Descartes với sách “Phương- pháp luận”
Phạm Quỳnh (1917)
… phàm người đã đem thờ Chân-lý phải trong- sạch trong lòng, sáng- suốt trong trí, tính ngay- thẳng, ý nghiêm- trang, nghĩa là phải có đạo- đức mới được…
… Thế mới biết đạo- đức là mối thiêng- liêng vẫn ngụ ở nơi nguồn- gốc mỗi sự mỗi vật, là trung- tâm của mọi sự tư- tưởng…
… Phàm tư- tưởng gì không lấy đạo- đức làm gốc là hư- tưởng ngụy- tưởng cả. Thánh- hiền ta ngày xưa vẫn dạy như thế, mà các bậc đại- triết của Tây- phương cũng khuyên như vậy.
(Nguồn: Việt- Văn Độc- Bản Lớp Đệ- Nhị của Đàm- Xuân- Thiều và Trần- Trọng- San, in lần thứ năm- 1967- Bộ Giáo- Dục xuất- bản, in tại Nhà in Tấn- Phát, 224, đường Gia- Long, Saigon)
Phân loại
- Âm nhạc (3)
- Cambodia (3)
- Hoàng Sa- Trường Sa (12)
- Khác (43)
- Khoa học (2)
- Mỹ Thuật (36)
- Nha Trang (11)
- Nhà văn Trần Hoài Thư và TQBT (12)
- Tây Nguyên (8)
- Tem (21)
- Thằng Bờm (1)
- Tuổi Hoa (17)
- Tuổi Ngọc (7)
- Văn (99)
- Xã Hội (60)
- Đọc sách (36)
- Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (23)
Kho
Bài mới
Đang đọc
- Những câu chuyện về một thời (+GM Phaolô Lê Đắc Trọng)
- Exsultet- Bài Công Bố Tin Mừng Phục Sinh
- Quân Lực VNCH và Tem Bưu Chính
- Thế Uyên
- Tháp Bà Po Nagar và Hòn Chồng
- Viết Dưới Trời Khói Lửa
- Tuý Hồng
- Người Việt Cao Quí
- 14. Hoàn Thành
- 3. Cuộc nói chuyện với Đức Cha Cương Tại Nhà Khách Nhà Chung Hà Nội & 4. Cảnh phiêu bạt của các cha xứ
Links
Còm
trang bạn hữu… trong Cõi Đá Vàng (đọc sách) | |
Nguyen duc vu trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Phay Van trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Nguyen duc vu trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Trò chuyện với Trần… trong Thơ Trần Thị Nguyệt Mai | |
Phay Van trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Phạm Trung Kiên trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Hoa trong Tòa Giám Mục Phnom Penh | |
Hãy nói giùm Tô Thuỳ… trong Tuần báo Đời Mới | |
Uyen Minh trong Học Trò Già |
Sách
- Đọc sách
- Cõi Đá Vàng
- Exodus – Leon Uris
- Phim
- Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
- Những Ngày Nắng Vỡ – Chuỗi truyện ngắn
- Anh Em Là Người Bạn Trời Cho
- Áo Đầm Trắng Gia Long
- Bay Cao Lên, Những Thiên Thần Bằng Sành!
- Bài Cho Nhi Đồng Tháng Tám
- Bài Nhạc Khẩu Cầm
- Bài Viết Cho Ngày Đầu Năm Tây
- Bao Giờ Còn Lồng Đèn
- Bé yêu, người bạn mới
- Bên Kia Chiếc Cầu
- Bên Nỗi Chết, Cám Ơn Cuộc Sống
- Bông Hồng Ngày Sinh Nhật
- Bụi Đường Xa
- Buổi Học Đầu
- Bước Chân Trở Lại
- Cái Ôm
- Cánh Chim Ưng Đã Bay Qua
- Chiến Trận
- Cô Bạn Chưa Kịp Thân và Vương Trường Giang
- Cô Bé Viết Truyện Hoa Tím
- Có Gì Bán Không
- Có Một Nụ Cười
- Cô Vân
- Con Búp-Bê Cụt Tay
- Còn Dấu Chân Người
- Con Tôm
- Cây Bút Của Ba Tôi
- Cây Chưa Lớn
- Cây Cổ Thụ Của Tuổi Hoa Đã Ra Đi
- Cây Giáng Sinh Tình Yêu
- Cây Mai Của Đồng Nguơn
- Chai Dầu Cho Bà Ngoại
- Chiếc Lồng Đèn Bốn Mươi Năm
- Chiếc Vòng Hoa Của Thế Vân
- Chờ Nghe Tiếng Còi Tàu
- Chùm Bóng Hy Vọng
- Chuồng Chim Trên Cây Thu-già
- Chuyện “Xanh Non Em”
- Chuyện ngày mồng Năm Tết
- Chuyện Ở Một Ngã Tư
- Chưa Một Lần Trở Lại
- Cô Bạn Chưa Kịp Thân
- Dấu Chân
- Dấu Chân Cha Đạo
- Đá Đợi
- Đêm Vô Cùng
- Đi Tìm Người Thương Binh
- Điều Mẹ Không Quên
- Đôi Giày Cho Người Lạnh
- Đông Hà
- Đợi Mưa Trên Rừng
- Gà con và Bụt
- Giải Nhất Văn Chương Phụ Nữ 1970
- Giống Như Một Ngày Tựu Trường
- Gởi Mỹ
- Hát Bài “Rừng Lá Thấp”
- Hành Trình Về Đến Trái Tim
- Happy Father’s Day, Daddy!
- Khi Về Dưới Bóng Cây
- Không Mang Riêng Nỗi Đau Em
- Khúc Lan Can Gãy
- Khung Kính Vỡ Và Chiếc Nhẫn Đồi Mồi
- Lá Cờ Trong Tim
- Lá Cờ Cũ
- Lá Khô Mùa Mưa
- Lá Thông Xanh, Hoa Ngũ Sắc
- Lá Thuộc Bài
- Làng Yên
- Lão Say
- Lời Hát Xa Xưa Trở Lại
- Lời Gió Mang Xuân Về
- Lưng Đồi Ridgewood
- Mạ
- Màu Kỷ Vật
- Miếng Ăn
- Món Tóc Tình Yêu
- Một Chút Hương Thừa Của TẾT
- Một Người Thầy
- Mùa Trăng Khổ
- Mùa Xuân, Chim Én
- Mùa Xuân, Mai Vẫn Nở
- Mùa Xuân Của Ông Ngoại
- Mứt Đắng
- Mứt Không Còn Đắng
- Ngày Gió Lên
- Ngày Sẽ Tới
- Người Bà Con Trong Kiếp Nào
- Người Khắc Bia Mộ (truyện dài)
- Người Khắc Bia Mộ (Truyện ngắn)
- Người Lính Già Chỉ Mờ Đi
- Người nghệ sĩ ở Phố Hầm Atlanta
- Nhà Bốn Anh Em
- Nhạc Du Ca Trong Nỗi Niềm Tôi
- Nhịn Đói Trên Xứ Mỹ
- Nhớ Người Thơ-Nhà Binh Đỗ Tư Long-Trần Miên Trường
- Những Thiên Thần Bằng Sành
- Những Ngày Nắng Vỡ
- Những Chiếc Vé Cuối Đời
- Những Mảng Bám
- Những Ngày Nắng Vỡ (Phan 3)
- Những Ngày Nắng Vỡ – Phần tiếp
- Những Người Lính Không Già
- Nơi Chân Thang
- Nơi Có Những Nụ Cười Di Lặc
- Nơi Lạ
- Nữ Chúa
- Ổ Kiến Lửa
- Ôn Của Thạnh
- Ơn Trong Từng Phút Giây
- Ông Già Nô-en Không Đến
- Ông Ngoại Của Na
- Phiên Khúc Ngày Mưa
- Qua Giấc Mù Sương
- Rời nhà mà đi
- Rừng Xuân Đã Khép
- Sài Gòn Tôi, Những Ngày Còn Mang Tên
- Sáng lên, những quả cầu!
- Suy Niệm Mùa Vu Lan
- Sửa Văn
- Tấm Thiệp Xuân, Một Cành Đào Trắng
- Tập Bản Thảo
- Thằng Chà
- Thấp Thoáng Áo Về
- Thầy Dạy Công Dân
- Thơ Bước Theo Chân
- Thơ Còn Mãi Trong Tâm
- Tiếng Súng
- Tim Tím Như Hoa Dại
- Tóc Dài, Mùa Xuân và Niềm Mơ
- Tôi Thấy Em Thấp Thoáng Áo Về
- Tôi Không Viết Nổi Một Câu Thơ
- Trái Mơ
- Trăng Thơ Ấu
- Trên Vai, Mùa Xuân…
- Tri Ân
- Trong Những Bức Thư Của Danh
- Trở Lại Với Cuộc Sống
- Tuổi Buồn
- Từ Đồi Cao
- Từ Một Góc Đời
- Tưởng Nhớ Trần Miên Trường
- Vẫn là mùa xuân, vẫn là nụ cười
- Vẽ Trên Xương Lá
- Viết Cho Hai “Nhà Thơ-Người Lính” Họ Phạm
- Villa International, Nhà… Ở Xa Nhà
- Xin Tha Kẻ Trộm
- 2014 Cha Vào Đất
- Ơn Trong Từng Phút Giây
- Chân dung Nguyễn Du
- Chân dung Nguyễn Du
- Vũ Hoàng Chương- Góp phần hiểu biết
- Nguyễn Văn Trung- Đặt lại vấn đề Truyện Kiều hay phê bình phê bình văn học
- Nguyễn Sỹ Tế- Triết lý đoạn trường
- Trần Bích Lan (Nguyên Sa)- Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do
- Doãn Quốc Sỹ- Tình quê hương của Thuý Kiều
- Vũ Khắc Khoan- Nguyễn Du và tình yêu
- Trần Thanh Hiệp- Để giải quyết mâu thuẫn trong Đoạn trường tân thanh
- Thanh Tâm Tuyền- Cửa vào Đoạn trường tân thanh
- Việt Tử- Minh oan cho Kiều
- Nguyễn Thị Sâm- Người em vườn Thuý
- Phạm Thếng- Tiếng khóc Tố Như
- Đinh Hùng- Người thơ thuần tuý Nguyễn Du trong Văn tế thập loại chúng sinh
- Tạp chí Văn- Số đặc biệt tưởng niệm Nguyễn Du
- Mục lục
- Lời ngỏ
- Một điểm Phật tính trong Truyện Kiều (Đông Hồ)
- Lấy ngữ pháp để giải thích Truyện Kiều [1] (Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê)
- Vài điều nghĩ về, triết lý trong Truyện Kiều (Nguyễn Văn Xuân)
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du (Quách Tấn)
- Đoạn trường tân thanh trên đường tìm kiếm người đọc (Huỳnh Phan Anh)
- Nguyễn Du giữa chúng ta (Nguyễn Quốc Trụ)
- Biên khảo của Gs. Nguyễn Văn Lục (nguồn: http://www.ngo-quyen.org/)
- Mười khuôn mặt văn nghệ và Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay (Tạ Tỵ)
- Antoine de Saint-Exupéry
- Alexandre Soljenitsyne
- HERMANN HESSE
- JOHN STEINBECK
- Yasunari Kawabata
- Tôi và em – Hoàng Ngọc Tuấn
- Trại Súc Vật
- Sách tôn giáo
- Những câu chuyện về một thời (+GM Phaolô Lê Đắc Trọng)
- 1. Lời Bạt & 2. Ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945
- 3. Cuộc nói chuyện với Đức Cha Cương Tại Nhà Khách Nhà Chung Hà Nội & 4. Cảnh phiêu bạt của các cha xứ
- 5. Hàng Giáo sĩ đi Nam có lợi hay có hại? & 6. Tình hình các địa phận sau 1954- Bắc 54 Là Thế Nào ?
- 7. Lễ Noel – Giáng Sinh
- 8. Trường Lê Bảo Tịnh 1953-1957
- 9. Sáng 20-7-1954
- 10. Đi gặp Mác – ănghen hay lên thiên đàng?
- 11. Chính sách hộ khẩu
- 12. Thành quả của cải cách ruộng đất
- 13. Phải chăng đó là trong chủ nghĩa duy vật?
- 14. Hoàn Thành
- 15. Phong trào cải cách ruộng đất khựng lại
- 16. Một số kinh nghiệm riêng tư về cải cách
- 17. Toà án nhân dân và những án tử hình
- 18. Cải cách ruộng đất
- 19. Quốc hội thứ I của nuớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
- Những câu chuyện về một thời (+GM Phaolô Lê Đắc Trọng)
- Vũ Khởi Phụng
- Virgil Gheorghiu
- Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
- Đọc Sách – 2
- tin nhắn
“bác” hth rón rén nâng nhẹ cái tem, khi nào tĩnh tâm đọc sau.
ậy ậy, y như “bước khẽ chứ, lặng yên cho uncle ngủ ” ấy nhỉ?
Sách này của chế độ cũ, không nên đọc !
Là…thôi ! hổng dám nói nữa 😀
Cải tạo là đúng chớ , vì không theo chủ trương ,đừờng lối ,chính sách 😀
Uống li trà mới hâm nè, cho ngọt giọng .
Ủa, bưa nay đổi tông uống hả bác?
Lâu lâu mình cũng phải đổi chút chứ bác hth@ .
May mà nàng Phay nghỉ chứ HL đọc cái câu sau dấu hỏi mà cũng mệt như gần đứt hơi…
Tem 3, đọc sau!
@ Phay Van : Sao lại đóng bình luận ở entry trước vậy Phay Van !
What’s the trouble with you or your entry ?
PV, Chị NT hỏi vậy vì cuối bài trước có dòng: bình luận đã bị khoá, và thực tế thì không vào được để bình luận. PV kiểm tra lại nhé.
“…Không phải là ” bới lông tìm vết ” . Mà khoa học lịch sử là phải công bằng , rõ ràng công , tội : công bao nhiêu , tội bao nhiêu ? Không thể ” mờ mờ nhân ảnh “, để thế hệ này và cả các thế hệ mai sau cũng ” mờ mờ ” theo ….” ( trích entry trước )
* Hồ chí Minh , khi chiêu dụ Ns Phạm Tuyên , phát biểu : ” Cụ Phạm là người của lịch sử , sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này ! (….con cháu cứ vững tâm đi theo cách mạng ) ( sic )
* csvn đã bôi nhọ , vu cáo và cuối cùng kết tội cụ là : bồi bút cho Pháp , đại việt gian phản động ! và thi hành án xử tử Cụ 1 cách mờ ám , khiến Cụ uất nghẹn thốt lời cuối cùng đầy phẫn uất bất lực trước bạo lực chuyên chính tàn bạo : ….Q..u..â..n….S..á..t….N..h..â..n……!
Là 1 công dân bình thường , chúng ta thử ngẫm ” tội ” của Cụ xem sao :
1/ ” tội ” đại việt gian bán nước :
Gs Văn Tạo đánh giá : ” Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân , không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn , không ra lệnh bắt bớ , tù đày các nhà yêu nước . Trái lại Ông có công chuyển tải văn hóa Đông Tây trên văn đàn , báo giới Việt Nam , góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ , văn hóa dân tộc Việt nam thời đầu thế kỷ xx . Công lao đó đáng được ghi nhận ! ”
2/ ” tội ” bồi bút cho Pháp :
Cụ đã có tội ” bồi bút phản động ” vì đã trước tác các tác phẩm Vô Cùng Giá Trị Cho Đời như sau :
* Lịch sử thế giới
* Văn minh luận
* Luận giải văn học và triết học
* Lịch sử và học thuyết Voltaire
* Lịch sử và học thuyết Rousseau
* Lịch sử và học thuyết Montesquieu
* Chính trị nước Pháp
* Văn học nước Pháp
* Phạm Quỳnh tiểu luận ( gồm những bài diễn thuyết, bài báo , viết bằng tiếng Pháp )
* Khảo về tiểu thuyết
* Phật Giáo đại quan
* Cái quan niệm của người quân tử trong đạo Khổng
* Thượng Chi văn tập
* Tục ngữ Ca dao
* Việt Nam thi ca
* Văn chương trong lối hát ả đào
* Du ký Việt Nam – 10 ngày ở Huế , 1 tháng ở Nam Kỳ –
* Pháp du hành trình nhật ký – 3 tháng ở Paris –
…….v…v……….
Nếu có điều kiện và thời gian , chúng ta hãy thử tìm đọc những trước tác này của Cụ , để có nhận định riêng của mỗi người về ” chất và tội bồi bút , phản động ” của Cụ Phạm Quỳnh trong văn học nói riêng và văn hóa của dân tộc nói chung .
Há chẳng phải là việc nên làm ru !
Chị Nha Trang: em bổ sung một chút thông tin trích trong Việt- Văn Độc- Bản (sđd):
Phạm- Quỳnh có một kiến- thức sâu rộng về cả hai nền học Tây- phương và Đông- phương. Ông khảo- cứu về tất cả các vấn- đề: văn- học, triế- học, chính- trị, kinh- tế, xã- hội, giáo- dục. Văn ông trang- nghiêm, cổ- kính, hay dùng chữ Hán và thường thường dài giòng; người ta gọi là “Lối văn Phạm- Quỳnh”. Nhưng trong các bài du- ký, thì lời văn lại nhẹ- nhàng, duyên- dáng, hấp- dẫn.
Xét toàn- thể văn- nghiệp của Phạm- Quỳnh, người ta thấy rõ ba khuynh- hướng sau này:
1) Phát- huy cá- tính quốc- gia dân- tộc:
– Về chính- trị, Phạm- Quỳnh chủ- trương yêu- cầu người Pháp sửa lại chánh- sách cho đúng với hiệp- ước 1884, nghĩa là công- nhận Việt- Nam là một quốc- gia có quyền tự- trị.
Để cho lập- trường đó được vững- chắc, ông thường nêu ra những bằng- chứng tỏ ra rằng dân- tộc Việt- Nam có một cá- tính riêng- biệt. Ông trình- bày những trang hiển- hách của lịch- sử nước nhà, vạch rõ những cái hay, cái đẹp trong những phong- tục cũ (Phụng- thờ tổ- tiên, ngày Tết… ). Ông nghiên- cứu về Nho- giáo, Phật- giáo, Lão- giáo là những trào- lưu tư- tưởng đã có ảnh- hưởng sâu- đậm trong học- thuật, tư- tưởng, phong- tục, tập- quán của dân- tộc Việt- Nam. Với những lý- lẽ ấy, ông quả- quyết rằng :“Dân- tộc Việt- Nam chúng tôi không thể ví như một tờ giấy trắng được: dân chúng tôi là một quyển sách có đầy những chữ bằng một thứ mực không phai, đã mấy mươi thế- kỷ nay; không có thuốc gì xoá hẳn được thứ chữ ấy đi, không ai có quyền tự- do muốn viết gì vào đấy thì viết được!” (Trích trong bài diễn- văn “Một vấn- đề dân- tộc giáo- dục” đọc tại Hàn- lâm viện Pháp ngày 22-7-1922).
Về chương- trình phục- hưng văn- hoá quốc- gia, Phạm- Quỳnh công- kích kịch- liệt những người có chủ- trương lấy tiếng Pháp thế cho tiếng Việt, và đề- nghị cổ- động việc chấn- hưng, phổ- biến chữ quốc- ngữ. Hán- văn, theo ý ông, rất cần- thiết cho việc bổ- túc quốc- văn; nên ông khuyên các nhà trí- thức của nước ta nên học hỏi thứ tử- ngữ này (chữ Nho với văn quốc- ngữ). Nhằm mục đích chấn- hưng tiếng Việt, ông có viết nhiều bài khảo- luận về văn- chương Việt- Nam như Khảo về truyện Kiều (1919), Tục- ngữ ca- dao (1921)…
2) Thâu- thái tinh- hoa văn- hoá Tây- phương: Nhưng nền văn- hoá quốc- gia muốn được phong- phú, cần phải mở rộng cửa để đón các trào- lưu văn- hoá Tây- phương. Tuy nhiên, theo ý ông, phải có một tinh- thần làm nòng- cốt vững- chắc thì sự bắt- chước mới có bổ- ích, nếu chỉ bắt- chuớc cái hình- thức bề ngoài, thì không những không ích- lợi gì, mà lại còn nguy- hại là đàng khác. Với lập- trường ấy, Phạm- Quỳnh đã biên- khảo và dịch- thuật các sách của tác- giả Âu- Tây nhất là các văn- gia Pháp. Đem cái sở- trường của người để bồi- bổ cho cái sở- đoản – của mình, đó là chủ- trương mà Phạm- Quỳnh luôn luôn theo đuổi. Bởi vậy, ông thường so- sánh các quan- niệm khác nhau giữa Đông- Phương và Tây- Phương về các địa- hạt đạo- đức, văn- chương, mỹ- thuật… Thí- dụ: Ông ví Khổng- Tử với Socrate, Mạnh- Tử với J. J. Rousseau; nêu ra những điểm tương- đồng của người quân- tử trong đạo Khổng với người chính- nhân trong cổ- văn Pháp…Trong những cái mà dân ta vốn thiếu, ông nhấn mạnh vào phương- pháp, và kêu gọi các nhà trí- thức nước ta nên thâu- nhập của Tây- phương để xứng- đáng là những “kỹ- sư” mở đường khai lối cho đồng- bào (Thư gửi bạn, 1919).
3) Tổng- hợp tư- tưởng Đông- Tây: Từ chủ- trương thâu- thái văn- hoá Thái- Tây, Phạm- Quỳnh tiến tới một quan- niệm rộng- rãi hơn nữa: sự tổng- hợp văn- hoá Đông- Tây. Trong bài Đông và Tây (Orient et Occident) (1919) ông viết: “Hai phần nhân- loại đó từ lâu sống cách- biệt nhau, hoàn- toàn không biết gì về nhau, mỗi phần trau- giồi cái lý- tưởng riêng của mình. Lý- tưởng của Đông- phương là một lý- tưởng hiền- triết (idéal de sagesse) thuận- lợi cho một sự an- nhàn, hạnh- phúc. Lý- tưởng của Tây- phương vốn là một lý- tưởng thống- trị (idéal de puissance). Lý này đã phát- minh ra khoa- học, nhằm chế- ngự các lực- lượng thiên- nhiên để bắt chúng phụng- sự con người (…) Khoa- học cũ thì đồng- nghĩa với sự hiền- triết còn khoa- học mới thì thường là sự phủ- nhận nó (…) Lý- tưởng phải là có thể thực- hiện được sự thoả- hiệp điều- hoà của Tây và Đông, của khoa- học Âu- tây và hiền- học Á- đông…” “… Chính từ sự thống- nhất điều- hoà của khoa- học Âu- tây và hiền- học Á- đông, sẽ phát- sinh một nền văn- hoá mới; nền văn- hoá đó sẽ là nền chân văn- hoá của toàn- thể nhân- loại.” (Vấn- đề Đông- Tây. Le problème Orient- Occident, 1932).
Phạm- Quỳnh lo- ngại rằng vì nền hiền- học cổ của Đông- phương mỗi ngày một suy- tàn, đến khi Tây- phương nhận thấy tầm quan- trọng của sự tổng- hợp tư- tưởng Đông- Tây, thì “nền hiền- học cổ đó đã mất đi rồi, và Tây- phương sẽ đối- diện với một Đông- phương bán Âu- hoá”. Bởi vậy, ông chủ- trương bảo- tồn nền luân- lý cổ- truyền Á- đông bằng cách trình- bày những cái hay, cái đẹp của nó. Đồng thời, để lưu- ý các nhà trí- thức Việt- Nam về vấn- đề này, ông thường bình- luận các sách ngoại- quốc trong đó vấn- đề tổng- hợp Đông- Tây được nghiên- cứu một cách sâu- xa.
Tác phẩm Việt- văn của Phạm- Quỳnh có thể chia ra làm ba loại:
I. Loại trước- tác
A. Văn nghị- luận
B. Văn du- ký
C. Văn phê- bình
II. Loại khảo cứu
A. Văn- học Việt- Nam
B. Học- thuật Âu- tây
1. Văn- học
2. Triết- học
3. Kinh- tế, xã- hội, chính- trị
C. Học- thuật Á- Đông
III. Loại dịch- thuật
1. Triết- học
2. Kịch- bản
3. Tiểu- thuyết
Ngoài ra Phạm- Quỳnh còn viết mấy quyển bằng Pháp- văn như: L’idéal du sage dans la Philosophie confucéenne (1928), Le paysan tonkinois à travers le parler populaire (1930), La poésie annamite (1931), Essais franco- annamites (1937), Nouveaux essais franco- annamites v.v… Các sách này ông viết cốt để cho người Pháp biết chính- kiến của ông và phong- tục, tư- tưởng của người Việt- nam và Á- Đông.
Đúng như bạn hth nêu Phay Van ơi , máy Chị cũng hiển thị : ” bình luận đã bị khóa ” !
Comment trên , chiều hôm qua chị gởi cho entry trước , nhưng không được ! trưa nay gõ lại gởi vào entry này đấy !
Kiểm tra lại nha Cô chủ .
Nghe nói giá cả vật liệu lúc này xuống mềm lắm. nhà sập thì xây nhà mới, lo gì.
HL cũng dốt lắm, hôm rồi viết entry ngoài word đó nàng Phay, rồi mang sang blog mà không tài nảo chỉnh cho hàng lối ngay ngắn được! xấu hổi ghê!
HL@ : cái duyên là sự không ngay ngắn đó chớ O ?
anh Trà@ cảm ơn anh Trà động viên chứ em xấu hổ lắm!
Mỗi đạo phái (đảng cũng là đạo) có cách nhìn về Đạo đức khác nhau và họ cho họ là có đạo đức. Phay hãy phân tích Đạo đức Nho giáo với Đạo đức cách mạng đi.
Chán các nhà biện chứng Thái Tây rồi, đọc Mao tuyển mới là mốt, bác Phay ới ời! 😀
Bác Ly: có lẽ vài năm nữa thì Mao tuyển sẽ là mốt ở quê mình. Hiện vẫn thịnh tư tưởng hcm bác Ly ạ.
Các bác cứ lo xa,
Bác Mao không ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là bác Mao
Thì …. mao chủ xỉ, oan xây !
@ Phay Van : Phải nói là Em thật cừ khi đăng entry này ! Trong khi cả xã hội , cũng như các thế hệ học sinh , sinh viên sau 1975 , dù muốn hay không muốn , dù thích hay không thích , cũng đều bị hệ thống chính trị của đảng csvn , nhồi nhét cái chủ thuyết mác-lê mà họ gọi là triết học , nhưng thực chất là đã biến dạng thành chính trị học ( polictical science ) có chủ đích , của hệ thống ý thức hệ cncs ! Phải công nhận thực tế , là csvn cũng đào tạo đạt được 1 lượng ” con vẹt ” đáng kể , mở miệng ra là họ loa ra rả bài bản không sai 1 từ ! họ có biết đâu rằng – hay có biết , nhưng phải cam chịu hoặc cố chấp – Triết Học đích thực ( Philosophy ) là cả 1 trời đại dương bao la , trong đó mỗi cá nhân đều tự do tư duy , tự do suy tưởng và tự do khám phá theo quan niệm trường phái triết học mà mình suy ngẫm !
Tội nghiệp thay cho những ” con vẹt ” bị chột , vỗ ngực tự cao tự đại , đắm chìm trong cái ao tù học thuyết mác-lê , họ có biết đâu rằng những bậc trí giả khoáng đạt chỉ nhìn họ , nhẹ mĩm cười , nhẹ khẽ nhếch môi …và…không….cãi…!
Trong entry này , Cụ Phạm , với nội lực học vấn thâm sâu và uyên bác của mình , đã tài tình chuyển tải và diễn giải cho người đọc 1 cách dễ hiểu về phương pháp luận của ông tổ triết học Pháp Rene’ Descartes ( 1596-1650 ) , và đặc biệt thú vị là Cụ đã ứng dụng phương pháp luận của Descartes ngay trong bài viết của mình . Thật là ứng dụng tài tình !
Là người phàm bình thường và là người ngoại đạo với triết học cao thâm ! Chị thử mon men mạo muội vài ý , có gì không đúng , khiếm khuyết , Phay Van ” ngắt ” Chị nghe ! mục đích là trao đổi học hỏi và làm cho rôm rả cái entry này nha Phay Van ! Cảm ơn em trước .
Như ta đã biết Descartes là ông tổ của triết học Pháp , ông là 1 trong 30 triết gia Tây phương nổi tiếng trên toàn thế giới ! 1 trong những khám phá nền tảng triết học nổi tiếng của ông là ” Phương pháp luận ” hay ” luận về phương pháp ” ( Discours de la Methode / Discourse on Method ) .
Tuy nhiên cần lưu ý có 2 triết gia khai phá ra phương pháp luận :
* Rene’ Descartes : với Phương pháp luận Diễn Dịch . ( Deductive )
* và Francis Bacon ( 1561-1626 ) : với Phương pháp luận Quy Nạp ( Inductive )
( Nếu có chủ đề entry về triết gia này , chị em mình 888 sau nha ! )
Nếu Archimedes lừng lẩy với câu nói : ” Hãy cho tôi 1 điểm tựa , Tôi có thể nâng quả đất ”
Thì Descartes nổi tiếng với phát biểu : ” Tôi tư duy , vậy tôi tồn tại ”
( Cogito , ergo sum / I think therefore I am / Je pense dons Je suis )
Phương pháp luận ( Diễn Dịch ) của Descartes đặt nền tảng trên 4 quy tắc sau :
1/ Không bao giờ chấp nhận bất cứ cái gì là đúng , trừ khi chính TÔI nhận ra 1 cách tỏ tường . Cẩn thận tránh sự vội vã và đánh giá quá sớm cũng như không kết luận điều gì , trừ khi NÓ tự hiển thị rõ ràng minh bạch .
2/ Chia sự khó khăn thành nhiều phần càng nhỏ càng tốt , và vì nhỏ nên đáp án dễ tìm hơn .
3/ Suy nghĩ trong 1 cung cách thứ tự , bắt đầu với những sự việc dễ và đơn giản nhất , rồi từ từ tiến sâu vào những nan đề phức tạp hơn .
4/ Cuối cùng là hoàn chỉnh các liệt kê , tổng quát các ghi chép sao cho không còn gì bỏ sót .
Trở lại với entry , phân tích sự ứng dụng tài tình trong bài viết của Cụ Phạm với phương pháp luận của Descartes – nên nhớ cách ứng dụng là vào thời điểm của Cụ , cách nay gần 100 năm – :
* ứng dụng quy tắc 1 : từ câu ” … Đại khái sách dạy rằng , mục đích triết học…….”.. …. đến……….” như thế thời không thể nào lầm được ”
* ứng dụng quy tắc 2 và 3 : từ câu “… Nhưng cái xác nhiên cũng có khi giả dối…… “……đến……..” vì nếu bụng không thẳng , trí cong queo , thì sáng suốt mà làm gì ”
* ứng dụng quy tắc 4 : từ câu “…Nói rút lại , phận người đã đem thờ chân lý …….”………..đến………..” nhưng phải có đạo đức mới đạt tới cõi xác nhiên ”
Phương pháp viết bài , và văn phong của Cụ Phạm Vào Thời Đó , đáng cho các thế hệ người học ngưỡng mộ !
Ghen tị với nàng Phay quá! Tại sao nàng lại có quá nhiều sách cổ vậy hả trời? 😀
Nhưng phải cảm ơn Nàng Phay nhiều vì nàng ấy hào phóng đưa lên cho mọi người đọc cùng đó Mô!
vẫn chưa đủ đâu !
Cổ ở đây là hoài cổ tức là trân trọng nhớ lại một thời đã qua, chớ không nhất thiết phải đủ 100 năm mới gọi là cổ đâu nàng Phay!
Nàng Phay, HL nghĩ đưa cho các bác nhà miềng đọc chắc gì đã đủ trình mà đọc ấy chứ nhỉ? vì toàn là nói như vẹt chứ biết gì đâu!
Vẹt hết nàng Phay ơi, mà biết là lý thuyết khác với thực tế cũng k phản biện đâu cứ nói lại y thế, nên nói một đàng làm một nẻo!
trường của HL xưa ở ngay cạnh trường đó đó!
k những thua mà còn…mất tất cả nàng Phay à…
Cao cấp lý luận, CCLL, cơm canh lẫn lộn, nói tiếng Bắc thì còn được, chứ phát âm giọng quê choa…. thôi, lại không nói tiếp nữa! HIhihihi……..
Phục chị NT và PV quá, phân tích vấn đề công phu, đâu ra đấy. Ngày xưa cũng được học tí triết ( xuyên tạc thành môn ” chết ” ), phần duy vật biện chứng dù khó, nhưng còn hào hứng ( được học từ mấy thầy là sỹ quan trẻ, giảng rất hay ), đến phần duy vật lịch sử thì ngu hẳn, giờ chẳng nhớ gì, hihihi…Thôi thì xin phép chủ nhà, thỉnh thoảng ghé qua đọc nhờ để ” sửa ngu” vậy, hì hì hì . . .
anh HTH@ em công nhận với anh HTH, học phần duy vật biện chứng em thi đạt điểm cao lắm, thầy còn tuyên dương, nhưng sang DVLS thì đì đẹt, khổ sở…
vậy mà lớp em có anh đi bộ đội về thi ” kinh điển” đạt 10 luôn( k biết ở trường anh biết từ này không-thi kinh điển tức là đọc từ tác phẩm rồi trả bài)
Phần duy vật biện chứng thì đúng là triết, chứ còn duy vật lịch sử thì không phải, mà là bóp méo triết học, có thể nói là cưỡng….. hihihihi, thôi không nói nữa!
Anh không biết từ này. Có nghĩa là gì? Nhưng vẫn nhớ mãi vụ thi tốt nghiệp, hai môn chuyên môn ngon xoét, đến môn chính trị, chơi ngon luôn, thầy hỏi xong chưa? Xong! Anh trình bày lại từ đầu. Trình. Thầy lại hỏi xong chưa? Vẫn xong. Thầy hỏi một hồi rồi lại anh trình bày lại từ đầu. Cháo lại chảy. Ông thầy này chắc có vấn đề não bộ! Hihihi….lại xong chưa? lại xong! Thế vai trò của chi bộ anh để đâu? Giọng thày đanh thép! Mồ hôi túa ra ào ạt. Bỏ mẹ rồi! Cố vớt một câu: Báo cáo giám khảo, vai trò của Đảng là xuyên suốt, là…..(múa mép một loạt vai trò nhớ ra trong đầu ), cho nên tôi nghĩ nói đén bất cứ cái gì là nói đến Đ rồi ( bố khỉ, không ngượng mồm tý nào ), hihiii….. thế mà thoát!
anh HTH@ thi kinh điển là thi vấn đáp và người trả bài tự đọc trực tiếp từ tác phẩm của M-LN, chứ không từ giáo trình!
Ui xời, thế thì phục lăn anh bạn học của HL.
anh HTH, anh ấy là bộ đội phục viên, bí thư chi bộ!
Cô này cứ cãi. Anh cũng bộ đội, cũng bí thư chứ cô tưởng đùa!? Để nguyên cho anh phục!
anh HTH: Báo cáo giám khảo, vai trò của Đảng là xuyên suốt, là…..(múa mép một loạt vai trò nhớ ra trong đầu ), cho nên tôi nghĩ nói đén bất cứ cái gì là nói đến Đ rồi – Đó anh cũng thua kém chi anh bạn học cùng lớp của em mô!
nàng Phay @ đúng vậy đó, học có dốt tí nhưng nếu nói y như Nghị Quyết là đảm bảo có cơ hội …rồi!
HL & PV: Bất công thật, nhưng riêng cái vụ hth thoát hiểm thì cực kỳ công bằng, chẳng bất công tý nào! Hề hề hề . . .
” bác ” hth đồng ý với PV. Phần DVLS là chính trị hoàn toàn chứ chẳng phải là hơi hướm nữa. Triết học bị bóp méo để nhồi cho vừa cái ống bơ lịch sử, mà cái ống bơ lịch sử này cũng đã được bóp méo trước rồi. Thầy dạy cũng chẳng hào hứng vì mồm cũng đã bị đóng khuôn méo xẹo, đâm ra giờ học cứ thập thà thập thõm như lội ruộng cày dối.
nhất trí với anh HTH, ngày trước HL học nhiều về Triết học M-LN, Kinh tế Chính trị—chời ơi, học sao mà thấy như là ” chim chích vào bụi rậm” chỉ mong đủ 5 điểm thôi!
học phần triết học biện chứng hay nhất, bay bổng được tí!
chắc bao giờ gần về VN, phải nhờ nàng Phay tăm tia trước cho ít sách triết học hay hay…
HL thực sự yêu thích phần triết học mà học qua các triết gia thế giới ấy nàng Phay ạ, phần học đó HL được điểm cao và thấy dạy Triết nêu gương đấy!
Em chịu khó sưu tầm nhỉ. Coi chừng Lê Văn Lan mất chức đến nơi.
đúng ra phải nói là: ai lại so sánh ông ta với nàng Phay!
Rõ thật, cô nầy…hì hì hì . . .
@ hth : Chào bạn , Cảm ơn bạn với nhã ý nhận xét cái comment của Nha Trang ! Nha Trang chỉ thử mon men mạo muội vài ý nhỏ trong đại dương bao la của Triết Học thôi mờ !
Đọc entry của Cô chủ , rồi được trò chuyện , trao đổi 1 cách thân tình để học hỏi lẫn nhau , là niềm vui và cũng là điều tốt phải không bạn , hơn nữa với những ai lứa tuổi trên 50 , Nha Trang nghĩ , đây cũng là 1 trong những cách để exercice trí não , ngõ hầu làm….chậm lão hóa , và chống ….xơ cứng đầu óc !
Đồng ý chứ , Vui nha bạn hth !
Thân ái ,
@ Phay Van : Nếu có điều kiện và thời gian , Em thử tìm tác phẩm Triết học của các vị Triết gia sau , đọc để suy ngẫm và …..giải trí ! Chị liệt kê 30 vị được cả thế giới tôn vinh là Danh Nhân Triết Học Nhân Loại , nha :
1/ Socrates ( 469-399 TCN ) : triết gia Hi Lạp
2/ Plato ( 427-347 TCN ) : triết gia Hi Lạp – môn đệ của Socrates –
3/ Aristotle ( 384-322 TCN ) : triết gia Hi Lạp
4/ Plotinus ( 205- 270 SCN ) : triết gia Ai Cập – nhưng thuộc 1 dòng họ La Mã –
5/ Augustine ( 354-430 SCN ) : triết gia người Bắc Phi – ông còn được gọi là Thánh Augustino –
6/ Thomas Aquinas ( 1225-1274 ) : triết gia Ý
7/ Francis Bacon ( 1561-1626 ) : triết gia Pháp
8/ Rene’ Descartes ( 1596-1650 ) : triết gia Pháp
9/ Benedict Spinoza ( 1632- 1677 ) : triết gia Hà Lan
10/ David Hume ( 1711-1776 ) : triết gia Tô cách Lan
11/ Emmanuel Kant ( 1724-1804 ) ; triết gia Đức
12/ George Wilhelm Friedrich Hegel ( 1770-1831 ) : triết gia Đức
13/ Karl Marx ( 1818-1883 ) : triết gia Đức
14/ Friedrich Wilelon Nietzsche ( 1844-1900 ) : triết gia Đức
15/ Edmund Husserl ( 1859-1938 ) : triết gia Đức
16/ Spren Kierkegaard ( 1813-1855 ) : triết gia Đan Mạch
17/ Martin Heidegger ( 1889-1976 ) : triết gia Đức
18/ Jean Paul Sartre ( 1905-1980 ) : triết gia Pháp
19/ Simone de Beauvoir ( 1908-1986 ) : Nữ triết gia Pháp
20/ Sigmund Freud ( 1856-1939 ) : triết gia Áo
21/ Carl Gustav Jung ( 1875-1961 ) : triết gia Thụy Điển
22/ Ludwid Josef Johann Wittgenstein ( 1889-1951 ) : triết gia Áo
23/ Bertran Arthur William Russell – 3d Earl – ( 1872-1970 ) : triết gia Anh
24/ William James ( 1842 -1910 ) : triết gia Mỹ
25/ John Dewey ( 1859-1952 ) : triết gia Mỹ
26/ Jacques Derrida ( 1930-2007 ) : triết gia Pháp
27/ Michel Foucault ( 1926-1984 ) : triết gia Pháp
28/ Jean Francois Lyotard ( 1924- 1998 ) : triết gia Pháp
29/ Jean Baudrillard ( 1929-2004 ) : triết gia Pháp
30/ Richard Mc Kay Rorty ( 1931-2007 ) : triết gia Mỹ
Đọc , suy ngẫm , để thấy rằng Triết Học đích thực ( Philosophy ) là 1 trời đại dương bao la !
Chứ không phải ngụy biện kiểu ” ngụy triết học mác-lê ” : chủ nghĩa mác-lênin là vô địch , là bách chiến bách thắng !
Đúng là điếc không sợ súng vậy !
Chị Nha Trang@: “Chứ không phải ngụy biện kiểu ” ngụy triết học mác-lê ” : chủ nghĩa mác-lênin là vô địch , là bách chiến bách thắng “- có lẽ vì người ta đọc mỗi chừng đó nên người ta cho rằng là như vậy chị nhỉ?
nàng Phay, HL nghĩ những người đó làm gì biết tới khái niệm khoa học đúng nghĩa, chỉ học vẹt mấy thứ cần học làm passport cho đường công danh của họ thôi!
Chứ không phải ngụy biện kiểu ” ngụy triết học mác-lê ” : chủ nghĩa mác-lênin là vô địch , là bách chiến bách thắng !
Đúng là điếc không sợ súng vậy !
——————————————
Chắc có lẽ có nhiều người cũng nghiên cứu và hiểu rất sâu về TH, nhưng họ không được phép hoặc không có điều kiện bộc lộ ra thôi. Hth vẫn nhớ một số thầy ngày xưa giảng rất hay. Thỉnh thoảng dư ra ít thời gian, thầy hỏi ý học trò rồi nói những vấn đề không nằm trong chương trình giảng dạy, học trò nghe mồm há hốc say sưa, bữa sau xin thầy nói tiếp không cần học. Thầy cười hihi rồi bảo các cậu tìm cho tớ thuốc hồi sinh, đầu bay khỏi cổ các cậu nhặt lên gắn lại cho tớ thì ok, hihihi. Hth vẫn nhớ một thầy, sau ra công tác ở Trường sa, trong có 2 giờ thầy tóm tắt lịch sử VN, lịch sử thiên chúa giáo hay lắm.
các thầy giáo như thế thật tuyệt vời, dạy triết mà trao đổi với môn sinh khoáng đạt như thế ngày nay thật hiếm.
————————-
Không phải ngày nay, 30 năm rồi, các thày chắc về “hiu” hết rồi!
Còn chứ! PV đấy thôi, hì……
@ Chị Nha Trang: Ngưỡng mộ chị quá nhưng em mới thấy mấy cuốn sách dịch Hegel & Kant của bác Bùi Văn Nam Sơn trên kệ là em muốn xỉu rồi. Em mà đọc hết chắc là chân bước liêu xiêu, miệng thì thầm với cái búa (Nietzsche: Wie man mit dem Hammer philosophiert? :), bước vài bước thì cuối xuống lượm vài cái lá quá 🙂
Em mà vô dưỡng trí viện Biên Hòa thì chị nhớ tới thăm em nhe 🙂
@Bác chủ nhà: Cảm ơn bác. Vậy là từ nay em có thể yên tâm đọc sách triết rùi. 🙂
phay vân email cho bác .
Có những bài hay bác muốn gửi.. .
email của bác : bc_lionking@hotmail.com
@ Hà Linh : Chào Hà Linh thân mến !
“… Có lẽ vì người ta đọc mỗi chừng đó nên người ta cho rằng là như vậy chị nhỉ ? ”
Với phương pháp luận , chúng ta có thể đi đến kết luận chắc chắn là như vậy đó Hà Linh !
Bởi lẽ như ta đã biết , Hiến Pháp ngày 18/12-1980 đã khẳng định triệt để rồi :
* Điều 38 : Chủ nghĩa Mác-lê nin là hệ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của xã hội Việt Nam . Nhà nước tuyên truyền , giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác-lênin , đường lối chính sách của đảng cộng sản Việt Nam .
* Điều 44 : Văn học nghệ thuật Việt Nam được xây dựng trên lập trường , quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin và theo đường lối văn nghệ của đảng cộng sản Việt Nam .
Với sự khẳng định triệt để như vậy của hiến pháp , và sự kiên quyết chuyên chính vô sản , thì ” người ta nào ” mà dám mon men đọc các loại sách ” triết học của bọn phản động ” , nếu muốn làm cán bộ nói chung và cán bộ chính trị của đảng csvn nói riêng , phải không Hà Linh !
Vui Em nhé ! Mến ,
Chị Nha Trang, em cám ơn chị đã trao đổi cùng em, ngày xưa các em học Triết thì chỉ được học chủ yếu là Triết học Mác-Lê thôi chị à, các triết gia khác chỉ được đưa ra làm ví dụ và nói đi nói lại thì bao giờ cũng bị chứng minh họ là sai lầm, siêu hình, phiến diện, chỉ có M-L mới là nhất. Ngành em học là ngành xã hội-chính trị, vậy nên khi em học thì được dạy chỉ có hệ thống của mình là nhất, tiến bộ nhất, ưu việt nhất, hoàn hảo nhất….nhưng hỡi ôi, khi em ra đi làm thì toàn là các chuyên gia tư bản sang tư vấn, xây dựng…
@ hth : Chào bạn !
“…Chắc có lẽ có nhiều người cũng nghiên cứu và hiểu rất sâu về TH , nhưng họ không được phép hoặc không có điều kiện bộc lộ ra thôi …”
Nha Trang nghĩ Không Có “..có nhiều người cũng nghiên cứu và hiểu rất sâu vềTH ..” đâu ! ( nhấn mạnh Triết Học đích thực đó nha ! và theo như ý mà Nha Trang trò chuyện với Hà Linh ở comment trên ) có chăng , là chỉ 1 số rất giới hạn trong hàng ngũ cán bộ chính trị cao cấp , nhưng chắc chắn họ chỉ nghiên cứu TH theo kiểu của họ , tức là dưới lăng kính của học thuyết Mác-lê , mà học thuyết Mác-lê thì …..
Tuy nhiên Nha Trang cũng xin được mở ngoặc để nói thêm là : Đúng ! có nhiều người âm thầm khao khát tìm hiểu thật sự , khao khát học hỏi thật sự , và thậm chí nghiên cứu triết học đích thực…nhưng khổ nỗi thay , với nhà nước csvn họ chỉ là ” công dân hạng hai ” thôi bạn hth ạ !
Thiết tưởng cũng nên nhắc lại định nghĩa của Triết Học đích thực :
” Triết Học Là Môn Khoa Học Chung Nhất , nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội , nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu ”
Và điều kiện tiên quyết phải có , nếu muốn đi vào lĩnh vực nghiên cứu Triết Học đó là : Sự Tự Do ! – Tự Do trong tư duy , Tự Do trong suy tưởng và Tự Do trong khám phá – Không có sự Tự Do theo ý nghĩa này , thì không thể nói là nghiên cứu Triết Học Đích Thực được !
Vì thế Nha Trang nghĩ , ý kiến Phay Van hồi đáp cho Hà Linh và Nha Trang ở trên , là chính xác :
“…Khi bài bác các triết thuyết khác và cho mình là chân lý , thì tự ý nghĩ đó đã sai với phương pháp nghiên cứu khoa học. ”
Vui bạn nhé ! Thân ái ,
@ Phay Van : Em thật giỏi , lưu trữ được những tư liệu hiếm ! Đọc entry này cùng những comment chia sẻ thông tin qua tư liệu của em , mà chị cứ tiếc mãi cho những tủ sách của gia đình chị ngày nào….
Có tư liệu quý hiếm gì , hãy chia sẻ cùng mọi người em nha ! Cũng như Hà Linh , Cảm ơn sự hào phóng của em .
” Share your knowledge , It is a way to achieve Immortality ” – DaLai LaMa –
@ Phay Van & Hà Linh : Chị có 1 ý này muốn hỏi và trao đổi với 2 em nha , đó là :
* Cái cụm từ ” giãy chết ” hay ” đào mồ chôn Tư Bản ” ! Khi học , các em có bao giờ hỏi thầy cô , là cụm từ đó được dịch từ nguyên bản tiếng Đức từ bộ sách của Karl Marx không ? hay là do các thầy cô mình ” tự sáng tạo ” ?
Bởi lẽ , rải rác đây đó khi đọc , bắt gặp các cụm từ này , Chị thấy mình ” dị ứng ” lạ ! Mang cái sự khó chịu khi bắt gặp cụm từ đó trong lòng mãi , may thay hôm 30/4 vừa rồi ra Nha Trang thăm gia đình người chị của chị , thì có 1 cuộc hội ngộ bất ngờ với bạn bè và đồng nghiệp cũ trước đây ! ( hình như chị có cho 2 em biết thông tin về cuộc hội ngộ này ) Chị có trò chuyện và trao đổi với 1 người bạn về các cụm từ này , – chị ấy du học ở Tây Đức năm 1974 , là Ts Triết dạy ở Đức – Chị ấy cho biết , đại ý :
” Trong nguyên bản thực tế có từ ” Untergang ” có nghĩa là ” thoái hóa ” , nếu dịch thoáng ra thì nghĩa là ” sụp đổ ” hay ” bị suy yếu dần dẫn đến không tồn tại ” . Việt Nam mình dịch thẳng tuột xách mé ” giãy chết ” là không chuẩn với ngôn ngữ Hàn lâm , và khái niệm ” giãy chết ” này không hề mang tính chất khoa học , một môn học cần nhất là sự nghiêm túc và chuẩn xác của ngôn ngữ hàng bậc nhất ! ” Chị ấy bảo , thật là không hiểu nỗi với cách dùng từ tùy tiện xách mé trong khoa học và chỉ có ở VN !
Chị muốn tham khảo ý của 2 em ?
Chị Nha Trang: O Hà Linh chạy đâu mất rồi, thôi để em mạo muội trình bày trước nhé:
Chúng em học triết ML trong bối cảnh VN còn bị Mỹ cấm vận, chưa có “bọn TBGC” vào đầu tư, kinh tế thuần quốc doanh, nên triết ML là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, là giáo lý của đảng và nhà nước. Em học và thấm nhuần vào đầu tới nỗi khi nói ra xoen xoét như con vẹt. Như kiểu mình học ngoại ngữ đó chị, đọc và nghe tới nỗi khi nói và viết ra thì nó là product của mình. Kinh thật.
Mac và Ăng-ghen là đồng tác giả của triết học Mac. Sau này Lênin “phát triển” thêm, “vận dụng sáng tạo” triết Mac Ăng- ghen vào thực tế cm nước Nga, gọi là triết Mac Lênin. Rồi các nhà cs khác đem triết ML về nhào nắn cho vừa cái ống bơ lịch sử của quốc gia mình, như trường hợp của VN, Cu-ba, Trung hoa lục địa.
Cái mà nhà trường dạy chúng em là triết Mac Lênin đấy chị ạ. Thế còn giáo trình thì là những cuốn sách do Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp phát hành, in trên một thứ giấy đen đen (không còn gì có thể đen hơn). Sách này do VN mình viết lại theo tác phẩm của Lênin (theo bộ Lênin toàn tập), lâu lâu có trích dẫn một tí từ Tư Bản Luận của Mac. Hoàn cảnh là như thế, còn bối cảnh là nền kinh tế thuần quốc doanh, nghèo đói, tăm tối và lạc hậu, khẩu hiệu ra rả mà em thuộc lòng cho tới giờ là: “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp”. Nhà nước bắt chước mô hình phát triển kinh tế của Lênin với các kế hoạch ngũ niên I, II, III, IV…. Thế thì chúng em phản biện vào đâu chị ơi?
Chị nói chính xác: ngôn ngữ xách mé thật, lại nằn trong một giáo trình rất ư hàn lâm (được gọi là) triết học.
Nàng Phay, nghĩ lại ngày còn đi học, ở khoa có thầy giáo mới ở Đức về, học trò tròn xoe mắt nghĩ thầy chắc ” siêu lắm”. Giờ học đầu tiên là bài học định nghĩa về tội phạm, thầy cầm sách du dương” tội phạm tồn tại như mùa đông, mãi mãi như mùa xuân…”- giật mình sao nghe quen thế, bèn lật sách giáo khoa ra, thấy thầy đọc y chang…
cách dạy như vậy nên học sinh phải học như vậy,trả bài thi y hệt vậy..đời này sang đời khác…
Chào chị Nha Trang nhân ngày mới!
Theo em nghĩ thì mấy thầy cô giáo dạy triết học từ phổ thông tới đại học ít khi tiếp cận với các tác giả khác ngoài M-LN,với lại giáo viên đại học ở mình thường là sinh viên kha khá thì sẽ được ở lại dạy( sau này thì không cần khá lắm mà cần có nhiều tiền !!!), mà triết học lại là môn khá nhạy cảm nên mấy ai dám nói ngược lại với điều người ta vẫn nói..hệ quả là như chúng em được hưởng một nền giáo dục cũ kỹ và phiến diện bao nhiêu năm ròng rã..Các tác phẩm triết học thì chủ yếu là sách dịch mà ai dám khẳng định các dịch giả đều tuyệt vời về chuyên môn ngoại ngữ và vốn hiểu biết về triết học chị à. Các thầy cô giáo bao nhiêu thế hệ cứ cặm cụi đọc các cuốn sách dịch đó cho nên nếu dùng từ sai thì cứ hồn nhiên sai vậy từ đời này sang đời khác..em nghĩ vậy.
Môn triết ở trường phổ thông thì dưới dạng môn Chính trị và sau này ở đại học thì chia ra Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử…được thầy cô giáo vốn đã học vẹt, dạy suông rồi truyền lại cho chúng em cũng là những con vẹt luôn.Từ khi học cấp 3 em đã nghe cụm từ” Tư bãn giãy chết”, ” đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản ” rồi chị à…lên đại học cũng ra rả như vậy…Khi thi chúng em chỉ được phép nói lại điều thấy cô giáo dạy thôi, nói khác đi là bị trượt vỏ chuối liền.
Thật là trớ trêu rằng trong thời đại ngày nay, thông tin rộng mở, mọi sự quá rõ ràng trước mắt rồi mà người ta vẫn cứ rêu rao những luận điệu quá là xưa cũ…
Nói về từ ngữ khoa học thì em nghĩ ở trường học cũng bao nhiêu điều đáng bàn, em tiếc là tại sao ngày xưa chúng em được nhồi nhét những từ khá là xách mé, suồng sã thế không biết.
Chị Nha Trang khỏe nhé chị!
Chị NT@, Cảm ơn chị về sự chia sẻ những suy nghĩ, kiến thức rất chính xác và nghiêm túc. Thế hệ của HL, PV, hth được học triết chỉ qua các tài liệu đã được biên soạn lại từ các tác phẩm của Mác – Lê nin thôi. Trong quá trình day – học, cũng có thầy nhắc đến một vài nhà Triết học khác, và qua những lần nhắc tới đó, các nhà TH ngoài Mác – Lê nin hiện lên trong đầu của lứa người học hồi đó là những người có tư tưởng đồi trụy, phản động…
Không được như lứa trẻ bây giờ có nhiều nguồn thông tin, lứa của hth hồi đó cũng đã có những suy nghĩ, hỏi lại thầy: TBGC, vậy thì nó giẫy tới bao giờ mới chết? Có câu trả lời hẳn hoi, nhưng hth không dẫn vào đây vì dài quá! Lại hỏi: Sao nó càng giẫy tôi thấy nó càng khỏe? HIhihi, nói thật với chị, nhiều thầy cũng khổ tâm lắm khi phải dạy học sinh những điều mà bản thân họ không tin vào lời giải. Nhưng như cmt của HL và PV ở trên, trong hoàn cảnh ấy phải chấp nhận thôi. Hth vẫ nhớ ông xếp hồi còn ở bộ đội mấy chục năm trước. Ông này trung tá, ăn nhậu ầm ầm, công việc giải quyết cái rẹt không câu dầm bao giờ. Một hôm ông ấy kể chuyện đi học chính trị: Tao hỏi giảng viên là tôi thấy TBGC từ hồi còn bé tí, đến giờ mấy chục năm rồi, mình đánh cho Mỹ thua nó về nước cả chục năm rồi, vậy mà sao nó càng giẫy càng khỏe, còn mình xơi bo bo trẹo cả quai hàm, ông thử vẽ cái kiểu giãy chết của nó cho tôi xem nào….. hihiii.
Lâu sau, hth có dịp gặp một vị tướng cấp trên cao lắm, vị tướng hỏi: này, cậu B. dưới đơn vị cậu hay ăn nhậu bê tha, gái gú lung tung mà ăn nói bạt mạng lắm hả???
Chị NT chia sẻ những hiểu biết của chị với mọi người là quí lắm.
Chúc sức khỏe chị và gia đình!
@ thợ đụng : Chào em ! Cảm ơn mối thiện cảm em dành cho chị , nhưng đọt tre cao lắm đó nha Cậu , cho chị đứng mém dưới gốc thôi nha !
Bất cứ ai cũng vậy em ạ , khi thử mon men nhẹ chạm rìa của lĩnh vực Triết Học đích thực , thì đều cũng có cái cảm giác rợn ngợp , mông lung và choáng váng ! vì sự bao la mênh mông , cũng như sự rối rắm đa tầng , đa nghĩa , thậm chí huyền ảo , của loại từ ngữ đặc thù mà các triết gia sử dụng . Phải thật sự có lòng thích , yêu cũng như đam mê lĩnh vực này , thì chúng ta mới đủ kiên nhẫn , thậm chí gạt bỏ tất cả công việc khác , để tự do tìm hiểu , tự do khám phá …những vẻ đẹp phong phú , muôn màu và đa chiều , của các hiện tượng tự nhiên và xã hội mà Triết Học đích thực mang lại , nhằm thăng hoa cho tri thức cũng như tâm hồn khi ta vỡ òa – ngộ ra – 1 chân lý !
Diễn đạt như vậy không phải là để chúng ta e dè với Triết Học ! mà đó chỉ là 1 ý gợi mở , ngõ hầu để chúng ta – mỗi người – có tâm thế và phương pháp tiếp cận với Triết Học đích thực 1 cách ” thanh thản ” !
Ông tổ triết học Pháp Rene’ Descartes đã chẳng trao cho chúng ta chìa khóa mở cánh cửa triết học đó ư ! :
* Cứ vận dụng sáng tạo 4 quy tắc nền tảng phương pháp luận của ông , là từ từ ta sẽ mở được cánh cửa Triết Học thôi ! – đó là bí quyết nhập môn đi vào tìm hiểu triết học , của các bậc trí giả đấy , thợ đụng ạ !
Chúc em thành công với sự gợi ý này !
thợ đụng , comment của em cừ lắm ! Em đã gợi cho chị 1 sự thú vị về triết gia Nietzsche với tác phẩm của ông :
* Gotzen- Dammerung , order : Wie man mit dem Hammer philosophiert ?
( Buổi hoàng hôn của những thần tượng . hay : làm cách nào triết lý với cây Búa ? )
Nietzsche có câu nói mà các bậc trí giả cho rằng rất đáng suy ngẫm với mọi thời : ” Người chiến đấu với Quái vật , nên cẩn thận ! đừng để bản thân cũng biến thành Quái vật trong cuộc chiến . ”
Trước 1975 , khi các thế hệ của Chị học , các Gs phân tích : các tác phẩm của Nietzsche thường mang tính ẩn dụ và nhiều nghịch lý .
Chẳng hạn như tựa đề của tác phẩm mà em đề cập trong comment : ” Buổi hoàng hôn của những thần tượng ” mang ý nghĩa ẩn dụ là : ” Sự sụp đổ của mọi chân lý ”
Vì Nietzsche ” ngộ ” rằng : Hoàng hôn là hình ảnh của sự Sụp đổ , và Thần tượng là biểu tượng của Chân lý .
Đọc , suy ngẫm về Triết thì từ từ ” mưa dầm thấm lâu ” ! Vội vàng ngấu nghiến có ngày ” tẩu hỏa nhập ma ” thiệt đó nha cậu !
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa …cậu nói gì mà nghe ớn dữ dzậy thợ đụng ….!
Vui nha em ! Mến ,
Phay Van , Hà Linh & hth , Thân mến !
Nha Trang đọc comments của các bạn xong , Nha Trang cảm thấy ngỡ ngàng hết sức ! ngỡ ngàng vì cách dạy ” triết học ” và cách nhồi nhét những kiến thức ” triết học ” như vậy , cho biết bao thế hệ sinh viên – những trí thức – ! Thật là phản phương pháp khoa học , nhất là Triết học – 1 môn khoa học chung nhất của các môn khoa học – đòi hỏi phải có tinh thần tự do tư duy , tự do suy tưởng , và tự do khám phá ! Thật là không tưởng tượng được !
Dạy và học như vậy , thì sao có thể gọi là tinh thần ” truyền đạt và tiếp thu Triết Học đích thực ” được ! ?
Như ở comment trên , Nha Trang có trích dẫn Định nghĩa Triết học rồi ! Thế khi học , các bạn có học Mục Đích của triết học không ? Các bạn có thể cho Nha Trang biết trong chương trình nhập môn triết học , các khái niệm :
* Bản thể luận ( ontology )
* Nhận thức luận ( epistemology )
* Phương pháp luận ( Methodology )
* Hiện tượng học ( phenomenology )
có được dạy trong giáo trình nhập môn không ? vì đây là chi tiết quan trọng để xem là Triết Học đích thực ! hay là có tính đánh lận – đánh tráo – tư tưởng , tức sự đánh đồng chính trị học ( polictical science ) và triết học ( Philosophy ) .
Trò chuyện , trao đổi với các bạn trong tình thân mật , thật là vui và thú vị .
Chị Nha Trang@ em chỉ nhớ mang mang thầy dạy triết học là giải quyết vấn đề vật chất có trước hay ý thức có trước…cái nào quyết định cái nào…rồi ảnh hưởng đến nhân sinh quan, thế giới quan làm sao?
Thầy giáo chúng em đã là những thầy học vẹt ( hoặc không dám dạy sự thật cho sinh viên), rồi chúng em chép lời thầy dạy, trả bài theo những gì đã chép chị à.
Phay Van & Hà Linh thân mến !
Thông qua trò chuyện trao đổi thân tình với hai em , như vậy là chị đã có 1 cái nhìn tương đối rõ , về cái gọi là ” triết học mác-lê ” !
Phải công nhận là cái ” xảo thuật định hướng giáo dục ” của các nhà giáo dục chính trị csvn thật tinh vi 1 cách quỉ quyệt ! đã đánh lận tư tưởng , mục đích và ý nghĩa triết học 1 cách có hệ thống , áp đặt người dạy , người học , và thậm chí cả người dân , không thể nào dám chệch ra khỏi quỹ đạo chủ nghĩa mác -lê , được thể hiện triệt để bằng hiến pháp , luật pháp và pháp lệnh giáo dục ! Tất cả đều phải ra rả học thuộc lòng và trả bài không được sai 1 chữ , ghê gớm thay , và cũng thâm độc thay !
Học Triết , tìm hiểu Triết , khám phá Triết …là để thăng hoa tri thức , tìm ra chân lý 1 cách tự do ! chứ không phải là BỊ định hướng , gò bó trong 1 khuôn khổ có chủ đích !
Như vây ta có thể nói ” triết học mác-lê ” , thực chất chỉ là Một Hệ Thống Lý Luận Chính Trị mà thôi ! và mục đích giảng dạy bắt buộc ” triết học mác-lê ” này là nhằm trang bị cho người học 1 thế giới quan , mà theo đó sự phát triển của xã hội là thông qua Đấu Tranh Giai Cấp ! học ” triết học mác-lê ” là để làm nền tảng cho những lý luận về đấu tranh giai cấp !
Than ôi , thế thì đâu có thể gọi là Triết Học Đích Thực được !!! biết bao thế hệ người học bị lẫn lộn Chân Hư ! thật cũng khó mà thay đổi cái nhận thức lẫn lộn này 1 sớm 1 chiều được vì nó đã thấm sâu rồi !
Phay Van & Hà Linh mến !
Chị xin minh họa 1 ý , để 2 em có khái niệm về sự lẫn lộn Chân Hư này , đó là :
Từ trước đến giờ , các vị Gs , Phó Gs , Ts …ở VN ta , luôn rêu rao là mình có nhiều Công Trình Nghiên Cứu Khoa Học , các công trình này được in thành sách , đăng báo khoa học , phổ biến rộng rãi trên TV……( tất nhiên là chỉ ở VN ) , và tất cả mọi người đều tin tưởng , ngưỡng mộ , không 1 ai dám mảy may nghi ngờ hoặc tranh cãi . Tất cả các công trình nghiên cứu khoa học của các vị Gs ấy , là chân lý , là kim chỉ nam , là……cho những ai muốn theo đuổi NCKH …. Nhưng than ôi ! đến khi hội nhập với giới Khoa Học Quốc Tế , thì bẽ bàng thay và xấu hổ thay , thậm chí nhục quốc thể thay ! cho cái gọi là Công Trình Nghiên Cứu Khoa Học của các vị Gs VN !
( hai em có thể tham khảo ở trang Tạp Chí Gs Dỏm VN – JIPV – , hoặc blog của Gs Nguyễn Văn Tuấn , để có cái nhìn rõ và khách quan hơn , theo ý minh họa của chị , )
” triết học mác lê ” chắc chắn ” có thân phận như vậy ” theo ý mà chị minh họa ở trên !
Vài dòng trò chuyện và trao đổi với 2 em , chắc tới đây , chị cũng là cạn ý về chủ đề này . Chị em mình chuyển sang entry mới nha !
Thân mến hai em ,
Chị Nha Trang kính mến,
Em học được rất nhiều từ entry này với những comments của mọi người trong đó có chị.
Cảm ơn chị thật nhiều đã dành thời gian và kiên nhẫn giảng giải cho chúng em.
Chị à, thực ra việc bảo vệ các công trình nghiên cứu khoa học, chức danh ở VN là quá trình vận động hành lang nhiều hơn là đổ chất xám cho khoa học thật sự..vì vậy hệ lụy là một nền khoa học yếu kém,lạc hậu vậy đó chị ơi…
Em chúc chị cuối tuần thật vui!