩ bình bát mỉm cười, giơ tay chào mọi người trong thôn. Sau đó, chàng chậm rãi đi lại phía bò sữa, mở dây cột, rồi chậm rãi dẫn chú bò ra ngoài cánh đồng cỏ.
    Cha giáo lớp Thiền, hồi đó kể xong câu chuyện, kết luận,
    — Tỉnh thức? Khó đấy!

    Nguyễn Trung Tây
    (nguồn: vietbao online)

  15. Trần thị Bảo Vân
    09/10/2011 lúc 12:41

    Chị Phay Van : Xin lỗi chị , vì chắc bài thơ ” Tau chửi ” , ít nhiều chắc cũng làm chị …nhăn mặt !!! để gọi là chuộc lỗi , út Vân xin phép chị góp 1 bài thơ nhẹ nhàng , chắc cũng có ý nghĩa nào đó trong cuộc sống…lứa đôi …( nhưng út Vân không biết tác giả là ai )

    ĐÔI DÉP

    Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
    Là bài thơ anh kể về đôi dép
    Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
    Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

    Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
    Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
    Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
    Lên thảm nhung , xuống cát bụi cùng nhau

    Cùng bước , cùng mòn , không kẻ thấp người cao
    Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
    Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác
    Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia

    Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
    Mọi thay thế đều trở thành khập khiểng
    Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
    Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

    Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
    Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
    Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
    Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

    Đôi dép vô tri khăng khít song hành
    Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
    Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
    Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

    Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
    Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
    Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
    Gắn bó nhau vì một lối đi chung

    Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
    Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
    Chỉ còn một là không còn gì hết
    Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia…

    ( Bảo Vân không biết Tác Giả là ai ? )

    • Lãng Tử
      09/10/2011 lúc 15:20

      Cô Bảo Vân : Cám ơn cô đã chia sẻ 1 bài thơ tình thật hay . Thật lòng , Lớn tuổi như tôi đây , mà khi đọc bài thơ này vẫn trào lên nhiều cảm xúc… đến dạt dào cảm động …
      Về tác giả bài thơ , theo như tôi được biết mang máng , thì có thông tin cho rằng đó là của tác giả Nguyễn Trung Kiên , nhưng có thông tin lại cho rằng đó là của tác giả Thuận Hóa …?
      Nhưng dù là của tác giả nào , chúng ta cũng cám ơn họ , vì một bài thơ tình thật hay đến đằm thắm …đầy cảm động dạt dào, phải không cô Bảo Vân và các bác…!

      • Nguyễn thị Nha Trang
        09/10/2011 lúc 23:03

        @ Anh Lãng Tử & Bảo Vân :

        Trước đây Nha Trang cũng đã từng đọc bài thơ ” Đôi dép ” này , và cũng đã …thuộc lòng nó…qua cuốn sổ sưu tầm thơ của con bé út của Nha Trang , và cũng đã được đọc một bài viết có thông tin nói về … ” Các Tác Giả …sáng tác bài thơ tình Đôi Dép …này ” .
        Nay rà tìm lại được bài viết mà Nha Trang đã đọc trước đây…, vậy xin chia sẻ thông tin này đến anh , đến Bảo Vân , và cùng các bạn nha :

        Mời anh , Bảo Vân , cùng các bạn vào Google :

        ” Đi tìm tác giả bài thơ ” Đôi dép ” ( Mai Thiên Thanh ) ”

        * P/s : Chú ý gõ đúng ký tự , và gõ hết …, mới đúng bài mà Nha Trang muốn chia sẻ .

      • 10/10/2011 lúc 13:05

        Bảo Vân và các bác: cả bài thơ em thích nhất hai câu này:

        Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
        Mọi thay thế đều trở thành khập khiểng

      • Trần thị Bảo Vân
        10/10/2011 lúc 15:44

        Bác Lãng Tử , chị Nha Trang , chị Phay Van : Cám ơn bác và hai chị đã thích bài thơ ” Đôi dép ” , mà Vân sao chép lại . Vân cũng rất cám ơn chị Nha Trang đã cho biết thông tin về ” nghi vấn ” của tác giả bài thơ .
        Có một bài thơ mà Tên tác giả cũng không được ” rõ ràng ” , Vân xin phép sao chép lên đây , mong các bác và các anh chị chia sẻ thông tin thêm ạ , đó là bài thơ :

        HAI SẮC HOA TI-GÔN ( của T.T.Kh. ? hay T.T.K.H. ? )

        Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
        Nhặt cánh hoa rơi cảm thấy buồn
        Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
        Tôi chờ người đến với yêu đương

        Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
        Dãi đường xa vút bóng chiều phong
        Và phương trời thẳm mờ sương , cát
        Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng

        Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
        Thở dài trong lúc thấy tôi vui
        Bảo rằng : ” Hoa , dáng như tim vỡ
        Anh sợ tình ta cũng thế thôi ! ”

        Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
        Cánh hoa tan tác của sinh ly
        Cho nên cười đáp : ” Màu hoa trắng
        Là chút lòng trong chẳng biến suy ! ”

        Đâu biết một đi một lỡ làng
        Dưới trời đau khổ chết yêu đương
        Người xa xăm quá ! Tôi buồn lắm
        Trong một ngày vui pháo nhuộm đường…

        Từ đấy , thu rồi , thu lại thu…
        Lòng tôi còn giá đến bao giờ
        Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
        Người ấy , cho nên vẫn hững hờ

        Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
        Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
        Mà từng thu chết , từng thu chết
        Vẫn giấu trong tim bóng một người

        Buồn quá ! hôm nay xem tiểu thuyết
        Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
        Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
        Và đỏ như màu máu thắm pha !

        Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
        Một mùa thu trước rất xa xôi
        Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
        Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

        Tôi sợ chiều thu nhạt nắng mờ
        Chiều thu hoa đỏ rụng , chiều thu
        Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
        Người ấy sang sông đứng ngó đò

        Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
        Trời ơi ! người ấy có buồn không ?
        Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
        Tựa trái tim phai , tựa máu hồng .

        ( T.T.Kh ? hay T.T.K.H ? )

      • 10/10/2011 lúc 19:51

        Bảo Vân: của T.T. Kh (Thâm Tâm Khánh)
        Cả Bài Thơ Cuối cùng cũng ký T.T. Kh.

  16. Lãng Tử
    09/10/2011 lúc 15:46

    Phay Van : trang blog của cô thú vị thật , mọi người vào chia sẻ thông tin đa dạng và trao đổi thật thân tình .
    Mong cô và các bác luôn duy trì không khí thú vị này nhé .

    • 10/10/2011 lúc 13:07

      Thú vị là nhờ các bác đấy chứ, bác Lãng Tử. Em là người cảm ơn mới phải.

  17. Mai
    09/10/2011 lúc 19:40

    Giới thiệu trang blog của nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư.

    Các bạn thân mến,
    Như trong một comment lần trước, Mai được hân hạnh giới thiệu với các bạn một người linh cầm bút hết lòng trong việc phục hồi di sản văn chương Miền Nam, mà một thời đã bị cho vào đống lửa không thương tiếc.
    Hôm nay, Mai muốn mời các bạn viếng trang nhà của ông. Bạn sẽ được xem những sáng tác mới nhất của ông, cũng như “Thư Quán Bản Thào”, một tạp chí văn chương bất định kỳ ở hải ngoại, và nhiều mục khác nữa… để bạn thấy tấm lòng của một người đối với văn chương chữ nghĩa.
    Xin cám ơn Ông, nhà văn Trần Hoài Thư.

    http://tranhoaithu.wordpress.com/

    • Nguyễn thị Nha Trang
      09/10/2011 lúc 22:33

      @ Nguyệt Mai thân quý ,

      Cảm ơn Mai , vừa xuất hiện trở lại đã chia sẻ với mọi người những thông tin chứa đầy giá trị !
      Với cá nhân Nha Trang , thông tin Nguyệt Mai giới thiệu chia sẻ trang blog này , Trang vừa dạo đọc lướt qua , và cảm nhận trang blog này thật là hợp với ” tạng ” của Trang lắm …!

      À …, Mai ơi …, dạo này có sáng tác nào mới không , Mai trình làng cho bạn bè thưởng thức đi chứ…
      Nha Trang đón đợi đọc đó nha …bồ tèo…!

      • Mai
        10/10/2011 lúc 18:53

        Nha Trang yêu mến,
        Cám ơn Trang đã quan tâm. Đã từ lâu rồi, Mai không viết được nữa. Nếu có sáng tác mới, Mai sẽ “trình làng” khoe với các bạn nhé!
        Hôm qua, Mai đọc truyện “Những thiên thần bằng sành” của chị Cam Li, đến đoạn anh Danh gò lưng đạp xe chở Bé Thơ đi học, Mai đã nhớ lại một bài thơ Mai làm cách đây lâu lắm (trước 1975). Để Mai gõ lại cho Trang đọc nghe. Hy vọng, Trang sẽ thấy lại một chút hình ảnh thuở xưa:

        Đưa bé đến trường

        Những vòng xe đạp lăn đều
        Trên cao nắng quái như trêu chúng mình
        Sau yên bé dõi mắt nhìn
        Hàng dừa xanh với hoa xinh dọc đường
        Và rồi bé đã tới trường
        Học chăm ngoan nhé…ba thương, má chiều…

        Trần Thị Nguyệt Mai

      • Nguyễn thị Nha Trang
        10/10/2011 lúc 21:00

        @ Nguyệt Mai thân quý , Cảm ơn Mai gởi đến Trang và các bạn bài thơ Mai sáng tác trước 1975 .

        Với cá nhân của Trang , quả thật ” giọng ” thơ của Nguyệt Mai không lẫn vào đâu được , đọc thơ của Nguyệt Mai , cảm nhận được rất rõ những hình ảnh trong sáng , thanh bình , thông qua ngôn từ phát họa chấm phá …, cảm nhận được cái không khí dìu dịu , mơn man êm đềm , và nhất là lan tỏa nhè nhẹ sự trang nhã trong sử dụng thi từ .
        Thơ chính là…Người …vậy ! Trang nói …không sai …chứ Nguyệt Mai ?

      • 11/10/2011 lúc 13:26

        Chị Nha Trang và chị Mai: đọc lại thơ chị Mai cũng như các bài thơ, các truyện ngắn của Tuổi Hoa xưa, em thấy lòng đau đau, như một mất mát quá khứ không thể bù đắp.

      • Mai
        11/10/2011 lúc 17:37

        “Thơ chính là…Người …vậy! Trang nói …không sai …chứ Nguyệt Mai?”
        Trang quý mến,
        Cám ơn Trang đã yêu mến Mai mà nói vậy. Mai …cũng không biết nữa. Để khi nào có dịp gặp nhau bằng xương bằng thịt, thì Trang sẽ nhận xét nhé!

    • 10/10/2011 lúc 13:09

      Cảm ơn chị Mai đã giới thiệu. Em đã thêm địa chỉ này vào mục Văn Nghệ để các bác tiện đọc.

      • Mai
        10/10/2011 lúc 19:00

        Cám ơn em, nàng Phay yêu mến!

    • Công Thành
      10/10/2011 lúc 15:54

      Một trang blog đầy thông tin thú vị và giá trị !
      Cám ơn chị Mai đã chia sẻ giới thiệu trang blog này .

      • Mai
        10/10/2011 lúc 19:05

        Không có chi, Công Thành ơi!
        Chị rất ngưỡng mộ nhà văn Trần Hoài Thư với tấm lòng của ông dành cho văn chương Miền Nam. Trên đời này, chắc chỉ có một!

  18. Nguyễn thị Nha Trang
    09/10/2011 lúc 20:16

    Wow…! Cơm nước xong , bật máy vào trang yêu mến thân quen hàng đêm , nhìn thấy logo của Nguyệt Mai xuất hiện là bụng thấy mừng dzui rồi ! Chao ôi …dzậy là Nguyệt Mai bồ tèo đã chính thức …xuất hiện lại …dzui quá…dzui quá !
    Phay Van ơi…, Hà Linh ơi…, mau mau …khui…chai vang …đi 2 em …, chị đi lấy ly…nha…
    Nào…cùng khẽ chạm nâng ly…chúc mừng…Nguyệt Mai…trở lại….

    Now , ..one…two…three….C..h..e..e..r..s !

    • 10/10/2011 lúc 13:12

      Chị Nha Trang: em cũng mừng chị ạ. Còn một số hình ảnh về Nha Trang nữa hôm nọ em tạm gác lại đợi chị Nguyệt Mai bớt bận rộn. Để em soạn lại làm bài cuối về Nha Trang chị nhé.

      • Mai
        10/10/2011 lúc 18:39

        Phay ơi!
        Vậy thì còn chờ gì nữa, cô em yêu quí! Hãy post lên cho mọi người và chị được tìm về kỷ niệm ở Nha Trang đi em.

    • Mai
      10/10/2011 lúc 18:33

      Nha Trang thương yêu,
      Nha Trang làm cho Mai cảm động quá. Cám ơn bạn thật nhiều đã yêu mến Nguyệt Mai. Những ngày bận rộn đã qua. Bận nhưng mà vui, Trang ơi, vì Mai được làm công việc mà mình yêu thích. “Anh chàng” cũng dễ thương lắm, phụ Mai làm việc nhà đó chứ!
      Mai cảm thấy rất hạnh phúc, Trang ạ!

      • Nguyễn thị Nha Trang
        10/10/2011 lúc 20:17

        @ Nguyệt Mai thân quý ,

        Đọc comment này của Mai , mình thấy vui lây với niềm vui trong công việc của Mai , và cũng vui chúc mừng không gian cũng như không khí hạnh phúc của gia đình bạn !
        Lứa tuổi của chúng mình , thì có niềm vui và hạnh phúc nào hơn khi được tự do làm công việc mình thích , cũng như luôn có người bạn đời đồng hành sẻ chia những vui buồn cũng như lúc bận rộn , phải không Mai !
        Chúc bạn luôn hạnh phúc Nguyệt Mai nhé…

      • Mai
        11/10/2011 lúc 17:51

        Không phải đâu em gái ơi!
        Đối với chị, hạnh phúc đơn giản lắm. Môt buổi mai đi làm thấy trời xanh và nắng ấm thì đã là hạnh phúc. Làm được một việc gì nho nhỏ là một hạnh phúc. Có được những người bạn dễ thương trên trang nhà của em, cũng là một hạnh phúc… Viết đến đây, chị lại nhớ đến bài thơ “Cũng đủ là hạnh phúc” chị đã sáng tác sau năm 1975 và chị Tịnh Tâm đã phổ nhạc để hát trong ngày đám cưới của chị Cam Li. Để chị gõ lại tặng em và các bạn nhé!

        Cũng đủ là hạnh phúc

        Khi ta trông thấy nhau
        Nỗi buồn đã chìm sâu
        Niềm vui bừng lên mau
        Xin mãi gần nhau…

        Cũng đủ là hạnh phúc
        Những lần gặp gỡ nhau
        Quên đi bao ưu sầu
        Chôn đi bao niềm đau

        Cũng đủ là hạnh phúc
        Khi gặp người yêu thương
        Những đắng cay trần thế
        Tan đi theo đại dương…

        Trần thị Nguyệt Mai

    • Mai
      11/10/2011 lúc 17:53

      Cám ơn Nha Trang đã chia sẻ.
      Mình cùng chúc nhau lời chúc hạnh phúc, Trang nhé!
      🙂

      • Nguyễn thị Nha Trang
        11/10/2011 lúc 20:10

        Vâng , chúng ta cùng xiết chặc tay nhau , cùng chúc mừng hạnh phúc lẫn nhau tới tất cả bạn bè , anh chị em trong ngôi nhà đáng yêu và thân thương này …, Nguyệt Mai và Phay Van nha…!

        CHÚC MỪNG HẠNH PHÚC !

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: