Thanh Tịnh và ngày khai trường
Phay Van yêu mến,
Bây giờ, nơi chị đang ở, các em nhỏ đã bắt đầu đi học trở lại. Đã là mùa tựu trường. Ký ức cũ chợt về. Dịu dàng. Dấu yêu. Chợt nhớ bài văn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, mà ngày xưa học sinh đã yêu mến và thuộc lòng trong tâm khảm. Lang thang trên web, thấy bài viết này, nên chia sẻ với em và các bạn.
Trần Thị Nguyệt Mai
Thanh Tịnh và ngày khai trường
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”…
“Mái trường thì không dấu yêu”, không biết vì sao ý nghĩ đó đến với tôi khi chợt nghe một cô bé học trò ngang qua trường cũ thốt lên câu nói thân thuộc “mái trường mến yêu” mà không một chút cảm xúc. Câu nói ấy đã quen nhàm đến rỗng nghĩa hay thực tế giáo dục học đường ngày nay không còn là môi sinh cho những cảm nghĩ như thế nữa? Hình như, một nền giáo dục hướng tới việc đào tạo những công dân chỉnh chu, chín chắn, đầy đủ tri thức và kỹ năng sống dần thành hình, bỏ quên triết lý xây dựng nền giáo dục đào tạo những người dân tự chủ, tự nhiệm lấy tình cảm, lý trí và phận sự giữa đời. Mặc lòng, chương trình giáo dục, nhất là giáo dục văn học và nhân văn, vẫn tạo cơ hội cho người học được tiếp cận, chia sẻ và đồng cảm với những trang sách chất chứa những xúc cảm, non tơ nhưng bền bỉ, nuôi dưỡng niềm hứng thú và say mê sự học. Những trang sách đi suốt đời vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu… Đã có những trang sách như thế, như trích đoạn Ngày tựu trường (rút từ Cổ văn học/ Humanités, trong Sách của bạn tôi/ Le Livre de mon ami) của Anatole France với các nhà văn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là những người được giáo dục bởi nền giáo dục Pháp Việt chẳng hạn. Có lẽ đây là trích đoạn văn học có ảnh hưởng lớn tới tâm hồn họ. Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Nguyễn Huy Tưởng,… đặc biệt là Thanh Tịnh, đã để lại những vần thơ, trang văn ghi dấu sự ảnh hưởng ấy. Trong tác phẩm của họ, hình ảnh chú bé A.France trong ngày tựu trường luôn khơi dậy những tình cảm trong sáng, bỡ ngỡ và êm ái của tuổi thơ. Bởi hơn đâu hết, chính những thầy giáo vỡ lòng, thông qua trang hồi ký tuyệt vời ấy, đã đánh thức ở họ những xúc cảm đầu đời: niềm đam mê học hành và tình yêu văn chương nghệ thuật.
Đã qua đi quãng thời gian ước lệ 100 năm, thời gian mà Thanh Tịnh hiện diện giữa chúng ta, văn chương ông đã và vẫn sẽ còn đọng lại trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ, nhất là với truyện ngắn Tôi đi học, tác phẩm có lẽ là xuất sắc nhất ghi lại “những kỷ niệm mang mang của buổi tựu trường”. “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”… Thanh Tịnh đã bắt đầu câu chuyện về ngày đầu cắp sách đến trường bằng những câu văn miên man cảm xúc như thế. Bởi với Thanh Tịnh, “hôm nay tôi đi học” là một sự kiện trọng đại đầu tiên mà ông trải qua. Bởi ngày đầu tiên đi học là một ấn tượng khắc sâu trong tâm khảm đến mức “hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” là “lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mang mang của buổi tựu trường”. Cái ý tưởng “ghi lên giấy” một kỷ niệm sâu sắc của tuổi thơ bắt đầu từ tâm trạng “nao nức” ấy.
Thực ra, nếu chỉ có mỗi tâm trạng nao nức thì chưa chắc đã đủ đánh thức ký ức bấy lâu bị khuất phủ. Thanh Tịnh đã rất khéo léo khi đưa ra hai “đồng minh” giúp cho dòng tâm sự ấy trỗi dậy và tràn lên trang viết. Đó là cảnh vật ảm đạm cuối thu và niềm vui rụt rè của những bé em lần đầu cắp sách đến trường. Khung cảnh u ám của ngày thu hôm nay đã khiến tác giả hồi tưởng, tiếc nuối về một khung cảnh rực rỡ đã qua – “những cảm giác trong buổi sáng ấy” – “nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Và chính hình ảnh “mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường” đã là chất xúc tác kéo gần hai cảnh huống ngỡ như rất xa nhau như thế để nảy nở hồi ức về ngày đầu đi học. Đọc đến đây, hóa ra, Thanh Tịnh không kể cho chúng ta một câu chuyện mà viết ra một tự truyện. Truyện ngắn Tôi đi học, vì thế, bị tước đi phần lớn hư cấu để thuật lại nghiêm ngắn và xúc động một kỷ niệm ấu thời. Nhưng cái tài của Thanh Tịnh, cũng là cái độc đáo của tác phẩm, là đã chọn được một bút pháp thích hợp: lời văn nhẹ nhàng, thanh thoát, trang nhã và đặc biệt tinh tế. Điều này đã làm cho câu chuyện mang hơi hướng trang nghiêm trở nên giản dị và gần gũi hơn. Vẫn có một cốt truyện xuyên suốt, vẫn có những liên tưởng trữ tình ngoại đề, nhưng cái lấn át trong truyện ngắn là cảm xúc của nhân vật và chất thơ của ngôn từ. Tất cả làm nên vẻ đẹp đằm thắm, dịu êm như là một nét phong cách đồng thời cũng là sức hút riêng có của tác phẩm Thanh Tịnh.
Câu chuyện được kể lại trong Tôi đi học dường như rất mờ nhạt. Đó là buổi sáng đi học đầu tiên của nhân vật xưng tôi. Ghép nối lại cũng chỉ có ba tiết đoạn chính: trên đường tới trường, trên sân trường ngày khai giảng và trong lớp học. Mỗi tiết đoạn cũng không có sự kiện nào thực sự nổi bật. Thậm chí, có thể nói cả truyện được hình thành theo chiều trôi chảy của thời gian và theo chiều vận động tâm lí của nhân vật. Choán hết toàn bộ tác phẩm là các biểu hiện thuộc về tâm lý. Đầu tiên, khi phát hiện ra sự hệ trọng của việc đi học, “tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn”. Một chút ghen tị, thèm thuồng với vẻ tự tin và tinh nghịch của những bạn cùng lứa gặp trên đường đã khiến “tôi” muốn tự mình mang sách vở, bút, thước như bạn bè. Ý định tập làm người lớn vừa nhen lên đã nhanh chóng tan đi bởi lòng yêu thương và cử chỉ âu yếm của mẹ. Dự định chỉ đủ “thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” đã khiến ngay khi hòa vào bầu không khí đông đúc của sân trường, nhận ra sự khác biệt của ngôi trường so với “những buổi trưa hè đầy vắng lặng” trước kia, “lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Trong trí tưởng của đứa trẻ non tơ ấy, trường học hiện lên vừa hấp dẫn vừa đáng sợ – “vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”. Việc nép vào mẹ cũng không thể xoa dịu được nỗi lo sợ vẩn vơ này. Nó là lí do để ngay khi “một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi”, Thanh Tịnh đã đặt được một câu văn rất trúng: “Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này”. Không tìm được sự bấu víu khi quanh mình toàn là những bạn bè đang sợ sệt như vậy. Các cậu bé cảm nhận được sự trọng đại của việc đi học, muốn đi học nhưng lại sợ hãi khi tuột khỏi vòng tay chăm bẵm của cha mẹ nên “hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi” và toàn thân “cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng”. Có lẽ, nếu không có ánh mắt “hiền từ và cảm động” của thầy giáo, “bàn tay dịu dàng đẩy tới trước” của cha mẹ thì các cậu đã khóc òa lên ngay từ khi “giật mình và lúng túng” vì thầy gọi đến tên mình… Nhưng cuối cùng các cậu vẫn khóc, khóc bởi nỗi hồi hộp và ngập ngừng không thể chia sẻ. Đó là tiếng khóc cuối cùng trước khi phải rời vòng tay cha mẹ nên cũng có thể coi là tiếng khóc từ biệt tuổi ấu thơ để trở nên chững chạc, mạnh mẽ, tự tin hơn. Và trong giây phút bật lên tiếng khóc ấy, một ý tưởng mới cũng sinh thành: “Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như thế này. Tôi cũng thấy làm lạ”. Chỉ là cảm giác thôi nhưng là một cảm giác rất sâu sắc không thể cắt đặt thành hình hài. Bởi đó là cảm giác của sự trưởng thành, của việc tìm lại được sự tự tin một cách chóng vánh và bất ngờ đến nỗi “không dám tin là có thật” ở những đứa trẻ đầu óc còn vô cùng ngây thơ, trong trắng.
Có thể khẳng định thành công nổi bật của truyện ngắn là đã khắc họa được chân thực và sinh động tâm lý của đứa trẻ ngày đầu chập chững bước tới trường. Thanh Tịnh đã sống lại trong cảm xúc trong trẻo và thơ ngây của tuổi thơ, bắt lấy những sự việc có tác động mạnh mẽ nhất đến tâm lí để thể hiện lên trang giấy. Nhưng chỉ thế thôi thì chưa đủ, bằng bút lực tài hoa của mình, ông đã diễn tả thấu đáo và đẹp đẽ những rung động tế vi ấy. Có lẽ chưa ở đâu, thủ pháp so sánh lại được vận dụng triệt để như ở trong truyện ngắn Tôi đi học. Có điều ấy là do: thứ nhất, tác giả đã đặt nhân vật vào thời điểm có sự biến động đột ngột và sâu sắc về tâm lý, đang phải đi trên lằn ranh của cái đã biết và những điều không dự tưởng hết; thứ hai, chỉ bằng cách so sánh, những rung cảm thơ trẻ, tinh khôi mới có thể hiện hình một cách sáng sủa, rõ ràng. Hãy thử điểm qua một vài so sánh của Thanh Tịnh. Để làm nổi bật ấn tượng của ngày tựu trường, ông viết: “những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Còn khi nhấn mạnh tính chất vô tư trong suy nghĩ bất chợt của trẻ thơ: “ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Và để làm sáng rõ sự lo lắng, phân hóa trong tâm tưởng của bọn trẻ, ông dùng liên tiếp các so sánh: “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. Nếu không xuất hiện những so sánh ấy, người đọc khó lòng có thể hình dung và cảm nhận được hết tâm trạng của nhân vật, dù cảm xúc trong ngày tựu trường đầu tiên không phải hoàn toàn xa lạ. Vì thế, chúng ta càng phải cảm ơn Thanh Tịnh vì điều này: ông đã giúp chúng ta nói rõ (và nói hay) xúc cảm của mình trong ngày tựu trường mà nhiều khi rất mong muốn, chúng ta cũng không thể diễn đạt được.
Có điều, thủ pháp so sánh của Thanh Tịnh không chỉ dừng lại ở cấp độ so sánh những sự vật, sự việc, tâm trạng thông thường như trên, so sánh còn là thủ pháp để xây dựng kết cấu truyện ngắn. Đó trước nhất là sự phân đôi giữa hiện tại và quá khứ làm thành tình huống của truyện. Từ trong hiện tại, tiếp xúc với cảnh vật và lòng người của hiện tại, tác giả hình dung lại quá vãng của mình. Sau nữa, trong ngày đầu đi học ấy, ở mỗi trường đoạn đến trường, tác giả lại đưa ra một ngầm ý đối sánh giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Trong cái tương lai được định đoạt từ giờ phút “tôi đi học”, quá khứ luôn ẩn hiện để hoặc trì níu hoặc thúc đẩy sự lựa chọn trở nên dứt khoát, quyết định trở nên sáng rõ, quyết đoán. Đó là con đường đến trường vừa quen vừa lạ, quen vì là con đường rong chơi của tuổi thơ, lạ vì là con đường ngày đầu đến trường. Đó là sân trường vừa gần gũi vừa oai nghiêm, gần gũi vì từng là nơi đi bẫy chim, lạ vì là nơi đến học chữ. Đó là bạn bè vừa lạ vừa quen, lạ vì chưa từng chơi với chúng bao giờ, quen vì chúng cùng chăm chỉ học hành như mình. Đó là cảm giác chưa bao giờ xa mẹ như lần này, bởi các lần trước chỉ là đi chơi với chúng bạn, còn lần này là tự mình đến lớp. Đó là con chim hôm nay đậu ngoài cửa sổ gọi về những kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm… Bởi tất cả đang được đặt vào bước ngoặt – như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Bởi “tôi” đã ý thức được rằng: “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa”. Bởi tiếng phấn của thầy gạch mạnh trên bảng đã đưa tôi vào cảnh thật. Bởi tôi đã tìm được niềm vui trong cảnh mới: Tôi vòng tay lên chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần: Tôi đi học…
Phần lớn các trang viết của Thanh Tịnh đều như được dệt thành bởi lời văn nhẹ nhàng, du dương, đằm thắm và rất đỗi tinh tế. Ký ức về ngày tựu trường đã hiện lên thật non tơ trong trí tưởng của nhà văn. Ông đã ấp iu những kỷ niệm ấy suốt thời trai trẻ để giờ đây, khi đủ sức dùng ngôn ngữ diễn tả rành rọt cảm xúc của mình, mới lọc lựa chi tiết và ngôn từ để ghi lại những kỉ niệm đầu đời ấy. Ông đã hết sức thành thật khi chia sẻ: “Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết” nên tạo được tâm thế gần gũi, chân thành với bạn đọc. Chỉ có điều, khi viết truyện ngắn này, dù đã ở tuổi trưởng thành (truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, được xuất bản năm 1941), có lẽ ông cũng không ngờ được rằng mình lại có thể sống lại những rung cảm đầu đời tinh khôi đến thế. Nói một cách khác, những cảm nhận trong trắng của tuổi thơ đã tìm được sự hô ứng với cảm xúc của lần đầu tiên nhà văn dám viết ra những hồi ức về chính những cảm nhận trong trắng ấy. Ngôn từ của truyện ngắn, vì vậy, trong trẻo và thánh thiện, vẻ đẹp của chất trữ tình như phủ bàng bạc hầu khắp tác phẩm. Cả truyện ngắn hầu như được cấu thành bởi chằng chịt những sợi tơ lòng, mà chỉ cần một xúc tiếp nhỏ, nó sẽ ngân nga trong lòng người đọc, gọi về những kỷ niệm thuở ấu thời để cùng cảm thông chia sẻ. Bởi ai cũng có một thời như thế!?
Ấy vậy mà sự học ngày nay đã khác nhiều lắm, khác từ sự khởi đầu của nó: ngày khai trường. Chỉ cần một chút để ý, một chút lắng lại giữa dòng đời xô bồ, chúng ta sẽ thấy ngay những thay đổi như thế, và cả thái độ điềm nhiên với những thay đổi ấy nữa. Như chuyện tập khai giảng xuất hiện mấy năm nay chẳng hạn. Năm trước, tôi đã ghi lại những dòng tiếp dưới đây như là một chút suy nghĩ gợn lên trong những ngày chớm bước vào năm học mới. Gần đến 2/9, tôi tranh thủ về quê, đứa cháu con người chị gái mết cậu cứ nằng nặc rủ tôi đi tập khai giảng với nó. Dù nghe tập khai giảng thấy lạ, khó hiểu, nhưng chiều đứa cháu mới bước vào lớp một, tôi đồng ý đưa đi, cũng là để ôn lại quá vãng, cảm nhận lại những rung động ngày đầu đến lớp. Nhưng đến ngày tập thứ hai thì cu cậu oải thực sự. Hóa ra khai giảng chẳng thích như mẹ cháu nói, cu cậu phụng phịu với tôi như thế, toàn xếp hàng, tập hát, tập đứng nghiêm,… Tôi chợt giật mình, trẻ con bây giờ già dặn quá, chẳng có chút bỡ ngỡ, sợ sệt nào! Gọi cho cô bạn cũ đang là giáo viên cấp hai trường huyện rủ đi chơi, cô bạn cũng cáo lỗi bận chủ nhiệm lớp đầu cấp, học trò chưa có nề nếp nên phải hướng dẫn chúng tập khai giảng. Lại tập khai giảng, lại học trò đầu cấp không nề nếp, lại cần rèn giũa… Nghe ra tự nhiên thấy hoang mang. Sao lại phải tập khai giảng nhỉ? Chúng ta cần dạy học sinh nề nếp ngay từ ngày đầu đến trường hơn hay ngày đầu cần tạo cho chúng xúc cảm yêu mến việc học hơn? Càng ngẫm kỹ lại càng thấy cái sự tập khai giảng thật là kỳ dị, vô lối. Nó giết những xúc cảm bồng bột của đứa trẻ mới chập chững vào đời.
Cái gì đã khiến người ta nghĩ ra việc tập khai giảng? Phải chăng là vì ý thức thấy ý nghĩa trang trọng, cần thiết của buổi khai giảng đối với việc học tập của học sinh; vai trò của nó với việc học hành suốt năm của cả một trường, nếu buổi lễ khai giảng tốt đẹp thì nó sẽ gieo vào lòng học trò ấn tượng tốt đẹp theo suốt quá trình đi học? Có thể đấy là một lý do chính đáng? Bởi buổi lễ khai giảng thực sự có tác động rất lớn đến tâm lý và tình cảm của học sinh, đặc biệt là học sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6, lớp 10) bởi đấy là ngày đầu tiên chúng tiếp xúc với môi trường học tập mới mẻ. Ngày khai giảng là ngày mà những tâm hồn non nớt thơ ngây kia sẽ nẩy những rung động tinh khôi với một ngôi trường hoàn toàn mới mẻ đối với chúng. Cái cảm xúc trong trắng, bồng bột, phi vụ lợi có thể sẽ theo suốt cuộc đời đứa trẻ.
Ai cũng đồng ý là buổi lễ khai giảng có ý nghĩa. Ai cũng biết những năm gần đây học sinh phải đi học từ trước ngày khai giảng. Phải chăng vì thế mà người ta nghĩ việc tập khai giảng cũng không có gì là phi lí. Thực sự đã có tới hai lần sai lầm ở chỗ này: thứ nhất, việc học trước lễ khai giảng đã đánh mất của học trò cái lễ hội lớn nhất tôn vinh sự học; thứ hai, buộc phải tạo thành “nề nếp” trong ngày khai giảng sẽ giết chết nốt những rung động trong trắng, phi áp đặt (bởi đã áp đặt “nề nếp” thì còn lấy đâu ra khoảng không cho cảm xúc thăng hoa). Vậy là, tập khai giảng đã phá hủy hoàn toàn những xúc cảm với việc học, niềm say mê hứng thú một cách tự nhiên với việc đến trường, biến việc đến trường thành một trách nhiệm, một nghĩa vụ với những tâm hồn non nớt.
Trở lại Hà Nội vào dịp thu về, tự nhiên thấy cảm hoài, tự nhiên thấy lòng dâng nên nỗi buồn tủi theo từng nhịp trống báo ngày tựu trường rộn rã từ mấy ngày trước lễ khai giảng. Rồi đây trẻ em Việt Nam sẽ còn ai viết được những trang văn thấm đượm như của Thanh Tịnh. Hà Nội mấy hôm nay cũng đầy sương thu và gió heo heo lạnh, nhưng sẽ có cô cậu học trò nào sau mấy lần tập tựu trường sẽ có được ấn tượng khắc sâu trong tâm khảm đến mức sau này phải thốt lên: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mang mang của buổi tựu trường”; và rồi viết thành những dòng, kiểu như: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: mấy ngày nay tôi đều đi tập khai giảng…”. Tôi không được sống trong bối cảnh giáo dục bởi các trường Pháp Việt hồi Thanh Tịnh đi học nhưng đọc văn ông tôi vẫn thấy rung cảm. Tôi cũng không biết được lý do gì đã khiến một lứa các nhà văn trước cách mạng lại có ấn tượng sâu đậm đến thế về những trang văn ngày khai trường, những Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Nguyễn Huy Tưởng,… Hay bởi các nhà văn này từ buổi học vỡ lòng đã được chia sẻ cảm xúc tuyệt vời về ngày tựu trường của A.France, qua những trang văn mà đến tận bây giờ, hình ảnh và nhạc điệu cảm xúc của nó, vẫn không thôi gieo vào lòng người đọc những xúc cảm tinh khôi: “Tôi xin kể cho các bạn nghe những gì hàng năm, cái cảnh trời thu mây vần, những bữa ăn tối đầu tiên dưới ngọn đèn và những chiếc lá úa vàng trong những lùm cây rún rẩy nhắc tôi nhớ lại; tôi xin kể các bạn nghe những gì tôi trông thấy lúc đi qua vườn Luxemburg vào những ngày đầu tháng mười, khu vườn có vẻ đìu hiu và đẹp hơn bao giờ hết; vì đấy là thời lá rơi từng chiếc, từng chiếc trên vai trắng ngần của các pho tượng. Cái mà lúc bấy giờ tôi nhìn thấy trong khu vườn, đó là một chú bé, tay đút túi, cặp sách trên lưng, trên đường đi tới trường, nhảy nhót như một con chim sẻ. Chỉ tâm tư tôi nhìn thấy chú, vì chú bé ấy là cái bóng, cái bóng của tôi hai mươi lăm năm về trước”…
Đọc những trang văn về ngày tựu trường như thế, lại liên tưởng đến việc giảng dạy môn ngữ văn hôm nay. Trên tất cả các diễn đàn, người ta cứ tranh cãi suốt về phương pháp giảng dạy, đòi đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá nhưng có một điều đầu tiên tối quan trọng lại không ai để ý: mục đích của việc dạy văn chương là gì? Nếu là lấy kiến thức sống và phát triển trí tuệ duy lý (IQ) thì nên thúc đẩy việc thi trắc nghiệm nhưng nếu để lấy thái độ sống và phát triển trí tuệ xúc cảm (EQ) thì việc đẩy cao thi trắc nghiệm là vô cùng vô lối. Dạy văn là dạy cho trẻ làm người, cách thế làm người, đặc biệt là xúc cảm người của trẻ. Vậy mà buồn thay… Càng nhìn rộng ra các môn khác càng thấy buồn thay… Thiếu một triết lý giáo dục đúng đắn, thiếu một sự suy nghĩ chín chắn và có trách nhiệm đối với giáo dục, người ta dễ dàng đẻ ra những việc phi lý như tập khai giảng, mà tự sâu trong bản chất, là tập quen… xúc cảm.
Một trăm năm đã trôi qua, chắc Thanh Tịnh có giàu tưởng tượng đến mấy cũng khó có thể hình dung được sự học bây giờ. Tất nhiên là xã hội đi lên, và không hẳn mọi cạnh khía của giáo dục hiện nay đều cần phải đem ra chất vấn. Nhưng rõ ràng, sự thực dụng trong cách thức xây dựng nền giáo dục là điều cần phải chất vấn. Bởi đó là nguyên nhân không nhỏ hạn chế sự phát triển tự chủ của người học. Thanh Tịnh học chữ Nho ở nhà từ trước, 11 tuổi mới bước chân vào hệ thống giáo dục quốc gia, 10 năm sau, ở tuổi 21, tập truyện ngắn Quê mẹ của ông ra đời, có những trang văn Tôi đi học mà chương trình Ngữ văn 8 hiện nay trích giảng. Xét về mặt tâm lý cá nhân, có thể cái lứa tuổi đến trường, 11 của Thanh Tịnh và 6,7 của trẻ em hiện nay, làm cho những cảm nhận đầu đời có thể vênh lệch. Nhưng lứa tuổi trên mười của Thanh Tịnh tiếp nhận Ngày tựu trường của Anatole France với lứa tuổi trên mười tiếp nhận Tôi đi học của Thanh Tịnh của học sinh hôm nay là không mấy cách biệt. Văn chương có những sức mạnh kỳ lạ ở chính chỗ đó, nó bất tòng thuộc thời gian. Khoảng cách khiến những rung cảm chân thành và sâu sắc với việc học giờ còn lại là sự khác biệt giữa hai thời đại và giữa những triết lý giáo dục. Xã hội thay đổi có thể khiến lòng người thay đổi, nhưng tự sâu trong tiềm thức, bản chất của sự truyền dạy là nối tiếp cái truyền thống đẹp đẽ đã được thế hệ trước sinh thành. Vì vậy, tìm ra một triết lý giáo dục đúng đắn, chúng ta sẽ không chỉ lấp dần các khoảng cách mà còn giúp người học có cơ hội được vượt lên nhờ những tích lũy của thế hệ trước, mà trước hết, là trả lại cho giáo dục văn học bản chất khơi gợi những rung động thẩm mỹ và nhân sinh vốn có. Và như thế, tự nó, giáo dục văn học sẽ duy trì sức sống của văn chương, như cái cách mà Ngày tựu trường của A.France và Tôi đi học của Thanh Tịnh đã có và còn có, trong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ.
Đoàn Ánh Dương
(Tháng 09-2011)
Nguồn: Tạp chí Sông Hương
—-
Mời các bác cùng thưởng thức bài thơ này. Chúng ta đã lần lượt trở thành kẻ lạ (Rồi một ngày em trở thành kẻ lạ) ngay trên chính nơi chốn thân thương thời thơ ấu ngày xưa:
Em học trò
Em học trò áo trắng, tập vở hồng
Nhìn cuộc đời bằng đôi mắt xanh trong
Chân guốc khua vang những chiều những sáng
Đường tương lai vẫn ươm mộng chờ mong
Em thương vẻ dịu dàng trong lớp học
Với thầy cô, với bè bạn dấu yêu
Thương sân trường, thương hàng cây xanh lá
Thương hành lang bao kỷ niệm chắt chiu
Và bốn mùa trôi đều như nhịp thở
Em vui tươi bên hạnh phúc ngập tràn
Bên thầy bạn nồng nàn hương sách vở
Ơi chuỗi ngày thần thánh bao âm vang!
Em chợt thấy tháng ngày trôi nhanh quá
Rồi một ngày hẳn em phải xa trường
Rồi một ngày em trở thành kẻ lạ
Vẫy tay chào vĩnh biệt những mến thương
Em sẽ bước lên bậc thềm Đại Học
Sẽ rời xa hàng cây lá mướt xanh
Sẽ rời xa những tháng ngày ngà ngọc
Sẽ rời xa màu áo trắng hiền lành
Và chừ em đã vĩnh biệt trường yêu
Bảy năm qua ghi kỷ niệm thật nhiều
Ngày vàng son thôi em không còn nữa
Trong sân trường lá vẫn rụng đìu hiu….
Trần thị Nguyệt Mai
(1973)
Có bao giờ bạn thử….cắc cớ bất ngờ hỏi 1 phụ huynh nào đó một câu hỏi đơn giản :
* Xin lỗi…bạn vui lòng có thể cho tôi biết ngày tựu trường , ngày khai trường , và ngày khai giảng …là gì , được không ?
Tin chắc rằng , vị phụ huynh được hỏi câu hỏi đầy …cắc cớ bất ngờ ấy , sẽ bị một thoáng bối rối với câu trả lời , và nhìn người hỏi mình như là 1 người ở …hành tinh khác đến vậy !
Trong cuộc sống thực tế , có nhiều điều tưởng chừng quen thuộc đơn giản , thế mà có lắm lúc ta thật sự cũng phải thoáng bối rối vì…những câu hỏi …cắc cớ đơn giản như thế ! Chợt liên tưởng nhớ đã đọc đâu đó câu chuyện …1 bé gái ngây thơ hỏi bà nội của mình :
– Thưa bà , Cô giáo bảo hôm nay đi dự lễ khai trường , vậy khai trường là gì ạ ?
– À …, đó là ngày mà tất cả học sinh các cháu , tập trung lại để làm lễ bắt đầu cho năm học mới .
– Nhưng… Thưa bà , Cháu và các bạn đã đi học ….cách đây 3 tuần rồi cơ mà…
– !!!
Với bạn , thì câu trả lời cho cháu bé đáng yêu ấy…như thế nào đây ?
Cháu có thể đi học cách nay … nhiều tuần , ấy là việc học. Còn ngày khai trường là ngày đầu tiên trong một năm học mà nhà trường có đánh trống trường !
Hôm nay là ngày các cháu lên bàn đẻ!
Đây là Bản Quyền của đ/c Chủ tịch Quốc hội khóa xiii đó nha.
@ Phay Van : Nơi chị ở , các trường tiểu học báo hiệu bằng tiếng ” kẻng ” của ….thanh ” tà vẹt ” đường xe lửa em ơi !
Nếu chị nhớ không lầm – nơi chị ở – thì tiếng trống chỉ mới độ khoảng 5 năm trở lại đây thôi !
@ Phay Van mến ,
Hình ảnh chiếc trống trường , treo lơ lửng ở giữa hành lang dãy phòng học chính của các ngôi trường Tiểu Học , cộng với dáng điệu của bác cai trường vung dùi đánh trống….và âm vang tiếng trống…tùng…tùng…tùng….! là một chuỗi những hình ảnh tượng hình và tượng thanh rất đỗi bình thường nhưng độc đáo… , và nó…không bao giờ xóa nhòa được trong ký ức của biết bao thế hệ học trò nhỏ Tiểu Học ngày xưa ấy….
Tiếng ” Kẻng ” từ thanh ” tà vẹt ” hay ” vỏ đạn pháo cối ” ….quả là 1 cuộc đổi mới đầy trí tuệ ….” chói tai ” của ngành giáo dục cm…!
Cái cảm giác bồi hồi , xao xuyến đến nao lòng của N.h.ữ.n.g H.ồ.i. T.r.ố.n.g T.r.ư.ờ.n.g còn đâu….! khi ta bỗng giật thót mình vì….tiếng kẻng….
May mà nay tiếng trống đã trở lại….
Cái Trống là đồ vật mà bất cứ trường Tiểu Học nào cũng phải có . Trong vô vàn những ký ức kỷ niệm đời học trò nhỏ cấp Tiểu Học , có thể khẳng định rằng , chỉ có tiếng trống trường là âm thanh đọng lại nhiều nhất trong hồi ức đi học của học sinh . Mỗi dịp khai trường , âm vang tiếng trống trường …tùng…tùng… tùng…tùng …nghe rất ” khoái lỗ tai ” , tiếng trống tạo cho những học trò nhỏ cái cảm giác hân hoan , háo hức ……” hết ý ” và……..” tuyệt cú mèo “……không thể tả được….!
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
**************************
* Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ
* Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve ?
* Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó vui mừng quá !
* Kìa trống đang gọi
Tùng ! tùng ! tùng ! tùng !
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng .
( Thanh Hào – 1960 )
Và người lớn hoài niệm…..
MÁI TRƯỜNG XƯA
****************
* Biết tuổi thơ có trở lại hai lần ?
Để tiếng Trống chiều nay thêm thương nhớ
Tôi như chiếc lá bàng sau bão gió
Đợi âm thầm hình bóng tuổi xưa yêu
* Tôi nhớ từng viên ngói phủ mờ rêu
Lũ chim sẻ ê a ngoài cửa sổ
Những hàm số ngổn ngang trên trang vở
Bài viết nào xộc xệch những câu văn
Quả bàng non ấp ủ những tháng năm
Tôi đợi hoài ước mơ chưa chín nổi
Cái đáo , hòn bi , tiếng chim vồi vội
Trốn tìm nhau ngang dọc tiếng nói cười
Nắng nghịch ngầm dấu nét chữ xinh tươi
Mưa hờn dỗi tìm mấy ngày chẳng thấy
Cái bím tóc đuôi gà hoe hoe ấy
Còn cong môi ngúng nguẩy nữa hay không…!
Đâu bài thơ tôi viết mãi chưa xong
Thời gian lấp kín dần bao trang vở
Hoa bàng trắng rồi đến mùa phượng đỏ
Và tóc thầy bụi phấn cứ trắng hơn
Giữa cuộc đời bè bạn vắng nhau luôn
Để mỗi bận hoa cúc vàng trước ngõ
Tiếng Trống xui nhớ nôn nao trường cũ
Thơ gieo vần bát ngát sắc vàng thu….
( Trần Văn Lợi )
@ Chị Nha Trang ơi,
Bài ” Tiếng trống trường em” là bài thơ mà năm nào đó em đi thi học sinh giỏi Văn thì đề ra là dựa vào bài thơ đó để nói lên tâm sự của cái trống đó!
Cám ơn Nha Trang với những bài thơ về trống trường thật hay. Mai còn nhớ, khi lên trung học, trường của Mai dùng chuông, mà không còn tiếng trống giục giã nữa. Trường của bạn như thế nào, bạn còn nhớ không?
@ Mai thân mến ,
Đúng rồi Mai , ở NhaTrang nơi mình học , các trường bậc Trung Học – công và tư – cũng đều sử dụng chuông điện thay Trống…, nếu mình nhớ không lầm , thì chuông điện được áp dụng đồng loạt ở NhaTrang vào niên khóa 1967 – 1968 thì phải …, do đó ký ức hoài niệm về Trống và Tiếng Trống , mình thể hiện trong các comments là chỉ đề cập đến các trường ở bậc Tiểu Học thôi …
@ Phay Van mến yêu ,
Ừ….Đúng đó em , chị thuộc ” tuýp ” người … hoài cổ thật sự !
Nói thật lòng , khi nhớ và nghĩ những gì thuộc về quá khứ , là chị hay đăm chiêu lắm …nhưng lúc ấy cảm giác trong tâm hồn thì thấy nhẹ nhàng thanh thản…thậm chí hạnh phúc nữa đó !
@ Hà Linh mến yêu ,
Thế cô học sinh đi thi giỏi Văn hồi ấy , có lãnh phần thưởng là….cái Trống không ? hi..hi..
Chủ đề và nội dung của entry thật ý nghĩa : ” Thanh Tịnh và ngày khai trường ” !
Ai trong đời cũng đều có những ký ức kỷ niệm đẹp riêng cho mình về ngày khai trường với áng văn bất hủ của văn sĩ tài hoa Thanh Tịnh .
Với ” định nghĩa ngày khai trường ” độc đáo theo cảm xúc riêng của mình , một ” định nghĩa ” rất thơ mộng , trừu tượng , nhưng đượm đầy tính nhân văn , chân thành ,Thanh Tịnh tài hoa , đã làm cho tất cả mọi thế hệ học sinh phải bồi hồi , rung cảm và xúc động thật sự , khi đọc hoặc nhớ đến áng văn bất hủ độc đáo để đời này….!
Thật là….đáng tiếc và đáng buồn khi các cháu học sinh hôm nay , có lẽ đã phần nào mất đi cái niềm hân hoan , háo hức lẫn bỡ ngỡ , hồi hộp , âu lo , với những cảm xúc thăng hoa thơ mộng của ngày khai trường… !
Chúng ta suy nghĩ gì về một cháu học sinh lớp 5 đã viết một bài văn nhớ về ngày khai trường đầu tiên của cháu với lời mở đầu :
” Trường em học được ba tuần rồi thì làm lễ khai giảng .
Ngày 5/9 cô chủ nhiệm và các anh chị đón em vào lớp Một….”
Đọc những câu văn thiếu hồn …của các cháu học sinh viết hôm nay , quả là……
@ Chị Nha Trang kính mến, riêng chuyện phụ huynh cứ phải ” phong bì “”quà cáp” cho giáo viên mỗi dịp lễ lạt, hay chạy trường, chạy điểm đã làm mất đi sự trong sáng, tôn nghiêm của nhà trường như là một thánh đường, của thầy cô giáo như là những tấm gương với con trẻ rồi chị nhỉ? rồi chuyện buộc phải học thêm, phải …phải ….với thầy cô , nhà trường đã làm mất đi một phần tuổi thơ thần tiên…
Ngày nay hoc sinh sớm bị cằn cỗi về tâm hồn mà trong đó tội lỗi thuộc về những giáo viên kém tài đức, nhà trường bị ct hóa và chạy theo phong trào…
@ Hà Linh mến ,
Phải nói đây là 1 vấn nạn nhức nhối , nó làm băng hoại đạo đức và phá vỡ nát cái truyền thống ” Tiên Học Lễ , Hậu Học Văn ” cũng như ” Tôn Sư Trọng Đạo ” tốt đẹp bao đời của dân tộc …
Lỗi và trách nhiệm chính này , không cần nói ra thì chắc mọi người cũng đã chua xót biết rõ rồi phải không Hà Linh em …
@ Chị Nha Trang kính mến,
Em nghĩ theo thời gian có những thứ phải biến đổi, nhưng mà cái giáo dục học đường ở nhà mình thì ” get worse” chứ không phải là biến đổi nữa. Ta thường đổ tội cho sự phát triển, nhưng tại sao các nước tư bản không thế? em nghĩ do cái “triết lý giáo dục” mà ra, giáo dục không vì con người mà vì những mục tiêu khô cứng!
@ Phay Van & Hà Linh mến ,
……trong comment # 23 của entry : ” Quan niệm danh dự của người Thái – Tây ”
Nhớ chưa 2 cô….
Hà Linh thật chính xác !
@ Phay Van :
Ừ…, một sự thật quái dị độc đáo ” chỉ có ở nước chxhcnvn ! “
em nghĩ có nhiều thứ mà người ta vô tình làm mất đi vẻ đẹp lung linh của nó ở VN bây giờ..Ở Nhật có Lễ nhập trường thường được tổ chức trọng thẻ cho lớp đầu mỗi cấp( lớp 1 ở tiểu học, trung học cơ sở, trung học) còn lễ năm học lẻ thì lễ khai giảng bình thưởng hơn gồm có học sinh và giáo viên thôi tổ chức ở mỗi đầu học ký.Lễ nhập trường thực sự là ngày hội, là sự kiện trọng đại của mỗi gia đình, mỗi con người…
@ Hà Linh yêu mến ,
Lâu lắm rồi , chị có đọc 1 bài nói về ngày khai trường ở Nhật , không còn nhớ chi tiết lắm , chỉ nhớ loáng thoáng 1 chi tiết , đó là :
Phụ huynh được cơ quan , công ty ….cho nghĩ – có lương – để đưa con đi dự lễ khai trường , phải không em ?
Hãy chia sẻ những gì mà Hà Linh có thể sẻ chia được về ngày khai trường ở Nhật , cho mọi người được biết đi Hà Linh ?
Cảm ơn em trước nha…
@ Chị Nha Trang kính mến,
Vâng, em có viết một entry về Lễ Nhập trường( theo đúng nghĩa của tiếng Nhật đó chị ( 入学式) vào trường mẫu giáo thì gọi là 入園式. Lễ Nhập trường chỉ tổ chức trọng thể cho lớp đầu cấp, còn khai giảng thì dành cho các năm bình thường, các học kỳ bình thường sau đó. Lễ Nhập trường là ngày trọng đại của mỗi gia đình, mỗi con người..Cha mẹ nghỉ làm, ông bà đi dự cùng…Mọi người ăn mặc theo kiểu Formal ( học sinh mới vào trường cũng thế).
Không có những bài diễn văn dài lê thê của kính thưa các quan chức, không có những ông quan đến bệ vệ ngồi để cả trường phải lo cho họ..Lễ chỉ tiến hành trong vỏn vẹn chừng 20 phút, thầy hiệu trưởng phát biểu chừng dăm phút, các anh chị lớp trên biểu diễn chào mừng các em đến sau..rồi các em về lớp của mình nhận chỗ ngồi, sách giáo khoa, lhọc những lễ nghi dùng trong lớp ví dụ khi nào thì nói cảm ơn, xin lỗi, cô giáo gọi thì trả lời ra sao,đứng dậy phát biểu thì làm thế nào? khi ra về thì làm nghi thức gì…Sau đó thì mọi người chụp ảnh kỷ niệm…
Lê Nhập trường diễn ra vào mùa xuân khi hoa anh đào nở rợp trời, lòng người phơi phới…thật là một khởi đầu đầy cảm hứng chị Nha Trang à!
@ Hà Linh mến yêu ,
Cảm ơn em , chị đã đọc xong entry ” bắt đầu năm học mới như thế nào ? ” ở nhà em …
Đấy mới chính là ý nghĩa nhân văn trong giáo dục trẻ em đích thực !
@ chị Nha Trang& nàng Phay : dạ, khi người ta không chính trị hóa giáo dục, lấy giáo dục làm công cụ tuyên truyền thì vậy đó ,
mục tiêu là dạy con người tri thức, mà chưa nói gì xa xôi dạy con người biết tồn tại bằng tri thức, thoát ra cái đơn thuần bản năng..năm nay CS nhà em học lớp 5 thì có môn về may vá, ẩm thực…không cần phải giỏi mà cần biết cái áo đứt khuy thì làm sao khâu lại, biết xâu chỉ , luồn kim…em thấy sự khác nhau giữa 2 nền giáo dục là ở đó: một bên là dạy cho con người ta để survival và sống cho ra sống, bên kia là nhồi nhét mớ lý luận nhưng có khi ra đường thì không xác định được hướng nào có nhà mình…
@Nguyễn thị Nha Trang :
Việc biến đổi về ngày khai giảng thei61t nghĩ nó cũng như việc biến đổi khí hậu mà thôi. Có những việc theo thời gian phải biến đổi.
Cái áo dài VN giờ chắc ít người mặc lắm, thay vào đó người ta làm vòng vèo lên, phình chỗ nọ, ngắn chỗ kia , …. rồi người ta gọi là ” bộ sưu tập áo dài cách điệu “.
Tôi cũng bảo thủ như bác, xưa chỉ biết TCS qua giọng ca Khánh Li, nay phải giỏng tai mà nghe lũ trẻ hát Trịnh Công Sơn, rồi chúng nói là …. cách điệu !
Rồi bác thấy, ngày xưa vào thời các bác, có nữ sinh nào …. sống thử với nhau không ? Nay thì chuyện đó nếu không biết thì cho là … quê !
Ngày xưa cả nước ta làm gì có một giáo sư Ngô Bảo Chấu ? Nay chúng ta đã có !
Rồi bao chuyện khác nó biến đổi theo thời gian mà ta phải chấp nhận.
Thú thực nhiều lúc không dám ra đường , chẳng phải sợ gì mà chỉ thấy không chịu được khi những cái lẽ ra phải nằm bên trong thì lại phơi ra ngoài, những cái lẽ phải ở ngoài lại nhét vào trong ,….
Xét cho cùng ,mình phải tồn tại như kiểu sống chung với lũ !
Vậy, cái chuyện khai trường mà bác nói so với một xã hội thì nghĩ cũng chưa phiền phức lắm bác nhỉ ?
Đôi khi trung thành với nếp cũ là có tội với lịch sử, Lịch sử luôn tiến hóa !
@ trà hâm lại : Chào bạn ! Một chủ đề thật thú vị phải không bạn !
Vâng , Nha Trang đồng thuận một phần với suy nghĩ của trà hâm lại , đó là cuộc sống luôn biến đổi , lịch sử luôn tiến hóa và ta phải ” thích nghi hợp lý ” với những ” thay đổi hợp lý ” ấy để tồn tại…..Do đó , thay đổi hay tiến hóa phải hợp lý , và phải hợp với quy luật cuộc sống , nếu không hợp lý và hợp quy luật cuộc sống , thì sự thay đổi này sẽ thiếu đi cái nền móng cốt lõi , đó là : Văn Hóa và Đạo Đức .
Vì vậy , Nha Trang thiển nghĩ , có những điều căn bản nhân văn thuộc phạm trù đạo đức , thì không thể thay đổi được , dù là ở bất cứ thời đại nào , quốc gia nào , xã hội nào , thể chế chính trị nào…cũng không thể dùng bất cứ hình thức nào để biện minh hợp lý cho việc vi phạm và thay đổi bản chất của vấn đề , thuộc về phạm trù nhân văn đạo đức được , chẳng hạn : tội ăn cướp , tội giết người , có hiếu với cha mẹ , thương yêu con người đồng loại , kính trọng người già , kính trọng thầy cô…v…v…..Những phạm trù nhân văn đạo đức này là bất biến….Giết Người , thì dù là ở quá khứ , hiện tại hay trong tương lai , ở VN hay ở Mỹ….mãi mãi vẫn là 1 trọng tội chứ không thể ” tiến hóa thay đổi ” là…..không có tội được !
Vâng , những trường hợp cụ thể bạn nêu trong comment , Nha Trang mạo muội trao đổi nha :
* Việc chủ trương cho học sinh học trước 3 tuần rồi sau đó mới làm lễ khai giảng , với lý do thời tiết mưa bão ở miền Tây Nam Bộ , hoặc để bù trừ vào những ngày lễ , ngày tết….điều này đã bộc lộ rõ rệt cái tầm và trình độ không xứng của các nhà hoạch định chiến lược giáo dục của VN , theo Nha Trang nó là kết quả nhỡn tiền của cái mà Hoàng Văn Hiến mỉa mai :
” Con bò đưa sang liên xô cũng thành tiến sĩ ” , cuối cùng là không những các cháu học sinh , mà còn là cả xã hội phải lãnh đủ cho cái thiếu trình độ , thiếu tầm trầm trọng này của các nhà làm giáo dục VN .
* Áo Dài.. , cũng như lối sống quá phóng khoáng của các cháu nữ hiện nay :
Nha Trang đồng thuận với bạn về vấn đề này . Tuy nhiên , – chắc trà hâm lại cũng đồng ý – , đó cũng là hệ quả của 1 nền giáo dục đầy bát nháo , không dạy môn Công Dân Giáo Dục cho các cháu từ nhỏ…
* trường hợp Ngô Bảo Châu : Đây đâu là thành tựu giáo dục của nền giáo dục chxhcnvn !?
Một kiểu ăn theo trơ trẻn , thiếu tự trọng quốc thể …
* Việc khai trường , Theo Nha Trang , Quan trọng chứ trà hâm lại ! nó là nền tảng xây dựng văn hóa nhân cách cũng như mỹ cảm tâm hồn trẻ thơ ban đầu …và đi đến hết cuộc đời 1 người đấy chứ…
Vì vậy mà hôm nay , mỗi người chúng ta mới nhớ như in ngày khai trường rất ấn tượng và đầy chất thơ …của riêng trong ký ức mỗi người , cũng như cuộc trò chuyện hôm nay về ngày khai trường….ở nhà cô chủ Phay Van đáng yêu này , phải không bạn !
@Nguyễn thị Nha Trang :
Những ví dụ mà tôi nói trên chỉ nhằm nói lên : đó là những ” tiến hóa ” chứ không nhằm mục đích chứng minh nó là sản phẩm của ai tạo ra ( đây là một chủ đề tương đối rộng và tốn kém nhiều thời gin lắm bác ạ )
bác thấy rõ là xưa, chính tôi bây giờ thèm một cái vụt lên bàn tay bằng cái thước kẻ của thày giáo ( ngày còn bé tôi luôn bị đánh lên mu bàn tay bằng cai thước của thày ) nhưng bây giờ thì có thể nói là đố thày giáo dám đụng vào học trò ! ( http://choitre.wordpress.com/2011/09/02/l%E1%BA%A5y-h%E1%BB%8Dc-sinh-lam-trung-tam/ )
Ngay cả phương tây, bác đã chứng kiến ở nơi nào trên nước VN mà học sinh tiểu học đi lại tự do, ăn bánh kẹo thoải má trong lúc thày đang dạy chưa ? vâng, ở Hà Lan thì đúng như vậy , nhưng thủ sờ vào chúng mà coi, chuyện lớn ngay !
Vấn đề cao hơn, ví như vấn đề đạo đức mà bac đề cập – có lẽ quan niệm giờ đây cũng khác xưa nhiều.Bác có thấy ( nói về lứa tuổi chúng ta thôi ) ai đi lễ Tết thày cũ vào ngày 3 tết chưa ?
Xưa “Mồng 1 tết Cha, mồng hai Tết mẹ, mồng 3 tết thày ”
Qua đó đủ thấy ngay vấn đề đạo đức cũng khác nhau rồi. Chúng ta phải thống nhất là vấn đề nào đó thì cái gốc phải giữ nguyên, chúng chỉ thay đổi quan niệm, cách nhìn …. mà thôi. Ví dụ 1 + 1 = 2 , người ta chỉ thay đổi màu mè và cách viết chứ nội dung thì phải giữ nguyên.
Như vậy, việc ngày khai giảng nó cũng như một hình thức, còn nội dung thì vẫn thế mà thôi. Không vì ngày khai giảng như trên mà thay đổi nội dung chương trình hay học một năm 3 lớp,…
Hì, bay giờ mà con gái giữ theo các cụ nhuộm răng đen thì … ngại lắm ! Cũng như các cụ xưa mà nhìn thấy lũ trẻ gái bộc lộ hết cả nội y khi chạy xe ngoài đường thì chắc phải kinh khủng lắm ?
…
…
Đó là những ví dụ mà tôi muốn nói lên rằng có khi chúng ta già trước tuổi ?
@ trà hâm lại :
Đúng là chỉ với chủ đề của entry ” ngày khai trường ” , nhưng khi trò chuyện thì bất cứ ai cũng thấy rõ những vấn đề không ổn và ” không có tính giáo dục trong sáng ” trong nền giáo dục VN hiện nay ở tất cả mọi khía cạnh : chỉ có lượng chứ không có chất !
Theo Nha Trang , cái gốc chính của tất cả mọi sự chua xót hay đau lòng trong giáo dục hiện nay , là do sự cố tình xây dựng 1 nền tảng triết lý giáo dục xhcn , không dựa vào mục đích của tính Nhân Bản , Dân Tộc và Khai Phóng , mà chỉ dựa vào 1 mục đích tối thượng là phục vụ quyền lợi của đ…, và vì sự nghiệt ngã cố tình này , cho nên cả xã hội phải …còng lưng mà gánh những điều trớ trêu ấy….
Các ví dụ bạn nêu đều hợp lý ….nhưng , tại sao : ” có khi chúng ta già trước tuổi ? ”
Rắc rối à nhen trà hâm lại ?
Mình ở Huế mà lâu nay cũng không chịu đọc Tạp Chí Sông Hương.Tệ!
Ngày trước,vào những năm 1983-1986,do ở cạnh nhà anh Thái Ngọc San,mình cũng thích tờ này lắm.Anh San làm Thư ký tòa soạn.(Tạp chí hồi ấy có rất nhiều văn sỹ,thi sỹ,họa sỹ nổi tiếng:Anh Tường,anh Khắc Phê,anh Khoa Điềm,Chị Mỹ Dạ,chị Hà Khánh Linh,Chị Mây,Chị Mai,Anh Bửu Chỉ,Anh Quang Hà,Vũ Thuật…kể không hết.)Thường thì sáng chủ nhật mình hay sang phòng anh San đọc sách.Ngoài tạp chí Sông Hương,anh ấy còn có báo chí thời trước giải phóng,tạp chí của người Việt Hải ngoại( như ĐẤT VIỆT)
Sau vụ Sông Hương bị “phốt”,anh San chán.Rồi anh đi làm cho báo Thanh Niên(Chỗ ông Khế).Anh ấy bị tai nạn giao thông mất năm 2005.
Chào Phay Van,
Có một chi tiết rất nhỏ nhưng nó làm sai lệch rất lớn ý nghĩa của bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Thế hệ chúng tôi ai cũng thuộc lòng bài này nên đọc là nhận ra ngay .
““Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mang mang của buổi tựu trường.”
Các bản thường thấy trên internet lại ghi:
““Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.”
Kỷ niệm mang mang thì đẹp hơn kỷ niệm hoang mang nhiều lắm!
Ngày xưa chúng tôi cố đọc trại ra là hoang mang rồi cười với nhau .
Bài hát nổi tiếng “Mọng dưới hoa” cùa Phạm Đình Chương có câu:
“Tóc em lả bóng dừa hoang dại”
Nhiều ca sĩ hát :”tóc em là bóng dừa hoang dại”
Từ lả qua là ý thơ đã bị sai lệch rất nhiều .
Những người thuộc thế hệ trươc như chị Nha Trang đọc thấy những chi tiết như thế thì rất .. hoang mang .
ĐT
@ Doan Tran : Chào em !
Lâu quá mới gặp lại em ở nhà Phay Van …Em và gia đình luôn vui khỏe chứ ?
Ừ…, Doan Tran nói đúng đấy , chị cũng….hoang mang thật , vì các từ : hoang mang , mơn man….. trong nhiều bản .
Em nhắc làm chị vững tâm hơn vì ít ra mình cũng có ” đồng minh ” .
Đúng , thế hệ chị cũng học ” mang mang ” , nhưng lâu quá rồi lại có quá nhiều bản ” hoang mang ” ” mơn man ” …thành ra chị cũng ” hoang mang mất tự tin thật ” …
Cám ơn em , thế em có bản gốc nào , khả dĩ ” làm bằng chứng thuyết phục mọi người ” về từ ” mang mang ” này ? Chị thì chịu…
Luôn vui và khỏe Doan Tran nhé …
@ Phay Van : Ui…em biết chính xác rồi sao ? thú vị thật !
Thật ra , lúc đầu thì chị phán đoán là hình chị Mỹ Thanh…nhưng sau đó 1 ý suy luận khác chợt nảy ra , đó là : có thể chị Mỹ Thanh dành cho cô em gái kết nghĩa thân yêu Nguyệt Mai của mình chăng ? vì như vậy cuốn sách sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn :
* Chị : Tác giả
* Em : Ảnh minh họa
* Dấu ấn hoài niệm về thời nữ sinh của 2 chị em sẽ sống mãi cùng tác phẩm …
Nói cho chị biết lý do em biết đi Phay Van ?
@ Phay Van mến ,
Cảm ơn em …Chị đã xem xong ! Theo em thì đây có phải là……
@ Nguyệt Mai ơi , sáng kiến của Mai phải không….?
Nha Trang và Phay Van:
Không phải đâu, Nha Trang ạ, Đó là ý kiến của chị chủ nhân trang web TPH. Số là,sau khi tấm hình đăng lên, có nhiều người tự nhận tấm hình đó là …mình, nên, để tránh mọi ngộ nhận và phiền phức sau này, chị chủ nhân trang web đã xin phép chị MT để ghi chú bên dưới tấm hình 🙂
Đoan, Trang và Phay,
Mai cũng vô web tìm nhưng cũng “tam sao thất bổn”. Mà bây giờ mình cũng không có trong tay bản chính của tác giả. Vậy thì…mình hãy tự dùng chữ mà mình cho là đúng và hợp lý nhất đi các bạn ạ.
Chị có đề nghị là Phay sửa lại bài viết ở trên với từ “mang mang”. Em nghĩ sao?
Cám ơn em rất nhiều. 🙂
“Tập khai giảng” và “Học trước khai giảng”..2 hình thứcnày, ngày trước Chốt chưa từng có được những…vinh dự đó.Hề hề..
Không chỉ “Tập”,mà lúc khai giảng thật,bây giờ cũng lắm “chiêu” mới lạ hơn xưa nhiều:Trên báo mạng có đăng bài và ảnh Học sinh trường VIỆT ĐỨC với Hồng Kỳ xếp hàng chào đón Đại Quan Nguyễn Thiện Nhân về dự khai giảng.Thật là oách và cũng thật là…chán!
Rồi bế giảng,Nghe nói còn thu tiền của Bố Mẹ để mua quà làm phần thưởng cho học trò nữa.
Ai nghĩ ra nhiều cách thế không biết.”Tài đến thế là cùng!”
Ơ, sao lại nhố nhăng. Chấm điểm xong mời các thầy nhậu cho đỡ phí!
Chào PV! Tối qua đi làm về, hỏi hai đứa nhỏ về ngày khai giảng, chúng nó chẳng có một ấn tượng gì hết! Chấm. Hết!
Thương cả mình nữa chứ!
Nếu khó quá thì chúng ta thống nhất như sau :” Ngày khai giảng là một ngày đầu nào đó trong tháng đầu của năm học, Cả trường ( thày & trò + khách ) tập trung lại,không phải học … rồi đi về nhà ”
Rõ ràng thấy nhẹ nhõm ít phần!
Cu Bi thì nói là : “ngày khai giảng có ca hát , văn nghệ. ……… Người đứng trên sân khấu thì hát, người đứng dưới coi người trên sân khấu …. lộ hàng ! “
Bác Trà, đưa cháu đi học có hát trên sân khấu không đấy?
Gác bỏ tạm thời mọi khó chịu , bức xúc…về những gì hiện thực diễn ra của ” ngày khai trường hôm nay ” …. Chúng ta hãy thả hồn tìm cảm giác nhẹ nhàng , thư thái , qua thơ nhạc…các bạn nhé …
” Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?
Chùm phượng vỹ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối tình đầu
* Mối tình đầu của tôi có gì ?
Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về
* Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ lên cây
Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay….
* Mối tình đầu của tôi có gì ?
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng hiểu – chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi…..thành câm
* Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng
Em hái mùa hè trên cây
Chở kỷ niệm về nhà
Em chở mùa hè đi qua – còn tôi đứng lại
Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa…..”
( Chút Tình Đầu – Đỗ Trung Quân )
Có bạn nào còn chút…bực mình ….không…?
Cô chủ ơi…tìm link bản nhạc …gắn vào nhé….
Chị Nha Trang kính mến,
Em nhớ bài:
Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp
Hương rừng thơm đồi vắng
Cá dưới khe thì thầm
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi
Trường của em be bé
Nằm lặng dưới lùm cây
Cô giáo em tre trẻ
Dạy em hát rất hay..
———-
Cảnh em bé miền núi đi học thơ mộng quá phải không chị?
Đúng vậy Hà Linh em ! Đọc những bài thơ giai điệu nhè nhẹ đầy thơ mộng về tuổi thơ thế này , ta thấy lòng mình nhẹ nhàng và thanh thản hết sức….
Mời Trang, Phay và các bạn nghe Duy Quang hát “Phượng Hồng”
https://123hoang.wordpress.com/2011/09/05/thanh-t%E1%BB%8Bnh-va-ngay-khai-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng/#comment-5835
Theo Mai, hai câu thơ cuối rất nên thơ, nhưng khi phổ nhạc, để cho hợp âm điệu của bài hát, nhạc sĩ Vũ Hoàng đã sửa lại thành:
Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại
Nắng ngập đường một vạt tóc nào xa
Hơi tiếc bạn nhỉ?
Ồ, xin lỗi Trang, Mai click lộn rồi. Đây là trang web đúng:
@ Phay Van :
Theo chị , thì còn tùy cái đẳng cấp tài hoa của nhạc sĩ …, chẳng hạn thơ của Nguyễn Tất Nhiên thăng hoa và được nhiều người biết đến , là có công của Ns Phạm Duy phổ nhạc đấy chứ …!
@ Mai ơi…, Nha Trang click vào link nhạc …nhưng sao không thấy bản nhạc đâu cả ?
@ Mai :
Nguyệt Mai ơi , Trong gia tài thơ phong phú của Nguyệt Mai , có thi phẩm nào về chủ đề Khai Trường không ?
Trình làng …cho bà con thưởng thức đi….Nguyệt Mai ơi…
Trang thân mến,
Thể theo lời yêu cầu của Trang, Mai gõ tặng Trang và các bạn của trang nhà Phay Van bài thơ này nhé:
Em học trò
Em học trò áo trắng, tập vở hồng
Nhìn cuộc đời bằng đôi mắt xanh trong
Chân guốc khua vang những chiều những sáng
Đường tương lai vẫn ươm mộng chờ mong
Em thương vẻ dịu dàng trong lớp học
Với thầy cô, với bè bạn dấu yêu
Thương sân trường, thương hàng cây xanh lá
Thương hành lang bao kỷ niệm chắt chiu
Và bốn mùa trôi đều như nhịp thở
Em vui tươi bên hạnh phúc ngập tràn
Bên thầy bạn nồng nàn hương sách vở
Ơi chuỗi ngày thần thánh bao âm vang!
Em chợt thấy tháng ngày trôi nhanh quá
Rồi một ngày hẳn em phải xa trường
Rồi một ngày em trở thành kẻ lạ
Vẫy tay chào vĩnh biệt những mến thương
Em sẽ bước lên bậc thềm Đại Học
Sẽ rời xa hàng cây lá mướt xanh
Sẽ rời xa những tháng ngày ngà ngọc
Sẽ rời xa màu áo trắng hiền lành
Và chừ em đã vĩnh biệt trường yêu
Bảy năm qua ghi kỷ niệm thật nhiều
Ngày vàng son thôi em không còn nữa
Trong sân trường lá vẫn rụng đìu hiu….
Trần thị Nguyệt Mai
(1973)
@ Mai thân mến ,
Cảm ơn Mai về bài thơ gởi tặng Trang và các bạn .
Với thời điểm sáng tác bài thơ là 1973 , cá nhân Trang đồng cảm thế hệ với cái hồn của bài thơ …
Từ ” ươm mộng ” Mai dùng trong câu thứ 4 , Trang rất thích , vì lẽ , nó đã khẽ chạm nhẹ vào ký ức….làmTrang chợt hồi tưởng những gì mà hồi ấy mình cũng hay … ” ươm mộng ” vẫn vơ…
Để ý thấy nhiều thi sĩ khác hay dùng ” dệt mộng “…cũng hay… , nhưng không ” hồn thơ ” bằng ” ươm mộng “…
Với hai câu thơ cuối , Mai đã diễn đạt đến tận cùng cái cảm trạng bùi ngùi của…người nữ sinh sắp rời xa mái trường Trung Học thân yêu …
” Ngày vàng son thôi em không còn nữa ”
Và câu :
” Trong sân trường lá vẫn rụng đìu hiu…”
Với 2 từ ” đìu hiu “…. Mai đã nhân cách hóa tài tình cái ” cảm trạng ” của sân trường , của cây , của lá ,….vào cảm trạng của người nữ sinh trong thời điểm chia tay ấy …,
” buồn đìu hiu ” , một nỗi buồn mang mác luyến lưu , bịn rịn , bùi ngùi , chia tay đầy luyến nhớ…giữa sân trường , cây , lá …và người nữ sinh , chứ không buồn…. đau thương hay đau khổ…
Làm người đọc liên tưởng 1 câu Kiều kinh điển : ” Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ…”
Lan man vài dòng với bài thơ , có gì không phải mong ” Nguyệt Mai Thi Sĩ lượng thứ ” !
Cám ơn Trang rất nhiều đã yêu mến thơ của Mai. Mai cảm thấy hân hạnh lắm! 🙂
Em thân yêu,
Em muốn “chưng” thơ chị ở chỗ nào trong nhà em cũng được, em ạ! Chị rất vui! 🙂
Phay Van thân mến,
Bây giờ đang là tháng tám âm lịch. Chỉ còn mấy ngày nữa là rằm tháng tám: Tết Trung Thu. Tết của trẻ nhỏ. Làm chị nhớ đến ngày xưa, đêm Trung Thu, cùng với lũ bạn bé thơ cầm đủ mọi loại đèn màu, lung linh ánh nến, trông thật đẹp mắt, vừa đi rước đèn, vừa hát vang:
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường…
Trên cao, trăng tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng hiền dịu, như đang cười với đám trẻ thơ.
Hạnh phúc quá hờ em?
Cho đến một ngày, 20/07/1969, bằng phi thuyền Apollo 11, phi hành gia Mỹ Neil Armstrong, người đầu tiên trên thế giới, đã đặt chân đến mặt trăng. Vui vì những tiến bộ của khoa học, nhưng cũng hơi buồn vì đã không còn huyền thoại chú Cuội và chị Hằng nữa, khi biết rằng trên mặt trăng chỉ có đất và đá, không có một bóng người.
Hôm nay, chị mời em và các bạn đi coi dọn dẹp tại một xưởng chế tạo hỏa tiễn / phi thuyền (space shuttle) nhé, Bảo đảm mọi người sẽ rất thích thú, vì mấy khi mà mình có dịp được như vậy. Đúng không em???
Coi Dọn Dẹp Xưởng Chế Tạo Hỏa Tiễn
Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc
Hãng của vợ tôi trả tiền cho nàng đi học về một khoá lãnh đạo. Ngoài việc hiển nhiên là người lãnh đạo phải giữ đúng lời hứa, “em thề nấu cơm cho anh ăn trọn đời” thì em phải thực hành lời thề nguyện đó không thể nào cãi lý với anh, họ còn cho các khóa sinh hiểu biết những chương trình, dịch vụ, dự án, hãng xưởng… ảnh hưởng đến thành phố để một người nếu có khả năng, giúp cho cộng đồng.
Thứ Bẩy vừa rồi nhóm học của nàng được đi xem nơi từng làm động cơ hỏa tiễn -rocket engine- của Boeing nay đã ngưng hoạt động, tại Khu vực Thí nghiệm Santa Susana Field Laboratory để xem tiến trình làm sạch môi trường. Chuyến đi này người nhà được tham dự nên tôi đi theo tháp tùng. Ở tuổi xế chiều như thế này tôi chẳng còn ham muốn lãnh đạo ai. Mình làm lãnh đạo thì chỉ lãnh thẹo, lãnh đạn, hay lãnh án chết nhăn răng nên cứ để cho người khác lãnh đạo thay thế mình. Nhất là ở đây người lãnh đạo là người khá quen biết -vợ tôi-, để nàng chỉ huy thì càng tốt, chẳng chết một ông địa mập nào.
Santa Susana Field Laboratory tọa lạc trong một khu núi rất rộng lớn, một phần ở thành phố tôi ở, Simi Valley, một phần ở thành phố kế bên là Canoga Park. Từ nhà tôi đến đấy chỉ độ 10 miles, 16 cây số. Mọi người được yêu cầu đến tập trung ở trạm ga Simi Valley vào lúc 7 giờ sáng để tất cả sẽ di chuyển đến đó cùng một lúc.
Tuy rằng mùa hè ban ngày nóng lên đến 32 độ C/ 90 độ F, sáng sớm vào mùa hè ở Simi lạnh rất dễ chịu. Sáu giờ rưỡi sáng nay là 15 độ C/ 59 độ F. Gió biển qua đêm đem vào không khí ẩm ướt. Simi Valley là một thung lũng, hơi nước bị kẹt lại không có chỗ thoát. Ban đêm trời trở lạnh nên gần sáng hơi nước trở thành sương mù. Trong cái mập mờ tạo ra hình ảnh nên thơ của đồi núi, nhà cửa, cây cối, đường xá…, tất cả bị sương mù che phủ, vợ chồng tôi lái xe đến trạm ga Simi Valley.
So với các trạm ga xe lửa ở những thành phố khác thì Simi Valley là chuyện buồn cười vì chỉ có mỗi một trạm ga, và cứ mỗi lần nhật thực thì mới có một chuyến ghé đến. Nhưng không có trạm ga thì không được, phải làm để người ở bất cứ nơi nào trên nước Mỹ nếu đi bằng xe lửa cũng sẽ đến được Simi Valley. Nói thế chứ tôi đi đón bạn bè và người thân ở phi trường LAX cả nghìn lần nhưng chưa một lần nào tôi đến đón một ai ở nhà ga Simi Valley.
Phần đông mọi người đã đến tề tựu đông đủ. Tuy là ở sát bên Los Angles với dân số gần 4 triệu, thành phố Simi Valley vỏn vẹn chỉ có 120,000 người. Nó có cái tính chất của một thành phố đồng quê của nước Mỹ: đất đai khoảng khoát, khỉ ho cò gáy, đời sống êm đềm, và dân chúng toàn là người da trắng. Trong 30 cặp vợ chồng dự chuyến tour hôm nay, tất cả là Mỹ da trắng, chỉ có hai vợ chồng tôi là người Á Đông!
Tụ họp và sau khi điểm danh, cả đoàn khởi hành lái sau xe người hướng dẫn. Con đường gần đến hãng Boeing cao và sâu hút ở trong núi, ngoằn ngoèo như rắn. Tôi sống ở đây hơn hai mươi năm, những tưởng là biết hết đường xá của thành phố thế nhưng nhận định này thật lầm lẫn vì chưa bao giờ tôi đến đây. Cây cối um tùm như ở trong rừng, nhà cửa nhiều nơi đường lái xe vào nhà dốc còn hơn con đường lên thiên thai, chỉ trông mà đã chóng mặt, không hiểu sao người ta có thể ở được.
Lái độ 15 phút thì cả đoàn xe đến nơi. Chúng tôi ai nấy đều đã chuẩn bị sẵn vì đã được báo trước là chỉ có công dân Mỹ mới được phép vào xem, và mọi người phải mang theo căn cước có hình mình nên thủ tục cảnh sát gác cổng phát cho mỗi người một bảng tên đeo vào áo rất nhanh chóng. Một xe tour bus trắng loại to nhất đã đậu sẵn để chở chúng tôi đi tour. Tôi biết là có hãng Boeing chế tạo động cơ hỏa tiễn -rocket engine- vì thỉnh thoảng nghe tiếng rocket engine nổ gầm trời mấy chục giây đồng hồ, nhưng không ngờ rằng diện tích đất đai của nó lớn kinh khủng như vậy: 2850 mẫu! Vì vậy mà họ phải dùng xe bus để chở mọi người đi xem. Vừa bước lên xe, họ loan báo cấm chụp hình, nhân viên của họ sẽ dùng camera của họ chụp cho tất cả mọi người một bức ảnh lưu niệm. Sau này khi chúng tôi đứng chung với nhau ở một dàn phóng để chụp hình, tôi suýt tí nữa tự tử khi thấy cái máy camera của họ là loại bỏ túi nhỏ thông thường point-and-shoot trị giá khoảng $70 đô-la, trong khi cái máy “chiến” $2000 đô-la của tôi thì họ giữ lại không cho mang lên xe bus.
Chiếc xe bus mới toanh trang bị TV khắp mọi chỗ ngồi thật hiện đại, thế nhưng một phim tài liệu ngắn về lịch sử của Boeing ở đây họ chiếu cho chúng tôi xem quá ư là lỗi thời, có lẽ quay vào năm Alexandre de Rhodes phát minh ra chữ Quốc ngữ. Vùng phát minh và thí nghiệm rocket engine này thành lập lần đầu tiên vào năm 1947, của hãng Rocketdyne. Họ chế tạo liquid rocket engine, dùng trong vô số hỏa tiễn như Navaho cruise missile, hỏa tiễn Redstone, Thor và Jupiter ballistic missile, hỏa tiễn Delta, Atlas, Saturn (dùng để phóng phi thuyền Appolo), và ngay cả cho Space Shuttle. Họ cũng phát minh, khai triển, thí nghiệm và điều khiển lò nguyên tử đầu tiên của nước Mỹ từ nơi này. Năm 1996 Boeing mua Rocketdyne và vào năm 2006, quyết định đóng cửa vĩnh viễn.
Ở đây họ chia ra làm bốn khu: Area 1, 2, 3, và 4. Chữ “Area 1, Area 2, Area 3, Area 4” làm tôi liên tưởng đến “Area 51”, nổi tiếng khắp nước Mỹ và cả thế giới: nó là một căn cứ quân sự ở sa mạc Nevada bao trùm trong bí mật vì mọi người đều biết nơi đây dùng để phát minh những vũ khí hoặc phi thuyền tối tân, nhưng không ai biết là loại gì, hình thù như thế nào vì nếu có thí nghiệm, họ chỉ thí nghiệm vào ban đêm. Do đó có rất nhiều người nói là họ thấy U.F.O. (Unidentified Flying Object, phi thuyền từ các hành tinh khác) ở Area 51. Có người còn cho rằng đây là nơi giam giữ người hoặc phi thuyền từ những hành tinh khác vì bộ Quốc Phòng không muốn dân chúng bị náo động! Ngay cả chính phủ Hoa Kỳ cũng không công nhận sự hiện hữu của Area 51 cho đến tháng Bẩy năm 2003.
Trên xe bus có đến ba người tour guide, cả ba đều là nhân viên của Boeing: Một người nói về hoạt động thử nghiệm rocket engine, một người nói về tiến trình làm sạch môi trường sau khi Boeing đóng cửa, và một người tôi thấy thú vị nhất là một ông già, ít nhất khoảng 80, 85 tuổi, nhưng trông rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông tên là Jack, là kỹ sư/ khoa học gia về rocket engine. Lý do tôi thấy ông ta thú vị là vì ông ta làm việc bắt đầu từ năm 1950, khoảng thời gian chỗ này mới mở lần đầu tiên, 60 năm về trước! Ông có vẻ như là một thần đồng về rocket engine, gương mặt trông cực kỳ thông minh nhưng ông ta lại mặc chiếc quần liền áo kiểu như phi công, đặc biệt chế riêng cho thợ sửa xe.
Phần lớn rocket engine phát minh dùng để đẩy phi thuyền lên mặt trăng hay Space Shuttle lên quỹ đạo nên ở đây có một khu vực riêng của NASA (National Aeronautics and Space Administration, Bộ Hàng Không & Không Gian Quốc Gia) để các khoa học gia của NASA làm việc trực tiếp với kỹ sư/ khoa học gia. Rải rác khắp nơi là “dàn phóng” để thử nghiệm rocket engine sau khi đã được phát minh và sáng chế. Quý vị cứ tưởng tượng hỏa tiễn Appolo hay Space Shuttle khi bắt đầu phóng đi với động cơ dưới đáy phun lửa với sức đẩy cả mấy triệu pounds thì đủ biết là khi họ thử nghiệm cho động cơ phun lửa, tiếng động của nó gây ra lớn biết chừng nào. Tất cả những building và dàn phóng xe bus chở chúng tôi đến xem vẫn còn bí mật, thuộc dạng classified information -tin tức cấm phổ biến-. Xe bus chỉ dừng ở bên ngoài rồi họ giải thích bên trong building có cái gì, nên tương đối nhàm chán. Nó tương tự như tôi chở du khách đi xem nhà tài tử ở Beverly Hills, đến nơi dừng xe ở ngoài đường rồi nói với khách đây là nhà của Nicholas Cage, của Megan Fox…, mà chả ai thấy mặt mũi của tài tử đâu cả.
Cô tour guide phụ trách việc giải thích về tẩy sạch môi trường chỉ cho chúng tôi thấy những khu đất bị thủy ngân ô nhiễm. Họ dùng giấy plastic hắc-ín che phủ trên mặt đất sợ lúc trời mưa, nước thấm vào cát đá rồi xuyên vào lòng đất, ô nhiễm nước uống. Đất ở những nơi đây họ phải xúc đem đi đổ ở những nơi đặc biệt chuyên về làm sạch môi trường để khử thủy ngân ra khỏi đất. Có một hệ thống lọc nước với tiền xây cất là cả triệu đô-la, thiết lập với mục đích lọc và thử nước dưới lòng đất xem mức ô nhiễm đến đâu. Chính phủ ấn định độ sạch của nước thấm dưới lòng đất ở đây phải sạch như nước uống thì Boeing mới có thể hết trách nhiệm. Họ đoán ít nhất đến năm 2017 thì mới xong dự án làm sạch môi trường này.
Ông kỹ sư/khoa học gia Jack cho chúng tôi biết nhiều dữ kiện khá thú vị. Santa Susana Field Laboratory của Boeing là nơi thử nghiệm rocket engine lớn nhất nước Mỹ. Khi ông ta bắt đầu làm, nơi này bí mật không thua gì Area 51. Nhân viên không được tiết lộ với gia đình là mình làm nghề gì, cũng như không được nói với bất cứ ai những chuyện xẩy ra trong khu vực này. Ngay cả vợ mà ông ta cũng không được tiết lộ việc làm của ông ta. Bà vợ chỉ biết là ông ta đi làm, mang tiền về cho vợ dùng, thế thôi. Ông nào ở Mỹ muốn đi chơi với mèo thì cứ việc bắt chước, nói với vợ lý do mình đi làm giờ giấc khác thường là vì làm cho chính phủ bí mật quân sự, bảo đảm vợ sẽ không thắc mắc. Ông Jack cùng với một số người khác là những kỹ sư/ khoa học gia đầu tiên sáng chế và thử nghiệm rocket engine từ phát minh hỏa tiễn V-2 của Wernher Von Braun, cha đẻ của hỏa tiễn đương thời. Tổng Thống Eishenhower cho tiến hành chương trình này với một ngân sách vô giới hạn.
Wernher Von Braun người Đức, thông minh không thua gì Albert Einstein. Nếu không có Von Braun thì không có phi thuyền Mỹ lên mặt trăng, cũng như không có Space Shuttle lên quỹ đạo: tất cả hỏa tiễn và phi thuyền đều dùng nguyên tắc rocket engine do Von Braun phát minh.
Trong trận đánh nhau thời Đệ Nhị Thế Chiến, Hitler khủng hoảng tinh thần dân Anh, phóng cả nghìn hỏa tiễn V-2 sang Anh Quốc. Wernher Von Braun là người phát minh ra hỏa tiễn V-2, cao 15 thước, bay xa 900 cây số/500 miles, vận tốc gấp năm lần vận tốc âm thanh, 5,600 cây số/3,500 miles một giờ, có thể mang sức tàn phá nặng 1,000 kí-lô/ 2,200 pounds. Thời bấy giờ không có vũ khí nào tương tự.
Năm 1945, Von Braun nhận thức là Hitler không thể nào thắng trận nên cùng với những bạn đồng nghiệp tín cẩn nhất quyết định đầu hàng. Họ bàn luận không biết nên đầu hàng cho ai. Phần đông sợ Nga-Sô vì Đức đem quân sang đánh Nga-Sô. Họ không thích người Pháp. Người Anh thì họ nghĩ rằng không còn tiền vì phải dùng tất cả tài nguyên tái thiết quốc gia sau chiến tranh; do đó họ quyết định đầu hàng với lính Mỹ. Sau khi dùng giấy tờ giả ăn cắp cả một chiếc xe lửa, Von Braun hướng dẫn 500 kỹ sư và khoa học gia giỏi nhất khởi hành từ Peenemunde, lúc bấy giờ dưới quyền kiểm soát của Nga-Sô, để đến phần đất Mỹ kiểm soát. Biết được tin này, đội quân SS ra lệnh cho lính bắn chết Von Braun và đoàn tùy tùng, nếu phát hiện ra họ. Sau nhiều lần thoát khỏi vòng đai lính Đức kiểm soát, Von Braun đầu hàng quân đội Mỹ ở Reutte, Austria vào tháng 4 năm 1945.
Nhận thức được sự quan trọng của những kỹ sư Đức, theo lời chỉ dẫn của Von Braun, lính Mỹ trở lại Peenemunde và Nordhausen tịch thu tất cả những hỏa tiễn V-2 và phụ tùng còn lại, rồi cho nổ tung cả hai xưởng sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết tất cả kỹ sư, nhân viên thợ thuyền làm trong xưởng sản xuất hỏa tiễn V-2 đã bị Nga-Sô bắt giữ. Nga-Sô dùng kiến thức của những người này để chế tạo hỏa tiễn của nước mình.
Giống như Lạc Long Quân và Âu Cơ chia 50 người con lên núi, 50 người con xuống biển, kỹ thuật xây hỏa tiễn của Đức sau Đệ Nhị Thế Chiến được chia ra làm hai, nửa sang Mỹ, nửa đến Nga-Sô. Thế nhưng nhờ có Von Braun, nhờ có kỹ sư/ khoa học gia Mỹ giỏi hơn một tí, nhờ có môi trường làm việc là một xã hội tự do, Mỹ đã đánh bại Nga-Sô trong chương trình thi đua lên mặt trăng, cũng như nói chung về kỹ thuật chế tạo động cơ hỏa tiễn và hỏa tiễn.
Chúng tôi dừng lại ở hai “dàn phóng” thử nghiệm động cơ hỏa tiễn. Tôi viết “dàn phóng” trong ngoặc vì họ chỉ thử nghiệm rocket engine, không có hỏa tiễn nào phóng đi từ đây. Nhân tiện, tôi giải thích tại sao Mỹ phóng hỏa tiễn hay Space Shuttle từ Florida:
1. Đường xích đạo là đường kính to nhất của trái đất. Florida gần đường xích đạo. Khi trái đất quay thì càng gần đường xích đạo, sức ly tâm càng mạnh, hỗ trợ việc đẩy phi thuyền vào quỹ đạo. Do đó động cơ hỏa tiễn không cần mạnh, nhiên liệu mang theo không cần nhiều.
Đây là thí dụ để thấy sức ly tâm từ xích đạo mạnh gấp nhiều lần ở những điểm khác: Tưởng tượng chúng ta có một quả địa cầu nhỏ đường kính ba tấc gắn sẵn trên một trục quay. Hai con kiến, một con bám giữa quả địa cầu, một con bám trên đỉnh. Khi ta xoay quả địa cầu, con kiến bám ở giữa sẽ bị sức quay đẩy văng ra, trong khi con kiến trên đỉnh sẽ không hề hấn gì, vẫn còn bám, tuy rằng nó có thể bị nhức đầu như vừa mới uống hai ly rượu ba-xi-đế vì bị quay như chong chóng!
2. Hỏa tiễn hay phi thuyền khi phóng lên, không bay về hướng Bắc hay hướng Nam, mà bay về hướng Đông vì trái đất quay từ Tây sang Đông làm phi thuyền sẽ “văng” ra xa vào quỹ đạo nhanh hơn. Phía Đông của Florida là biển; nếu phi thuyền bị trục trặc, có rớt thì sẽ rớt xuống biển, không rớt trên nhà dân ở.
Mấy chục năm trước làm gì có computer, ông Jack mang theo cặp-táp ngày xưa ông đem đi làm để cho chúng tôi thấy những dụng cụ ngày xưa ông ta dùng để tính toán. Một trong những dụng cụ đó là thước kẻ slide ruler có số in sẵn để khỏi nhân chia cho nhức đầu, và cả một bịch mì gói Hai Con Tôm vợ gói cho ông ta mang theo ăn trưa. Vì kỹ thuật còn trong thời kỳ phôi thai, ông nói rất nhiều lúc sáng chế xong rồi khi mang ra thử, động cơ hỏa tiễn nổ tung!
Giai đoạn đầu tiên mấy chục năm về trước không ai nghĩ đến vấn đề bảo vệ môi trường nên họ dùng hóa chất trichloroethane khắp nơi để rửa dàn phóng. Sau này khi khám phá ra trichloroethane hủy hoại bầu khí quyển, gây ra nhiều bệnh tật và dị thai thì họ mới không dùng nữa. Tương tự khi nói đến hóa chất đào thải đổ xuống đất. Khi khám phá ra sự tác hại, họ chế tạo những bộ phận để giữ những hóa chất này lại để rồi tìm cách tẩy sạch để khỏi phá hoại môi trường. Năm 1959 có một khủng hoảng nguyên tử nhỏ -partial nuclear meltdown- ở tại đây mà đến giờ họ vẫn còn tẩy sạch môi trường chung quanh chỗ đó. Thảo nào việc nuclear meltdown này ảnh hưởng đến tôi vì bắt đầu từ năm 45 tuổi, tóc tôi đã bạc trắng như ông già 70, hậu quả nhiễm phóng xạ vì tôi ở cách xa chỗ này chỉ có 16 cây số.
Ở hai dàn phóng, xe bus dừng lại để chúng tôi có dịp bước ra quan sát tận mắt và để nghe ông Jack giải thích nguyên tắc hoạt động của động cơ hỏa tiễn, nhiên liệu dùng như thể nào, loại gì, và kỹ sư ở những đài quan sát lân cận quan sát cuộc thí nghiệm như thế nào. Tôi phải công nhận là mặc dù ông giảng thao thao bất tuyệt, tôi chỉ thu thập được kiến thức như khi vợ tôi giải thích sự quan trọng nên dùng đồ hiệu Louis Vuitton hay Chanel: nó đi từ tai bên trái rồi sang tai bên phải, tôi chẳng hiểu ất giáp gì cả!
Cô nhân viên của Boeing dùng máy chụp hình “dỏm” chụp bức ảnh lưu niệm tất cả mọi người, và nói là sau khi nhân viên an ninh của Boeing duyệt qua và chấp thuận, cô ta sẽ email bức ảnh cho Michelle, người tổ chức tour thăm viếng này. Thật tình tôi chẳng hiểu ở đây bây giờ còn có cái gì mà giữ bí mật, An Ninh phải khám xét? Hay là họ muốn bảo đảm không có ông bà già nào trong nhóm chúng tôi sexy khi chụp hình, có thể gây tổn thương cho thanh danh của hãng Boeing?
Sau hai tiếng rưỡi, cuộc tour chấm dứt. Mỗi người được phát vài phong bánh, một chai nước ăn điểm tâm (tôi ước ao là họ cho ăn bánh cuốn với chả và bánh cóng) và một cái nón của Boeing, đội để tuyên truyền cho hãng của họ. Trên đường ra về, hình ảnh sâu đậm ghi trong trí nhớ của tôi là những dàn phóng khổng lồ cao cả chục thước chi chít là thanh sắt, ống thép và ống dây điện đứng trơ trơ giữa không gian với sét rỉ khắp nơi, chờ ngày dân Việt Nam đến gỡ xuống bán lạt-xon. Một hãng chế tạo rocket engine khổng lồ từng mướn 6000 nhân viên làm việc trong ngày, có ngày đồng một loạt thử đến 17 rocket engine, mà bây giờ chỉ còn non 100 người ở lại lo công tác phá hủy và tháo gỡ tất cả mọi sự. Lý do? Ngân quỹ nước Mỹ đã kiệt quệ. Bao nhiêu tiền đổ vào chiến tranh Iraq, A-Phú-Hãn, Pakistan (số tiền ước lượng Mỹ tiêu tính đến nay là từ 3.2 đến 4 nghìn tỷ đô-la!) và dân chúng càng ngày càng ngồi không ăn tiền viện trợ của chính phủ. Chính phủ cắt giảm hết ngân sách cho NASA. Không có tiền từ NASA có nghĩa là tất cả chương trình liên hệ về không gian như sáng chế và thí nghiệm động cơ hỏa tiễn của Boeing ở đây phải sa thải nhân viên, đóng cửa. Chẳng những nhân viên, kỹ sư, khoa học gia mất việc, mà quốc gia lại bỏ phí những đầu óc thông minh. Đi xem tour của hãng Boeing, tôi đã chứng kiến được sự suy đồi của cường quốc Hoa Kỳ.
Tôi cũng thấy may mắn được sống ở nước Mỹ vì chính phủ kiểm soát, thanh tra, bắt buộc, theo dõi các công ty phải bảo vệ môi trường vì sinh mạng dân lành là quan trọng. Không cần biết phải bỏ bao nhiêu chục triệu, không cần biết phải tốn bao nhiêu năm, Boeing phải bảo đảm cả 2850 mẫu đất sẽ không còn ô nhiễm hóa chất. Chỉ có một thiểu số quốc gia trên thế giới nơi chính phủ thật sự lo lắng cho quyền lợi và sự an toàn của người dân. Tôi may mắn được sống ở một trong thiểu số quốc gia đó.
Cuối cùng, lớp lãnh đạo vợ tôi học mỗi người phải đóng một số tiền khá lớn, một nghìn đô-la một người. Đã phải tốn tiền đi học mà khi vào học, họ còn nêu ra cho mọi người biết cá tính của người lãnh đạo không phải là tìm đủ mọi cách kiếm tiền cho mình với mục đích sống một cuộc đời vinh thân phì gia; nhưng ngược lại, cá tính của người lãnh đạo là hiến dâng công sức, của cải, tiền bạc của mình để giúp đỡ người khác, giúp đỡ cộng đồng, và giúp ích cho xã hội.
Trước đây vài tuần, cả lớp có một dự án là sửa sang, tân trang nơi chơi cầu tuột xích đu của một trường tiểu học ở đây. Tu bổ thì phải tốn tiền. Mỗi người đều phải bỏ thì giờ sau khi làm việc hay weekend đến McDonald’s, KFC, tiệm ăn, cửa hàng quần áo… bán những thứ linh tinh, lỉnh kỉnh, hoặc tìm đủ mọi cách để gây quỹ. Vợ tôi xin phép tiệm McDonald’s ở đầu đường khu vực nhà tôi ở cho nàng đến đó để bán sổ xố vào chiều Thứ Sáu. Phải công nhận là tôi không gan dạ như nàng ngồi trong McDonald’s ba tiếng đồng hồ, mỉm cười chào đón và năn nỉ khách mua vé số, nói rõ với họ là mục đích để gây quỹ tân trang cho khu trẻ con chơi ở một trường tiểu học trong Simi Valley. Khi đã có đủ tiền, họ mua vật liệu, tìm người tình nguyện chỉ bảo kỹ thuật để tu bổ lại khu chơi cầu tuột, xích đu đó. Nhìn những Giám Đốc, Quản Lý, Xếp lớn, Xếp nhỏ, trong một ngày Thứ Bẩy nam có, nữ có, đến làm việc không phải trong áo vest thắt cravate hay áo đầm guốc cao gót, mà là trong bộ quần jean, áo thun tay ngắn, chân mang giầy tennis, cùng nhau trải cát, đóng gỗ, sơn phết, trồng cỏ…, bỏ công sức và tiền bạc của riêng mình để giúp cho cộng đồng, tôi mới khám phá lý do tại sao nước Mỹ quá hùng mạnh, tại sao đà tiến của nước họ quá nhanh.
Và tại sao nước Việt Nam của tôi sẽ không bao giờ bắt kịp xứ người.
Nguyễn Tài Ngọc
(nguồn: vietbao online)