Vâng, nhưng cứ phải chịu ăn đòn suốt đời
Chùm Nho Phẫn Nộ (của John Steibeck) là cuốn sách đau buồn về nước Mỹ, về những người nông dân bị bóc lột đến cùng cực, bị chà đạp về tinh thần. Cuốn sách này đã trở thành tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ và văn học thế giới hiện đại. Đoạn trích dưới đây thấy quen quen, xin đăng lại hầu các bác thưởng lãm:
Tom dập máy; chong chóng bắt đầu quay với những tiếng lanh canh, động cơ nổ, rồi dừng lại, và hoạt động hẳn. Tom bật đèn pha, sang số một để leo dốc. Chùm ánh sáng lờ mờ lần mò đường cái một cách bực dọc. Họ leo lên lòng đường, rẽ theo hướng nam.
– Có những lúc cơn giận bốc lên và không thể nhịn nổi. Quá sức chịu đựng- Tom nói.
Mẹ xen vào:
– Tom này… con đã nói… con đã hứa với mẹ là con không bao giờ như thế nữa. Con đã hứa rồi.
– Con biết. Mẹ à, con cố. Nhưng cái bọn cảnh sát… Mẹ đã thấy một thằng phó quận trưởng nào mà cái mông không bành ra không? Lúc nào chúng cũng núng nính cái đít bự và mân mê súng ngắn. Mẹ ạ, nếu chúng thực sự làm thế để buộc người ta phải tôn trọng pháp luật, còn khả dĩ. Nhưng chúng đâu có đại diện cho pháp luật pháp liếc gì. Chúng cố gắng làm tinh thần chúng ta phải suy sụp. Chúng muốn thấy chúng ta bò lê nem nép như con chó ngoan ngoãn. Chúng muốn bẻ gãy chúng ta. Mẹ kiếp! Mẹ xem, đến một lúc nào đó, cách duy nhất để sống cho ra người là đấm vỡ mặt một thằng cảnh sát. Chúng đang không muốn ta sống như con người.
Mẹ nói:
– Con đã hứa. Tom ạ. Chính Pretty Boy Floyd đã làm thế. Mẹ quen mẹ hắn. Chúng đã xúc phạm hắn.
– Con đang cố đây. Mẹ ạ, con thề con sẽ cố gắng. Nhưng dẫu sao mẹ cũng không muốn thấy con bò lê sát mặt đất như con chó bị đánh chứ?
– Mẹ xin, Tom ạ, con phải tránh những chuyện đó. Gia đình ta đang tan tác. Con phải tránh gây chuyện.
– Con sẽ cố mẹ ạ. Nhưng khi mà một cái thằng mông núng nính kia đánh con thì thật khó mà cố nhịn. Nếu là chuyện hợp pháp, con không nói làm gì…
(…)
– Bình tĩnh lại, Tom- Mẹ nói với giọng khuây khoả- Bình tĩnh lại, con. Con đã nhịn được một lần rồi. Con có thể nhịn được lần khác.
– Vâng, nhưng ít lâu nữa, con sẽ chẳng còn sống cho ra hồn một thằng người nữa.
– Bình tĩnh- Mẹ nói- Phải kiên nhẫn. Tom ạ, con xem, chúng ta và những người cùng cảnh sẽ còn sống mãi trong khi bọn kia đã chết lâu rồi. Con phải hiểu thế, Tom ạ. Đúng, chúng ta là những người sống mãi. Họ không thể tiêu diệt chúng ta được. Đúng, chúng ta là dân mà, quan nhất thời, dân vạn đại, con ạ.
– Vâng, nhưng cứ phải chịu ăn đòn suốt đời.
– Mẹ biết- Mẹ cười khúc khích- Có lẽ, chính vì vậy mà chúng ta dai như chão. Lũ nhà giàu, chúng tới rồi chúng lại mất đi, con cháu chúng là lũ vô tích sự, nòi giống chúng sẽ lụi dần. Còn chúng ta, đời đời đều có. Con đừng tự giày vò mình. Sẽ tới thời kỳ mà mọi chuyện sẽ khác.
– Làm sao mẹ biết?
– Mẹ cũng không rõ.
Họ đi vào thành phố và Tom lái xe vào một con đường hẻo lánh để tránh trung tâm. Nhờ ánh đèn đường phố, anh nhìn rõ mẹ anh. Gương mặt bà thanh thản và đôi mắt bà có một vẻ lạ lùng, tương tự như cái nhìn vĩnh hằng ở các pho tượng…
***
(nguồn: Chùm nho phẫn nộ, chương 20, Phạm Thuỷ Ba dịch, nxb Văn Học 2007)
Chào hai cô viết hay, hihihi……! Quy luật thôi mà! Nhưng cái thằng áo thun sọc vàng ấy, mông nó có núng nính không nhỉ, hì hì hì . . .
@ Phay Van : Chị không dám cho là dịch giả nào trình độ hơn dịch giả nào ! nhưng trước 1975 , đọc tác phẩm The grapes of wrath này của John Steibech qua bản dịch của dịch giả Võ Lang , thì cá nhân chị – và chị cũng tin là có rất nhiều độc giả khác – thấy mình cảm tác phẩm sâu hơn , qua văn phong dịch của Võ Lang ! ( Võ Lang dịch : Chùm Nho Uất Hận )
Không biết mình có cố chấp không , nhưng quả thật khi đọc bất cứ tác phẩm dịch nào sau 1975 , cá nhân Chị đều cảm thấy ” hơi khó chịu ” với văn phong dịch , của các dịch giả xhcn , cảm nhận như có 1 sự định hướng cố tình nào đó , khiến cho nhiều lúc cảm thấy không còn hứng thú đọc các tác phẩm dịch nữa ! có chăng , đọc là để tìm hiểu nội dung mà thôi !
Trở lại với tựa đề entry – và cũng là câu hội thoại của Tom với mẹ – :
” Vâng , nhưng cứ phải chịu ăn đòn suốt đời ”
Chị hiểu và cảm nhận được ý của em giới thiệu đoạn trích tác phẩm này , vì ” thấy quen quen ” vào thời điểm hiện nay !
Nhưng theo chị , thiết tưởng cũng nên giới thiệu thêm câu nói của Tom khi từ biệt mẹ ra đi – câu nói đã làm xúc động lẫn cảm phục đến rơi lệ của hàng triệu triệu độc giả và khán giả khi đọc cũng như xem phim – :
” ..Con sẽ ở khắp nơi , chỗ nào mẹ muốn tìm . Chỗ nào có đấu tranh cho người nghèo đói có ăn , con sẽ có mặt . Chỗ nào có công an cảnh sát đánh người con sẽ tới nơi…Chỗ nào có tiếng cười của trẻ em đói khát khi thấy bữa ăn , khi người dân ăn miếng bánh họ làm ra và ở trong căn nhà do họ dựng lên , con sẽ đến tận nơi …”
Theo chị , đó mới chính là ý nghĩa thông điệp mà John Steibech gởi gấm vào tác phẩm The grapes of wrath ! 1 tác phẩm được giải thưởng Pulitzer 1940 , và làm nền tảng cho John Steibech đoạt giải Nobel Văn Chương 1962 !
Đồng ý chứ Phay Van ?
Chị Nha Trang kính mến,
Chị rất đúng, đọc đa phần tác phẩm dịch sau này rất chán vì người ta dịch kiếm tiền chứ không chú trọng nghệ thuật chị à, bản thân người dịch mà không yêu văn học, không hiểu văn học thì không thể dịch hay được.Tệ hơn có khi người nhận dịch sẽ chia tác phẩm ra nhiều phần để mỗi người dịch một phần chị ơi!
em thích đọc tác phẩm dịch cho đỡ mệt nhưng mà nhiều khi phải mua nguyên bản để hiểu đúng về mặt ngôn ngữ chứ chưa nói gì xa xôi..
đọc cuốn sách dịch ẩu buồn lắm!
Hà Linh mến ,
” ..đọc cuốn sách dịch ẩu buồn lắm ! ”
Chị không những buồn , mà còn thấy tưng tức khó chịu , thậm chí bực bội , như có ai đó cố tình bất nhã làm vấy bẩn… tà áo dài trắng tinh của mình…
Hà Linh em ,
Đọc các entries ở blog của em , cá nhân chị thấu cảm được năng khiếu , cũng như sự thuần túy mỹ cảm , trong cảm xúc văn hóa nói chung và văn chương nói riêng trong em ! Phong cách viết và sự thể hiện của em hầu như thoát ra được những gì mà em đã được học ” dưới mái trường xhcn ” ! Chị thật lòng nhận xét và chúc mừng điều ấy với em , trong tư cách ở giác độ của 1 người đã sống và chiêm nghiệm thời trước 1975 ở miền Nam !
À Hà Linh ơi ! Chị rất thích từ ” chung chiêng ” em dùng trong ” Tản mạn đêm ” , nó cho chị 1 sự thấu cảm là lạ … cứ ” chung chiêng ” như là….dùng 1 chút vang Chateau Richelieu trong bữa tiệc vậy ….Hà Linh ơi !
Chị Nha Trang kính mến,
Đúng cảm giác chị tả khi đọc văn học dịch …dở quá! thỉnh thoảng em có được đọc một số tác phẩm dịch trước 1975 thì rất khác chị à, có nhiều xúc cảm hơn và độ thẩm thấu của người dịch cao hơn.
Cảm ơn chị nhiều với những nhận xét về các entries của em, em nghĩ chị rất tinh tế đó, từ khi còn nhỏ em đã không chịu/không thể đi theo những khuôn mẫu cứng nhắc được ra rả như vẹt, em có sự độc lập trong tư duy của mình. Khi viết các entries em viết về điều gì đó em cảm nhận và suy tư, những gì muốn chia sẻ với mọi người về đời sống, con người..
khi đó em hoàn toàn tự do và ngẫu hứng với ngôn ngữ của em.
em nghĩ khi viết blog là khi mình tự ban thưởng cho mình chút tự do, bay bổng đó chị à..và em vui lắm khi được chia sẻ…
Cảm ơn chị thêm chút nữa, và chúc chị chiều an lành!
@ Hà Linh : Chị tập tò , do đó quên gõ vào ” trả lời ” ở comment của em , em thông cảm đọc comment của chị ở dưới nha !
Phay Van mến ,
Trời ơi … câu hỏi của em trùng lạ lùng với câu hỏi của chị cách đây gần 2 năm !
Nguyên là , ông Xã chị có 1 người anh con ông bác ruột , gia đình anh ấy định cư ở Pháp . Lần về nước thăm gia đình năm 2009 , có ra thăm gia đình chị và ở lại chơi 2 ngày , dịp này vợ chồng anh ấy có quà tặng vợ chồng chị , là cặp rượu vang Chateau Richelieu – chị tiết lộ 1 chút : ông Xã chị ” có đẳng cấp ” thưởng thức rượu vang lắm nha , và chị cũng có chút ít ăn theo cái ” đẳng cấp ” này của ổng đó ! –
Trong bữa cơm thân mật gia đình – tất nhiên có dùng vang Chateau Richelieu -, chị có nêu câu hỏi giống em , và được ông anh cho biết , đại ý :
” Vin Chateau Richelieu , được chưng cất từ giống nho rất lâu đời của vùng Chateau Richelieu , vùng Gironde ở miền nam nước Pháp , và có từ thời Hồng y Richelieu – Tể Tướng của Vua Louis XIII – 1 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Pháp vào thế kỷ 17 , mà ta biết khi đọc tác phẩm Les Trois Mousquetaires của Alexandre Dumas cha !
Vùng đất này – không biết lý do gì – sau đó nhượng quyền lại cho 1 công ty của HongKong , và công ty này không trồng nho nữa , mà chuyển sang kinh doanh các loại ngành nghề khác… ! …. Mãi đến năm 2004-2005 , công ty này dành riêng khoảng 14 Ha trồng lại giống nho nổi tiếng này , họ bắt đầu tổ chức chưng cất sản xuất và lấy lại nhãn hiệu nổi tiếng cũ là Vin Chateau Richelieu ….”
Cặp Vin Chateau Richelieu quà này , anh ấy lấy từ chính hãng đấy , vì biết ông Xã chị rất
” Xịn ” trong thưởng thức Vin .
Nói thật , chị cũng từng thưởng thức nhiều loại vang , nhưng vang Chateau Richelieu này , khi thưởng thức xong 1 ly – 1 ly uống khoảng 4 lần là vừa với nữ – , cái cảm giác nó là lạ lắm …vì vậy khi gặp từ ” chung chiêng ” mà Hà Linh dùng , chị như bắt gặp chính xác cái cảm giác thưởng thức ấy …đó Phay Van !
Hl ghét nhất là ngay cả văn chương, nghệ thuật còn bị bẻ cong theo ý nghĩa tuyên truyền!
người ta không hiểu gì về văn chương nên mới thế!
Phay Van mến .
Ừ , với 2 dịch giả Cao Xuân Hạo và Dương Tường , thì với nội lực thẩm nhận văn hóa và văn đức của 2 vị , khi chọn dịch chuyển tải các tác phẩm , hầu như mọi độc giả đều chấp nhận !
Nhưng nói thật , cá nhân chị , vẫn không thấy thấu cảm được hoàn toàn văn phong dịch của mọi dịch giả miền Bắc xncn ! Có lẽ thế hệ chị với nhân sinh quan thấm đẫm những tinh hoa của dịch giả Nguyễn Hiến Lê …rồi Phay Van ơi !
Lược dịch và phóng tác từa tựa nhau phải không PV? Về nội dung có thể được, nhưng về ” văn” thì “hỏng” hẳn, nhỉ. ” Tiếng chim hót trong bụi mận gai” hay hơn hẳn ” những con chim ẩn mình chờ chết “. Đây là cuốn sách văn học cuối cùng “bác” hth đụng đến, sau đó là vòng quay tít mù của cuộc sống, hì hì hìh . . . .
Hihihi, lược dịch cũng khó thoát khỏi thêm muối tiêu dấm ớt… Bi giờ vẫn lúc tít lúc tít vừa, mệt ra phết, hê hê hê . . .
anh HTH ơi, đọc lại Tiếng chim hót trong bụi mận gai đi!
em đọc lại một loạt tác phẩm đọc ngày xưa khi chưa bước chân vào đời, chưa có những trải nghiệm, giờ đọc lại thấy mang những ý nghĩa khác, cảm nhận khác…
HL@: Chắc anh sẽ đọc lại, nhưng có lẽ còn lâu. Đầu óc không tĩnh, không nên đọc vì chẳng lĩnh hội được gì!
Hình như anh vẫn còn giữ cả bản ” Tiếng chim…” và bản ” Những con chim ẩn mình chờ chết”, không biết mối xông hết chưa?! Cha Ralph là con người thật tuyệt phải không?
Có vẻ như cảnh sát ở đâu cũng giống nhau nhỉ!
May quá, ngày xưa làm hồ sơ thi trường an ninh rồi, nhưng rồi vô phúc bị đình chỉ học một thời gian nên hồ sơ không đủ tiêu chuẩn, hú vía, hihihi……
Cách nay mấy chục năm, bà cụ cố nhà bạn em ở Sài gòn vừa khoan thai ngoáy trầu vừa thủng thẳng : nhà này đã hết phúc đâu mà phải đi làm những cái nghề thất đức ấy, khi mấy dứa em thằng bạn cứ hi hóp nộp hồ sơ học công an với hải quan, hì hì hì . . .
Hồi Mô học cấp 3 cũng làm hồ sơ đi công an rồi đó chơ. May răng có ông công an huyện biết Mô hồi nhỏ nghịch quá, ông cho rứa là người không tốt, nên loại! May, chớ nếu không giờ cũng thành đại uý Minh thì khốn 😀
Bác không thấy TT Nguyễn tấn Dũng trả ơn cho người cứu mạng mình ( http://www.baomoi.com/An-nhan-cua-Thu-tuong/122/4807508.epi )
bằng cách cho con người ấy vào làm CS giao thông đó sao ?
Bác Trà@: Trả ơn kiểu ấy….. Gặp thằng ” bức xúc”, nó cho nằm lên mui ô tô lườn lờ khắp phố, còn mạng đem về là may!!!
Từ bé lão trà hâm lại ước mơ sau này thành công an ! Bây giờ cũng vậy, nếu chomơ lại thì ước mơ vẫn thế !
Công an đúng nghĩa thì em nghĩ là nghề cao quý lắm chứ!
Rất nhiều thứ nếu đúng nghĩa thì vô cùng cao quý HL.
Hà Linh mến ,
“…Khi đó em hoàn toàn tự do và ngẫu hứng với ngôn ngữ của em…
Em nghĩ khi viết blog là khi mình tự ban thưởng cho mình chút tự do , bay bổng….”
Chị rất tâm đắc đồng cảm , với suy nghĩ đầy chiều sâu thăng hoa hạnh phúc này của em ! Là 1 phụ nữ có thể tự hào gọi là trí thức , ngoài thiên chức và bổn phận vun đắp , nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình , thì có niềm vui và hạnh phúc nào hơn nữa , khi ta lại về với chính tâm hồn ta , với chính nội tâm tự do đầy ngẫu hứng với ngôn ngữ của riêng ta….Phải không Hà Linh em !
Chị ước mong giới nữ chúng ta có nhiều bạn có cùng chung sự đồng cảm hạnh phúc thăng hoa này ….như Hà Linh !
Hà Linh , My Congratulations !
Chị Nha Trang kính mến,
“Là 1 phụ nữ có thể tự hào gọi là trí thức , ngoài thiên chức và bổn phận vun đắp , nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình , thì có niềm vui và hạnh phúc nào hơn nữa , khi ta lại về với chính tâm hồn ta , với chính nội tâm tự do đầy ngẫu hứng với ngôn ngữ của riêng ta”
———-
em rưng rưng khi đọc comment của chị, chị à!
Luôn bình an nha người chị rất, rất tinh tế, tâm lý của em!
HL
Hà Linh mến ,
Chết ….! vậy là chị vô tình… khẽ chạm nhẹ vào miền xúc cảm của em gái đôn hậu rồi !
Nếu đã vậy , thì hãy nhắm mắt tĩnh lặng lòng… tận hưởng cái khoảnh khắc…rưng rưng ấy em nhé !
Em rất xứng đáng được tận hưởng sự thăng hoa trong hạnh phúc nội tâm của mình …
Chị Nha Trang kính mến,
I feel that you are here with me, and I am not alone!
Thank you so very much!
Warm Regards,
HL
Hà Linh em , Vậy thì chị em mình cùng tĩnh lặng lòng …. hòa mình đắm chìm trong… suối nguồn thính phòng… nhé …!
( Chị mới tập tò mạng ,không biết cách dẫn link , em vào google nha ! )
Gõ : ” 65 bản nhạc thính phòng bất hủ ”
Ha Linh , Let’s begin …….now !
Chị Nha Trang kính mến,
Em sẽ gắng nghe vào chiều tối, giờ em phải đi đón bé đi học đã chị nhé. Cảm ơn chị, em học được từ chị và mọi người nhiều.
Thật ra khả năng nghe nhạc của em kém lắm nhưng em sẽ nghe.
Chiều vui nhé chị!
HL
Hà Linh em ,
” Em sẽ gắng nghe ….”
Ấy chết , đừng ” gắng nghe ” Hà Linh em !!! Nghe… , chỉ khi nào tâm hồn ta thật sự tĩnh lặng…và khoảng không gian bềnh bồng phiêu linh nội tâm ấy , là chỉ dành riêng trong ta thôi …! Lúc ấy trong ta tự nhiên sẽ … cảm thụ được cái ” thần của nhạc thính phòng ” theo cảm trạng của riêng ta , dù rằng có thể ta không hiểu thấu hết được cái hay , cái đẹp , cái bay bổng….của loại hình âm nhạc bác học và hàn lâm này …!
Vậy em nhé , cứ khoan nhã…từ..từ..rồi đắm chìm dần trong âm nhạc…để tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc đỉnh cao …mà cuộc đời dâng tặng….
Chị Nha Trang ơi,
Em không dùng từ gắng với ý nghĩa khiên cưỡng, buộc mình phải nghe, mà ý em nói là em sẽ có thời gian để nghe vào buổi tối chị à. Em sẽ thu xếp thời gian đó chị ơi.
EM cảm ơn chị chỉ dẫn về cách tận hưởng âm nhạc chị à!
Chúc chị buổi tối an bình!